Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

TÌM HIỂU TÍNH HIỆN đại TRONG NGHỆ THUẬT VIẾT TRUYỆN NGẮN của THẠCH LAM QUA một số tác PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.08 KB, 36 trang )

Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

MỤC LỤC

1


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

A – PHẦN MỞ ĐẦU
Văn học viết Việt Nam trong lịch sử phát triển đã trải qua nhiều giai
đoạn, quá trình với những đặc điểm đặc trưng. Văn học trung đại Việt
Nam trải qua mười thế kỉ đã hình thành những khn thước, nguyên tắc
mang tính quy phạm. Đến đầu thế kỉ XX, cùng với sự thay đổi lớn của
chính trị, xã hội, văn hóa, văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại
với những bước ngoặt lớn. Quá trình hiện đại hóa đã mang đến cho văn
học Việt Nam một diện mạo mới. Hiện đại hóa văn học diễn ra trên tất cả
các thể loại, từ thơ đến văn xuôi, từ truyện đến kí, hình thành nhiều thể
loại mới. Một thế hệ tác giả mới hình thành với phong cách nghệ thuật
mang đậm dấu ấn cá nhân, tạo nên một mảng màu đa sắc của văn học
hiện đại Việt Nam.
Ở thời đại này, các văn nghệ sĩ đã tìm được cho mình mảnh đất tốt để
gieo mầm, họ đi sâu vào đời sống nơi thơn dã hay những góc khuất của con
phố, miêu tả số phận của những con người dưới đáy, để rồi yêu thương họ, nói
lên tiếng nói của họ. Thạch Lam là một trong những thế hệ nhà văn ấy, ông đã
đến, miêu tả và yêu thương họ bằng con tim của một CON NGƯỜI. Mỗi
truyện ngăn của Thạch Lam đều mang đậm dấu ấn hiện đại. Vì vậy tìm hiểu
tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam là việc làm cần thiết,
nhằm hiểu rõ hơn tư tưởng và tài năng của nhà văn. Có thể xem nhà văn Thạch Lam
là một tham chiếu để hiểu rõ hơn vấn đề hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Do giới hạn của một bài tiểu luận, chúng tơi mới tìm hiểu được những


nét cơ bản về tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam.
Cũng do điều kiện còn hạn chế, chúng tơi tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ
thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số truyện ngắn tiêu biểu trong
tập truyện “Nắng trong vườn”, “Gió đầu mùa”, “Sợi tóc”.
******
2


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

B- PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Khái quát vấn đề hiện đại hóa Văn học Việt Nam.

1.1. Thế nào là hiện đại hóa văn học?
Hiện đại hóa văn học là q trình làm cho nền văn học thoát ra khỏi
hệ thống thi pháp của văn học Trung đại và đổi mới theo hình thức văn
học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học thế giới.
Tìm hiểu vấn đề hiện đại hóa văn học, thiết nghĩ, ta cũng nên rạch ròi
khái niệm “tính hiện đại trong văn học”. Theo chúng tơi, tính hiện đại
trong văn học được thể hiện ở hai khía cạnh:
-

Tính hiện đại được thể hiện bằng sự giải thể hoặc diễn tấu lại trong
hình thức khác các giá trị tinh thần truyền thống hoặc đương đại.

-

Tính hiện đại thể hiện ở sự hình thành những giá trị tinh thần mới và
phương thức biểu hiện của chúng như chính trị, kĩ thuật với tinh thần
dân chủ, tự chủ, đưa văn học, văn hóa đến gần với cái thường ngày.


Từ đó, ta có thể nhận thấy dấu hiệu của tính hiện đại trong văn học
Việt Nam trước hết là yếu tố chữ viết. Thời trung đại, văn học Việt Nam
sử dụng văn tự Hán và Nôm. Sang thời hiện đại, chữ Hán và Nôm được
thay thế bằng chữ quốc ngữ (trừ một vài hiện tượng cá biệt). Khơng chỉ
vậy, tính hiện đại tính hiện đại trong văn học Việt Nam cịn được thể hiện
rõ nét nhất ở chỗ, văn học đã thoát ra khỏi những quy ước của thời trung
đại, tiếp thu những ảnh hưởng của văn học phương Tây . Văn học khơng
đi theo những khn khổ đã sáo mịn mà có nhiều sáng tạo mới mẻ, tự do
hơn, thể hiện được mọi cung bậc tâm trạng, suy nghĩ của con người.

3


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

1.2. Tiền đề cho việc hiện đại hóa văn chương ở Việt Nam.
• Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.

Cuộc xâm lược và công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
trên đất nước ta, từ năm 1858, đã dẫn đến những thay đổi lớn trong đời
sống văn hóa xã hội. Chữ quốc ngữ dần dần được phổ biến, nền giáo dục
Tây học với những trường học Pháp – Việt xuất hiện, nghề in ra đời, báo
chí, dịch thuật phát triển. Luồng gió phương Tây tràn ngập, ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống văn hóa dân tộc. Đặc biệt, xã hội Việt Nam xuất hiện
những giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tiểu tư sản, tư sản. Họ sẽ là
những cơng chúng mới của văn học.
• Đội ngũ sáng tác mới.

Thời trung đại, đội ngũ sáng tác chủ yếu là những nhà Nho – những trí

thức Nho học. Họ là những người dùi mài kinh sử, thấm nhuần đạo lí Nho
gia, được học chữ Hán và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung
Hoa. Sang thời hiện đại, đội ngũ sáng tác phần đơng là những trí thức Tây
học – những con người được học tập, tiếp thu nhiều cái mới từ nền văn
hóa phương Tây. Tác giả Trịnh Thảo đã chia đội ngũ sáng tác ở thời kì
văn học hiện đại thành các thế hệ: thế hệ đối kháng (từ 1862 đến 1907),
thế hệ duy tân (từ 1907 đến 1925) và thế hệ thử thách cách mạng (từ 1925
đến 1975). Đội ngũ sáng tác này đã mang hơi thở Tây phương vào làm
mới văn học Việt Nam, vứt bỏ những quy ước, lề thói cũ.
• Đơ thị và công chúng mới.

Thực dân Pháp xâm lược, tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa.
Điều này cũng khiến các đơ thị ở Việt Nam được hình thành nhiều hơn,
phát triển hơn. Cũng từ đó, xuất hiện tầng lớp thị dân. Họ là những người
công nhân, thợ thủ công, người làm th…Cơng chúng văn học mới sẽ có
những nhu cầu mới về thẩm mĩ, thị hiếu văn học nghệ thuật. Và tất nhiên,
đó là tiền đề quan trọng dẫn đến sự hiện đại hóa trong văn học.
4


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

• Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa

Sự giao lưu, tiếp biến văn học đã dẫn đến có nhiều thể loại văn học
phương Tây tràn vào Việt Nam như phóng sự, kí, kịch, tiểu thuyết, phê
bình văn học…
Những yếu tố này kèm theo sự phát triển tự thân của nền văn học đã dấn
đến q trình hiện đại hóa như một kết quả tất yếu.


