Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Môn luật hình sự ôn tập lý thuyết nhận định đúng sai và bài tập tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.23 KB, 12 trang )

Lý thuyết
Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp? Cho ví dụ.
Lỗi cố ý trực tiếp

Lỗi cố ý gián tiếp

Người phạm tội mong muốn hậu Người phạm tội không mong muốn
quả phát sinh. Hậu quả của hành vi hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy
phạm tội mà người phạm tội đã
ra. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
thấy trước hoàn toàn phù hợp với mà người phạm tội đã thấy trước
mục đích, phù hợp với mong muốn không phù hợp với mục đích của
của người đó.
họ. Người phạm tội thực hiện hành
Ví dụ: A dùng dao đâm chết B và vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm
mục đích khác. Để đạt được mục
mong muốn người đó chết. Hậu
đích này mà người phạm tội đã
quả xảy là B chết và đúng như
chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho
mong muốn của A.
xã hội do hành vi của mình có thể
gây ra. Người phạm tội với lỗi cố ý
gián tiếp tuy không mong muốn
nhưng có ý thức để mặc đối với
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình mà họ đã thấy
trước.
Ví dụ: A dùng dao dâm B với mong
muốn làm B bị thương, tuy nhiên
do B cố né tránh nên dao đâm trúng


chỗ hiểm. Hậu quả B chết, hậu quả
này ngoài ý muốn ban đầu của A.
Câu 2: Tại sao người tổ chức trong đồng phạm được coi là người có vai trò nguy hiểm nhất?
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (khoản 2 điều 20 BLHS).
- Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Chủ mưu có
thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không.
- Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân
công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm.
- Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.
Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức là người giữ vai trò thành lập
nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó. Người thành lập là người đã đề xướng việc
thiết lập nhóm đồng phạm hoặc chỉ là người đã thực hiện việc đề xướng đó như rủ rê, lôi kéo người
khác tham gia vào nhóm đồng phạm, thiết lập các mối lien hệ tổ chức giữa những người đồng phạm với
nhau…
Những người điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm như:
- Những người giữ vai trò điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm như vạch phương hướng hoạt
động, vạch các kế hoạch thực hiện, phân công vai trò, nhiệm vụ cho những người đồng phạm khác.
- Những người chỉ giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện vụ việc phạm tội cụ thể của nhóm
đồng phạm.


Với vai trò như vậy, người tổ chức luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng
phạm.
Câu 3: Phân tích dấu hiệu về MCQ và về MKQ của đồng phạm.
Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu:
- Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Hai người này
phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu
TNHS. Dấu hiệu chủ thể đặc biệt ko đòi hỏi fải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đỏi hỏi ở
một loại người đồng phạm là người thực hành.
- Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý). Nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào

tội phạm với một trong bốn hành vi:
Hành vi thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người thực hành.
Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người tổ chức
Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người xúi giục.
Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người giúp sức.
Nếu ko có một trong những hành vi này thì ko thể coi là cùng thực hiện và do vậy cũng không thể là
người đồng phạm được. Trong đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng cũng có thể
chỉ có một loại hành vi. Người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể
tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi
tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.
Bằng những hành vi cụ thể như vậy, những người tham gia vào vụ đồng phạm đều có hành vi nguy
hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau. Hành vi của
mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho sự hoạt động chung. Có thể tất cả những người đồng phạm đều cùng
thực hiện tội phạm và tổng hợp những hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ những dấu hiệu
của CTTP nhất định. Nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực hiện tội phạm còn
những người khác chỉ có hành vi góp phần vào việc thực hiện tội phạm. Hậu quả của tội phạm là kết
qủa chung do hoạt động của tất cả những người tham gia vào thực hiện tội phạm đưa lại. Giữa hành vi
của mỗi người và hậu quả của tội phạm đều có quan hệ nhân quả. Hành vi của người thực hành là
nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn hành vi của những người khác thông qua hành vi của
người thực hành mà gây ra hậu quả.
Câu 4: Theo BLHS phạm tội có tổ chức là gì? Nêu những đặc điểm của phạm tội có tổ chức.
Theo khoản 3 điều 20 thì phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm.
Đặc điểm có sự câu kết chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ
quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan, vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan
vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng
phạm. Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau
vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Với tính chất như vậy đồng
phạm có tổ chức thường có những đặc điểm sau:
- Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm

tồn tại quan hệ chỉ huy phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều
coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình.
- Trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng
như cho việc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt…


