Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Xu hướng Đầu tư quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.42 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trên toàn cầu, những hoạt
động kinh tế quốc tế đã khẳng định được tầm quan trọng của nó trong phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế. Đầu tư quốc tế là một đặc trưng quan trọng của toàn
cầu hóa, có vai trò quan trọng trong tạo ra các nguồn lực cho phát triển kinh tế không chỉ
cho nước đầu tư mà còn cho nước nhận đầu tư. Vì thế đầu tư quốc tế trở thành quy luật tất
yếu khách quan, là tiền đề cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Đầu tư quốc tế đã trải qua
quá trình phát triển lâu dài, vận đông theo nhiều xu hướng cùng với những thăng trầm của
nền kinh tế thế giới. Tìm hiều về các xu hướng vận động của đầu tư quốc tế là vô cùng cấp
thiết trong bối cảnh các nước trên thế giới cả nước phát triển và đang phát triển đang nỗ
lực hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, từ đó mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia có thể tìm
được hướng đi đúng đắn cho mình, phát huy được lợi thế so sánh của mỗi nước, xây dựng
môi trường đầu tư lành mạnh và hiệu quả.
Từ những lý do trên, chúng em đã chọn chủ đề nghiên cứu: “Xu hướng đầu tư quốc
tế”cho chuyên đề nghiên cứu của nhóm.
2. Mục đích nghiên cứu

Chuyên đề tập trung làm rõ những vấn đề như sau:
- Làm rõ những kiến thức lý luận về đầu tư quốc tế, phân loại các hình thức cũng như
đặc điểm và vai trò của nó trong phát triển kinh tế mỗi quốc gia.
- Phân tích cá xu hướng đầu tư quốc tế hiện nay, biểu hiện, tác động và nguyên nhân
hình thành xu hướng. Đồng thời liên hệ với Việt nam trong xu hướng đầu tư quốc tế của
thế giới, những phản ứng chính sách của chính phủ Việt nam trong nỗ lực khuyến khích
đầu tư nước ngoài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.



- Chuyên đề tập trung nghiên cứu quá trình vận động của các xu hướng đầu tư quốc tế
trên thế giới trong những năm gần đây, phân tích, đặc điểm cũng như nguyên nhân hình
thành.

4. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG CHUNG CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM


BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

1

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


2

M&A

Mergers And Acquisitions

Sáp nhập và Mua lại

3

FPI

4

GFCF

5

GDP

6

WIR

7

UNCTAD

Foreign Portfolio

Investment

Gross fixed capital
formation
Gross Domestic Product:
: World Investment
Report
United Nations

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Hình thành tổng vốn cố định
Tổng sản phẩm quốc nội
Báo cáo đầu tư thế giới

Hội nghị Liên hiệp quốc về
Conference on Trade and Thương mại và Phát triển
Development
World Trade
Organization:

8

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

9

ODA


Official Development
Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

10

TNCs

Transportation Network
Companies

các công ty xuyên quốc gia

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1
Bảng 2.4

Các dự án FDI, 2004- 2013
Lợi ích của M&A

DANH MỤC HÌNH

STT

Số hiệu


1

2.1 (a) Tỷ lệ tăng trưởng của GDP, GFCF, Thương mại, Việc làm
và FDI giai đoạn 2008-2014 và dự báo 2015-2016

2

4

2.1 (b) FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1995-2013, dự báo
2014-2016
2.2
Đầu tư chứng khoán, xuất khẩu, GDP thế giới giai đoạn
1990-2005
Nguồn:
2.2 (b) FDI
vào UNCTAD,
các lĩnh vựcWIR
giai 2006
đoạn 1990-2005

5

2.2 (c) FDI toàn cầu theo khu vực giai đoạn 2011-2013 (tỷ USD)

6

2.3

7


2.4

3

Tên hình

Top 20 quốc gia đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất năm

9

Tình hình M&A xuyên quốc gia của các hãng tư nhân,
2014 (tỷ USD)
Vốn FDI vào Việt nam qua các năm (tỷ USD)
3.1
giai đoạn 1996-2014
3.1 (c) Tỉ lệ thu hút FDI theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh

10

3.1 (d): Tỷ lệ thu hút vốn đầu tư FDI các nước vào Việt Nam

11

3.1 (e): Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được 20,5% tổng vốn
FDI vào Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng
3.2
nhanh.


8

12

Trang

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ


1.1.

Khái niệm, phân loại và đặc điểm về đầu tư quốc tế
1.1.1. Khái niệm về đầu tư quốc tế

Cho đến nay, đầu tư không phải là một khái niệm mới đối với nhiều người, nhất là đối với
những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Mặc dù vẫn còn có khá nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề này, nhưng có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về đầu tư
được nhiều người thừa nhận, đó là
“Đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai, … vào
một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi
nhuận”.
Người bỏ ra một số lượng tài sản được gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể
là các tổ chức, cá nhân và cũng có thể là nhà nước.
Theo sách giáo trình kinh tế quốc dân: “Đầu tư quốc tế là một hình thức của di chuyển
quốc tế về vốn, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực
hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia”.
Thực chất, đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc gia nhằm
điều chỉnh tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất, tạo điều kiện cho các nền kinh tế các quốc gia
phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung.
Đầu tư quốc tế tạo nên dòng lưu chuyển vốn giữa các quốc gia, do vậy nó tác động mạnh

