Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử phần: Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại -SGK lịch sử 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.71 KB, 18 trang )

VẬN DỤNG CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀO BÀI GIẢNG LỊCH SỬ PHẦN: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
THỜI CẬN ĐẠI (SGK lịch sử 10 - Ban cơ bản)
PHẦN I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Tại Đại hội Đảng toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII
khẳng định “phải kiên trì vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh” và nêu rõ “Cái mới là cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng nêu
cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó là tự nhiên, bởi tư tưởng Hồ Chí Minh chính
là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể
của nước ta”.
Việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài
giảng lịch sử không phải là cái mới nhưng sẽ là thiếu sót nếu trong q trình
giảng dạy chúng ta xa rời những nguyên tắc đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi nếu như trước đây chức năng cơ bản của dạy học
là cung cấp kiến thức, mục đích cơ bản của học tập là “học để hiểu biết” thì giờ
đây chức năng này có sự thay đổi, dạy học khơng chỉ là cung cấp kiến thức mà
quan trọng hơn cả là còn đáp ứng cả chức năng về mặt giáo dục, bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm, đạo đức, góp phần đóng góp quan trọng vào việc xây dựng con
người mới, phục vụ đất nước, phục vụ xã hội. Sử học có ưu thế trong việc tác
động đến tâm tư, tình cảm của học sinh, hình thành phẩm chất đạo đức, chính trị
cho học sinh thông qua các biểu tượng lịch sử. Và thông qua các bài giảng lịch
sử giúp các em sẽ tin vào chủ nghĩa cộng sản, có tinh thần quốc tế vơ sản chân
chính, có lý tưởng cách mạng cao đẹp, từ đó giúp cho học sinh có thái độ và
hành động đúng đắn trong cuộc sống hiện tại. Đồng thời qua đó, giúp học sinh

1


hiểu được con đường mà dân tộc mình đang đi. Đó là cơng việc mang tính khoa
học.


Và thực tế cho thấy rằng, việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh vào việc giảng dạy lịch sử không chỉ cung cấp cho các bài
giảng lịch sử những quan điểm khoa học mà còn cung cấp rất nhiều tư liệu lịch
sử quí giá cho mỗi bài giảng. Đó là nguồn minh chứng mang tính khoa học và
cách mạng, phục vụ đắc lực cho mỗi bài dạy lịch sử, góp phần làm cho bài giảng
chặt chẽ, sinh động và đạt hiệu quả cao hơn.
Từ thực tiễn trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở
trường phổ thông, tôi chọn “Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh vào bài giảng lịch sử phần: Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại
(SGK lịch sử 10 - Ban cơ bản)” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
a. Đối với giáo viên
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng
lịch sử giúp cho giáo viên có một quan điểm biện chứng khi nhìn nhận, đánh giá
một sự vật, hiện tượng lịch sử, chống lại những khuynh hướng sai lầm đi ngược
với quan điểm của Đảng và Nhà nước.
b. Đối với học sinh
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng
lịch sử khơng chỉ giúp các em nắm vững được bản chất vấn đề mà cịn góp phần
hình thành thế giới quan cho học sinh, giúp các em tin tưởng vào tính đúng đắn
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, có thái độ và hành
động đúng đắn trong cuộc sống hiện tại.

2


PHẦN II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Trong việc giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường THPT, một yêu cầu tổng
quát đặt ra cho mỗi giáo viên là truyền thụ chính xác, đầy đủ các tri thức khoa