1.3. Q trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam.
a. Giai đoạn giao thời (Từ cuối thế kỉ XIX đến những năm 30

của thế kỉ XX)
• Về đặc điểm xã hội

Ở giai đoạn này, toàn bộ thiết chế văn hóa, giáo dục thực dân đã có
mặt trên tồn lãnh thổ Việt Nam. Ảnh hưởng của văn học Trung Hoa đã
nhường chỗ cho văn học phương Tây, do ảnh hưởng của q trình giáo
dục, báo chí, in ấn). Điều này tác động làm xuất hiện đội ngũ sáng tác mới
là những trí thức Tây học và cơng chúng văn học mới là tầng lớp thị dân.
Văn tự được sử dụng là chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp, chữ quốc ngữ,
trong đó chữ quốc ngữ giữ vị trí chủ đạo. Tác giả của văn học giai đoạn
này bao gồm cả những nhà Nho cựu học được Âu hóa (như Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, Tản Đà… ) và những trí thức Tây học như Nam
Cao, Vũ Trọng Phụng…
Về nội dung, những tác phẩm văn học ra đời trong giai đoạn này trước
hết hướng đến nội dung yêu nước với các biểu hiện như: quyết tâm ra đi
tìm con đường đổi mới đất nước (xuất dương lưu biệt), thể hiện ý chí kiên
cường vượt lên gian khổ, đạp bằng mọi khó khăn trên con đường đấu
tranh (Đập đá ở Côn Lôn), Văn học giai đoạn này còn thể hiện giá trị hiện
thực sâu sắc: phản ảnh cuộc sống của người dân, tố cáo tội ác của những

5


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

kẻ thống trị… Ngồi ra, các tác phẩm cịn thể hiện tiếng nói trào phúng
như trong thơ Tú Mỡ…

• Thành tựu

Nhìn chung, văn học giai đoạn này đã có những thành tựu xuất sắc. Về
hình thức, đã có sự canh tân các thể loại truyền thống và bước đầu giao
tiếp với các thể loại phương Tây. Về nội dung, văn học cổ vũ cho xu
hướng cái thực, cái thường ngày, đưa chất thế tục vào văn chương, con
người cá nhân – cá thể thay thế con người chức năng.
Những thành tựu ở giai đoạn này là tiền đề quan trọng cho sự hiện đại hóa
văn học ở giai đoạn sau.
b. Giai đoạn kết tinh (1932 - 1945)

Giai đoạn này diễn ra trong một thời gian không dài, từ 1932 đến 1945.
Trong những năm này, văn tự chủ yếu được sử dụng là chữ quốc ngữ và
chữ Pháp, chữ Hán và chữ Nôm hầu như không được sử dụng nữa. Tác
giả văn học là những trí thức mới – sản phẩm của các trường Pháp – Việt
như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử…
Văn học giai đoạn này có sự phân hóa thành ba xu hướng: lãng mạn,
hiện thực và cách mạng. Văn học lãng mạn hướng đến sự thoát ly hiện
thực, đề cao cái tôi cá nhân, đề cao quyền của con người, thường đượm
một nỗi buồn lãng mạn. (Thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ…) Văn
học hiện thực hướng đến phản ánh chân xác bộ mặt xã hội Việt Nam đương thời,
phản ánh đời sống thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị, chỉ ra
những ung nhọt trong xã hội, tố cáo các thế lực thống trị (sáng tác của Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao…). Xu hướng lãng mạn và xu hướng hiện thực song song tồn
tại, phát triển, có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

6


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm


Bộ phận văn học cách mạng không được lưu hành công khai nhưng
cũng phát triển rất mạnh. Các tác phẩm thể hiện lịng u nước, thơi thúc
tinh thần chiến đấu, niềm vui chiến thắng (thơ Tố Hữu, Sóng Hồng…)
Văn học giai đoạn này đạt được nhiều thành tựu: định hình các thể loại
mới (phóng sự, kịch, phê bình văn học, tiểu thuyết); tơ đậm hình ảnh con
người cá nhân cá thể; đưa chất liệu hiện thực thành quy ước sáng tác.
c. Giai đoạn vĩ thanh (1945 - 1975)

Đây là giai đoạn cuối cùng của q trình hiện đại hóa văn học Việt
Nam. Cuộc cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một thời kì mới
trong lịch sử dân tộc, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tuy nhiên,
cuộc tái chiếm của thực dân Pháp đã đẩy Việt Nam tiếp tục rơi vào cảnh
chiến tranh. Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo
vệ chính quyền non trẻ vừa giành được. Các tác phẩm văn học hướng vào
nội dung đấu tranh bảo vệ đất nước, thực hiện thiên chức “vũ khí cách
mạng”, vừa thể hiện lịng căm thù giặc, vừa khích lệ tinh thần đấu tranh
của nhân dân.

1.4. Đặc điểm của q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đồng thời với q trình
Âu hóa, thu thập được nhiều điểm mới mẻ, hiện đại từ Tây phương.
Quá trình hiện đại hóa chịu sức ép của chủ nghĩa thực dân nhưng
đồng thời là sự kháng cự mang tính dân tộc. Ví dụ: Trong bài “Thề non
nước”, Tản Đà đã mượn hình thức thơ hiện đại để thể hiện thái độ phản
kháng, bất hợp tác với giặc.
Quá trình hiện đại hóa diễn ra khơng đồng đều về thời gian, khơng
gian, diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn ở Nam Kì, sau đến Bắc Kì.
Q trình hiện đại hóa đã canh tân cái cũ và du nhập cái mới tiến
bộ, làm giàu có, phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam.

7


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

Chương II. Tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của
Thạch Lam qua một số tác phẩm.
2.1. Một số đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Trung đại Việt Nam.
Văn học trung đại Việt Nam đã trải qua một thời kì phát triển khá dài,
suốt mười thế kỉ với rất nhiều thành tựu. Ở đây, chúng tơi khơng đi sâu tìm
hiểu đặc điểm truyện ngắn trung đại mà chỉ khái quát những nét đặc trưng
nhất, làm khung tham chiếu để thấy được tính hiện đại trong nghệ thuật viết
truyện ngắn của Thạch Lam.
2.1.1. Đặc điểm cốt truyện.
a. Cốt truyện mô phỏng, vay mượn
Ở giai đoạn đầu của sự phát triển, đa số các nhân vật trong các truyện
kỳ ảo đều có nguyên mẫu từ văn học dân gian. Những hình tượng gần gũi
và quen thuộc nhất của các tác giả chính là hình tượng trong các truyện
thần thoại, truyền thuyết, cổ tích thần kỳ… Nhà văn về cơ bản giữ vai trò
là người biên soạn, hiệu đính. Tuy nhiên, trong q trình ghi chép, bổ cứu,
họ vẫn thể hiện được sự sáng tạo và chính kiến của mình.
Từ việc sưu tầm, ghi chép truyện dân gian ở thế kỉ X –XIV, từ thế kỉ
XV trở đi, văn xi tự sự đã thốt khỏi mối ràng buộc của văn học dân gian
và văn học chức năng, tự sáng tạo ra những truyện mới vừa mang đậm sắc
thái dân tộc, vừa phản ánh hiện thực xã hội đương thời. Dù vậy, nó vẫn chưa
hồn toàn “đoạn tuyệt” với truyền thống mà vẫn cần dựa vào những mô tip
dân gian như “vợ bị cướp”, “lấy vợ kỳ dị”, “thăm địa phủ”, “xuống thủy
cung”, “lên thiên tào”…,thậm chí cả cốt truyện và nhân vật dân gian để
xây dựng nên một loại hình mới, khác với truyện dân gian về chất
Không chỉ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn học dân gian, văn học

trung đại nói chung, truyện ngắn trung đại nói riêng cịn tiếp nhận tinh
hoa văn học từ các nước lân cận, chủ yếu là Trung Hoa, thứ đến Ấn Độ và
8


