Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

LOẠI HÌNH TÁC GIẢ NHÀ NHO, NHÀ NHO TÀI TỬ NGUYỄN CÔNG TRỨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.72 KB, 22 trang )

………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
MỤC LỤC

1


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………

A - MỞ ĐẦU

Nho giáo là hệ thống tư tưởng lớn khởi nguồn từ Trung Hoa, và có sức lan
tỏa mạnh trên hầu hết khu vực văn hóa Á Đông. Đời sống văn hóa - chính trị các
nước Á Đông hầu như luôn có dấu ấn của tư tưởng Nho giáo. Sức lan tỏa của hệ
thống học thuyết này không chỉ ở thì quá khứ mà còn nối tiếp ở thì hiện tại và cả
trong tương lai.
Nhưng, bất kì hệ thống tư tưởng hay học thuyết nào cũng không bao giờ
là một thực thể tĩnh, mà luôn vận động cùng với sự chuyển dịch của đôi cánh
thời - không như một nguyên lí chung của mọi sự tại tồn. Nho giáo cũng là một
hệ thống tư tưởng luôn vận động qua quá trình phát triển và truyền bá của mình.
Nhưng, trong suốt cả thời kì văn hóa trung đại (trung cổ phương Đông), Nho
giáo vẫn chưa phải là có những đổi thay mang tính chất biến đổi hệ hình tư
tưởng, cách tiếp nhận tư tưởng và hành xử của nhà nho vẫn xoay quanh hai thái
cực xuất - xử; hành - tàng. Nhưng, đến thời cận đại, xã hội phong kiến phương
Đông diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, đã làm xuất hiện mẫu hình nhà nho
mới, “đọc sách thánh hiền nhưng suy nghĩ theo lối thị dân”. Và từ đây, đời sống
văn học Việt Nam đã bắt đầu có những biến đổi mang tính chất thay đổi hệ hình,
xuất hiện những nhà nho với những tư tưởng phi truyền thống. Chính điều này
đã tạo ra những thay đổi sâu sắc và thú vị trong văn học.
Nếu nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm của các nhà nho Việt Nam (và cả


các nước thuộc khu vực văn hóa Hán) trong thời kì cận đại - những nhà nho ảnh
hưởng lối suy nghĩ và cách sống của tầng lớp thị dân - mà không định hình được
những đặc trưng tư tưởng và thế giới quan của họ, thiết nghĩ sẽ không phát hiện
ra được phần tinh túy và thú vị nhất trong sáng tác thơ văn của các nhà nho này.

2


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
Bởi vì, họ không thuộc típ người hành đạo mà cũng chẳng phải là con người ẩn
dật. Họ là những con người, những nhà nho tài tử đa tài và đa tình.
Trong việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm thơ văn của lớp nhà nho tài
tử ở Việt Nam (cụ thể qua ba tác giả là Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ và Tản
Đà), nếu không hiểu những đặc thù tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của họ, sẽ
không giải mã được những đặc trưng thẩm mỹ cốt lõi nhất trong các sáng tác
nghệ thuật. Cũng do vậy, người viết chuyên đề cố gắng trình bày những đặc
trưng cơ bản trong tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của nhà nho tài tử và sự
thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ để thấy những đổi thay và đóng
góp trong tư tưởng và nghệ thuật của lớp nhà nho tài tử. Khi thấy được những
đặc thù này, người nghiên cứu và giáo viên giảng dạy sẽ đưa tác phẩm đến với vị
trí đích thực của nó trong chân trời nghệ thuật, tiếp nhận tác phẩm đúng với đặc
trưng thẩm mỹ vốn có của nó, tránh những cách nhìn phiến diện và thiếu cơ sở
khoa học. Và cụ thể nhất, giáo viên sẽ giảng dạy hiệu quả hơn một tác phẩm rất
đặc sắc của Nguyễn Công Trứ trong chương trình Ngữ văn lớp 11: tác phẩm
“Bài ca ngất ngưởng”.

