Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thuc tap ky thuat PLC allen bradley SLC500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.67 MB, 58 trang )

THỰC TẬP KỸ THUẬT
Trung tâm điều khiển khả lập trình
Giới thiệu về bộ định thời của PLC ALLEN – BRADLEY SLC500
Giới thiệu
Trong tập này, bạn sẽ học về bộ định thời của PLC và các ứng dụng của chúng. Các
chương trình PLC thường xuyên sử dụng các bộ định thời. Ví dụ như để xắp xếp một chuỗi
các sự kiện trong quá trình trộn lẫn các chất hoá học.

Các thành phần cần thiết
Được cung cấp bởi Amatrol
1 Hệ thống điều khiển bằng chương trình 85-P-AB
1 Phần mềm viết chương trình cho PLC 82-704
1 Giao diện PLC với máy tínhh cá nhân 22298
1 Bảng điện tử điều khiển khí nén 17200
1 Cáp nối giao diện 17203
Được cung cấp bởi nhà trường.
1 Máy vi tính
1 Đĩa mềm
1 Máy in
1 Đồng hồ vạn năng.

1


MỤC LỤC
Phần

1 Các lệnh định thời có nhớ……… ……………………………3

Mục đích
Mục đích


Kỹ năng

1 Mô tả chức năng của hai loại lệnh định thời và ví dụ cho mỗi loại.
2 Mô tả hoạt động của lệnh lặp trễ có nhớ.
1 Nhập và sửa một chương trình PLC có sử dụng lệnh RTO.

Phần

2 Giới thiệu về bộ định thời không nhớ……………………..20

Mục đích
Mục đích
Kỹ năng
Mục đích
Kỹ năng

3 Mô tả chức năng và ứng dụng của hai loại lệnh định thời có nhớ.
4 Mô tả hoạt động của lệnh định thời không nhớ bật trễ.
2 Nhập và sửa một chương trình PLC có sử dụng lệnh TON.
5 Mô tả hoạt động của một lệnh định thời tắt trễ.
3 Nhập và sủa một chương trình PLC sử dụng lệnh TOF.

Phần

3 Bộ sắp xếp thời gian………………………………………….41

Mục đích
Mục đích
Kỹ năng


6 Định nghĩa bộ sắp xếp thời gian và đưa ra 3 ứng dụng.
7 Mô tả hoạt động của chương trình sắp xếp thời gian
4 Thiết kế một chương trình PLC cung cấp điện áp thấp khởi động
một động cơ điện

Phần

4 Các ứng dụng của bộ định thời…………………………….53

Kỹ năng

5 Thiết kế một chương trình PLC có sử dụng bộ sắp xếp thời gian để
điều khiển một cơ cấu dẫn động.
6 Thiết kế một chương trình PLC để điều khiển một van phun chất
dẻo của máy ép nhựa.

Kỹ năng

2


PHẦN 1

CÁC LỆNH ĐỊNH THỜI CÓ NHỚ
MỤC ĐÍCH 1 MÔ TẢ CHỨC NĂNG CỦA HAI LOẠI LỆNH ĐỊNH THỜI VÀ
CÁC ỨNG DỤNG CHO MỖI LOẠI.
Các lệnh định thời của PLC là các lệnh nội suy, được sử dụng để cung cấp thời gian
cơ bản cho điểu khiển logic. Điều này thực hiện được do sử dụng các lệnh XIC và XIO trong
chương trình để thay đổi trạng thái sau một khoảng thời gian xác định.
Các lệnh định thời thường được sử dụng trong điểu khiển các máy để cung cấp thời

gian trễ giữa hai sự kiện trong chuỗi hoạt động của máy. Các ứng dụng tiêu biểu bao gồm
việc giảm điện áp khởi động, bơm phun chất dẻo vào khuôn (được chỉ ra trong hình 1) và nó
tác động đến toàn bộ chu trình hoạt động của máy.

Hình 1. Bơm phun chất dẻo trong máy ép nhựa (bức ảnh được hỗ trợ bởi Cincinnati Milacron)

3


Có một cách để phân loại các lệnh định thời của PLC dựa trên cách hoạt động của
lệnh khởi động lại (reset). Có hại loại định thời của PLC là loại có nhớ và loại không có nhớ.
Chúng được mô tả dưới đây:
Các bộ định thời có nhớ
Bộ định thời có nhớ giữ lại (ghi lại) giá trị tổng thời gian mà câu lệnh đã được kích
hoạt và “ nhớ lại” giá trị đó cho lần kích hoạt tiếp theo. Bộ định thời có nhớ phải được khởi
động lại (reset) bằng câu lệnh khởi động lại trước khi nó có thể hoạt động lại.
Các bộ định thời có nhớ thường được sử dụng trong các bơm để xác định tổng số
nhiên liệu đã được bơm vào bể chứa. Nếu bơm dừng trong quá trình bơm, nó có thể được
khởi động lại và tiếp tục làm việc vì bộ định thời vẫn lưu giữ lại giá trị của nó trước đó.
Bộ định thời không nhớ.
Một bộ định thời không nhớ, cũng giống như bộ định thời có nhớ, giữ lại giá trị của
thời gian sau khi được kích hoạt. Tuy nhiên, nó sẽ khởi động lại (reset) bất cứ lúc nào khi
đàu ra được kích hoạt lại. Vì lệnh khởi động lại của bộ định thời không nhớ được thực hiện
khi nó được kích hoạt lại, nên nó không dùng câu lệnh khởi động lại riêng rẽ.
Bộ định thời không nhớ thường được ứng dụng trong quá trình khởi động của các cơ
cấu, bộ định thời sẽ bật ngay khi cơ cấu khởi động lại nếu như chu trình khởi động trước
không thành công.