học về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh tới đối tượng học sinh
cịn ít tuổi, vốn sống thực tiễn nghèo nàn, khả năng tư duy khái quát chưa cao.
Và một bài giảng được coi là thành cơng nếu nó làm được hai nhiệm vụ
sau: Thứ nhất, khôi phục lại bức tranh lịch sử. Mà một trong những biện pháp
chủ yếu để có thể khơi phục bức tranh lịch sử là tạo biểu tượng lịch sử. Và trong
các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh có rất nhiều biểu tượng
lịch sử. Chức năng thứ hai của bài giảng lịch sử là làm sáng tỏ bản chất lịch sử.
Có nghĩa là có cái nhìn đúng, đánh giá đúng sự kiện, nhân vật lịch sử, bài học
lịch sử. Đó là cơng việc mang tính khoa học.
Chính vì vậy, việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh vào bài giảng lịch sử ở nhà trường THPT là một luận điểm có tính chỉ đạo
toàn bộ hoạt động dạy của người giáo viên và hoạt động học của người học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
* Về phía giáo viên:
Thứ nhất: Xuất phát từ thực tế, bản thân tôi là một giáo viên THPT dạy
môn Lịch sử luôn trăn trở về đổi mới phương pháp giảng dạy của mình, về đối
tượng giảng dạy của mình để làm sao đó mỗi giờ giảng dạy phải đạt kết quả cao
nhất.
Thứ hai: Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn Lịch sử với việc truyền thụ
kiến thức phải mang tính Đảng - tính khoa học, cho nên trong mỗi bài giảng lịch
sử, giáo viên phải chú trọng đến tính khoa học, tính cơ bản của nội dung bài học
gắn với tính vừa sức đối với việc lĩnh hội của học sinh.

3


* Về phía học sinh:
Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tơi nhận thấy một thực trạng đó là:
- Khả năng đánh giá sự kiện chưa tốt, chưa hiểu biết bản chất của một sự
kiện, một vấn đề lịch sử nên làm cho kết quả kiểm tra không cao

- Trong tư tưởng của một số học sinh phân biệt mơn chính mơn phụ, ít
dành thời gian cho việc học mơn lịch sử, học chỉ mang tính chất đối phó, học vẹt
chứ chưa có ý thức tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc và tồn diện về lịch sử.
Trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc nghiên cứu đặc điểm tình hình
học tập bộ mơn của học sinh, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy,tôi
đã tiến hành điều tra chất lượng học của học sinh qua bài kiểm tra một tiết, thông
qua hệ thống câu hỏi phát triển tư duy học sinh ở trên lớp. Kết quả điều tra tôi
nhận thấy đa số học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi mang tính chất trình bày,
cịn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, nhận xét, đánh giá thì các em cịn
rất lúng túng khi trình bày, thậm chí có những đánh giá sai lệch. Kết quả được
thể hiện ở việc điều tra 2 lớp 10G, 10E như sau:
Lớp

Số lượng

Giỏi

Khá

học sinh
10G
10E

50
50

SL
3
5


%
6
10

SL
17
22

%
34
44

Trung
bình
SL %
25 50
20 40

Yếu
SL % SL
5 10
0
3
6
0

Kém
%
0
0


Thực trạng trên là một vấn đề cần phải suy nghĩ của chính người dạy và
người học. Cần phải có biện pháp cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn lịch sử.
3. Nguyên tắc và phương pháp vận dụng quan điểm Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử

4


a. Nguyên tắc cơ bản trong việc vận dụng quan điểm Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử
Thứ nhất: Khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
vào bài giảng lịch sử, cần phải nhận thức rằng: học thuyết Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh khơng đối lập mà là hịa hợp, gắn bó với cộng đồng thế giới.
Học thuyết đã làm giàu hơn nhận thức của lồi người, làm phong phú hơn những
di sản văn hóa của nhân loại. Không phải là đối lập với các bộ phận khác nhau
của lồi người mà chính là máu thịt của nhân loại - đó là bản chất của học thuyết
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai: phải trung thực với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Điều đó địi hỏi người giáo viên lịch sử phải là một chiến sĩ trên mặt trận
văn hóa - tư tưởng. Trung thực ở đây không phải là trung thực trên từng câu chữ
mà là trong thực chất hành động cách mạng và khoa học vốn là hai mặt đặc tính
căn bản kết hợp làm một trong bản thân của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưởng Hồ
Chí Minh.
Trung thực với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh địi hỏi
người giáo viên lịch sử phải công khai giữ vững lập trường của giai cấp cơng
nhân, của Đảng. Lênin có nói rằng “Chủ nghĩa duy vật bắt buộc chúng ta mỗi
khi đánh giá một sự kiện phải cơng khai dứt khốt đứng về một tập đoàn xã hội
nhất định” (quan điểm giai cấp). Trung thực với chủ nghĩa Mác - Lênin và tưởng