đến nền kinhtees của nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Đối với những nước đang có như
cầu phát triển kinh tế mà không đủ khả năng tạo ra nguồn vốn tích lũy đầu tư nội bộ đều
rất cần đến nguồn vốn đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, rất nhiều quốc gia lớn, các nền kinh tế đã
phát triển, trong đó có các cường quốc như Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Trung Quốc cũng cần
đến đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế trong những thời kỳ nhất định . Cũng có quốc
gia như Nhật Bản, trong một thời gian dài, hoàn toàn không cần đến vốn vay nước ngoài
hoặc đầu tư tư nhân nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa. Đầu tư quốc tế rõ rang là
có vai trog quan trọng đối với các quốc gia để phát triển kinh tế, nhưng không phải luôn
luôn là yếu tố quyết định.
1.1.2.

Phân loại đầu tư quốc tế

1.1.3.

Đặc điểm của đầu tư quốc tế

Tiêu chí xác định hoạt động đầu tư bao gồm:
 Vốn ( dưới các hình thức khác nhau được đưa ra khỏi biên giới của một quốc gia và

đưa vào sử dụng ở một số quốc gia khác. Tiêu chí này giúp phân biệt hoạt động đầu
tư với hoạt động thương mại hàng hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế. Khi đưa vốn


từ nước này sang nước khác, quyền sở hữu vốn thường vẫn thuộc về các chủ thể
của nước xuất vốn.
Vốn đầu tư có thể góp dưới các dạng sau:
Các ngoại tệ mạnh và tiền nội địa
Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hóa, mặt đất, mặt nước và
tài nguyên thiên nhiên …

• Hàng hóa vô hình: sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng phát minh,
nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín hàng hóa…
• Các phương tiện đầu tư đặc biệt khác: cổ phiếu, hồi phiếu, vàng bạc, đá quý



 Hành vi đầu tư có thể mang tình dài hạn ( trên 2 năm), bao gồm cả một quá trình

đưa vốn vào tổ chức xây dựng công trình, tổ chức sản xuất kinh doanh,… Đây cũng
là tiêu chí cơ ban giúp phân biệt đầu tư với thương mại hàng hóa và các hoạt động
tín dụng quốc tế.
 Mục đích của đầu tư là bảo đảm thu lợi ích lớn hơn chí phí đầu tư. Vì thế, cần hiểu
rằng bất kỳ sự chi phí nào về thời gian, sức lực và tiền bạc vào một hoạt động nào
đó mà không có mục đích thu lợi nhuận thì không thể thuộc về khái niệm đầu tư
 Hoạt động đầu tư phải phù hợp với pháp luật quốc gia của nước xuất vốn, nước
nhận vốn và pháp luật quốc tế.
Có ba đặc trưng quan trọng để phân biệt một hoạt động được gọi là đầu tư hay
không, đó là:
- Mang đặc điểm của đầu tư nói chung
 Tính sinh lãi.
 Tính rủi ro.
- Chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài
- Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới
1.2. Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế bao gồm nhiều hình thức khác nhau, mỗi một hình thức đầu tư có bản chất,
tác động kinh tế và nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung có những nguyên nhân cơ
bản sau:
 Do sự chêch lệch về trình độ phát triển và tốc độ phát triển giữa các nước, dẫn đến


sự chênh lệch về quan hệ cung – cầu vốn giữa các nước và khu vực. Các nước công
nghiệp phát triển hoặc các nước có thu nhập cao như các nước OECD, các nước
OPEC thường thừa vốn đầu tư, còn các nước đang phát triển thường thiếu vốn.
Chính sự chênh lệch về cung- cầu này tạo áp lực di chuyển vốn từ các nước công
nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển.


 Sự khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn giữa các khu vực tạo nên động cơ có lợi ích

kích thích chủ sở hữu vốn chuyển vốn từ khu vực hiệu quả thấp sang sử dụng tại
khu vực có hiệu quả cao.
 Cạnh tranh quốc tế phát triển kích thích các công ty, các quốc gia đưa vốn đầu tư ra
nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường, khẳng định vị trí của mình trên thế giới.
 Do xu thế bảo hộ ngày càng phát triển với những biện pháp kiểm soát tinh vi nên
nhiều nhà sản xuất tìm cách đầu tư sản xuất sang thị trường cần chiếm lĩnh để trách
thuế nhập khẩu.
 Thể chế pháp luật của các nước và các điều ước quốc tế ngày càng hoàn thiện theo
hướng bảo đảm an toàn cho các hoat động đầu tư quốc tế.
1.3. Hình thức của đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế có 4 hình thức cơ bản:
Viện trợ phát triển chính thức ( Official Development Assistance
– ODA)

1.3.1.