4



MỤC ĐÍCH 2 MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LỆNH LẶP TRỄ CÓ NHỚ.
Vòng lặp trễ có nhớ của ( RTO – Retentive Timer On – Delay) của SLC 500 được mô
tả trong hình 2. Lệnh này cũng tương tự như một lệnh nội suy mà bạn đã sử dụng trong tập
trước. Tuy nhiên hàm RTO sử dụng 3 từ lệnh 16 bit ( 48 bit) trong bảng nhớ của PLC để
thay thế cho chỉ 1 bit. Đó là vì lệnh yêu cầu một từ lệnh điều khiển, một từ lệnh lặp lại và
một từ lệnh tích luỹ. Các từ này có vị trí trong file 4 của bảng nhớ của PLC. Bạn có thể đọc
lại từ tập trước, rằng file số 4 là file mặc định của lệnh định thời của PLC.

Hình 2. Bộ định thời RTO

5


Các thành phần của một khối lệnh RTO, bao gồm lệnh khởi động lại và các từ lệnh
lưu trữ được chỉ ra trong hình 2 và được giải thích cụ thể dưới đây:
Vòng lặp trễ có nhớ - Quá trình kích hoạt lệnh lặp trễ có nhớ (RTO) sẽ tăng giá trị của từ
lệnh tích luỹ lên bằng tổng số lần mà lệnh là true (đã được kích hoạt). Từ lệnh tích luỹ
(accumulated word) giữ nguyên giá trị nếu lệnh là false.
Lệnh địa chỉ - Đó là bảng địa chỉ dữ liệu của từ lệnh điều khiển. Lệnh định thời được mặc
định ở file 4 của bảng địa chỉ của PLC. Khi định địa chỉ cho lệnh định thời, mẫu sau đây
được sử dụng.
T4:0
Số của bộ định thời ( 0 – 255)
Số của file bộ định thời (4, 9-255). Mặc định là 4
Định thời ( dạng file)
Thời gian cơ sở - Thời gian cơ sở xác định chiều dài của thời gian chuẩn trong giá trị của từ
lệnh tích luỹ và từ lệnh lặp lại. Thời gian cơ sở của bộ định thời của SLC 500 được biểu thị
dưới hai dạng 1.0s hoặc 0.01s, phụ thuộc vào bộ xử lý. Chỉ có thời gian cơ bản 0.01s mới
tương thích với SLC 500 và các bộ xử lý 5/01.

Trong ví dụ ở hình 2, chiều dài của thời gian được biểu thị ở từ lệnh lặp lại có giá trị là 8s
(giá trị của 8 lần thời gian cơ sở 1.0).
Giá trị từ lệnh lặp lại – Giá trị này được lưu trữ trong từ lệnh thứ hai của lệnh định thời.
Giá trị này biểu thị chiều dài của thời gian mà lệnh định thời phải được kích hoạt để bit hoàn
thành của lệnh (T4:0/DN) được đặt lên mức 1.
Giá trị từ lệnh lưu trữ - Giá trị lưu trữ (được xác định trong ACCUM: field) diễn tả giá trị
của từ lệnh thứ 3 trong lệnh định thời. Con số này biểu diễn độ dài thực của thời gian mà
lệnh định thời đã được kích hoạt. Từ lệnh lưu trữ tăng lên 1 sau mỗi lần câu lệnh được kích
hoạt lại.
Bit hoàn thành – Bit hoàn thành (/DN) là bit 13 của từ điều khiển, nó được đặt lên mức 1
bất cứ lúc nào khi từ lệnh lưu trữ bằng hoặc lớn hơn từ lệnh lặp lại. Bit hoàn thành được đặt
xuống mức 0 bất cứ khi nào giá trị lưu trữ nhỏ hơn giá trị lặp lại. Lệnh định thời có một bit
ra hoàn thành (DN) thông báo ra ngoài các kết quả của bit.
Bit định thời gian của bộ định thời – Bit định thời gian (/TT), bit 14 của từ điều khiển, xác
định thời gian hoạt động. Bit TT được đặt lên 1 khi lệnh định thời được kích hoạt và kết quả
đó được giữ cho đến khi: a) Bộ định thời được khởi động lại, b) Bit hoàn thành được đặt lên
1 (Từ lệnh lưu trữ = từ lệnh lặp lại), hoặc c) có lệnh khởi động lại bộ định thời.
Bit cho phép – Bit cho phép (/EN), bit 15 của từ điều khiển, xác định lệnh định thời đang
hoạt động. Bit EN được đặt lên mức 1 khi lệnh định thời được kích hoạt và khởi động lại khi
câu lệnh là false hoặc có câu lệnh khởi động lại bộ định thời.
Lệnh khởi động lại - Lệnh khởi động lại (RST) là lệnh mà tín hiệu đầu ra là để khởi động
lại bộ định thời có cùng địa chỉ. Trong trường hợp này địa chỉ là T4:0.
Để hiểu lệnh RTO hoạt động như thế nào, ví dụ đầu tiên là chương trình được chỉ ra
trong hình 3. Trong chương trình này, lệnh định thời RTO điểu khiển 3 lệnh đầu vào với
cùng một file địa chỉ (T4:0). Nó hoàn thành với các bit kết quả (EN, TT và DN) trong từ điều
khiển.
Hình minh hoạ 3 chỉ ra kết quả của chương trình với điều kiện ban đầu của nó. Lệnh
định thời và lệnh khởi động lại, RTO T4:0 được kích hoạt và tất cả các bit kết quả (EN, TT
và DN) được đặt xuống mức 0. Cũng như vậy, chú ý rằng địa chỉ của các bit kết quả được
6



