Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THI PHÁP HỌC, NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THI PHÁP HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.02 KB, 25 trang )

Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
MỤC LỤC

1


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
……….22A – GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một môn học quan trọng,
cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết về các phương pháp nghiên
cứu khoa học. Đó là chìa khóa quan trọng cho những ai muốn tiến sâu hơn
trong nghiên cứu khoa học. Trong nghiên cứu văn học, ta có thể sử dụng một
hoặc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để giải quyết được vấn đề. Có
thể kể ra một số phương pháp như phương pháp hình thức, phương pháp cấu
trúc, phương pháp kí hiệu học, phương pháp trực giác, phương pháp tâm lý
học, phương pháp xã hội học, phương pháp mỹ học, phương pháp so sánh,
phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống,
phương pháp thi pháp học…
Thi pháp học là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng và
được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu văn học trong những năm gần đây.
Thi pháp học hiện đại đang ngày càng thể hiện tính ưu việt và phù hợp của nó
trong việc giải mã văn bản, đọc ra những giá trị nghệ thuật của các tác phẩm
văn học, nhìn tác phẩm văn học nhưng một chỉnh thể nghệ thuật chứ không
phải chỉ là một văn bản ẩn chứa nội dung chính trị, xã hội, tư tưởng như quan
điểm của lí luận mac-xit. Với chuyên đề này, chúng tôi bước đầu đi tìm hiểu về
thi pháp học như một phương pháp nghiên cứu khoa học hữu dụng và phổ biến.
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thi pháp học là gì?
1.1.
a.



Khái niệm thi pháp và thi pháp học.

Thi pháp

Thi pháp là một lý thuyết văn học phương Tây được “nhập khẩu” vào
Việt Nam. Có rất nhiều định nghĩa về thi pháp, ở đây, chúng tôi xin ra cách
2


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
định nghĩa của Tiến sĩ Ngữ Văn Cao Thị Hồng, người tiếp thu và kế thừa
quan điểm, tư tưởng của Giáo sư Trần Đình Sử: Thi pháp là tổ hợp những
đặc tính thẩm mỹ – nghệ thuật và phong cách của một hiện tượng văn học, là
cấu trúc bên trong, là hệ thống đặc trưng của các thành tố nghệ thuật và mối
quan hệ giữa chúng. Thi pháp còn là hệ thống nguyên tắc sáng tạo của một
tác giả, một trường phái, hay cả một thời đại văn học.
b.

Thi pháp học

Việc nghiên cứu thi pháp gọi là thi pháp học. Thi pháp học là môn chuyên
nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể, là một khoa học ứng dụng trong
nghiên cứu văn học. Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào
văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như:
tiểu sử, nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực,
tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác
phẩm như: hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, cốt truyện,
điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ
hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”.

1.2. Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học.
1.2.1.

Hình thức nghệ thuật – đối tượng chủ yếu của thi pháp học.

Trong thực tế, hình thức được hiểu là hình thể, hình dáng, hình trạng, trạng
thái của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Hình thức là sự thể hiện cái bên
trong của sự vật, là biểu hiện các mối quan hệ của nó với xung quanh. Hình
thức là dấu hiệu để phân biệt sự vật này với sự vật khác.
Trong nghệ thuật, hình thức nghệ thuật của văn học phải là hình thức của
cái thế giới nghệ thuật mà người đọc tiếp xúc và cảm thấy (bao gồm cả hình
thức văn bản ngôn từ và hình thức hình tượng, cả hai thống nhất thành văn
bản nghệ thuật).
3


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
Thi pháp học có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu các hình thức biểu hiện
nội dung, gắn bó với nội dung, là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học.
1.2.2.

Hai quan niệm về hình thức nghệ thuật như là đối tượng của thi
pháp học.

Có hai xu hướng nghiên cứu thi pháp. Một là nghiên cứu các yếu tố, các
phương diện riêng lẻ tạo thành hình thức nghệ thuật. Hai là nghiên cứu hệ
thống các phương diện của hình thức nghệ thuật trong mối quan hệ chỉnh thể
của nó. Như vậy, ta nhận thấy cần có sự phân biệt hình thức bên ngoài và hình
thức bên trong. Nếu hình thức bên ngoài là sự thực hiện bằng vật chất, chất
liệu cái khách thể thẩm mỹ bên trong thì hình thức bên trong là hình thức của

cái nhìn nghệ thuật, là sự hiện diện của con mắt nghệ sĩ, yếu tố quy định cách
tạo hình cho tác phẩm. Nếu hình thức bên ngoài là cơ sở khách quan của tác
phẩm thì hình thức bên trong cho thấy sự vận động, phát triển và đa dạng của
ý thức nghệ thuật và tư duy nghệ thuật.
Hình thức bên trong mang tính quan niệm chính là đối tượng của thi pháp
học. Hình thức trong nghệ thuật là hình thức mang tư tưởng. Nói như Hegel,
“Nội dung chẳng phải gì khác, mà là sự chuyển hóa của hình thức vào nội
dung, còn hình thức cũng không phải gì khác, mà là sự chuyển hóa của nội
dung vào hình thức”. Như vậy, hình thức là phương thức tồn tại và biểu hiện
của nội dung. Hình thức hàm chưa mọi quy tắc biểu đạt và biểu hiện tất cả sự
phong phú của nội dung. Cho nên, muốn hiểu được nội dung chỉ có một con
đường là đi sâu khám phá về hình thức.
1.2.3.

Các yếu tố thuộc thế giới bên trong của tác phẩm văn học.

Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học là các yếu tố thuộc thế giới bên
trong của tác phẩm văn học. Thế giới bên trong của tác phẩm nghệ thuật có
những quy luật tác động qua lại riêng của nó, có kích thước riêng, có ý nghĩa
riêng như là một hệ thống. Đó là mô hình thế giới làm cơ sở cho tổ chức tác
4


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
phẩm và miêu tả hình tượng. Các yếu tố của mô hình đó là con người, thế giới
(gồm thời gian, không gian, đồ vật, màu sắc).
1.2.4.

Tính quan niệm của hình thức nghệ thuật.


Hình thức mang quan niệm là hình thức bên trong, hình thức của cái nhìn,
hình thức tâm hồn để cảm nhận và tái tạo lại sự vật, tạo thành hình thức thẩm
mỹ cho tác phẩm văn học. Đó là hình thức thể hiện một giới hạn nhất định
trong cảm nhận đời sống, gắn liền với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng
(Chẳng hạn, thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức chỉ xuất hiện khi
người ta nhận thức được cuộc sống nội tâm toàn vẹn của con người). Tính
quan niệm của hình thức thể hiện hệ hình tư duy, trình độ chiếm lĩnh thế giới
của một hệ thống nghệ thuật. Tìm hiểu hình thức đó giúp ta hiểu được sâu sắc
ý nghĩa, giá trị của tác phẩm nghệ thuật.
1.3.

