Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Phân tích và xây dựng chiến lược cho công ty cổ phần thực phẩm interfood

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 60 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING
KHOA MARKETING

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM INTERFOOD
GIẢNG VIÊN: TRẦN VĂN HƯNG

1


LỜI MỞ ĐẦU
Chỉ còn hơn hai tháng nữa, Việt Nam sẽ gia nhập TPP. Điều này đồng nghĩa
với việc bắt đầu từ năm 2015, các tập đoàn nước ngoài sẽ được tự do đầu tư vào Việt
Nam mà không gặp các rào cản về pháp lý như hiện nay. Đứng trước sức ép cực lớn từ
những tập đoàn đa quốc gia, năng lực cũng như vai trò quản trị của các doanh nghiệp
trong nước ngày càng được đề cao hơn bao giờ hết. Nhận thấy được sự quan trọng của
việc hoạch định chiến lược trong tương lai, nhóm chúng em quyết định thực hiện đề án
này nhằm áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tế, qua đó rút thêm những bài
học, kinh nghiệm đáng giá để hỗ trợ cho công việc sau này.
Trong những năm 90, INTERFOOD từng nắm vị trí số một trong ngành nước
giải khát không gaz với sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm, nhưng sự phát triển của
nước giải khát có gaz làm người tiêu dùng dần quay lưng lại với loại hình nước giải
khát này. Ngay cả khi Tân Hiệp Phát khai phá lại thị trường này một lần nữa, thì thị
phần của IFS vẫn không tiếp tục phát triển mà còn sụt giảm, doanh thu và doanh số
của sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm ngày càng giảm khi Tân Hiệp Phát cũng mở
rộng sang thị trường mới . Bước ngoặt của IFS đến vào năm 2012, khi IFS hợp tác với
tập đoàn KIRIN (Nhật Bản). Với sự hỗ trợ về tài chính và kinh nghiệm từ KIRIN,
thương hiệu Trà bí đao Wonderfarm dần trở lại trong nhận thức người tiêu dùng. Có
thể nói khoảng thời gian 2 năm (2012-2014) là quá ngắn để có thể nhận xét rằng IFS có


thực sự “trở lại” là một thế lực hay không, tuy nhiên với những chuyển biến ban đầu,
có thể thấy rằng bước đi mới này sẽ giúp một thương hiệu lâu đời tại Việt Nam có mặt
trên thị trường dài hơn. Để nhận thấy rõ hơn sự phát triển của IFS, trong đề tài này
chúng em sẽ đi sâu vào việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài cũng như nội
bộ công ty, qua đó dự đoán sự phát triển của IFS trong tương lai và đưa ra một số đề
xuất nhằm xây dựng và hoàn thiện chiến lược của công ty.

2


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM
QUỐC TẾ (INTERFOOD)

1.1. Thông tin chung
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế với tiền thân là Công ty tư nhân Trade
Ocean Exporters được thành lập tại Malaysia năm 1977. Ngành nghề kinh doanh chủ
yếu nhắm vào thị trường xuất khẩu. Khi lợi nhuận và doanh số ngày càng tăng, Trade
Ocean thành công trong việc xây dựng nhà máy đầu tiên năm 1980 đáp ứng việc sản
xuất một lượng lớn đơn đặt hàng xuất khẩu của công ty. Đến năm 1991, công ty quyết
định dời sang nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng cao.
Khi kinh doanh thương mại phát triển mạnh đạt trên 300%, công ty nhận thấy
cần phải tái cấu trúc cơ cấu nên quyết định thành lập công ty Trade Ocean Holdings là
công ty cổ phần với hai công ty con, đó là Trade Ocean Exporters chủ yếu nhắm vào
các hoạt động thương mại, và Công ty WONDERFARM Biscuits & Confectionery là
bộ phận chuyên sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Đồng thời, để tìm kiếm cơ hội mới công ty đã thành lập thêm nhà máy để đáp
ứng nhu cầu của sự phát triển. Sau khi khảo sát nghiên cứu thị trường, Việt Nam được
đánh giá là quốc gia có sự thay đổi tích cực, khách hàng tiềm năng dồi dào, nguồn
nhân lực có năng lực tốt và là nơi rất giàu các sản phẩm nông nghiệp.
Vì vậy, tập đoàn quyết định thành lập ra Công ty TNHH công nghiệp chế biến

