Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đề tài: Yếu tố điện ảnh trong tiểu thuyết “Những người đàn bà tắm"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.91 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR

NG ĐẠI H C S

PHẠM HÀ NỘI

–––––––o0o–––––––

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

yÕu tè ®iÖn ¶nh trong tiÓu thuyÕt

nh÷ng ng-êi ®µn bµ t¾m cña thiÕt ng-ng
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Mã số:

60. 22. 02. 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Mai Chanh

Hà N i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Văn bản khảo sát và mục đích nghiên cứu .................................................... 9


4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 10
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10
CHƢƠNG : MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH .......... 11
1.1. Tính tổng hợp của văn học và điện ảnh.................................................... 11
1.2. Chất liệu đặc trưng của văn học và điện ảnh............................................ 19
1.3. Văn học trong điện ảnh và điện ảnh trong văn học .................................. 25
CHƢƠNG : NGHỆ THUẬT DÁN GHÉP ĐIỆN ẢNH TRONG NHỮNG
NGƯỜI ĐÀN BÀ TẮM .................................................................................. 32
2.1. Nghệ thuật dán ghép điện ảnh .................................................................. 32
2.2. Dán ghép biến cố, sự kiện trong Những người đàn bà tắm ..................... 33
2.3. Dán ghép không gian và thời gian trong Những người đàn bà tắm ............ 39
2.3.1. Dán ghép không gian – sự chuyển đổi tài tình ...................................... 39
2.3.2. Dán ghép thời gian – những mảng màu của kí ức................................. 46
CHƢƠNG 3: CHẤT LIỆU ĐIỆN ẢNH TRONG NHỮNG NGƯỜI ĐÀN
BÀ TẮM .......................................................................................................... 57
3.1. Ngôn ngữ hình ảnh ................................................................................... 57
3.1.1. Những hình ảnh miêu tả con người ....................................................... 57
3.1.2. Những hình ảnh miêu tả thiên nhiên ..................................................... 65
3.1.3. Hình ảnh “ghế sofa” .............................................................................. 69
3.2. Ngôn ngữ âm thanh .................................................................................. 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, quan
tâm và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Mai
Chanh, người thày khoa học đã tận tình hướng dẫn , chỉ bảo em trong quá

trình thực hiện đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tổ Văn học nước ngoài, Phòng Tư liệu
khoa Ngữ văn, Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song
chắc chắn luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy, cô
cùng các bạn quan tâm giúp đỡ để luận văn hoàn thiện hơn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ánh Tuyết



MỞ ĐẦU
. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học và điện ảnh đều thuộc các loại hình nghệ thuật tiêu biểu
trong “gia đình nghệ thuật”, song mang những nét đặc trưng riêng của từng
thể loại. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh mang tính chất hai chiều: điện
ảnh lấy cảm hứng, chất liệu từ mạch nguồn phong phú của kho tàng văn học,
tiếp thu những thủ pháp nghệ thuật của văn học; ngược lại, với xu thế phát
triển thông tin giải trí ngày nay, các thủ pháp điện ảnh đã xâm nhập vào địa
hạt văn học và ngày càng chiếm một lãnh thổ rộng lớn. Vì ra đời khá muộn,
môn nghệ thuật thứ bảy đã tiếp thu, kế thừa những tinh hoa, thành quả của các
loại hình nghệ thuật ra đời trước đó. Văn học chính là mảnh đất màu mỡ giúp
điện ảnh có thể khai thác đề tài, chất liệu và cách thức thể hiện để hình thành
nên những kịch bản phim.
1.2. Trong nền văn học đương đại Trung Quốc, bên cạnh các nhà văn nổi
tiếng, như Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Vương Mông, Trì Lợi... ,Thiết Ngưng
cũng được coi là một hiện tượng văn học nổi bật với những đóng góp đáng
kể. Nhà văn cho ra đời một loạt truyện ngắn, truyện vừa khẳng định tài năng
của mình như Người đàn bà chửa và con bò, Người con gái của dòng sông,

Áo đỏ không cài cúc (Giải thưởng truyện vừa xuất sắc năm 1982, đồng thời
được chuyển thể thành phim và giành giải phim truyện hay nhất trong năm),
Câu chuyện tháng sáu (Giải thưởng truyện vừa xuất sắc năm 1984), Đống
rơm (Giải thưởng truyện vừa ưu tú năm 1986-1987). Thiết Ngưng còn có
hàng loạt các cuốn tiểu thuyết đạt giá trị nghệ thuật cao như: Những người
đàn bà tắm, Thành phố không mưa, Cửa hoa hồng... Năm 2003, Thiết Ngưng
được độc giả Tạp chí “Tiểu thuyết” bầu chọn là một trong “10 nhà văn nổi
tiếng nhất thế kỷ”. Nhiều tác phẩm của bà đã được chuyển thể thành kịch bản

1


phim, được dịch ra nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Đan Mạch, Việt
Nam… Bà đã được bầu làm chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc từ năm 2006
đến nay. Ở Việt Nam, những năm gần đây, sáng tác của Thiết Ngưng ngày
càng được bạn đọc biết đến nhiều hơn.
Tác phẩm Những người đàn bà tắm (Đại dục nữ) là một trong những tác
phẩm tiêu biểu của Thiết Ngưng. Tiểu thuyết đã được đề cử giải thưởng Mao
Thuẫn – giải thưởng văn học lớn nhất của Hội nhà văn Trung Quốc. Viết lời
bạt cho cuốn tiểu thuyết này, nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã đánh giá rất
cao khi cho rằng, tác phẩm “... sẽ không bị phôi pha rất nhanh như nhiều cuốn
sách “nổi loạn” đương thời, mà không biết chừng... sẽ gia nhập vào kho tàng
cổ điển của nền văn học Trung Hoa vốn giàu truyền thống lịch sử” [24;481].
1.3. Toàn bộ tiểu thuyết Những người đàn bà tắm gợi đầy nỗi ám ảnh,
đem đến nhiều ý nghĩa triết lý sâu sắc, đồng thời cũng gợi ra nhiều hướng tiếp
cận khác nhau cho người nghiên cứu. Như nhiều tác phẩm khác của Thiết
Ngưng, Những người đàn bà tắm giàu yếu tố điện ảnh, bởi vậy tác phẩm đã
được đạo diễn Dương Á Châu chuyển thể thành phim năm 2006. Và khi hoàn
thành, bộ phim đã được đông đảo người xem đón nhận, tác phẩm của Thiết
Ngưng cũng được người đọc đón đợi nồng nhiệt hơn.