Các phạm trù thi pháp học.

Ngoài các phạm trù thi pháp truyền thống như cốt truyện, kết cấu, thể loại,
lời văn, thi pháp hiện đại còn các phạm trù mới như quan niệm nghệ thuật về
con người, không gian, thời gian, kiểu tác giả, chi tiết nghệ thuật. Nhiệm vụ
của thi pháp học là phát hiện, miêu tả các phạm trù thi pháp cụ thể của các
chỉnh thể văn học với nội dung độc đáo, không lặp lại của chúng – đó là
những phạm trù của sáng tạo nghệ thuật mang nội dung lịch sử cụ thể và sắc
thái cá tính.
1.4.

Những vấn đề cơ bản của thi pháp học.

1.4.1. Quan niệm nghệ thuật về con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy
con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp
hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm
mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó. Quan niệm nghệ thuật về con người
5



Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
hướng chúng ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan,
sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so
với đối tượng có thật. Quan niệm con người chính là sự khám phá về con
người bằng nghệ thuật, mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với
cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ sĩ. Trong các thể loại văn học
khác nhau, do chức năng của hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan
niệm nghệ thuật về con người cũng có sự khác nhau quan trọng.
Quan niệm nghệ thuật về con người và nhân vật không phải là một. Khái
niệm quan niệm nghệ thuật về con người bao quát rộng hơn khái niệm nhân
vật. Nhân vật chỉ là biểu hiện cụ thể, cá biệt của quan niệm kia. Cho nên,
muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người thì phải xuất phát từ các
biểu biện lặp đi lặp lại của nhiều nhân vật, thông qua các yếu tố bền vững,
được tô đậm dùng để tạo nên chúng.
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi
chiều sâu có thể có, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất đề đánh giá giá
trị nhân văn vốn có của một hiện tượng văn học. Nghệ sĩ đích thức là người
suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về
con người, do đó, càng khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thì càng
đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.
1.4.2. Không gian nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật là một vấn đề cơ bản của thi pháp học. Đó là hình
thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là mô hình thế giới độc lập, có tính chủ
quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả.
Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, nhằm biểu
hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó
không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian
vật lý, vật chất.

6


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
Không gian là môi trường bộc lộc của nhân vật, nhân vaath chỉ hành động,
tự bộc lộ trong không gian của nó. Mỗi không gian cho phép được bộc lộ một
phương diện của con người. Do vậy, các nhà văn muốn thể hiện một quan
niệm nhất định ề cin người đều phải tạo ra một không gian thích hợp.
1.4.3. Thời gian nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác
phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay
chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai.
Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với
thời gian tâm lý. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Nó có thể dừng lại.
Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác
giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm
nhận được hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào
quá khứ. Điều đặc biệt là thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng
trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người. Cuộc
đời có thể như chớp mắt, như giấc mộng. Cuộc đời có thể chỉ là cuộc đày ải
vô tận. Cuộc đời có thể chỉ như con thoi đưa mà không có chỉ, hoàn toàn vô
nghĩa. Cuộc đời có thể là cuộc hành quân đi tới tương lai… Thời gian nghệ
thuật là phạm trù có nội hàm triết lý.
Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong
những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất
sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và điểm kết
thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ
dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian thể hiện ý
thức sáng tạo chủ động, tự do, chủ quan của nghệ thuật.
Cấu trúc của thời gian nghệ thuật khá phức tạp, gồm thời gian trần thuật, thời

gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian phong tục, thời gian xã hội, lịch sử.
7


Bớc đầu tìm hiểu về Thi pháp học
Cỏc lp thi gian trờm cho thy thi gian trong cuc sng con ngi l mt phc
hp gm nhiu yu t. S phi hp cỏc yu t cú nhp v di khỏc nhau y
s to nờn thi gian sng ca mi ngi v cm nhn thi gian ca h.
Thi gian ngh thut bao gm cỏc bỡnh din: Thi gian hin ti ng thi
vi cuc sng ang din ra. Thi quỏ kh l quỏ kh ca hin ti ú. Thi
tng lai l thi im sau cuc sng ú.
Thi gian ngh thut cú cỏc hỡnh thc khỏc nhau. Thi gian trong thn
thoi khỏc thi gian trong s thi, thi gian trong truyn c tớch. Thi gian
trong vn hc vit trung i khỏc vi thi gian trong vn hc cn, hin i.
õy, chỳng tụi lu ý n thi gian ngh thut trong vn hc th k XX. õy,
thi gian ngh thut thoỏt khi s trúi buc ca thi gian s kin, nh vn cú
s ch ng bao quỏt v biu hin nhng phng din mi ca con ngi.
Trong vn hc th k XX, tỏc thy cú s xỏo trn cỏc bỡnh din thi gian,
miờu t quỏ kh trong ký c. Cỏc nh vn thng dựng th phỏp dũng ý thc
tỏi hin nhng din bin tõm lý phc tp ca nhõn vt, tng sc hp dn
cho tỏc phm.
2. T thi phỏp hc truyn thng n thi phỏp hc hin i.
2.1.

Ton cnh thi phỏp hc, t truyn thng n hin i.

Thi c i, Aristote xut phỏt t nguyờn tc mụ phng tin hnh phõn
loi vn hc, phõn tớch cỏc yu t to thnh tỏc phm t s, tr tỡnh, kch
mang m tớnh cht din dch ca thi phỏp hc c in. A. Veselovski xut
phỏt t nguyờn tc vn hoỏ lch s v phng phỏp so sỏnh nghiờn cu s

vn ng phỏt trin ca cỏc yu t ca tỏc phm nh ct truyn, tớnh ng,
song hnh (i parallelism), m u cho thi phỏp hc hin i. Trung
Quc xa ngh (thut) bt ngun t o, phỏp bt ngun t ngh, cho nờn
khụng cú phỏp c nh. Ch cao siờu ca phỏp l thn, diu.