Câu 5:Tại sao phạm tội có tổ chức được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Phạm tội có tổ chức là TH đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội
phạm (khoản 3 điều 20).
Đặc điểm có sự câu kết chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ
quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan, vừa thể hiện mức độ lien kết về mặt chủ quan
vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của người đồng phạm. Trong
đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự lien kết chặt chẽ với nhau vừa có sự
phan hóa vai trò. Phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Với tính chất như vậy đồng phạm có tổ
chức có những đặc điểm:
Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm
tồn tại quan hệ chỉ huy phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều
coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình.
Trong hoạt động nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng
như cho việc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt.
Như vậy đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm tội lien tục, nhiều lần, gây ra những
hậu quả lớn, rất lớn và đặc biệt lớn.
Câu 6: Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin. Cho ví dụ.
Lỗi cố ý gián tiếp

Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin

Là lỗi của người khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận
thức rõ hành vi của mình là nguy

hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó, tuy không
mong muốn nhưng có ý thức để
mặc cho hậu quả xảy ra.

Llà lỗi trong TH người phạm tội
tuy thấy trước hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được nên vẫn thực hiện và đã
gây ra hậu quả nguy hại đó.

Người phạm tôi đã tin vào khả
năng hậu quả không xảy ra khi
quyết định xử sự

Thấy trước được hậu quả nguy
hiểm cho xã hội có thể xảy ra
nhưng đồng thời lại cho rằng hậu
Người phạm tội không mong muốn quả đó không xảy ra.
hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy
ra. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
mà người phạm tội đã thấy trước
không phù hợp với mục đích của
họ. Người phạm tội thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm
mục đích khác. Chính để đạt được
mục đích này mà người phạm tội
đã chấp nhận hậu quả nguy hiểm

cho xã hội do hành vi của mình có
thể gây ra. Người phạm tội với lỗi
cố ý gián tiếp tuy không mong
muốn nhưng có ý thức để mặc đối
với hậu quả nguy hiểm cho xã hội
của hành vi của mình mà họ đã

Người phạm tội không mong muốn
hành vi của mình gây ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội. Sự không
mong muốn này có điểm khác so
với sự không mong muốn ở TH cố
ý gián tiếp. Sự không mong muốn
hậu quả của người phạm tội gắn
liền với việc người đó đã loại trừ
khả năng hậu quả xảy ra. Người
phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin
đã cân nhắc, tính toán và đã cho
rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn ngừa được. Sự cân
nhắc, tính toán này có thể dựa vào
những căn cứ như tin tưởng vào sự


thấy trước.

khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm
VD: A dùng dao chém B vào đùi nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật của
với mục đích để cảnh cáo B nhưng mình hoặc tin vào những tình tiết
sau đó bỏ về nhà. Do không được khách quan bên ngoài khác.

cấp cứu kịp thời, máu ra nhiều nên VD: A điều khiển xe ô tô trên
B đã chết.
đường nhìn thấy B đang chuẩn bị
sang đường nhưng A nghĩ là B sẽ
sang từ từ và A có thể tránh được
nên không giảm tốc độ. Đột ngột B
sang đường nền A không tránh nổi.
Kết quả A làm B chết.

Nhận định đúng sai:
Câu 1: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a. Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác có thể bị coi là
tình tiết tăng nặng tội.
Sai. Theo khoản 1 điều 48 bộ luật hình sự thì đây không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
b. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội bức tử.
Sai. Tội bức tử được nêu ở điều 100 BLHS. Để xác định đúng tội phạm thì về phía người bị hại phải là
người lệ thuộc vào người phạm tội, tức là họ phải dựa vào người phạm tội trong cuộc sống về các mặt
vật chất và tinh thần. Mặt khác, nạn nhân phải là người tự tước đoạt tính mạng của mình và nguyên
nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát phải là do hành vi của người phạm tội gây ra. Tuy nhiên, chỉ cần nạn
nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh
này, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt.
c. Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền.
Đúng. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành
niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ
14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa
thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.
d. Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải là những tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý của chủ
sở hữu hoặc người có trách nhiệm.
Sai.
Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao?

a. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự khi chưa gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội.