Thực phẩm Interfood vào năm 1991. Sau nhiều năm thành lập, công ty phát triển sang
Việt Nam trong ngành sản xuất và kinh doanh quốc tế. Đây là bước tiến hết sức thông
minh và chiến lược, có khả năng giúp tập đoàn và công ty thống nhất lại sức mạnh,
chiến lược cũng như tiềm năng cạnh tranh quốc tế mà không phá vỡ giá trị, bản sắc
3


cũng như triết lý kinh doanh công ty. Triển vọng sản xuất kinh doanh thực sự tốt đẹp vì
sự phát triển của nền Kinh tế Việt Nam bùng nổ hơn cả những dự đoán trước đó.
Interfood tuy là một công ty còn non trẻ trong kinh nghiệm quản lý nhân lực
quốc tế nhưng nhanh chóng trở thành nhà sản xuất hiện đại nhất Việt Nam và là một
trong những công ty chi phối quản lý chất lượng tập trung vào các sản phẩm bánh,
nước giải khát tại Việt Nam. Điều này được minh chứng bằng việc WONDERFARM
nhận được giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao danh giá, đây là giải thưởng
được trao cho đơn vị có năng lực quản lý chất lượng sản phẩm thống nhất.
Từ năm 2011, tập đoàn KIRIN, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh
vực nước uống và thực phẩm tại khu vực Châu Á, đã trở thành cổ đông chiến lược và
bắt đầu tham gia vào công tác quản lý kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm
Quốc Tế (Interfood) .
Tháng 3/2012, Interfood và KIRIN chính thức hợp tác trong việc sản xuất kinh
doanh sản phẩm nước giải khát. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường nước giải khát Việt
Nam, công ty đã phân bổ sản xuất cho hai nhà máy chính, đó là: Nhà máy Interfood tại
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai chuyên phụ trách việc sản xuất các sản phẩm đóng
lon với thương hiệu WONDEFARM, và nhà máy KIRIN tại tỉnh Bình Dương chuyên
sản xuất các sản phẩm đóng chai tiện dụng với thương hiệu KIRIN.
Tên công ty:
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ
Tên tiếng Anh: INTERFOOD SHAREHOLDING COMPANY
Tên giao dịch: Interfood
Tên viết tắt: IFS

Chứng nhận đầu tư
4


Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện
hành của Việt Nam, theo Giấy chứng nhận đầu tư số: 472033000328, đăng ký lần đầu
ngày 16/11/1991, điều chỉnh lần thứ nhất ngày 28/11/2007, điều chỉnh lần thứ tư ngày
18/11/2011.
Trụ sở đăng ký của Công ty:
Địa chỉ: Lô 13, Khu công nghiệp Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai
Điện thoại: (84) 61 – 3511138
Fax: (84) 61 – 3512498
Website: www.wonderfarmonline.com
Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ của Công ty là 501.409.920.000 VND (bằng chữ: Năm trăm lẻ mốt
tỉ bốn trăm lẻ chín triệu chín trăm hai mươi ngàn VND chẵn). Tổng số vốn điều lệ của
Công ty được chia thành 50,140,992 cổ phần với mệnh giá là 10.000 đồng/ cổ phần.
Vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư đăng ký của Công ty là 1.444.500.000.000 đồng (tương
đương 90.000.000 đô la Mỹ)
Thành tích
Được bình chọn danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2013.
Tầm nhìn:

5


Trở thành công ty hấp dẫn và có giá trị đối với khách hàng để mang đến sức
khỏe, sự thoải mái, và thõa mãn trong cuộc sống bằng việc cung cấp sản phẩm dựa trên

nhu cầu khách hàng.
Trở thành công ty đáng mơ ước, nơi mà nhân viên luôn tự hào với công việc và
tận hưởng cuộc sống có chất lượng cao.
Trở thành công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực nước giải khát bằng
cách đứng trên quan điểm người tiêu dùng để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và dịch
vụ tốt.
Sứ mệnh:
Công ty Cổ phần Công Nghiệp Thực Phẩm Quốc Tế cam kết mang đến cho
Quý khách hàng những sản phẩm chất lượng cao nhất bằng tất cả nguồn lực, trái tim và
trách nhiệm.
Giá trị cốt lõi:
Trung thực: Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch của mình
với khách hàng và nhà cung cấp.
Trân trọng: Trân trọng bản thân mình, trân trọng đồng nghiệp, trân trọng khách
hàng, trân trọng nhà cung cấp, trân trọng Công ty.
Tuân thủ: Tuân thủ luật pháp , tuân thủ quy trình sản xuất, tuân thủ nội quy,
quy định cũng như các quy chế, chính sách của Công ty.
Văn hóa: Luôn luôn tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn đã được thiết lập và
hành xử một cách văn hóa.