Đặt vấn đề tìm hiểu đề tài: Yếu tố điện ảnh trong tiểu thuyết “Những
người đàn bà tắm” của Thiết Ngưng, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu một
trong những phương diện nghệ thuật thể hiện cái hay, cái đẹp của cuốn tiểu
thuyết này, qua đó góp thêm tiếng nói khẳng định đóng góp của nhà văn đối
với nền văn học đương đại Trung Quốc.
. Lịch sử vấn đề
2.1. Về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
Ngay từ khi điện ảnh ra đời, mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh đã
được khẳng định. Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu, phê bình điện ảnh

2


đề cập tới từ lâu. Tiêu biểu phải kể đến công trình của các nhà nghiên cứu
người Nga Văn học với Điện ảnh (1961) do tác giả Mai Hồng dịch. Cuốn sách
bàn về các vấn đề xoay quanh mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh; Goorki
với sáng tác của các nhà viết truyện phim; phương pháp và thành phần văn
xuôi trong truyện phim. Các nhà nghiên cứu xác định: “Điện ảnh là một nghệ
thuật rất trẻ tuổi, trong khoảng mấy chục năm từ ngày ra đời... nó luôn luôn
nhận được những ảnh hưởng mạnh mẽ của các nghệ thuật gần gũi. Giống như
kịch và tiểu thuyết, điện ảnh cũng phản ánh đời sống, điện ảnh cũng dần dần
tích lũy được những thủ pháp nghệ thuật của mình, sáng tạo ra ngôn ngữ riêng
của mình, đến chúng ta ngày nay, ngôn ngữ ấy đã bước tới chỗ hết sức hoàn
thiện” [26;39]. Trong cuốn sách này, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, điện ảnh
là bộ môn “nghệ thuật quan trọng nhất”, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các
ngành nghệ thuật khác. Tuy nhiên, công trình này chủ yếu tập trung vào việc
chỉ ra những thành tựu của điện ảnh, để chứng minh đây là bộ môn “nghệ
thuật quan trọng nhất”.
Cuốn Đốp-Gien-Kô và điện ảnh (1965) do Mai Hồng dịch cũng đề cập
tới ảnh hưởng của văn học đối với tác phẩm điện ảnh như: hình tượng trong

điện ảnh, ngôn ngữ trong truyện phim. Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh
tới vấn đề ngôn ngữ trong truyện phim: “cơ sở của điện ảnh là văn học, tức là
truyện phim. Vì vậy, chất lượng nghệ thuật cao của một bộ phim trước hết
phải dựa vào một truyện phim thật sự ưu tú về mặt sáng tác...” [27;123].
Trong tác phẩm Lịch sử điện ảnh thế giới (1978), tác giả Iec-giTe-plix
cũng đã đề cập tới mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh: “Phim truyện xét về
tính chất thì giống tiểu thuyết. Thực ra nó là người kế thừa chủ yếu nhất của
tiểu thuyết và đồng thời là kẻ cạnh tranh quan trọng nhất. Sự giống nhau này
dẫn đến nhiều hậu quả về mặt tư tưởng cũng như hình thức” [28;9]. Điện ảnh
còn tiếp thu cốt truyện, cách thức kể chuyện, nghệ thuật xây dựng tính cách

3


nhân vật từ tác phẩm văn học; bởi vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng: “điện
ảnh là một hình thức mới của văn học, được chiếu lên trong một lĩnh vực khác
bằng phương tiện kĩ thuật, là hình thức của một thể loại văn học phổ biến nhất
là tiểu thuyết” [28;15].
Ngoài ra, còn có cuốn Lịch sử điện ảnh của các tác giả David Bordwell
và Kristin Thomson, Ngôn ngữ điện ảnh của Marcel Martin... cũng đề cập tới
mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã khai thác phương diện ảnh
hưởng, sự thâm nhập của các yếu tố văn học vào tác phẩm điện ảnh. Tiêu
biểu, có cuốn Điện ảnh qua những chặng đường (1981) và Đặc trưng và ngôn
ngữ điện ảnh (1984) của Bùi Phú. Hai tác phẩm trên đây đi sâu tìm hiểu lịch
sử, đặc trưng của điện ảnh; thông qua đó có sự so sánh, đối chiếu với các tác
phẩm văn học để làm nổi bật những điểm chung và riêng của hai loại hình
nghệ thuật này.
Đáng chú ý nhất là cuốn Viết kịch bản phim truyện (2006) của Lê Ngọc
Minh. Tác giả đã khẳng định: “...một tác phẩm điện ảnh, các nhân tố khi được

tiếp nhận đó sẽ được biến đổi cải tiến cho phù hợp với ngôn ngữ điện ảnh
khiến chúng trở nên hòa hợp với nhau, làm tăng thêm khả năng liên kết và
truyền cảm của nhau mà văn học là môi trường tốt nhất để nghệ thuật điện
ảnh có thể khai thác được nhiều khía cạnh, là cái gốc cho sự hình thành mỗi
bộ phim” [16;20]. Như vậy, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa tác
phẩm văn học và phim chuyển thể.
Cuốn Lí luận văn học (do Hà Minh Đức chủ biên), khi tìm hiểu đặc
trưng của văn học đã đưa ra những nhận định bàn về mối quan hệ giữa văn
học và điện ảnh trong thời đại mới. Tác giả khẳng định: “Ở thời đại nào, văn
học cũng tác động khá mạnh mẽ và thâm nhập sâu sắc vào các loại hình nghệ
thuật khác. Rất nhiều hình tượng do nhà văn sáng tạo nên được sống cuộc đời

4


thứ hai trên sân khấu, trong điêu khắc, hội họa, âm nhạc, điện ảnh và vô tuyến
truyền hình. Đặc biệt, trong thế kỷ XX, hàng loạt tác phẩm văn học cổ điển và
hiện đại được chuyển thể sang kịch bản sân khấu, kịch bản phim, kịch bản
truyền hình...” [6;92].
Những năm gần đây, có khá nhiều luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về mối
quan hệ văn học - điện ảnh và vấn đề phim chuyển thể, chẳng hạn các đề tài:
Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản phim truyện trong một số tác
phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo của tác giả Bùi Thị Như Hoa (ĐH KHKH &
NV HN, 2007), Ngôn ngữ điện ảnh trong văn học (So sánh tiểu thuyết “Cao
lương đỏ” và phim chuyển thể của tác giả Nguyễn Thi Hoa (ĐHSPHN, 2010),
Từ văn học đến điện ảnh qua “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư của
Trịnh Thị Thủy (ĐHSPHN, 2011), Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh qua
“Sống mòn”, “Chí Phèo”, “Lão hạc” – Nam Cao và phim truyện “Làng Vũ
Đại ngày ấy” của Phạm Văn Khoa (ĐHSPHN, 2012)... Các luận văn nói
chung thông qua tìm hiểu vấn đề đặc trưng của văn học và điện ảnh, mối quan

hệ giữa hai loại hình nghệ thuật này, đã tiến hành so sánh từng tác phẩm cụ
thể trong quá trình chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh.
Bên cạnh đó, vấn đề này cũng đã được đề cập đến trong một số bài
nghiên cứu, như: “Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh” của tác giả Vũ Thị
Thanh Tâm, “Khuynh hướng tiểu thuyết – điện ảnh trong văn học Pháp thế kỷ
XX” của Trần Hinh, “Vấn đề chuyển thể văn học – điện ảnh từ góc độ liên
văn bản” (Tạp chí nghiên cứu khoa học, số 1 – năm 2012) của Lê Thị Dung,
“Từ “Chùa Đàn” đến “Mê Thảo” liên văn bản trong văn chương và điện ảnh”
(Tạp chí nghiên cứu văn học, số 12 – năm 2006) của Nguyễn Nam... Trong
đó, bài báo của tác giả Vũ Thị Thanh Tâm đã tập trung nghiên cứu về vấn đề
đặc trưng ngôn ngữ và thế giới hình tượng của văn học và điện ảnh, những
cách thức thể hiện nội tâm nhân vật, tính tổng hợp của văn học và điện ảnh.