chuyển đến bởi các lệnh XIC, điểu khiển OTE của các đèn L1, L2, L3. Kể từ khi các bit ở
mức 0, các lệnh đầu vào đều là false và đầu ra đều là off. Vì vậy cả 3 đèn L1, L2, L3 đều tắt.

Hình 3. Điểu kiện ban đầu của chương trình định thời RTO

Khi PB1 được ấn xuống, bộ định thời trên bậc thang 1 được kích hoạt, nó được chỉ ra
ở hình 4. Khi đó bộ định thời bắt đầu đo thời gian. Giá trị của từ lệnh lưu trữ bắt đầu tăng
7


lên, bit cho phép định thời, T4:0/EN được đặt lên mức 1 và bit đo thời gian định thời,
T4:0/TT cũng được đặt lên mức 1. Làm cho đèn L1 và đèn L2 bật.
Ngay khi PB1 được ấn và giá trị của từ lệnh lưu trữ chưa đạt đến giá trị của từ lệnh
lặp lại, kết quả của lệnh sẽ được chỉ ra trong hình 4.

Hình 4: Bộ đếm thời gian RTO

Trong hình 5, giá trị của từ lệnh lưu trữ đạt đến giá trị của từ lệnh lặp lại. Khi đó bit
hoàn thành (T4:0/DN) được đặt lên mức 1, do đó làm cho XIC T4:0/DN trên bậc thang 3
chuyển sang giá trị true và kích hoạt đèn L3. Cùng với đó, hãy lưu ý đến bit đếm thời gian
8


định thời, T4:0/TT, cũng được khởi động lại vì bộ định thời không thể đếm lên giá trị lớn
hơn, điều này làm cho đèn L2 tắt.

Hình 5: Bộ định thời hết thời gian


Mở PB1 bất cứ lúc nào cũng sẽ làm cho lệnh định thời trên bậc thang 0 ngưng bị kích
hoạt. Nó làm cho bit EN được khởi động lại. Tuy nhiên, vì bộ định thời có nhớ, từ lệnh lưu
trữ sẽ không bị khởi động lại, điều đó có nghĩa là bit DN sẽ giữ nguyên giá trị, như được chỉ
ra trong hinh 6.
9


Hình 6. Bộ định thời được kích hoạt lại nhưng không bị khởi động lại

Cần ghi nhớ rằng lệnh định thời có nhớ sẽ giữ lại giá trị của từ lệnh lưu sau khi được
kích hoạt lại, ngay cả khi nó chưa đạt đến giá trị của từ lệnh lặp lại.
Để khởi động lại bộ định thời để sử dụng lại, hệ thống buộc phải ấn PB2 để thực hiện
lệnh khởi động lại, như được chỉ ra trong hình 7. Khi đó bit DN sẽ được khởi động lại và bộ
định thời có thể được sử dụng lại.

10


Hình 7. Lệnh khởi động lại bộ định thời.

11


Chú ý.
Địa chỉ của những bit định thời (DN, TT, EN) có thể sử dụng với lệnh XIO cũng như
với lệnh XIC, giống như một bit địa chỉ bên trong.
Kỹ năng 1. Nhập và sửa một chương trình PLC có sử dụng lệnh RTO.
Tóm tắt
Trong phần này, bạn sẽ nhập và chạy một chương trình PLC có sử dụng lệnh định
thời có nhớ (RTO). Nó sẽ giúp bạn biết cách để nhập một lệnh RTO và giá trị từ lệnh lặp lại