6


1.2. Các dòng sản phẩm chính

7


8



Hình
1.1 :
danh mục sản phẩm chính
Dòng sản phẩm nhãn hiệu Wonderfarm:

- Nước giải khát:
Sản phẩm WONDERFARM là thức uống chế biến từ các loại trái cây tự nhiên
chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Với công nghệ hiện đại và quy
trình sản xuất được quản lý chặt chẽ đã tạo ra các sản phẩm nước giải khát mang đậm
hương vị thiên nhiên, với lượng đường vừa đủ giúp người tiêu dùng dễ dàng, tiện lơi
trong việc thưởng thức sản phẩm nước trái cây bổ dưỡng mỗi ngày.
- Bánh các loại:
Các sản phẩm bánh nhãn hiệu WONDERFARM khá đa dạng,bao gồm: bánh
xốp kem, bánh xốp, bánh quế, bánh Cracker, bánh quy bơ, bánh quy hỗn hợp, được
9


đựng trong các bao bì giấy, nhựa, hộp thiếc phù hợp với nhu cầu của từng nhóm người
tiêu dùng, thích hợp trong sử dụng hàng ngày và làm quà biếu trong các dịp lễ, tết Hầu
hết các sản phẩm WONDERFARM sử dụng trực tiếp nguồn nguyên liệu tươi, sơ chế
và sản xuất trên dây chuyền khép kín tự động ngay tại nhà máy. Do đó bảo đảm giá trị
dinh dưỡng và vị tươi ngon tự nhiên, đồng thời kiểm soát được tính an toàn cũng như
xuất xứ của nguồn nguyên liệu.
Dòng sản phẩm Ice+:
Ice+ là dòng sản phẩm Nước vị trái cây lần đầu tiên có mặt trên thị trường Việt
Nam, được sản xuất với công nghệ tiên tiến Nhật Bản Aseptic. Đặc trưng sản phẩm là
nước tinh khiết hòa quyện vớinước ép trái cây được đông kết ở nhiệt độ -180C, giúp
sản phẩm giữ được độ thơm ngon tinh khiết như trái cây vừa hái, vừa đảm bảo độ an
toàn thực phẩm tuyệt đối do không sử dụng bất kỳ chất bảo quản, hay tạo màu tạo mùi

nhân tạo nào.
Dòng sản phẩm Latte:
Theo Bí Quyết Tạo Vị Ngon Từ Nhật Bản, Latte là thức uống được chiết xuất
từ các thành phần thiên nhiên tốt nhất pha thêm sữa. Vị ngon thanh khiết cùng dư vị
nhẹ nhàng của Latte không chỉ giúp bạn thỏa cơn khát mà còn mang đến những phút
thư giãn nhẹ nhàng nhất.
Chính sách sản phẩm
Tiếp tục nghiên cứu và duy trì phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và nhu
cầu tiêu dùng của thị trường; “sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và có lợi cho sức
khỏe”.
Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh các mặt hàng nước giải khát có lợi cho
sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực Wonderfarm và các
thương hiệu nổi tiếng khác từ tập đoàn Kirin nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng
10


nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe
con người;

11


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1. Môi trường vĩ mô
Ngành công nghiệp nước ép toàn cầu đạt doanh thu 84 tỷ USD (2010), với
mức tăng trưởng hằng năm đạt 2%. Thị trường nước ép trái cây từ 2010-2015 sẽ đạt 92
tỷ USD, theo dữ liệu của hãng nghiên cứu MarketLine. Cho thấy tiềm năng phát triển
ngành công nghiệp nước ép là rất lớn.