8


Bớc đầu tìm hiểu về Thi pháp học
Thi gian u th k XX l thi kỡ chng kin s n r ca thi phỏp hc
hu nh trờn ton th gii. Thi phỏp hc hin i bt u vi ch ngha hỡnh
thc Nga. Ch ngha hỡnh thc Nga bao gm Trng phỏi ngụn ng hc
Matscova do Jakobson ng u (cũn cú Vinokur, Tomashevski, Brik) , v
Hi nghiờn cu ngụn ng thi ca Peterburg do V. Shklovski ng u ( gi
tt l OPOJAZ, thnh viờn cũn cú Aykhenbaum, Jakubinski, Tynianov,
Girmunski, Polivanov, Vinogradov), chu nh hng lớ thuyt ngụn ng h
thng ca F. de Saussure, nhn thc thi phỏp nh l ngụn ng c lp ca vn
hc, phõn bit hn vi i sng v ngụn ng sinh hot, cng khỏc vi ngụn
ng khoa hc. H ch trng nghiờn cu vn hc mt cỏch khỏch quan, khoa
hc, da vo cỏc s thc v ngụn ng.
nc Nga ng thi, sau cỏch mng thỏng Mui, ngoi ch ngha hỡnh
thc Nga cũn cú nhiu trng phỏi thi phỏp hc xó hi hc lớ thuyt, trong ú
ni lờn M. Bakhtin, V. F. Pereverzev. Bakhtin nhn mnh tớnh i thoi, mt
t tng cú ý ngha chng c thoi, ỏp ng nhu cu t tng hin i. Thi
phỏp hc ca M. Bakhtin ngy nay c nh danh l thi phỏp hc vn hoỏ.
Cựng thi gian u th k, trng phỏi phờ bỡnh mi Anh, M gm I. A.
Richards, J. C. Ransom, A. Tate, C. Brooks, W. Empson, W. Wimsatt, R.
Wellek ly vn bn lm i tng trung tõm ca nghiờn cu, khỏm phỏ tớnh
vn hc qua cu trỳc v c cht (texture) ca ngụn t. Ly vn bn lm bn
th ca vn hc, phờ phỏn hiu lm v ý tỏc gi, nghiờn cu cỏc c tớnh

ca ngụn ng th nh trng lc, tớnh m h, a ngha, tớnh nghch lớ, tớnh
biu tng, tớnh gi v (Irony cú ngun gc Hi Lp, ch s gi v ca din
viờn, sỏch Trung Quc dch l phn ng, tc lai li núi ngc, ngha rng
hn ma mai), vai trũ ca ng cnh. H ch trng mt cỏch c k (close
reading) i vi vn bn phỏt hin cỏc tớnh cht ú. Cỏc phm trự ny giỳp
ngi ta hiu rừ hn bn cht ca ngụn ng vn hc. Wellek v Warren phỏt

9


Bớc đầu tìm hiểu về Thi pháp học
trin lớ thuyt cu trỳc vn bn v phõn bit nghiờn cu ni ti vi nghiờn cu
ngoi ti.
Cng gn nh cựng thi vi cỏc trng phỏi hỡnh thc Nga v Anh, M,
c, do chu nh hng ca trit hc hin tng hc xut hin trng phỏi
nghiờn cu th gii tinh thn v th gii ngh thut ca nh vn biu hin qua
vn bn ngụn ng. Fredric Gundolf ch trng phõn bit cuc sng kinh
nghim thc t ca nh vn vi cuc sng trong tỏc phm ngh thut. E.R.
Curtius cn c vo ngụn ng m nghiờn cu th gii tinh thn ca nh vn,
phn i li nghiờn cu da vo cỏc quy tc ỏnh giỏ sỏng tỏc.
Cng nghiờn cu th gii ngh thut, nhng i theo con ng ngc li,
l nghiờn cu cỏc biu tng khỏch th m tiờu biu l Gaston Bachelard v
hc trũ ca ụng l Jean-Pierre Richard, Gilbere Durant. Gaston Bachelard l
nh toỏn hc kiờm vt lớ, ụng ghộ chõn vo vn hc v tr thnh nh phờ bỡnh
c ỏo vi lớ thuyt v trớ tng tng ca nh vn nh l lnh vc vụ thc.
c im chung ca thi phỏp hc cu trỳc l da vo mụ hỡnh ngụn ng,
ú khụng ch vỡ ngụn ng l c s ca khoa hc nhõn vn v khoa hc xó hi,
m cũn vỡ h nhn thy mi nhn thc khụng tỏch ri vi s rng buc ca
ngụn ng. S nhn mnh tớnh h thng ũi hi xem vn bn l mt h thng
hon chnh, coi trng phõn tớch hỡnh thc l yu t cú ý ngha then cht. M. L.

Gasparov núi: Thi phỏp hc cu trỳc khụng phi l thi phỏp ca cỏc yu t
tỏch ri, m l thi phỏp v cỏc quan h ca cỏc yu t to nờn tỏc phm.
Thi phỏp t s hc khụng phi thoỏt thai t ch ngha cu trỳc m cú ci
ngun t thi phỏp hc tiu thuyt Anh M u th k. Trc th k XX, khỏi
nim vn hc khụng bao gm tiu thuyt vỡ nú l vn xuụi, mi bỡnh lun v
tiu thuyt ch da vo ch v ni dung ch cha quan tõm hỡnh thc. Vn
l phi chng minh hỡnh thc ngh thut ca th loi vn xuụi tiu
thuyt, v th l nghiờn cu hỡnh thc tiu thuyt bt u.
10


Bớc đầu tìm hiểu về Thi pháp học
Thi phỏp hc cu trỳc khụng tỏch ri vi kớ hiu hc. Bi ngh thut
nguyờn l tỏi hin i sng, trong khi tỏi hin, ngh thut s dng cỏc cht
liu ó c mó hoỏ (ngụn ng, hỡnh nh con ngi, thiờn nhiờn, mu sc, chi
tit i sng) ri theo ý tng ca mỡnh m to ra mt cỏi c biu t
mang hỡnh thc biu t khỏc vi i sng. Nh th vn hc va l ngh thut
ngụn t li va l khỏch th kớ hiu to ra mt cỏi biu t mi.
ỏng chỳ ý l nghiờn cu kớ hiu hc trong phong cỏch hc. Phong cỏch
hc cng l mt b phn ca thi phỏp hc, vỡ th õy xin nhc n cỏc
phong cỏch hc cu trỳc kớ hiu hc trong tro lu Phờ bỡnh mi Phỏp
nhng nm 60 70. Trc ht l dũng phong cỏch hc cu trỳc phỏt sinh,
nghiờn cu nhng sai lch (deviasion) so vi chun mc ngụn ng, coi l du
hiu ca la chn, tỏi mó hoỏ lm thnh phong cỏch riờng.
Thi phỏp hc lch s Nga bt u vi A. Veselovski, nhng sang u th k
nú b ch ngha hỡnh thc ph nh, sau ú ch ngha hỡnh thc Nga li b thi
phỏp hc Marxism ph nh vi nguyờn tc lch s v tớnh nhõn qu xó hi.
Thi phỏp hc Marxism Liờn Xụ tp trung nghiờn cu ci ngun xó hi, lch s
ca vn hc, m cỏc phm trự trung tõm l hỡnh tng, tớnh cỏch, nhõn vt,
hon cnh, chi tit.