của nó vào một chương trình PLC. Bạn cũng sẽ trở nên quen thuộc hơn với cấu trúc của lệnh
RTO, các bit kết quả EN, TT, DN.
Thứ tự thực hiện.
1. Cố gắng thực hiện theo các bước sau đây để chuẩn bị thiết bị PLC.
A. Hãy đảm bảo tất cả nguồn của thiết bị PLC đã được tắt.
B. Nếu có một ứng dụng nào khác ảnh hưởng tới thiết bị PLC của bạn, hãy gỡ nó ra.
C. Đảm bảo rằng giao diện máy tính và PLC đã được kết nối.
D. Bật công tắc 2 của bảng mô phỏng lên, tất cả công tắc khác đều tắt.
2. Bật nguồn của thiết bị PLC.
3. Khởi động phần mềm viết chương trình cho PLC.
4. Tạo một thiết kế PLC mới.
5. Tạo cấu hình I/O cho thiết kết PLC của bạn.
6. Đổi tên file chương trình LAD 2 MAINPROG.
7. Chèn vào thanh 0 và câu lệnh (XIC I:1/0) trên bậc thang 1 của chương trình PLC
được chỉ ra trong hình 8.

12


Hình 8. Chương trình PLC có lệnh RTO.

8. Cố gắng làm theo các bước sau để nhập chương trinh có lệnh RTO như trong hình 8.
A. Kích chuột trái vào Timer/Counter Tab trong thanh công cụ lệnh để hiển thị các
lệnh định thời như chỉ ra trong hình 9.
B. Kích trái RTO để chèn lệnh RTO vào thanh 0 (bậc thang 0), như chỉ ra trong hình 9.
Đầu ra của lệnh RTO sẽ xuất hiện phía cuối của thanh ngang với vùng định thời đã
được làm sáng lên và trong đó có câu hỏi của chương trình để chờ bạn nhập địa chỉ
của lệnh định thời.

13



Hình 9. Nhập lệnh RTO

C. Đánh T4:0 và sau đó ấn [Enter] để nhập địa chỉ của lệnh RTO.
T xác định file của bộ định thời đang dùng, 4 xác định số của file, trong truờng hợp
này 4 là số mặc định của file. 0 xác định số phần tử của bộ định thời. File định thời
mặc định bao gồm 256 phần tử ( 0 – 255). Có nghĩa là bạn có thể có 256 bộ định thời.
Lúc này, phần thời gian cơ bản của bộ định thời đã được làm sáng lên và danh sách
thời gian cơ bản có thể được mở ra để hiển thị tuỳ chọn thời gian cơ bản.
Bạn có nhớ lại rằng bộ xử lý SLC 500 và 5/01 sử dụng thời gian cơ bản là 0.01s, trong
khí đó bộ xử lý cấp cao hơn là 5/02 có thể sử dụng thời gian cơ bản là 0.01s và 1s.
Tiếp tục với bước tiếp theo để xác định thời gian cơ bản của bộ định thời có nhớ.
D. Kích trái vào phần sáng tuỳ chọn 0.01 và bấm [Enter] để chọn thời gian cơ bản cho
lệnh định thời là 0.01s.
Do vậy từ lệnh lưu giữ của lệnh RTO sẽ tăng lên 1 sau mỗi phần trăm của giây kể từ
khi lệnh định thời được kích hoạt.
Bảng danh sách thời gian cơ bản sẽ đóng và 0.01 sẽ hiện lên trong vùng thời gian cơ
bản. Trong vùng tiếp theo, vùng “lặp lại”, sẽ sáng lên và giá trị mặc định của nó là 0.
Tiếp tục bước tiếp theo để xác định giá trị của từ lệnh lặp lại cho RTO.
E. Gõ 800 và sau đó ấn [Enter] để chọn giá trị lặp lại là 8s.
14


Nó sẽ làm cho lệnh RTO đưa bit DN lên 1 sau khi nó được kích hoạt 8s (800 x 0.01s
= 8s)
800 sẽ xuất hiện ở vùng lặp lại và ở vùng tiếp theo, vung “tích luỹ”, sẽ sáng lên và sẽ
chứa giá trị mặc định là 0.
Tiếp tục bước tiếp theo để xác định giá trị bắt đầu của từ lệnh tích luỹ của RTO T4:0.
F. Gõ 0 và sau đó ấn [Enter] để đặt giá trị của từ lệnh tích luỹ của lệnh là 0.

Màn hình của bạn bây giờ sẽ hiển thị như trong hình 10.

Hình 10. Nhập giá trị lặp lại và giá trị tích luỹ.

9. Cố gắng làm theo các bước sau để nhập bậc thang iếp theo, bậc thang 1.
A. Kích chuột phải vào số của bậc thang 0001 để mở thực đơn của chuột phải.
B. Kích chuột trái vào tuỳ chọn Insert Rung của thực đơn để chèn một bậc thang mới
sau khi kết thúc bậc thang trước.
C. Kích đúp chuột trái vào bậc thang số 0001 để mở hộp thoại cho việc chèn bậc thang
mới.
D. Gõ XIC T4:0/EN OTE O:2/0 và ấn [Enter] để nhập lệnh đầu ra và đầu vào cho bậc
thang 1.
Bậc thang này dùng bit cho phép của T4:0 để điều khiển lệnh đầu vào. T4:0 đươc
dùng để chỉ định từ mã điều khiển của bộ định thời mà bạn muốn sử dụng, và /EN để
xác định bit. Nó cũng tương tự như cách bạn đánh địa chỉ trong của các bit với lệnh
15