Hình 2. 1: biến động thị trường nước ép

2.1.1 Tình hình kinh tế
Năm 2013 là năm “chạm đáy” của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh
tế Việt Nam nói riêng. Tốc độ tăng trưởng GDP tại Việt nam chỉ đạt 5,42%, thấp hơn
kế hoạch tăng trưởng đề ra là 5,5%. Bên cạnh đó, bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài từ
12


nhiều năm như: thâm hụt ngân sách tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại lớn, lạm
phát tăng cao, đầu tư kém hiệu quả… những vấn đề này sẽ ảnh hưởng xấu đến nền
kinh tế trong những năm tiếp theo. Chính phủ đã triển khai các biện pháp kiềm chế
lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, bước đầu thu lại những kết quả khả quan như chỉ
số CPI năm 2013 của Việt Nam vào khoảng 6,04% (mức thấp nhất trong vòng 10 năm
trở lại đây), tốc độ tăng trưởng GDP tuy giảm nhưng nền kinh tế đang có dấu hiệu
phục hồi.
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm giảm, -0,28% tính đến ngày 31/5
(Nguyễn Hiền, 2012), ước tính cả năm là 6,45% (NHNN, 2012), chỉ bằng phân nửa so
với chỉ tiêu đưa ra đầu năm là từ 15% - 17%. Đây là mức thấp nhất trong nhiều năm
qua. Tổng phương tiện thanh toán năm 2012 tăng lên khoảng 22,4% (NHNN, 2012),
cao hơn chỉ tiêu đầu năm là khoảng 14% - 16%.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn chồng chất đối với các doanh nghiệp kinh doanh tại
Việt Nam. Giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, tiếp cận nguồn vốn khó khăn, nguồn
tiền khan hiếm, tiêu dùng giảm…đã ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong năm 2013, số doanh nghiệp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động là
60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm 2012.
Ngoài ra, vào năm 2015 khi Việt Nam gia nhập tổ chức “ Cộng đồng kinh tế
Asean”, TTP cánh cửa thị trường sẽ mở rộng đón chờ doanh nghiệp với những cơ hội
vì chi phí lưu chuyển các loại hàng hóa, cả ở dạng nguyên liệu, chi phí trung gian cho
tới thành phẩm đều hạ xuống.
2.1.2 Chính trị pháp luật
Trong gần 3 năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung

đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầm
trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nước công nghiệp
phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh
13


quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển
Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Trước diễn biến mới của tình hình, ngay sau Đại hội XI, Đảng và Nhà nước ta
đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm theo hướng tập trung ưu tiên
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh
xã hội... Quốc hội đã ban hành các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm và hàng năm. Chính phủ đã quản lý, điều hành quyết liệt thực hiện các nghị quyết
của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tế tình hình. Đây là những quyết sách kịp
thời, đúng đắn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Cùng với đó là bộ máy pháp luật đang dần hoàn thiện, tạo sự vững tin ở các
doanh nghiệp nước ngoài.Tuy nhiên,cácdoanh nghiệp thường xuyên cập nhật các thông
tin, các văn bản sửa đổi pháp luật khá thường xuyên, tránh các vấn đề liên quan đến
pháp lý, ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp.
Một số luật các doanh nghiệp cần chú ý như: Luật kinh doanh, luật đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam, luật lao động, luật bảo vệ môi trường…
2.1.3 Văn hóa xã hội
Quan niệm sống hiện nay có sự thay đổi rất nhiều, cùng với lối sống ngày càng
cải thiện là nhu cầu sống ngày càng cao hơn. Người dân quan tâm nhiều hơn đến
những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm, đặc
biệt là thực phẩm. Do đó, việc lựa chọn các sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc từ
thiên nhiên, tốt cho sức khỏe cũng được người tiêu dùng chú ý hơn. Bên cạnh đó, xu
hướng lựa chọn thương hiệu chất lượng trong nước ngày càng tăng. Đây là một cơ hội

rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước tìm thấy hướng đi riêng của mình.

14


Ngoài ra, Việt Nam là nước có rất nhiều dịp lễ tết ngày nghỉ và có sở thích đi
du lịch, dã ngoại … doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến nhu cầu đặc biệt này của người
tiêu dùng nhằm nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.
2.1.4 Nhân khẩu học
Việt Nam là nước đông dân thứ 13 thế giới với 90 triệu dân và có cơ cấu dân
số trẻ, trong đó dân số trong độ tuổi dưới 30 chiếm 51,8%, đây là độ tuổi có nhu cầu
giải khát cao nhất. Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang dần cải
thiện cũng là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho ngành thực phẩm do chi tiêu cho thực
phẩm chiếm tới 25% tổng chi tiêu của người tiêu dùng theo khảo sát gần đây của
Kantar Worldpanel.
Mặc dù dân số Việt Nam phần lớn vẫn còn sống ở nông thôn, cho đến năm
2012 dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người chiếm 67,5% trong khi tỷ lệ này
vào năm 1999 là 76,5% (con số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều), thì sự di cư
vào các trung tâm đô thị lớn sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng trong
nhiều năm tới. Tỷ lệ phát triển này sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và
những thay đổi trong vòng 10 năm tới, kể cả việc nhân đôi lực lượng lao động; nhân
đôi số lượng những người đưa ra quyết định và số người tiêu thụ; kiểu hộ gia đình nhỏ
hơn sẽ kích thích hơn nữa việc tiêu dùng.
Mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu người, với hơn 30% dân
số thuộc độ tuổi là khách hàng mục tiêu, có thể thấy rằng, thị trường Việt Nam là một
thị trường rất rộng lớn và tràn đầy tiềm năng trong tương lai.
2.1.5 Khoa học công nghệ
Công nghệ là một trong những nền tảng quan trọng quyết định đến sự phát
triển của doanh nghiệp. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến không những giúp nâng
cao năng lực sản xuất mà còn giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Cùng với công

nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ thông tin ảnh hưởng khá nhiều đến sự hiệu quả của
15


một doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp, quản
lý khách hàng giúp việc vận hành trơn tru hơn, hiệu quả hơn mà tốn ít công sức hơn.
Bên cạnh đó, công nghệ thông tin còn là kênh giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng,
hỗ trợ các chương trình truyền thông của doanh nghiệp hiệu quả hơn, cũng như nhận
các ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng nhanh hơn và chính xác hơn.
Song song với việc phát triển công nghệ sản xuất mới, việc đảm bảo môi
trường sản xuất “xanh - sạch” ngày càng được chú trọng. Bài học trước mắt khi người
tiêu dùng tẩy chay một sản phẩm vì nhà máy xả nước thải trực tiếp ra sông vẫn còn đó,
việc phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường cần được chú trọng một cách kỹ lưỡng.
2.1.6 Môi trường tự nhiên
Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam
giáp với nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Lào và Campuchia và Biển Đông.
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Công ty dễ dàng thông thương với các đối tác
trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng cả đường bộ, đường
thủy và đường hàng không. Tuy nhiên,khoảng cách Nam - Bắc khá lớn khó khăn cho
việc thành lập các chi nhánh ở miền Bắc việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị
trường miền Bắc gặp nhiều khó khăn về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm, đòi
hỏi công ty phải có chiến lược phù hợp.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí
hậu Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng
miền,gây khó khăn cho việc nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp.
Nước giải khát là sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên . Vì thế thời
tiết nóng ẩm dễ làm nguyên liệu hư hỏng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Do khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên thời tiết nắng nóng,
oi bức nhất là vào mùa hè và hiện đang là nước có dân số trẻ nên nhu cầu sử dụng nước
giải khát là rất lớn. Cụ thể là trong hơn 10 ngày trở lại đây, sức mua các mặt hàng giải

16


khát trên địa bàn TP HCM tăng 20 – 50%, cá biệt có nơi tăng 100%. Đây là dấu hiệu
đáng mừng cho ngành giải khát phát triển ngày một lớn mạnh hơn nữa.
2.2 Các yếu tố môi trường vi mô
Các nghiên cứu thị trường mới nhất cho thấy, thức uống trái cây ngày càng
được ưa chuộng. Tốc độ tiêu dùng nước ép trái cây bình quân đầu người tăng nhanh so
với thức uống có gas. Cứ 10 người, có sáu người chọn nước ngọt không gas. Báo cáo
mới đây của công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Global Industry Analysts Inc
(GIA) chỉ ra thị trường nước ép trái cây và rau quả sẽ đạt 72,29 tỷ lít đến năm 2017.
Hiệp hội Bia – Rượu –Nước giải khát Việt Nam (VBA), cho hay sản xuất đồ
uống Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng đều đặn. Năm 2012, tổng sản lượng
nước giải khát toàn ngành đạt 4,226 tỷ lít. Doanh thu sản lượng đồ uống, nước giải
khát ngành đạt 7 tỷ USD.
Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI), giai đoạn 2011
-2016, ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu 8,2
%, tốc độ tăng trưởng doanh số đạt 6,3%. BMI nhận định đồ uống pha chế sẵn không
cồn sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành công nghiệp nước giải khát tại Việt
Nam từ nay cho đến năm 2016.
Dự kiến, năm 2014, ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam đạt sản lượng 2315
triệu lít, mang lại doanh thu 506 triệu USD. Đến năm 2016, số này sẽ lên đến 2628
triệu lít, đạt doanh thu 626 triệu USD.
Theo nghiên cứu mới nhất của Công ty Nghiên cứu Thị trường W&S, người
tiêu dùng lựa chọn nước ép, nước trái cây chứa sữa đạt 62% - cao hơn so với tiêu dùng
nước giải khát có gas (60,6%). Dân chúng ở vùng thành thị như Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh đều có nhu cầu cao nước ép trái cây. Điều này cho thấy ngành công
nghiệp nước ép là ngành hàng tràn đầy tiềm năng trong tương lai.