Nga hin ti, thi hu xụ vit, thi phỏp hc lớ thuyt (lớ lun vn hc)
c hi sinh, tip tc phỏt trin trờn c s lớ thuyt ca cỏc hc gi Nga nh
Bakhtin, Lotman, Gasparov cựng cỏc tỏc gi khỏc trờn th gii. Cụng
trỡnh Thi phỏp hc lớ thuyt do N. D. Tamarchenco biờn son ó tng kt cỏc
vn c bn ca nú.
2.2. S khỏc bit gia thi phỏp hc truyn thng v thi phỏp hc hin i
*. Thi phỏp hc truyn thng:
Thi phỏp hc truyn thng xut phỏt t i tng, t chõn lý t nhiờn
bn v ngh thut, xut phỏt t cỏc yu t nh nht ri xem xột ngh thut
nh l s tng cng ca cỏc yu t ú. Thi phỏp hc truyn thng xem ngh
11


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
thuật như những vật được sáng tạo tinh xảo bằng chất liệu, thích đưa ra những
lời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật (văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí…), xem
nghệ thuật theo những nguyên lý nghìn năm bất biến. Thi pháp học truyền
thống chỉ quan tâm tới quy tắc sáng tác.
*. Thi pháp học hiện đại.
Thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể để bàn về
nghệ thuật, xuất phát từ quan niệm cấu trúc, tính chỉnh thể và tính hệ thống,
xem nghệ thuật là một tổ chức siêu tổng cộng. Thi pháp học hiện đại xem
nghệ thuật là một hoạt động giao tiếp, một hệ thống ký hiệu mà sản phẩm của
nó là một khách thế thẩm mỹ, một sáng tạo tinh thần tồn tại vừa trong văn bản
vừa trong cảm thụ của người đọc. Thi pháp hiện đại đúc kết bản chất và quy
luật nghệ thuật từ trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật, để hiểu nghệ thuật
sâu hơn, đúng hơn, xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử, cùng vận động và
phát triển với lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa. Thi pháp học quan tâm đến
cách đọc, cách giải mã văn bản.
3. Thi pháp học ở Việt Nam.

3.1.

Khái quát việc nghiên cứu thi pháp học ở Việt Nam.

Từ thời trung đại, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu sắc nền
văn hóa Trung Quốc nên thi pháp học cổ điển từ Trung Quốc đã du nhập vào
Việt Nam. Ttrong giai đoạn 1954-1975, Miền Nam vẫn duy trì các quan điểm
thi pháp đã có từ trước 1945, tiếp thu thêm nhiều quan điểm thi pháp hiện đại
từ Âu – Mỹ tràn sang. Ở miền Bắc sau 1954 (cũng như cả nước sau 1975),
phương pháp nghiên cứu xã hội học giữ địa vị độc tôn. Thi pháp học hầu như
không được sử dụng trong các công trình nghiên cứu văn học. Từ sau 1986,
nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, văn học dân gian và văn học phương Tây
đã mở đường cho thi pháp học tiến vào Việt Nam, tạo nên một luồng sinh khí
mới. Các công trình của một số nhà nghiên cứu đi tiên phong trong lĩnh vực
12


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
này như Phan Ngọc, Hoàng Trinh, Nguyễn Phan Cảnh, Trần Đình Sử, Đỗ
Đức Hiểu, Nguyễn Xuân kính, Đỗ Lai Thúy… xuất hiện, được coi như là hiện
tượng mới của nghiên cứu văn học. Nhiều nhà nghiên cứu, dịch thuật khác đã
góp phần phổ biến thi pháp học ở Việt Nam như Nguyễn Hải Hà, Cao Xuân
Hạo, Lại Nguyên Ân, Phạm Vĩnh Cư, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Tri Niên, Lê
Ngọc Trà, Vương Trí Nhàn, Chu Xuân Diên, Nguyễn Kim Đính, Phan Đăng
Nhật, Bùi Mạnh Nhi, Huỳnh Như Phương… Từ những năm 1990 trở đi, hàng
loạt công trình dịch thuật, giới thiệu các nhà thi pháp học Liên Xô được xuất
bản và đăng tải trên các báo chí ở Việt Nam. Bạn đọc Việt Nam có dịp biết
đến tên tuổi của các nhà Thi pháp học nổi tiếng thế giới như Aristote, Lưu
Hiệp, Viên Mai, M.Bakhtin, Jakobson, M.Khrapchenco, V.Girmunxki,
B.Eikhenbaum, Lotman, Todorov, Meletinski, V.Y.Propp… Rất nhiều các

công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam ra đời dưới sự ảnh hưởng của
lý thuyết thi pháp hiện đại.
Thi pháp học đã đáp ứng nhu cầu phát triển, hiện đại hóa của nghiên
cứu văn học ở Việt Nam, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp
nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam.
3.2.

Một số tác giả tiêu biểu ứng dụng thi pháp học trong nghiên cứu
văn học ở Việt Nam

3.2.1.

Trần Đình Sử - người tiên phong tiếp nhận thi pháp học trong
nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986.

Trần Đình Sử là ngưởi đầu tiên xác lập được tư tưởng học thuật, đề xuất
một cách đầy đủ nhất hệ thống luận điểm khoa học thi pháp học hiện đại. Bên
cạnh đó, ông còn đồng thời triển khai tư tưởng học thuật thông qua việc luận giải
đánh giá các hiện tượng văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại. Tiếp thu
những thành tựu của lý luận văn học phương Tây về thi pháp học hiện đại, Trần
Đình Sử đặc biệt chú ý đến quan điểm của M.Bakhtin. Trần Đình Sử đã mang
13


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
đến cho lý luận văn học Việt Nam khái niệm “hình thức mang tính quan niệm”.
Khái niệm này xuyên suốt các công trình khoa học của Trần Đình Sử. Theo ông,
tính quan niệm của hình thức thể hiện hệ hình tư duy ẩn chứa trong hình thức,
thể hiện trình độ chiếm lĩnh thế giới của một hệ thống nghệ thuật. Tìm hiểu hình
thức đó giúp ta hiểu được ý nghĩa giá trị của hình thức nghệ thuật.

