Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tổng quan về viễn thông Mạng báo hiệu số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.15 KB, 39 trang )

ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH I
***
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Tên đề tài :

HỆ THỐNG
MẠNG VIỄN THÔNG

+ Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hiền
+ Sinh viên thực hiện

: Phạm Văn Hưng

+ Lớp
+ Khóa

: ĐTVT 6B
: 2009-2012

Hà Nam , ngày 31 tháng 03 năm 2012


ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH I
***
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG


PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
********
+ Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hiền
+Sinh viên thực hiện

: Phạm Văn Hưng

+ Lớp
+Khóa

: ĐTVT-6B
: 2009-2012
Điểm đánh giá :
* …………………………
* …………………………


LỜI MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực viễn thông đã làm thay đổi bộ mặt, tính cách của trái đất. Đã hiện thực
hoá khả năng liên kết của mỗi con người của mỗi quốc gia, gắn kết mọi người với nhau nhờ một
mạng lưới viễn thông vô hình và hữu hình trên khắp trái đất và vũ trụ. Sự hội tụ trong lĩnh vực
viễn thông cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người
cũng tăng theo hàm số mũ. Nghành viễn thông đem lại sự hội tụ, hay sự thống nhất các dịch vụ
truyền dữ liệu, dịch vụ thoại, video (truyền hình quảng bá, truyền hình theo yêu cầu) và dữ liệu
Internet băng rộng thúc đẩy nghành công nghệ thông tin phat triển lên một tầng cao mới với đa
dạng các loại hình dịch vụ chi phí rẻ hơn. Mạng viễn thông giúp người sử dụng có thể gọi điện
thoại qua mạng Internet, có thể xem hình ảnh của bạn bè trên khắp mọi miền đất nước cũng như

thế giới, có thể chia sẻ nguồn dữ liệu, có thể thực hiện những giao dịch mua bán với mọi người
trên khắp thế giới một cách đơn giản.
Cùng với quá trình phát triển hiện đại hoá mạng viễn thông, báo hiệu là một vấn đề kỹ
thuật then chốt và phức tạp phản ánh trình độ công nghệ và quyết định tính hiệu quả của mạng.
Báo hiệu là tập hợp các giải pháp và khoa học kỹ thuật để thực hiện quá trình kết nối giữa các
khách hàng bất kỳ trong mạng. Với mỗi mạng nhất định, có một phương thức báo hiệu tương
ứng. Khi mạng được nâng cấp phát triển,cần có những phương thức báo hiệu đủ mạng để đáp
ứng những yêu cầu mới phát sinh. Do đó, sự ra đời và phát triển của mạng báo hiệu số 7 là tất
yếu.
Là một sinh viên được đào tạo học tập về lĩnh vực viễn thông tại CĐ Phát Thanh –
Truyền Hình 1, sau thời gian học tập lý thuyết tại trường được các thầy cô trong trường giảng
dạy truyền đạt kiến thức. Với kiến thức đã được học tại trường, cùng với thời gian đi thực tập
tại Trung tâm Viễn thông Thành phố Phủ Lý – Hà Nam. Được sự hướng dẫn của cô giáo
Nguyễn Thị Thu Hiền, các thầy cô trong khoa cùng các cán bộ kỹ thuật Trung tâm Viễn thông
Thành phố Phủ Lý. Em xin trình bầy vốn kiến thức ít ỏi đã tiếp thu được trong bản báo cáo thực
tập này.
Báo cáo gồm 3 phần chính :
1. Tổng quan mạng viễn thông.
2. Mạng báo hiệu số 7.
3. Thực tế.
Vì thời gian có hạn nên báo cáo của em không tránh khỏi nhưng thiếu sót, em mong
được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo.


MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………….....
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………….......
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT…………………………………………………….……………........

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ…………………………………………………………………...
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG………………….……………..……
1.1.Khái niệm về mạng viễn thông………………………..………………………………
1.2.Các đặc điểm của mạng viễn thông……………………………………………………
1.3.Phân loại mạng viễn thông………………………………………………………….....
1.3.1.Mạng PSTN (Public Switch Telephone Network)…………………………..
1.3.2.Mạng viễn thông thế hệ mới NGN(Next Generation Network).…………….
1.3.3.Mạng GSM (Global System for Mobile Communication)…………………..
CHƯƠNG 2. MẠNG BÁO HIỆU SỐ 7…………………..………………………………..…...
2.1.Đặc điểm mạng báo hiệu số 7……………………………………….…..……….........
2.2.Cấu trúc mạng báo hiệu.……………………………………………………………….
2.3.Các kiểu mạng báo hiệu.……………………………………………………………….
2.4.Phương án xây dựng mạng báo hiệu………..………..………………………………..
2.4.1.Đánh số rtrong điểm báo hiệu………..………..…………………………….
2.4.2.Các điểm đích trong mạng báo hiệu………………………..……………….
2.4.3.Định tuyến trong mạng báo hiệu……………………………..………………
2.4.4.Định cỡ mạng báo hiệu ……………………………………….….………….
2.4.5.Định cỡ kênh báo hiệu ………………………………………………………
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP………………….
3.1.Giới thiệu tổng quan về trung tâm viễn thông Thành phố Phủ Lý...……………….....
3.2.Kỹ năng thực hành……………………………………………………..………………
3.2.1.Cách thức đấu nối cáp và cách đếm dây……………………..………………
3.2.2.Cách thức lắp đặt ADSL và qui trình xử lí thuê bao ADSL bị hỏng………..
3.2.2.1.Cách thức lắp đặt mới một thuê bao ADSL………………………...
3.2.2.2. Xử lí ADSL bị mất tín hiệu internet………………………………..
3.2.3.Quy trình xử lí một thuê bao điện thoại cố định bị mất tín hiệu…………….
3.3.Kinh nghiệm thực tiễn………………………………………………..……………….
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP………………………………………………………...
NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN………….............................


1
2
3
4
5
5
7
9
9
11
16
20
20
21
22
25
25
25
26
27
29
32
32
32
32
33
33
33
33

34
35
36
37


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BSC
BTS
CATV
DBS
DPC

Tiếng anh
Base Station Controller
Base Transfer Station
Community Antenna Television
Direct Broadcast System
Destination Point Code

GSM

Global System for Mobile Telecom

GOS
HLR
ISDN
MS
OPC

OSI
PSTN

Grade Of Service
Home Location Register
Integrated Service Digital Network
Mobile Subscriber
Originatinh Point Code
Open System Interconnection
Public Switching Telephone Network

PSDN

Public Switching Data Network

SIM

Subscribe Identity Module

Tiếng việt
Điều khiển trạm gốc

Trạm cơ sở chuyển giao
Truyền hình cáp
Hệ thống trực tiếp phát sóng
Mã điểm đích
Hệ thống thông tin di động
toàn cầu
Lớp của dịch vụ
Trang chủ địa chỉ đăng ký

Mạng số liên kết đa dịch vụ
Thuê bao di động
Mã điểm nguồn
Hệ thống giao tiếp mở
Mạng điện thoại công cộng
Mạng dữ liệu chuyển mạch
công cộng
Theo dõi môđun danh tính