Sai. Theo điều 202 BLHS thì những người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
b. Người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm nhưng sau đó không thực hiện lời hứa hẹn thì không bị
coi là hành vi đồng phạm.
Sai. Theo khoản 2 điều 20 BLHS thì người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm là người giúp sức.
Luật không đòi hỏi sự hứa hẹn của người giúp sức phải được thực hiện khi sự thực hiện lời hứa là
những việc làm xảy ra sau khi tội phạm đã thực hiện xong.
c. Người đưa hối lộ mà tự thú, thật thà khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và
được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Sai. Theo khoản 6 điều 289 thì Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo
trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ
của đã dùng để đưa hối lộ
d. Một người phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn đến 30 năm và có thể thực sự chấp hành hình phạt
tù vượt quá 30 năm.
Sai. Theo điểm a khoản 1 điều 50 về tổng hợp hình phạt thì phạt tù có thời hạn chỉ với mức cao nhất là
30 năm.
e. Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm.
Đúng. Hành vi nào đó sở dĩ quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính
nguy hiểm cho xã hội.
Câu 3: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn mọi TNHS.
Sai. Theo điều 19 BLHS người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người
đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
b. Người chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139) thì không phải chịu TNHS.

Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt
nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
Theo khoản 3 điều 8 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 và khoản 2 sẽ không phải chịu
trách nhiệm hình sự, khoản 3, 4 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
c. Người già, người tàn tật có thể là chủ thể của tội phạm.
Đúng. Theo khoản 2 điều 3 BLHS mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt
nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
d. Chỉ một số tội phạm cụ thể nhất định mới đòi hỏi chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt.
Đúng. Ví dụ chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm phải là nam giới, chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản
phải là người có chức vụ quyền hạn.
Câu 4: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
a. Theo BLHS người gây nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ được coi là không có lỗi.
b. Người 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm về tội cướp tài sản (điều 133).


Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Do vậy khẳng định là sai.
c. Người chưa thành niên phạm tội thì không bị áp dụng hình phạt tiền.
Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành
niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ
14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa
thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.
d. Người có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 500 ngàn trở lên mới phải chịu THNH.
Câu 5: Những khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao?
a. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội được phản ánh là dấu hiệu trong các cấu thành tội phạm.
b. Người phạm tội nghiêm trọng có thể được hưởng án treo.
Sai. Theo khoản 1 điều 60 thì người được hưởng án treo là người phạm tội và bị xử phạt tù không quá
ba năm. Tội phạm nghiêm trong bị phat tù với mức từ 3 đến 7 năm nên không được hưởng án treo.

c. Tội giết người là tội có cấu thành hình thức
Đúng. Vì CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã
hội. Mặt khác hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả
nguy hiểm cho xã hội là hậu quả khó xác định thì CTTP được xây dựng là CTTP hình thức
d. Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có thể được coi là người giúp sức
trong đồng phạm
Câu 6:
Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
a. Người có hành vi chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản thì không phải chịu TNHS.
Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt
nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
Theo khoản 3 điều 8 thì tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 và khoản 2 sẽ không phải chịu trách nhiệm
hình sự, khoản 3, 4 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
b. Người lái xe chiếm đoạt tài sản mà mình đang có trách nhiệm vận chuyển thì có thể bị coi là phạm
tội tham ô tài sản. (điều 278)
Sai. Chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn. Người lái xe không
phải là người có chức vụ quyền hạn nên không thể phạm tội tham ô tài sản.
c. Người vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ chỉ bị truy cứu TNHS khi gây ra
thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác.
Đúng. Theo khoản 1 điều 202
d. Người không tố giác tội phạm do anh chị em ruột thực hiện thì không bị truy cứu TNHS.
Sai. Theo khoản 2 điều 314 người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ
hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm
an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 7: Các khẳng định sau đúng hay sai vì sao?


