Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo thuộc viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.28 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TƯ VẤN
QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU
QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: TRUNG TÂM TƯ VẤN QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO
THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Ngành đào tạo
Lớp
Khóa học

:
: Trần Vân Anh
: Quản trị Nhân lực
: 1307.QTNA
: 2013 - 2015

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
Hà Nội - 2015........................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài...................................................................1


2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp.........................................3
3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài.....................................3
4. Phương pháp, thực hiện báo cáo thực tập:................................................4
5. Kết cấu kết quả nghiên cứu đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp:................4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TRUNG TÂM TƯ VẤN QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO THUỘC VIỆN
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG...................................5
1.1. Khái lược về Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương...................5
1.1.1. Lịch sử phát triển và chức năng, nhiệm vụ của Viện..........................5
1.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy và quản trị nguồn nhân lực trong
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương................................................6
1.1.3. Một số kết quả hd chủ yếu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương từ khi thành lập và riêng năm 2014.........................................11
1.1.3.1. Các kết quả chủ yếu thời kỳ 1978 - 2013.......................................11
1.1.3.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao năm 2014...................11
1.2. Tổng quan sự hình thành và phát triển Trung tâm Tư vấn quản lý và
Đào tạo (MCTC)..........................................................................................22
1.2.1. Khái lược lịch sử hình thành Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo 22
1.2.2. Một số thành quả hoạt động trong những năm gần đây của Trung tâm
Tư vấn quản lý và Đào tạo..........................................................................27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
TRUNG TÂM TƯ VẤN QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO THUỘC VIỆN
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG.................................32
2.1. Phân tích môi trường pháp lý và đặc điểm quản trị nguồn nhân lực tại
Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo.........................................................32
2.2. Phân tích công việc và thực trạng bố trí nhân lực trong quản trị nguồn
nhân lực tại Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo khi thực hiện phối hợp
với các đơn vị trong, ngoài viện CIEM.......................................................35
2.2.1. Phân tích công việc phối hợp của MCTC với các đơn vị trong và
ngoài CIEM.................................................................................................35

2.2.2. Thực trạng bố trí nhân lực tại Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo
qua các giai đoạn phát triển 2004 - 2015.....................................................40
2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động và đánh giá
thực hiện công việc tại Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo...................46


2.3.1. Cấu trúc nhân lực và nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của
Trung tâm....................................................................................................46
2.3.2. Thù lao lao động và đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tư
vấn quản lý và Đào tạo hiện nay (năm 2015)..............................................47
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG
TÂM TƯ VẤN QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU
QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG............................................................50
3.1. Phương hướng hoạch định nhân lực theo chức nghiệp và theo vị trí
việc làm tại Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo giai đoạn tới năm 2020
.....................................................................................................................50
3.1.1. Hoạch định cán bộ lãnh đạo Trung tâm theo vị trí việc làm.............50
3.1.2. Hoạch định cán bộ quản lý cấp phòng và chuyên viên theo vị trí việc
làm tại MCTC..............................................................................................51
3.1.3. Hoạch định cấu trúc nhân lực của Trung tâm chức nghiệp và theo
trình độ đào tạo đến năm 2020....................................................................53
3.2. Các giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác quản trị nguồn nhân
lực tại Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo thuộc Viện Nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương..................................................................................54
3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo gắn
liền với bổ sung nhân lực cho Trung tâm....................................................54
3.2.2. Tuyển dụng bổ sung nhân lực cho Trung tâm...................................54
3.2.3. Đào tạo và phát triển nhân lực của Trung tâm..................................56
3.2.4. Thực hiện công bằng, công khai và minh bạch chính sách thù lao, tạo

động lực cho người lao động trong Trung tâm............................................56
3.2.5. Tăng cường an sinh xã hội đối với cán bộ của Trung tâm................57
3.2.6. Phân định chính xác vị trí việc làm của từng nhân lực Trung tâm và
tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cán bộ của trung tâm.....................58
3.2.7. Xây dựng văn hóa, hình ảnh và thương hiệu của Trung tâm............59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................60


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Tài sản nguồn vốn con người là yếu tố quan trọng nhất hình thành năng
lực hoạt động, năng lực cạnh tranh và thương hiệu của mỗi tổ chức, doanh
nghiệp... Yếu tố này càng quan trọng hơn đối với các tổ chức hoạt động trong
lĩnh vực hoạt động theo loại hình lao động sáng tạo là chủ tọa.
Vì vậy, công tác quản trị nguồn nhân lực (HRM) mang tính chiến lược đối
với sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức, doanh nghiệp, nhất là các tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực khoa học và đào tạo. Đó là việc sử dụng các cá nhân
nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, bao gồm nắm chức năng chính: cung cấp
nhân sự, phát triển nguồn nhân lực, trả công, đảm bảo an toàn và sức khỏe, bố trí
nhân sự và thiết lập mối quan hệ lao động trong tổ chức.
Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo (MCTC) được thành lập theo quyết
định số 130/QĐ-UB ngày 25 tháng 10 năm 1994 của Chủ nhiệm ủy ban kế
hoạch Nhà nước (nay là Bộ kế hoạch và Đầu tư). Trung tâm tư vấn quản lý và
đào tạo (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) có trụ sở tại 68 Phan Đình Phùng, Ba
Đình, Hà Nội. Hoạt động của trung tâm theo điều lệ hoạt động của Trung tâm
được phê duyệt và ban hành theo Quyết định số 49-UB/TCCB-ĐT ngày 25
tháng 3 năm 1995 của Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch Nhà nước (Nay là Bộ Kế
hoạch và Đầu tư). Trung tâm đã được Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường
(nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
khoa học và công nghệ số 433 ngày 16 tháng 11 năm 1995.

