Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.56 KB, 15 trang )

CHỨC NĂNG VĂN HỌC
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu được các chức năng cơ bản của văn học, mối quan hệ và biểu hiện cụ thể
qua các tác phẩm văn học.
- Vận dụng tri thức về lí luận để lí giải các vấn đề đặt ra trong các tác phẩm, các
đề văn nghị luận.
B. Tiến trình dạy học
1. Khái quát về chức năng văn học
- VBvăn học:Quan niệm về Văn bản văn học không phải là một quan niệm
bất biến. Về nghĩa rộng: văn bản văn học là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ
một cách nghệ thuật. Theo nghĩa này, không chỉ văn bản thơ, truyện, kịch mà
các văn bản hịch, cáo, chiếu... đều được coi là văn bản văn học. Theo nghĩa
hẹp: văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có tính hình tượng nghệ thuật
được xây dựng bằng hư cấu ( tức là tạo ra những hình tượng bằng tưởng
tượng) như sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích...Thời trung đại, với tư duy
nguyên hợp “văn sử triết bất phân”, rất khó phân biệt đâu là tác phẩm văn học
đích thực. Chẳng hạn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuân, “Đại cáo bình Ngô”,
“Quân trung từ mệnh tập” của Nguyễn Trãi... có tính hình tượng sinh động có thể
xem là thuộc phạm trù nghệ thuật ngôn từ. Thời hiện đại, “Tuyên ngôn độc lập”,
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh là những áng văn chính
luận xuất sắc, mang nhiều nét đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. Trong chuyên
đề này, chúng tôi hướng tới quan niệm văn học theo nghĩa rộng.
- Nên phân biệt khái niệm Văn bản văn học và Tác phẩm văn học (phần này
chị có nói qua rồi. Em kiểm tra lại, nhắc lại, khắc sâu thêm cho HS hiểu. Vấn
đề này khá trừu tượng nên mình phải nhắc lại nhiều lần cho HS nhớ)
+ Văn bản văn học là sự hiện diện bằng văn tự (ngôn từ) của tác phẩm, là phương diện
kí hiệu của tác phẩm. Thông qua hoạt động đọc của người đọc, văn bản văn học mới trở
thành khách thể thẩm mĩ, đó là tác phẩm trong tâm trí người đọc.
+ Văn bản văn học có ngôn từ, kết cấu, hình tượng là phần ít biến đổi, làm thành giá trị
ổn định của nó. Tác phẩm văn học với tư cách là khách thể thẩm mĩ, ngoài phần văn bản


còn bao hàm cả ngữ cảnh và sự lí giải của người đọc. Do đó, tác phẩm văn học có sự
tiếp nhận theo lịch sử. Giá trị của tác phẩm văn học không chỉ phụ thuộc vào phần ngôn
từ mà còn phụ thuộc vào sự tiếp nhận của người đọc.


- Chức năng văn học là gì? Khái niệm chức năng của văn chương là khái
niệm dùng để xác định ý nghĩa và giá trị của văn chương đối với đời sống xã
hội. Muốn thấu hiểu chức năng của văn chương, hay nói cách khác là, muốn thấy
rõ ý nghĩa, giá trị tác dụng của văn chương thì chỉ có đặt nó trong mối liên hệ mật
thiết với toàn bộ cơ cấu đời sống xã hội, với đối tượng phản ánh, với đời sống tinh
thần phong phú của con người.
- Tại sao cần xem xét chức năng văn học? Văn học là một hình thái ý thức xã hội
thuộc thượng tầng kiến trúc cùng với hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn
giáo...) và các thiết chế chính trị xã hội tương ứng của chúng (nhà nước, đảng,
giáo hội...). Văn học phản ảnh tồn tại xã hội và có tác động trở lại đời sống xã hội.
Hiểu rõ chức năng của văn chương sẽ tránh được các quan niệm coi thường
văn chương,hạ thấp văn chương, xem văn chương là trò chơi chữ, là công việc
nhàn rỗi, là trò mua vui giải trí tầm thường.
Nghiên cứu phê bình văn học trước nay chưa thống nhất về số lượng chức năng
của văn học. Bởi văn học không chỉ phát triển một chức năng riêng biệt nào đó mà
trái lại nó thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau. Chúng ta sẽ dừng lại ở một số
chức năng được coi là chủ yếu nhất của văn học. Giữa các chức năng này có mối
liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau.
2. Các chức năng cơ bản của văn học
a. Chức năng nhận thức
* Tại sao văn học mang chức năng nhận thức?Đây là chức năng dễ nhận thấy
nhât khi người đọc tiếp cận tác phẩm. Bởi lẽ tác phẩm văn học lấy chất liệu từ
hiện thực kết hợp với những ấn tượng chủ quan sâu sắc của nghệ sĩ. Vì thế có thể
coi nhận thức là chức năng “tự thân” của văn học.
* Biểu hiện:

Trong ý nghĩa thông thường nhất, nhận thức có nghĩa là “biết”, ý nghĩa nhận
thức của nghệ thuật ở chỗ giúp cho ta biết thêm những gì? Có thêm những tri
thức nào?
- Văn học mang đến những nhận biết các vấn đề của đời sống
+ Ở phương diện này văn học, đặc biệt là văn xuôi là những bộ bách khoa toàn
thư về cuộc sống. Qua văn học, độc giả biết thêm về thế giới xung quanh, văn
học đưa người đọc thực hiện cuộc hành trình vượt không gian, thời gian khám
phá nhiều vùng đất mới, có thêm nhiều kiến thức mới. Trong tác phẩm “Việt
Hán văn khảo”, Phan Kế Bính viết: “Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm hết danh lam
thắng cảnh của thiên hạ; xem trên mảnh giấy mà tinh tường được hết các việc
hay, việc dở của thế gian; sinh sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện


và được nghe tiếng bàn bạc của người sinh trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có
văn chương cả”.
Gorki nói: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”.
Nhiều ý kiến cho rằng văn học dân gian là cuốn sách giáo khoa về cuộc sống.
Ngạn ngữ Ấn Độ có câu: “Cái gì không tìm thấy ở trong Mahabharata thì cũng
không thể tìm thấy được ở Ấn Độ". Tác phẩm này được coi là "Đại Bách khoa
toàn thư" về văn hóa truyền thống, về thể chế chính trị, là tấm gương phản chiếu
toàn bộ đời sống con người Ấn Độ.
Đặc điểm nhận thức của nghệ thuật gắn liền với đối tượng của nó. Đối tượng
trung tâm của nghệ thuật là con người và kèm với đó là đời sống xã hội. Vì thế,
mục đích cuối cùng của nghệ thuật là khám phá những bí ẩn trong tâm hồn
con người. Tác phẩm ra đời là kết quả của việc quan sát thực tế đời sống và
quá trình nhà văn suy ngẫm, trăn trở về hiện thực đó. Người đọc tìm đến văn
chương nghệ thuật không chỉ để đi tìm những điều mới mẻ về thế giới xung
quanh mà quan trọng hơn, độc giả muốn thấy được bản chất của cuộc sống
qua cảm nhận của nhà văn, từ những “hiện tượng” mà họ bắt gặp hàng ngày,
được đúc kết, suy ngẫm thành “bản chất” đời sống. Càng những nhà văn lớn,

phát hiện của họ về đời sống càng sâu sắc, mới mẻ. Nhà phê bình Hoài Thanh đã
từng viết: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này”,
nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”. Ở những
nhà văn lớn, người đọc còn nhận thấy khả năng dự báo tương lai qua tác phẩm của
họ.
VD: VH mang đến những hiểu biết về tự nhiên:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
DC: Viết về những sự kiện, nhân vật có thật trong quá khứ nhưng thể loại truyền
thuyết lại mang những nét độc đáo riêng biệt khác với lịch sử thông thường.Mặc
dù đề tài lịch sử là nội dung của truyền thuyết nhưng truyền thuyết k phải là lịch
sử mà là nghệ thuật, phản ánh lịch sử của địa phương, quốc gia, dân tộc. Truyền
thuyết k phản ánh chính xác các sự kiện và nhân vật mà quan tâm nhiều hơn đến
sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật
đó. (SGK-trang 75). Đọc truyền thuyết, người đọc không chỉ tìm những cứ liệu
lịch sử mà điều hấp dẫn nhất, quan trọng nhất là họ tìm thấy cách nhìn, cách cảm,
thấy “sự thật tâm tình”, bài học, triết lí nhân sinh của nhân dân lao động được gửi
gắm qua những hình tượng sinh động, chi tiết kì ảo đặc sắc với “đôi cánh thơ và
mộng” (Phạm Văn Đồng). “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” lấy cốt
lõi từ hai sự kiện lịch sử có thật là vua An Dương Vương lập nước Âu Lạc, xây
thành, chế nỏ. Và cuộc xâm lược của Triệu Đà, nước Âu Lạc sụp đổ, vua An
Dương Vương thất bại. Cứ liệu lịch sử là vậy, nhưng thông qua những hình tượng
sinh động An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy, thông qua những chi tiết kì ảo
hấp dẫn, ta thấy được triết lí nhân sinh muôn đời được gửi gắm không khô khan,
không giáo điều.(nên cụ thể hơn về những triết lí của truyền thuyết ADV. Đây là
cơ hội để kiểm tra bài cũ, khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh.VD: Con người