Nó còn được gọi là viện trợ nước ngoài, bao gồm vốn cho vay ưu đãi và cho không từ các
Chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho Chính phủ các nước cần nhận vốn, thông thường
là các nước đang phát triển.
Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc

chính phủ của một nước với các chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc
liên quốc gia.
- Các hình thức của ODA:
+ ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại cho nhà tài
trợ.
+ ODA cho vay ưu đãi( tín dụng ưu đãi): là hình thức cung cấp ODA dưới dạng cho
vay với lãi suất và điều kiện ưu đãi sao cho “ yếu tố không hoàn lại” hay “ thành tố hỗ
trợ” đat không dưới 25% của tổng giá trị các khoản đó.
+ ODA hỗn hợp: là ccas khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay ưu
đãi được cung cấp đồng thời các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại, “
yếu tố không hoàn lại’ đạt không dưới 25% tổng giá trị các khoản đó.
Ngoài ra, ODA còn bao gồm các khoản vay từ Tổ chúc Tài chính quốc tế có thành tố
hỗ trợ dưới 25% như: IBRD thuộc WB, Quỹ OCR thuộc ADB.
-Các phương thức cung cấp ODA:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách: gồm các khoản ODA được cung cấp dưới dạng
tiền mặt hoặc hàng hóa để hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc ngân sách của Nhà nước.


- Hỗ trợ chương trình: gồm các khoản ODA được cung cấp để thực hiện một tập hợp các
hoạt động, các dự án có liên quan nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu thực hiện
trong một thời gian nhất định, tại một thời điểm cụ thể.
- Hỗ trợ dự án: là các khoản ODA cung cấp để thực hiện dự án xây dựng cơ bản, bao
gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị, dịch vụ tư vấn, đâò tạo cán bộ,…
- Các đối tác ODA:
+ Chính phủ các nước:
+ Các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, bao gồm:
* Các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc như: UNDP, UNICEF, WFP, FAO,
UNFPA, UNDCF, UNIDO, UNHCR, WHO, IAEA, UNESCO, IFAD, IMF, IDA và
IBRD của WB.
* Liên minh châu Âu(EU), tổ chức OECD, ASEAN.

* Các Tổ chức tài chính quốc tế như: ADB, OPEC, NIB, NDF và Quỹ Kuwait.
1.3.2.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI)

Là kênh đầu tư tư nhân bao gồm các hình thức đầu tư của các công ty ( chủ yếu là các
công ty xuyên quốc gia) trong đó nhà đầu tư tham gia trực tiếp quản lí hoạt động đầu tư.
Theo IMF: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) “là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu
dài của nhà đầu ttuw tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong
đó nhà đầu tư phải có vai trong có ý nghĩa quyết định trong quản lý doanh nghiệp”
Theo pháp luật Việt Nam ( Luật Đầu tư 2005 và các văn bản pháp luật liên quan), đầu tư
trực tiếp nước ngoài(FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng các
loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư và nhà đầu tư phải
tham gia quản lí hoạt động đầu tư.
- Xét theo chiến lược đầu tư: FDI được thực hiện theo hai kênh chủ yếu: đầu tư
mới( greenfielad investment – GI) và mua lại & sáp nhập ( mergers and acquisitions –
M&A).
+ Đầu tư mới là các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xay dựng
các doanh nghiệp mới. Đây là kênh truyền thống của FDI và cũng là kênh chủ yếu để các
nhà đầu tư ở các nước đang phát triển vào đầu tư ở các nước đang phát triển.
+ Ngược lại, không giống như GI, kênh M&A là các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông
qua việc mua lại & sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh đầu tư này chủ
yếu được thực hiện ở các nước phát triển, các nước mới công nghiệp hóa và rất phổ biến
trong những năm gần đây.


* So sánh giữa các hình thức đầu tư GI và M & A:
Xét từ quan điểm của nước chủ nhà, mỗi hình thức đầu tư đều có một số ưu điểm
và hạn chế nhất định:
Bổ sung vốn đầu tư: Trong khi hình thức GI bổ sung ngay một lượng vốn đầu tư

nhất định cho nước nhận đầu tư thì hình thức M & A lại chủ yếu là chuyển sở hữu từ
các doanh nghiêp đang tồn tại ở các nước chủ nhà cho các công ty nước ngoài. Tuy
nhiên, về dài hạn, hình thức này cũng sẽ thu hút mạnh được nguồn vốn từ bên ngoài
cho nước ngoài cho nước chủ nhà nhờ mở rộng quy mô hoạt động của họ.
Tạo việc làm: Hình thức GI tạo ngay được việc làm cho nước chủ nhà, trong khi
hình thức M &A không những tạo được việc làm ngay mà còn có thể tăng them tình
trạng căng thẳng về việc làm ( tăng thất nghiệp) cho nước chủ nhà. Tuy nhiên, về lâu
dài, tình trạng này có thể được cải thiện.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: GI tác động trực tiếp đến thay đổi cơ cấu ngành
kinh tế thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới, trong đó M & A lại không tác
động như vậy trong giai đoạn ngắn hạn.
Cạnh tranh và an ninh quốc gia: Trong khi GI thúc đẩy cạnh tranh thì M&A lại
không tác động đáng kể đến tình trạng cạnh tranh về mặt ngắn hạn, nhưng về dài hạn
có thể làm tăng cạnh tranh độc quyền. Mặt khác, M&A có thể ảnh hưởng đến an ninh
của nước chủ nhà nhiều hơn hình thức GI, bởi vì tài sản của nước chủ nhà rơi vào tay
người nước ngoài.
( Nguồn: Ozawo 1998, WIR 1998, p. 212-214)