Theo quyết định số 397/QĐ-BKH ngày 22 tháng 4 năm của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Tư vấn quản lý và Đào tạo, Trung tâm thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương, có chức năng đào tạo sau đại học và tư vấn về quản lý kinh tế.
Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo là đơn vị sự nghiệp, có con dấu và tài
khoản riêng; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp được tổng hợp trong
dự toán ngân sách của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, trụ sở đặt
tại Hà Nội. Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo có các nhiệm vụ:
1


1. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và đào tạo sau đại
học về lĩnh vực quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về quản lý kinh tế theo yêu cầu của
các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước;
3. Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn phục vụ cho công tác tư vấn và đào tạo
về việc quản lý kinh tế;
4. Tham gia đề xuất, thí điểm áp dụng và theo dõi việc thực hiện những
cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý kinh tế mới;
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương giao. Tổ chức bộ máy của Trung tâm gồm có lãnh đạo
Trung tâm (Giám đốc và các Phó giám đốc); cơ cấu tổ chức của Trung tâm có 3
phòng:
- Phòng đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ
- Phòng Tư vấn quản lý
- Phòng nghiên cứu, ứng dụng cơ chế chính sách kinh tế.
Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm xây dựng nhiệm vụ, biên chế và hoạt
động của các đơn vị thuộc Trung tâm trình Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản
lý Trung ương quyết định. Giám đốc và Cục Phó Giám đốc Trung tâm do Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bô nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Viện

trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Giám đốc Trung tâm chịu
trách nhiệm thuộc Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về
lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của Trung tâm; các Phó Giám đốc chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công.
Để trung tâm hoàn tất chức năng, nhiệm vụ nêu trên, với quyền hạn và
trách nhiệm được giao, Giám đốc Trung tâm phải không ngừng tăng cường và
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động của Trung tâm; Trong đó quản trị
nguồn nhân lực mang tính chiến lược, có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát
triển bền vững của Trung tâm.
Trong lịch sử trên 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Tư vấn
Quản lý và Đào tạo đã đạt nhiều thành tựu quan trọng nhưng cũng còn những
2


tồn tại, hạn chế, nhất là về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao. Nguồn
nhân lực của Trung tâm hiện đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu
nhân lực chưa đồng bộ, một bộ phận cán bộ hoạt động chưa có tính chuyên
nghiệp cao... Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém này là do công
tác quản trị nguồn nhân lực của Trung tâm trong giai đoạn trước đây chưa được
chú trọng đúng mức. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng công tác
quản trị nguồn nhân lực và đề xuất giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu lực hiệu
quản quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo là rất
cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Trung tâm.
Với lý do chủ yếu nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quản trị nguồn nhân lực tại
Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương” làm đề tài nghiên cứu thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp
* Mục tiêu tổng quát: xác định rõ đặc điểm và đánh giá đúng thực trạng
tổ chức bộ máy quản trị nhân lực trong Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo;
trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn toàn và tăng cường quản trị

nguồn nhân lực phục vụ và phát triển bền vững Trung tâm Tư vấn Quản lý và
Đào tạo thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
* Các mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở pháp lý, tổ chức hoạt động và đặc điểm quản trị
nhân lực trong Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo.
- Đánh giá đúng thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong Trung tâm Tư
vấn Quản lý và Đào tạo; nêu bật những thành quả, hạn chết và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động quản trị
nguồn nhân lực trong Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững Trung tâm.
3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Nhân lực và quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm Tư vấn Quản lý và
Đào tạo thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
3


3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Về nội dung trọng tâm: xác định môi trường pháp lý ảnh hưởng đến
quản trị nguồn nhân lực của Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo; phân tích,
đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động
quản trị nguồn nhân lực của Trung tâm trên 5 phương diện cơ bản: Tuyển dụng
và bố trí nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động, an
sinh xã hội, người lao động và quan hệ lao động.
- Về không gian: hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm Tư vấn
Quản lý và Đào tạo (Địa chỉ 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội).
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm từ
khi thành lập Trung tâm đến nay, trọng tâm là quản trị nhân lực từ sau năm
2004; đề xuất phương hướng giải pháp có tính chiến lược về quản trị nguồn
nhân lực của Trung tâm cho giai đoạn 2015 - 2020.

4. Phương pháp, thực hiện báo cáo thực tập:
- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về hoạt động của Trung tâm kết hợp với trực
tiếp hỏi ý kiến lãnh đạo Trung tâm, các chuyên gia và cán bộ Trung tâm về các
vấn đề liên quan đến đề tài thực tập tốt nghiệp.
- Sử dụng một số phương pháp như phân tích, chứng minh, thống kê so
sánh, tổng hợp, diễn dịch, nội dung trong thực hiện các nội dung cụ thể của đề
tài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
5. Kết cấu kết quả nghiên cứu đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Ngoài phần Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Báo cáo kết
quả thành 3 chương gồm:
Chương 1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Tư
vấn Quản lý và Đào tạo thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Chương 2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm Tư vấn
Quản lý và Đào tạo thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Chương 3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác
quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo thuộc Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
4


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TRUNG TÂM TƯ VẤN QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO THUỘC VIỆN
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
1.1. Khái lược về Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
1.1.1. Lịch sử phát triển và chức năng, nhiệm vụ của Viện
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Central Institute for
Economic Management - CIEM) là Viện cấp quốc gia, có trụ sở tại 68 Phan
Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
(CIEM) được thành lập năm 1978 theo Nghị định số 111 - CP ngày 18/6/1978
của Chính phủ (tiền thân là Ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế trực thuộc

Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ).
Giai đoạn 1978 - 1992, CIEM là cơ quan ngang Bộ trực thuộc Hội đồng
Chính phủ, là Tổ chức hàng đầu của Việt Nam về nghiên cứu kinh tế và tư vấn
chính sách đổi mới và phát triển kinh tế, tập trung vào các vấn đề mang tính
chiến lược.
Từ sau năm 1993, CIEM là cơ quan trung ương Tổng cục loại I, là tổ chức
sự nghiệp khoa học cấp quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện
chức năng nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, phát triển
môi trường kinh doanh, cung ứng dịch vụ công trong các lĩnh vực nghiên cứu
khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và thực hiện hoạt động tư
vấn theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của CIEM:
1. Nghiên cứu và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định:
- Dự thảo lộ trình, kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế vĩ mô và cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vi mô trong từng thời
kỳ kế hoạch.
- Đề án về đổi mới cơ chế, chính sách quản lý, kinh tế, phát triển môi
trường kinh doanh và những vấn đề quản lý kinh tế liên ngành khác.
2. Tổng kết thực tiễn quản lý kinh tế trong nước, kinh nghiệm quốc tế; đề
xuất việc thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách, mô hình quản lý kinh tế mới.
5


3. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về khoa học quản lý kinh tế
và phát triển khoa học quản lý kinh tế ở Việt Nam.
4. Nghiên cứu, tham gia ý kiến về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế do
các cơ quan, tổ chức khác soạn thảo.
5. Xây dựng hệ thống thông tin về quản lý kinh tế và cung cấp cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện cung ứng các dịch vụ công:

- Triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý kinh
tế, phát triển môi trường kinh doanh và lĩnh vực khoa học liên quan khác theo
qui định của pháp luật.
- Đào tạo tiến sĩ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành quản lý kinh
tế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hoạt động tư vấn về quản lý kinh tế, phát triển môi trường
kinh doanh.
- Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, công trình nghiên cứu về quản lý
kinh tế, phát triển môi trường kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ hoạt động của câu lạc bộ doanh nghiệp nhà nước, hợp tác với các
câu lạc bộ thuộc thành phần kinh tế khác.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong quản lý kinh tế theo phân công của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
8. Quản lý tổ chức bộ máy cán bộ, công chức, viên chức và tài chính, tài
sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và đầu tư.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư giao và theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy và quản trị nguồn nhân lực
trong Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Trong lịch sử trên 35 năm hình thành và phát triển của CIEM, cơ cấu tổ
chức bộ máy và quản trị nhân lực của Viện đã có sự biến đổi, với các mốc chủ
yếu sau:
6


- Giai đoạn 1978 - 1993: Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản trị nhân lực của
CIEM được thiết lập và vận hành theo quy định tại Nghị định số 111-CP ngày
18/6/1978 của Chính phủ. Khi đó, CIEM là cơ quan ngang Bộ trực thuộc Hội
đồng Chính phủ, Viện trưởng (Đ/c Nguyễn Văn Tân, Bí thư Trung ương Đảng;

sau đó là đ/c Đoàn Đỗ và nguyên Phó Thủ tướng Đoàn Duy Thành) tương
đương Vụ trưởng loại I, các phó trưởng đơn vị trực thuộc tương đương Phó Vụ
trưởng cấp Bộ. Cơ cấu tổ chức của Viện gồm 4 Ban nghiên cứu, Ban quản lý bồi
dưỡng cán bộ cao cấp và Văn phòng Viện.
- Giai đoạn 1994 - 2003: Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản trị nguồn nhân
lực của CIEM được thiết lập và vận hành theo quy định tại Quyết định số 130UB/TCCB-ĐT ngày 25 tháng 10 năm 1994 của Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch
Nhà nước. Khi đó Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương có vị trí tương
đương tổng cục loại I, hoạt động trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về quản lý tài
chính, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, hoạt động nghiên cứu khoa học và quản
lý cán bộ theo phân cấp của Ủy ban kế hoạch Nhà nước. Tổ chức bộ máy của
CIEM gồm có lãnh đạo Viện (Viện trưởng tương đương Thứ trưởng, các Phó
Viện trưởng có vị trí cao hơn Vụ trưởng cấp Bộ), có Hội đồng khoa học làm tư
vấn cho Viện trưởng, có 7 đơn vị trực thuộc Viện (gồm 5 ban nghiên cứu, Trung
tâm Tư vấn quản lý và bồi dưỡng cán bộ và văn phòng viên).
Trong đó, trưởng các đơn vị trực thuộc viện có vị trí tương đương Vụ
trưởng cấp Tổng Cục loại I (Vụ trưởng loại II), các phó trưởng đơ vị trực thuộc
Viện có vị trí tương đương Phó Vụ trưởng cấp Tổng Cục loại I (Phó vụ trưởng
loại II).
- Giai đoạn 2004 - 2009: Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản trị nguồn nhân
lực của CIEM được thiết lập và vận hành theo quy định tại Quyết định số
233/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định
này, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương là Viện cấp quốc gia, trực
thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư, quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên
chức lao động hợp đồng thuộc Viện và tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo
quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
7


tư. Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương do Thủ tướng
chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và

Đầu tư và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về toàn bộ
hoạt động của viện. Cơ cấu tổ chức của Viện gồm 6 Ban Nghiên cứu (Ban
Nghiên cứu thể chế kinh tế; Ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô, Ban
nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp; Ban nghiên cứu khoa học quản
lý kinh tế; Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế), Trung tâm tư
vấn quản lý và đào tạo, Trung tâm thông tin tư liệu, Văn phòng Viện. Vị trí của
Viện trưởng, các phó Viện trưởng, Trưởng và phó trưởng các đơn vị trực thuộc
Viện giữ nguyên như đã xác định trong quyết định số 130-UB/TCCB-ĐT ngày
25/10/1994 đã nêu trên.
Trong giai đoạn này, có một dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của
CIEM là ngày 11 tháng 01 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số:
10/2005/QĐ-TTg về giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ cho Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ký
Quyết định số: 597/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày 02/02/2005 về việc giao
chuyên ngành đào tạo tiến sĩ (1. Quản lý kinh tế; 2. Kinh tế phát triển ) cho
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Từ đây CIEM không chỉ là một
Viện cấp quốc gia mà còn là một cơ sở đào tạo tiến sĩ.
- Giai đoạn từ năm 2010 đến nay: cơ cấu tổ chức bộ máy và quản trị
nguồn nhân lực của CIEM được thiết lập và vận hành theo quy định tại Quyết
định số: 117/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của thủ tướng Chính phủ. Theo
Quyết định này, CIEM là Tổ chức sự nghiệp khoa học cấp quốc gia, trực thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. CIEM có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng,
kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp; quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản được giao theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư. Viện
trưởng và các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm,
miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật (Viện trưởng có vị trí
ngang Tổng cục trưởng, các phó Viện trưởng có vị trí ngang các phó Tổng Cục
8