OTE. Bạn cũng có thể định nghĩa bit bằng số của nó, trong trường hợp này là 15,
nhưng bình thường nhớ hàm của các bít dễ hơn so với việc nhớ địa chỉ của các bit đó
Khi bit EN được đặt lên 1 (bất cứ khi nào lệnh định thời là true), lệnh XIC sẽ thay đổi
trạng thái và tiếp tục cung cấp mức logic cho lệnh đầu ra.
10. Chèn bậc thang 2 và các lệnh của nó, như minh hoạ ở hình 8. Bậc thang này sử dụng
bit đếm thời gian T4:0/TT (hoặc T4:0/14) của bộ định thời RTO T4:0 để điều khiển
đèn 1.
11. Chèn bậc thang 3 và các lệnh của nó, như minh họa ở hình 8. Bậc thang này sử dụng
bit hoàn thành T4:0/DN (hoặc T4:0/13) để điều khiển đèn 3.
12. Cố gắng làm theo các bước sau để chèn bậc thang 4 của chương trình PLC được minh
họa trong hình 8.
A. Chèn bậc thang 4 và lệnh đầu tiên của nó (XIO I:1/1)

B. Kích trái chuột lên nút RES (reset) trên thanh công cụ lệnh để chèn lệnh khởi động
lại.
Lệnh khởi động lại sẽ xuất hiện ở cuối nấc thang với câu hỏi đã được đánh dấu sẵn để
báo rằng câu lệnh chưa có địa chỉ
C. Gõ T4:0 và sau đó ấn [Enter] để đặt địa chỉ mới cho lệnh khởi động lại.
Câu lệnh khởi động lại sử dụng để khởi động lại các bit và giá trị của từ lệnh lưu trữ
của bộ định thời T4:0 bất cứ khi nào đầu vào của lệnh XIO I:1/1 trở thành true.
13. Kiểm tra các lỗi cho thiết kế PLC của bạn. Nếu vẫn còn lỗi, hãy sửa lại chúng.
14. Lưu thiết kế PLC của bạn vào đĩa với tên file và tên bộ xử lý AP71.
15. Tải thiết kế PLC của bạn xuống bộ xử lý.
16. Sử dụng phần mềm viết chương trình PLC để đặt PLC trong chế độ REMOTE RUN.
17. Cố gắng làm theo các bước sau để kiểm tra hoạt động của lệnh RTO.
A. Khi theo dõi màn hình, hãy bật công tắc 1.
Ngay lập tức bạn sẽ quan sát thấy:
• Giá trị lưu trữ được hiển thị trong khối lệnh định thời sẽ tăng lên 1 đơn vị sau
mỗi 0.01s kể từ khi lệnh định thời được kích hoạt. Nó chỉ ra rằng bộ định thời
đang hoạt động.
• Cuộn dây EN sẽ sáng lên. Nó chỉ ra rằng bit EN đã được đặt lên 1. Kết quả là,
XIC T4:0/TT sẽ chuyển sang trạng thái true và cấp năng lượng cho đèn 1.
• Ngay lập tức, XIC T4:0/TT sẽ sáng lên, làm cho đèn 2 sáng. Nó cũng chỉ ra
rằng bộ định thời đang hoạt động.
Sau 8s bạn sẽ quan sát thấy như sau:
• Giá trị lưu trữ không tăng nữa vì nó đã đạt đến giá trị 800 của từ lệnh lặp lại.
• XIC T4:0/TT sẽ chuyển sang trạng thái false và đèn 2 sẽ được cấp năng lượng
vì bit đo thời gian (TT) được khởi động lại khi bộ đếm thời gian ngừng hoạt
động.
• Đẩu ra DN sẽ sáng lên, xác định rằng giá trị lưu trữ đã đạt đến giá trị lặp lại.
Nó làm cho XIC T4:0/DN trở lại giá trị true và cấp năng lượng cho đèn 3.
B. Tắt công tắc 1.
Bạn sẽ quan sát thấy:

• Giá trị lưu trữ không tăng, đó là bởi vì đó là bộ định thời có nhớ.
• Cuộn EN sẽ tắt, biểu thị rằng câu lệnh không được phép thực hiện nữa. Nó làm
cho XIC T4:0/EN chuyển sang trạng thái false và đèn 1 tắt.
16


• Đèn 3 vẫn sáng vì bit DN vẫn được đặt. Bit DN của bộ định thời có nhớ không
được khởi động lại cho đến khi cuộn khởi động lại được kích hoạt.
C. Điều chỉnh công tắc 2 tắt/bật để cấp năng lượng cho lệnh khởi động lại.
Bạn sẽ quan sát thấy rằng:
• Giá trị lưu trữ được khởi động lại xuống 0.
• Đẩu ra DN được kích họat lại. Nó làm cho đèn 3 tắt.
D. Lặp lại các bước A, C. Mỗi lần thực hiện, hãy tìm hiểu một phần khác nhau của
chương trình cho đến khi bạn có thể hiểu được cách làm việc của từng phần của bộ
định thời.
18. Bây giờ, hãy cố gắng làm theo các bước sau đây để quan sát bảng dữ liệu khi bộ định
thời hoạt động.
A. Kích đúp chuột trái vào lựa chọn T4 – TIMER trong thư mục Data File của sơ đồ
cây.
Hộp thoại của file dữ liệu T4 – TIMER sẽ mở ra như ở hình 11.
Bạn nên chú ý rằng tất cả các bit kết quả (EN, TT và DN) được khởi động lại (0), từ
lệnh lưu trữ cũng được khởi động lại, và giá trị của từ lệnh lặp lại là 800.