Bảng 1: Các dự án FDI, 2004- 2013


- Xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân làm các loại: đầu tư theo chiều ngang
(horizontal integration – HI) và đầu tư theo chiều dọc ( vertical integration –VI).
+ HI là hình thức đầu tư với mục đích tránh rào cản thuế quan, tối thiểu chi phí sản xuất,
chiếm lĩnh thị trường, kéo dài chu kì sống của sản phẩm. Do đó, việc đầu tư được thực
hiện giống nhau tại các nơi khác nhau.
Hình thức HI là chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh ( công nghệ, kỹ năng quản lí,..) trong sản
xuất một sản phẩm nào đó. Với lợi thế này, họ có thể kiếm lợi nhuận cao khi chuyển sản
xuất sản phẩm ra nước ngoài. Mục đích của hình thức này là mở rộng và thôn tính thị
trường ở nước ngoài đối với cùng loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài, do đó

thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền. Đây là hình thức đầu tư ra nước ngoài điển hình ở
Mỹ và được thực hiện chủ yếu giữa các nước phát triển.
Ví dụ, IBM là công ty có lợi thế kỹ thuật trong sản xuất máy tính của Mỹ. Công ty này
không muốn xuất khẩu máy tính hoặc bán lại giấy phép sản xuất cho các nhà phân phối và
ssanr xuất khác ở nước ngoài.Bởi vì nếu làm như vậy họ sẽ mất lợi thế đọc quyền và có
thể bị đánh cắp bí mật công nghệ. Do vậy, họ mở rộng quy mô sản xuất máy tính ra nước
ngoài và kiểm soát trực tiếp các hoạt động sản xuất và phân phối để khai thác lợi thế đọc
quyền. Tình trạng tương tự đối với các công ty như Microsoft, Compaq, Xerox, Gillette,…
+ VI là hình thức đầu tư với mục đích chuyên môn hóa sản xuất trên quy mô quốc tế,
mỗi quy trình sản xuất sẽ được thực hiện tại những nơi có lợi thế nhất.Khác với hình thức
đầu tư HI, hình thức đầu tư VI là đầu tư ra nước ngoài với mục đích khai thác nguồn
nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào giá rẻ ( lao động, đất đâi,..)). Khi đầu
tư ra nước ngoài, các chủ đầu tư thường chú ý đến khai thác các lợi thế cạnh tranh của các
yếu tố đầu vào giữa các khâu sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công lao động
quốc tế. Do đó, các sản phẩm thường được hoàn thiện qua các khâu lắp ráp ở các nước
nhân đầu tư. Sau đó, các sản phẩm này có thể lại được nhập khẩu về nước đầu tư hoặc
xuất khẩu sang các nước khác. Đây là hình thức đầu tư ra nước ngoài điển hình của Nhật
Bản ( theo kiểu mô hình đàn nhạn bay) và được thực hiện khá phổ biến ở các ước đang
phát triển.
- Xét về tính chất sở hữu (tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong các dự án đầu tư), hình thức
FDI thường được thực hiện dưới các dạng như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh
nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh,…
Hình thức doanh nghiệp liên doanh thường khá phổ biến, nhấ là trong giai đoạn tiếp nhận
FDI ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân chính là: khác với các hình thức đầu tư
khác, thông qua hình thức đầu tư này, nước tiếp nhận đầu tư sẽ kiểm soát và học được trực
tiếp kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước chủ đầu tư nước ngoài. Đồng thời, học còn
được chia sẻ lợi nhuận với các chủ đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các chủ đầu tư nước
ngoài cũng muốn bên nhận đầu tư có trách nhiệm cao hơn với họ bằng cách chia sẻ những



rủi ro trong đầu tư. Ngoài ra, thông qua liên doanh, học có nhiều thuận lợi trong việc tiếp
cận với thị trường và các nhà hoạch định chính sách của các nước nhận đầu tư. Chính vì
thế mà hình thức liên doanh chiếm tỷ trọng cao trong các hình thức đầu tư ở các nước chủ
nhà, trong đó đặc biệt là ở nước ta.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, hình thức liên doanh không phải luôn có nhiều ưu điểm.
Trong một số trường hợp, nếu khả năng góp vốn của bên đối tác chủ nhà thấp, chủ yếu
bằng tiền thuê đất, năng lực quản lý hạn chế, tình trạng tham nhũng ít được kiểm soát chặt
chẽ thì hình thức liên doanh lại bộc lộ nhiều hạn chế, kém hiệu quả. Đây là hiện tượng khá
phổ biến ở nước ta trong những năm gần đây. Vì thế, cần phải xem xét kĩ lưỡng tính hiệu
quả của dự án trước khi lựa chọn hoặc cho phép hình thức liên doanh.
1.3.3.