trưởng). Viện trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng
đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp
luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cơ cấu tổ chức của
CIEM gồm 7 Ban nghiên cứu, văn phòng, Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào
tạo, Trung tâm thông tin tư liệu, Tạp chí quản lý kinh tế (cụ thể xem sơ đồ 1).
Về đội ngũ cán bộ: hiện nay CIEM có đội ngũ cán bộ gồm 100 người
trong đó có 2 Phó Giáo sư, 16 tiến sĩ, 45 thạc sĩ và 30 cán bộ có trình độ đại học.
Về chức vụ quản lý, Viện trưởng được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm: 1,25
lần lương cơ bản (ngang Tổng Cục trưởng), Trưởng các đơn vị trực thuộc Viện
được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,9 lần lương cơ bản (tương đương vụ
trưởng cấp Tổng cục), các phó trưởng đơn vị trực thuộc Viện trưởng hệ số 0,7
lần lương cơ bản.

9


Sơ đồ 1: Tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (từ
2010 đến nay)
VIỆN TRƯỞNG

Hội đồng khoa học
Viện

CÁC PHÓ
VIỆN TRƯỞNG

Ban Thể chế
kinh tế


Ban Chính sách kinh
tế vĩ mô

Ban môi trường kinh
doanh và năng lực
cạnh tranh

Câu lạc bộ doanh
nghiệp nhà nước

Trung tâm Tư vấn
quản lý Đào tạo

Trung tâm thông
tin tư liệu

Tạp chí quản lý
kinh tế

Ban chính sách dịch
vụ công

Ban cải cách và phát
triển doanh nghiệp

Ban chính sách phát
triển nông thôn

Ban chính sách đầu tư


10


1.1.3. Một số kết quả hd chủ yếu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương từ khi thành lập và riêng năm 2014.
1.1.3.1. Các kết quả chủ yếu thời kỳ 1978 - 2013
- Chủ trị soạn thảo trên 10 dự án luật kinh tế
- Chủ trị soạn thảo trên 100 đề án nghiên cứu chính sách kinh tế
- Chủ trì thực hiện thành công trên 15 đề tài NCKH cấp Nhà nước, trên
100 đề tài cấp Bộ.
- Đã tuyển và đào tạo được 11 khóa NCS, với trên 90 NCS, trong đó đã có
16 NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh tế; đồng thời đã tổ chức nhiều
khóa đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế.
- Chủ trì thực hiện trên 30 dự án hợp tác quốc tế.
- Tham gia soạn thảo nhiều văn bản Đại hội Đảng khóa VII - XII.
1.1.3.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao năm 2014
* Xây dựng đề án dự án luật và chính sách kinh tế
Năm 2014, Viện được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng tổng cộng 19 đề án,
báo cáo (gọi chung là đề án). Đến nay, đã hoàn thành 17 đề án trình theo quy
định, 02 đề án chuyến sang năm 2015. Trong đó, 03 đề án đã được ban hành
hoặc thông qua (Luật doanh nghiệp, Nghị định điều lệ mẫu của Công ty TNHH
Một thành viên do NN làm chủ sở hữu, Nghị định tập đoàn kinh tế và tổng công
ty nhà nước từ năm 2013 chuyển sang).
Bám sát chương trình công tác của Bộ, Viện đã tập trung các nguồn lực
chủ động thực hiện và phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Các đề
án, báo cáo phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công tác tham mưu của Bộ trong
hoạch định chính sách, điển hình như:
- Dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi): đã được Quốc hội thông qua tại kỳ
họp lần thứ 8, ngày 26/11/2014 (Luật số 68/2014/QH13). Đại biểu Quốc hội,

cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia đã đánh giá cao chất lượng của Luật
doanh nghiệp (sửa đổi) lần này.
- Kế hoạch hành động thực hiện hóa Chiến lược công nghiệp hóa của Việt
Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật bản hướng đến năm 2020, tầm
11


nhìn đến năm 2030. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 05 quyết định phê duyệt
Kế hoạch hành động phát triển các ngành: Công nghiệp máy nông nghiệp, CN
điện tử, CN chế biến nông, thủy sản, CN môi trường và tiết kiệm năng lượng
CN đóng tàu. Riêng ngành sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô vẫn đang trong quá
trình trao đổi giữa các Bộ chủ trì, Đại sứ quán Nhật Bản và Tổ công tác để trình
phê duyệt trong thời gian sớm nhất;
- Hoàn thành Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chỉ thị
số 32/CT-TTg ngày 07/12/2012 về loại bỏ rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính
sách để nâng cao hiệu quả đầu tư (Công văn số 134/BKHDDT). Ngày 7/3/2014,
Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 299 đồng ý với nội dung báo cáo của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và yêu cầu các nhiệm vụ tiếp tục triển khai;
- Hoàn thành Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết
Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đề xuất các giải pháp tăng cường thể chế kinh tế thị
trường trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Tại Nghị quyết
Phiên họp Chính phủ tháng 2/2014, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hoàn thiện Báo cáo để Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị;
- Hoàn thành và được thông qua Đề án “Kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa” của Ban Cán sự Đảng bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Ban Cán sự
Đảng Chính phủ;
- Hoàn thành Báo cáo về tình hình triển khai, tổ chức thực hiện Đề án
Tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013
- 2020 của Ban Cán sự Đảng bộ Kế hoạch và Đầu tư (CV số 407-CV/BCSĐQLKTTW ngày 31/3/2014) báo cáo Ban Kinh tế Trung ương.
- Đầu mối chủ trị chuẩn bị và hoàn thành Báo cáo giám sát tái cơ cấu đầu
tư, trọng tâm đầu tư công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Ban Chỉ đạo xây
dựng báo cáo giám sát cơ cấu lại nền kinh tế. Đã hoàn thành báo cáo và trình
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
12