3



………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………

B. NỘI DUNG
Chương 1: Nhà nho tài tử với tư cách là một hệ hình lí thuyết nghiên
cứu văn học trung đại Việt Nam
1.1. Cơ sở lịch sử - xã hội
Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, từ thế kỉ X đến XV, đời sống tư
tưởng có hiện tượng tam giáo đồng nguyên, cả Nho - Phật - Đạo cùng tạo thành
thế chân vạc trên vũ đài chính trị - tư tưởng và văn hóa. Nhưng, từ thế kỉ XV
đến XIX, có thể nói rằng, chỉ những trí thức nho sĩ là những người nắm giữ
huyết mạch của đời đời sống chính trị đất nước. Theo Trần Ngọc Vương thì đến
đầu thế kỉ XVIII, hai loại hình nhà nho ẩn dật và hành đạo đã “hoàn thiện đến
trình độ “cổ điển””[5;63]. Đến thế kỉ XVIII, cũng đã xuất hiện đồng loạt những
nhà nho với những hoạt động không thể dùng tiêu chuẩn của nho giáo chính
thống để đánh giá về họ, nhưng, cũng không thể không nhìn nhận những đóng
góp của họ cho sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Chúng ta cần xét đến thực tiễn lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XV
đến thế kỉ XIX, mà đặc biệt là từ thế kỉ XVI, khi Mạc Đăng Dung tiếm vị vua
Lê, rồi tiếp đó là tình trạng “lưỡng đầu chế” thời Lê - Trịnh và tình trạng Trịnh Nguyễn phân tranh. Chính cục diện chính trị phức tạp đó đã ảnh hưởng rất lớn
đến quan niệm về tính chính thống trong việc lựa chọn minh chủ của mỗi nhà
nho, và những con người tinh túy nhất của thời đại đều băn khoăn về cách xử
thế. Lúc này đã thực sự xảy ra cuộc khủng hoảng ý thức hệ khi những phạm trù
tư tưởng của Nho giáo đã bị biến thành cơ sở cho những tham vọng bá đồ vương
của nhiều thế lực. Điển hình như khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” nhìn qua tưởng
như đó là biểu hiện của chữ Trung, nhưng thật ra, đó là tấm màn che đậy tham
vọng bá vương của không ít thế lực chính trị.
4



………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
Xuất phát từ tình hình khủng hoảng chính trị và tư tưởng ở đất nước ta từ
thế kỉ XV, có không ít những môn sinh cửa Khổng sân Trình đã có những nhận
định vượt xa lịch sử, họ không lựa chọn con đường quyết khoa để cầu công danh
mà lựa chọn một lối hành xử gần như không có trong truyền thống. Trong đó có
rất nhiều con người xuất sắc nhất của lịch sử đã lấy mẫu hình người anh hùng
thời loạn để làm lí tưởng phấn đấu cho mình.
Từ thế kỉ XVII, ở nước ta đã xuất hiện một “nền kinh tế đô thị và đời
sống văn hóa, tinh thần đô thị”[5; 68]. Chính xã hội thị dân đã tạo ra môi trường
“văn hóa phi cổ truyền”[5; 69]. Chính trong môi trường văn hóa ấy, nhiều cái
mới đã được dịp nảy sinh và phát triển mạnh mẽ. Thời gian này, xã hội Việt
Nam vẫn là xã hội chuyên chế tập quyền theo mô hình phương Đông nhưng đã
bắt đầu xuất hiện những yếu tố có xu hướng phá vỡ các khuôn khổ của xã hội.
Và, điều cốt yếu chúng tôi muốn thuật lại ở đây là mỗi loại hình nhà nho đều có
sự hậu thuẫn của một nền tảng kinh tế nhất định. Với nhà nho hành đạo thì đó là
những đặc ân được phân chia những lợi tức và tô thuế của nhà nước phong kiến;
với loại hình nhà nho ẩn dật thì đó là nền kinh tế tự cung tự cấp theo kiểu “cày
lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống”; còn với loại hình nhà nho tài tử thì
đó là sự hậu thuẩn của nền kinh tế đô thị tuy còn yếu ớt nhưng đã được hình
thành và dần lớn mạnh. Chính sự khác biệt từ cơ sở kinh tế này đã tạo nên tính
đặc thù của loại hình nhà nho tài tử. Và theo Phan Ngọc, những con người tài tử
lại là những người “học đạo thánh hiền nhưng suy nghĩ theo lối thị dân”.
Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đều tư xưng là tài tử. Con người
tài tử là điển hình của thời đại mới. Con người quân tử bị chế giễu, đạo đức sống
khắc kỉ phục lễ bị mạt sát. Một trào lưu tư tưởng mới manh nha trong lòng
“những chàng trai tài giỏi nhất của thời đại”[4; 103].

5



………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
1.2. Cơ sở tư tưởng triết học
Người tài tử coi Tài và Tình là giá trị của con người chứ không phải là
đạo đức như các nhà nho chính thống quan niệm. Cũng từ việc đề cao chữ tài và
chữ tình, các nhà nho tài tử cũng có cách nhìn nhận mới về các bậc đế vương.
Các bậc đế vương không còn có quyền hành sinh sát theo kiểu “quân xử thần tử
thần bất tử bất trung” với các nhà nho tài tử nữa. Giờ đây, các bậc đế vương lại
là cơ sở để các nhà nho tài tử trổ tài, thậm chí họ còn coi đế vương như những
quân cờ trong ván cờ của họ. Mối bận tâm hàng đầu của họ là thỏa mãn hoài bão
của cá nhân mình. Và, sự trung thành của họ với vương quyền là sự trung thành
có điều kiện. Đó là một giao kèo giữa người tài tử và vương quyền để người tài
tử phô diễn tài năng, thỏa mãn hoài bão và vương quyền có người củng cố để
vững chắc. Mà người tài tử thì cậy tài, muốn hành động và đổi thay mọi khuôn
khổ, nên sẽ luôn là đối tượng cho sự đề phòng của vương quyền. Đế vương và
tài tử ở trong một trò chơi đánh đu mà hai bên đều phải nương tựa nhau nhưng
phải đề phòng nhau trong một luật chơi khá sòng phẳng.
Cũng do là những con người tài hoa nên họ cũng phô diễn một cái tật
đáng yêu của mình là đa tình. Thậm chí, hoài bão lớn nhất của họ không phải là
“hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân”, ra mắt và được trọng dụng bởi thiên tử,
mà hoài bão lớn nhất là tri ngộ giai nhân trong cuộc đời hữu hạn của mình, như
lời thơ Nguyễn Công Trứ:
“Minh quân lương tướng tao phùng dị
Tài tử giai nhân tế ngộ nan”.
Như vậy, nhà nho tài tử là những người “muốn được thể hiện hết bản
thân mình và cũng muốn nếm trải toàn diện các lạc thú ở đời”[5; 84]. Cũng từ
sự chế định bởi các thiết chế chính trị và quân sự của vương quyền, các nhà nho