Đầu tư gián tiếp nước ngoài ( Foreign Portfolio Investment –

FPI)
Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài góp vốn bằng cách mua trái phiếu,
cổ phiếu của doanh nghiệp nước sở tại, mà không trực tiếp tổ chức và quản lý doanh
nghiệp.
Bảng số liệu Đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam thông qua thị trường chứng khoán
Số lượng
doanh nghiệp
niêm yết HO
Số lượng
doanh nghiệp
niêm yết HA
Số lượng công
ty chứng
khoán hoạt
động
Số lượng tài

khoản chứng
khoán
Trong đó:
Cá nhân
Tổ chức
Nước ngoài

2008
170

2009
196

2010
275

2011
-

2012
306

2013
308

2014
305

168


257

367

393

396

377

-

68

105

105

430.000

766.72
5

1.302.733

-

763.57
8
3.147

10.000

1.282.071

7000

14.731

185

5.081
15.581

Nguồn: ADB 2015, và Asian Capital Market Monitor


Hình 2: Bảng số liệu Đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam thông qua thị trường chứng
khoán
1.3.4.

Đầu tư theo hình thức vay thương mại:

Bao gồm 2 bộ phận. Thứ nhất là các khoản tiền của các ngân hàng thương mại cho Chính
phủ hoặc các công ty ở nước đang phát triển vay dài hạn theo lãi suất thương mại để thực
hiện các mục đích đầu tư. Thứ hai là các khoản chi vay của các thiết chế tài chính và công
ty kinh doanh cho vay dưới hình thức thuê mua tài chính, tín dụng thương mại.
Trong bốn kênh đầu tư quốc tế nêu trên thig ba kênh đầu là quan trọng hơn trong quan hệ
kinh tế quốc tế. Kênh vay thương mại thực chất là hoạt động bảo đảm đầu tư tạo nên quan
hệ tài chính quốc tế, là đối tượng của môn học Tài chính tín dụng quốc tế.
Ngoài ra, cần phải kể thêm các hoạt động chuyển tiền theo kênh kiều hối, tiền công lao

động xuất khẩu, quà biếu, các khoản tiền tài trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO). Đối
với một số nước, ví dụ như Việt Nam, các hoạt động này chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ
cấu vốn nước ngoài và có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các
kênh này chiếm tỷ trọng nhỏ, thường được xếp vào các hoat động tài chính, thương mại
dịch vụ hoặc viện trợ ODA.
1.4. Tác động của đầu tư quốc tế

Thực tế cho thấy, đầu tư quốc tế có những tác động mang tính hai mặt ( tác động
tích cực và tác động tiêu cực) cả đối với nước chủ đầu tư ( nước chủ nhà) và nước tiếp
nhận đầu tư ( nước sở tại).
1.4.1.

Đối với nước chủ đầu tư

Tác động tích cực:

Tác động tiêu cực:

- Khắc phục được xu hướng giảm sút lợi
nhuân trong nước, có điều kiện thu được
lwoij nhuận cao hươn cho chủ đầu tư do
tìm được môi trường đầu thuận lợi hơn.
- Là biện pháp để vượt qua hàng rào bảo hộ
mậu dịch nhằm mở rộng thị trường, tận
dụng triệt để những ưu ái của nước nhận
đầu tư.
- Khếch trương được sản phẩm, danh
tiếng, tạo lập uy tin và tang cường vị thế
của họ trên thị trường thế giới.
- Khai thác được nguồn yếu tiis đầu vào

sản xuất với chi phí thấp hơn so với chủ
đầu tư trong nước.

- Nếu chiến lươc, chính sách không phù
hợp thì các nhà kinh doanh không muốn
kinh doanh trong nước, mà chỉ lao ra nước
ngoài kinh doanh, do đó quốc gia có nguy
cơ tụt hậu.
- Dẫn đến giảm việc làm ở các nước chủ
đầu tư.
- Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất
xám trong quá trình chuyển giao công
nghệ.
- Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu
không hiểu rõ về môi trường đầu tư…


1.4.2.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư

Tác động tích cực:

Tác động tiêu cực:

- Góp phần giải quyết khó khan do thiếu
vốn.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động
trong nước.
- Học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong

làm việc tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện
đại từ nước chủ đầu tư.
- Tạo điều kiện để khai thác nguồn tài
nguyên một cách có hiệu quả.
- Giúp cho việc xây dung các khu công
nghiệp, khu công nghệ cao nhằm hỗ trợ quá
trình công nghệ hóa, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
- Góp phần khắc phục những khó khan do
thiên tai, hỏa hoạn và giải quyết các vấn đề
xã hội.

- Có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài
nguyên thái quá, gây ô nhiễm môi trường.
- Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách
phát triển giữa các vùng và giữa các tầng
lớp dân cư.
- Có thể làm tăng các vấn đề tệ nạn xã hội,
bệnh tật.
- Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào
những yêu cầu từ phía chủ đầu tư.