Hình 11. file dữ liệu T4-TIMER

B. Khi bạn quan sát màn hình, hãy bật công tắc 1.
Bạn sẽ nhìn thấy rằng giá trị lưu trữ sẽ bắt đầu tăng lên và các bit 14 (TT) và 15 (EN)
đểu được đặt lên ngay tức thì. Sau 8s, từ lệnh lưu trữ sẽ đạt đến giá trị của từ lệnh lặp
lại. Và khi đó, bit TT sẽ được khởi động lại xuống 0, bit DN sẽ được đặt lên 1. Bit EN
vẫn được giữ lại vì câu lệnh RTO vẫn được phép hoạt động.

17


C. Tiếp tục quan sát màn hình khi bạn tắt công tắc 1.
Nó sẽ làm cho bit EN được khởi động lại. Tuy nhiên bit DN vẫn được nhớ vì từ lệnh
lưu trữ vần còn giữ giá trị của nó là 800.
D. Điều chỉnh công tắc 2 tắt/bật.
Tắt công tắc 2 sẽ cấp năng lượng cho lệnh khởi động lại trong chương trình của bạn.
Nó làm cho bit kết quả của lệnh RTO và của từ lệnh lưu trữ sẽ được khởi động lại
xuống 0.
E. Bây giờ hãy bật công tắc 1 lên khoảng 2s và sau đó lại tắt đi.
Bạn sẽ thấy rằng giá tri lưu trữ sẽ tăng lên khoảng 200 và giữ lại giá trị đó sau khi tắt
công tăc 1.
F. Bật công tắc 1 lên cho đến khi hết thời gian, sau đó lại tắt đi.
Bạn sẽ quan sát thấy rằng bộ định thời chỉ cần 6s để đạt đến giá trị lặp lại. Nó chỉ ra
đặc tính lưu giữ của bộ định thời RTO.
Khi đạt được tổng là 8s, từ lệnh lưu trữ sẽ đạt đến giá trị của từ lệnh lặp lại. Do đó, bit
DN sẽ được đặt lên 1 và bit TT sẽ được khởi động lại.
Kích hoạt lệnh RTO lúc này chỉ có tác động tới bit EN.
G. Điều chỉnh công tắc 2 tắt/bật để khởi động lại lệnh RTO.
H. Lặp lại các bước từ bước B đến bước G cho đến khi bạn thấy hiểu rõ ràng cách hoạt
động của bộ định thởi có nhớ.
I. Kích trái vào nút đóng hộp thoại file dữ liệu T4 – TIMER để đóng lại.
19. Sử dụng phần mềm viết chương trình PLC để đặt PLC của bạn trong chế độ
REMOTE PROGram.
20. Cố gắng thực hiện theo các bước sau để thay đổi giá trị lặp lại của lệnh định thời trong
chương trình của bạn.
A. Kích trái chuột để làm sáng lên vùng Preset Value của lệnh định thời.
B. Gõ 1000 và sau đó ấn [Enter] để thay đổi giá trị lặp lại là 10s.
Màn hình của bạn sẽ xuất hiện như trong hình 12.


Hình 12. Giá trị lặp lại 1000.
18


21. Sử dụng phần mềm PLC để đặt bộ xử lý trong chế độ REMOTE RUN.
22. Lặp lại các bước từ 17 đến 19 để chương trình hoạt động với giá trị lặp lại là 10s.
Bạn cần chú ý rằng hoạt động của chương trình vần như trước, loại trừ việc giá trị lặp
lại bây giờ là 1000, vì vậy giá trị lưu trữ sẽ đạt tới giá trị 1000 trước khi bit DN được
đặt lên 1.
23. Đặt PLC của bạn trong chế độ REMOTE PROGram và ngắt liên kết với bộ xử lý.
24. In chương trình PLC của bạn ra và lưu lại.
25. Thoát khỏi phần mềm viết chương trình PLC và tắt Windows.
26. Tắt nguồn thiết bị PLC, máy tính và màn hình.
BÀI TẬP PHẦN 1.
Trả lời các câu hỏi sau.
1. Lệnh RTO…………..bit DN sau khi lệnh định thời được bật lên sau một khoảng thời
gian nào đó.
2. Có …………… loại lệnh định thời cơ bản của PLC.
3. Hoạt động định thời của SLC 500 dựa trên thời gian cơ sở là ……… hoặc ……. giây.
4. Có …………… khởi động lại giá trị lưu trữ của lệnh định thời khi lệnh định thời đã
được kích hoạt.
5. Các lệnh định thời của SLC 500 có thể được định địa chỉ bằng cách sử dụng số
file…….
6. PLC lưu trữ ở ……. giá trị chính xác của thời gian mà bộ định thời được phép hoạt
động.
7. Các bit kết quả của bộ định thời có thể xác định bởi vì chúng có cùng ………… với
lệnh định thời.
8. Câu lệnh ………….. được sử dụng để khởi động lại giá trị lưu trữ và các bit kết quả
của RTO.