17



2.2.1 Nội bộ công ty
Tình hình tài chính kế toán
Công ty TNHH nước giải khát KIRIN Việt Nam là công ty thành lập từ 100%
vốn đầu tư của công ty KIRIN HOLDINGS Nhật Bản, chuyên sản xuất và kinh doanh
sản phẩm nước giải khát. Theo thông tin từ www.vietstock.vn vốn điều lệ của
INTERFOOD (IFS) thay đổi qua các năm như sau:

Thời gian

Vốn điều lệ (triệu đồng)

31/12/2011

381,444

28/11/2007

291,410

23/08/2006

242/842

15/06/2006

206,336

Bảng 1: vốn điều lệ của INTERFOOD thay đổi qua các năm (nguồn

www.vietstock.vn)
Đến năm 2013 điều lệ của công ty là 501.409.920.000 (Năm trăm lẻ mốt tỉ bốn
trăm lẻ chín triệu chín trăm hai mươi ngàn VND chẵn). Tổng số vốn điều lệ của công
ty được chia thành 50,140,992 cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phần. Vốn đầu
tư: Tổng vốn đầu tư đăng kí của công ty là 1.444.500.000.000 đồng (tương đương
90.000.000 đô la Mỹ) (theo ).

Cổ đông

Cổ phần
18

% tỷ lệ


Cổ phiếu quỹ

8

0

Cổ đông đặc biệt

23,515,094

80.69

Cổ đông trong nước khác

3,504,533


12.03

Cổ đông nước ngoài khác

2,121,357

7.28

Bảng 2: Cơ cấu sở hữu tính tới ngày 31/12/2011 của IFS
(theo www.vietstock.vn)
Tình hình kinh doanh trong các năm 2010, 2012 và 2013 được trình bày trong
bảng sau: (Đơn vị: triệu đồng)

Năm

Chi phí

Doanh thu

Lợi nhuận

2010

1.001.156

1.052.826

242.735


2012

685.747

879.384

193.638

2013

737.951

1.022.019

284.068

Bảng 3: tình hình kinh doanh của IFS qua các năm (nguồn: tự tổng hợp)
Qua bảng tình hình kinh doanh của IFS qua các năm 2010, 2012, 2013 ta thấy
doanh thu của IFS tăng cao ở năm 2010 với 1.052.826 triệu đồng, sau đó lại giảm
xuống 879.384 triệu đồng vào năm 2012, nhưng qua đến năm 2013 thì lại tăng lên
19


1.022.019 triệu đồng. Mức lợi nhuận từ đó cũng giảm tăng theo, tuy vậy hai năm 2012
và 2013 IFS đạt được mức độ tăng rất khả quan và ổn định.
Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng thuần năm 2013 đạt 993 tỷ đồng,
tăng 26 tỷ đồng tương ứng với 3% so với số kế hoạch. Đây là kết quả của sự nỗ lực
chung của toàn công ty nhằm đạt mục tiêu bán hàng năm 2013 như chuẩn bị đầy đủ từ
khâu hậu cần đến tiếp thị sản phẩm, đa dạng về mẫu mã bao bì sản phẩm nhằm đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, chính sách giá cả cạnh tranh, tăng