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Các thành phần chính của mạng viễn thông
Hình 1.2. Cấu hình mạng cơ bản
Hình 1.3. Cấu trúc mạng phân cấp
Hình 1.4. Mạng điện thoại cố định
Hình 1.5. Mô hình mạng NGN của VNPT
Hình 1.6. Cấu trúc mạng GSM
Hình 2.1. Mô tả điểm báo hiệu
Hình 2.2. Minh hoạ về SP, STP, SL và LS
Hình 2.3. Kiểu kết hợp
Hình 2.4. Kiểu không kết hợp
Hình 2.5. Kiểu tựa kết hợp
Hình 2.6. Các vùng báo hiệu
Hình 2.7. Mã nhận dạng (CIC)
Hình 2.8. Kênh báo hiệu
Hình 2.9. Chuyển hướng lưu lượng trong trường hợp có sự cố

Trang
5

6
7
10
15
17
21
22
23
23
23
24
27
30
30


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG
1.1. Khái niệm về mạng viễn thông :
Mạng viễn thông là phương tiện truyền đưa thông tin từ đầu phát tới đầu thu. Mạng có
nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Mạng viễn thông bao gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn,
môi trường truyền và thiết bị đầu cuối.

• Thiết bị chuyển mạch gồm có tổng đài nội hạt và tổng đài quá giang. Các thuê bao
được nối vào tổng đài nội hạt và tổng đài nội hạt được nối vào tổng đài quá giang.
Nhờ các thiết bị chuyển mạch mà đường truyền dẫn được dùng chung và mạng có thể
được sử dụng một cách kinh tế.
• Thiết bị truyền dẫn dùng để nối thiết bị đầu cuối với tổng đài, hay giữa các tổng đài để
thực hiện việc truyền đưa các tín hiệu điện. Thiết bị truyền dẫn chia làm hai loại: thiết

bị truyền dẫn phía thuê bao và thiết bị truyền dẫn cáp quang. Thiết bị truyền dẫn phía
thuê bao dùng môi trường thường là cáp kim loại, tuy nhiên có một số trường hợp môi
trường truyền là cáp quang hoặc vô tuyến.
• Môi trường truyền bao gồm truyền hữu tuyến và vô tuyến. Truyền hữu tuyến bao gồm
cáp kim loại, cáp quang. Truyền vô tuyến bao gồm vi ba, vệ tinh.
• Thiết bị đầu cuối cho mạng thoại truyền thống gồm máy điện thoại, máy Fax, máy
tính, tổng đài PABX(Private Automatic Branch Exchange).


Mạng viễn thông cũng có thể được định nghĩa như sau: Mạng viễn thông là một hệ thống
gồm các nút chuyển mạch được nối với nhau bằng các đường truyền dẫn. Nút được phân thành
nhiều cấp và kết hợp với các đường truyền dẫn tạo thành các cấp mạng khác nhau.

Mạng viễn thông hiện nay được chia thành nhiều loại. Đó là mạng mắc lưới, mạng sao,
mạng tổng hợp, mạng vòng kín và mạng thang. Các loại mạng này có ưu điểm và nhược điểm
khác nhau để phù hợp với các đặc điểm của từng vùng địa lý (trung tâm, hải đảo, biên giới,…)
hay vùng lưu lượng (lưu thoại cao, thấp,…). Mạng viễn thông hiện nay được phân cấp như hình
1.3.
Trong mạng hiện nay gồm 5 nút:
− Nút cấp 1: trung tâm chuyển mạch quá giang quốc tế.
− Nút cấp 2: trung tâm chuyển mạch quá giang đường dài.
− Nút cấp 3: trung tâm chuyển mạch quá giang nội hạt.
− Nút cấp 4: trung tâm chuyển mạch nội hạt.
− Nút cấp 5: trung tâm chuyển mạch từ xa.


1.2. Các đặc điểm của mạng viễn thông hiện nay :
Các mạng viễn thông hiện tại có đặc điểm chung là tồn tại một cách riêng lẻ, ứng với mỗi
loại dịch vụ thông tin lại có ít nhất một loại mạng viễn thông riêng biệt để phục vụ dịch vụ nó.
• Mạng Telex: dùng để gửi các bức điện dưới dạng ký tự đã được mã hoá bằng 5 bit (mã

Baudot). Tốc độ truyền rất thấp (từ 75 tới 300 bit/s).
• Mạng điện thoại công cộng, còn gọi là mạng POTS (Plain Old Telephone Service): ở
đây thông tin tiếng nói được số hóa và chuyển mạch ở hệ thống chuyển mạch điện thoại
công cộng PSTN.
• Mạng truyền số liệu: bao gồm các mạng chuyển mạch gói để trao đổi số liệu giữa các
máy tính dựa trên giao thức của X.25 và hệ thống truyền số liệu chuyển mạch kênh dựa
trên các giao thức X.21.
• Các tín hiệu truyền hình có thể được truyền theo ba cách: truyền bằng sóng vô tuyến,
truyền qua hệ thống mạng truyền hình cáp CATV (Community Antenna Television)
bằng cáp đồng trục hoặc truyền qua hệ thống vệ tinh hay còn gọi là truyền hình trực tiếp
DBS (Direct Broadcast System).
• Trong phạm vi cơ quan, số liệu giữa các máy tính được trao đổi thông qua mạng cục bộ
LAN (Local Area Network) mà nổi tiếng nhất là mạng Ethernet, Token Bus và Token
Ring.


Mỗi mạng được thiết kế cho các dịch vụ riêng biệt và không thể sử dụng cho các mục đích
khác. Ví dụ ta không thể truyền tiếng nói qua mạng chuyển mạch gói X.25 vì trễ qua mạng này
quá lớn. Người ta chia mạng Viễn thông theo các khía cạnh sau:
• Xét về góc độ kỹ thuật bao gồm các mạng chuyển mạch, mạng truyền dẫn, mạng truy
nhập, mạng báo hiệu và mạng đồng bộ.
• Xét về góc độ dịch vụ thì mạng Viễn thông gồm các mạng sau: mạng điện thoại cố định,
mạng điện thoại di động và mạng truyền số liệu
PSTN (Public Switching Telephone Network)
Là mạng chuyển mạch thoại công cộng. PSTN phục vụ thoại và bao gồm hai loại tổng đài:
tổng đài nội hạt (cấp 5), và tổng đài tandem (tổng đài quá giang nội hạt, cấp 4). Tổng đài
tandem được nối vào các tổng đài Toll để giảm mức phân cấp. Phương pháp nâng cấp các
tandem là bổ sung cho mỗi nút một ATM core. Các ATM core sẽ cung cấp dịch vụ băng rộng
cho thuê bao, đồng thời hợp nhất các mạng số liệu hiện nay vào mạng chung ISDN. Các tổng
đài cấp 4 và cấp 5 là các tổng đài loại lớn. Các tổng đài này có kiến trúc tập trung, cấu trúc phần