5


Từ đó, tác giả đi đến kết luận: “Văn chương và điện ảnh là hai loại hình nghệ
thuật hoàn toàn khác biệt nhau về chất liệu. Chất liệu của văn chương là ngôn
từ với tính chất phi vật thể..., trong khi chất liệu của điện ảnh là hình ảnh và
âm thanh – vật thể hữu hình... Tuy khác nhau về chất liệu và đặc trưng biểu
hiện như vậy, song điện ảnh và văn chương lại có cùng một điểm chung là
tính tổng hợp...” [61].
2.2. Vấn đề nghiên cứu tác giả Thiết Ngưng và tiểu thuyết “Những
người đàn bà tắm”
Thiết Ngưng được coi là hiện tượng của văn học đương đại Trung Quốc,
nhưng ở Việt Nam, việc nghiên cứu về nhà văn cùng với những sáng tác của
bà vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chúng tôi đã tập hợp được một số bài
viết về tác giả Thiết Ngưng, tiêu biểu như: “Thiết Ngưng – vĩnh viễn không từ
bỏ sự chờ đợi” của Diệu Linh, “Thiết Ngưng – viết không phải là sứ mệnh”
của Thanh Huyền, “Chúc mừng nhà văn Thiết Ngưng được bầu làm chủ tịch

Hội nhà văn Trung Quốc” của nhà văn Hữu Thỉnh, bài trả lời phỏng vấn của
dịch giả Sơn Lê “Nữ nhà văn Trung Quốc đương đại”... Tất cả các bài báo
nhìn chung đã khái quát khá toàn diện về cuộc đời, cũng như những thành tựu
đã đạt được trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Về cuộc đời của Thiết Ngưng, tác giả Diệu Linh cho biết bà sinh năm
1957 tại Bắc Kinh, là con gái cả trong một gia đình có truyền thống làm nghệ
thuật. Cha là họa sĩ tranh sơn dầu và tranh thủy mặc, mẹ là giáo sư âm nhạc.
Từ nhỏ, Thiết Ngưng đã được sống trong “bầu không khí gia đình lúc nào
cũng tràn ngập tinh thần yêu chuộng nghệ thuật”. Năm 1975, vừa tốt nghiệp
trung học, nhà văn đến vùng nông thôn Hà Bắc tham gia vào cuộc vận động
thanh niên trí thức xuống nông thôn lao động. Năm 1979, Thiết Ngưng trở
thành biên tập viên của tạp chí văn học “Hoa Sơn”. Trước khi trở thành Chủ
tịch Hội nhà văn Trung Quốc, bà từng có thâm niên hàng chục năm làm Phó

6


chủ tịch và Chủ tịch Hội nhà văn Hà Bắc (từ năm 1986 đến năm 1996) và sau
đó là Phó chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc (từ năm 1996 đến năm 2006). Bà
trở thành nữ Chủ tịch đầu tiên của Hội nhà văn Trung Quốc vào năm 2006 và
tái đắc cử vị trí này một lần nữa vào năm 2011.
Về sự ngiệp sáng tác, các nhà nghiên cứu đều đánh giá rất cao những
thành tựu đã đạt được của nhà văn Thiết Ngưng. Qua những bài viết của các
nhà nghiên cứu, chúng tôi được biết, đến đầu những năm 80, bà đã trở thành
một hiện tượng trên văn đàn với hàng loạt tác phẩm thu hút được sự chú ý của
giới văn học và sự mến mộ của độc giả. Thiết Ngưng cũng là một tác giả có
duyên với các giải thưởng văn học, kể từ năm 1983 khi bà giành giải thưởng
truyện ngắn xuất sắc toàn quốc với tác phẩm A! Hương tuyết và giải thưởng
truyện vừa xuất sắc toàn quốc cho tác phẩm Áo đỏ không cài cúc. Đến nay, bà
liên tục nhận được các giải thưởng, trong đó có 6 giải cấp quốc gia, bao gồm

cả giải thưởng danh giá mang tên Lỗ Tấn... Nhiều tác phẩm của nhà văn đã
được chuyển thể thành các bộ phim được đông đảo độc giả biết đến. Đó là
“Những tác phẩm thời kỳ đầu của Thiết Ngưng như Ôi! Hương tuyết, Áo đỏ
không cài cúc đã được chuyển hóa thành các bộ phim đoạt được giải thưởng
lớn vào những năm 1980. Những tiểu thuyết về sau của bà cũng được chuyển
hóa thành các series phim truyền hình ăn khách suốt hàng thập kỷ qua. Sáng
tác của bà được đông đảo độc giả đón nhận và dịch ra nhiều thứ tiếng, xuất
bản tại nhiều quốc gia” [57].
Trong bài viết “Thiết Ngưng – vĩnh viễn không từ bỏ sự chờ đợi”, tác giả
Diệu Linh đã nhấn mạnh những lời chia sẻ của chính nhà văn cũng có thể coi
như là tuyên ngôn sáng tác của bà: “Với tôi, viết không phải là một sứ mệnh.
Tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài viết văn. Chỉ có được làm như thế,
tôi mới cảm nhận được sự thoải mái, niềm vui trọn vẹn và sự bình yên trong
tâm hồn. Tiểu thuyết là những món quà tôi dành tặng độc giả. Như người

7


nông dân cày sâu cuốc bẫm trên đồng ruộng, tôi cũng gắn bó sâu nặng với
cuộc đời để nuôi dưỡng tâm hồn mình. Tôi sẽ luôn trung thực với thời đại mà
tôi sống, với ngòi bút, với lương tâm và với những độc giả yêu thương” [59].
Về các sáng tác của nhà văn, nhiều nhà khoa học cũng đã bàn tới. Vương
Trí Nhàn, trong Lời bạt Những người đàn bà tắm, đã coi tác phẩm này như là
“Cuốn tiểu thuyết của những cuộc đối thoại văn hóa”. Bài viết đã đánh giá
cao tác phẩm trên cơ sở đề cập tới những khía cạnh cụ thể, như: bản năng và
lý trí của con người thể hiện qua nhân vật Doãn Tiểu Khiêu, mối liên hệ giữa
cá nhân với nhân loại, những ám ảnh về tội lỗi của con người, ảnh hưởng của
cuộc “cách mạng văn hóa” tới cuộc sống của con người trong xã hội Trung
Quốc đương thời. Từ đó, nhà nghiên cứu làm nổi bật yếu tố truyền thống và
hiện đại trong tác phẩm.