a. Trộm cắp tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt tài sản được tài sản.
b. Phạt tiền không thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành

niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ
14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa
thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.
c. Án treo là hình phạt không tước đoạt tự do của người bị kết án.
Sai. Theo điều 28 BLHS không có loại hình phạt là án treo. Do đó án treo không phải là hình phạt.
d. Sự kiện bất ngờ là một trường hợp gây thiệt hại cho xã hội mà người thực hiện hành vi không có lỗi.
Sai. Theo điều 10 BLHS. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng
cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc
dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Câu 8: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
a. Lỗi của người đồng phạm chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
b. Người gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì
họ không có lỗi đối với việc gây ra hậu quả.
Đúng. Vì sự kiện bất ngờ không phải là lỗi.
c. Người đủ 15 tuổi không phải chịu TNHS về tội cướp tài sản điều 133.
Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt
nghiêm trọng. Do vậy khẳng định là sai.
d. Chỉ trong TH chiếm đoạt được tài sản, tội cướp tài sản mới được coi là đã hoàn thành về mặt pháp
lý.
Câu 9: Các khẳng định sau đây là đúng hay sai? Giải thích?
Tội gián điệp (điều 80) là loại tội đặc biệt nghiêm trọng.
Sai. Theo khoản 3 điều 8 thì tội gián điệp khoản 1 là tội đặc biệt nghiêm trọng còn tại khoản 2 là tội rất
nghiêm trọng.
Người phạm tội trong tình trạng say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đúng. Theo điều 14 BLHS.
Người tâm thần khi phạm tội thì được miễn TNHS.
Đúng. Theo điều khoản 1 điều 13
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hòan thành khi có hành vi bắt cóc người khác làm con tin.
Người 17 tuổi phạm tội thì không bị áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung thân.
Sai. Theo khoản 1 điều 12 BLHS.


Bài tập
Câu 1: Đỗ Văn A bị tòa án xử phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản. A đã chấp hành xong án nhưng
chưa được xóa án tích, A lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp X với số tiền chiếm
đoạt là 200 triệu. Hỏi:
Anh (chị) hãy cho biết trường hợp phạm tội này của A được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
Giải thích rõ tại sao? (Biết rằng khi phạm tội cướp giật tài sản, A chưa bị kết án về tội nào).
Theo khoản 3 điều 8 BLHS thì A bị xử phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản là tội ít nghiêm trọng.
Theo điểm a, khoản 3 điều 139 BLHS thì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A bị phạt tù từ 7 đến
15 năm tù (tội rất nghiêm trọng).
Do vậy tổng hợp 2 điểm trên, theo khoản 1 điều điều 49 A được coi là tái phạm.
Câu 2: Hoàng Văn B bị tòa án xử phạt 2 năm tù nhưng được hưởng án treo về tội vi phạm các quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (điều 202 khoản 1 BLHS), thời gian thử thách là 4
năm. Khi chỉ còn 1 năm thời gian thử thách B lại bị tòa án xét xử về tội trộm cắp tài sản mà B thực hiện
trước khi có bản án cho hưởng án treo. Hình phạt đối với B về tội trộm cắp tài sản là 2 năm tù. Hỏi:
a. Khi xét xử lần này, tòa án có thể tổng hợp hình phạt đối với B không? Tại sao?
b. Tòa án có thể cho B được hưởng án treo một lần nữa không? Tại sao?
a. Khi xét xử lần này tòa án có thể tổng hợp hình phạt đối với B. Theo khoản 1 điều 51 BLHS thì
trường hợp này tòa án có thể tổng hợp hình phạt cho B theo điều 50 BLHS.
b. Theo khoản 5 điều 60 BLHS thì trường hợp này tòa án không thể cho B được hưởng án treo 1 lần
nữa.
Câu 3: Với mục đích lấy tài sản của người khác, Trần Thanh H (32 tuôi, chưa có tiền án, tiền sự) giả là
người đi lỡ độ đường vào nhà ông K xin tạm nghỉ qua đêm. Trước đó H đã trình báo giấy tờ với chính

quyền địa phương tại UBND xã. Ban đêm khi cả nhà ông K đã ngủ yên, H rón rén trở dậy lấy đi chiếc
đài cát sét của gia đình ông K và một số tài sản khác. Chiếc đài này ông K mới mua giá là 1.800.000
đồng, các tài sản khác có giá trị là 108 ngàn đồng.
Hỏi hành vi của H cấu thành tội gì?
Tội trộm cắp tài sản.
Câu 4: X bị tòa án xử phạt 15 năm tù về tội cướp tài sản, đã thi hành án được 5 năm X lại bị tòa án xét
xử về tội cố ý gây thương tích cho người khác mà X thực hiện trước khi có bản án đang thi hành. Đối
với tội bị xét xử lần này tòa tuyên phạt 16 năm tù đối với X.
Hỏi tổng hợp hình phạt đối với X và cho biết hình phạt chung mà X còn phải chấp hành là bao nhiêu?