mềm và phần cứng độc quyền.
ISDN (Integrated Service Digital Network)
Là mạng số tích hợp dịch vụ. ISDN cung cấp nhiều loại ứng dụng thoại và phi thoại trong
cùng một mạng và xây dựng giao tiếp người sử dụng – mạng đa dịch vụ bằng một số giới hạn
các kết nối ISDN cung cấp nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm các kết nối chuyển mạch và
không chuyển mạch. Các kết nối chuyển mạch của ISDN bao gồm nhiều chuyển mạch thực,
chuyển mạch gói và sự kết hợp của chúng. Các dịch vụ mới phải tương hợp với các kết nối
chuyển mạch số 64 kbit/s. ISDN phải chứa sự thông minh để cung cấp cho các dịch vụ, bảo
dưỡng và các chức năng quản lý mạng, tuy nhiên tính thông minh này có thể không đủ để cho
một vài dịch vụ mới và cần được tăng cường từ mạng hoặc từ sự thông minh thích ứng trong
các thiết bị đầu cuối của người sử dụng. Sử dụng kiến trúc phân lớp làm đặc trưng của truy xuất
ISDN. Truy xuất của người sử dụng đến nguồn ISDN có thể khác nhau tùy thuộc vào dịch vụ
yêu cầu và tình trạng ISDN của từng quốc gia.
PSDN (Public Switching Data Network)
Là mạng chuyển mạch số liệu công cộng. PSDN chủ yếu cung cấp các dịch vụ số liệu.
Mạng PSDN bao gồm các PoP (Point of Presence) và các thiết bị truy nhập từ xa. Hiện nay
PSDN đang phát triển với tốc độ rất nhanh do sự bùng nổ của dịch vụ Internet và các mạng
riêng ảo (Virtual Private Network).


Mạng di động GSM (Global System for Mobile Telecom)
Là mạng cung cấp dịch vụ thoại tương tự như PSTN nhưng qua đường truy nhập vô tuyến.
Mạng này chuyển mạch dựa trên công nghệ ghép kênh phân thời gian và công nghệ ghép kênh
phân tần số. Các thành phần cơ bản của mạng này là: BSC (Base Station Controller), BTS (Base
Transfer Station), HLR (Home Location Register), VLR ( Visitor Location Register) và MS
( Mobile Subscriber).
Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ thu được lợi nhuận phần lớn từ các dịch vụ như leased
line, Frame Relay, ATM, và các dịch vụ kết nối cơ bản. Tuy nhiên xu hướng giảm lợi nhuận từ
các dịch vụ này bắt buộc các nhà khai thác phải tìm dịch vụ mới dựa trên IP để đảm bảo lợi
nhuận lâu dài. VPN là một hướng đi của các nhà khai thác. Các dịch vụ dựa trên nền IP cung

cấp kết nối giữa một nhóm các user xuyên qua mạng hạ tầng công cộng. VPN có thể đáp ứng
các nhu cầu của khách hàng bằng các kết nối dạng any-to-any, các lớp đa dịch vụ, các dịch vụ
giá thành quản lý thấp, riêng tư, tích hợp xuyên suốt cùng với các mạng Intranet/Extranet. Một
nhóm các user trong Intranet và Extranet có thể hoạt động thông qua mạng có định tuyến IP.
Các mạng riêng ảo có chi phí vận hành thấp hơn hẳn so với mạng riêng trên phương tiện quản
lý, băng thông và dung lượng. Hiểu một cách đơn giản, VPN là một mạng mở rộng tự quản như
một sự lựa chọn cơ sở hạ tầng của mạng WAN. VPN có thể liên kết các user thuộc một nhóm
kín hay giữa các nhóm khác nhau. VPN được định nghĩa bằng một chế độ quản lý. Các thuê bao
VPN có thể di chuyển đến một kết nối mềm dẻo trải dài từ mạng cục bộ đến mạng hoàn chỉnh.
Các thuê bao này có thể dùng trong cùng (Intranet) hoặc khác (Extranet) tổ chức. Tuy nhiên cần
lưu ý rằng hiện nay mạng PSTN/ISDN vẫn đang là mạng cung cấp các dịch vụ dữ liệu.
1.3. Phân loại mạng viễn thông :
1.3.1. Mạng PSTN (Public Switch Telephone Network) :
1.3.1.1.Khái niệm :
Mạng PSTN là mạng điện thoại chuyển mạch công cộng truyền thống dựa vào kĩ thuật
chuyển mạch kênh. Nó gồm tập hợp nhiều mạng quốc gia tạo thành mạng quốc tế.
Mạng PSTN lúc đầu ra đời chỉ sử dụng cho mục đích truyền thoại bằng máy điện thoại
do đó đường giao tiếp giữa thuê bao (TB) và tổng đài (TĐ) là tương tự và có băng thông 64
Kbps. Vì tiếng nói nguời có băng tần từ 0-4 KHz nên phải lấy mẫu với tần số 8 KHz , mỗi mẫu
8 bit sẽ là 8 x 8 = 64 Kbps.
Trong mạng PSTN, kết nối liên lạc điện thoại dùng chuyển mạch kênh sử dụng một
đường kết nối vật lý giữa người dùng tại hai đầu của mạng. Đường kết nối này bị chiếm dụng
và phải được đảm bảo trong suốt quá trình liên lạc. Vì lẽ đó chất lượng cuộc gọi trên mạng
PSTN bao giờ cũng tốt hơn nên mạng internet nhưng đổi lại chi phí lại đắt hơn rất nhiều, đặc
biệt là các cuộc gọi quốc tế.
Do có lịch sử phát triển lâu đời và không ngừng đổi mới mạng PSTN hiện tại vẫn hoạt động
tốt và cung cấp dịch vụ khá tin cậy . Hầu hết các cơ sở hạ tầng hiện nay phục vụ trên 80% cho
PSTN.



1.3.1.2.Đặc điểm :
-

Mạng PSTN có một số đặc điểm chính sau :
Truy nhập analog 300-3400 Hz.
Kết nối song công chuyển mạch kênh.
Băng thông chuyển mạch 64 Kb/s hoặc 300-3400 Hz đối với chuyển mạch analog.
Không có khả năng di dộng hoặc di động với cự ly hạn chế.
1.3.1.3.Cấu trúc mạng PSTN :