cần phải biết dung hòa mối quan hệ giữa lơi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng; Con
người không được chủ quan, mất cảnh giác…)
DC: “Đại Cáo bình Ngô” với những cứ liệu cơ bản đã làm sống dậy hào khí lịch

sử. Và điều độc giả chờ đợi có lẽ không phải là việc Nguyễn Trãi viết lại lịch sử
với những sự kiện nào? mà rằng các sự kiện lịch sử mà người viết đã cảm nhận ra
sao về lịch sử. Các sự kiện lịch sử khô khan ấy, bỗng chốc hiện lên sinh động.
TP này học sinh chưa học, sẽ khó tiếp nhận.DC: Truyện ngắn “Người trong bao”
của Sê khốp, lấy bối cảnh nước Nga cuối thế kỉ 19, kể về cuộc đời của “Người
trong bao” Bê li côp luôn sợ hãi mọi thứ, cuối cùng chết trong sợ hãi kết thúc
bằng câu nói “Không thể sống mãi như thế được” của nhân vật I-va- nứt. Câu nói
đó đã dự báo khả năng cách mạng của nước Nga. Và khoảng 19 năm sau, vào năm
1917, cách mạng tháng Mười đã nổ ra, kết thúc đêm trường tăm tối của chế độ
Nga hoàng chuyên chế.
- Văn học mang đến những nhận thức về đời sống tâm hồn con người
Lấy đối tượng trung tâm là con người, nhà văn đi khám phá những góc sâu kín
nhất – thế giới tâm hồn con người.Bởi đời sống tinh thần con người vẫn luôn
là một vũ trụ bí ẩn. Muốn viết tác phẩm, bên cạnh việc khám phá thế giới xung
quanh, nhà văn còn phải nghiền ngẫm về chính mình. Chẳng vậy mà thế giới
nội tâm phong phú của con người với những biến chuyển tinh vi của xúc cảm
đã được vật chất hóa qua nghệ thuật ngôn từ. Văn học không phát minh như
khoa học mà chủ yếu nghiền ngẫm, lí giải về những điều muôn thưở, tìm kiếm
cái “mới mẻ” trong những cái đời thường.
* Ý nghĩa: giúp người đọc tự nhận thức về cuộc sống và tự nhận thức về chính
mình.
Nhà văn thường phát ngôn một cách gián tiếp tư tưởng của mình qua hình tượng
nghệ thuật. Muốn hiểu bài học, triết lí sống mà tác giả gửi gắm, độc giả phải thực
sự “sống” cùng tác phẩm, trải nghiệm những điều mà nhân vật đang trải qua. Nếu
tác giả trăn trở, suy ngẫm những câu hỏi về đời sống và cố gắng lí giải nó qua
hình tượng nghệ thuật thì độc giả cũng cần trăn trở, suy ngẫm mới hiểu được
những điều đó.Độc giả tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, hiểu đầy đủ thêm về
xã hội, về người khác và chính bản thân mình.
DC: Thông qua số phận cuộc đời của Tấm, người đọc tự nhận thức được những
triết lí nhân sinh mà người xưa gửi gắm: ở hiền gặp lành, có áp bức thì có đấu

tranh... với những chi tiết, những biến hóa thần kì trong tác phẩm.
Chị thấy nhận thức về tâm hồn con người k chỉ có những triết lí nhân sinh, những
bài học cuộc sống mà nhà văn dụng tâm, dụng ý đưa vào tác phẩm. Đó còn là
những biểu hiện tinh tế, những góc khuất bí ẩn, những rung động sâu sắc của tâm


hồn con người, được thể hiện trong văn học. Đọc văn học, người đọc hiểu thêm,
hiểu sâu hơn, hiểu rõ hơn về tâm hồn con người nói chung, tâm hồn mình nói
riêng, hiểu được những tiếng nói tưởng như rất mơ hồ của tâm hồn: yêu, ghét, ước
mơ, khát vọng, căm hờn, giận giữ,…
VD: Mọc giữa dòng sông xanh
……………………………….
Tôi đưa tay tôi hứng
-

Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho thật nhiều xong nhận chẳng bao nhiêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít (Yêu – Xuân Diệu)

b. Chức năng giáo dục
* Tại sao văn văn học mang chức năng giáo dục?Chức năng giáo dục được coi
là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản nhất, bởi lẽ,là một hình
thái ý thức xã hội văn chương không chỉ có chức năng giúp con người nhận
thức thế giới mà còn có chức năng cải tạo thế giới. Người xưa coi văn chương
là phương tiện để thực hiện, giáo huấn về đạo đức.(văn dĩ tải đạo)
* Biểu hiện:
Cũng giống như chức năng nhận thức, chức năng giáo dục của văn học chia thành
nhiều cấp độ.
- Chức năng giáo dục thường được xem là giáo dục phẩm chất đạo đức cho

con người. Đây là cách hiểu phổ biến nhất, nhưng nếu hạn chế chức năng giáo
dục của văn học, chỉ xoay xung quanh giáo dục đạo đức thì rõ ràng sẽ làm hạn
chế chức năng và tác dụng của nó.
+ Giáo dục nằm ở tính hướng thiện, định hướng tốt – xấu
DC: Thông qua các câu chuyện cổ tích, từ xa xưa dân gian đã thể hiện rõ nét quan
niệm tốt xấu. Các tác phẩm ẩy truyền tới cho con người lòng yêu cái thiện, căm
ghét cái xấu. Từ thưở ấu thơ, truyện cổ đã nuôi dưỡng ở con người tình thương,
lòng nhân ái, cái nhìn đầy bao dung về con người. Tước bỏ lớp vỏ bọc lịch sử,
người đọc thấy câu chuyện về vua An Dương Vương dựng nước xây thành rất đời
thường. Nàng công chúa Mị Châu ngây thơ mà cả tin quá đỗi, vừa đáng thương
vừa đáng tội. Nàng phải chịu một kết cục bi đát, rơi đầu dưới lưỡi dao của chính
cha nàng, lúc này đang nhân danh tổ quốc trừng trị nghiêm khắc kẻ đã tiếp tay cho
giặc. Song câu chuyện ấy không chỉ nhuốm màu bi kịch, người đọc vẫn thấy ánh
lên lòng bao dung nhân ái của người Việt với những chi tiết kì ảo: “Mị Châu chết.


Máu nàng chảy...”. Hình ảnh giếng nước ngọc trai là minh chứng cho Mị Châu
không phản bội mà bị Trọng Thủy lừa dối. Đó cũng là chi tiết nhằm chiêu tuyết
cho Mị Châu, thể hiện truyền thống nhân văn của dân tộc.
+ Giáo dục nhằm tác động, thay đổi quan niệm sống
Không chỉ định hướng tốt – xấu, thiện – ác cho con người, chức năng giáo dục thể
hiện ở việc tác động tới quan điểm đạo đức của con người. Vai trò của chức năng
giáo dục trong văn học được nhận thức từ rất sớm. Thời cổ đại, Arixtốt cho rằng,
khi xem kịch nếu con người khóc thì những giọt nước mắt sẽ khiến con người trở
nên trong sạch và cao thượng hơn. Nhà văn Thạch Lam quan niệm: "Đối với tôi
văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự
quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta
có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng
người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Theo quan niệm đó của Thạch
Lam, văn học là thứ vũ khí có sức chiến đấu mạnh mẽ, chống lại cái ác, bảo vệ cái