Hồ Chí Minh là yêu cầu quan trọng bậc nhất đối với người giáo viên Lịch sử. Nó
địi hỏi người giáo viên phải khơng ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết
một cách thấu đáo về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng
thời phải khơng ngừng rèn luyện bồi dưỡng lịng nhiệt tình cách mạng.
Thứ ba: Như chúng ta đã biết, việc giảng dạy mơn Lịch sử là một khoa
học. Do đó, việc xây dựng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng

5


cho học sinh khơng phải là cái gì khác mà chính là ở ngay trong việc truyền thụ
tri thức qua các bài học lịch sử.
Trong bài dạy lịch sử, việc trích dẫn ý kiến của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ
Chí Minh là cần thiết. Tuy nhiên, trích dẫn như thế nào cần được cân nhắc, lựa
chọn, chú ý đến thái độ, tâm lí của học sinh. Việc trích dẫn đó phải sát với mục
đích bài giảng giúp cho học sinh hiểu rõ bản chất lịch sử.
b. Phương pháp vận dụng
* Trong bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (SGK
lịch sử lớp 10 - Ban cơ bản)
Về chế độ quân chủ lập hiến ở Anh sau cuộc chính biến tháng
12/1688
Ở mục 2. Cách mạng tư sản Anh (SGK lịch sử 10 - Ban cơ bản), khi nói
về diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Anh đến sự kiện năm 1658, nước Anh
lâm vào tình trạng khơng ổn định về chính trị, dẫn đến sự thỏa hiệp giữa Quốc
hội với lực lượng phong kiến cũ. SGK viết: “Sau khi Crôm Oen qua đời (1658),
nước Anh lâm vào tình trạng khơng ổn định về chính trị, dẫn đến sự thỏa hiệp
giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ. Tháng 12/1688, Quốc hội tiến hành
chính biến, đưa Vin Hem Ơ-Ran-Giơ (rể Vua Anh, Quốc trưởng Hà Lan) lên
ngơi vua thiết lập chế độ quân chủ lập hiến”.
Về sự kiện này, trong cuốn Tư bản, Quyển 1, tập 3, trang 233, Mác viết:

“Cuộc cách mạng vẻ vang đã đưa Guy-Ơm III, ơng hồng xứ Ơ-Ran-Giơ lên địa
vị thống trị và cùng với ông, những bọn người làm tiền, địa chủ q tộc và những
nhà tư bản khơng q tộc”.
Như vậy, trong q trình dạy, khi nói đến cuộc chính biến tháng 12/1688,
giáo viên trích dẫn nhận định trên của Mác sẽ giúp học sinh hiểu rõ:
- Về mặt kiến thức: sau sự kiện tháng 12/1688, thống trị nước Anh khơng
chỉ có Vin Hem Ơ-Ran-Giơ mà cịn có cả địa chủ quí tộc và những nhà tư bản
6


khơng q tộc. Do đó, mặc dù có Vua nhưng không phải là chế độ quân chủ mà
là “Quân chủ lập hiến” (nền quân chủ của một nước do vua đứng đầu nhưng vua
chỉ mang tính chất tượng trưng, cịn quyền lực tập trung trong tay Nghị viện).
Việc trích dẫn nhận định này của Mác sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản chất
của nền quân chủ lập hiến ở Anh sau cuộc chính biến 12/1688.
- Về mặt thái độ: từ việc hiểu rõ được bản chất của chế độ quân chủ lập
hiến ở Anh, giáo viên giúp cho học sinh nắm được sự khác nhau giữa các chế độ
chính trị, từ đó hiểu được con đường mà dân tộc mình đang đi. Từ đó các em sẽ
tin vào chủ nghĩa cộng sản, có tinh thần quốc tế vơ sản chân chính, có lý tưởng
cách mạng cao đẹp, từ đó giúp cho học sinh có thái độ và hành động đúng đắn
trong cuộc sống hiện tại.
 Về giai cấp lãnh đạo cách mạng tư sản Anh
Ở mục 2. Cách mạng tư sản Anh (SGK lịch sử 10 - Ban cơ bản), khi nói
về kết quả và tính chất của cuộc cách mạng tư sản Anh, SGK viết: “Lãnh đạo
cách mạng tư sản Anh là do quí tộc mới liên minh với giai cấp tư sản, nên nhiều
tàn dư của chế độ phong kiến khơng bị xóa bỏ. Cách mạng chỉ đáp ứng quyền
lợi cho giai cấp tư sản và q tộc mới, cịn nhân dân khơng được hưởng gì mà
cịn tiếp tục bị chiếm ruộng đất”.
Như vậy, có nghĩa là SGK giải thích tính chất khơng triệt để của cách
mạng tư sản Anh là do “Lãnh đạo cách mạng là do quí tộc mới liên minh với