Theo khoản 1 điều 51 và điểm a, khoản 1 điều 50 BLHS thì nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo
không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung;
hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm
đối với hình phạt tù có thời hạn. Do đó tổng hợp hình phạt đối với X là phạt tù có thời hạn. Theo đó
hình phạt chung mà X còn phải chấp hành là 15+16-5=26 năm.
Câu 5: A bị kết án 15 năm tù về tội cướp tài sản. Thi hành được 3 năm A bị đưa ra xét xử về tội giết
người mà A thực hiện trước khi có bản án về tội cướp tài sản. Tòa án đã tuyên hình phạt 20 năm tù đối
với tội giết người. Hãy tổng hợp hình phạt.
Theo khoản 1 điều 51 thì ta có thể tổng hợp hình phạt cho A theo điều 50. Theo điểm a khoản 1 điều 50
Hình phạt chung của A là 15+20-3=32 năm>30 do vậy thời gian A phải chấp hành hình phạt tù còn lại
là 30-3=27 năm.
Câu 6: Ngày 27-12-2006 tòa án nhân dân thành phố H xét xử N về hai tội là tội giết người theo điều 93
khoản 1 điểm g và tội cướp tài sản theo điều 13 khoản 3 điểm b. Tòa án tuyên phạt 20 năm tù về tội
giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản và quyết định hình phạt chung là 30 năm tù. Anh (chị) hãy cho
biết việc tổng hợp hình phạt này của tòa án là đúng hay sai? Nêu rõ căn cứ pháp lý.
Việc tổng hợp hình phạt này của tòa án là đúng. Theo điểm a, khoản 1 điều 50 BLHS nếu các hình phạt
đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại
thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không
giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn.

Đây là một số câu hỏi trắc nghiệm trong giờ thảo luận trên lớp, các bạn có thể tham khảo, mong là sẽ
giúp ích cho các bạn phần nào trong kỳ thi tới đây. Khì khì khì.!
Các khẳng định sau đây là đúng hay sai?
1. Quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm là mối quan hệ giữa khái niệm và hiện tượng?
2. Hành vi là điều kiện phát sinh hậu quả?
3. Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai gây nguy hiểm cho xã hội
4. Các dấu hiệu của CTTP do các nhà làm luật quy định phụ thuộc vào ý chí chủ quan của họ
5. Đối tượng tác dộng của tội phạm là những quan hệ xã hội nhưng không thuộc phạm vi những quan
hệ xã hội là khách thể
6. Hành vi phạm tội là hành động có ý thức và ý chí của con người
7. Người xúi giục là người kích động dụ dỗ người khác thực hiện hành vi phạm tội
8. Tội phạm hoàn thành là tội phạm đã chấm dứt trên thực tế
9. Các tội phạm với lỗ vô ý cũng có động cơ phạm tội
10. Nếu có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì toà án có thể áp dụng điều 47
11. Chủ thể của tội phạm là người đã đạt đến tội phạm nhất định
12. Đối tượng tác động của tội phạm luôn là chủ thể của quan hệ xã hội
13. Trong đồng phạm phải có đủ 4 loại người tham gia mới coi là đồng phạm phức tạp
14. Mọi trường hợp đồng phạm là phạm tội có tổ chức
15. Phạm tội có tổ chức là đồng phạm
16. Sự chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào người có hành vi xâm hại
17. Mỗi tội phạm chỉ có 1 CTCB và chỉ có 1 mà thôi
18. Trong đồng phạm mỗi người đồng phạm chỉ cần nhận thức đc hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội
19. Mọi trường hợp phạm tội mà người phạm tội đủ 16t trở lên phải chịu TNHS
20. Người gây thiệt hại cho xã hội trong sự kiện bất ngờ không phải chịu TNHS vì không có lỗi


21. Che giấu bất kỳ tội phạm nào cũng phải chịu TNHS
Gợi ý:
1. sai 2. sai 3. sai 4. sai 5. sai 6. đúng 7. đúng8. sai9. sai10. sai 11. sai 12. sai 13. sai 14. sai 15. đúng