6



………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
tài tử có xu hướng ngông cuồng, phá phách, “đề cao triết lí hưởng lạc” như
quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
“Nhân sinh bất hành lạc
Thiên tuế diệc vi thương”.
(Đời người mà không hành lạc
sống nghìn năm cũng như đứa trẻ chết yểu)
Thật ra, ở đây chúng ta lại thấy một xu hướng khác là tư tưởng của nhà
nho tài tử có sự chuyển di từ Nho sang Trang. Nhưng, đây sẽ là đối tượng khảo
sát của chúng tôi trong một chuyên đề khác.

Chương 2: Tác phẩm văn chương Nguyễn Công Trứ và sự khai phóng
những quan niệm nghệ thuật mới của một nhà nho tài tử điển hình
2.1. Quan niệm mới về thiên chức của văn chương
Ở đây, trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ không làm sáng tỏ những vấn đề
đã rõ theo kiểu trình bày lại những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp văn
chương của Nguyễn Công Trứ mà ai cũng có thể đọc thấy trong bất kì quyển
sách cơ bản nào về nhân vật này. Chúng tôi xem đó là những tri thức nền chung,
và chỉ nhắc đến khi cần làm sáng tỏ các luận điểm, để khỏi mất thời gian và
công sức của người đọc - thẩm định chuyên luận này.
Chúng ta hẵn sẽ không khó khăn gì để tìm kiếm các luận đề có vẻ như
liên quan tới văn chương như “văn dĩ tải đạo”, “văn dĩ minh đạo”, “thi dĩ ngôn
chí”. Nhưng, theo Trần Ngọc Vương, người đang có uy tín và tiếng nói uy quyền
vào bậc nhất trong nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, thì những khái niệm
“văn” trong các luận đề ấy không phải đồng nhất với văn học hay sáng tác văn
học. Giữa chúng có khoảng cách xa vời. Lại nữa, các nhà Nho chính thống bị
7



………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
chi phối bởi quan niệm hạ thấp văn chương từ Khổng Tử khi đức thánh khả kính
của chúng ta cho rằng “Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ”. Có nghĩa là
văn chương là thứ cuối cùng trong đời sống tinh thần của xã hội, vì nó chỉ để
phục vụ cho mục đích chơi.
Nhưng, người tài tử khi đã xem tài năng là cốt tủy của sự khẳng định bản
ngã thì việc thể hiện tài năng văn chương luôn là một yêu cầu có tính tiên quyết.
Do vậy, sáng tác văn chương có một sức hút mãnh lực với các nhà nho tài tử.
Nguyễn Công Trứ cũng không nằm ngoài qui luật đó.
Với Nguyễn Công Trứ, những tác phẩm văn chương ông để lại cho đời
không phải là những tác phẩm cử tử, mà đó là những tác phẩm viết như một
cách chơi ngông để khẳng định cái tài và cá tính của mình. Những “Hàn nho
phong vị phú”, “Nợ phong lưu”, “Nợ tang bồng” và cuối cùng phải kể đến là
“Bài ca ngất ngưởng” đã chứng minh cho một quan niệm mới về thiên chức văn
chương của Hi Văn. Với những nhà nho tài tử như ông, văn chương không đơn
thuần để nói chí, nói đạo mà quan trọng nhất, để thể hiện tài năng và cá tính của
mình. Bởi trong thơ ông, có những lúc thể hiện một ý chí bao trùm và dung
nhiếp thiên hạ, nhưng đó cũng là cái chí phi truyền thống, chí làm một anh hùng
thời loạn, kiểu như:
“Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong
Chí những toan dời núi lấp sông
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ”
(Chí nam nhi)
Và ngay cả cái đạo mà nho giáo truyền thống đề cao, ông cũng từng giễu
cợt:
“Mất việc toan giở nghề cơ tắc, tủi con nhà mà hổ mặt anh em