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

một số nước khác. Ngoài việc tiếp nhận các thể văn, thể thơ, các tác giả
trung đại còn tiếp nhận một số cách biểu hiện, các điển tích, điển cố, thi
liệu, văn liệu, cốt truyện trong nền văn học Trung Hoa để làm giàu cho
kho tàng văn học nghệ thuật. Bên cạnh đó, người Việt cịn tiếp thu tinh hoa
từ nền văn học Ấn Độ như hệ tư tưởng Phật giáo, các loại hình văn học Phật
giáo, đặc biệt là thuyết nhân quả của đạo Phật. Tiếp nhận có chọn lọc, tiếp
nhận để sáng tạo theo khuynh hướng dân tộc hóa chính là một trong
nhữngđặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam nói chung, truyện
ngắn trung đại nói riêng.
b. Yếu tố kỳ ảo như một thủ pháp nghệ thuật .
Khái niệm kỳ ảo có thể hiểu là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo
của người nghệ sĩ, thường được hiện diện dưới hình thức khác lạ, phi
thường, siêu nhiên, huyền bí. Ở truyện ngắn Việt Nam thời trung đại đã
hình thành nên nhiều nét nghệ thuật đặc sắc, trong đó phải kể đến nghệ thuật
xây dựng cốt truyện với sự tham gia tích cực của yếu tố kỳ nhằm tạo nên
tính li kỳ, biến ảo, hấp dẫn người đọc.
Trước hết, yếu tố kỳ ảo được hiện lên ngay từ chính nhan đề của tác
phẩm. Lĩnh Nam chích quái lục nghĩa là những truyện kỳ lạ thu góp, lượm
lặt được ở cõi Lĩnh Nam, tức cõi nước Nam ta; Thiền uyển tập anh ngữ lục
viết về những bậc anh tú trong vườn thiền; Truyền kỳ mạn lục là sự ghi
chép tản mạn những điều kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian…Ngay
chính tiêu đề của nhiều thiên truyện nhỏ cũng mang yếu tố kỳ bí, hư ảo
như: Rùa Vàng, Thần núi Tản Viên, Sự thần dị của Minh Không, Hai Phật

cãi nhau, Duyên lạ xứ Hoa, Chồng dê….Các tác giả đã khái quát nội dung
ngay ở chính những nhan đề đầy vẻ huyền bí.
Yếu tố kì ảo cịn được xuất hiện trong nhiều sự kiện, chi tiết của tác
phẩm khiến người đọc như lạc bước vào thế giới của thần thoại, cổ tích.
Chính những chi tiết ấy đã tham gia vào việc tạo dựng nên cảnh trí, khơng
9


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

khí, tình huống và khắc họa nên tính cách, hành động, tâm tư nhân vật.
Không chỉ hấp dẫn bởi những sự kiện, chi tiết kỳ ảo, cốt truyện của
truyện ngắn trung đại cịn có sức lơi cuốn bởi hệ thống các nhân vật được
xây dựng bằng thủ pháp huyền thoại hóa với nhiều yếu tố kỳ lạ. Họ có
những khả năng kỳ bí, có pháp thuật cao cường. Bên cạnh đó, truyện ngắn
trung đại còn đưa người đọc phiêu lưu vào thế giới ảo, tiếp xúc với các nhân
vật mà ta tưởng như chỉ có trong trí tưởng tượng như Ngọc Hồng, Nam
Tào, Bắc Đẩu, thánh thần, tiên phật, ma vương quỷ dữ, bộ tướng Dạ Xoa, nữ
học sĩ ở Long Cung, yêu ma, tinh các loài vật…
Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn trung đại còn được biểu hiện qua sự
xuất hiện của nhiều không gian kỳ ảo như không gian thủy phủ, không
gian âm phủ, không gian tiên giới…Thông qua không gian kỳ ảo ấy, nhà
văn đã để cho các nhân vật của mình bộc lộ tâm tư, tình cảm, hành động mà
có khi ở thế giới thực tại họ khơng thể làm được. Chính từ nơi khơng gian
huyền bí ấy các tác giả đã phản ánh một cách chân thật hiện thực của cuộc
sống nơi trần thế với bao điều cịn nhức nhối, trăn trở.
Thật khơng q khi cho rằng, với tầm quan trọng của mình, cái kì ảo
đã phát huy khả năng góp phần làm nên diện mạo tinh thần và vẻ đẹp riêng
cho tác phẩm. Nắm bắt được điều này, các tác giả truyện ngắn trung đại đã
sử dụng đắc lực yếu tố kỳ ảo như một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Trong

phương thức ấy, các nhà văn lại sử dụng nhiều dạng thức khác nhau, tạo nên sắc
màu phong phú, đa dạng, hấp dẫn cho tác phẩm, góp phần xây dựng thành cơng
cốt truyện, hướng tới việc bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
2.1.2. Đặc điểm kết cấu trong truyện ngắn trung đại Việt Nam.
a. Kết cấu theo trật tự thời gian
Đặc điểm nổi bật của văn chương tự sự truyền thống là câu chuyện
diễn ra theo trình tự phát triển tự nhiên của thời gian, các sự kiện được sắp
10


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất hiện không bị đứt quãng. Sự kiện nào
diễn ra trước thì trình bày trước, sự kiện nào diễn ra sau thì trình bày sau.
Bởi do ảnh hưởng của quy luật “cảm thụ toàn vẹn”, nghĩa là khi kể một câu
chuyện, các nhà văn quan tâm nó từ đầu đến cuối và trình bày các sự kiện
theo dòng chảy của thời gian, trong mối quan hệ nhân quả sau trước.
Với kiểu kết cấu này, truyện ngắn trung đại đã để lại một ấn tượng
khó phai trong lòng độc giả bởi sự thuần nhất ở cốt truyện, khiến cho tác
phẩm trở nên chặt chẽ, dễ theo dõi và dễ nhớ hơn. Chủ thể trần thuật hầu
như khơng làm việc gì khác ngồi việc để cho các sự kiện chảy trơi trên trục
thời gian tuyến tính với mối quan hệ nhân quả cụ thể: từ A đến B, vì A nên
mới có B. Sự quan tâm của độc giả theo đó cũng được khơi gợi từ sự liền
mạch của các sự kiện, sự việc được trần thuật.
b. Kết cấu theo mơ hình tuyến nhân vật đối lập
Đây là kiểu kết cấu mà chủ đề - tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ
qua sự so sánh, đối chiếu giữa hai tuyến nhân vật phát triển đối lập nhau (về
lí tưởng, chính kiến, đạo đức, hành động...). Một bên đại diện cho lực lượng
chính nghĩa, cái đẹp, chân lí. Một bên thì ngược lại. Hai lực lượng này
đấu tranh không khoan nhượng với nhau và thường kết thúc với thắng lợi

của lực lượng chính nghĩa. Thơng qua sự so sánh, đối chiếu giữa hai tuyến
nhân vật đối lập, các tác giả truyện ngắn trung đại không chỉ phản ánh
những xung đột gay gắt của xã hội mà cịn bày tỏ thái độ, quan điểm của
mình một cách rõ ràng. Từ đó nó góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của
tác phẩm.
2.1.3. Hiện tượng dung hợp thể loại trong truyện ngắn trung đại Việt
Nam
Sự dung hợp thể loại là điều dễ nhận thấy ở truyện ngắn trung đại Việt
Nam. Trong các tác phẩm truyện ngắn, ta thấy có sự xuất hiện của những bài
11