Hình 1.4 Mạng điện thoại cố định
Để cung cấp dịch vụ thoại cho người sử dụng, mạng PSTN phải gồm 4 thành phần cơ bản:
- Thuê bao đầu cuối (The subscriber Terminal) : là thiết bị kết nối tới mạng. Hiện nay, hầu
hết các thuê bao kết nối tới mạng PSTN là máy điện thoại bàn phím quay số. Có hai loại quay
số là :
+ Quay số bằng xung (Pulse dialing), với mỗi số một chuỗi xung sẽ được gửi đến swich.
+ Quay số bằng đa tầng âm kép (Dual Tone Multi Frequency – DTMF dialing), với mỗi số
được quay sẽ gửi đi một sự kết hợp giữa 2 sống sin tương ứng.
- Vòng nội bộ : Vòng nộ bộ là tuyến chuyên dụng nối giữa thuê bao và bộ chuyển mạch của
mạng, còn được gọi là vòng thuê bao. Hầu hết các kết nối vòng nội bộ sử dụng cáp xoắn đôi.
Chiều dài các vòng nội bộ từ vài km tới vài chục km. Hiện nay, loại hình kết nối cục bộ vô
tuyến sử dụng sóng radio (wireless local loops – WLLs) đang ngày càng phát triển nhờ các ưu
điểm như : cài đặt nhanh, chi phí bảo trì thấp, tiết kiệm sức người và của cải cho việc đào đất để
lắp mạng… Trong tương lai, cáp quang sẽ được sử dụng nhằm hỗ trợ một tốc độ truyền cao
hơn.
- Tổng đài (Chuyển mạch): Tổng đài là trung tâm chuyển mạch của mạng. Trung tâm chuyển
mạch kết nối trực tiếp với thuê bao gọi là tổng đài cuồi (end office), các end office kết nối với
nhau bằng tổng đài trung gian (Tandem office). Một tổng đài cuối hỗ trợ vài chục ngàn thuê bao
trong một địa phương. Các tổng đài trung gian chịu trách nhiệm trong việc định tuyến và
chuyển mạch giữa các tổng đài cuối.



- Để kết nối hai thuê bao trong cùng một tổng đài cuối, mạch được thiết lập đơn giản thông
qua tổng đài đó. Nhưng nếu hai thuê bao kết nối tới các tổng đài cuối khác nhau, mạch liên kết
có thể gồm một hay nhiều tổng đài trung gian.
- Trung kế (Mạch liên đài): là các tuyến giữa các tổng đài, trung kế tải cùng lúc nhiều cuộc
điển thoại sử dụng kỹ thuật ghép kênh theo tần số FDM hoặc theo thời gian TDM.
1.3.2. Mạng viễn thông thế hệ mới NGN(Next Generation Network) :
1.3.2.1. Khái niệm :
Mạng viễn thông thế hệ mới có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như:
• Mạng đa dịch vụ (cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau)
• Mạng hội tụ (hỗ trợ cho cả lưu lượng thoại và dữ liệu, cấu trúc mạng hội tụ)
• Mạng phân phối (phân phối tính thông minh cho mọi phần tử trong mạng)
• Mạng nhiều lớp (mạng được phân phối ra nhiều lớp mạng có chức năng độc lập
nhưng hỗ trợ nhau thay vì một khối thống nhất như trong mạng TDM).
Cho tới hiện nay, mặc dù các tổ chức viễn thông quốc tế và cùng các nhà cung cấp thiết bị
viễn thông trên thế giới đều rất quan tâm và nghiên cứu về chiến lược phát triển NGN nhưng
vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và chính xác nào cho mạng NGN. Do đó định nghĩa mạng
NGN nêu ra ở đây không thể bao hàm hết mọi chi tiết về mạng thế hệ mới, nhưng nó có thể
tương đối là khái niệm chung nhất khi đề cập đến NGN.
Bắt nguồn từ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ chuyển mạch gói và công
nghệ truyền dẫn băng rộng, mạng thông tin thế hệ mới (NGN) ra đời là mạng có cơ sở hạ tầng
thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, triển khai các dịch vụ một cách đa
dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động.
Như vậy, có thể xem mạng thông tin thế hệ mới là sự tích hợp mạng thoại PSTN, chủ yếu
dựa trên kỹ thuật TDM, với mạng chuyển mạch gói, dựa trên kỹ thuật IP/ATM. Nó có thể
truyền tải tất cả các dịch vụ vốn có của PSTN đồng thời cũng có thể nhập một lượng dữ liệu rất
lớn vào mạng IP, nhờ đó có thể giảm nhẹ gánh nặng của PSTN.
Tuy nhiên, NGN không chỉ đơn thuần là sự hội tụ giữa thoại và dữ liệu mà còn là sự hội tụ
giữa truyền dẫn quang và công nghệ gói, giữa mạng cố định và di động. Vấn đề chủ đạo ở đây

là làm sao có thể tận dụng hết lợi thế đem đến từ quá trình hội tụ này. Một vấn đề quan trọng
khác là sự bùng nổ nhu cầu của người sử dụng cho một khối lượng lớn dịch vụ và ứng dụng
phức tạp bao gồm cả đa phương tiện, phần lớn trong đó là không được trù liệu khi xây dựng các
hệ thống mạng hiện nay.
1.3.2.2. Đặc điểm của mạng NGN :
Mạng NGN có bốn đặc điểm chính:
• Nền tảng là hệ thống mạng mở.


• Mạng NGN là do mạng dịch vụ thúc đẩy, nhưng dịch vụ phải thực hiện độc lập với mạng
lưới.
• Mạng NGN là mạng chuyển mạch gói, dựa trên một giao thức thống nhất.
• Là mạng có dung lượng ngày càng tăng, có tính thích ứng cũng ngày càng tăng, có đủ
dung lượng để đáp ứng nhu cầu.
Trước hết, do áp dụng cơ cấu mở mà :
• Các khối chức năng của tổng đài truyền thống chia thành các phần tử mạng độc lập, các
phần tử được phân theo chức năng tương ứng, và phát triển một cách độc lập.
• Giao diện và giao thức giữa các bộ phận phải dựa trên các tiêu chuẩn tương ứng.
Việc phân tách làm cho mạng viễn thông vốn có dần dần đi theo hướng mới, nhà kinh
doanh có thể căn cứ vào nhu cầu dịch vụ để tự tổ hợp các phần tử khi tổ chức mạng lưới. Việc
tiêu chuẩn hóa giao thức giữa các phần tử có thể thực hiện nối thông giữa các mạng có cấu hình
khác nhau.
Thứ hai, mạng NGN là mạng dịch vụ thúc đẩy, với đặc điểm của:
• Chia tách dịch vụ với điều khiển cuộc gọi
• Chia tách cuộc gọi với truyền tải
Mục tiêu chính của chia tách là làm cho dịch vụ thực sự độc lập với mạng, thực hiện một
cách linh hoạt và có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ. Thuê bao có thể tự bố trí và xác định đặc
trưng dịch vụ của mình, không quan tâm đến mạng truyền tải dịch vụ và loại hình đầu cuối.
Điều đó làm cho việc cung cấp dịch vụ
và ứng dụng có tính linh hoạt cao.