- Hoàn thành và được thông qua Báo cáo trình Bộ trưởng: “Nghiên cứu,
đánh giá thực trạng yêu cầu và đề xuất xây dựng hệ thống thông tin quản lý
đồng bộ các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước”.
- Nghị định quy định điều lệ mẫu của công ty TNHH một thành viên do
NN làm chủ sở hữu: Nghị định đã được Chính phủ ban hành (số 19/2004/NĐChính phủ ngày 14/3/2014);
- Nghị định tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Nhiệm vụ được
chuyển tiếp từ năm 2013; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2014/NĐ-CP
ngày 15/7/2014;
- Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về bán, giao doanh nghiệp Nhà
nước (sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2008/NĐ-CP): Đã hoàn thiện trình Chính
phủ;
- Đầu mối chuẩn bị Đề án: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa” của Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Ban Cán sự Đảng
Chính phủ. Đã hoàn tất dự thảo và đã báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ;
- Báo cáo “Đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam
năm 2013” trình Chính phủ.
- Hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ “Về đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2015 và tầm nhìn đến
2020”;
- Tham gia tích cực vào quá trình soạn thảo Luật đầu tư (sửa đổi);
- Hoàn thành báo cáo trình Bộ về “Xây dựng cơ chế, chính sách thu hẹp

bất bình đẳng xã hội, đảm bảo phát triển bền vững”.
- Hoàn thành báo cáo về “Năng suất lao động của Việt Nam” của Viện
theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Viện còn tích cực tham gia phối hợp nghiên cứu với các đơn
vị thuộc Bộ chủ trì và soạn thảo một số chuyên đề, báo cáo theo sự phân công
của Lãnh đạo Bộ như: Báo cáo nội dung tái cơ cấu DNNN; đề án đổi mói thể
chế và tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng một số cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô
cho kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015..., cũng như thường xuyên được giao
13


dự thảo các văn bản trả lời đại biểu Quốc hội hoặc các bộ ngành, địa phương về
các lĩnh vực liên quan.
Tham gia ban soạn thảo xây dựng các nghị định và quyết định của Thủ
tướng Chính phủ,...
* Công tác nghiên cứu khoa học
Hội đồng khoa học Viện luôn coi trọng việc định hướng công tác nghiên
cứu khoa học và lấy kết quả nghiên cứu khoa học kết hợp với tổng kết thực tiễn
để làm cơ sở cho những kiến nghị và đề xuất, tham mưu của Viện đối với phát
triển kinh tế đất nước. Định hướng gắn kết giữa các đề tài nghiên cứu khoa học
với nhiệm vụ được giao là chủ trương đúng đắn và được đông đảo cán bộ nghiên
cứu đồng thuận.
Lãnh đạo Viện luôn quan tâm việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất
lượng đề tài nghiên cứu khoa học, chủ động tìm giải pháp tổ chức thực hiện đảm
bảo chất lượng các đề tài được giao.
Năm 2014, Viện được giao thực hiện 03 đề tài cấp Bộ và tiếp tục thực
hiện 04 đề tài giao bổ sung năm 2013. Đến nay, 04 đề tài khoa học cấp Bộ đã
được nghiệm thu chính thức. Cơ bản các đề tài gắn với các nhiệm vụ chính trị
được giao; nhiều đề tài sử dụng phương pháp định tính và định lượng, nên có ý
nghĩa thực tiễn, phục vụ cho việc đánh giá, phản biện và hoạch định chính sách.

Đề tài cấp Nhà nước: Năm 2014 đã hoàn thành và nghiệm thu 03 đề tài
cấp Nhà nước, tiếp tục thực hiện 02 đề tài khác đáp ứng tiến độ.
Các đề tài nghiên cứu khoa học do Viện chủ trì đều có hàm lượng khoa
học có giá trị, mang tính thực tiễn cao. Nội dung xoay quanh những vấn đề đang
được đặt ra về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nảy sinh trong quá trình đổi
mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong năm, Hội đồng khoa học Viện đã tổ chức một số cuộc họp, tọa
đàm, sinh hoạt khoa học, góp ý, thảo luận các đề cương, báo cáo Đề án...
Ngoài ra, Hội đồng khoa học Viện thực hiện nhiều báo cáo như các báo
cáo về các hoạt động khoa học; thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học và công
nghệ và chính sách sử dụng, trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ; báo cáo
14


về thu hút các chuyên gia, nhà khoa học; góp ý nhiều văn bản có liên quan; phối
hợp với Văn phòng trả lời nhiều phiếu phỏng vấn, điều tra của Bộ Khoa học và
Công nghệ,...
Trong năm 2014, Hội đồng khoa học Viện đã tiến hành Đại hội tổng kết
nhiệm kỳ 2011 - 2014 và bầu ra Hội đồng nhiệm kỳ mới 2014 - 2015, cũng như
đề ra phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ mới.
Xây dựng Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III - 2014 và đang xây dựng báo cáo
Quý IV.
* Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế
Năm 2014, Viện tiếp tục thực hiện có hiệu quả một số chương trình, dự án
nghiên cứu phối hợp do các tổ chức nước ngoài tài trợ như: Chương trình cải
cách kinh tế vĩ mô tại Việt Nam (CIEM-GIZ); Dự án CIEM-DANIDA; Dự án
GIG-USAID (triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện MTKD,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia); Hội đồng Anh (nghiên cứu về
DNXH)...
Từ tháng 6 năm 2014, triển khai Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu nâng cao năng

lực cạnh tranh Việt Nam (RCV) do Chính phủ Ô-xtrây-li-a tài trợ.
Tháng 12 năm 2014, ký Thỏa thuận nghiên cứu: “Tác động của Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU đối với cải cách chính sách và thể chế” với
Đại sứ quán Đan Mạch.
Đồng thời, Viện đã mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, viên
nghiên cứu, trường đại học trong khu vực và trên thế giới... để thực hiện các
công trình nghiên cứu, báo cáo, điều tra khảo sát, cụ thể như sau:
- Tham gia hoạt động của Ủy ban Kinh tế, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương (APEC), tập trung vào các nội dung cải cách cơ cấu mới
của APEC như rà soát tác động pháp luật, quản trị dh, thực thi hợp đồng; chính
sách cạnh tranh...;
- Làm đầu mối cho Dự án CIEM-GIZ và thực hiện các hoạt động của Hợp
phần 1 - giai đoạn 3 của Dự án “Cải cách kinh tế vĩ mô”;
- Xây dựng một Chương trình mới của GIZ. Chương trình đã được 2
15