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

thơ, từ hay kệ. Ví dụ, trong “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác, khi ghi
chép lại cuộc sống giàu sang nơi phủ chú Trịnh, tác giả đã sáng tác một bài
thơ để miêu tả một cách giàu hình ảnh cuộc sống nơi đây:
“Lính nghìn cửa vác địng nghiêm ngặt
Cả trời Nam sang nhất là đây
Lầu từng gác vẽ tung mây
Rèm châu hiên ngọc bóng mai ánh vào
Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới
Vườn ngự nghe vẹt nói địi phen
Q mùa cung cấm chưa quen
Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào”
Sự dung hợp thể loại như vậy có nhiều ý nghĩa. Trước hết, có thể thấy
sự đan xen nhiều thể loại khác nhau trong các thiên truyện ngắn trung đại có
vai trị to lớn trong việc thể hiện sâu hơn những suy nghĩ, tâm trạng, nội tâm
của nhân vật trong các tác phẩm. Mượn hình thức thơ ca, các nhà văn trung
đại, nhất là Nguyễn Dữ đã nói lên được những điều khó nói trong cuộc sống,

đặc biệt là trong truyện chăn gối. Ngơn ngữ thơ ca với tính ước lệ, tượng
trưng đã thanh lọc được những cái thô nhám đời thường, biến chuyện phịng
kín thành cái đẹp mang ý nghĩa xã hội – thẩm mĩ mà người đọc vẫn cảm
nhận được khát khao của các nhân vật một cách cháy bỏng và kín đáo.
Khơng chỉ dừng lại ở đó, ở nhiều tác phẩm sự pha trộn các thể loại
còn góp phần huyền thoại hóa hiện thực thơng qua những yếu tố kỳ ảo.
Những bài thơ, bài phú được đặt trong bối cảnh xuất hiện cái kỳ khơng chỉ
làm nó trở nên huyền thoại, lung linh hơn mà còn giúp nó gần với thực tại.
Nó tạo sự kết nối giữa hai thế giới thực và ảo như ở các truyện Duyên lạ xứ
Hoa, truyện Chồng dê…
Có thể nói, thơ ca cùng với kệ, văn tế, văn chiêu hồn, hành…đã
12


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

góp phần to lớn trong việc thể hiện tính cách, nội tâm nhân vật được tinh tế
hơn, hoàn chỉnh hơn, miêu tả phong cảnh một cách ý vị hơn và đáp ứng
được nhu cầu thẩm mĩ của người đọc. Qua đó phần nào nói lên được tư
tưởng của tác giả, nghệ thuật của tác phẩm…
2.1.4. Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn trung đại Việt Nam.
Xuất phát từ mục đích và cách thức khi sáng tạo tác phẩmchủ yếu là
ghi chép lại, kể lại cho nên các nhà văn cũng rất chú ý khi sử dụng loại ngôn
ngữ này. Và trên thực tế, ngơn ngữ kể chuyện đã giữ một vai trị khá quan
trọng đối với tồn bộ cấu trúc ngơn ngữ của truyện ngắn trung đại.
Trong truyện ngắn trung đại, lời kể thường chỉ rõ quê quán nhân vật,
hay địa điểm liên quan đến nhân vật bằng cách xác định địa danh hành
chính một cách khá chính xác. Bên cạnh đó, ngôn ngữ kể chuyện trong
truyện ngắn trung đại thường xuất hiện với hình thức những câu đơn,
ngắn gọn, súc tích nhưng lại khá trọn vẹn về ý nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh

những câu đơn, trong lời kể của tác giả cũng xuất hiện những câu ghép,
đặc biệt là trong đoạn văn miêu tả. Những câu văn phức hợp như những âm
thanh phức điệu làm phong phú thêm khả năng miêu tả và tăng ý nghĩa biểu
cảm cho ngịi bút.
Ngơn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn trung đại cũng chịu ảnh
hưởng của tính quy phạm. Chẳng hạn, khi miêu tả những bậc thánh nhân
qn tử, những “hạo khí anh linh”… thì phải khác với tả dân phàm tục tầm
thường. Đặc biệt, khi miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ, các nhà văn sử dụng
nhiều từ ngữ trau chuốt, mĩ lệ.
Có thể nói, ngơn ngữ kể chuyện là một trong những nét nghệ thuật
tiêu biểu của truyện ngắn trung đại. Nó không chỉ giúp người đọc hiểu sâu
hơn về nhân vật mà cịn cho thấy được cái nhìn, suy nghĩ của nhà văn về
các nhân vật, sự kiện được nêu ra ở trong truyện. Từ đó, nó góp phần định
13


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

hướng suy nghĩ của độc giả, giúp họ thấy được những giá trị, bài học mà
người viết muốn gửi gắm.
Truyện ngắn trung đại Việt Nam đã đóng góp cho lịch sử văn học
nước nhà rất nhiều các tác phẩm có giá trị khơng chỉ về nội dung mà cịn ở
phương diện hình thức nghệ thuật. Các yếu tố như cốt truyện, kết cấu, ngôn
ngữ kể chuyện, sự dung hợp giữa các thể loại…đã phát huy vai trị của mình
để tạo nên những thiên truyện ngắn hấp dẫn, sinh động và đầy lôi cuốn.
2.2. Tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch
Lam qua một số tác phẩm.
Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường
Lân, sinh năm 1910 tại Thái Hà ấp, Hà Nội. Quê nội ở làng Cẩm Phô, xã Hội
An, Quảng Nam. Quê ngoại ở làng Hàn Giang, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương

Thạch Lam là con thứ sáu trong một gia đình bảy anh chị em : Nguyễn
Tường Thuỵ, Nguyễn Tường Cẩm, Nguyễn Tường Tam ( Nhất Linh ), Nguyễn
Tường Long ( Hoàng Đạo ), Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Tường Lân và Nguyễn
Tường Bách. Cha là Nguyễn Tường Nhu ( 1881-1918), một nhà nho không
thành đạt, mất ngày 23 tháng 10 năm Mậu Ngọ. Mẹ là Lê Thị Sâm, một phụ
nữ tháo vát, tần tảo buôn bán nuôi bảy người con. Khi các con trưởng thành,
bà đi tu và mất năm 1963 tại Sài Gịn.
Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở q ngoại, sau theo cha
chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, cùng gia đình chuyển về
Hà Nội học trung học ở trường Albert Sarraut.
Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1931, và là một trong những
cây bút chính của nhóm Tự lực Văn đồn. Ơng vừa tham gia biên tập các tuần
báo Phong hoá, Ngày nay vừa tích cực viết truyện ngắn, tuỳ bút, tiểu luận.
Thạch Lam mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội.
Tham gia tích cực trong nhóm Tự lực văn đồn nhưng sáng tác của
Thạch Lam chảy riêng một dịng. Ơng thường hướng ngịi bút về phía những
14


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

người lao động bần cùng sống trong những làng quê bùn lầy nước đọng,
những người dân nghèo thành thị lay lắt chốn phồn hoa, những kiếp người
kiếm sống bằng những nghề vất vả, tủi cực trong những khu hành lạc lắm bùn
nhơ hay khu ngoại ô nghèo khổ, buồn và vắng.
Thạch Lam để lại sáu cuốn sách nhỏ : Gió đầu mùa (1937), Nắng trong
vườn (1938), Ngày mới, tiểu thuyết (1939), Theo giịng, tiểu luận (1941), Sợi
tóc (1942), Hà Nội băm sáu phố phường (1943). Những truyện ngắn của
Thạch Lam trong ba tập Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc và tuỳ bút Hà
Nội băm sáu phố phường là một chuỗi tác phẩm viết khá đều tay, mỗi quyển