mạnh các chương trình quảng cáo, khuyến mại, mở rộng thêm kênh bán hàng góp phần
đẩy mạnh doanh số bán hàng trong năm.
Giá vốn hàng bán: Chi phí giá vốn hàng bán năm 2013 giảm chỉ còn chiếm
71% trên doanh thu thuần, giảm 1% so với số kế hoạch. Đây là kết quả của nỗ lực giảm
thiểu chi phí sản xuất của công ty như việc: nhận được ưu đãi giảm giá lon nhôm từ
nhà cung cấp chính do tăng sản lượng sản xuất, giảm chi phí sản xuất chung từ việc
vận hành hệ thống lò hơi củi trấu và hệ thống xử lý nước thải, sử dụng hiệu quả nguồn
nguyên vật liệu.
Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí tài chính trong năm 2013 tăng 1% so với
số kế hoạch và chiếm tỷ trọng khoảng 2% doanh thu, tỳ lệ tăng do ảnh hưởng của điều
chỉnh chênh lệch tỷ giá, và chi phí lãi vay giữ ở mức ổn định 1% trên doanh thu do
công ty tiếp tục duy trì được khoản vay nội bộ nước ngoài với lãi suất ưu đãi khoảng
1.9% một năm.
Chi phí bán hàng: Trong năm 2013, Công ty bước đầu đẩy mạnh các chương
trình quảng cáo trên các phương tiện truyền thông qua nhiều kênh thông tin; nâng cấp
các chương trình khuyến mãi cho khách hàng và hỗ trợ bán hàng cho mạng lưới kênh
phân phối, các điểm bán hàng và cho đội ngũ nhân viên bán hàng làm cho chi phí bán
hàng tăng cao, chiếm 42% doanh thu thuần và tăng 105% so với kế hoạch.

20


Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1% so với
số kế hoạch và duy trì mức 4% doanh số, do công ty mở rộng hoạt động, công thêm sự
tăng giá của một số dịch vụ thuê ngoài như chi phí thuê văn phòng và các tiện ích khác.
Thu thập khác: Thu nhập khác trong năm 2013 chiếm khoảng 12% doanh thu
thuần, chủ yếu phát sinh do sự từ bỏ khoản cho vay trung dài hạn của cổ đông lớn.
Chi khác: Chi phí khác trong năm 2013 phát sinh liên quan đến phần thuế truy
thu và tiền phạt theo kết quả thanh tra thuế niên độ 2010-2011.
Nhận xét:

Qua thống kê báo cáo tài chính trong 3 năm trước khi IFS hợp tác với KIRIN,
ta có thể thấy rằng tình hình tài chính công ty không được ổn định. Dẫn đến tình hình
tài chính công ty không ổn định bắt nguồn từ việc kinh doanh không đạt hiệu quả. Việc
tốn quá nhiều chi phí mà doanh thu mang lại không đạt dẫn đến tình trạng IFS chấp
nhận thua lỗ trong nhiều năm. Tuy nhiên mọi việc có vẻ khá sáng sủa hơn với IFS khi
KIRIN quyết định đầu tư và nâng vốn của IFS lên khoảng 711 tỷ VNĐ. Với dòng tiền
đầu tư mạnh từ KIRIN, KIRIN và IFS cho thấy tham vọng của mình tại thị trường Việt
Nam. Dự báo trong tương lai, với nguồn vốn mạnh, IFS có thể triển khai các chương
trình truyền thông mạnh hơn.
Yếu tố nguồn nhân lực
Hoạt động nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chiến
lược, góp phần rất lớn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Nhận thấy tầm
quan trọng của đội ngũ nhân sự, IFS luôn chú trọng vào việc đào tạo, quản lý và tuyển
dụng những người có năng lực, có đam mê với công việc nhằm đạt được mục tiêu của
tổ chức.
Danh sách các thành viên chủ chốt của công ty

21


- Đại diện theo pháp luật là ông Michio Nagabayashi-chủ tịch HĐQT-Tổng
giám đốc.
- Đại diện công bố thông tin là bà Nguyễn Thị Kim Liên-Giám đốc tài chínhthành viên HĐQT.
Hội đồng quản trị
STT Họ và tên

Chức vụ

Bổ nhiệm


Miễn nhiệm

Bảng 1: hội đồng quản trị (nguồn: www.wonderfarmonline.com )

Ban giám đốc

22


Ban kiểm soát

Người lao động

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, nhóm công ty có 1423 nhân viên (năm 2012
chỉ có 1351 nhân viên).
Để có đội ngũ nhân lực làm việc hiệu quả, đích thân giám đốc tham gia vào
khâu cuối cùng của quá trình tuyển dụng. Sau khi đã nhận họ vào làm, mỗi năm hai
lần, giám đốc lại dành cho mỗi người khoảng 30 phút gặp gỡ, trao đổi để lắng nghe
nguyện vọng của từng cá nhân. Dựa trên nguyện vọng đó, bộ máy lãnh đạo sẽ sắp xếp
công việc tương ứng cho họ. Sáu tháng sau, gặp nhau để xem sự sắp xếp ấy có hiệu quả
không, rồi tiếp tục điều chỉnh tương ứng. Người điều hành doanh nghiệp chỉ có thể làm
tốt nếu hiểu nhân viên mình đang cần gì, đang mong muốn thế nào... Phương châm
công ty đặt ra là “tạo ra một công ty với những nhân viên luôn tỏa sáng”. Là doanh
nghiệp nước ngoài liên doanh tuy nhiên nguồn nhân lực của công ty hầu hết là người
23