giai cấp tư sản”.
Mác và Ăng-ghen trong Tuyển tập, Matxcơva, 1948, Tập 1, trang 41 đã
viết về sự liên minh này như sau: “Trong cuộc cách mạng tư sản Anh, giai cấp
tư sản liên minh với tầng lớp quí tộc mới đã đấu tranh chống chế độ quân chủ,
chống quí tộc phong kiến và chống giáo hội thống trị”.

7


Như vậy, trong q trình dạy, khi nói về kết quả và tính chất của cuộc cách
mạng tư sản Anh, giáo viên trích dẫn ý kiến này của Mác và Ăngghen sẽ giúp
học sinh nhận thức được rằng:
- Về mặt kiến thức: khi nêu ra giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản
Anh là liên minh giữa quí tộc mới với giai cấp tư sản không phải chỉ để giải thích
tính chất khơng triệt để của cách mạng mà còn nêu lên được vai trò lãnh đạo của
giai cấp tư sản và quí tộc mới, để giải thích sự thắng lợi của cách mạng tư sản
Anh (tức là nếu khơng có liên minh trên thì cách mạng khơng thể giành thắng
lợi).
- Về mặt thái độ: giúp học sinh có những nhận thức đúng đắn về vai trò
của giai cấp lãnh đạo trong một cuộc cách mạng. Từ đó, hình thành ở các em
niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng ta.
* Trong bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ (SGK lịch sử lớp 10 - Ban cơ bản)
Về Tuyên ngôn độc lập
Khi dạy mục 2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc
Mĩ, nói về sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập, SGK viết: “Ngày 4/7/1776,
Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của
thực dân Anh và chính thức tun bố 13 thuộc địa thốt ly khỏi chính quốc,
thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ”.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ chí Minh đọc tại quảng

trường Ba Đình ngày 2/9/1945, Hồ Chủ Tịch nhắc lại lời bất hủ trong bản Tuyên
ngôn độc lập của nước Mĩ:
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ
những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

8


Hồ Chí Minh cịn nhấn mạnh: “Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn
độc lập năm 1776 ở nước Mĩ. Câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế
giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do...”
Việc trích dẫn câu nói này của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào bài giảng, sẽ
giúp học sinh:
- Về mặt kiến thức: hiểu hơn về ý nghĩa trọng đại của bản Tuyên ngôn
độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Khẳng định một lần nữa về các quyền tự do, dân
chủ tư sản, lần đầu tiên nhân quyền và quyền công dân được chính thức cơng bố
trước tồn thể nhân loại, nó được đề cao như một thách thức với sự thống trị của
chế độ quân chủ chuyên chế đang thống trị khắp châu Âu. Tun ngơn khẳng
định chỉ có nhân dân mới có quyền thiết lập chính quyền và hủy bỏ chính quyền
khi nó đi ngược với lợi ích của quần chúng. Tun ngơn là một văn kiện có tính
chất dân chủ tự do, thấm nhuần tinh thần thời đại.
- Về mặt thái độ:
+ Học sinh nhận thức được các quyền của con người và quyền cơng dân
- Đó là quyền tự nhiên và tuyệt đối của con người.
+ Qua bản Tun ngơn cũng đã nêu lên được vai trị to lớn của quần
chúng trong cách mạng. Từ đó, giúp học sinh thấy được động lực đưa đến thắng
lợi của cách mạng - quần chúng nhân dân, họ là lực lượng hùng hậu của các cuộc
cách mạng.

Về ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ
Khi dạy mục 3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập,
SGK viết: “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa đã giải phóng Bắc Mĩ
khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập một nhà nước mới, mở đường cho
kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển”.