Chương 2: XU HƯỚNG CHUNG CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
2.1. Đầu tư quốc tế tiếp tục gia tăng và trở thành hình thức quan hệ kinh doanh
quốc tế quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các quốc gia sẽ tiến tới tự do hóa
thương mại và đầu tư, xóa bỏ sự phân biệt giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà đầu
tư trong nước, tiến tới xu hướng tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn bên ngoài.
Nhìn chung trong hơn mộtthập kỷ qua, tăng trưởng đầu tư quốc tế có giảm so với GDP
một vài năm, nhưng về tổng thể và trong những năm tới, đầu tư quốc tế vẫn có xu hướng

phát triển mạnh mẽ


Hình 2.1 (a): Tỷ lệ tăng trưởng của GDP, GFCF, Thương mại, Việc làm và FDI giai đoạn
2008-2014 và dự báo 2015-2016
Nguồn: WIR 2015
Sau khi giảm mạnh vào năm 2012, dòng vốn FDI đã tăng 9% trong năm 2013, đạt 1,45
nghìn tỷ USD. Dòng vốn FDI ghi nhận được cho thấy sự tăng trưởng ở tất cả các nhóm
nước: Các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và đang chuyển đổi.
Cụ thể, năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển vẫn đứng đầu thế giới về lượng vốn FDI
chảy vào với số vốn lên đến 778 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn FDI toàn cầu. Trong khi
đó, FDI chảy vào các nước phát triển tăng 9% lên 566 tỷ USD, chiếm 39% tổng FDI của
thế giới. Các nền kinh tế chuyển đổi nhận được 108 tỷ USD vốn FDI trong năm 2013.


Hình 2.2 (b): FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1995-2013, dự báo 2014-2016
Nguồn: UNCTAD, WIR 2014
Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do:
+ Thứ nhất, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá
thương mại và đầu tư. Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới hình thành thị trường
toàn cầu. Quá trình phân công chuyên môn hóa trên quy mô quốc tế dẫn đến sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa các nền kinh tế dân tộc. Các nước phát triển kinh tế thị trường thực hiện
chính sách mở cửa (phần lớn gia nhập WTO) và chấp nhận xu hướng tự do hoá thương
mại và đầu tư. Nguồn vốn đầu tư quốc tế - hàng hoá đặc biệt - sẽ tuân theo quy luật của thị
trường chảy từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn.
+ Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng công
nghệ và thông tin đã thúc đẩy việc đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước, tạo nên sự dịch
chuyển vốn giữa các quốc gia. Cách mạng khoa học kỹ thuật rút ngắn thời gian từ khi
nghiên cứu sản phẩm dẫn đến thời gian sản xuất, vòng đời sản phẩm ngắn, hàng hoá đa
dạng và phong phú.

Vấn đề nghiên cứu, phát triển, đổi mới thiết bị có ý nghĩa sống còn, dẫn đến hai xu hướng
chính:
Thứ nhất: Với những ngành khoa học, công nghệ có nhu cầu vốn lớn, một số ít các tập
đoàn tư bản lớn hơn liên kết, hợp tác đầu tư thay vì cạnh tranh để cùng chiếm lĩnh vị trí
độc tôn trên thị trường


Thứ hai: Chuyển dịch đầu tư sang nước khác đối với các sản phẩm đã lão hoá, cần nhiều
nhân lực lao động hoặc gây ô nhiễm môi trường. Hai xu hướng trên diễn ra theo mô hình
"đàn sếu bay".
Cách mạng thông tin giúp các nhà đầu tư xử lý nhanh các tình huống, đưa ra các quyết
định đầu tư kịp thời tạo điều kiện cho việc tăng quy mô luân chuyển vốn. Sự thay đổi các
yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nước sở hữu vốn tạo nên "lực đẩy" với các nhà đầu tư
quốc tế. Nguyên nhân là do trình độ phát triển kinh tế cao của công nghiệp phát triển dẫn
đến hiện tượng "thừa tương đối" vốn. Chi phí tiền lương tăng, tài nguyên giảm dẫn đến chi
phí khai thác tăng.
Đó chính là nguyên nhân cơ bản, tạo động lực thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội
đầu tư - giảm chi phí sản xuất, kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm ở các thị trường tiềm
năng mới. Nhu cầu vốn để phát triển các nước công nghiệp hoá của các nước đang phát
triển cũng tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư. Phía các nước tư bản phát triển coi các
nước đang phát triển là thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm. Sự thịnh vượng của các
nước đang phát triển tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Xu hướng thay đổi về dòng di chuyển vốn đầu tư quốc tế
Dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán nhanh nhất, dòng vốn ODA có xu hướng
giảm
2.2.
-

Hình 2.2 (a): Đầu tư chứng khoán, xuất khẩu, GDP thế giới giai đoạn 1990-2005
Nguồn: UNCTAD, WIR 2006

Nguyên nhân của xu hướng này là do:
Thị trường chứng khoán cung cấp môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội và lĩnh vực
đầu tư phong phú, các nhà đầu tư có thể lựa chọn ngành đầu tư phù hợp với khả năng, mục
tiêu của mình.Về tính thanh khoản: các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ
sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh


-

khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là
yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động
và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng
cao. Bên cạnh đó, khi tăng trưởng kinh tế cao, lợi nhuận công ty tăng, giá chứng khoán
tăng và tăng hoạt động chuyển giao công nghệ, chính sách tự do hóa đầu tư của các quốc
gia phù hợp tiến tới thức đẩy đầu tư quốc tế.
Đối với vốn ODA nói chung, nguồn vốn luôn bị hạn chế phạm vi vào các doanh nghiệp có
triển vọng kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn vốn không cao và thường dẫn đến tình
trạng nợ công kém an toàn tăng, thậm chí có nước còn rơi vào tình trạng không có khả
năng trả nợ.
Giảm dần đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống, tăng đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng tri
thức, khoa học công nghệ cao và lĩnh vực dịch vụ (do sức hấp dẫn của tỷ suất lợi nhuận ở
lĩnh vực này)