Việt, nghĩa là cấp quản lý sẽ phải đào tạo kỹ năng, nâng cao năng lực cho nhân viên.
Điều này giúp kỹ năng không là của cá nhân mà liên kết với tập thể, tạo sức mạnh cho
việc hoàn thành những công việc chung. Ngoài ra, nhân viên của Kirin khi có nhu cầu

học tập bên ngoài, học tiếng Nhật đều được chúng tôi hỗ trợ ít nhất là 50% học phí.
Với những người mới, công ty trực tiếp trang bị cho họ về lịch sử công ty, tinh thần
làm việc...
Những chính sách đối với người lao động
- Công ty áp dụng Luật Lao Động và các văn bản dưới Luật trong việc tuyển
dụng, ký kết hợp đồng lao động, quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với
người lao động trong Công ty
- Nhu cầu tuyển dụng, kế hoạch huấn luyện các vị trí quản lý, kỹ thuật và công
nhân.
- Công ty đăng ký các nhu cầu tuyển dụng công nhân tại các trung tâm giới
thiệu việc làm của tỉnh; đối với các vị trí quan trọng, công ty sẽ tuyển dụng thông qua
các công ty môi giới chuyên nghiệp, đăng quảng cáo trên báo (ưu tiên cho các ứng viên
có hộ khẩu thường trú tại khu vực, chứng chỉ chuyên môn và kinh nghiệm).
Với thông điệp: “Tại Interfood, tài năng và cá tính của từng cá nhân luôn được
coi trọng và có cơ hội phát huy” công ty luôn mở rộng cửa chào đón những người có
năng lực, có đam mê với nghề nghiệp và mong ước góp sức mình cho công ty.
Trên website của công ty có mẫu CV, thêm
nữa công ty cung cấp mail:
Tuyển dụng của INTERFOOD:
Tuyển dụng của KIRIN:

24


Các vị trí được tuyển dụng cũng rất đa dạng từ chuyên viên Sales Training,
nhân viên kế toán-phòng kế toán, kĩ sư điện công nghệ, điện tự động, nhân viên phòng
Marketing, quản lý… Tạo cơ hội cho những người có kiến thức, kinh nghiệm và đam
mê tham gia phỏng vấn.
Trong giai đoạn đầu gia nhập Công ty, công nhân viên được hướng dẫn bởi các
chuyên gia kỹ thuật, các cấp quản lý về cách vận hành máy móc, thiết bị, kỹ năng bán

hàng… và tuân thủ các qui định về an toàn lao động. Trong quá trình làm việc, công
nhân phổ thông, nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng thường xuyên được tham gia
các khoá huấn luyện để nâng cao tay nghề.
Nghiên cứu và phát triển
Vì sản phẩm là giá trị hữu hình gắn kết công ty với người tiêu dùng. Do đó
công ty cam kết “Sáng tạo ra nền văn hóa mới cho thức uống Việt” với chất lượng
quốc tế và giá trị dinh dưỡng cao, quy trình công nghệ tiên tiến với nguồn nguyên liệu
an toàn và uy tín để sản xuất ra sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng Việt.
Sau đây là quy trình sản xuất tại nhà máy IFS, quy trình được thực hiện dưới
sự giám sát chặt chẽ của ban quản lý cũng như các kỹ sư, chuyên gia để đảm bảo chất
lượng của sản phẩm khi hoàn thành. Các bước đều được thực hiện trong môi trường vô
trùng với dây chuyền sản xuất hiện đại.
Thiết bị sản xuất
Chiết xuất–Trộn–Tiệt trùng
Nguyên liệu sau khi chiết xuất được chứa trong bồn chiết xuất. Có tất cả 4 bồn
chiết xuất. Dịch chiết xuất được chuyển sang bồn trộn. Hỗn hợp sau khi trộn hoàn tất
sẽ được đưa qua hệ thống UHT để tiệt trùng. Dịch sau khi tiệt trùng sẽ được chuyển
sang bồn Aseptic. Bồn Aseptic sẽ giữ cho dịch luôn trong điều kiện vô trùng.

25


×