Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Câu 4, 5phân tích nội dung và giá trị của luật hiến pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.88 KB, 2 trang )

Câu 4: Phân tích nội dung và giá trị của luật Hiến pháp
Trả lời
*Khái niệm: Luật Hiến pháp với tính cách là một ngành luật được xác định
là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật, là một tổng thể các quy
phạm pháp luật thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng
nhất trong tổ chức nhà nước
* Đối tượng điều chỉnh (thể hiện tính chủ đạo của luật Hiến pháp)
Luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ cơ bản trong đời sống xã hội được
phân chia theo nhóm các lĩnh vực.
-Nhóm các quan hệ cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
+ Xác định bản chất của NN CHXHCN Việt Nam, bản chất và nguồn gốc
của quyền lực nhà nước;
+ Xác định cơ chế làm chủ của nhân dân trên cơ sở thể chế hóa mối quan hệ
giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý,…
+ Xác định phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
-Nhóm các quan hệ xã hội cơ bản giữa Nhà nước và cá nhân
+ Các nguyên tắc xác lập, củng cố mối quan hệ kiểu mới XHCN giữa NN và
cá nhân
+ Nguyên tắc về sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước và công
dân
+ Quy định toàn diện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
+ Cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân………
-Nhóm các quan hệ cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước
+ Quy định nguyên tắc hình thành, mối quan hệ giữa các đơn vị
hành chính lãnh thổ
+ Quy định cơ cấu bộ máy nhà nước, trình tự hình thành, các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các
mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước……………
Luật Hiến pháp điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cơ bản


trên tất cả các lĩnh vực; là cơ sở để các ngành luật khác xây dựng quy
phạm pháp luật của mình.
Với tính cách là Luật cơ bản, Hiến pháp XHCN có nội dung hết sức quan
trọng và giá trị pháp lý đặc biệt.
*Về nội dung của Hiến pháp:
Hiến pháp do Quốc hội- cơ quan đại biêu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất soạn thảo, thông qua và sửa đổi.
Hiến pháp có cơ cấu gồm: Lời nói đầu, các chương quy định về chế độ
chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chế độ
kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trình tự hình thành,
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Chương cuối cùng thường quy định về quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, thủ đô
và ngày quốc khánh, hiệu lực pháp lý của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến
pháp.
Hiến pháp năm 2013 được thông qua ngày 28/11/2013, gồm lời nói đầu và
11 chương, 120 điều
Chương 1 gồm 13 điều quy định về chế độ chính trị,
Chương 2 gồm 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân,
Chương 3 gồm 14 điều quy định về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo
dục, khoa học công nghệ và môi trường,
Chương 4 gồm 5 điều quy định về bảo vệ tổ quốc,
Chương 5 gồm 26 điều quy định về Quốc hội,
Chương 6 gồm 8 điều quy định về Chủ tịch nước,
Chương 7 gồm 8 điều quy định về Chính phủ,
Chương 8 gồm 8 điều quy định về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân
Chương 9 gồm 7 điều quy định về Chính quyền địa phương,
Chương 10 gồm 2 điều quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán
nhà nước.

Chương 11 gồm 2 điều quy định về hiệu lực của Hiến pháp và sửa đổi Hiến
pháp.
(Đối với các Hiến pháp tư sản thường chỉ quy định về cách thức tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, mà không quy định các nội dung về các
chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội…)
Các quy định về cơ cấu của Hiến pháp đã xác lập hệ thống thể chế của chế
độ nhà nước và xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở cho việc tổ chức nhà nước, tổ
chức xã hội theo đúng quan điểm của chính Đảng của giai cấp công nhângiai cấp lãnh đạo nhà nước và xã hội.
*Về giá trị pháp lý của Hiến pháp:
Với tính chất là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp còn được thể hiện
đậm nét ở giá trị pháp lý đặc biệt của nó
Giá trị pháp lý của Hiến pháp được biểu hiện trên các phương diện sau:+
Hiến pháp là cơ sở của hệ thống pháp luật và công tác xây dựng pháp
luật, thể hiện:
+ Căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mới ban hành được các văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm cụ
thể hóa, chi tiết hóa những quy định của Hiến pháp, từ đó hình thành hệ
thống pháp luật và đảm bảo tính hệ thống của hệ thống pháp luật.