8


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
Túng đường mong quyết chí cùng tư, e phép nước chưa nên gan
sừng sỏ
Cùng con cháu thuở nói năng chuyện cũ, dường ngâm câu lạc đạo
vong bần
Gặp anh em khi bàn bạc sự đời, lại đọc chữ vi phân bất phú”
(Hàn nho phong vị phú)
Với những nhà nho tài tử như Nguyễn Công Trứ, văn chương có một vị trí
quan trọng vào bậc nhất để thể hiện tài năng là chí hướng của mình: chí được
“thảnh thơi thơ túi rượu bầu” (chúng tôi dùng văn chương với nghĩa là những
sáng tác không thuộc thể loại quan phương, không phải là các sáng tác khoa cử
mang tính chất cầu công danh). Qua văn chương, bằng văn chương, người tài tử
có thể thị tài, nói lên lí tưởng được du hí, rong chơi của mình:
“Người ỷ ca réo rắt khúc cung thương,
Tiếng tiêu lẫn tiếng ca vang đáy nước
Sực nhớ kẻ quày ngọn giáo vịnh câu thơ thuở trước
Nghĩ sự đời mà cám nỗi phù du!”
Khi các nhà nho tài tử xem rong chơi, thậm chí hành lạc là lí tưởng cuộc
đời khi đã “trang trắng” nợ tang bồng, thì văn chương là địa hạt quyết định nhất
để người tài tử khẳng định mình. Chính các nhà nho tài tử như Nguyễn Công
Trứ là những người đã đẩy văn chương lên một vị trí cao hơn trong đời sống xã
hội, hay nói cách khác, trả văn chương về đúng chỗ và gọi đúng tên của nó. Bởi
với người tài tử, văn chương có vị trí quan trọng bậc nhất trong đời sống tinh
thần chứ không phải là thứ xếp sau cùng như những nhà nho chính thống từng
quan niệm.


9


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
2.2. Lí tưởng người anh hùng thời loạn
Hình tượng người anh hùng thời loạn là một hình tượng có cả quá trình
lịch sử phát triển và vận động trong văn học trung đại từ thế kỉ XVII đến giữa
thế kỉ XIX. Theo Trần Ngọc Vương, giai đoạn này có cả “một chuỗi hình tượng
bắt đầu từ hình tượng Khổng Minh trong “Ngọa long cương vãn” và khép lại bởi
hình ảnh kẻ đại trượng phu “người anh hùng tư kiếm” trong thơ Nguyễn Công
Trứ”[5; 98]. Hình tượng này đã kéo vào quỹ đạo của nó những tác phẩm vào
loại kinh điển như “Chim trong lồng”, của Nguyễn Hữu Cầu, “Trương Lương
hầu phú” với hình tượng Trương Lương của Nguyễn Hữu Chỉnh, “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du với hình ảnh Từ Hải, “Hoàn Lê nhất thống chí” của Ngô
Gia văn phái với hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ, “Tài tử đa cùng” của
Cao Bá Quát...
Với riêng Nguyễn Công Trứ, ông sinh năm 1778 và mất năm 1858, có
nghĩa là ông lớn lên khi cục diện chính trị trong nước đã đi vào ổn định, đất
nước đã đặt dưới quyền kiểm soát của triều Nguyễn. Cha Nguyễn Công Trứ là
một cựu thần của nhà Lê, từng hưởng ứng chiếu cần vương phò Lê, nhưng chỉ là
một viên quan cấp thấp, hầu như không có vai trò gì trong công cuộc phò Lê. Hi
Văn cũng đứng ngoài phong trào khởi nghĩa của Nguyễn Huệ. Rồi năm 1802,
khi lần đầu Nguyễn Gia Long ra Bắc, ông đã đón dâng “Thái bình thập sách”,
nhưng mãi đến năm 1819 ông mới thi đỗ Giải nguyên. Nhưng, sự kiện năm
1802 đã chứng tỏ rằng ông có một tham vọng dựng thành nghiệp lớn.
Nguyễn Công Trứ ra làm quan khi triều đình nhà Nguyễn đã xây dựng
được nền quân chủ vững vàng của mình, mọi lực lượng đối lập đều đã bị đẩy lùi
và không còn thế lực nào có thể dòm ngó ngôi thiên tử. Những biểu hiện phản
loạn, dầu nhỏ nhất hay đôi lúc chỉ là những suy diễn từ những căn cứ mù mờ

nhất cũng phải nhận những hình phạt thảm khốc. Điển hình như cái chết của
Đặng Trần Thường, sự việc đóng cùm lên mộ công thần khai quốc Lê Văn
10