9


Đánh giá về ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ, trong cuốn Lênin, Toàn tập, tập 28, trang 44, Lênin gọi cuộc chiến
tranh này là cuộc chiến tranh của “nhân dân Mĩ chống bọn kẻ cướp Anh”. Lênin
còn chỉ ra rằng: “Đây là cuộc chiến tranh vĩ đại, thật sự giải phóng, thật sự cách
mạng”.
Như vậy, trong bài giảng, giáo viên đưa các đánh giá trên của Lênin vào
sẽ giúp học sinh:
- Về mặt kiến thức: hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa và tính chất của cuộc chiến
tranh này - Cuộc chiến tranh đầu tiên nêu lên yêu cầu giải phóng dân tộc và sau
cuộc chiến, 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã giành được độc lập, thoát khỏi sự
thống trị của thực dân Anh và thành lập Hợp chúng Mĩ - quốc gia độc lập đầu
tiên ở châu Mĩ.
- Về mặt thái độ: giúp học sinh thấy được ý nghĩa to lớn của nền độc lập
dân tộc bởi tất cả các quốc gia đều ra sức đấu tranh để bảo vệ nền độc lập ấy. Từ
đó, giúp cho học sinh có thái độ và hành động đúng đắn trong cuộc sống hiện tại.
* Trong bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
(SGK lịch sử lớp 10 - Ban cơ bản)
Về nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp
Khi nói về nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Pháp, SGK
có nêu lên các biện pháp mà phái Gia-cô-banh thực hiện trong cách mạng như:
giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, ban bố rộng rãi các quyền tự do dân

chủ, xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội... Tất cả đã góp phần thủ tiêu chế độ
phong kiến, tạo ra được tầng lớp nông dân tự do tiểu tư hữu, cơ sở xã hội của chủ
nghĩa tư bản. Đây chính là điểm mấu chốt để phân biệt cách mạng tư sản Pháp
với các cuộc cách mạng tư sản khác.
Mác nhận định: “Giai cấp tư sản Pháp năm 1789 không một lúc nào từ
bỏ đồng minh của nó - những người nơng dân. Nó biết rằng nền tảng của sự
10


thống trị của nó là sự thủ tiêu chế độ phong kiến ở nông thôn, là sự thành lập
giai cấp nông dân tư hữu tự do”.
Lênin chỉ ra rằng: “Việc dùng những biện pháp thực sự cách mạng để
đánh đổ chế độ phong kiến là chế độ đã hết thời, việc tồn quốc chấp nhận một
cách mau chóng với một tinh thần cương quyết và hi sinh thật sự dân chủ và
cách mạng một phương thức cao hơn, tiếp nhận nông dân được quyền sở hữu
ruộng đất một cách tự do, đó là những điều kiện vật chất, những điều kiện kinh
tế đã cứu được nước Pháp một cách nhanh chóng “thần kì” đồng thời đã cải
tạo, đổi mới cơ sở kinh tế nước ấy”.
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
“Dân Pháp tuy lương thực ít, súng ống thiếu nhưng chỉ nhờ gan cách
mạng mà trong dẹp nội loạn, ngoài phá cường quyền”.
Những dẫn chứng trên được đưa vào trong bài giảng, sẽ giúp học sinh:
- Về mặt kiến thức: thấy rõ được nguyên nhân đưa đến thắng lợi của cuộc
đại cách mạng này. Đó là:
+ Giai cấp tư sản Pháp là lực lượng chính trị độc lập, có địa vị trong xã
hội, thực sự nắm quyền lãnh đạo (khơng có q tộc mới)
+ Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng
+ Được trang bị bởi một hệ tư tưởng tiên tiến
+ Nổ ra sau cách mạng tư sản Anh nên cách mạng Pháp tiếp thu được kinh
nghiệm.

- Về mặt thái độ:
+ Học sinh thấy được vai trò to lớn của giai cấp lãnh đạo và quần chúng
nhân dân trong cách mạng, họ là lực lượng đưa cách mạng đi lên, là người sáng
tạo ra lịch sử và quyết định sự phát triển của lịch sử.