Luận văn của Cao Thúy Hà với đề tài Nghệ thuật tự sự trong “Những
người đàn bà tắm” của Thiết Ngưng (ĐH KHXH & NV HN, 2008) đã đi sâu
tìm nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Những người đàn bà tắm trên ba
phương diện: người kể chuyện, không gian – thời gian và ngôn ngữ - giọng
điệu. Tác giả cuốn luận văn kết luận: “Trong Những người đàn bà tắm, Thiết
Ngưng rất thành công với nghệ thuật kể chuyện vừa mới lạ, vừa mang đậm
yếu tố truyền thống. Người kể chuyện trong tác phẩm luôn có sự di chuyển
điểm nhìn theo ba ngôi... Sự di động điểm nhìn của người kể chuyện còn tạo
nên sự xáo trộn về mặt không – thời gian cho tác phẩm: không gian đa diện và
thời gian đa chiều... Sự đóng góp cho văn chương của nhà văn được thấy rõ ở
việc sử dụng điêu luyện ba ngôi kể chuyện...” [7;126].
Luận văn của Nguyễn Văn Nguyên với đề tài: Khát vọng bình đẳng giới
trong “Cửa hoa hồng” của Thiết Ngưng (ĐHSP HN, năm 2011) đi sâu tìm
hiểu vấn đề bi kịch hôn nhân và giải phóng cá nhân của người phụ nữ. Luận
văn tổng kết: “Cửa hoa hồng là một trang nhật ký của những người đàn bà

8


trong sự biến chuyển lịch sử. Toàn cuốn tiểu thuyết là một bức tranh sống
động nhưng cũng là một trang sử đau đớn cho những số phận đàn bà trong
từng giai đoạn phát triển của lịch sử - giai đoạn võ đoán và tàn bạo của nam
tính” [21;67]. Gần gũi với đề tài này còn có luận văn Hình tượng nhân vật nữ
trong tiểu thuyết Cửa hoa hồng (ĐH KHXH & NV HN). Luận văn trên cơ sở
tìm hiểu hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm đã làm nổi bật khát vọng
hạnh phúc cháy bỏng trong trái tim của người phụ nữ.
Với phạm vi nghiên cứu rộng hơn, đề tài luận văn Vấn đề nữ quyền trong
tiểu thuyết của Thiết Ngưng của Bùi Thị Diển (ĐHSP HN, năm 2013) đã tìm
hiểu vấn đề nữ quyền trong sáng tác Thiết Ngưng qua ba cuốn tiểu thuyết quan
trọng nhất của bà, đó là Những người đàn bà tắm, Cửa hoa hồng và Thành phố

không mưa. Hướng vào hai vấn đề chính của các tác phẩm: khám phá, khẳng
định vẻ đẹp ngoại hình, tính cách và nhu cầu bình đẳng của nữ giới trong việc
khắc họa mối quan hệ của nhân vật nữ với nam giới, qua đó nêu bật vị thế, vai
trò của người phụ nữ trong xã hội...
Như vậy, qua những tài liệu chúng tôi được tiếp xúc, có thể nói, vấn đề
Yếu tố điện ảnh trong tiểu thuyết Những người đàn bà tắm của Thiết
Ngưng chưa có nhà nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu. Tiếp thu những gợi ý
của những người đi trước về nhiều phương diện khác nhau của tác phẩm,
chúng tôi mạnh dạn tiến hành đề tài nghiên cứu này với hi vọng góp phần
nhỏ bé vào công cuộc khám phá thêm nữa cái hay cái đẹp qua những trang
sách của Thiết Ngưng – một trong những nhà văn nữ tiêu biểu của văn học
đương đại Trung Quốc.
3. Văn bản khảo sát và mục đích nghiên cứu
3.1. Văn bản khảo sát
Tiểu thuyết Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng, do Sơn Lê dịch,
của Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2006.

9


3.2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ những yếu tố điện
ảnh nổi bật trong tác phẩm Những người đàn bà tắm; từ đó thấy được những
ảnh hưởng của điện ảnh tới tác phẩm văn học cụ thể.
. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
4.1. Phương pháp liên ngành: Trên cơ sở tìm hiểu đặc trưng của văn học
và điện ảnh, mối quan hệ giữa hai loại hình nghệ thuật này, chúng tôi tiến
hành phân tích những yếu tố của điện ảnh trong tác phẩm văn học cụ thể.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: được dùng trong việc phân tích

các khía cạnh cụ thể của từng vấn đề. Qua đó, có những đánh giá, khái quát,
tổng hợp, đưa ra ý kiến về vấn đề được tiếp cận.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: chỉ ra những điểm kế thừa và đổi
mới trong sáng tác của Thiết Ngưng. Từ đó, có sự so sánh, đối chiếu tiểu
thuyết Những người đàn bà tắm với các sáng tác khác của Thiết Ngưng và các
sáng tác của các tác giả đương thời Trung Quốc.
5. Đóng góp của luận văn
Đây là lần đầu tiên, vấn đề Yếu tố điện ảnh trong tiểu thuyết Những
người đàn bà tắm của Thiết Ngưng được đặt thành đề tài nghiên cứu chuyên
sâu. Qua đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ nét hơn mối quan hệ giữa văn
học và điện ảnh, cũng thêm một lần khẳng định những đóng góp mới mẻ của
nhà văn Thiết Ngưng cho nền văn học hiện đại Trung Quốc.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
Chương 2: Nghệ thuật dán ghép điện ảnh trong Những người đàn bà tắm
Chương 3: Chất liệu điện ảnh trong Những người đàn bà tắm

10


CHƢƠNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH
. . Tính tổng hợp của văn học và điện ảnh
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền văn minh nhân loại, các loại
hình nghệ thuật ngày càng phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp. Mỗi loại
hình nghệ thuật đều có những đặc trưng riêng của nó, chẳng hạn, hội họa “nói”
bằng đường nét, màu sắc; âm nhạc “nói” bằng âm thanh, tiết tấu; vũ đạo “nói”
bằng hình thể và các động tác tay, chân… Các loại hình nghệ thuật tuy khác
nhau, song giữa chúng cũng có sự giao thoa và có những điểm chung.