19


PHẦN 2

CÁC LỆNH ĐỊNH THỜI KHÔNG NHỚ
MỤC ĐÍCH 3. MÔ TẢ CHỨC NĂNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA 2 LOẠI
LỆNH ĐỊNH THỜI KHÔNG NHỚ.
Có 2 loại lệnh định thời không nhớ là:
• Bật trễ.
• Tắt trễ
Chúng được mô tả dưới đây.
Lệnh định thời bật trễ (TON)
Lệnh định thời bật trễ được sử dụng để điều khiển đầu ra mở hoặc tắt sau khi bộ định
thời được bật một khoảng thời gian .
Các lệnh bật trễ thường được sử dụng để khởi động các động cơ trong một chuỗi thay
vì khởi động tất cả trong một lần. Nó giúp giảm rất lớn dòng khởi động và do đó tiết kiệm
được chi phí năng lượng.
Lệnh định thời tắt trễ (TOF)
Lệnh định thời tắt trễ được sử dụng để điều khiển đầu ra mở hoặc tắt sau khi bộ định
thời đã được tắt một khoảng thời gian.
Một ứng dụng phổ biến của lệnh định thời tắt trễ là ứng dụng trong việc bôi trơn các
bơm. Trong các ứng dụng này, các lệnh định thời tắt trễ được sử dụng để giữ việc bôi trơn
cho các bơm vẫn tiếp tục hoạt động sau khi các động cơ đã được tắt và phần bôi trơn vẫn tiếp
tục hoạt động cho đến khi hệ thống dừng hẳn.

20



MỤC ĐÍCH 4. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LỆNH ĐỊNH THỜI KHÔNG
NHỚ BẬT TRỄ.
Lệnh định thời không nhớ bật trễ (TON) của SLC 500 được chỉ ra trong hình 13. Đây
là một loại lệnh nội suy cũng giống như lệnh định thời có nhớ đã được mô tả trong phần
trước. Sự khác nhau là ở chỗ lệnh định thời không nhớ bật trễ được khởi động lại khi lệnh
được kích hoạt lại. Nó không cần một lệnh khởi động lại.

Hình 13. Lệnh định thời không nhớ bật trễ và các thành phần của nó
.

Các khối thành phần của TON bao gồm khối điều khiển, từ lệnh lặp lại, từ lệnh lưu trữ như
được chỉ ra trong hinh 13 và được giải thích sau đây:

21


• Lệnh định thời bật trễ - Khi được kích hoạt lệnh định thời bật trễ sẽ tăng giá
trị của từ lưu trữ bằng tổng thời gian mà lệnh là true (đã được kích hoạt). Giá
trị lưu trữ được khởi động lại khi hàm là false.
• Địa chỉ lệnh – Đây là địa chỉ của bảng dữ liệu của từ điều khiển của lệnh định
thời. Địa chỉ của lệnh định thời được đặt trong file 4 bảng dữ liệu mặc định của
PLC. Khi đặt địa chỉ cho lệnh định thời, mẫu sau đây được sử dụng:
T4:0
Số bộ định thời (0 – 255)
Số file của bộ định thời (4, 9 – 255). Mặc định là 4
Bộ định thời (dạng file)
• Thời gian cơ sở - Thời gian cơ sở xác định độ dài của thời gian được mô tả
bởi giá trị của từ lệnh lưu trữ và từ lệnh lặp lại. Thời gian cơ sở của lệnh định
thời của PLC 5 là 1.0 hoặc 0.01s. Thời gian cơ bản 0.01s chỉ tương thích với
bộ xử lý của SLC 500 và 5/01.