Hình 2.2 (b): FDI vào các lĩnh vực giai đoạn 1990-2005
Nguồn: International.gc.ca
Nguyên nhân của xu hướng này là
Một là, hầu hết các quốc gia đều chú trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao,
coi đây là hướng đi mang tính chiến lược trong việc thúc đẩy cơ cấu kinh tế thay đổi theo
hướng hiện đại và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Hai là, xu hướng phát triển kinh tế dựa trên tri thức đã tạo ra những sản phẩm mang hàm

lượng tri thức nhiều hơn. Ngay cả các sản phẩm truyền thông như nông sản thì yêu cầu về
khả năng chế biến cũng cao hơn. Bên cạnh đó ngày càng xuất hiện nhiều các sản phẩm
ứng dụng công nghệ hiện đại.


Ba là, việc mở rộng sản xuất toàn cầu, thương mại quốc tế đi kèm theo những yêu cầu cao
về dịch vụ đi kèm. Sự gắn kết dịch vụ đầu tư và thương mại khiến nhu cầu lĩnh vực nãy
càng gia tăng.
-

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương trở thành khu vực hấp dẫn FDI nhất
Do có các chính sách tăng trưởng kinh tế và chính sách mở cửa kinh tế, các nước châu Á
vẫn là điểm đến đầu tư hàng đầu thế giới với dòng vốn FDI vào các nước châu Á đang
phát triển đạt 426 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn FDI toàn cầu trong năm 2013. Liên minh
châu Âu (EU) và Bắc Mỹ đều thu hút được khoảng 250 tỷ USD.

Hình 2.2 (c): FDI toàn cầu theo khu vực giai đoạn 2011-2013 (tỷ USD)
Nguồn: UNCTAD, WIR 2014
2.3.

Xu hướng thay đổi về các chủ thể đầu tư

Vị trí của các chủ đầu tư cũng có nhiều thay đổi do tình hình biến động về chính trị, khả
năng sản xuất, trình độ lao động, môi trường…
Theo đó, các chủ thể đầu tư đứng đầu thế giới đã lần lượt thay đổi kể từ thế chiến thư I,
nhưng nhìn chung từ sau thế chiến thứ II đến nay, Mỹ vẫn là nước đứng đầu trong vai trò
làm chủ đầu tư ra nước ngoài, theo sau là các nước lớn như Anh, Pháp và Nhật Bản . Tuy
nhiên trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ những nước mới nổi
đã tăng gần 1/3 so với tổng FDI toàn cầu. Năm ngoái, tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài từ các
nước đang phát triển Châu Á đạt 440 tỷ USD, vượt qua Mỹ và Châu Âu để trở thành khu

vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất thế giới.


Trung Quốc đại lục và Hồng Kông chiếm 266 tỷ USD đầu tư trực tiếp ra nước ngoài năm
2014, qua đó khiến Trung Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 2 sau Mỹ về đầu tư FDI.

Hình 2.3: Top 20 quốc gia đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất năm 2014 (tỷ USD)
Số liệu trên cho thấy một xu hướng phát triển mới đang ngày càng gia tăng trong nền kinh
tế thế giới. Nguyên nhân là các công ty ở Trung Quốc và những thị trường khác tìm thấy
những cơ hội kinh doanh tại nước ngoài. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế chậm lại tại thị
trường nội địa cũng là một lý do cho tình hình trên, do đó những doanh nghiệp ở các quốc
gia mới nổi này sẽ trở thành đối thủ của Mỹ và Châu Âu trên thị trường đầu tư toàn cầu.
Ngoài ra, bên nhận đầu tư không chỉ là nước đang phát triển, bên chủ đầu tư không chỉ là
những nước phát triển mà còn có xu hướng gia tăng đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát
triển và các nước đang phát triển ở các lĩnh vực phù hợp với điều kiện phát triển trong
cùng khu vực.
2.4.

Xu hướng M&A trong đầu tư quốc tế


Về cơ bản, M&A là từ viết từ từ gốc “Merger and Acquisition” thường được dịch là sáp
nhập và mua lại, dùng để chỉ các hoạt động liên quan đến vấn đề quản trị, chiến lược và
tài chính đối với việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
+ Merger (sáp nhập) là việc kết hợp hai hoặc nhiều công ty theo đó tài sản và công nợ của
công ty bán sẽ chuyển về cho công ty mua. Những công ty tham gia sáp nhập thường là
công ty có quy mô tầm cỡ tương đương, cả 2 cổ phiếu của công ty cũ đều bị thay thế bởi
cổ phiếu mới phát hành.
+ Acqusition (mua lại hoặc thâu tóm) là việc một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ
tài sản hoặc cổ phiếu công ty khác và sau đó có thể dành được quyền kiểm soát công ty đã