đều có một số truyện thật hay, xứng đáng xếp vào loại những truyện ngắn giá
trị của Việt nam trong thế kỷ hai mươi.
Thạch Lam sở trường về truyện ngắn – trữ tình. Mỗi tác phẩm của
Thạch Lam đều thể hiện sự đổi mới, hiện đại so với truyện ngắn thời kì trung
đại đã qua. Tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam
được thể hiện ở các yếu tố: quan niệm nghệ thuật về con người, nhân vật, cốt
truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.
2.2.1. Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật.
Con người là trung tâm của vũ trụ, là trung tâm của mọi hoạt động nhận
thức. Văn học phản ánh hiện thực, tất yếu nó cũng phản ánh nhận thức của nhà
văn về con người. Nhà văn quan niệm về con người đúng thì cũng lái tác phẩm
của mình đi đúng đường. Nếu các nhà văn trung đại mang quan niệm con
người – quân tử, con người – vũ trụ thì Thạch Lam lại hướng đến con người cá
nhân trong cuộc sống đời thường, những con người lao động nghèo dưới đáy
xã hội. Trong truyện ngắn Thạch Lam, người đọc cũng không thấy hình bóng “
nghệ sĩ đao phủ” khua đường đao ngọt như chặt một khúc chuối xuất hiện
trong sáng tác của Nguyễn Tuân hay kiểu nhân vật “nửa tây nửa ta” như trong
sáng tác Vũ Trọng Phụng. Nhân vật của Thạch Lam nhẹ nhàng, sâu lắng
nhưng hơn cả đó là “ những nhân vật thật và hoạt động, ngoài những tính
15


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

cách và đặc điểm của cái địa vị xã hội, tìm đến cái bí mật khơng tả nổi ở trong
mỗi con người”. Những sinh thể nghệ thuật ấy được tạo nên từ quan niệm về
con người của nhà văn. Sinh thời khi sáng tác, Thạch Lam cho rằng: “ Tôi
đem tâm nghĩ ngợi đến những cơn gió đột khởi của lịng người, báo trước
những sự thay đổi trong cái bí mật của tâm hồn. Tôi lại nghĩ đến những người
nghèo khổ đang lầm than trong cái đói rét cả một đời. Gió heo may sẽ làm cho

họ buồn rầu lo sợ, vì mùa đông sắp tới, mùa đông lạnh giá và lầy lội trên lưng
họ cái màn lặng lẽ của sương mù. Và lịng tơi se lại khi nghĩ rằng chỉ một chút
âu yếm, một chút tình thương, cũng đủ nâng đỡ an ủi những người cùng khốn
ấy”. Quan niệm đó bật lên từ chính nỗi lịng khắc khoải, thường trực về những
kiếp người nhỏ bé, khốn cùng dưới đáy của xã hội mà thiên chức và nhiệm vụ
của nhà văn là phải: “ nâng đỡ những cái tốt, để trong đời có nhiều cơng
bằng, u thương hơn” ( Thạch Lam). u thương con người là phải cảm và
hiểu những rung động nơi sâu kín tâm hồn họ. Thạch Lam là nhà văn biết làm
người. Một nhà văn coi hoạt động nghệ thuật là một sự nghiêm túc, một sự
thành thực với chính mình: “ Chúng ta cứ là chúng ta, với cái tâm hồn và bản
ngã thật của chúng ta” thì chắc hẳn nhà văn ấy cũng có cách nhìn người chân
thực như đang nhìn chính mình. Đối tượng mà Thạch Lam hướng đến miêu tả
đó là những con người dân dã, với những cơ cực đời thường. Ông yêu họ bằng
trái tim của mình hơn là u bằng khối óc. Khơng phải là cái nhìn phán xét con
người bằng lý trí như Standhal, cũng khơng là cái nhìn con người nghiêng qua
lớp mặt nạ nhân cách như Hugo, Thạch Lam soi xét nhân vật của mình bằng
chính những rung động nơi con tim, bằng chính nhịp đập hướng về những số
phận bấp bênh. Vì vậy, nhân vật của ơng khơng có những mưu lợi toan tính,
song cũng khơng đến mức cao trào của dằn vặt tâm lý đưa đẩy thành những
đám cháy lương tâm; nhân vật của Thạch Lam nhẹ nhàng trong tính cách, êm
ái trong ứng xử nhưng ảnh hưởng thì sâu sắc và mạnh mẽ trong lịng người.
Tất cả những điều ấy có cùng chung xuất phát điểm là một tinh thần nhân văn,
16


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

nhân đạo cao cả, mà Thạch Lam là người thắp đuốc cho tinh thần ấy rực sáng
trên trang văn. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam có thể phân
chia thành hai kiểu loại hình nhân cách chính là: Kiểu loại hình con người

nhỏ bé và kiểu loại hình con người dưới đáy. Cách phân chia này, một mặt
tạo ra cho nhân vật chỗ đứng có chủ điểm, mặt khác cung cấp cho người đọc
có cái nhìn đối sánh giữa các nhân vật thuộc cùng kiểu loại hình, cũng như
giữa các kiểu loại hình khác với nhau.
Loại hình con người nhỏ bé khơng phải đến Thạch Lam mới xuất hiện,
trước đó trong sáng tác của Nhất Linh- Khái Hưng loại hình nhân vật này đã
có dịp “bành trướng” văn đàn. Đó là những trí thức tiểu tư sản tồn tại trong xã
hội, khi mà nếp sống Âu hóa đang hịa lẫn với cái truyền thống. Trong hoàn
cảnh ấy, những con người được tiếp cận với văn minh Âu Tây thường bộc lộ
thái độ phản ứng lại với hủ tục truyền thống. Tuy vậy cuối cùng cái mới ấy
vẫn phải dừng bước trước sức nén của ngàn năm phong kiến. Nhân vật trí thức
rơi vào bi kịch của chính mình, họ chấp nhận cuộc sống quẩn quanh của kiếp
đời nhỏ bé. Ở truyện ngắn Thạch Lam loại hình con người nhỏ bé có nhiều
điểm tích cực, thể hiện trong việc chủ động vượt thốt khỏi hồn cảnh thực tại,
vượt thốt khỏi sự cám dỗ của lòng tham và lấy lại bản chất tốt đẹp trong con
người mình. Thành trong tác phẩm Sợi Tóc hay Bào trong Người bạn trẻ có
thể tiêu biểu cho lọai hình con người nhỏ bé tích cực này, hai nhân vật đều có
chung nhau ở điểm là nạn nhân của cái đói, cái khổ. Trong hành trình chống
lại cái khổ, họ đều có nguy cơ bị cái nghèo, cái đói dồn đẩy vào con đường
cùng, cái chết hay sự tha hóa. Thành vì sự hấp dẫn của những đồng bạc trong
túi áo của Bân mà thiếu chút nữa khơng bước ra khỏi địa hạt của lịng tham.
Cái chân thật của nhân vật này thể hiện ở chỗ: phần vơ thức trong Thành đã
nổi dậy sau những kìm hãm khá lâu mà thủ phạm là cái ví rỗng khơng đồng,
khơng hào nào. Mỗi giây phút Thành để mình phụ thuộc vào lịng tham trong
những hình hài vơ thức là mỗi phút con người nhỏ bé trong anh có dịp trỗi
17