thiện, giúp con người thanh lọc tâm hồn.Và như vậy, ở khía cạnh này, chức năng
giáo dục trong văn học đi kèm với quá trình nhân đạo hóa con người. Ông cũng
cho rằng: "Thiên chúc của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải
nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng,thương yêu hơn".
Văn chương là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sản phẩm của ý
thức người nghệ sĩ, là sản phẩm của tài năng tư tưởng tình cảm của người
nghệ sĩ. Vì vậy, chức năng cải tạo của văn chương đạt được tới đâu là do người
sáng tạo ra nó. Sáng tạo nghệ thuật ngoài sự hiểu biết, tài năng ra còn là vấn
đề lí tưởng sống. Lí tưởng sống của nhà văn gắn liền với chức năng cải tạo của
văn học. Lí tưởng nhà văn luôn luôn gắn liền với mọi giai cấp nhất định. Nhà
văn là người phát ngôn cho giai cấp và những lực lượng xã hội nhất định. Nói
đến chức năng cải tạo của văn chương là nói đến việc nhà văn dùng tác phẩm
của mình để truyền đạt lí tưởng sống của mình mà cũng là lí tưởng của giai
cấp mình, của một lực lượng xã hội, một thời đại nhất định mà mình đang
sống. càng gắn lí tưởng mình với lí tưởng tiến bộ của thời đại bao nhiêu thì
nhà văn càng phát huy được chức năng cải tạo của nghệ thuật mình bấy nhiêu.
Bởi vì lí tưởng thời đại cũng tức là lí tưởng của quần chúng nhân dân- người chủ
nhân lịch sử. Lịch sử văn chương đã chứng tỏ rằng có những tác phẩm nghệ thuật
có sức sống trường cửu, có sức cải tạo lớn lao là do lí tưởng nhà văn gắn bó với lí
tưởng thời đại đó, lí tưởng nhân loại cần lao lúc đó.
DC: Văn học thời đại hào khí Đông A truyền cho bạn đọc nỗi căm hờn đến nhỏ
máu khi giặc Nguyên Mông sang xâm đất nước, tiếp thêm cho bạn đọc ngày nay
lòng quyết tâm bảo vệ non sông gấm vóc.


DC: Văn chương có nhiệm vụ xây dựng những hình tượng nghệ thuật mang lí
tưởng thẩm mĩ, đó là cuộc sống đáng sống và con người đáng có. Hình tượng Từ
Hải là một hình tượng mang lí tưởng thẩm mĩ của tác giả: Lí tưởng về con người
anh hùng khát khao tự do, bình đẳng, và ý chí quật cường không cam tâm làm nô
lệ. Nếu như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh … là những hình tượng làm cho

người đọc căm ghét thì Từ Hải lại là nhân vật làm cho người ta thương yêu, trân
trọng.
DC: Lê-nin đã từng gọi tác phẩm “Người mẹ” của Gorki là "quyển sách kịp thời"
bởi vì chính “Người mẹ” đã có sức mạnh cải tạo, sức mạnh của một vũ khí tinh
thần và tư tưởng cho công nhân Nga lúc bấy giờ.
Có thể lấy thêm một ví dụ mà học sinh đã được học: Bài thơ về tiểu đội xe k kính,
Đồng chí, Những ngôi sao xa xôi. => + Ngợi ca hình ảnh người lính- người anh
hùng thời đại kháng chiến chống P, M
+ Khơi gợi lòng yêu nước, tác
động đến nhận thức và hành động yêu nước của con người. Vì thế, đương thời, có
biết bao thanh niên, học sinh, sinh viên đã “xếp bút nghiên lên đường đi chiến
đấu”, nghe theo lời hịch non sông, chân hành quân qua mọi nẻo trập trùng mà
“lòng phơi phới dậy tương lai”.
- Giáo dục là hoạt động tự học, nâng cao trình độ văn hóa.
Thông qua văn chương nghệ thuật mà con người được mở mang thêm về trí
tuệ. Thông qua văn chương mà chúng ta học được từ các nhà văn, nhà thơ
cách sử dụng từ ngữ, diễn đạt linh hoạt hơn. Không chỉ có người bình thường
học cách dùng từ, diễn đạt trong thơ văn. Người sáng tác cũng học trong thơ văn,
học từ những bậc tiền nhân đi trước để tạo ra những “đứa con tinh thần” của riêng
mình.
DC: Thơ văn Nguyễn Trãi học cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong văn học dân
gian để tạo nên những vần thơ độc đáo, đậm đà tính dân tộc: “Ở đấng thấp
thì nên đấng thấp/ Đen gần mực, đỏ gần son “ (BKCG- bài 21). Hai câu thơ đã lấy
ý từ câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Hay như câu thơ: Nên thợ
nên thầy vì có học/ No ăn no mặc bởi hay làm”(BKCG - bài 46) lấy ý từ câu tục
ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”, “Có làm thì mới có ăn/ Không dưng ai
dễ đem phần đến cho”.
- Giáo dục là hoạt động rèn luyện, trau dồi giác quan thẩm mĩ.Qua thơ văn,
cảm xúc thẩm mỹ của con người được luyện tập ngày càng phong phú, tinh tế
hơn.