Thứ ba, NGN là mạng chuyển mạch gói, giao thức thống nhất. Mang thông tin hiện nay, dù là
mạng viễn thông, mạng máy tính hay mạng truyền hình cáp, đều không thể lấy một trong các
mạng đó làm nền tảng để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin. Nhưng mấy năm gần đây, cùng với
sự phát triển của công nghệ IP, người ta mới nhận thấy rõ ràng là mạng viễn thông, mạng máy
tính và mạng truyền hình cáp cuối cùng rồi cũng tích hợp trong một mạng IP thống nhất, đó là
xu thế lớn mà người ta thường gọi là “dung hợp ba mạng”. Giao thức IP làm cho các dịch vụ
lấy IP làm cơ sở đều có thể thực hiện nối thông các mạng khác nhau; con người lần đầu tiên có
được giao thức thống nhất mà ba mạng lớn đều có thể chấp nhận được; đặt cơ sở vững chắc về
mặt kỹ thuật cho hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia (NII). Giao thức IP thực tế đã trở thành giao
thức ứng dụng vạn năng và bắt đầu được sử dụng làm cơ sở cho các mạng đa dịch vụ, mặc dù
hiện tại vẫn còn ở thế bất lợi so với các chuyển mạch kênh về mặt khả năng hỗ trợ lưu lượng
thoại và cung cấp chất lượng dịch vụ đảm bảo cho số liệu. Tốc độ đổi mới nhanh chóng trong
thế giới Internet, mà nó được tạo điều kiện bởi sự phát triển của các tiêu chuẩn mở sẽ sớm khắc
phục những thiếu sót này.


1.3.2.3.Các công nghệ trong mạng NGN :
Công nghệ chuyển mạch
Chuyển mạch cũng là một thành phần trong lớp mạng chuyển tải của cấu trúc NGN nhưng
có những thay đổi lớn về mặt công nghệ so với các thiết bị chuyển mạch TDM trước đây. Công
nghệ chuyển mạch của mạng thế hệ mới là IP, ATM, ATM/IP hay MPLS thì hiện nay vẫn chưa
xác định rõ, tuy nhiên nói chung là dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, cho phép hoạt động
với nhiều tốc độ và dịch vụ khác nhau.
Công nghệ truyền dẫn
Trong cấu trúc mạng thế hệ mới, truyền dẫn là một thành phần của lớp kết nối (bao gồm
chuyển tải và truy nhập). Công nghệ truyền dẫn của mạng thế hệ mới là SDH, WDM với khả
năng hoạt động mềm dẻo, linh hoạt, thuận tiện cho khai thác và điều hành quản lý.
Các tuyến truyền dẫn SDH hiện có và đang được tiếp tục triển khai rộng rãi trên mạng
viễn thông là sự phát triển đúng hướng theo cấu trúc mạng mới. Cần tiếp tục phát triển các hệ
thống truyền dẫn công nghệ SDH và WDM, hạn chế sử dụng công nghệ PDH.

• Cáp quang:
o Hiện nay trên 60% lưu lượng thông tin được truyền đi trên toàn thế giới được
truyền trên mạng quang. Công nghệ truyền dẫn quang SDH cho phép tạo trên
đường truyền dẫn tốc độc cao (n* 155 Mb/s) với khả năng bảo vệ của các mạch
vòng đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước và ở Việt Nam.
o WDM cho phép sử dụng độ rộng băng tần rất lớn của sợi quang bằng cách kết
hợp một số tín hiệu ghép kênh theo thời gian với độ dài các bước sóng khác nhau
và ta có thể sử dụng được các cửa sổ không gian, thời gian và độ dài bước sóng.
Công nghệ WDM cho phép nâng tốc độ truyền dẫn lên 5Gb/s, 10Gb/s và 20Gb/s.
• Vô tuyến:
o Viba: Công nghệ truyền dẫn SDH cũng phát triển trong lĩnh vực vi ba, tuy nhiên
do những hạn chế của môi trường truyền dẫn sóng vô tuyến nên tốc độ và chất
lượng truyền dẫn không cao so với công nghệ truyền dẫn quang.
o Vệ tinh: Vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO – Low Earth Orbit), vệ tinh quỹ đạo trung
bình (MEO – Medium Earth Orbit). Các loại hình dịch vụ vệ tinh đã rất phát triển
như: DTH tương tác, truy nhập Internet, các dịch vụ băng rộng, HDTV…Ngoài
các ứng dụng phố biến đối với nhu cầu thông tin quảng bá, viễn thông nông thôn,
với sự kết hợp sử dụng các ưu điểm của công nghệ CDMA, thông tin vệ tin ngày
càng có xu hướng phát triển đặc biệt trong lĩnh vực thông tin di động, thông tin cá
nhân,…


Công nghệ mạng truy cập
Trong xu hướng phát triển NGN sẽ duy trì nhiều loại hình mạng truy nhập vào một môi
truyền dẫn chung như:
• Mạng truy nhập quang
• Mạng truy nhập vô tuyến
• Các phương thức truy nhập cáp đồng: HDSL, ADSL.
• Xu hướng phát triển mạng truy nhập băng rộng.
1.3.2.4. Mạng NGN của Tổng công ty bưu chính viễn thông (VNPT)

• Sự cần thiết phải thay đổi công nghệ mạng
Mạng PSTN của VNPT đã được xây dựng và phát triển khá toàn diện, cung cấp dịch vụ
thoại truyền thống chất lượng tốt tới khách hàng. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, PSTN đã
bộc lộ một số hạn chế hầu như không thể khắc phục được. Chuyển mạch dựa trên công nghệ
TDM cứng nhắc trong việc phân bổ băng thông (Nx64kb/s) và gặp nhiều khó khăn khi đưa ra
các dịch vụ mới, nhất là khi triển khai mạng thế hệ sau. Mạng PSTN cần sự đầu tư lớn, giá
thành thiết bị cao và cho phí vận hành mạng lớn. Hơn nữa, mạng PSTN có nhiều cấp khác nhau
(Gateway quốc tế, Toll, tandem, Host) nên rất phức tạp trong việc phối hợp hệ thống báo hiệu,
đồng bộ và triển khai dịch vụ mới.
Trong khi đó, nhu cầu về các dịch vụ dữ liệu phát triển mạnh: Internet ngày càng phổ
biến, những đòi hỏi về dịch vụ IP (IP VPN...), xu thế tích hợp IP/ATM/MPLS cho mạng thông
tin trục...cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông thế giới đã dẫn đến sự
cần thiết phải thay đổi công nghệ mạng. Mạng mới ra đời phải có băng tần rộng, hỗ trợ nhiều
loại hình dịch vụ, đơn giản về cấu trúc và quản lý, dễ dàng phát triển dịch vụ và nhanh chóng
cung cấp cho khách hàng.
• Mô hình và nguyên tắc tổ chức mạng NGN
NGN là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên cơ sở mạng truyền tải IP/MPLS. Đó
là mạng mới với sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Trên cơ sở đó, mạng
có thể triển khai các dịch vụ rất đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu về các loại hình
dịch vụ viễn thông phong phú. Việc quản lý mạng được thực hiện đơn giản, tập trung,
nâng cao hiệu quả sử dụng, chất lượng mạng lưới và giảm thiểu chi phí vận hành, bảo


dưỡng. Với tính linh hoạt và độ ổn định cao, mạng dễ dàng mở rộng dung lượng phát triển
dịch vụ mới.