16. đúng 17. sai 18. sai 19. sai 20. đúng 21. sai
Câu 2: Xác định đúng hay sai? giải thích tại sao:
a. Tội phạm đồng phạm có thể có lỗi cố ý gián tiếp.
b. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện.
c. Biện pháp phạt tiền không được áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội.
a:đúng . b,c : sai
1- Mọi hành vi cố ý tác động trái phép đến thân thể của người khác làm nạn nhân chết đều cấu thành
tội giết người (Điều 93).
Sai : hành vi cố ý tác động trái phép đến thân thể của người khác làm nạn nhân chết còn là hành vi
khách quan cấu thành nhiều TP khác. Đơn cử :
- tội phạm tại Đ94 (nếu thỏa mãn đk: chủ thể của hành vi giết người là người mẹ mới sinh con, đồng
thời đối tượng tác động của TP là đứa trẻ sơ sinh trong vòng 7 ngày tuổi);
- Đ95 (nếu thực hiện hành vi trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh);
- Đ96 (nếu do vượt quá giới hạn PVCĐ);
- Đ97 (nếu là người đang thi hành công vụ)
- k3-Đ104 (nếu xảy ra hỗn hợp lỗi).
2- Tình tiết “giết nhiều người” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên.
Sai : tình tiết “giết nhiều người”trong tội giết người (Điều 93) được đặc trưng bởi 02 hành vi:
a - giết từ 2 người trở lên (có thể cùng 1 lần hoặc nhiều lần khác nhau)
b - có dự mưu giết nhiều người
Do đó nếu thuộc trường hợp thứ hai là trường hợp có dự mưu giết nhiều người thì không nhất thiết phải
có hậu quả hai người chết trở lên vẫn cấu thành TP.
3- Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành tội giết người
trong TT tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95).
Sai : hành vi “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” ngoài việc là dấu hiệu khách
quan CTTP của tội Đ95 thì còn là hành vi khách quan của “tội giết người do vượt quá giới hạn PVCĐ”
(Đ96 BLHS) nếu như nạn nhân là người đã có hành vi trái PL nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của NN,
của tập thể, xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của công dân khác.
4- Chỉ cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn PVCĐ (Đ96) khi có hậu quả làm nạn nhân chết.
Đúng : Về mặt khách quan thì tội giết người do vượt quá giới hạn PVCĐ (Đ96) là tội phạm có

CTVC_MH2. Do đó ngoài các dấu hiệu khách quan về hành vi còn đòi hỏi phải chứng minh được đã
có hậu quả chết người xảy ra đồng thời thực tế phải có mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả chết người
đã xảy ra với hành vi tước đọat mạng sống của nạn nhân do đã phòng vệ quá mức cần thiết. Nếu không
có hậu quả chết người thì không có tội phạm này. Còn một trường hợp khác nữa là nếu cố ý gây thương
tích hoặc tổn hại sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì sẽ cấu thành
tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn PVCĐ được qui định
tại Đ106 chứ không phải tội giết người do vượt quá giới hạn (Đ96).
5- Mọi hành vi vô ý gây hậu quả chết người đều cấu thành tội vô ý gây chết người (Đ98 ).


Sai : Hành vi vô ý gây hậu quả chết người ngoài việc cấu thành tội vô ý gây chết người (Đ98 ) còn là
hành vi khách quan cấu thành rất nhiều tội phạm khác. Ví dụ: tội vô ý làm chết người do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp hoặc qui tắc hành chính tại Đ99 (nếu người phạm tội là người có nghĩa vụ phải tuân
thủ qui tắc nghề nghiệp hoặc qui tắc hành chính đó); tội cản trở giao thông đường bộ tại Đ203 (nếu đó
là hành vi vi phạm nghiêm trọng Điều 8 Luật GTĐB), tội đưa vào sử dụng các phương tiện GTĐB
không đảm bảo an toàn theo Đ204; tội vi phạm qui định về an toàn lđ, vệ sinh lđ, về an tòan ở những
nơi đông người theo Đ227 v.v…
6- Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của tội bức tử (Điều 100).
Sai : Các dấu hiệu cấu thành cơ bản về mặt khách quan của tội bức tử gồm có:
a) Dấu hiệu hành vi: (4)
- Đối xử tàn ác với nạn nhân như đánh đập, bỏ đói, bỏ rét…
- Thường xuyên ức hiếp
- Thường xuyên ngược đãi
- Làm nhục nạn nhân
b) Dấu hiệu hậu quả : Nạn nhân tự sát.
c) Dấu hiệu về quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Dấu hiệu bắt buộc của CTTP.
Do đó, dấu hiệu “nạn nhân tử vong” ở đây chỉ là dấu hiệu định khung tăng nặng. Điều luật chỉ đòi hỏi
hành vi phạm tội đã dẫn đến sự tự sát chứ không đòi hỏi hậu quả nạn nhân chết. Việc nạn nhân có chết
hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP.
7- Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đọat tính mạng của chính họ thì cấu thành tội