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm


dậy. Nó toan giết chết phần hữu thức trong Thành, nhưng chính phút giây
tưởng như bng xi ấy lại gợi về phía tiềm thức anh một tiếng nói vọng ra
từ sâu thẳm của một con người. Và Thạch Lam đã khéo sắp đặt màn đấu tranh
tâm lý, kéo lại cho Thành con người chất phác của mình. Khác với Thành, Bào
trong Người bạn trẻ trước sức nặng của sự túng thiếu, anh đã chùn chân, mỏi
gối và ngã quỵ . Bào chọn cái chết để thoát khỏi cuộc sống đau khổ tủi cực, đó
là sự chốn tránh gánh nặng khổ sở của mình đối với gia đình. Cịn Sinh trong
Đói trước bữa ăn gia đình, với gia vị được nêm từ chính những đồng tiền bán
thân của vợ đã đẩy anh rơi vào buồn rầu, dằn vặt: “ Để lại một nỗi buồn rầu
chán nản vơ cùng, Sinh thấy trong lịng nguội lạnh, một cảm giác lạnh lùng
như muốn thắt lấy ruột gan. Nghĩ đến những ngày đói rét, khổ sở đã qua, đến
mấy năm nay sống trong cảnh nghèo nàn, Sinh uất ức căm giận cho số phận
của mình”. Trước khoảnh khắc của cái đói “ đã sâm lấn khắp người như nước
triều tràn lên bãi cát”, Sinh đã đầu hàng với thái độ bng xi: “ Sinh cúi
xuống nhìn gói đồ ăn tung tóe dưới bàn, chàng lấm lét nhìn quanh không thấy
Mai đứng đấy nữa. Khẽ đưa tay ngập ngừng, sợ hãi, Sinh vớ lấy miếng thịt
hồng hào. Sinh ăn vội vàng không kịp nhai kịp nuốt. Chàng nắm chặt miếng
thịt trong tay, nhây nhớp mỡ, luôn luôn đưa vào miệng”. Điểm lưu ý của loại
hình con người nhỏ bé trong sáng tác của Thạch Lam thể hiện ở chỗ, tuy cùng
rơi vào cảnh ngộ như nhau nhưng mỗi nhân vật lại chọn cho mình cách giải
quyết tình thế khác nhau. Đặt các nhân vật trên trục dọc để soi xét không chỉ
làm sáng tỏ tâm lý đa dạng nhưng nhất quán trong các nhân vật và giữa các
nhân vật, mà còn chứng tỏ sự bế tắc của một lớp trí thức tiểu tư sản trong xã
hội Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX. Trên cơ sở ấy làm rõ tài năng tả
chân- trữ tình của Thạch Lam. Chúng tơi coi bút pháp tả chân- trữ tình như là
một dấu ấn phong cách của Thạch Lam, bởi vì thơng qua bút pháp trữ tình mà
tiếp cận với hiện thực đời sống làm cho hiện thực đó vốn chân thực, càng chân
thực hơn, chân thực đến mức nghiệt ngã ( Bút pháp này giống cách hiểu bút
18



Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

pháp hiện thực kỳ ảo trong sáng tác của Maupassant hay Lowing sau này), từ
đó nhìn nhận nhân vật của mình bằng một tình thương sâu sắc, bằng một giá
trị nhân văn cao cả. Con người nhỏ bé trong sáng tác của Thạch Lam khơng có
cái trào phúng, gây cười như Chichicop trong Evnêghi Ơnhêghin của Puskin,
cũng khơng có cảnh tha hóa tới mức cùng cực trở thành kẻ ăn bám, sống thừa
với những dằn vặt nội tâm tự thức tỉnh như Hộ trong Đời thừa của Nam cao.
Nhân vật con người thừa trong truyện ngắn của ông (Nam Cao) thường bị đẩy
vào những kịch tính khơng lối thốt , để bộc lộ một nét tâm lý, một khoảnh
khắc tâm trạng.
Một trong những thành công làm nên phong cách nghệ thuật của Thạch
Lam cịn thể hiện ở chỗ, ơng đã xây dựng một cách sinh động hình ảnh con
người dưới đáy. Hình ảnh con người dưới đáy trong truyện ngắn Thạch Lam
khác với kiểu con người dưới đáy trong sáng tác của V. Hugo, Gơgơn, Nguyễn
Cơng Hoan hay Nam cao. Ơng tạo lập nhân vật của mình khơng phải bằng
hiện thực xã hội mà bằng hiện thực tâm hồn ông. Nhân vật của ông được sản
sinh từ những giọt nước mắt mủi lòng của một cậu bé, chứng kiến những đứa
bạn cùng lứa tuổi đang từng khắc phải chống lại cái đói, cái rét mà động lịng
sẻ áo trong Gió lạnh đầu mùa; đó là con người được sản sinh từ những xót
thương của người nghèo với kẻ nghèo, của người lầm than với kẻ lầm than
như trong Hai đứa trẻ. Đối tượng chủ yếu trong loại hình con người dưới đáy
được ông quan tâm miêu tả là phụ nữ và trẻ em. Họ là những số phận bị xã hội
lãng quên trong những góc phố huyện ẩm thấp, đầy rác rưởi, trong những
mảnh vườn cơ quạnh chỉ mình ta đối thoại với ta về cái khổ. Không như Tâm
trong Cô hàng xén đã sớm quàng cái khổ về mình ngay từ lúc cịn rất nhỏ cho
đến khi có gia đình và cả quãng ngày dài về sau, khi mà: “Cái vòng đen của
rặng tre làng Bằng bỗng vụt hiện lên trước mặt, tối tăm và dầy đặc; Tâm buồn
rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già,

tồn khó nhọc và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia”. Liên và Huệ cũng chịu chấp
19


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

nhận mang bàn chân mình sỏ vào đơi hài phong trần của kiếp đời bán thân.
Cùng là số phận dưới đáy nhưng ít ra Tâm trong Cơ hàng xén vẫn có ngơi nhà
và những người thân của mình để xan xẻ, cịn Liên và Huệ chỉ biết ôm quàng
lấy nhau nức nở khóc, “ một nỗi buồn tủi mênh mang tràn ngập cả người”
trong đêm giao thừa. Mặc dù đã phải đằm mình trong cái nghề ơ nhục nhưng
cả Liên và Huệ vẫn giữ lại những khoảng sáng tâm hồn mình. Trước giờ phút
thiêng liêng của năm mới, hai cô vẫn biết bày cúng tổ tiên, hồi tưởng lại những
ngày thơ ấu khi hai chị em cịn là những cơ gái trong sạch và ngây thơ, thật
đúng là cái khổ có thể đầy đọa, vùi dập họ, song không thể chiến thắng họ.
Tuy cả Tâm, Liên, Huệ đều rơi vào những hoàn cảnh khác nhau của cái khổ,
dẫn đến chi phối nếp nghĩ và tâm lý dằng sé trong mỗi nhân vật cũng khác
nhau. Nhưng tựu chung lại, họ đều là những sợi tơ sầu bay trong mn chiều
gió thổi của cái khổ ấy. Cùng viết về con người dưới đáy nhưng trong sáng tác
của Thạch Lam, con người có chiều hướng suy nghĩ tích cực, thể hiện rõ khát
vọng sống, khát vọng vượt hoàn cảnh- dù cho chỉ là trong ký ức của trẻ thơ.
Khát vọng sống, hy vọng về tương lai trong suy nghĩ mỗi nhân vật của ơng
cũng có bước biến chuyển thay đổi theo từng giai đoạn, thể hiện nhận thức và
tình cảm về thân phận những con người lao động ở Thạch Lam ngày càng sâu
sắc , giàu tính cộng đồng. Cùng viết về phụ nữ và trẻ em nhưng nếu trong Gió
đầu mùa ( in 1937,) cảm thức về con người nơi ông chỉ dừng lại ở cảm giác
rùng mình khi chạm đến mùa đơng lạnh lẽo- cái cảm giác gợi người ta đến
trạng thái co coắp, run rẩy của những đứa trẻ nghèo không manh áo trên mình:
“ Khi mùa thu bắt đầu hết, khi nắng vàng hanh mất dần vẻ rực rỡ trên các lá
cây, ngọn gió heo may sẽ từng cơn nhẹ lướt trên cánh đồng ruộng, đem lại

cho chúng ta những cái rùng mình mới mẻ, như đã lẫn cái buồn ảm đạm của
ngày mùa đông”. Tuy vậy chỉ sau một năm xuất hiện, ở Nắng trong vườn( in
1938), cái cảm giác buồn ngưng đọng nơi con người của ông mặc dù vẫn kéo
dài lê thê trên gánh hàng nước của mẹ con chị tí ( Hai đứa trẻ), trong tiếng
20