Trước hết phải khẳng định, văn học và điện ảnh đều là các bộ môn nghệ
thuật mang tính tổng hợp, nhưng nếu như văn học là loại hình nghệ thuật
mang tính tổng hợp gián tiếp, thì điện ảnh là loại hình nghệ thuật mang tính
tổng hợp trực tiếp. Sử dụng ngôn từ làm chất liệu, văn học có thể dựng lại tất
cả các loại hình nghệ thuật khác. Nó như là một điểm giao thoa của nhiều loại
hình nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Bêlinxki từng khẳng định: “Thơ văn là loại
hình nghệ thuật cao cấp nhất… Thơ văn thể hiện trong lời nói tự do của con
người, mà lời nói vừa là âm thanh, vừa là bức tranh, vừa là khái niệm. Do vậy,
thơ ca mang trong mình tất cả các yếu tố của các nghệ thuật khác, nó như đồng
thời sử dụng không tách rời phương thức của tất cả các loại hình nghệ thuật
riêng biệt. Thơ văn chính là toàn bộ nghệ thuật” [6;91]. Lấy ngôn từ làm chất
liệu xây dựng hình tượng, văn học có thể sử dụng đa dạng, linh hoạt tất cả các
yếu tố hình ảnh, sắc màu, đường nét… vốn là chất liệu ngôn ngữ đặc trưng của
các loại hình nghệ thuật khác. Đúng như nhà thơ Sóng Hồng nói: “Thơ là thơ,
đồng thời cũng là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” [6;92].
Điện ảnh là loại hình “sinh sau đẻ muộn”, nên cũng nhận được nhiều sự
hỗ trợ mạnh mẽ của các “anh chị em” trong “gia đình nghệ thuật”, trong đó có

11


văn học. Theo lí thuyết của nhà lí luận điện ảnh nổi tiếng Canuđô, nghệ thuật
nói chung được phân thành hai dạng: nghệ thuật thời gian (gồm 3 thể loại tiêu
biểu là Âm nhạc, Múa, Thơ ca) và nghệ thuật không gian (điển hình là Hội
họa, Kiến trúc, Điêu khắc). Nghệ thuật thời gian mang tính động, có tiết tấu;
còn nghệ thuật không gian mang tính tĩnh và có tính tạo hình. Chính vì cho
rằng, điện ảnh đã tổng hợp các tính chất của 6 loại nghệ thuật tiêu biểu trên
mà Canuđô đã đặt cho nó cái tên gọi “Nghệ thuật thứ 7”. Như vậy, điện ảnh
cũng được xếp vào loại hình nghệ thuật tổng hợp, bởi nó “sử dụng kinh
nghiệm của hội họa khi sắp xếp các hình ảnh trên màn ảnh, kinh nghiệm của

sân khấu trong bố trí cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu của diễn viên…” [9;49]. Qua
điện ảnh, chúng ta có thể được nghe và được nhìn thấy cả những âm thanh
của nhạc khí, những nhịp điệu của ngôn từ, những màu sắc và đường nét của
phông vải… tất cả làm thành một bản hòa âm tuyệt diệu trên màn ảnh. Nói
như nhà nghiên cứu Trần Hinh, điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp vì nó mang
đến cho người xem “ngôn từ của nhà văn, tranh của họa sĩ, diễn xuất của diễn
viên trên sân khấu, giai điệu của nhạc sĩ trong bản nhạc” [9;51]. Tham gia vào
tác phẩm điện ảnh có thể có đầy đủ các loại hình nghệ thuật như văn học, âm
nhạc, sân khấu, vũ đạo…, nhiều loại hình văn hóa như nhiếp ảnh, xiếc…, kể
cả các phương tiện nghệ thuật tạo hình như ca-mê-ra, mô hình, con rối… Sự
kết hợp giữa các yếu tố này thể hiện ở chỗ chúng nhuyễn với nhau, có xu
hướng “kết giao” với nhau góp phần làm tăng sức biểu hiện, hấp dẫn và tạo
nên nét tổng hòa của tác phẩm nghệ thuật.
Tuy nhiên, khác với văn học, điện ảnh mang tính tổng hợp trực tiếp. Nó
vừa có khả năng tái hiện đời sống một cách khách quan, chân thực thông qua
hệ thống âm thanh, hình ảnh sống động, ánh sáng… tác động trực tiếp đến các
giác quan thị giác, thính giác của người xem; vừa có khả năng biểu hiện đời
sống nội tâm phong phú của con người. Bruno Toussaint – tác giả cuốn sách

12


Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình đã nói rằng: “Ngôn ngữ điện ảnh là một
thứ cocktail đặc biệt của các hình thức nghệ thuật khác nhau: hội họa, văn
học, sân khấu, âm nhạc… được pha trộn hết sức khéo léo để cùng thể hiện
một đề tài, kể một câu chuyện” [61].
Vì lẽ đó, Bêlinski đã nói: “Các nghệ thuật khác cũng góp phần nâng cao
giá trị của văn học, những hiểu biết về hết thảy các lĩnh vực lân cận như hội
họa, kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc nhất định sẽ làm phong phú thế giới bên
trong của người viết văn, và đưa lại cho lời văn một khả năng diễn đạt đặc

biệt. Trong lời văn sẽ tràn đầy ánh sáng và màu sắc của hội họa, tính cân xứng
của kiến trúc, tính chất rõ nét có hình khối của điêu khắc và tính chất uyển
chuyển của âm nhạc” [34;132]. Còn, “Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp,
mang đến cho hàng triệu người xem ngôn từ của nhà văn, tranh của họa sĩ,
diễn xuất của diễn viên, giai điệu của nhạc sĩ… Đây là nghệ thuật liên kết hội
họa và kiến trúc, âm nhạc và văn học. Phim có âm thanh và màu sắc, khổ rộng
và lập thể - đây quả thực là nghệ thuật tổng hợp” [6;17].
Cùng có sự tiếp nhận các yếu tố của các bộ môn nghệ thuật khác, nhưng
dựa vào đặc trưng thể loại, văn học và điện ảnh có cách tiếp nhận khác nhau.
Văn học, đặc biệt là thơ ca gắn bó chặt chẽ với âm nhạc. Tính nhạc được tạo
nên bởi các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp, thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu…), từ
vựng (từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình…) và ngữ pháp (cách ngắt nhịp,
gieo vần, cách tổ chức câu thơ…). Từ phương diện ngữ âm, ba thành tố cơ
bản đóng vai trò quyết định đến sự hình thành nhạc điệu của một bài thơ là
thanh điệu, vần điệu và nhịp điệu.
Bằng những âm thanh luyến láy, hệ thống từ ngữ trùng điệp, hay cách
ngắt nhịp, gieo vần… nhà thơ có thể xây dựng nên những hình tượng thơ giàu
sức truyền cảm lớn, thể hiện những giai điệu cảm xúc tinh tế của con người.