Chính phủ Việt Nam và Đức đưa ra thảo luận tại cuộc họp Đàm phán Chính phủ
và đã được 2 Chính phủ thống nhất đưa vào thực hiện vào năm 2015;
- Phối hợp với Viện Friedrich-Naumann, DANIDA, GIZ, Ausaid nghiên
cứu về DNNN, doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Phối hợp với Đại học Copenhagen và các cơ quan của Việt Nam thực
hiện nghiên cứu về kinh tế hộ nông thôn Việt Nam; năng lực cạnh tranh và công
nghệ ở cấp độ doanh nghiệp.
- Chủ trì nghiên cứu “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam trong khuôn
khổ dự án DANIDA;
- Hoàn thành nghiên cứu với Ngân hàng Thế giới về “Đánh giá các lựa
chọn các bon thấp ở Việt Nam”;
- Hoàn thành các hoạt động của dự án SAM 2011 do DANIDA tài trợ.
- ...

Trong năm đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học từ nhiều nguồn kinh phí
khác nhau với các nội dung phong phú, tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu
chuyên sâu của Viện, thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức khoa học, các
chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân trong và ngoài nước. Các cuộc hội thảo
được đánh giá là có chất lượng tốt cả về nội dung và số lượng người tham dự,
được các cơ quan báo chí, truyền hình truyền tải thông tin lên các phương tiện
thông tin đại chúng, góp phần nâng cao vị thế của Viện. Điển hình như:
- Tổ chức Diễn đàn “Năng suất lao động Việt Nam 2014” (dự án GIZ tài
trợ);
- Tổ chức Hội thảo về tái cơ cấu đầu tư công trong khuôn khổ các hoạt
động hợp tác với Tổ chức phát triển Đức (GIZ);
- Hội thảo về chủ đề con dấu doanh nghiệp và những thay đổi cần thiết;
- Hội thảo “Hoàn thiện dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi) tổ chức tại
một số tỉnh, thành trong cả nước;
- Hội thảo “Cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh
tranh;
- Hội thảo giới thiệu về đánh giá và xếp hạng của Ngân hàng thế giới đối
16


với Việt Nam;
- Phối hợp với WIDER tổ chức Hội thảo quốc tế “Cải cách thể chế để
chuyển đổi, công bằng và bền vững”.
- Hội thảo công bố các báo cáo trong khuôn khổ Dự án CIEM-DANIDA.
Bên cạnh đó, nhiều lượt cán bộ của Viện thường xuyên tham gia các cuộc
hội nghị, hội thảo do các đối tác tổ chức ở nước ngoài.
- Khảo sát tại CH Liêng bang Đức, Bỉ nhằm nghiên cứu về chủ đề “Thể
chế kinh tế ở CHLB Đức và Liên minh Châu Âu” do GIZ tài trợ;
- Khảo sát tại Úc và Niu-zi-lân về phát triển bền vững của doanh nghiệp
do DANIDA tài trợ.

- Khảo sát tại Nhật Bản về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp do
Trung tâm nghiên cứu đời sống của Nhật Bản tổ chức và Bộ kinh tế và Thương
mại Nhật Bản tài trợ.
Ngoài ra, Viện đã khai thác hiệu quả tối đa các nguồn tài trợ thông qua
các Dự án ODA của Viện để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ của
Viện, trong năm đã cử 03 cán bộ tham gia khóa đào tạo 2,5 tháng về tăng cường
chính sách kinh tế vĩ mô tại Cộng hòa Liên bang Đức.
* Công tác đào tạo, tư vấn và hoạt động Câu lạc bộ DNNN
- Công tác đào tạo, tư vấn
Năm 2014, Viện đã tổ chức đúng quy định việc tuyển nghiên cứu sinh
(NCS) với tổng số 15 NCS đã trúng tuyển khóa 10; phối hợp với Trường
ĐHKTQD về giảng dạy các học phần trình độ thạc sĩ cho NCS phải học bổ sung
trình độ thạc sĩ; tổ chức giảng dạy các môn trình độ tiến sĩ cho các NCS khóa 9
tại Viện; tổ chức bảo vệ chuyên đề và tiểu luận tổng quan cho 03 NCS, bảo vệ
cấp cơ sở cho 02 NCS, phản biện độc lập luận án cho 04 NCS; tổ chức bảo vệ
luận án tiến sĩ cấp Viện cho 04 NCS, cấp bằng tiến sĩ cho 02 NCS;
Phần lớn cán bộ chủ chốt của Viện đã tích cực tham gia hoạt động nghiên
cứu, tư vấn, giảng dạy tại các tổ chức khoa học trong và ngoài Viện. Một số cán
bộ tích cực tham gia viết bài, giảng dạy, trả lời phỏng vấn trong các Chương
trình đối thoại về chính sách hay quản lý, điều hành nền kinh tế...
17


- Hoạt động của Câu lạc bộ DNNN
Do ảnh hưởng của tình hình chung hiện nay các doanh nghiệp nhà nước
ngày càng ít đi, nên việc tham gia các doanh nghiệp thành viên vẫn còn hạn chế,
đặc biệt là việc thông báo thông tin phản hồi từ phía doanh nghiệp thành viên.
CLB đã tích cực tuyên truyền phát triển hội viên CLB và hội thu phí.
Nhưng kết quả đạt được là không đáng kể.
Năm 2014 dự kiến tổ chức Đại hội CLB để thông qua điều lệ mới và bầu