Câu 5: Chế định ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm
2013
Trả lời
*Khái niệm Ly hôn: Khoản 14, điều 3, chương I của Luật
HN&GĐ năm 2014: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng
theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
*Nội dung chế định ly hôn:
Chấm dứt hôn nhân theo quy định của pháp luật là do vợ, chồng
chết hoặc do quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng chết
hoặc quyết định cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp lý của
Tòa án (ly hôn)

-Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn (Điều 52)
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng,
vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ
đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
-Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 56)
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án
không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về
việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm
trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào
tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục
đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên
bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác có quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm
chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực
gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ (khoản 2 Điều
51) thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc
chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
-Thủ tục ly hôn:

+ Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn (Điều 53)
Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về
tố tụng dân sự.
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn
thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng
(theo quy định tại khoản 1 Điều 14); nếu có yêu cầu về con và
tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 - Quyền, nghĩa vụ
giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được
giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của
cha mẹ và con và Điều 16 - Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp
đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên;
trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy
định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có
liên quan; việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công
việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như
lao động có thu nhập.
+ Hòa giải tại Tòa án (Điều 54)
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
+ Thuận tình ly hôn (Điều 55)
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy
hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài
sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ
sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì


Tiep Cau 5. Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa
thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi

chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
-Hậu quả pháp lý của ly hôn:
Việc ly hôn sẽ dẫn tới những hậu quả pháp lý: chấm dứt quan hệ
hôn nhân; chia tài sản; vấn đề con cái (nếu có); giải quyết vấn đề
cấp dưỡng
+ Chấm dứt quan hệ hôn nhân (khoản 1, điều 57): Quan hệ hôn
nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án
có hiệu lực pháp luật, lúc đó quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa
vợ và chồng sẽ chấm dứt
+ Chia tài sản:
Nếu hai bên tự thỏa thuận được việc chia tài sản thì Tòa án công
nhận
Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định theo các
nguyên tắc:
1.Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó,
trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung
2.Tài sản chung của vợ, chồng được chia đôi nhưng phải xem
xét đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và
phát triển khối tài sản chung; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi
bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có
điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong
vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu
không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận
phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được
hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Vấn đề con cái sau ly hôn:
Vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên đối với con
Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết giao con cho
01 bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;
nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của
con; con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ
trường hợp người mẹ không đủ điều kiện và vợ, chồng có thỏa
thuận khác phù hợp với lợi ích của con
+ Vấn đề cấp dưỡng: Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế
bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho
con: Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên,
con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài
sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con
hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng
con. (Điều 110)
Việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng: Khi ly hôn nếu bên khó khăn,
túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên
kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. (Điều 115)

tiepCau4 + Hiến pháp quy định các nguyên tắc xây dựng pháp luật,
thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và những người có thẩm quyền, các hình thức văn
bản quy phạm pháp luật, trình tự, thủ tục ban hành, sửa đổi, chế độ giám
sát, thanh tra, xử lý các văn bản sai trái, vi phạm pháp luật.
+ Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất:
- Là luật cơ bản, Hiến pháp là nguồn, là căn cứ cho các đạo luật khác
thuộc hệ thống pháp luật nhà nước. Các quy phạm pháp luật hiến pháp
là quy định mang tính định hướng, chỉ đạo để các luật khác cụ thể hoá