13


Ở phương Đông, quan niệm “thi trung hữu nhạc” là quan niệm phổ biến
từ lâu. Các luật thơ đưa ra để tạo ra sự trầm bổng, hài hòa, ngân vang của âm
thanh. Chẳng hạn, Kinh thi thực chất là những bài hát có nhạc đệm, do nhạc
sư các nước chư hầu sưu tầm dâng lên triều đình nhà Chu rồi được nhạc quan
chỉnh lí. Hay những bài thơ Đường được phổ nhạc: Thanh binh điệu của Lí
Bạch, Vị thành khúc của Vương Duy, Tây cung oán của Vương Xương
Linh… Đặc biệt, bài thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị là một bài thơ cổ kính,
súc tích, lồng vào đó là câu chuyện thi vị, tạo âm hưởng nhạc thơ nhẹ nhàng,

tha thiết làm xao động lòng người. Âm thanh của tiếng đàn được diễn tả rất tài
hoa, qua đó thể hiện những uẩn khúc thầm kín riêng tư của nỗi lòng nhân vật
trữ tình cũng như của nhà thơ. Tiếng đàn được miêu tả trong mọi cung bậc, giai
điệu, cảm xúc, nỗi niềm của tâm hồn đa tài, đa cảm của nhân vật trữ tình. Tiếng
đàn có sự biến hóa kì diệu, lúc thì ào ào như mưa rào, lúc thì nỉ non thủ thỉ như
lời tâm tình… ới tài năng và sự cảm thụ tinh tế, nhà thơ đã đưa âm nhạc vào
trong bài thơ của mình thật tài tình, sinh động. Cảnh và tình hòa hợp. Mỗi tiếng
đàn ngân lên như nỗi niềm nuối tiếc xốn xang của người ca nữ hòa mình với
nhịp đập thổn thức của con tim nhà thơ.
Rất nhiều bài thơ tình của Puskin cũng mang đậm tính nhạc trong đó,
bao đời nay vẫn còn vang động như những “khúc dân ca mới” làm nên sự bất
tử của thơ ca. Ngôn ngữ thơ Puskin giàu nhạc tính thể hiện ở cách phối hợp
âm thanh, cách ngắt nhịp và gieo vần, tạo nên sự trầm bổng, độ ngân vang
không dứt. Đó là sự thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa thanh
bằng và thanh trắc... Theo Puskin, khi sáng tác đầu óc nhà thơ tràn đầy âm
thanh trong trạng thái hưng phấn.
Còn đối với điện ảnh, âm nhạc từ chỗ minh họa cho hình ảnh, mô tả sắc
thái biểu cảm nội tâm của nhân vật hoặc tạo ra những tình huống kịch tính, nó
còn tạo ra chiều sâu tâm lý, chất trữ tình cho bộ phim. Như lời của nhạc sĩ

14


Đặng Hữu Phúc – giám khảo chấm nhạc phim tại Liên hoan phim Việt Nam
lần thứ 15 đã nói rằng: “Nhạc diễn ra được tinh thần của phim, độc đáo nhưng
vẫn hài hòa với phim, làm cho phim trở nên sống động, xem xong phim, khán
giả vẫn còn xúc động bởi phần âm nhạc. Đó chính là nhạc phim hay nhất” [61].
Khán giả yêu thích phim Trung Quốc chắc hẳn vẫn chưa quên bộ phim
Thủy Hử sản xuất năm 1996. Cảnh quay hoành tráng, những trường đoạn diễn
tả hành động của các anh hùng hảo hán Lương Sơn kết thúc đẹp mắt. Một yếu

tố góp phần không nhỏ làm nên sức hấp dẫn của bộ phim, đó chính là bài hát
cuối mỗi tập phim – Hảo hán ca do ca sĩ Lưu Hoan thể hiện. Giai điệu hùng
tráng, tiết tấu mạnh cùng với chất giọng có phần hoang dã như mở ra trước
mắt người xem một Lương Sơn Bạc khí thế ngút trời với 108 vị anh hùng.
Ai đã từng xem bộ phim Titanic do James Cameron làm đạo diễn, hẳn
cũng không thể nào quên giai điệu bài hát My heart will go on. Không chỉ bộ
phim Titanic đi vào huyền thoại điện ảnh, mà ca khúc này trong phim cũng
trở nên nổi tiếng, được yêu thích trên toàn thế giới. Bản ballad tình yêu ấy đã
làm thổn thức trái tim hàng triệu khán giả trên thế giới, là một trong những ca
khúc bán chạy nhất trong mọi thời đại và đã giành giải bài hát trong phim hay
nhất Oscar năm 1998.
Đối với hội họa, văn học và điện ảnh cũng có cách tiếp cận khác nhau.
Ngay từ khi ra đời, điện ảnh đã được gọi là “hội họa tạo hình động” bởi nó có
mối liên hệ mật thiết với hội họa. Dường như, dưới sự chỉ đạo của đạo diễn,
sự bài trí của họa sĩ, cách đặt máy quay của người quay phim, diễn xuất của
diễn viên…, các tác phẩm điện ảnh đều là tác phẩm hội họa có bố cục hoàn
chỉnh. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh: “Cảnh Natalia bị Grigôri ruồng
bỏ, quỳ ngoài trời trong đêm mưa tuyết, giơ đôi tay quằn quại, thất vọng lên
không trung mịt mùng, cầu van đấng tối cao hãy trừng phạt người chồng bội
bạc…” trong bộ phim Sông Đông êm đềm của đạo diễn Sergei Gerasimov

15


được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn M. Sôlôkhốp chính là
bước chuyển ngôn ngữ từ bức tranh Một con chiên đau khổ cầu chúa vào tác
phẩm điện ảnh. Đến với các bộ phim, chúng ta luôn có cảm giác được
thưởng thức những bức tranh sống động như đang hiện ra trước mắt, chính
nhờ yếu tố hội họa. Ví như, cảnh đẹp như những bức tranh thủy mặc trong
các bộ phim cổ trang Trung Quốc: Lương Sơn Bá – Trúc Anh Đài, Ngọa hổ

tàng long, Tuyết sơn phi hồ… Nhờ yếu tố kĩ xảo điện ảnh, nhiều bộ phim đã
có được những cảnh quay công phu, hoành tráng như: cảnh rừng cây đại
ngàn trong phim KingKong, Chúa tể rừng xanh, cảnh biển cả mênh mông
trong phim Titanic, Cướp biển vùng Caribê… Như vậy, sự kết hợp bố cục
khuôn hình (đường nét, chiều sâu), màu sắc, ánh sáng... đã tạo nên những
cảnh quay mang tính chất “tạo hình động” trong điện ảnh.
Mối quan hệ giữa văn học và hội họa cũng đã được nói đến từ ngàn xưa.
Thơ ca có tác dụng miêu tả, tái hiện như hội họa, mà hội họa cũng có tác dụng
biểu hiện như thơ ca. Mỗi loại hình nghệ thuật đều có ưu và khuyết điểm
riêng, thơ mạnh về biểu hiện thế giới nội tâm, họa mạnh về tính hình ảnh.
Trác Ngô Tử khi nhận xét về mối quan hệ giữa thơ và họa đã cho rằng: “Họa
đâu chỉ có vẽ hình, mà phải có cả hình lẫn thần; thơ đâu phải ở bên ngoài họa,
mà ở chỗ nêu được cái thần thái trong họa” [60]. Nhà họa sĩ vĩ đại Leonardo
Vinci cũng nói: “Họa là thi ca bằng thị giác”. Đối với người phương Đông, sự
gắn kết hòa quyện giữa thi và họa giúp người nghệ sĩ có thể nói lên nhiều điều
triết lý nhân sinh sâu sắc. Người Trung Quốc đã biết kết hợp giữa thơ và họa,
sáng tạo ra loại thơ đề tranh (đề họa thi), để tăng cường ưu điểm và hạn chế
những khuyến điểm của hai loại hình nghệ thuật trên. Ví như những bức tranh
thủy mặc trên đó có những bài thơ cổ Trung Hoa, hay những bài thơ Đường,
trong đó in đậm nét yếu tố hội họa.