Trong ví dụ được chỉ ra ở hình 13, độ dài của thời gian mà từ lệnh lặp lại biểu
thị là 8s, (giá trị lặp lại bằng 8 lần thời gian cơ bản 1.0s).
• Giá trị của từ lệnh lặp lại – Đây là giá trị chứa trong từ lệnh thứ 2 của lệnh
định thời. Giá trị này là độ lớn của thời gian mà lệnh định thời buộc phải được
kích hoạt lại để đáp ứng điều kiện bit hoàn thành của lệnh (T4:0/DN) được đặt
lên mức 1.
• Giá trị từ lệnh lưu trữ - Giá trị lưu trữ (được xác định trong vùng ACCUM)
thể hiện giá trị của từ thứ 3 trong lệnh định thời. Số này thể hiện thời gian thực
mà lệnh định thời đã được kích hoạt. Giá trị lưu trữ tăng lên 1 sau mỗi đơn vị
thời gian cơ bản qua đi kể từ khi lệnh định thời được kích hoạt.
• Bit hoàn thành – Bit hoàn thành (DN), là bit thú 13 của từ lệnh đièu khiển, nó
được đặt lên mức 1 bất cứ khi nào từ lưu trữ có giá trị lớn hơn từ lặp lại. Bit
DN được đặt lại mức 0 khi từ lệnh lưu trữ có giá trị nhở hơn từ lệnh lặp lại.
Lệnh định thời có một bit hoàn thành ở đầu ra (DN) cho phép quan sát kết quả
của bit.
• Bit đếm thời gian định thời – Bit đếm thời gian (/TT), là bit thứ 14 của từ
điều khiển, xác định thời gian mà hệ thống hoạt động. Bit TT được đặt lên mức
1 khi bộ định thời được kích hoạt và sẽ giữ giá trị đó cho đến khi bộ định thời
được kích hoạt lại, bit hoàn thành được đặt (từ lưu trữ = lặp lại), hoặc có lệnh
khởi động lại bộ định thời.
• Bit cho phép - Bit cho phép (/EN), là bit 15 của từ điều khiển, xác định rằng
bộ định thời đã được kích hoạt. Bit EN được đặt lên mức 1 khi lệnh định thời
được kích hoạt và được khởi động lại khi lệnh trở thành false hoặc có lệnh khởi
động lại bộ định thời.
Ngoại trừ việc không có lệnh khởi động lại, các thành phần của lệnh TON hoàn toàn
giống với lệnh RTO. Để thêm một câu lệnh khởi động lại độc lập, bạn có thể nhớ lại cách
thức khởi động lại trong câu lệnh RTO.
Để hiểu cách làm việc của lệnh định thời TON, đầu tiên hãy xem ví dụ đầu tiên là
chương trình được chỉ ra trong hình 14. Trong chương trình này, lệnh định thời điều khiển
các lệnh đầu ra có cùng file địa chỉ (trong trường hợp này là T4:0). Phụ thuộc vào việc bit

22


nào được chuyển đến (EN, TT hay DN) bởi lệnh đầu vào, câu lệnh sẽ được khởi động ở
những thời điểm khác nhau của chu trình làm việc.
Hình 14 chỉ ra các điều kiện bên trong của chương trình PLC sử dụng hàm TON.
Chương trình này sử dụng các bit EN (cho phép), TT (đếm thời gian), và DN (hoàn thành) để
điều khiển lệnh XIC. Khi các bit này được đặt lên 1, các lệnh sẽ thay đổi trạng thái. Nó tác
động đến hoạt động của hệ thống giống như một lệnh đầu vào.
Vì XIC I:1/0 là false, lệnh không nhớ TON (T4:0) sẽ được kích hoạt lại, và vì vậy, nó
được khởi động lại. Nó làm cho giá trị của từ lệnh lưu trữ (T4:0.ACC) trở về 0, các bit kết
quả (EN, TT, và DN) cũng được khởi động lại, và tất cả lệnh đầu ra cũng được khởi động lại.
Chú ý rằng từ lặp lại chứa giá trị nhị phân 10002, đó chính là giá trị 8 trong hệ thập
phân.

Hình 14. Điều kiện bên trong của chương trình định thời TON
23


Khi PB1 được ấn xuống, lệnh định thời được kích hoạt và nó bắt đầu đếm thời gian,
như được chỉ ra trong hình 15. Nó làm cho bit cho phép định thời (Timer Enable) và bit đếm
thời gian định thời được đặt lên mức 1. Lệnh XIC của bậc thang 1 và bậc thang 2 trở thành
true, làm cho đèn L1 và L2 bật.
Ngay khi PB1 được ấn và giá trị lưu trữ chưa đạt đến giá trị lặp lại, kết quả của lệnh
sẽ được giữ nguyên như được chỉ ra trong hình 15.

Hình 15. Bộ đinh thời TON

Trong hình 16, giá trị lưu trữ đạt đến giá trị lặp lại. Nó làm cho bit hoàn thành
(T4:0/DN) được đặt lên 1, và nó sẽ làm cho XIC T4:0/DN ở bậc thang 3 trở thành true và

24


cấp năng lượng cho đèn L3. Chú ý rằng bit đếm thời gian (T4:0/TT) bây giờ đã được khởi
động lại xuống 0 vì bộ định thời không thể đếm được nữa. Nó làm cho đèn L2 tắt.
Ngay ki PB1 chưa được ấn lại, lệnh sẽ giữ lại các giá trị kết quả như ở hình 16.

Hình 16. Bộ định thời TON hết thời gian

Bất cứ khi nào PB1 tách ra sẽ làm cho lệnh định thời ở bậc thang 0 bị ngưng kích
hoạt, như được chỉ ra trong hình 17. Nó làm cho tất cả 3 bit định thời ( DN, EN, và TT) đều
được khởi động lại về 0. Cùng với đó, hãy chú ý rằng giá trị lưu trữ cũng được khởi động lại
xuống 0.
25


×