Như thi sĩ Xuân Quỳnh đã từng chia sẻ:
“Nếu ngày mai em không làm thơ nữa
Cuộc sống trở về bình yên
Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm


Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc
Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo
Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu
Mùa đông về quên nỗi nhớ nhau
Không xôn xao khi nắng hè đến sớm”
(Nếu ngày mai em không làm thơ nữa)
Đó là câu chuyện của bản thân người sáng tác và nó cũng xuất phát từ quy luật
chung của văn học. Bởi văn học xuất phát từ hiện thực đời sống nhưng đó là hiện
thực được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người viết. Và đó phải là những
xúc cảm, trăn trở, nghiền ngẫm nung nấu. Qua tác phẩm văn học, nghệ sĩ truyền
cho độc giả những “tâm tình” ấy. Theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” cảm xúc thẩm
mỹ của con người ngày càng phong phú hơn. Con người không vô tâm, không thờ
ơ trước cái đẹp. Và cao hơn, khi con người có thể sáng tạo thêm những điều mới
lạ. Nghệ thuật không chỉ trau dồi về năng lực thẩm mỹ mà còn là môi trường trau
dồi về năng lực sáng tạo.
* Cách thức giáo dục của văn học là ở chỗ: văn học giáo dục thông qua con
đường tình cảm “đi từ trái tim đến với trái tim”. Đây là cách thức giáo dục
riêng biệt và đặc thù của văn học
Thông thường, nghệ thuật dù cao siêu đến đâu cũng đòi hỏi sự xúc động. Đánh
vào tình cảm là đánh vào khâu then chốt để lay chuyển con người. Từ sự lay
động về tình cảm mà người đọc liên hệ đến bản thân, tự giác nhận ra đúng, sai.
Nghệ thuật giáo dục con người bằng biện pháp tự giác. Giáo dục nghệ thuật
không phải bằng biện pháp cưỡng bách, hành chính gò ép mà hoàn toàn tự
giác. Nghệ thuật giáo dục bằng hình thức hấp dẫn, cuốn hút. Ở đây, đôi khi ta

tưởng như giáo dục vui chơi, giải trí là một. Nhà văn không giống như người
thầy, người thuyết giáo mà thông qua những hình tượng sinh động, nhà văn
thực hiện một cuộc đối thoại ngầm với bạn đọc. Đó cũng là cuộc đối thoại của
người đọc với chính mình, giữa phần thiện- ác, thiên thần – ác quỷ. Tác phẩm
nghệ thuật giáo dục thực chất thông qua con đường tự giáo dục. Nó trở thành
tấm gương để người đọc tự nhìn về chính mình. Văn học càng ngày càng tiếp
cận gần hơn tới phần nội tâm sâu kín của con người.
DC: Truyện ngắn Bức tranh có lẽ là điểm đánh dấu rất đáng kể cho một hướng tìm
tòi của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Không phải ngẫu nhiên ngay ở đầu truyện,
nhân vật chính đã gọi câu chuyện của mình là “những lời tự thú”. Có thể gọi đây
là truyện-ngắn-tự-thú, là truyện tự ý thức về đạo đức. Đọc truyện, ta sẽ ngập dần
vào “cảm giác phạm tội” của nhân vật, ngập dần vào những day dứt như là tự
hành hạ mình của người đó. Anh ta, nhân vật họa sĩ có tiếng ấy, không phải là