Hình 1.5 Mô hình mạng NGN của VNPT
• Triển khai mạng NGN của VNPT
Sau gần 3 năm định hướng và lựa chọn, đến tháng 12/2003 VNPT (Công ty Viễn thông
Liên tỉnh VTN) đã lắp đặt xong giai đoạn 1 mạng NGN, sử dụng giải pháp SURPASS của

Siemens, đã đi vào vận hành thành công. Đây là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên
công nghệ chuyển mạch gói được VNPT lựa chọn để thay thế cho mạng chuyển mạch kênh
truyền thống. Với ưu thế cấu trúc phân lớp theo chức năng và sử dụng rộng rãi các giao diện ở
API để kiến tạo dịch vụ mà không phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cáp thiết bị và khai thác
mạng, công nghệ NGN đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới là dịch vụ đa
dạng, giá thành thấp, đầu tư hiệu quả và tạo được nguồn doanh thu mới. Đây là mạng sử dụng
công nghệ chuyển gói với đặc tính linh hoạt, ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin


và công nghệ truyền dẫn quang băng thông rộng nên tích hợp được dịch vụ thoại và dịch vụ
truyền số liệu.
Để nâng cao hơn nữa năng lực của mạng lưới, VNPT quyết định đầu tư xây dựng
tiếp pha 2, và đến ngày 15/08/2004 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Mạng có 4 lớp là: lớp truy nhập, lớp chuyển tải, lớp điều khiển và lớp ứng dụng.
Lớp truy nhập: được triển khai gồm một Media Gateway kết nối với mạng PSTN
phục vụ cho dịch vụ VoIP và bộ BRAS kết nối trực tiếp với thiết bị DSLAM-HUB với khả
năng chuyển mạch 10Gb/s, sử dụng công nghệ xDSL, có thể hỗ trợ các kết nối ADSL,
SHDSL. Với hạ tầng mạng xDSL này, VNPT đã cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet
băng rộng Mega VNN tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước. Ước tính đến cuối năm 2005,
cả nước đã có khoảng 180.000 cổng xDSL.
Lớp chuyển tải: gồm 3 nút trục quốc gia đặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
và 11 nút vùng đặt tại các tỉnh/thành phố trọng điểm khác với băng thông các tuyến trục và
vùng là (STM-1) 155Mb/s dựa trên truyền dẫn SDH. Hiện tại băng thông tuyến trục đã nâng
cấp lên STM-16 (2.5 Gb/s) dựa trên Ring 20Gb/s / WDM mới triển khai. Ba Router lõi M160
Juniper đặt tại Hà Nội, HCM, Đà Nẵng có khả năng chuyển mạch là 160Gb/s.
Lớp điều khiển: gồm hai Softswitch HiQ9200 đặt ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Hệ thống
Softswitch bao gồm các chức năng về điều khiển hệ thống mạng, cung cấp các giao diện mở để
dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng dịch vụ, hỗ trợ nhiều loại giao thức điều khiển khác
nhau như MGCP, H.323, Megaco/H.248, SIP, ... Hệ thống các Server ứng dụng (tuỳ theo từng
loại hình dịch vụ Server ứng dụng có thể đặt tập trung hoặc phân tán). Bên cạnh đó hệ thống

quản lý mạng tập trung và hệ thống tính cước tập trung góp phần quan trọng trong quản lý, vận
hành và điều hành mạng.
Lớp dịch vụ/ứng dụng: VNPT cung cấp một loạt các dịch vụ như: dịch vụ thẻ trả trớc
1719, dịch vụ 1800, 1900, và nhiều dịch vụ gia tăng khác.
1.3.3. Mạng di động GSM (Global System for Mobile Communication) :
1.3.3.1. Khái niệm :
Công nghệ GSM hay còn được gọi là hệ thống thông tin di động toàn cầu, dựa trên công nghệ
TDMA tiêu chuẩn Châu Âu. Công nghệ đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA là công
nghệ truyền sóng kỹ thuật số, cho phép một số người dùng truy nhập vào cùng một kênh tần số
mà không bị kẹt bằng các định vị những rãnh thời gian duy nhất cho mỗi người dùng trong mỗi
kênh.


1.3.3.2. Đặc điểm :
- GSM được thiết kế độc lập với hệ thống nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần cứng, mà
chỉ tập trung vào chức năng và ngôn ngữ giao tiếp của hệ thống. Điều này tạo điều kiện cho nhà
thiết kế phần cứng sáng tạo thêm tính năng và cho phép công ty vận hành mạng mua thiết bị từ
nhiều hãng khác nhau.
- GSM với tiêu chuẩn thông số toàn Châu Âu mới, sẽ giải quyết sự hạn chế dung lượng hiện
nay. Thực chất dung lượng sẽ tăng 2 – 3 lần nhờ việc sử dụng tần số tốt hơn và kỹ thuật ô nhỏ
do vậy số thuê bao được phục vụ sẽ tăng lên.
- Lưu động là hoàn toàn tự động, người sử dụng dịch vụ có thể đem máy di động của mình đi
sử dụng ở nước khác. Hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin về vị trí. Người sử dụng cũng có
thể gọi đi và nhận cuộc gọi đến mà người gọi không biết vị trí của mình. Ngoài tính lưu động
quốc tế, tiêu chuẩn GSM còn cung cấp một số tính năng như thông tin tốc độ cao, faxcimile và
dịch vụ thông báo ngắn.
- Tiêu chuẩn GSM được thiết kế để có thể kết hợp với ISDN và tương thích với môi trường
di động. Nhờ vậy tương tác giữa hai tiêu chuẩn này đảm bảo hợp lý.
- Ở GSM việc đăng ký thuê bao được ghi ở module nhận dạng thuê bao SIM (Subscribe
Identity Module). Card thuê bao chỉ được sử dụng với một máy. Hệ thống kiểm tra là đăng ký

thuê bao đúng và card không bị lấy cắp. Quá trình này được tự động thực hiện bằng một thủ tục
nhận thực thông qua một trung tâm nhận thực.
- Tính bảo mật cũng được tăng cường nhờ việc sử dụng mã số để ngăn chặn hoàn toàn việc
nghe trộm ở vô tuyến. Ở các nước điều kiện tương đối tốt, chất lượng tiếng ở GSM ngang bằng
vời hệ thống tương tự. Tuy nhiên, ở các điều kiện xấu do tín hiệu yếu hay do nhiễu giao thoa
nặng, GSM có chất lượng vượt trội.
1.3.3.3 Cấu trúc mạng GSM :
SS
ISDN
ISDN

AUC
AUC

VLR
VLR

HLR
HLR

PSPDN
PSPDN
CSPDN
CSPDN
PSTN
PSTN

EIR
EIR


MSC
MSC

BSS

BSC
BSC
BTS
BTS

PLMN
PLMN
MS
MS

OMC
OMC


Hình 1.6 Cấu trúc mạng GSM
OSS : Hệ thống khai thác và hỗ trợ
AUC : Trung tâm nhận thực
HLR : Bộ ghi định vị thường trú
MSC : Tổng đài di động
BSS : Hệ thống trạm gốc
BSC : Đài điều khiển trạm gốc
OMC : Trung tâm khai thác và bảo dưỡng
PSPDN : Mạng chuyển mạch gói công cộng
PSDN : Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng
SS : Hệ thống chuyển mạch

VLR : Bộ ghi định vị tạm trú
EIR : Thanh ghi nhận dạng thiết bị
BTS : Đài vô tuyến gốc
MS : Máy di động
ISDN : Mạng số liên kết đa dịch vụ
CSPDN : Mạng chuyển mạch số công cộng theo mạch
PLMN : Mạng di động mặt đất công cộng
1.3.3.4. Hệ thống GSM :
Hệ thống này được chia thành hệ thống chuyển mạch SS và hệ thống trạm gốc BSS, mỗi
hệ thống này có một số chức năng tại đó thực hiện tất cả các chức năng của hệ thống. Và những
khố chức năng này được thực hiện ở các thiết bị khác nhau.