Trần Đình Sử cũng đã đưa ra một mô hình nghiên cứu văn học từ góc nhìn
thi pháp học, bao gồm quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời
gian nghệ thuật, hình tượng tác giả, tình tiết, kết cấu, trần thuật, ngôn ngữ thể
hiện. Mô hình này là một sáng tạo của Trần Đình Sử và có thể áp dụng cho
nhiều thể loại văn học khác nhau, khẳng định tính độc lập của thế giới nghệ
thuật, phế bỏ mô hình xem hình thức nghệ thuật là hình ảnh tương đồng với
hiện thực của lý thuyết phản ánh thịnh hành, khẳng định cá tính và tính tích
cực của chủ thể nghệ sĩ.
Trần Đình Sử đã kiểm định và khẳng định lý thuyết của mình thông qua cơ
sở thực tiễn văn học Việt Nam. Ông đã chứng tỏ tính năng động, mềm dẻo
của ứng dụng thi pháp học thuộc lý thuyết tiếp nhận trên nhiều cấp độ (nghiên
cứu tác phẩm, tác giả, giai đoạn văn học) qua ba công trình tiêu biểu: Thi
pháp thơ Tố Hữu (1985), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam
(1999); Thi pháp Truyện Kiều (2001).
Trong công trình nghiên cứu “Thi pháp thơ Tố Hữu”, Trần Đình Sử đã nỗ
lực xác lập một cái nhìn riêng về văn học trên tinh thần trân trọng ý kiến của
các nhà khoa học đi trước và mạnh dạn gạt bỏ những nhận định sáo mòn,
hoặc không đánh giá đúng bản chất của thơ Tố Hữu. Ông không đặt mục đích
đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Thơ Tố Hữu nói nội dung gì? Mà đặt vấn đề:
nghệ thuật thơ Tố Hữu đã mang lại cái gì mới cho thơ Việt Nam đương đại?
Đề trả lời cho câu hỏi này, Trần Định Sử đã tìm đến một cách nghiên cứu
hoàn toàn độc đáo, mới lạ: tập trung nghiên cứu tính quan niệm được thể hiện
trong một số phương diện hình thức của thơ Tố Hữu như quan niệm nghệ
14


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, chất thơ…
Trần Đình Sử đã không coi thơ Tố Hữu chỉ dừng lại ở việc làm vũ khí đấu
tranh cách mạng mà ông đi sâu nghiên cứu, chỉ rõ sự sáng tạo ra một hình

thức thơ, một kiểu thơ và kiểu quan hệ của thể loại này đối với đời sống. Ông
chỉ ra thơ Tố Hữu là bước phát triển tất yếu của quá trình thơ ca cách mạng
Việt Nam, một dạng kết hợp độc đáo của thơ ca và chính trị, khẳng định Tố
Hữu, với tư cách là nhà thơ cách mạng, ông thực hiện việc hiện đại hóa thơ
trữ tình Tiếng Việt theo phương hướng mà thực tiễn cách mạng đề xuất ra cho
thơ – thơ kết hợp tuyên truyền và trữ tình. Một điều đáng chú ý nữa là Trần
Đình Sử nhấn mạnh đến hình thức bên trong, tức là hình thức mang dấu ấn
sáng tạo tiêng biệt của người nghệ sĩ. Nhà nghiên cứu quan tâm đến văn bản
văn học chứ không quan tâm đến các yếu tố ngoài văn bản, không dựa dẫm,
suy diễn chủ quan thông quan nghe “tâm sự” của nhà thơ. Như vậy, bám sát
nhiều phương diện khác nhau của hình thức bên trong thuộc văn bản nghệ
thuật, Trần Đình Sử cắt nghĩa khách quan những nguyên tắc chi phối cách
kiến tạo hình thức ấy, gọi ra và đặt tên cho cái hình thức nghệ thuật mang
quan niệm được thời đại và nghệ sĩ sáng tạo ra, luôn có ý thức cố gắng đi đến
khái quát chúng thành các phạm trù khoa học. Sự xuất hiện của “Thi pháp thơ
Tố Hữu” là một lời đối thoại với những hạn chế của phương pháp nghiên cứu
văn học theo xu hướng xã hội học, cung cấp một mô hình hữu hiệu để ứng
dụng nghiên cứu, giải mã các hiện tượng văn học khác, nó đặt làm tròn nhiệm
vụ đặt viên gạch đầu tiên cho một hướng nghiên cứu văn học ở Việt Nam
trong thời kì đổi mới.
Sự xuất hiện của “Thi pháp thơ Tố Hữu” là một lời đối thoại với những
hạn chế của phương pháp nghiên cứu văn học theo xu hướng xã hội học, cung
cấp một mô hình hữu hiệu để ứng dụng nghiên cứu, giải mã các hiện tượng
văn học khác, nó đặt làm tròn nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên cho một hướng
nghiên cứu văn học ở Việt Nam trong thời kì đổi mới.
15


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
Để tiếp tục khẳng định tính ưu việt của hướng tiếp cận thi pháp học trên

nhiều cấp độ, Trần Đình Sử công bố chuyên luận “Mấy vấn đề thi pháp văn
học trung đại Việt Nam” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999). Ở công trình này,
nhà nghiên cứu đã nhìn nhận văn học trung đại như một loại hình văn học
hoàn cảnh, đặc thù. Bởi văn học trung đại có quan niệm nghệ thuật riêng, có
hệ thống thể loại và có kiểu tác giả đặc trưng nên chọn cách tiếp cận đối
tượng từ phương diện cấu trúc nhà nghiên cứu quan tâm đến các vấn đề: tính
loại hình, quan niệm về con người, không – thời gian nghệ thuật, thể loại và
ngôn ngữ, trên cơ sở đó xác lập những nét cơ bản của truyền thống nghệ thuật
Việt Nam được biểu hiện trong lĩnh vực văn học. Mặc dù là một công trình
mang tính đặt vấn đề, gợi mở hướng nghiên cứu nhưng “Mấy vấn đề thi pháp
văn học trung đại Việt nam” đã cung cấp một cái nhìn tổng thể đối với các
phạm trù cơ bản của văn học trung đại như loại hình văn học, các bình diện
đặc trưng, khái niệm về một số thể loại văn học với quan niệm về con người,
quan niệm về thế giới và một số phương thức nghệ thuật.
Kế tiếp, Trần Đình Sử công bố chuyên luận “Thi pháp Truyện Kiều”,
nghiên cứu Truyện Kiều từ góc nhìn thi pháp học. Trong công trình này, ông
đã mở rộng tương quan nghiên cứu từ giác độ văn học so sánh, vận dụng
những tri thức mới nhất về tự sự học để lý giải Truyện Kiều nhằm làm rõ tài
năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Trần Đình Sử không so sánh Truyện Kiều
với Kim Vân Kiều Truyện như những người đi trước mà đã mở rộng biên độ
nghiên cứu “ vừa tìm hiểu Truyện Kiều trong tương quan với văn hóa Trung
Quốc, vừa đặt Truyện Kiều trong mối quan hệ với văn học và văn hóa dân tộc
từ hai chiều đồng đại và lịch đại” (Nguyễn Đăng Điệp). Nếu như những
người đi trước đã khám phá, phát hiện những đặc sắc của Truyện Kiều từ
phương diện sử dụng ngôn ngữ, sự thêm bớt các yếu tố cốt truyện một cách
sáng tạo, miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật tinh tế… thì Trần Đình Sử với