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

cười khanh khách gợi cảm giác man dại vẳng lại từ sâu thẳm nơi cuối làng của
cụ Thi ( Hai đứa trẻ) như là sự phản ứng lại với cái nghèo cái khổ, song ít
nhiều nhân vật trong sáng tác của ơng đã mang màu sắc tươi sáng hơn. Trong
cảnh khốn cùng tranh tối tranh sáng ấy, khát vọng về một ký ức đẹp sẽ trở lại
trong ngày mai được chất nặng trên những khoang hàng nơi con tàu đêm từ Hà
Nội về, vẫn là những thấp thỏm chờ đợi của hai chị em Liên và An, cũng như
cư dân nơi phố huyện nghèo. Một cái “tặc âu” với đứa trẻ trong Đứa con khiến
một kẻ vốn là hiện thân của cái ác cũng phải sực tỉnh về sự cô đơn đang vây
bủa mình mà khao khát tiếng cười ngây thơ-vơ thức trên khuôn mặt đứa bé.
Đứa bé thực sự đã trở thành mầm sống mọc lên từ nỗi khổ của Sen. Ẵm đứa bé
trên tay, Sen như thêm động lực để nhìn về một ngày mới. Một ngày mới của
Sen cũng chính là một ngày mới của Thạch Lam, ơng đã ơm trọn tình thương
đồng loại trong vịng tay của mình, và ông cũng là người rẽ lối mở đường đến
tương lai tốt đẹp hơn cho nhân vật. Dù cho con đường ấy khơng phải là con
đường đi đến cái đích tận thiện tận mỹ như trong văn chương cách mạng sau
này, nhưng chí ít nó gợi cho con người biết quý trọng mầm hy vọng sống của
mình trong đêm đen khơng lối thốt; dù mầm hy vọng ấy chỉ là một tia sáng
của ánh điện nơi con tàu đêm nhưng nó vẫn đủ mạnh để lấn át những ngọn đèn
dầu leo lét- vốn là ánh sáng duy nhất nơi phố huyện nghèo. Mỗi nhà văn có
cách chuyển tải ý tưởng riêng bằng phương thức nghệ thuật riêng, song giữa
họ đều tồn tại một điểm chung đó là cố gắng trả lời cho câu hỏi: Hạnh phúc

của con người nằm ở đâu? Và con đường nào là con đường mà họ sẽ phải
bước để tìm cái hạnh phúc ấy? Thạch Lam là một trong những nhà văn ln
trăn trở tìm con đường hạnh phúc cho nhân vật của mình. Bằng cách lột tả
những suy nghĩ sâu thẳm với những dồn nén, ức chế, lẫn khao khát sống hiện
diện trong nhân vật qua tác phẩm, Thạch Lam đã nhẹ nhàng thủ thỉ, tiết lộ với
độc giả về con đường ơng đã tìm ra. Con đường ấy bình dị như bao con đường
mà các nhà văn khác đã đi, nhưng sức lan tỏa và thành công của chặng đường
21


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

ấy để lại nơi bạn đọc thì thật to lớn. Điều ấy chứng tỏ Thạch Lam đã đi đúng
đường- Con đường làm người.
2.2.2. Cốt truyện và kết cấu.
a. Cốt truyện.
Cốt truyện là phần lõi, là hạt nhân cơ bản của truyện. Cốt truyện là vỏ
bọc chứa đựng chuỗi tình tiết truyện. Trong truyện ngắn trung đại, cốt truyện
chủ yếu được vay mượn từ dân gian hay văn học Trung Hoa. Trong truyện
ngắn Thạch Lam, cốt truyện là sản phẩm của sự sáng tạo của nhà văn. Đó là
kiểu cốt truyện mờ nhạt, là loại truyện khơng có cốt truyện. Bởi, truyện ngắn
của Thạch Lam thuộc loại trữ tình, vì vậy: “ Cốt truyện ( Với ý nghĩa chặt chẽ
của khái niệm này) khơng tồn tại vì ở đây tác giả biểu hiện sự diễn biến của
tình cảm, tâm trạng)”. Cũng theo Trần Đình Sử thì: “ Có thể tìm thấy qua một
cốt truyện hai phương diện gắn bó hữu cơ: Một mặt, cốt truyện là phương
diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại
giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyện cịn là phương tiện để nhà
văn tái hiện các xung đột xã hội”. Thạch Lam không chú trọng đi sâu vào các
tình tiết truyện gây xung đột như Nguyễn Cơng Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng
Phung…và tất yếu cũng khơng có đỉnh cao mâu thuẫn. Diễn tiến câu chuyện

trong truyện ngắn Thạch Lam trùng khít với diễn biến tâm lý nhân vật. Tình
tiết truyện khơng tn theo những quy tắc thơng thường để tạo lập cốt truyện
truyền thống như: Trình bày- Khai đoạn (thắt nút)- Phát triển- Đỉnh điểm (cao
trào) – Kết thúc (mở nút), mà nó phụ thuộc vào suy nghĩ của nhân vật: Khi thì
dịu êm, lúc thì căng thẳng, dằng xé, trất vấn…nó khơng tạo ra độ căng cho
truyện ( Phan Cự Đệ). Do vậy, tính cách nhân vật cũng không bộc lộ rõ. Người
đọc chỉ biết Tâm trong Cô hàng xén là người phụ nữ mang đặc điểm chung
của tính cách con người truyền thống: Đảm đang, nhẫn nại, chịu đựng…hay
cái cảm động trước tha nhân rơi vào hồn cảnh khốn cùng mà động lịng trắc
ẩn như Sơn trong Gió lạnh đầu mùa. Vì vậy nhân vật của Thạch Lam không
22