• Hệ thống con chuyển mạch (SS)
Hệ thống con chuyển mạch (SS): bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của GSM
cũng như các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao. Chức
năng chính của SS là quản lý thông tin giữa những người sử dụng mạng GSM với nhau và với
mạng khác. MSC thực hiện các chức năng chuyển mạch chính, nhiệm vụ chính của MSC là
điều phối việc thiết lập cuộc gọi đền những thuê bao của GSM, một mặt MSC giao tiếp với hệ
thống con BSS và mặt khác giao tiếp với mạng ngoài qua G-MSC.
SS cũng cần giao tiếp với mạng ngoài để sử dụng khả năng truyền tải của các mạng này
cho việc truyền tải số liệu của người sử dụng hay báo hiệu giữa các phần tử của mạng GSM.
Chẳng hạn SS có thể sử dụng mạng báo hiệu kênh chung số 7, mạng này đảm bảo hoạt động
tương tác giữa các phần tử của SS trong một hay nhiều mạng GSM. MSC thường là một tổng
đài lớn điều khiển và quản lý một số các bộ điều khiển trạm gốc BSC. Một tổng đài MSC thích
hợp cho một vùng đô thị và ngoại ô có dân cư vào khoảng một triệu (với mật độ thuê bao trung
bình).
• Trạm di động (MS)
MS là một đầu cuối di động, có thể đặt trên ô tô hay xách tay. Tại GSM có một khối nhỏ
gọi là modun nhận dạng thuê bao SIM, là một khối vật lý tách riêng chẳng hạn là một IC Card
còn gọi là card thông minh SIM cùng với thiết bị trạm hợp thành trạm di động. Không có SIM,

MS không thể thâm nhập đền mạng trừ trường hợp gọi khẩn. Khi liên kết đăng ký thuê bao với
card SIM chứ không phải với MS.


Đăng ký thuê bao có thể sử dụng trạm MS khác như của chính mình. Điều này làm nẩy
sinh vần đề MS bị lấy cắp, vì không có biện pháp để chặn đăng ký thuê bao nếu bị lấy cắp thì
khi đó sẽ cần một cơ sở dữ liệu chứa số liệu phần cứng của thiết bị : thanh ghi nhận dạng thiết
bị EIR (nhưng hiện nay ở Việt Nam thì người ta không dùng thiết bị này nữa bởi vì khi có EIR
thì nó yêu cầu máy có chỉ tiêu chất lượng tốt. Do kinh tế thị trường thì không phải ai cũng có
thể mua một máy có chất lượng đạt yêu cầu). EIR được nối với MSC qua một đường báo hiệu,
nó cho phép MSC kiểm tra sự hợp lê của thiết bị. Bằng cách này có thể cho một MS không
được thâm nhập.
• Hệ thống con BSS
Là một hệ thống đặc thù riêng cho tính chất tổ ong vô tuyến của GSM. BSS giao diện
trực tiếp với các trạm di động MS thông qua giao diện vô tuyến, vì thế nó bao gồm các thiết bị
thu phát đường vô tuyến và quản lý các chức năng này. Mặt khác BSS thực hiện giao diện với
các tổng đài SS. Tóm lại, BSS thực hiện đấu nối các MS với tổng đài và nhờ vậy đấu nối những
người sử dụng các trạm di dộng với những người sử dụng viễn thông khác BSS cũng phải được
điều khiển, do đó nó được đấu nối với OSS.
• Các đặc trưng của GSM
-

Tính tương thích.
Loại bỏ các tạp âm.
Tính linh hoạt và tăng thêm dung lượng.
Sử dụng các giao diện tiêu chuẩn.
An toàn và bảo mật tuyệt đối.
Chuyển vùng nhanh hơn.
Nhận dạng thuê bao.
Tính tương thích với ISDN.



CHƯƠNG II
MẠNG BÁO HIỆU SỐ 7
2.1.Đặc điểm của mạng báo hiệu số 7 :
SS7 được đưa ra trong những năm 1979/1980, hệ thống báo hiệu này được thiết kế tối ưu
cho mạng quốc gia và quốc tế sử dụng các trung kế số tốc độ 64Kb/s. Trong thời gian này, giải
pháp phân lớp trong giao tiếp thông tin đã được phát triển tương đối hoàn thiện, đó là hệ thống
giao tiếp mở OSI (Open System Interconnection), và giải pháp phân lớp trong mô hình OSI này
đã được ứng dụng báo hiệu số 7. Hệ thống báo hiệu số 7 được thiết kế không những chỉ cho
điều khiển thiết lập, giám sát các cuộc gọi điện thoại mà cả các dịch vụ phi thoại. Với các ưu
điểm và nhược điểm sau đây:
• Ưu điểm của SS7 :
- Tốc độ báo hiệu cao: Thời gian thiết lập một cuộc gọi giảm đến nhỏ hơn 1s trong hầu hết
các trường hợp.
- Dung lượng lớn: Mỗi đường báo hiệu có thể mạng báo hiệu cho vài trăm cuộc gọi đồng
thời, nâng cao hiệu suất sử dụng kênh thông tin.
- Độ tin cậy cao: Bằng việc sử dụng các tuyến dự phòng, có thủ tục sửa sai.
- Tính kinh tế: So với hệ thống báo hiệu truyền thống, hệ thống báo hiệu số 7 cần rất ít thiết
bị báo hiệu.
- Tính mềm dẻo: Hệ thống gồm rất nhiều tín hiệu, do vậy có thể sử dụng trong nhiều mục
đích khác nhau, đáp ứng được sự phát triển của mạng trong tương lai.
- Được chẩn hoá quốc tế.
- Phù hợp với mạng trong nước, quốc tế và liên lục địa.
- Phù hợp vói các dịch vụ thông tin đa dạng, chẳng hạn như thoại, dịch vụ số liệu.
- Có tính linh hoạt cao.
- Có độ tin cậy cao trong quá trình chuyển bản tin.
- Báo hiệu trên đường kênh riêng biệt cho nên tốc độ bit của mạch là duy nhất.
- Đường báo hiệu tồn tại trong suốt quá trình thực hiện cuộc gọi.
- Được sử dụng trên sự đa dạng của các thiết bị truyền dẫn.