16


Trong số các nhà thơ Đường, Vương Duy (706-761) được xem là nhà
thơ tiêu biểu có những bài thơ có sự kết hợp hài hòa hai yếu tố “thi trung hữu
họa, họa trung hữu thi”. Cảnh sắc thiên nhiên trong thơ ông mang tính chất
thanh nhàn, yên tĩnh, giàu chất họa, mỗi bài thơ là một bức họa tuyệt đẹp. Bài
Điểu minh giản (Khe chim kêu), được viết để đề vào bức họa của ông. Những
hình ảnh xuất hiện trong bài thơ: hoa quế, ánh trăng, núi non, khe suối, chim

kêu... là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca phương Đông nhưng lại
mang sức ám gợi lạ thường, sâu xa. Thế giới nghệ thuật trong bài thơ là sự
phức hợp cộng hưởng, giao hòa giữa con người và cảnh vật, âm thanh và ánh
sáng, không gian và thời gian, thính giác và thị giác, khứu giác và xúc giác...
Tác giả đã lấy động để nói tĩnh, mượn hình ảnh hoa quế rụng để làm nổi bật
sự vắng lặng của núi xuân, sự yên tĩnh của đêm xuân. Không gian ấy yên tĩnh
đến nỗi chỉ ánh trăng ló lên cũng làm cho chim trong núi giật mình cất tiếng
kêu nơi khe núi. Nghệ thuật chấm phá của thơ Vương Duy thật tài tình, ông
còn mượn ánh sáng để nói tới bóng tối, dùng âm thanh để miêu tả sự tĩnh
lặng, đó là phong cách của nhà thơ đồng thời cũng là một họa sĩ, một nhạc sĩ
tài hoa “có một không hai” này. Khung cảnh thiên nhiên trong thơ ông thường
gợi sự thoát tục, miêu tả cuộc sống thanh nhàn giữa chốn điền viên.
Vương Duy không hổ danh là nhà thơ đứng đầu của phái thơ điền viên
sơn thủy đời Đường, thơ và họa hòa hợp làm nên vẻ đẹp cho các thi phẩm.
Đúng như lời đánh giá về Vương Duy của Tô Đông Pha: “Đọc thơ Ma Cật
thấy trong thơ có họa. Xem họa Ma Cật thấy trong họa có thơ”.
Chính tính chất giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc đã khiến cho thơ ca
gần gũi với hội họa. Nhiều bài thơ đã từng được các họa sĩ lấy làm đề tài để
sáng tác thành những bức tranh đặc sắc. Dù rằng hội họa rất khó thể hiện âm
thanh tiếng nước, tiếng chim kêu, tiếng chuông kêu, hay nỗi nhớ nhà, sự khát
khao hòa nhập… như trong thơ, nhưng điều đó cũng chứng minh rằng ranh
giới giữa thơ ca và hội họa có chỗ giao thoa.

17


Trong nhiều cuốn tiểu thuyết hiện đại, yếu tố họa cũng được đưa vào
như một sự liên tưởng nào đó cho tác phẩm. Tiểu thuyết Những người đàn bà
tắm của Thiết Ngưng được lấy ý tưởng từ bức tranh của Cézanne – một họa sĩ
người Pháp thuộc trường phái ấn tượng. Trên bức tranh đó, những tấm thân

con gái màu nâu nhạt hòa quyện cùng cỏ cây và đất đai, những người con gái
mạnh khỏe, thản nhiên, an nhàn, chất phác, không điệu bộ mà cũng không có
gì trái lẽ thường. Và bức tranh đã được Thiết Ngưng đặt làm tên sách của
mình. Ngay trong tác phẩm, chúng ta cũng bắt gặp những chi tiết nói về người
họa sĩ, cùng với cảm nhận của nhân vật Khiêu, Trần Tại về hội họa.
Như vậy, cả văn học và điện ảnh đều thuộc các loại hình nghệ thuật
mang tính tổng hợp. Đặc điểm này quy định cả tính tổng hợp của hình
tượng văn học và điện ảnh. Các hình tượng trong văn học cũng như điện
ảnh vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính khái quát. Chẳng hạn, nhân vật
AQ trong tác phẩm AQ chính truyện của Lỗ Tấn tiêu biểu cho tính cách, số
phận của những kẻ mang nặng phép thắng lợi tinh thần nói chung. Nói như
nhà nghiên cứu Thẩm Phạm Băng: “AQ là mỗi một người Trung Quốc,
cũng là mỗi một người trên thế giới” . Hình tượng Tùng Liên trong phim
Đèn lồng đỏ treo cao của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, được chuyển thể từ
tác phẩm Thê thiếp thành quần của nhà văn Tô Đồng là hình ảnh cụ thể
tiêu biểu cho những người phụ nữ xinh đẹp, trí thức, chịu nhiều bất hạnh,
thiệt thòi, đồng thời cũng đại diện cho số phận, nỗi khổ chung của những
người phụ nữ trong xã hội đa thê thời phong kiến Trung Quốc.
Các hình tượng nghệ thuật luôn được các văn nghệ sĩ truyền tải những
thông điệp đầy ý nghĩa đến với mọi người. Nhờ vào tài năng, sự quan sát của
mỗi người nghệ sĩ mà các hình tượng nghệ thuật của họ được người tiếp nhận
đón đợi khác nhau. Do đó, chúng mang sức sống bền lâu hay ngắn ngủi không
giống nhau.