16



Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
cách tiếp cận đi sâu tìm hiểu Truyện Kiều như một chỉnh thể toàn vẹn, ông
tìm ra con người Nguyễn Du trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du.
Tóm lại, bằng các công trình nghiên cứu cụ thể về thơ Tố Hữu, Truyện
Kiều, văn học trung đại, Trần Đình Sử đã có những khái quát, nhận định mới
cho thấy thế giới nghệ thuật là phạm trù sáng tạo của nhà văn, đó là nơi để
phân biệt với các thế giới phi văn học. Thi pháp học thế giới nghệ thuật của
Trần Đình Sử gợi mở những con đường tiếp cận, thâm nhập vào thế giới nghệ
thuật đa dạng thuộc nhiều thể loại khác nhau. Nó khẳng định còn nhiều
phương pháp nghiên cứu khác đầy tiềm năng chứ không phải duy nhất chỉ có
một cách như trước Đổi mới thường quan niệm.
3.2.2.

Đỗ Đức Hiểu – người vận dụng thành công thi pháp học vào
nghiên cứu văn học.

Cũng như Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu là một trong những người đầu tiên
vận dụng thi pháp học hiện đại phương Tây vào nghiên cứu văn học Việt
Nam. “Thi pháp hiện đại” là một công trình quan trọng của Đỗ Đức Hiểu,
được tập hợp từ hai công trình ra đời trước đó: Đổi mới phê bình văn học
(1994) và Đổi mới đọc và bình văn (1999). Trong tác phẩm này, Đỗ Đức Hiểu
muốn giới thiệu toàn diện thi pháp cả ba thể loại thơ, truyện và kịch. Với ông,
thi pháp là công cụ khám phá văn chương về phương diện thể loại. Có lẽ nhà
nghiên cứu quan niệm thi pháp là một phương pháp có thể áp dụng cho mọi
nền văn chương dân tộc ở mọi thời đại. Đặc biệt, với công trình này, Đỗ Đức
Hiểu đã vận dụng thi pháp để đọc lại và phát hiện nhiều giá trị của văn học cũ
tưởng như đã có tiếng nói cuối cùng, đọc ra và khẳng định giá trị của nhiều
hiện tượng văn học xuất hiện ở thời kỳ đổi mới. Trong thơ, Đỗ Đức Hiều chú
ý đến thơ nôm Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Thơ Mới. Với truyện, ông tập
trung vào những sáng tác của Thạch Lam, Vang bóng một thời của Nguyễn

Tuân, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Sống mòn của Nam Cao, tiểu thuyết của
Nhất Linh, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Thân phận tình yêu của
17


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
Bảo Ninh, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Đào Duy Hiệp… Với kịch, tác
giả hướng đến nghiên cứu Vũ Như Tô, kịch của Đoàn Phú Tứ.
Quán triệt nguyên tắc: xuất phát từ cấu trúc biểu đạt, trên bình diện của
ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, coi ‘ngôn ngữ văn học là “người anh hùng”
trong phê bình văn học” để có thể làm “nổ tung” văn bản, giải mã, tìm bí ẩn
của tác phẩm từ những “khoảng trắng”, Đỗ Đức Hiểu đã đọc lại thơ nôm Hồ
Xuân hương với nhiều phát hiện thú vị. Đỗ Đức Hiểu đã nhận thấy thơ nôm
Hồ Xuân Hương có sự xuất hiện dày đặc những động từ, nhất là động từ miêu
tả hành động, cử chỉ mạnh mẽ, ráo riết, say mê, tạo nên một “thế giới đời
thường thắm tươi, một thiên nhiên tràn đầy sức sống, một triết lý tự nhiên của
cuộc đời trần thế, của trực giác và cảm giác, bản năng”. Bên cạnh động từ là
những tính từ kèm trạng ngữ. Ngoài ra, nhịp điệu, âm điệu trong thơ Hồ Xuân
Hương cũng là một đối tượng để nhà nghiên cứu tìm thấy “cái được biểu đạt
này trở thành cái biểu đạt và sinh ra cái được biểu đạt thứ hai”, tạo nên
những làn sóng âm vang đến những thế kỷ sau. Như vậy, có thể thấy cách
khám phá tác phẩm của Đỗ Đức Hiểu là bám sát, cắt nghĩa tác phẩm từ những
yếu tố hình thức mang tính nội dung, tác phẩm là một ký hiệu, có mặt biểu
hiện và mặt được biểu hiện, hai mặt này không thể tách rời.
Truyện Kiều của Nguyễn Du được Đỗ Đức Hiểu soi chiếu từ góc nhìn mới
lạ. Ông cho rằng “Thúy Kiều là một nhân vật động, tức là luôn vượt không
gian của mình, đi tìm một không gian mơ ước”. Cho nên, ông đã đặt Thúy
Kiều trong những không gian nghệ thuật khác nhau trên con đường đi tìm tình
yêu tự do, tự giải phóng mình. Ông đã nhìn ra rằng, “mọi con đường Kiều đi
đều dẫn đến đau khổ và nhân vật cứ phải đi trên những con đường cụt”, cho

nên, thế giới Truyện Kiều chất chứa khổ đau, chỉ có nước mắt, khóc than,
đánh đập, cướp của. Đó là một không gian đầy kinh hãi.
Ở phần phê bình truyện, Đỗ Đức Hiểu đã có một cái nhìn phát hiện thú vị
về tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Trước đây, nhiều ý kiến cho
18


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
rằng đây là một tác phẩm mang tiếng cười đả kích xã hội Việt Nam thời “Tây
hóa”, đó là cái hoạt kê, cười hể hả, cái hài hước, châm biếm, nhạo báng… Đỗ
Đức Hiểu không chỉ quan niệm như vậy, ông cho rằng “cái cười trong “Số
đỏ” không phải là những phương thức nghệ thuật để chuyên chở tư tưởng
của tác phẩm. Cái cười ở đây là bản chất, là tinh túy của văn bản nghệ thuật,
nó đồng nhất với thế giới quan của tác giả, nó là tất cả tác phẩm – cái cười
đa diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười lớn luôn luôn để ngỏ,
không khép kín, không khô cứng.. “Số đỏ” là cái cười nhại với một tầm cỡ
lớn”. Ngoài ra, Đỗ Đức Hiểu còn chú ý khai thác yếu tố không gian, cho rằng
không gian là nơi thể hiện rõ mối quan hệ của nhân vật với môi trường. Nhân
vật, thời gian, không gian là một khối thống nhất, không thể chia cắt.
Trong công trình “Thi pháp hiện đại”, điều đáng kể hơn của Đỗ Đức Hiểu
là ông đã thành công đặc biệt ở nghiên cứu, phê bình một số tác giả, tác phẩm
xuất hiện ở thời kỳ đổi mới như Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu,
Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp,
Phạm Thị Hoài. Đó là những hiện tượng văn học mới lạ, có nhiều phá cách
mà bộ công cụ lý luận trước đây đã tỏ ra không còn hữu hiệu khi tiến hành
giải mã nghệ thuật.
Với Phiên chợ Giát, từ góc nhìn thi pháp học, thâm nhập vào lớp ngôn ngữ
bề sâu, khai thác ngôn ngữ biểu tượng, Đỗ Đức Hiểu đã đọc ra ý nghĩa thông
điệp của tác phẩm: Nó là cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về thân phận người,
về cuộc đời, về thế sự - tất cả được thể hiện trong một thế giới vừa thực, vừa