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
Duyệt, hay chỉ vì những câu thơ có khẩu khí khác thường mà cha con công thần
Nguyễn Văn Thành phải trả giá bằng tính mạng... Ấy vậy mà trong thơ Nguyễn
Công Trứ vẫn có những lúc thể hiện lí tưởng về một anh hùng thời loạn rất điển
hình:
“Tài kinh luân xoay dọc xoay ngang
Cơ điều đạc quân ăn quân đánh
Gọi một tiếng, người đều khởi kính
Dậy ba quan, ai dám chẳng nhường”
(Thơ Tổ tôm)
Ở đây, lại phải nói rằng, nhà nho tài tử lựa chọn đấng quân vương để phò
tá không phải theo quan niệm của những nhà nho cổ điển, mà vượt ra ngoài mọi
khuôn phép. Với nhà nho tài tử, họ chọn minh chúa bởi đó là những người “biết
nghe, biết sử dụng những những gì họ khuyên nhủ”[5; 101]. Và có lúc, đã có
người muốn vượt ra ngoài khuôn khổ của đạo thần tử để tạo lập nên một cơ đồ
riêng, thỏa mãn hoài bão của đời mình, kiểu như Từ Hải:
“Triều đình riêng một góc trời
Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà”.
Nhưng, với thời cuộc của Nguyễn Công Trứ, những tham vọng bá vương
là hão huyền, và chỉ có thể đối mặt với kết cục bi thảm kiểu như Cao Bá Quát.
Tuy vậy, trong thơ Nguyễn Công Trứ vẫn xuất hiện những tứ thơ ngông nghênh
vào bậc nhất của một trang anh hùng loạn thế:
“ Giắt lõng giang sơn vào nửa túi
Rót nghiêng phong nguyệt cạn lưng bầu”

(Hành tàng)

11


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
Vậy rõ ràng, trong tư tưởng của Hi Văn, vẫn có một vị trí cao tột cho hình
ảnh người anh hùng thời loạn. Có điều, ông đã tìm được mảnh đất màu mỡ để
thể hiện tài năng của mình và ông đã sử dụng hết công suất tài trí của mình cho
ba triều vua kế tiếp: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Nội lực trí tuệ và tư tưởng
của ông đã được tận dụng tối đa nên ông không thể và tự biết không thể trở
thành một người vượt quá quy tắc luật chơi để nhận lấy kết cục như Cao Bá
Quát.
Xuất chính, bước vào trò chơi thiên tử nhưng lại tin theo lí tưởng người
anh hùng thời loạn, Nguyễn Công Trứ vẫn tuân thủ luật chơi, dẫu có lúc dám
giỡn mặt vương quyền và cũng có lúc hoảng sợ vì bị buộc tội mưu phản, bị đóng
gông giải về kinh. Tuy vậy, cái lí tưởng người anh hùng loạn thế đã được hoán
chuyển thành tài năng của một ông quan tài giỏi vào bậc nhất của triều Nguyễn
và đóng góp nhiều cho lịch sử dân tộc. Cuối đời, ông vẫn tự hào tổng kết đời
mình rằng:
“Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”
(Bài ca ngất ngưởng)
Tất cả tài thao lược của Nguyễn Công Trứ giúp chúng ta có một nhân vật
vào loại kiệt xuất của lịch sử nước nhà, có lẽ đều được lấy nội lực và hoán
chuyển nội lực từ lí tưởng người anh hùng thời loạn của ông.


12


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
Chương 3: Sự đổi mới ngôn ngữ và thể loại trong sáng tác của nhà nho
tài tử qua trường hợp Nguyễn Công Trứ.
3.1. Sự đổi mới ngôn ngữ
Tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng: ngôn ngữ và thể loại là hai yếu tố cụ
thể nhất để đo trình độ phát triển của văn học một dân tộc. Sứ mệnh của một nền
văn học đặt lên đôi vai đội ngũ tác giả là biến ngôn ngữ dân tộc thành ngôn ngữ
văn học.
Với người Việt, bốn thế kỉ đầu khi đất nước giành được độc lập, ta đã
hoàn toàn sử dụng chữ Hán trong sáng tác thơ văn. Nhưng, từ giai đoạn vãn
Trần, chữ Nôm đã được sử dụng thành phong trào trong sáng tác thơ phú. Thời
Lê - Trịnh, chữ Nôm vẫn được triều đình phong kiến tạo điều kiện để phát triển
trở thành thứ chữ của người Việt. (Ở đây, chúng ta không nên nhầm lẫn rằng
triều đình phong kiến dị ứng và kìm hãm chữ Nôm, họ chỉ cấm các văn hóa
phẩm “đầu đường xó chợ” viết bằng chữ Nôm có hại cho thuần phong, bởi ngay
cả những sắc chỉ cấm đó cũng được viết bằng... chữ Nôm).
Dẫu sao, chữ Nôm cũng không phải có vị trí chính thống trong quan niệm
của các nhà nho cổ điển, nhưng chính điều này cũng đã là lí do mà những tài tử
như Nguyễn Công Trứ sử dụng một cách tối đa để thể hiện sự vượt thoát ra
ngoài khuôn khổ và qui chuẩn của mình. Những “Hàn nho phong vị phú”, “Chí
nam nhi”, “Nợ phong lưu”, “Còn nhiều hưởng thụ”, “Tang bồng là nợ”, “Vịnh tì
bà”, “Duyên gặp gỡ”... đều sử dụng chữ Nôm một cách tinh tế và sắc sảo, biến
chữ Nôm thành một ngôn ngữ văn chương thực thụ.
Với việc sử dụng chữ Nôm trong các bài hát nói như “Bài ca ngất
ngưởng”, Nguyễn Công Trứ đã thể hiện nhu cầu đưa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ
dân tộc vào văn chương của người Việt. Với những câu như “Đạc ngựa bò vàng