18


Như vậy, văn học và điện ảnh đều là các loại hình nghệ thuật mang tính
chất tổng hợp, song mỗi loại hình lại có những đặc trưng riêng.
. . Chất liệu đặc trƣng của văn học và điện ảnh

Bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng sử dụng chất liệu nhất định để xây
dựng hình tượng. Nhờ khả năng sử dụng các thủ pháp nghệ thuật của người
nghệ sĩ, các chất liệu tự nhiên được nhào nặn lại và trở thành những yếu tố
mang tính thẩm mĩ. Hình tượng hội họa được xây dựng bằng đường nét, màu
sắc; hình tượng điêu khắc được tạo nên bởi các hình khối; hình tượng âm
nhạc được xây dựng bởi nhịp điệu; hình tượng sân khấu tồn tại qua hành
động, cử chỉ, ngôn ngữ của người diễn viên; còn hình tượng điện ảnh được
tạo nên bởi hình ảnh, âm thanh; và hình tượng văn học được thể hiện bởi hệ
thống ngôn từ.
Có thể nói, ngôn từ là chất liệu, là ký hiệu của mọi âm thanh, màu sắc,
đường nét, có thể phản ánh bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới hữu
hạn và vô hạn. Do sử dụng ngôn từ làm chất liệu, nên văn học gắn với kiểu
hình tượng phi vật thể, có khả năng tác động vào trí tuệ, vào sự liên tưởng của
con người. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, chúng ta không thể nhìn thấy,
nghe thấy trực tiếp bằng các giác quan như thị giác, thính giác những gì mà
nhà văn miêu tả, song lại có thể cảm nhận được tất cả qua trí tưởng tượng
phong phú của mình. Nhờ vào sức mạnh của trí tưởng tượng thông qua hệ
thống ngôn từ, khi đọc một tác phẩm văn học, người đọc có thể tái tạo được
không chỉ những cái hữu hình, mà còn tái tạo được cả những cái vô hình,
những cảm nhận tinh tế, mơ hồ mà các loại hình nghệ thuật khác không thể
làm được. Cũng chính sử dụng ngôn từ làm chất liệu, nên hình tượng văn học
không bị hạn chế bởi yếu tố không gian và thời gian.
Văn học có ưu thế trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận động, tái
tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động thời gian trong

19


văn chương phản ánh nhịp độ của cuộc sống hiện thực. Nó có thể “kéo căng”
thời gian bằng cách miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ một sự kiện; hoặc có thể “dồn

nén” thời gian bằng cách tái hiện một khoảng thời gian dài trong dòng trần
thuật ngắn. Tác phẩm Chuông nguyện hồn ai của Hemingway có độ dài thời
gian sự kiện diễn ra chỉ ba ngày hai đêm nhưng đã được tác giả miêu tả lên tới
gần 500 trang.
Mặt khác, văn học còn có khả năng miêu tả mối liên hệ thời gian đa
dạng, nhiều chiều, nhiều lớp. Nhà văn có thể miêu tả thời gian thuận chiều,
đồng dạng, đồng nhịp với thời gian tự nhiên, hoặc có thể miêu tả thời gian
ngược chiều từ hiện tại trở về quá khứ, rồi từ quá khứ đi tới tương lai. Chính
vì thế, văn học có khả năng chiếm lĩnh và tái hiện đời sống một cách sâu rộng,
trong khi các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc khó có thể làm
được. Ngay cả khi miêu tả không gian, văn chương cũng có những ưu thế hơn
hẳn so với hội họa, điêu khắc, đó là khả năng tái hiện không gian trong tính
vận động, thể hiện tính quan niệm nghệ thuật về con người.
Không gian trong văn học vừa là hình ảnh của không gian vật lí vừa là
sự hiện diện của không gian tâm tưởng. Đó là một không gian nối liền bằng
những sự vật, sự kiện liên quan đến con người trong quá trình vận động của
thời gian. Qua không gian đó, con người có được một hình thức biểu hiện tư
tưởng, thẩm mĩ, tình cảm, cảm xúc, một phương thức chiếm lĩnh hiện thực
đời sống một cách đặc thù. Vì lẽ đó, “Các nghệ sĩ ngôn từ không những gần
gũi với các biểu hiện thời gian mà còn gần gũi với các biểu hiện không gian
mặc dù trong văn học rõ ràng là cái thứ nhất chiếm ưu thế” [6;83].
Điện ảnh cũng là nghệ thuật của không gian và thời gian nhưng không
gian – thời gian trong điện ảnh thể hiện ở phương diện khác so với văn học.
Phim thực chất cũng chỉ là một vở kịch nhưng diễn ra trên một “sân khấu
không đáy, vô tận”. Khi không gian biến đổi, thời gian cũng không còn y

20


nguyên như trong vở kịch. Đó là nhờ chiếc camera linh hoạt, và nhờ ở việc nối

tiếp những cảnh quay riêng lẻ. Sự thay đổi mau lẹ của cảnh vật trên phim được
gọi là “tính nhảy của điện ảnh về không gian và thời gian” [36;40]. Điện ảnh có
thể tạo ra thời gian riêng khác với thời gian trong hiện thực (hình ảnh chuyển
nhanh, chuyển chậm…), ngược lại, nó có thể bất chấp thời gian. Điện ảnh cũng
có thể tạo ra một không gian mới theo yêu cầu của kịch bản, bằng cách dùng kĩ
xảo ghép hai hoặc ba cảnh ở xa nhau thành một cảnh duy nhất. Như cảnh núi
non mọc giữa đồng bằng trong Một ngày đầu thu của đạo diễn Huy Vân, hay
cảnh cô Nết nhìn qua cửa sổ xuống một dòng sông lấy từ nơi khác trong Đến
hẹn lại lên của đạo diễn Trần Vũ… Các đạo diễn đã dùng kĩ xảo để tạo ra
những cảnh quay về không gian hùng vĩ, mênh mông, không kém phần chân
thực, sinh động, đem lại ấn tượng khó quên đối với mỗi khán giả. Đó là, không
gian ngoài vũ trụ với cảnh quay đẹp mắt trong Chiến tranh giữa các vì sao,
Chuyến du hành không gian…, không gian biển cả mênh mông dưới đáy đại
dương trong Vực thẳm, Đại dương sâu thẳm… Phải chăng là: “Không gian
trong điện ảnh lớn gấp hàng trăm lần không gian trong tiểu thuyết” [9;50].
Do đặc trưng dồn nén về mặt thời gian, điện ảnh mang đến cho người
xem sự cảm nhận cụ thể, trực tiếp trong suốt chiều dài diễn ra bộ phim. Tác
phẩm điện ảnh vì thế, rõ ràng thu hút sự tập trung của khán giả hơn là khi ta
đọc một cuốn tiểu thuyết diễn ra trong khoảng thời gian dài. Đúng như nhà
nghiên cứu Trần Hinh đã nói: “Điện ảnh bẻ gãy tính liên tục về thời gian.
Những sự quay lùi ra phía sau, nhảy vọt trong thời gian, điện ảnh trở thành
quy luật” [9;50].
Như vậy, tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật là một đặc tính nổi
bật khác biệt giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác. Nhờ có đặc
trưng này mà các nhà văn không những có thể miêu tả hiện thực cuộc sống đa
dạng mang tính tạo hình mà còn đi sâu vào thế giới bên trong của con người,
mở ra chân trời tưởng tượng cho người thưởng thức.

21



×