Ban Chủ nhiệm mới nhưng không tổ chức được do có ít thành viên tham gia.
* Các thông tin khoa học và xuất bản Tạp chí
- Công tác báo chí
+ Phát hành được 07 số tiếng Việt Tạp chí Quản lý kinh tế;
+ Chủ trì biên soạn và phát hành cuốn sách “Hình thành, phát triển và
quản lý tập đoàn kinh tế: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt
Nam”;
+ Kết quả nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu về cơ chế và tiêu chí giám sát
đối với doanh nghiệp nhà nước đã được xuất bản thành sách bằng hai thứ tiếng
Việt và tiếng Anh.
- Công tác thông tin - tư liệu - thư viện
Trong năm 2014, đã thực hiện việc biên soạn thông tin tập trung vào các
chủ đề mang tính thời sự, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới cải cách thể chế,
tăng trưởng kinh tế... các vấn đề nóng về tình hình Trung Quốc và quan hệ kinh
tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, Luật Doanh nghiệp ... phục vụ công tác
nghiên cứu cảu Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư. Trung tâm đã chủ động lên kế hoạch thực hiện việc biên soạn tài liệu
các loại dưới dạng thông tin chuyên đề (11 chuyên đề), tổng thuật (12 bài), tài
liệu tham khảo (9 tài liệu)... và lựa chọn in 10 ấn phẩm thông tin.
Tiếp tục cập nhật, rà soát thông tin trên các mục theo giao diện phần mềm
mới của Website CIEM để bổ sung, cập nhật thông tin trên cả 02 trang tiếng
Việt và tiếng Anh của Website nhằm kịp thời phản ánh các hoạt động của Viện
cũng như làm phong phú thông tin Website.
18


Cổng thông tin điện tử về Kinh tế Việt Nam được vận hành và cập nhật
thường xuyên ở cả 2 trang tiếng Việt và tiếng Anh. Mỗi ngày có 15-20 tin, bài
được chọn lọc và xử lý từ nhiều nguồn khác nhau để đăng tải trên VNEP. Trong
năm 2014, đã có trên 1700 tin, bài viết, báo cáo, kết quả nghiên cứu do các

chuyên gia thực hiện đã được công bố trên VNEP. Trong thời gian qua, VNEP
tích cực mở rộng hoạt động hợp tác, trao đổi thông tin với các đối tác trong và
ngoài nước, như cổng thông tin Chính phủ, Cổng thông tin và Website của các
Bộ, các báo chuyên ngành... Qua đó, giúp bạn đọc kịp thời cập nhật diễn biến
mới nhất của nền kinh tế trong và ngoài nước.
Thư viện tiếp tục thực hiện song song các hoạt động xây dựng nguồn lực
thông tin truyền thông và nguồn tin điện tử, do kinh phí hạn chế nên Việc đã tận
dụng tối đa các nguồn tài liệu được biếu, tặng và hợp tác với các tổ chức bên
ngoài như: duy trì việc khai thác các CSDL điện tử miễn phí của Ngân hàng Thế
giới, Đại sứ quán Hoa Kỳ và một số CSDL khác nhằm tăng cường các nguồn
thông tin điện tử phục vụ cán bộ nghiên cứu.
* Công tác quản trị nội bộ cơ quan, quản trị nguồn nhân lực:
- Công tác tổ chức và nhân sự
Văn phòng đã giúp Viện trưởng thực hiện đúng quy định của Nhà nước và
của Bộ về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự nghiệp.
+ Tiếp nhận 01 cán bộ chuyển từ cơ quan khác về Viện; hoàn thiện thủ
tục nghỉ hưu cho 04 cán bộ nghỉ hưu trí; 01 cán bộ xin thôi việc.
+ Tiếp nhận 03 cán bộ đào tạo thạc sĩ tại nước ngoài về nước;
+ Hoàn thiện thủ tục để Bộ trưởng bổ nhiệm Viện trưởng và trực tiếp bổ
nhiệm 03 cán bộ lãnh đạo cấp Ban.
+ Công tác tiền lương đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về
chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp.
+ Đào tạo, bồi dưỡng: Viện đã cử 04 cán bộ lãnh đạo cấp Ban tham gia
khóa học lý luận chính trị cao cấp, 03 cán bộ hoàn thành khóa học lý luận chính
trị cao cấp; 07 cán bộ tham gia khóa đào tạo Quốc phòng an ninh đối tượng 2 và
01 cán bộ tham gia lớp QP-AN đối tượng 3. Đồng thời Viện đã cử một số cán bộ
19


tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan

khác tổ chức học trong và ngoài nước. Tất cả cán bộ được cử đi học (cả ngắn
hạn và dài hãn) sau khi kết thúc khóa học đều có báo cáo kết quả.
+ Bảo hiểm xã hội: Viện thường xuyên thực hiện chính xác và đúng thời
hạn các quy định về bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, viên chức; kịp thời giải
quyết chế độ cho cán bộ.
+ Công tác lưu trữ hồ sơ cán bộ: Viện đã làm tốt công tác quản lý hồ sơ
cán bộ được phân cấp quản lý, thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan
đến từng cán bộ. Đã tiến hành số hóa hồ sơ cán bộ theo phần mềm quản lý cán
bộ của Bộ và lưu trữ hồ sơ dưới dạng PDF song song với lưu trữ truyền thống để
tiện việc tra cứu, quản lý.
Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và làm việc với Đoàn kiểm tra của Bộ về công tác
nhân sự từ năm 2008 đến nay. Do kiểm tra hồ sơ liên quan đến thời gian dài (6
năm), qua nhiều người quản lý về nhân sự và lãnh đạo Văn phòng nên khi phát
hiện có một số vấn đề sai sót thì rất khó sửa chữa. Viện cũng đã đề nghị kiểm tra
khoảng 02 năm/ lần để kịp thời phát hiện các sai sót, điều chỉnh cho hợp lý.
- Công tác Văn phòng
Năm 2014, Văn phòng đã tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng phục
vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nhằm nâng cao công tác phục vụ chung.
+ Giúp Lãnh đạo Viện làm công tác đầu mối tổng hợp, xây dựng chương
trình công tác, đồng thời theo dõi sát các công việc chuyên môn theo Chương
trình công tác để đôn đốc các đơn vị thực hiện các đề án, báo cáo đúng tiến độ.
+ Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân: áp dụng tốt công nghệ tin
học trong quản lý văn thư, lưu trữ; tiếp nhận hàng ngàn văn bản đến, phát hành
hơn một ngàn văn bản đi đúng thủ tục; scan lên mạng nội bộ cơ bản tất cả các
văn bản đến có nội dung chung, photocopy tài liệu phục vụ kịp thời nhiệm vụ
của Viện; tổ chức phục vụ tốt các buổi hội thảo, họp, tiếp khách tại Viện; công
tác thường trực, bảo vệ bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối; công tác vệ sinh đảm
bảo tốt, luôn sạch sẽ.
Công tác vệ sinh chung của cơ quan đã có tiến bộ đáng kể từ khi thuê đơn
20