11


+ Các em biết trân trọng những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng
trong cuộc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc
cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.
Về tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp 1789
Mục III SGK. Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII,
theo phân phối chương trình là phần đọc thêm, nhưng sau khi tìm hiểu xong mục
II. Tiến trình của cách mạng, giáo viên nói về ý nghĩa to lớn của cách mạng tư
sản Pháp cho học sinh hiểu hơn về cuộc Đại cách mạng này. Khi nói về ý nghĩa
của cách mạng tư sản Pháp, SGK viết: “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ
XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong
nhiều thế kỉ, hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản...”
Về vấn đề này, trong cuốn Mác - Ăngghen, tuyển tập, tập 1, trang 624,
Mác viết: “Nhát chổi khổng lồ của cuộc cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII đã
quét sạch tất cả các tàn tích của các thời đã qua”.
Lênin trong cuốn Lênin, Hà Nội, 1963, trang 55, nhận xét: “Cách mạng
Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao điều cho giai
cấp của nó (tức giai cấp tư sản) để đến trọn thế kỉ XIX, thế kỉ đem lại ánh sáng
văn hóa, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách
mạng này”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi những người Pháp ở Đơng Dương
có viết: “Chúng tơi khơng gét khơng thù gì dân tộc Pháp, trái lại chúng tơi kính
phục dân tộc ấy đã là kẻ đầu tiên truyền bá tư tưởng rộng rãi vì tự do, bình

đẳng, bác ái và đã cống hiến rất nhiều cho văn hóa, khoa học và cho văn minh”.
Chính vì vậy trong bản Tun ngơn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình ngày
2/9/1945, Người đã nhắc lại những lời bất hủ của Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền của cách mạng Pháp 1789: “Người ta sinh ra được tự do và bình đẳng về
quyền lợi và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
12


Trong bài giảng, giáo viên đưa các trích dẫn trên vào sẽ góp phần tăng
thêm hiệu quả bài giảng, giúp học sinh:
- Về mặt kiến thức: hiểu hơn về cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp - Một
cuộc cách mạng “long trời lở đất” được coi là điển hình nhất, triệt để nhất trong
khuôn khổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
- Về mặt thái độ: giúp học sinh có cái nhìn khách quan hơn, khơng ắc
cảm dân tộc với dân tộc Pháp mà càng trở nên kính phục bởi không chỉ họ đã
làm nên thắng lợi của cuộc đại cách mạng này mà cịn vì “chính dân tộc ấy đã là
kẻ đầu tiên truyền bá tư tưởng rộng rãi vì tự do, bình đẳng, bác ái và đã cống
hiến rất nhiều cho văn hóa, khoa học và cho văn minh”.
* Trong bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa
thế kỉ XIX (SGK lịch sử lớp 10 - Ban cơ bản)

 Về nguyên nhân quá trình thống nhất nước Đức
Khi dạy mục 1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức, nói về nguyên
nhân của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức, SGK viết: “Đến giữa thế kỉ XIX,
kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng; từ một nước nông
nghiệp, Đức trở thành nước công nghiệp”.
Ăngghen trong cuốn Cách mạng dân chủ tư sản Đức, NXB Khoa học,
trang 16, cho biết: “Trong vòng 20 năm ấy, nước Đức đã sản xuất nhiều hơn so
với cái mà cả thế kỉ của một thời đại khác mang lại”.
Và như vậy, thông qua dẫn chứng này, giúp học sinh thấy được rằng;

chính sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân thúc
đẩy quá trình thống nhất nước Đức.
Về tính chất của sự nghiệp thống nhất nước Đức
Khi dạy mục 1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức, nói về tính chất
của sự nghiệp thống nhất nước Đức, SGK viết: “Việc thống nhất nước Đức

13


mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản. Do giai cấp quí tộc Phổ thực hiện
“từ trên xuống” bằng con đường chiến tranh”.
Mác trong cuốn Mác, Ăngghen, Tuyển tập, tập 2, trang 33 nhận xét:
“Một nền chuyên chính quân sự được tổ chức theo lối quan liêu, được bảo vệ
bằng cảnh sát, được trang sức bằng những hình thức nghị viện, với một mớ hỗn
hợp những tạp chất phong kiến và những ảnh hưởng của giai cấp tư sản”.
Nhận định này của Mác góp phần làm cho học sinh:
- Về mặt kiến thức: hiểu hơn nhận định trong SGK: “Nước Đức dần dần
bị quân phiệt hóa theo kiểu Phổ và trở thành trung tâm gây chiến ở châu Âu”.
- Về mặt thái độ: giúp học sinh nhận thức đúng đắn được vai trò của
quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh cách mạng. Bởi nếu các cuộc chiến
tranh được thực hiện theo lợi ích của giai cấp lãnh đạo thì sẽ đi chệch với lợi ích
của quần chúng, xa rời quần chúng.
Về nguyên nhân của nội chiến Mĩ
Dạy mục 3. Nội chiến ở Mĩ, khi nói về nguyên nhân của nội chiến ở Mĩ,
SGK viết: “Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ miền Bắc với các chủ nô ở miền
Nam càng thêm gay gắt...”
Mác trong cuốn Mác, Ăngghen, Toàn tập, tập 12, trang 251 viết rằng đây
là “cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội - hệ thống lao động nô lệ và hệ
thống lao động tự do”.
Nhận định này của Mác giúp học sinh thấy được rằng:

- Về mặt kiến thức: mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ miền Bắc với
ruộng đất nằm trong tay các trại chủ và nông dân tự do phát triển kinh tế công
nghiệp tư bản chủ nghĩa với các chủ nô ở miền Nam phát triển kinh tế đồn điền
dựa trên sự bóc lột sức lao động của nơ lệ đã trở thành cuộc đấu tranh giữa hai hệ
thống đối lập nhau. Vì cả hai hệ thống khơng thể cùng tồn tại song song được
nên nội chiến đã diễn ra nhằm thanh toán các lực lượng bảo thủ, giải phóng nơ
14


lệ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển trong cả nước. Chính vì
vậy, cuộc nội chiến ở Mĩ đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
Không chỉ hạn chế trong những người nô lệ da đen mà đã lan sang cả những
người da trắng giàu có, chủ tư bản. Họ đấu tranh vì quyền sống của mình. Họ
nhận thức được rằng: Nước Mĩ nơi mà “ở đó lao động da đen bị sỉ nhục và đầy
đọa, thì lao động da trắng cũng khơng được giải phóng” (Mác - Tư bản - Quyển
I, tập 1 - XNB Sự thật, 1959, trang 406 - 407).
- Về mặt thái độ: giúp học sinh thấy rõ: “Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập
chính là động lực của sự phát triển” - Đó là qui luật tất yếu của sự phát triển xã
hội.
Về ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Mĩ
Dạy mục 3. Nội chiến ở Mĩ, khi nói về ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Mĩ,
SGK viết rằng: “Cuộc nội chiến 1861-1865 là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai
ở Mĩ, kể từ sau chiến tranh giành độc lập, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở
khu vực này phát triển”.
Lênin trong cuốn Lênin, Toàn tập, tập 37, trang 58 viết: “Nội chiến ở Mĩ
có ý nghĩa tiến bộ, ý nghĩa cách mạng, ý nghĩa lịch sử thế giới lớn lao...”
Ý kiến này của Lênin được trích dẫn trong bài giảng sẽ giúp học sinh:
- Về mặt kiến thức: Hiểu hơn về ý nghĩa to lớn của cuộc nội chiến ở Mĩ.
Đó là: dựa vào lực lượng cách mạng của quần chúng (những chủ trại, dân tự do
và người da đen), giai cấp tư sản miền Bắc đã xóa bỏ chế độ nơ lệ ở miền Nam,

đông đảo những người nô lệ da đen bao đời tủi nhục dưới ách áp bức của chủ nô
cuối cùng đã được tự do, hăm hở gia nhập quân đội Liên bang chiến đấu ngoan
cường chống bọn chủ nô miền Nam. Sau cách mạng, một số trở thành nông dân
lĩnh canh, một số bổ sung vào kinh tế công thương nghiệp miền Bắc tham gia
phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển

15


nhanh chóng. Và đến cuối thế kỉ XIX, Mĩ đã tiến hành cách mạng cơng nghiệp,
đưa Mĩ lên vị trí hàng đầu thế giới.
- Về mặt thái độ: Hình thành cho học sinh niềm tin tất thắng vào con
đường cách mạng do quần chúng nhân dân thực hiện.
4. Kết quả đạt được
Trước những địi hỏi của mơn học và thực tế của việc học lịch sử ở trường
THPT, là một giáo viên trẻ, tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc dạy mơn lịch sử
có hiệu quả hơn. Năm học 2011 - 2012, được phân công giảng dạy lịch sử khối
10 - Ban cơ bản, tôi đã tiến hành thí điểm phương pháp dạy học mới trong phần
lịch sử: “Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại” bằng việc vận dụng chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử để giúp học sinh
hiểu đúng bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử, từ đó có những đánh giá đúng
đắn, khơng sai lệch bản chất vấn đề. Đồng thời qua đó, hình thành thế giới quan
tiến bộ cho học sinh.
Để kiểm tra hiệu quả của việc vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử, tôi đã tiến hành
thực nghiệm ở lớp 10E và lớp 10G là lớp đối chứng.
Ở lớp 10G: khi dạy phần lịch sử “Các cuộc cách mạng tư sản thời cận
đại”, khi nêu ra những nhận định, kết luận trong SGK, tôi không đưa ra những ý
kiến đánh giá, nhận xét của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh để học sinh so
sánh, đưa ra ý kiến của bản thân về nhận thức vấn đề. Kết quả là học sinh không