đeo ngất ngưởng” hay “Đỡ mồ hôi võng lác, quạt mo/ Chống hơi đất dép da,
13


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
guốc gỗ”, ông đã đưa ngôn ngữ dân tộc, thậm chí là những từ ngữ thô kệch bình
dân thành thứ ngôn ngữ văn chương thứ thiệt.
Nếu không có một xu hướng từ trung tâm hướng ra ngoại biên trong đời
sống tư tưởng chỉ có ở những nhà nho tài tử như Nguyễn Công Trứ, làm sao
ngôn ngữ dân tộc chúng ta trở thành một thứ ngôn ngữ văn chương?

3.2. Sự đổi mới thể loại
Như chúng tôi đã khẳng định, ngôn ngữ và thể loại là hai yếu tố cụ thể
nhất để đo trình độ phát triển của văn học một dân tộc. Sự phát triển của văn học
dân tộc ta trước thời Hậu Lê, chỉ sử dụng những thể loại đã hoàn thiện của văn
học Trung Quốc. Điều này có lợi điểm là chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta
cho ra đời nhiều tác phẩm đạt đến trình độ cao, có thể sánh ngang với các tác
phẩm mà chúng ta chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc. Tuy vậy, điều này vẫn có mặt
trái của nó là “dễ dàng làm nảy sinh những mặc cảm tự ti, những định kiến vọng
ngoại, ức chế những tìm tòi, phát kiến bản địa” [5; 153]. Những con người tinh
anh nhất của đất nước đã cố công tạo lập những thể loại riêng của người Việt để
khẳng định tính độc lập về văn hóa và nghệ thuật.
Những thể nghiệm của Nguyễn Trãi ở hình thức câu thơ lục ngôn xen vào
các câu trong một bài thơ thất ngôn Đường luật là sự cách tân đáng kể, tiếc rằng
đã không được kế thừa trong các giai đoạn sau. Với thể loại văn học đặc thù của
dân tộc, thì truyện thơ và hát nói là điển hình nhất.
Riêng với thể hát nói, nó phù hợp với triết lí hành lạc của các nhà nho tài
tử, được trình bày trong những lúc đắm say lạc thú, nên đã được họ phát triển
14



………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
lên tới đỉnh cao. Và, những tác phẩm hát nói của Nguyễn Công Trứ có thể xem
là đã đưa thể loại này phát triển đến mức hoàn thiện.
Thể hát nói là thể loại văn học đặc thù của người Việt Nam, nó cũng là thể
loại phi chính thống, ngoại biên trong đời sống văn học đương thời, nhưng, bằng
tài năng và cá tính của những nhà nho tài tử - những người thường thích hợp với
những gì nằm ngoài khuôn khổ - hát nói đã làm một cuộc chuyển di vào trung
tâm đời sống văn học bởi đã kết tinh trong lòng mình những tư tưởng triết lí
thâm viễn và hình thức nghệ thuật độc đáo của thời đại.

Chương 4. Phẩm chất nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ qua tác phẩm
tiêu biểu “Bài ca ngất ngưởng”.
4.1. Đa tài và ý thức sâu sắc về tài năng.
Các nhà nho đều có ý thức về tài năng của mình, nhưng nếu như các nhà
nho hành đạo, nhà nho ẩn dật khá khiêm nhường, kiệm lời thì nhà nho tài tử, đặc
biệt là Nguyễn Công Trứ lại luôn ý thức sâu sắc về tài năng, vai trò của bản
thân, đồng thời luôn đề cao bản ngã mà không chút e dè. Ông tự nhận thấy: “Vũ
trụ nội mạc phi phận sự” (không có việc gì trong vũ trụ nằm ngoài phận sự của
ta). Đó không chỉ là sự tự ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò của mình trong cõi thế
gian, đó còn là tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời. Nguyễn Công Trứ khẳng
định mình có tài thao lược, kinh bang tế thế: “Gồm thao lược đã nên tay ngất
ngưởng”. Đó là lời khẳng định của một con người ý thức sâu sắc về tài năng của
bản thân – điều hiếm thấy ở những nhà nho truyền thống. Nguyễn Công Trứ kể
một cách ngang tàng về những chức quan mình từng đảm nhiệm như một sự
khẳng định tài năng của bản thân:
“Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
15