thành các quy phạm trực tiếp điều chỉnh, cụ thể các quan hệ xã hội ở
các lĩnh vực khác nhau.
- Các luật, văn bản dưới luật không được có quy định trái với Hiến pháp
mà phải phù hợp với nội dung và tinh thần của Hiến pháp, được ban
hành trên cơ sở Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp. Tất cả các quy
định trong các văn bản pháp luật nếu mâu thuẫn với nội dung tinh thần
Hiến pháp sẽ bị bãi bỏ.
- Tất cả các điều ước mà nhà nước tham gia ký kết không được mâu
thuẫn, trái với quy định của Hiến pháp.
- Các cơ quan nhà nước, các nhà trức trách có thẩm quyền khi thực hiện
nhiệm vụ, phải ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật theo đúng
quy định của Hiến pháp, và theo trình tự, thủ tục Luật định.
Chẳng hạn Quốc hội ban hành Luật, Nghị quyết;
Tập thể Chính Phủ ban hành Nghị định;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định; phải phù hợp với Hiến pháp
và pháp luật.
- Các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước và tất cả mọi công
dân trong quá trình hoạt động ở mọi lĩnh vực đều phải nghiêm chỉnh
chấp hành Hiến pháp, tôn trọng Hiến pháp, lấy các quy định của Hiến
pháp làm chuẩn mực cho hành vi của mình.
+ Hiến pháp được xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi theo trình tự,
thủ tục đặc biệt hơn các văn bản QPPL khác:
- Việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp phải được thực hiện trên cơ sở một
Nghị quyết chuyên biệt của Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Ví dụ: Nghị quyết số 51/NQ/QH 10 ngày 25/12/2001 của QH khoá X về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992.
- Việc xây dựng, dự thảo mới hoặc sửa đổi Hiến pháp phải được thực
hiện bởi một Uỷ ban do Chính cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
quyết định thành lập gồm những đại biểu tiêu biểu nhất.
Ví dụ: Sau khi đã thông qua Nghị quyết về việc chấp nhận SĐ, BS Hiến

pháp, QH sẽ ra Nghị quyết thành lập một Uỷ Ban của quốc hội là Uỷ
ban dự thảo sửa đổi Hiến Pháp.
- Quá trình xây dựng dự thảo mới hoặc sửa đổi Hiến pháp được thực
hiện trong sự phối, kết hợp, hoạt động tích cực, liên tục của Uỷ ban dự
thảo sửa đổi Hiến pháp với sự tham gia đông dảo của mọi tầng lớp dân
cư thông qua thảo luận đóng góp ý kiến bằng nhiều hình thức, nhiều
kênh khác nhau. Có thể thành lập Uỷ ban thẩm tra, tổ chức trưng cầu
dân ý.
- Quá trình xây dựng dự thảo được cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng
quan tâm và thường xuyên sâu sát cho ý kiến chỉ đạo.
- Việc thông qua Hiến pháp được tiến hành tại kỳ họp đặc biệt của cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hiến pháp chỉ được thông qua khi
có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. (đối với các văn bản
luật khác trên ½)
+ Hiến pháp do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất (Quốc hội)
thông qua:
Hiến pháp là hình thức pháp lý thể hiện tập trung quan điểm, tư tưởng
của lực lượng cầm quyền trong xã hội và thiết lập chế độ xã hội, tổ chức
thực hiện quyền lực nhà nước, xác lập quan hệ nhà nước và công dân,
biểu hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật.
+ Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ cơ bản nhất ở tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội:
Hiến pháp bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội cơ bản nhất, quan trọng nhất ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, đường lối quốc phòng toàn dân, an
ninh, đối ngoại, vấn đề bảo vệ tổ quốc XHCN, vấn đề quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân; đưa ra những nguyên tắc tổ chức và hoạt động
chung và mô hình tổ chức bộ máy nhà nước.
Các quy định Hiến pháp tạo thành cơ sở pháp lý, thiết lập khung của thể
chế xã hội, đồng thời phản ánh nội dung bản chất của chế độ xã hội một

cách toàn diện nhất. Trong khi đó, các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các
quan hệ xã hội thuộc một phần hoặc một kĩnh vực nhất định của đời
sống xã hội.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
ƯU ĐIỂM
HẠN CHẾ
GIẢI PHÁP



×