mua lại đó.
Hoạt động M&A đang tiếp tục phát triển cả bề rộng và bề sâu, cả quy mô quốc gia, cũng
như trên phạm vi toàn cầu, khi có khủng hoảng kinh tế, cũng như vào những giai đoạn
kinh tế phát triển tốt, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh.
Nếu trước đây, M&A xảy ra chủ yếu đối với các ngành công nghiệp thép, năng lượng, ô
tô, tài chính-ngân hàng... nay đang lan rộng sang nhiều ngành khác như dược phẩm, công
nghệ thông tin, truyền thông, tài chính chứng khoán...
Một số vụ M&A kỷ lục trong năm 2010 và 2011 đã được ghi nhận, như United Airline
hợp nhất với Continental tạo nên hãng hàng không lớn nhất thế giới, với giá trị lên đến 3,2
tỷ USD và mang lại doanh thu 30 tỷ USD/năm nhờ cung cấp dịch vụ hàng không tại 378
sân bay ở 10 thành phố.
Hoặc vụ công ty tư nhân 3G của Brazil mua lại hãng thức ăn nhanh Burger King trị giá 3,3
tỷ USD. Và gần đây là sự hợp nhất liên ngành trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông
tin giữa 2 tập đoàn khổng lồ Google và Motorolla.
Các hoạt động M&A thường được khởi động từ các công ty đa quốc gia sang các nền kinh
tế mới nổi như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu. Đồng thời, M&A cũng giúp các nước
đang phát triển vươn ra thị trường thế giới. Chẳng hạn, Công ty ô tô Nam Kinh của Trung
Quốc đã bỏ ra 50 triệu bảng Anh để thôn tính hãng MG Rover của Anh. Công ty khác của
Trung Quốc là Lenovo đã thông qua hoạt động M&A để mua đứt một công ty sản xuất
máy tính của nước ngoài.


Hình 2.4: Tình hình M&A xuyên quốc gia của các hãng tư nhân, giai đoạn 1996-2014
Nguồn: UNCTAD WIR 2015
Nguyên nhân chính của xu hướng M&Alà do lợi ích nó mang lại
Cải thiện tìnhCủng cố vị thế
hình tài chính

Giảm thiểu chi phíTận dụng quy mô


thị trường

ngắn hạn
dài hạn
Giảm thiểu trùng
Cải thiện tình
Tối ưu hóa kết quả
Tăng thị phần
lặp trong mạng lưới
hình tài chính
đầu tư công nghệ
phân phối
Tận
dụng
kinh
Tăng thêm vốn sử
Tiết kiệm chi phí
Tăng khách hàng
nghiệm thành công
dụng
hoạt động
của các bên
Giảm thiểu chi phí
Khả năng tiếp cậnTận dụng quan hệTiết kiệm chi phí
chung cho từng đơn
thêm nguồn vốn khách hàng
hành chính quản lý
vị sản phẩm
Chia sẻ rủi ro
Tận dụng khả năng

Giảm thiểu chi phí
bán chéo dịch vụ

khi mua với khối


lượng lớn
Tăng cường tính
minh bạch

Tận dụng kiến thức
sản phẩm để tạo cơ
hội kinh doanh mới
Nâng cao năng lực
cạnh tranh

Bảng 2.4: Lợi ích của M&A


Chương 3: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM
3.1.

Tổng quan về đầu tư quốc tế vào Việt Nam

3.1.1. Đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang có xu hướng gia tăng, đạt mức 21,6 tỷ USD,
vượt xa dự báo (13-14 tỷ USD) cùng với nhiều dự án quy mô lớn, có hàm lượng công
nghệ cao được cấp phép trong năm đã đưa FDI là một trong các thành tựu nổi bật của kinh
tế Việt Nam 2013.


Hình 3.1 (a). Vốn FDI vào Việt nam qua các năm (tỷ USD)
Năm 2014, vốn FDI đăng ký giảm so với năm 2013 nhưng vốn giải ngân tiếp tục tăng.
Điều này cho thấy, Việt Nam vẫn thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư nước
ngoài. Xu thế tích cực này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2015.


Hình 3.1 (b): Vốn FDI đăng ký và giải ngân vào Việt Nam. Nguồn: Tổng cục thống kê
Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt
3,722 tỷ USD; bằng 76,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên, xét về tình hình thực hiện, dòng vốn FDI vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm
đạt hiệu quả cao hơn so với cùng kỳ, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã
giải ngân được 4,2 tỷ USD; tăng 5% với cùng kỳ năm 2014.
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, trong 4 tháng đầu năm 2015 số lượt dự án cấp
mới và tăng vốn đều tăng hơn so với cùng kỳ năm 2014, số dự án cấp mới tăng hơn 14,9%
và số dự án tăng vốn tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, do không có các dự
án quy mô lớn như cùng kỳ năm 2014 vì vậy số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm giảm
so với cùng kỳ.
+ Theo lĩnh vực đầu tư:
Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đăng ký cấp mới và
tăng thêm là 5,49 tỷ USD, bằng 80,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, tổng cộng 48
quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào 16 ngành lĩnh vực, trải rộng trên 42 tỉnh thành trong
cả nước.

Bảng 3.1 (c): Tỉ lệ thu hút FDI theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Theo lĩnh vực, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của
nhà đầu tư nước ngoài với 338 dự án đầu tư đăng ký mới và 190 lượt dự án tăng vốn, với
tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 4,18 tỷ USD, chiếm 76,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.



×