………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
..Lúc Bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”
Tuy nhiên, ông lại kể rất nhanh, điểm rất mau hàng loạt những chức cao vọng
trọng, mà đối với người khác, chỉ một chức vụ thôi cũng đã đủ để họ “kể lể”,
“vênh vang xiêm áo” với đời. Vì sao vậy? Vì từ trong cốt tủy, Nguyễn Công Trứ
là một nhà nho tài tử, một con người tài năng thâm viễn nhưng lại coi thường
quan chức, danh lợi. Với ông, làm quan là bị “vào lồng”. Ông không hề ham hố.
Ông xem việc làm quan chẳng qua là “cần làm” để thi thố tài năng, giúp đời.
Niềm hứng thú, say mê thực sự của ông có lẽ đàn hát. Cho nên, khi “Đô môn
giải tổ chi niên”, ông đã thực hành thú vui, thể hiện tài năng ấy:

“Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”
“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng”
Nguyễn Công Trứ thường đem theo một đoàn gót sen tiên lên chùa hát ả
đào. Ông không chỉ nghe hát mà còn cầm nhịp phách rất điệu nghệ.
Nguyễn Công Trứ có tài kinh bang tế thế như rất nhiều nhà nho hành đạo
khác. Ông tự đề cao mình, khẳng định: “Chẳng Trái, Nhạc, cũng vào phường
Hàn, Phú”, đã “nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”. Nhưng tải năng được ông
đề cao là tài thơ phú, đàn hát, nghệ thuật. Với ông, thơ phú, đàn hát giống như là
máu thịt. Điều đó làm nên chất tài tử ở nhà nho Nguyễn Công Trứ.
4.2. Tinh thần tự do, phóng túng.
Phẩm chất tài tử ở Nguyễn Công Trứ, thể hiện qua tác phẩm “Bài ca ngất
ngưởng” còn là tinh thần tự do, phóng túng, chất “ngông” không thể trộn lẫn với
bất kì ai. Khi làm quan, ông đã rất ngông khi khẳng định “Gồm thao lược đã nên
tay ngất ngưởng”. Khi về hưu, chất ngông phóng túng ấy lại càng thể hiện rõ:
16



………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
“Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
Nguyễn Công Trứ có cách về quê “chẳng giống ai”. Nếu các vị hưu quan,
các nhà nho truyền thống, khi về quê thường có kiệu hay xe ngựa, cưỡi ngựa thì
Nguyễn Công Trứ lại cưỡi bò bàng, nhưng bò vàng lại đeo đạc ngựa, để đi đến
đâu thì tạo tiếng kêu leng keng đến đó. Có sách ghi lại, đằng sau đuôi bò,
Nguyễn Công Trứ còn đeo một cái mo cau với ngụ ý “che miệng thế gian”. Quả
không có gì ngông hơn thế. Hình ảnh một ông già hưu quan cưỡi bò vàng đủng
đỉnh giữa kinh thành, trên đường về quê là một hình ảnh “trái khoáy, ngược
đời” chỉ có ở một nhà nho tài tử như Nguyễn Công Trứ.
Khi về hưu, một vị quan võ như Nguyễn Công Trứ đã “gác kiếm cung”,
giờ “nên dạng từ bi”, trở thành một ông già từ bi đạo mạo. Nhưng ông già từ bi
đạo mạo ấy lại đưa cả đoàn gót sen tiên lên chùa – một nơi thanh tịnh - để hát ả
đào. Đó là điều chưa từng thấy xưa nay. Chứng tỏ, Nguyễn Công Trứ dường như
không quan tâm đến miệng lưỡi thế gian, mà chỉ cốt thực hành thú vui đàn hát,
thể hiện một cái tôi rất ngông, rất phóng túng. Hành động trái khoáy của Nguyễn
Công Trứ khiến “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”.
Sự tự do, phóng túng của Nguyễn Công Trứ thể hiện không chỉ ở hành
động mà từ trong tư tưởng, cách nghĩ:
“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong”
“Không Phật, không Tiên, không vướng tục”
Nguyễn Công Trứ coi thường chuyện được – mất, khen – chê ở đời. Với ông,
được hay mất chỉ như chuyện “tái ông mất ngựa”, không hề coi trọng, đứng
trước lời khen – chê vẫn phơi phới như gió xuân ấm áp. Ông không tự ràng buộc
mình trong một khuôn khổ lễ giáo nào. Chính tư tưởng tự do phóng túng ấy là


17


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
yếu tố nền tảng, cốt lõi để làm nên phong cách, hành động ngông ngạo, ngất
ngưởng ở nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ.
4.3. “Bài ca ngất ngưởng” – dấu ấn của sự đổi mới thể loại, ngôn ngữ.
a. Về thể loại.
“Bài ca ngất ngưởng” được viết theo thể loại hát nói - một thể loại văn
học dân tộc, do dân tộc ta sáng tạo nên. Thể loại hát nói đã phát triển từ cuối thế
kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX nhưng Nguyễn Công Trứ là người đưa thể loại hát nói
đạt đến đỉnh cao của nó. Thể loại hát nói không gò bó về câu, chữ, vần, nhịp như
thơ Đường luật, rất phù hợp với cốt cách tải tử của Nguyễn Công Trứ. Hơn nữa,
Nguyễn Công Trứ lại mê hát ca trù, nên việc lựa chọn thể loại hát nói như một
cái “duyên”. Cũng bằng chất tài tử, lòng say mê, ông đã đưa thể loại hát nói phát
triển lên đỉnh cao của nó, mà “Bài ca ngất ngưởng” là một tác phẩm tiêu biểu.