hư, thế giới của sự hóa thân, biến dạng người / vật, ông Khúng / Khoang Đen.
Đọc Phạm Thị Hoài, nhà nghiên cứu đã khẳng định Phạm Thị Hoài là nhà
văn “đi chệch quỹ đạo của truyện ngắn truyền thống Việt nam trong gần nửa
thế kỷ nay…khó mà bắt được làn sóng mạnh nhất phát ra từ văn bản kí hiệu
“Phạm Thị Hoài”. Từ ánh sáng lý luận hiện đại, Đỗ Đức Hiểu đã nhanh chóng
tìm ra chìa khóa để mở cánh cửa thâm nhập vào thế giới văn bản nghệ thuật
19


Bớc đầu tìm hiểu về Thi pháp học
Phm Th Hoi, xut cỏch gi: Truyn Phm Th Hoi, nhng huyn thoi.
c nhng trang phờ bỡnh ca c Hiu, thy ụng ó t b cỏi kờnh t
duy chn mũn, t b kiu phờ bỡnh xo xỏo li tớnh in hỡnh, tớnh nhõn
dõn hoc giai iu tõm hn mang n cho chỳng ta mt cỏch lý gii
tha ỏng, khỏch quan v hin tng Phm Th Hoi.
Vi Thõn phn tỡnh yờu, c Hiu ó c li vn bn ny di ỏnh
sỏng ca phng phỏp phõn tớch cu trỳc v khng nh nhiu giỏ tr ngh
thut ca thiờn tiu thuyt. Nhỡn t cp thi phỏp, ụng ó phõn tớch tỏc phm
t nhan n vic m x nhp mnh ca tiu thuyt, bỏm sỏt mch ngụn ng
nhn ra nhng nguyờn tc cm nhn i sng mt cỏch thm m ca ngi
ngh s. ễng c bit quan tõm n th gii c biu t qua h thng ngụn
t l lựng, mang tớnh a thanh, i thoi, ny sinh t trc giỏc, vụ thc. ễng
ch rừ ngụn t tiu thuyt ca Bo Ninh l nhng cu trỳc khụng n khp, t
ni, tng nh chp vỏ, nhng t ng trỏi ngc ng cnh nhau, nhng chuyn
on bng nhng t tng nh tựy tin ú chớnh l dũng cm xỳc luụn vn
ng, t bin. Nh vy, c Hiu ó s dng c dng cụng c mi ca
phờ bỡnh vn hc vt thoỏt khi nhng hn ch ca li phờ bỡnh xó hi hc,
thc s lm n tung vn bn, tỡm mi bớ n ca cỏc liờn kt tỏc phm.
Thi k i mi, hin tng Nguyn Huy Thip xut hin trờn vn n,
to nờn mt cỏi hng gia phỏt v nhn. Trong s rt nhiu ý kin khen

chờ, bi nghiờn cu i tỡm Nguyn Huy Thip ca c Hiu ó thuyt
phc c nhiu ngi. T gúc nhỡn thi phỏp th loi truyn ngn, nh nghiờn
cu ó phõn bit chuyn v truyn ngn, t ú nh hng ngi c tip
cn vi t duy c theo lý thuyt hin i. Truyn ca Nguyn Huy Thip
khụng th c bng thúi quen t duy c tớch trng en rừ rng m phi soi
chiu cỏc sỏng tỏc ca nh vn t nhiu gúc khỏc nhau.
Nh vy, vi tinh thn tụn trng vn bn, xut phỏt t nhng bỡnh din
mang tớnh ni quan gii mó nhng khong trng trong tỏc phm, nhng
20


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
trang phê bình của Đỗ Đức Hiểu đã mang đến cho độc giả nhiều phát hiện
mới, đầy bất ngờ, thú vị về những tác phẩm tưởng chừng đã quen thuộc. Thi
pháp hiện đại của Đỗ Đức Hiểu là minh chứng góp tiếng nói khẳng định giá
trị học thuật, sức sống lâu bền, vai trò quan trọng của thi pháp học.
3.2.3.

Nguyễn Đăng Điệp với việc vận dụng thi pháp học vào nghiên
cứu thơ trữ tình.

Sự lớn mạnh của thi pháp học hiện đại đã mở ra những hướng mới trong
tiếp nhận và lý giải các hiện tượng nghệ thuật.Khuynh hướng thi pháp học ở
Việt Nam đặt ra vấn đề nghiên cứu chủ thể sáng tạo thông qua hàng loạt các
khái niệm cơ bản như giọng điệu, quan niệm nghệ thuật, điểm nhìn nghệ
thuật, vai trò của người kể chuyện… Chuyên luận “Giọng điệu trong thơ trữ
tình” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2002) của Nguyễn Đăng Điệp là một đóng góp
độc đáo làm phong phú thêm thành tựu nghiên cứu phê bình văn học trong
thời kỳ đổi mới. Đây là “quyển sách đầu tiên nghiên cứu tập trung về một
trong những vấn đề phức tạp nhất của thi pháp học hiện đại – vấn đề giọng

điệu nghệ thuật”.
Trong chuyên luận, nhà nghiên cứu hướng tới xác định cụ thể hơn nội hàm
và đường biên của khái niệm giọng điệu với tư cách là một hiện tượng nghệ
thuật mang đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo, hướng đến lý giải, nhìn sâu vào
cấu trúc bên trong của nó và xác lập những thao tác kĩ thuật phân tích giọng
điệu. Đồng thời, Nguyễn Đăng Điệp cũng đã áp dụng vào nghiên cứu một
trong những thành tựu lớn nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX: Thơ mới và
giọng điệu của bốn nhà thơ tiêu biểu nhất của thời đại thơ ca này: Xuân Diệu,
Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính.
Nguyễn Đăng Điệp đã phân biệt giọng điệu với ngữ điệu, nhạc điệu, nhịp
điệu, tiết điệu, từ đó thiết lập một hệ thống khái niệm đầy đủ về giọng điệu,
thấy được giọng điệu là thứ hình thức mang tính quan niệm, bao giờ cũng là
21