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

phải là nhân vật tính cách, cũng khơng phải là nhân vật loại hình, nhân vật
chức năng hay nhân vật điển hình, mà đó là nhân vật tâm trạng- nhân vật
hướng nội nhiều hơn là hướng ngoại. Nhân vật của Thạch Lam có thể coi là nơ
lệ của suy nghĩ, của dằn vặt và trất vấn. Trong Sợi tóc, điểm gánh tồn bộ câu
truyện là khoảnh khắc Thành tự vấn giữa hai con người: Con người vô thức và
con người hữu thức. Sự tồn tại của câu chuyện kéo dài qua những đấu tranh
nội tâm giữa việc lấy và không lấy chiếc ví, kết thúc của truyện cũng là kết
thúc của cái vơ thức trong sự thất bại của nó trước con người lương thiện ở
Thành. khẳng định sự thắng thế của lý tính, Thạch Lam bng ra lời kết cho
tồn bộ câu truyện: “Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai
bên… Tơi có tiếc đã khơng lấy hay khơng, hay bằng lịng mình vì đã chống giữ
lại cái ý xấu? Tơi cũng khơng tìm biết rõ hơn. Hình như ý nghĩ ham muốn hay
trù trừ tối ấy khơng phải là của tơi, hình như của ai ấy, của một người nào
khác lạ, khác với cái người thường của tơi bây giờ…”. Trong Hai đứa trẻ,
tồn bộ mạch truyện được dẫn dắt bởi suy nghĩ và tâm trạng của Liên, An; tình

huống đợi con tàu trong đêm thực ra chỉ làm nổi bật những tâm trạng của Liên,
hình ảnh đồn tàu chạy qua là một biến động vụt đến và vụt đi, để rồi tất cả
chìm vào đêm tối và mạch suy nghĩ của Liên vẫn tiếp tục. Trong các truyện
ngắn của Thạch Lam, ông hướng ngịi bút của mình vào cái nghèo, cảnh cùng
cực. Nhưng Thạch lam khơng hề có dụng ý châm biếm hay lên án xã hội đẩy
con người vào cảnh ấy. Nói rõ ra, Thạch lam tư duy về hình tượng của mình
bằng trái tim hơn là bằng sự phán xét, soi mói của lý tính, cách tạo dựng
truyện của ống giống kiểu “nghĩ gì ghi nấy”. Do vậy, truyện của Thạch Lam
viết nên khơng nhằm mục đích lột tả các xung đột xã hội mà chủ yếu là tái
hiện tình yêu thương, sự đồng cảm và lòng trăn trở về một lớp người trong xã
hội. Dù cho mẹ con chị tí ( Hai đứa trẻ) đầu tắt mặt tối nối dài công việc từ
ngày vào đêm, dù cho bà cụ Thi cất lên tiếng cười khanh khách phản ứng lại
cái nghèo thì điều đó xét đến cùng cũng chỉ là phản ánh hiện thực, để rồi yêu
23


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

thương nhiều hơn là vạch trần và tố cáo xã hội. Từ hai luận điểm trên, chúng
tôi đi đến kết luận: Truyện ngắn Thạch Lam là lọai truyện khơng có cốt truyện.
b. Kết cấu.
Nói đến kết cấu truyện là nói đến hình thức tạo dựng truyện, là “ toàn
bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”, là “ Phương tiện cơ bản và
tất yếu của khái quát nghệ thuật, đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc
lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện,
cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả;
tạo ra tính tồn vẹn của tác phẩm như là một hiên tượng thẩm mỹ”. Truyện
ngắn Thạch Lam được tạo dựng trên nhiều cơ sở ( song phần nhiều là dựa trên
các tình huống tâm lí ), do vậy xác định kết cấu chủ yếu cho truyện ngắn của
ông là một điều khó. Gs. Phan Cự Đệ trong cơng trình “Truyện ngắn Việt

Nam- lịch sử, thi pháp, chân dung” cho rằng: “ truyện ngắn Thạch Lam là lối
kết cấu tâm lí” , theo chúng tơi là chưa tồn diện. Nói rõ ra, kiểu kết câu tâm lí
chỉ là kết cấu chiếm phần nhiều trong tác phẩm của Thạch Lam, nhưng khẳng
định như trên có phần chưa hợp lý. Bởi vì, có những truyện khơng tn theo
kiểu kết cấu trên, chẳng hạn như Dưới bóng hồng lan, tác phẩm được gánh
bởi chi tiết “mỗi mùa cô ( Nga ) lại giắt hồng lan trong mái tóc để tưởng nhớ
mùi hương” mà chúng coi “ hoa hoàng lan” là một mã tượng hình nâng đỡ
tồn bộ truyện và đem đến một sự kết thúc ẩn (kết thúc mở). Tác phẩm không
đi theo diễn tiến tâm lý nhân vật mà hội tụ trong các mã tượng hình, thì khơng
thể coi là kết cấu kiểu tâm lí được. Trên cơ sở lập luận trên, chúng tôi đưa ra
một kết cấu chung như sau: Truyện ngắn Thạch Lam được kết cấu theo kiểu
nguyên lý Tảng băng trôi. Cha đẻ của lý thuyết kết cấu này dĩ nhiên thuộc về
Ernest Heming Way, chúng tôi vận dụng lý thuyết này của ông vào việc chứng
minh và làm rõ quan điểm đưa ra ở trên khi xem xét kết cấu truyện ngắn
Thạch Lam. Truyện của Thạch Lam có độ nén về ngơn từ chặt đến mức có
người nói vui rằng “ ông là người tiết kiệm lời”, số ký hiệu bằng ngôn từ ( Cái
24


Tìm hiểu tính hiện đại trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam qua một số tác phẩm

được biểu đạt) trong tác phẩm của ông không nhiều nhưng nội dung ẩn chứa
bên trong ( cái biểu đạt) thì rất lớn. Ẩn ức ấy của nhà văn khiến người đọc suy
tư qua nhiều thập kỷ mà vẫn chưa thôi trăn trở. Người đọc tìm thấy trong các
nhân vật của Thạch Lam, thông qua độc thoại nội tâm ( là chủ yếu) và đối
thoại mà nhìn nhận về nhân cách, về lịng thương người của ơng thật cao cả.
Độc giả cảm nhận đằng sau chi tiết “Huệ không trả lời. Hai chị em nép vào
nhau, yên lặng” trong tối ba mươi là những giọt nước mắt nghẹn ngào nuốt
vào mắt trong của cô (Huệ), truyền đến người đọc một thông điệp của nhà văn:
Đằng sau những nhớp nhúa nơi phòng the cơng việc của hai chị em, cịn là

khát vọng được sum họp trong cảnh đầm ấm gia đình, được cùng cười, cùng
nói và cùng chờ đợi giờ phút năm mới đang tới gần. Đằng sau cảnh đợi tàu của
hai chị em Liên, An ( Hai đưa trẻ) là khát vọng thoát khỏi cái nghèo, cái tối
tăm; đằng sau hành động của Sơn trong Gió lạnh đầu mùa là ước mong, trước
hết là những đứa trẻ cùng trang lứa, sau đó rộng lớn hơn là tất cả những người
nghèo khổ cùng cảnh ngộ như cậu đều có áo ấm để mặc, đều được che chở
bằng tình thương đồng loại; và đằng sau những giằng xé vật vã để khước từ cái
dục tính của Thành trong Sợi tóc là một thơng điệp: ranh giới giữa phần con và
phần người là rất mỏng manh, nó giống như ánh hào quang bừng sáng lên
nhưng rồi lại vụt tắt ngay sau đó, nếu như khơng biết cách giữ nó( phần người)
lại bên mình. Những thơng điệp ấy cuộn chảy ra theo mao mạch nơi con tim
Thạch Lam. Về điều này, Vũ Bằng có một nhận xét rất xác đáng: “ Trong
nhóm Phong Hóa, Ngày Nay, Hoàng Đạo là người lý thuyết, Nhất Linh là
người thực hành, Khái Hưng là người đả phá nếp sống cũ để tiến tới một đời
sống mới, tựu chung đều là thương người, yêu người cả nhưng muốn nói đến
một người tôn thờ nhân bản thực sự , một người thương u xót xa đồng bào
từ tâm can tì phế thương ra thì người ấy chính là Thạch Lam”. Mặc dù truyện
ngắn của Thạch Lam không bỏ lửng đến mức sững sờ như truyện Ranh Giới
của người Thái Lan, khiến độc giả phải căng não để tìm mã giải. Song muốn
25


×