b. Về ngôn ngữ.
Như trên đã trình bày, Nguyễn Công Trứ đã dụng công sử dụng chữ Nôm
để sáng tác văn chương. Không chỉ vậy, ông còn đưa những từ ngữ nôm na, đời
thường vào thơ ca – điều ít thấy ở những nhà nho truyền thống. Trong “Bài ca
ngất ngưởng”, ông đã dùng những từ ngữ mộc mạc, khẩu ngữ như “ngất
ngưởng”, “gót tiên”, “nực cười”. Điều này phù hợp với cá tính một nhà nho tài
tử như Nguyễn Công Trứ.

18


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển

hình……………………………

C. KẾT LUẬN

Cuộc đời 80 năm của Nguyễn Công Trứ đã biến ông thành một tên tuổi
sáng chói của dân tộc. Những đóng góp to lớn nhất của Nguyễn Công Trứ chưa
hẵn đã phải chỉ trên phương diện văn chương, mà bằng cuộc đời “ngang dọc dọc
ngang” của mình, ông đã để lại dấu ấn sâu sắc của mình trên nhiều mặt của lịch
sử đất nước: từ chính trị, văn hóa, quân sự, văn chương, địa lí... Đây là người đã
lớn tiếng nhất trong việc nói lên chí làm trai và lí tuởng, khát vọng của đời mình,
nhưng cũng là một người vào loại hiếm hoi đã làm được hầu như tất cả những gì
mình đã nói. Đánh giá đúng những đóng góp của Nguyễn Công Trứ cho đất
nước là một việc làm đến nay, vẫn không phải là dễ. Chỉ riêng trên lĩnh vực văn
học, nhận diện đúng những giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật các sáng tác của
Nguyễn Công Trứ là điều mà chúng ta chưa thể làm hết. Nó bắt nguồn từ tính
chất phức tạp trong cuộc đời và quá trình xuất chính của ông, cũng bắt nguồn từ
sự đa dạng trong đời sống tư tưởng của một xã hội đang dần thay đổi xu hướng
vận động và phát triển của mình, khi mà con người được giáo dục theo sách vở
của thánh hiền nhưng hoàn cảnh sống và những lạc thú của trần gian đang cứ
ngày một lồ lộ trước mắt, gọi mời họ thụ huởng; những biến động bão táp của lịch
sử tha thiết khẩn cầu những con người tài hoa nhât của thời đại trổ tài lương đống.
Những vấn đề hết sức thú vị và phức tạp trên của lịch sử Việt Nam từ thế
kỉ XVII đến thế kỉ XIX nói chung và sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ
nói riêng đã vẫy gọi chúng tôi đến với chuyên đề này. Trong chuyên đề này,
chúng tôi đã cố gắng đến mức có thể để tóm lược những nét chính của hệ hình lí
thuyết nhà nho tài tử; cũng đã cố gắng làm sáng tỏ những đóng góp của thơ văn
Nguyễn Công Trứ trong quan niệm nghệ thuật và sự đổi mới ngôn ngữ và thể
loại. Với chuyên đề này, người viết cố gắng đưa vào một cách tiếp cận và
19



………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………
giải thích khá khác biệt về những sáng tác của Nguyễn Công Trứ từ một
bình diện theo người viết là rất thú vị nhưng còn chưa được chú ý: bình diện
loại hình nhà nho tài tử. Hướng tiếp cận này sẽ góp phần giải thích cho cuộc
đời, cội nguồn tư tưởng và đặc sắc thơ văn Nguyễn Công Trứ một cách
khách quan và có cơ sở, và đặc biệt nhất, có thể tìm ra những điểm khá thú
vị còn ẩn tàng trong sáng tác của ông.
Tất nhiên, kiến thức thì viễn thâm quảng bác mà những hiểu biết của
người viết chuyên đề này chỉ như nắm lá nhỏ trong lòng bàn tay, nên người viết
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai lầm, nên, người viết rất mong nhận
được sự góp ý của quý thầy cô và bạn đọc để mình có thể chấn chỉnh những
thiên lệch và vươn đến những tri thức viên toàn.

20


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Trọng Kim, 2001, Nho giáo, NXB Văn học, Hà Nội.
2. Nguyễn Lộc, 1999, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ
XIX), NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên),2009, Ngữ văn 11 tập một, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
4. Phan Ngọc, 2000, Tìm hiểu phong cách của Nguyễn Du trong Truyện Kiều,
NXB Thanh niên.

5. Trần Ngọc Vương, 1999, Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
6. Trần Ngọc Vương, 2010, Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ, NXB Tri thức,
Hà Nội.
7. Trần Ngọc Vương, 1999, Văn học Việt nam dòng riêng giữa nguồn chung,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

21


………………………..Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử điển
hình……………………………

22



×