+ Cáp (đồng trục, sợi quang).
+ Sóng Radio (vô tuyến)
+ Vệ tinh (có tới 2 đường vệ tinh)
- Sử dụng tốc độ truyền 64 Kbps trong mạng số và đồng thời có thể sử dụng tốc độ thấp và
đường báo hiệu Analog nếu cần thiết.
• Nhược điểm của SS7:
Cần dự phòng cao vì toàn bộ báo hiệu đi chung một kênh, chỉ cần một sai sót nhỏ là ảnh
hưởng tời nhiều kênh thông tin.


2.2.Cấu trúc báo hiệu số 7 :
Mạng báo hiệu gồm có các nút mạng và các đường báo hiệu. Các nút mạng này có thể là các
điểm báo hiệu (SP: Signalling Point). Các đường báo hiệu (SL: Signalling Link) này kết nối với
các điểm báo hiệu. CCS7 gồm 2 phần tử chức năng: Điểm báo hiệu và điểm chuyển tiếp báo
hiệu (STP: Signalling Tranfer Point). Theo CCITT mạng số 7 phải xây dựng sao cho càng ít
mức càng tốt, thông thường gồm 2 mức trong mạng quốc gia là mức sơ cấp và thứ cấp.
 Điểm báo hiệu (SP):
Điểm báo hiệu là một nút chuyển mạch hoặc một nút xử lý trong mạng báo hiệu được cài
đặt chức năng báo hiệu số 7. Một tổng đài điện thoại hoạt động như một nút báo hiệu phải là
tổng đài được điều khiển bằng chương trình lưu trữ sẵn SPC vì báo hiệu số 7 là dạng thông tin
số liệu giữa các bộ xử lý.
Tất cả các điểm báo hiệu SP trong mạng báo hiệu số 7 được nhận dạng bằng một mã
nhận dạng riêng biệt 14 bit hoặc 24 bit được gọi là mã điểm báo hiệu SPC (Signalling Point
Code). Nó có khả năng xử lý các bản tin báo hiệu có liên quan.
A

B

SP


SP

Hình 2.1 Mô tả điểm báo hiệu
Trong hình trên hai điểm báo hiệu SPA và SPB là tổng đài có điều khiển bằng chương
trình lưu trữ sẵn (SPC). Giả sử việc báo hiệu được thực hiện từ điểm báo hiệu A đến điểm báo
hiệu B, khi đó:
• A được gọi là điểm xuất phát của tín hiệu báo hiệu - OPC.
• B được gọi là điểm đích của tín hiệu báo hiệu - DPC.
 Điểm chuyển tiếp báo hiệu (STP)
Điểm chuyển tiếp báo hiệu là điểm báo hiệu có khả năng định tuyến cho các bản tin,
chuyển tiếp bản tin báo hiệu từ đường này đến đường khác mà không có khả năng xử lý bản tin
này. Một STP có thể là một nút định tuyến báo hiệu thuần tuý hoặc cũng có thể gồm cả chức
năng của một điểm kết cuối báo hiệu SP. Để nâng cao độ tin cậy của mạng báo hiệu số 7, các
STP thường phải có cấu trúc kép.
Theo khuyến nghị của ITU, mạng báo hiệu số 7 phải được xây dựng sao cho càng ít mức
càng tốt, và thông thường gồm 2 mức trong một mạng quốc gia đó là mức sơ cấp và mức thứ
cấp.
 Liên kết báo hiệu hay kênh báo hiệu (SL)


Hệ thống báo hiệu kênh chung sử dụng các kênh báo hiệu để chuyển tải thông tin báo
hiệu giữa hai điểm báo hiệu.
Một kênh báo hiệu gồm hai kết cuối báo hiệu được đấu nối với môi trường truyền dẫn
(thực chất đó là một khe thời gian trong tuyến PCM được chọn lựa để mang báo hiệu).
Một số kênh báo hiệu đấu nối song song trực tiếp giữa hai điểm báo hiệu với nhau tạo
thành chùm kênh báo hiệu LS. Một LS gồm 1 đến 16 kênh báo hiệu.
Mỗi kênh báo hiệu trong mạng báo hiệu số 7 có khả năng xử lý 4095 mạch thoại. Nhưng
để dự phòng, người ta sử dụng 2 đường báo hiệu hoạt động phân tải (hoặc nhiều hơn) và chúng
cũng tạo thành một chùm kênh báo hiệu.
SP


Signalling Link

SP

.

Link Set
SP

Hình 2.2 Minh hoạ về SP, STP, SL và LS

 Tuyến báo hiệu.
Tuyến được xác định cho báo hiệu giữa một điểm nguồn và một điểm đích gọi là tuyến
báo hiệu lưu lượng, báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu có thể được phân bố cho vài tuyến khác
nhau. Tuyến của các đường báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu có thể là khác nhau. Tất cả các
tuyến báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu được kết hợp thành một tập hợp tuyến báo hiệu.
2.3. Các kiểu mạng báo hiệu :
Kiểu báo hiệu đề cập tới mối liên quan giữa đường báo hiệu và đường tiếng. Trong mạng
báo hiệu số 7 hai nút có khả năng trao đổi bản tin giữa chúng thông qua mạng báo hiệu thì giữa
chúng đã tồn tại một mối liên hệ báo hiệu (Signalling relation).
Các mạng báo hiệu trong CCS7 có thể sử dụng 3 kiểu báo hiệu với quan điểm kiểu báo
hiệu là mối quan hệ giữa đường đi của bản tin báo hiệu và đường tiếng có liên quan đó là các
kiểu sau:
 Kiểu kết hợp: (Associated mode)
Trong kiểu kết hợp, các bản tin báo hiệu và các đường tiếng giữa 2 điểm được truyền trên
một tập hợp đường đấu nối trực tiếp 2 điểm này với nhau như mô tả hình:


SP


SP

Trong đó :

Đường báo hiệu
Đường tiếng
Hình 2.3 Kiểu kết hợp

 Kiểu không kết hợp: ( Non associated )
Trong kiểu báo hiệu này, các bản tin báo hiệu có liên quan đến các đường tiếng giữa 2
điểm báo hiệu được truyền trên một hoặc nhiều đường quá giang, qua một hoặc nhiều điểm
chuyển tiếp báo hiệu. Kiểu không kết hợp được mô tả trong hình:

SP

STP

SP
SP
STP

SP

STP
STP

Hình 2.4 Kiểu không kết hợp.

 Kiểu tựa kết hợp: ( Quasi- asociated mode )

Kiểu báo hiệu tựa kết hợp là trường hợp đặc biệt của kiểu báo hiệu không kết hợp, trong
đó các đường đi của bản tin báo hiệu được xác định trước và cố định, trừ trường hợp định tuyến
lại vì có lỗi. Hình dưới mô tả kiểu báo hiệu tựa kết hợp.

SP

SP

STP

STP

Hình 2.5 Kiểu tựa kết hợp


×