vị bên ngoài làm dịch vụ vệ sinh chung cơ quan, tiết kiệm cho cơ quan hàng
chục triệu đồng.
- Công tác tài vụ - quản trị
Việc chi tiêu từ các hoạt động có nguồn kinh phí NSNN cấp được kiểm
soát khá chặt chẽ, hướng dẫn giải ngân đúng quy định. Số liệu được đối chiếu
định kỳ, khớp đúng với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.
Năm 2014 Đoàn kiểm tra của Bộ tiến hành thanh, kiểm tra quyết toán
ngân sách năm 2013 đã nêu ra một số điểm cần lưu ý trong việc hoàn thiện hồ
sơ, chứng từ khi được cơ quan kiểm tra. Lãnh đạo Viện đã chỉ đạo kịp thời việc
chỉnh đốn công tác giải ngân này theo đúng các quy định của nhà nước từ năm
2014.
Tiến độ giải ngân: Ngay từ khi được cấp kinh phí ngân sách, Văn phòng
đã chủ động nhắc nhở các đơn vị khẩn trương triển khải các nhiệm vụ được giao
để kịp giải ngân nhưng đến nay một số cá nhân, đơn vị vẫn chậm trễ trong việc
triển khai thực hiện, các đơn vị được giao kinh phí thường dồn về cuối năm mới
ký hợp đồng gây khó khăn cho công tác giải ngân. Mặc dù đã được Viện trưởng
kết luận tại cuộc họp tổng kết cuối năm 2013 về thời điểm ký các hợp đồng,
nhưng một số cá nhân, đơn vị đã không đẻ ý nên dẫn đến sai thời gian và cần
phải điều chỉnh làm ảnh hưởng đến công tác giải ngân. Tuy nhiên, đến nay đã đi
vào quy củ.
Tính đến 10/12/2014, tỷ lệ giải ngân hoạt động chi thường xuyên đạt
93%; hoạt động thông tin tư liệu và hoạt động Tạp chí quản lý kinh tế đạt 50%;
đề tài khoa học cấp Bộ năm 2013 đợt 2 đạt 75% (01 đề tài không gửi hồ sơ
thanh toán), đề tài khoa học cấp Bộ năm 2014 giải ngân đạt 58% (do còn kéo dài
đến tháng 3 năm 2015); soạn thảo Luật doanh nghiệp đạt 90%. Đối với hoạt
động chi thường xuyên, Văn phòng Viện đã chủ động trong việc đẩy nhanh tiến
độ giải ngân. Đối với các hoạt động không thường xuyên, kinh phí chậm thanh
toán, không sử dụng hết trong năm 2014 sẽ phải hoàn trả Ngân sách nhà nước.

Mặc du đã quán triệt từ đầu năm, nhưng hoạt động giải ngân vẫn tập trung vào
cuối năm gây khó khăn nhiều cho công tác giải ngân.
21


Về nghĩa vụ thuế: Tuy có những khó khăn nhất định song việc báo cáo
thuế và nộp thuế trong năm đã được thực hiện đầy đủ, kịp thời, không nợ thuế
Nhà nước.
Việc kiểm soát quỹ tiền mặt được thực hiện nghiêm túc, không thất thoát.
Số liệu đối chiếu giữa sổ sách và thực tế hợp đúng.
Trong công tác quản trị, đã kịp thời thay thế và sửa chữa hàng trăm sự cố
của các thiết bị, máy móc; cung cấp xăng dầu kịp thời phục vụ phòng xe hoạt
động; quản lý tài sản tốt, không để xảy ra thất thoát. Các máy vi tính của Viện
phần lớn đã sử dụng trên 5 năm, thậm chí có máy trên 10 năm nên thường xuyên
hỏng hóc, nhưng do không có kinh phí nên không thể mua mới để thay thế.
Việc quản lý và chạy xe luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giữ gìn
xe tốt, tiết kiệm, an toàn.
- Công tác thi đua
Năm 2014, Ban Chính sách phát triển doanh nghiệp được Chủ tịch nước
tặng Huân chương lao động hạng Ba ghi nhận đóng góp của đơn vị đối với Nhà
nước.
Căn cứ Hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của Vụ Thi đua
khen thưởng, Hội đồng thi đua khen thưởng của Viện đã tiến hành Tổng kết
công tác thi đua của Viện năm 2014, trong đó đã nhận xét đánh giá, bình bầu các
danh hiệu thi đua khen thưởng. Kết quả như sau:
- Đề nghị Viện trưởng ra quyết định khen thưởng: 87 cá nhân đạt danh
hiệu “Lao động tiên tiến”; 15 cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; 11
đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
- Đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem
xét và quyết định khen thưởng năm 2014 cho các cá nhân và đơn vị thuộc viện...

1.2. Tổng quan sự hình thành và phát triển Trung tâm Tư vấn quản
lý và Đào tạo (MCTC)
1.2.1. Khái lược lịch sử hình thành Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào
tạo
Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo đã có lịch sử trên 20 năm hình
22


×