khắc sâu được kiến thức. Học sinh chỉ nhớ máy móc mà khơng nắm được bản
chất nên rất nhanh quên. Nhiều khi đánh giá sai bản chất sự việc.
Ở lớp 10E thì ngược lại, khi dạy phần lịch sử “Các cuộc cách mạng tư sản
thời cận đại”, khi nêu ra những nhận định, kết luận trong SGK, tơi trích dẫn
những ý kiến đánh giá, nhận xét của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh để học
sinh so sánh, đánh giá và có cái nhìn sâu sắc hơn vấn đề. Đồng thời, trong quá
16


trình dạy học, tơi thường xun đưa ra những câu hỏi với nội dung nhằm khắc
sâu bản chất. Tôi đã nhận thấy kết quả rất khả quan. Đa số các em hiểu bài, nắm
vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức, đánh giá đúng bản chất sự vật. Từ đó,
có cái nhìn đúng đắn về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, hình thành thế giới quan
tiến bộ.
Học hết phần: “Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại”, tôi đã cho học
sinh kiểm tra một tiết để kiểm tra hiệu quả của việc vận dụng quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết quả như sau:
Điểm
Lớp

Số học sinh

10G
10E

50
50

9-10
SL

%
4
8
15
30

7-8
SL
15
30

5-6
%
30
60

SL
26
5

%
52
10

<5
SL %
5
10
0
0


Thông qua các số liệu trên, ta nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm về hiệu quả của việc vận dụng quan điểm chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với kết quả trên tơi rất vui khi thấy mình đã thành cơng với việc đổi mới
phương pháp dạy học và tôi sẽ cố gắng học hỏi, tìm tịi để cho việc dạy mơn lịch
sử ngày càng tốt hơn.

PHẦN III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ

17


Giảng dạy là cả một q trình địi hỏi rất nhiều từ sự cố gắng, nỗ lực phấn
đấu của giáo viên. Để giảng dạy đạt hiệu quả cao không chỉ là dạy đúng nội dung
mà còn cần người giáo viên phải luôn bổ sung và làm mới phương pháp dạy.
Giáo viên khơng ngừng trau dồi, trao đổi, tìm tịi và học tập để làm giàu kinh
nghiệm giảng dạy, mở mang kiến thức và tiếp thu thành tựu của khoa học lịch
sử. Giáo viên truyền đạt kiến thức cho các em phải bằng tình thương, trách
nhiệm và lịng u nghề. Chỉ có vậy, giáo viên mới trở thành người đưa khoa
học lịch sử tới cho các em. Để biết được tình hình học tập của học sinh và
phương pháp của mình có phù hợp hay khơng giáo viên phải thường xun tiến
hành kiểm tra nhận thức các em. Từ đó giáo viên kịp thời điều chỉnh, sửa chữa
những thiếu sót trong q trình giảng dạy. Đó là một số điều căn bản để một
người giáo viên lịch sử hoàn thành tốt giáo dục bộ môn trong nhà trường phổ
thông và nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử.
Trong bài viết này, tôi đã đề cập đến việc vận dụng quan điểm, ý kiến của
Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh khi giảng dạy lịch sử. Đây là nguồn minh
chứng để bài giảng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng còn phụ thuộc
vào lý trí và tình cảm của người dạy, phụ thuộc vào phương pháp vận dụng

trong từng bài giảng.
Do hạn chế về thời gian, năng lực bản thân, đề tài khó tránh khỏi thiếu sót,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và đồng nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 15 tháng 04 năm 2012
Người viết
Vũ Thị Duyên

18



×