bức tử.
Sai : Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đọat tính mạng của chính họ là hành vi
khách quan của tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Đ101) chứ không phải dấu hiệu cấu thành tội
bức tử (Đ100). Hành vi cấu thành tội bức tử là một trong 4 hành vi … (xem câu 6).
8- Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành tội giúp
người khác tự sát (Đ101).
Sai : Hành vi khách quan cấu thành tội giúp người khác tự sát gồm : (i) hành vi thúc đẩy người khác tự
tước đọat tính mạng của mình. (ii) hành vi tạo ra những điều kiện có tính vật chất hoặc tinh thần giúp
nạn nhân có thể thực hiện được hoặc thực hiện được dễ dàng, thuận lợi hơn việc TỰ SÁT. Riêng hành
vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác cho dù là theo yêu cầu của người bị hại là hành vi khách
quan của tội giết người (Đ93).
9- Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành tội hành hạ người khác (Điều
110)
Sai : ngoài ra còn là dấu hiệu hành vi khách quan cấu thành các tội khác. Ví dụ: tội bức tử theo Đ100
(Khoản 1-Đ100 ghi : người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ
thuộc mình làm người đó tự sát thì bị phạt tù từ 2N đến 7N); tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo Đ151 (nếu gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt HC về hành vi này mà còn vi phạm).
10- Mọi trường hợp giao cấu trái phép là giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân.
Sai : hành vi giao cấu trái phép là các hành vi giao cấu vi phạm Pháp Luật, gồm có:
- Giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được (tội hiếp dâm Đ111)
- Giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân bằng thủ đoạn ép buộc người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc đang


ở trong tình trạng quẫnn bách phải miễn cưỡng giao cấu (Tội cưỡng dâm Đ113)
- Giao cấu tự nguyện có sự đồng thuận của nạn nhân trong độ tuổi từ 13 đến 16 tuổi (tội giao cấu với
trẻ em Đ115)
- Giao cấu tự nguyện dưới bất kỳ hình thức nào đối với trẻ em chưa đủ 13 tuổi (tội hiếp dâm trẻ em
Đ112)

- Giao cấu tự nguyện có sự đồng thuận qua hình thức mua dâm đối với người chưa thành niên từ đủ 13
đến dưới 18 tuổi (tội mua dâm người chưa thành niên Đ256)
Như vậy, giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân chỉ là 1 trong số các tường hợp giao cấu trái phép.
11- Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ cấu thành tội loạn luân
(Đ150)
Sai : còn là tội giao cấu với trẻ em được qui định tại Đ115 nếu đứa trẻ đó là con ruột hoặc anh chị em
ruột (trong độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi) của người phạm tội. Ngoài ra nếu đứa trẻ chưa đủ 13
tuổi thì hành vi giao cấu sẽ lập tức cấu thành tội hiếp dâm trẻ em theo qui định tại Điều 112 BLHS.
12- Không phải mọi hành vi bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật đều cấu thành tội bắt giữ hoặc giam
người trái PL (Đ123).
Đúng : Hành vi bắt giữ hoặc giam người trái PL là hành vi khách quan của nhiều tội phạm. Ngoài tội
bắt giữ hoặc giam người trái PL (Đ123), hành vi này còn là hành vi khách quan của các tội phạm sau:
- Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đọat trẻ em theo Đ120, nếu đối tượng của 3 loại hành vi trên là trẻ
em chưa đủ 16 tuổi.
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt TS theo Đ134, nếu đó là hành vi bắt giữ người trái phép được thực hiện
nhằm mục đích chiếm đọat TS.
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam giữ người trái PL theo Đ303 nếu hành vi trên được thực hiện
bởi chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn



×