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
sản phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn và mang tính chất lượng. Nhà nghiên
cứu cũng đã phân biệt giọng điệu văn xuôi và giọng điệu trong thơ, đưa ra khái
niệm tiếng nói độc bạch của thi ca. Đây là một sự bổ sung cho những lý luận
của M.Bakhtin. Nguyễn Đăng Điệp đã nhấn mạnh ba cấp độ của giọng điệu là
giọng điệu tác phẩm, giọng điệu nhà văn và giọng điệu thời đại, tiến hành khảo
sát các loại hình giọng điệu từ thơ ca dân gian đến thơ ca trung đại và thơ ca
lãng mạn, thơ siêu thực. Đó là một cái nhìn bao quát vấn đề sâu rộng của nhà
nghiên cứu.
Điểm quan trọng nhất của công trình này là Nguyễn Đăng Điệp đã dồn
tâm huyết vận dụng lý luận về giọng điệu nghệ thuật của mình vào nghiên
cứu Thơ Mới và giọng điệu thơ “tứ bất tử” của phong trào thi ca này. Cũng
bàn về Thơ Mới những Nguyễn Đăng Điệp không theo lối mòn của nhiều
người đi trước mà ông đã tìm và bắt “trúng” hồn cốt, thần thái, giọng điệu của
thời đại Thơ Mới – đó là “tổng phổ của những nỗi buồn sầu”. Và trong bản

nhạc đậm âm hưởng buồn và cô đơn ấy vấn nghe thấy “những nghịch âm” –
đó là giọng thơ tươi vui, yêu đời mang nhiều niềm hy vọng, say mê. Khi
nghiên cứu giọng điệu của bốn nhà thơ cụ thể: Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy
Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Đăng Điệp đã sử dụng thi pháp giọng điệu để thấy
được mỗi người mỗi vẻ với những phong cách riêng biệt, độc đáo. Xuân Diệu
nồng si, tươi trẻ, đậm chất “Tây”; Huy Cận sầu não, ngậm ngùi, đậm chất
Đường thi cổ điển; Hàn Mặc Tử là sự chen nhau giữa tiếng kêu đau thương,
tê điếng và niềm hy vọng thiết tha, mãnh liệt, thơ Hàn là những cơn mơ đẫm
mầu siêu thực; còn Nguyễn Bính là lỡ làng, đắng cay, đậm chất quê mùa.
Nguyễn Đăng Điệp còn phát hiện bên cạnh giọng chính, mỗi thế giới nghệ
thuật thơ đều có những sắc điệu “bè đệm” (Xuân Diệu: cô đơn, Huy Cận:
niềm vui và hương thơm, Nguyễn Bính: một thế giới cổ tích trong trẻo, bình
yên, Hàn Mặc Tử: một thế giới tinh khôi, huyền nhiệm).

22


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
Nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật là một công việc khó khăn đầy thử
thách. Tuy vậy, với “Giọng điệu trong thơ trữ tình”, Nguyễn Đăng Điệp đã
không chỉ dừng lại ở việc khơi gợi các vấn đề giọng điệu của thời đại Thơ
Mới mà đã “đưa ra khẳng định một trường lý thuyết mới, bổ sung cho nghiên
cứu văn học những thao tác, công cụ nghiên cứu, góp phần đổi mới cách tiếp
nhận, cách tân các tiêu chí thẩm mỹ trong nghiên cứu và phê bình văn học..”
(Vũ Thanh)

23


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc

C- KẾT LUẬN
Thi pháp học là một phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến và
ngày càng thể hiện sự hữu dụng trong nghiên cứu văn học. Từ 1986, khái
niệm thi pháp học đã trở nên quen thuộc, dần phổ biến trong giới nghiên cứu,
phê bình văn học và cả những nhà văn, độc giả. Người ta đã xem thi pháp học
hiện đại như một công cụ hữu dụng để khám phá, phát hiện, nhìn nhận lại
nhiều giá trị văn học. Đã có những lúc nghiên cứu văn học tưởng như đi vào
bế tắc khi công cụ lý luận cũ không còn phù hợp để biện giải những hiện
tượng văn học mới. Sự tiếp thu thi pháp học hiện đại phương Tây là một bước
đột phá, thổi một luồng ánh sáng, chỉ ra một con đường nghiên cứu, tiếp nhận
văn học mới. Từ đó, nhiều hiện tượng văn học mới được đánh giá đúng giá trị
nghệ thuật của nó. Không phải ngẫu nhiên, trong nghiên cứu văn học Việt
Nam sau 1986 lại xuất hiện liên tiếp, hàng loạt những công trình nghiên cứu
văn học sử dụng công cụ lý luận thi pháp học hiện đại. Những nhà nghiên cứu
như Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Đăng Điệp, Cao Thị Hồng mà
chúng tôi tìm hiểu chi tiết ở trên chỉ là một trong số rất nhiều những ngòi bút
lý luận phê bình văn học đi theo con đường này. Thực tế đó đã chứng tỏ vai
trò, ý nghĩa của thi pháp học trong nghiên cứu văn học, cũng đồng thời cho
thấy, không có công cụ lý luận nào là độc tôn, duy nhất cho mọi tác phẩm ở
mọi thời đại, như thời trước Đổi mới từng quan niệm.
Trong phạm vi một bài tiểu luận, chúng tôi chỉ bước đầu tìm hiểu khái
quát về Thi pháp học. Những trình bày của chúng tôi còn sơ sài, rất mong
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và đồng nghiệp.

24


Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc
THƯ MỤC THAM KHẢO
1.


Trần Hoài Anh, Lý luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-

2.

1975, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009, 316 trang.
Bakhtin M., Những vấn đề thi pháp Dostoevski, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên

3.

Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, 252 trang.
Lê Huy Bắc, Truyện ngắn, lý luận tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục,

4.

Hà Nội, 2005, 378 trang.
Nguyễn Đăng Điệp, Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà

5.

Nội, 2003, 446 trang.
Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại một số vấn đề lý luận và ứng dụng,

6.

Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012, 696 trang.
Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới đọc và bình văn, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội,

7.
8.


1998, 274 trang.
Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000, 400 trang.
Cao Hồng, Một chặng đường đổi mới lý luận văn học Việt Nam (1986-

9.

2011), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, 320 trang.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên), Từ điển

thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004, 376 trang.
10. Cao Hồng, Lý luận, phê bình văn học, đổi mới và sáng tạo, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội, 2013, 319 trang.
11. Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996, 346 trang.
12. Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1999, 444 trang.
13. Trần Đình Sử, Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002, 400 trang.

25


×