người thất bại, trái lại, là người thành đạt trong đời. Cái tình thế đã thức dậy ở anh
cảm giác có tội, thật ra, cũng không mấy hiển nhiên: chuyện bà mẹ người lính bị
mù vì tưởng con trai hy sinh và chuyện người họa sĩ quên lời hứa, − đã không
đem bức tranh hoặc tới thăm bà cụ, báo tin con cụ còn sống − không hẳn là hai
việc có quan hệ nhân quả tất yếu (hoặc chỉ có vẻ là nhân quả tất yếu trong cách
suy nghĩ của nhân vật bây giờ). Nhưng đây chính là nét vốn có của các chuyện tự
thú về đạo đức: mức độ tội trạng thực tế càng mơ hồ, càng ít xác định bao nhiêu
thì mức độ tự ý thức về tội lỗi của mình ở con người kia càng phải mạnh bấy
nhiêu. Vấn đề là anh ta tự thấy mình có tội, tự thấy mình phải chịu trách nhiệm về
tai họa của người khác chứ không phải là thật ra anh ta có tội hay không, hoặc
mức độ nặng nhẹ ra sao. Một người thành công trong đời bỗng thấy mình có tội
lỗi gì đấy với ai đấy, − ít nhất cũng có nghĩa là anh ta thấy mình chưa hoàn thiện.
Và cũng có nghĩa là anh ta có khát vọng tự hoàn thiện. Phương diện tích cực, đáng
khích lệ của nhân vật là ở đấy. Sức tác động vào sự tự ý thức ở mỗi người đọc
truyện sẽ từ đấy mà ra. Những truyện loại này của Nguyễn Minh Châu không hấp

dẫn người đọc ở cốt truyện gay cấn hay chi tiết đặc sắc. Nó hấp dẫn người ta chủ
yếu bằng độ căng của những tấn kịch nội tâm, độ căng của những thao thức dằn
vặt trong bề sâu ý thức nhân vật.
 Aimatôp cho rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng,
không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc.
Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động
như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm”
* Ý nghĩa: Qua văn học, con người có thể “tự giáo dục”, hướng tới cải tạo thế
giới.
c. Chức năng thẩm mỹ
* Tại sao văn học có chức năng thẩm mỹ: Chúng ta biết rằng chất liệu của
nghệ thuật chính là cuộc sống. Trong cuộc sống, nhu cầu về cái đẹp, nhu cầu
về tinh thần trong cảm xúc thẩm mỹ là một trong những nhu cầu quan trọng
của con người. Con người luôn có xu hướng muốn vươn tới cái đẹp. Trong bản
chất sâu xa, đó là nhu cầu vươn tới sự hoàn thiện. Đòi hỏi về cái đẹp là nhu
cầu cho thấy sự tiến hóa vượt trội của con người. Bên cạnh văn học, tất cả các
ngành nghệ thuật khác: âm nhạc, hội họa, điêu khắc... đều vươn lên thỏa mãn
khao khát về sự toàn thiện, toàn mỹ.
* Biểu hiện:
- Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người.
+ Văn học phản ánh cái đẹp trong thiên nhiên, đời sống. Việc phản ánh này
không phải là sự sao chép mà gắn với quá trình chọn lọc kĩ lưỡng. Văn học đã


nhân cái đẹp trong đời sống lên rất nhiều lần. Có được điều ấy là do sự kì diệu
của ngôn ngữ - chất liệu đặc biệt của văn học, có khả năng diễn tả đủ mọi cung
bậc xúc cảm, tới mọi biến thái tinh vi nhất của cảnh vật. Thưởng thức một tác
phẩm văn chương, độc giả cảm nhận được sự linh diệu của ngôn ngữ qua hệ
thống hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu, giọng điệu...truyền tải vẻ đẹp vốn có của đời
sống nhưng thường ngày bị khuất lấp đi.

VD cụ thể:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồn run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
+ Văn học còn sáng tạo ra cái đẹp mới không có trong hiện thực. Mỗi bài thơ,
truyện ngắn là kết quả của những ấn tượng chủ quan, sự sáng tạo độc đáo của
người nghệ sĩ nhưng tất cả đều phải dựa trên những nghiền ngẫm của nghệ sĩ
từ hiện thực cuộc đời.
DC: Ngay từ thời viễn cổ xa xưa, trong văn học dân gian với các thể loại truyện
cổ tích. Nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo ra một thế giới nhiệm màu, kì thú. Đó là thế
giới của cõi tiên, thiên đình, cõi âm phủ - nơi con người có thể đi lại dễ dàng giữa
các không gian.
- Ngôn ngữ chính là một đối tượng khám phá của nghệ thuật. Nghệ thuật
không chỉ khám phá cái đẹp bên ngoài cuộc sống, nghệ thuật khám phá cái đẹp
trong ngôn ngữ.
DC: Cùng là đề tài mùa thu, nhưng đi vào trong mỗi bài thơ lại có nét độc đáo
riêng biệt:
Từ mùa thu đặc trưng cho quê hương làng cảnh Việt Nam trong thơ Nguyễn
Khuyến:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Nguyễn Khuyến đã gợi nên những nét đặc trưng của quê hương đồng bằng bắc bộ
với ao thu, thuyền thu. Cách sử dụng từ láy thần tình khiến cho câu thơ dường như
thâu tóm được linh hồn cảnh vật. Mặt ao trong, lạnh, tĩnh nổi bật với chiếc thuyền
nhỏ xinh xắn làm độc giả liên tưởng tới bức tranh thủy mặc xưa với những đường
nét thanh tú.
Đến mùa thu tràn đầy cảm giác về âm thanh trong “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư
sau này:



“Em không nghe rừng thu/ Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô”
Nét đặc sắc của hồn thơ Lưu Trọng Lư là khả năng diễn tả những xúc cảm mơ
màng, bàng bạc thấm vào mọi ngõ ngách tâm hồn. Từ láy “xào xạc” gợi tả âm
thanh xốn xang lòng người. Cái nghiêng tai ngơ ngác là của con nai vàng làm cho
bức tranh “tây hóa” khác với vẻ đẹp của bức tranh mùa thu xưa trong văn học.
Tiếng kêu “xào xạc” của lá thu đã đánh thức sự xốn xang của lòng người, sự thổn
thức của đất trời.
Nhà thơ Hữu Thỉnh lại đưa mùa thu trở về với hương ổi thân quen:
“Bỗng nhận ra hương ổi/Phả vào trong gió se”
Từ tình thái “bỗng” truyền cho người đọc sự ngạc nhiên đến trầm trồ khi gặp lại
một mùi hương rất đỗi quen thuộc – hương ổi. Vì quá quen thuộc nên đôi khi con
người quên lãng. Mùi hương thân quen quyện vào trong làn gió. Chữ “phả” cho
thấy trạng thái rất mạnh, đột ngột. Mùi hương ấy làm con người sực tỉnh, nhận ra
sự có mặt của thu.
 Những cảnh vật ấy đều rất thân quen nhưng đôi khi bị quên lãng. Văn học
không chỉ đánh thức những cảm xúc, cảm giác của con người mà còn truyền cho
con người lòng mến yêu tạo vật.
- Chức năng thảm mỹ là một chức năng quan trọng của văn học, Pauxcôpki
gọi là “nhà văn là người dẫn đường vào xứ sở của cái đẹp”. Tuy nhiên cần
tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa chức năng này của văn học, biến văn
chương là thứ trò chơi chữ nghĩa, kĩ xảo mà đánh mất đi chức năng giáo dục,
nhân đạo hóa con người.
* Ý nghĩa:
- Văn học bồi dưỡng năng lực sáng tạo, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho con
người. Ở khía cạnh này, chức năng thẩm mỹ có quan hệ với chức năng giáo
dục trong văn học. Văn học không chỉ là nơi nuôi dưỡng cảm xúc, nơi chắp
cánh cho những rung động, chất nghệ sĩ bên trong mỗi con người đời thường
để tâm hồn chúng ta không bị khô cằn, chai sạn. Văn chương chân chính định
hướng thẩm mĩ cho con người, giúp con người vươn lên khỏi cái tầm thường.

- Chức năng thẩm mỹ là chức năng đặc thù của nghệ thuật. Sở dĩ nghệ thuật
thực hiện được chức năng nhận thức và giáo dục là do có chức năng thẩm mỹ.
Bởi trước khi tìm hiểu tác phẩm chứa đựng những nội dung gì, điều hấp dẫn
người đọc tìm đến với tác phẩm trước hết là do cái đẹp, cái hay từ ngôn ngữ
nghệ thuật đưa lại.


d. Chức năng giao tiếp
* Tại sao văn học có chức năng giao tiếp? Chức năng giao tiếp được coi là một
chức năng điển hình của nghệ thuật. Bởi lẽ trong hoạt động sáng tác, yếu tố
đầu tiên là tình cảm. Với sự nhạy cảm đặc biệt về sự yếu ớt của cái đẹp, về
quyền sống, thân phận của mỗi người... nghệ sĩ thường xuyên trăn trở, day dứt
về cuộc đời. Lê Ngọc Trà nói “nỗi đau đời là một trong những nét đặc trưng cơ
bản nhất của tâm hồn nghệ sĩ”. Và văn chương nghệ thuật trước hết là nơi để
chia sẻ, để giãi bày những tâm tư, nung nấu vò xé trong tâm hồn người sáng
tác. Nêkratxtôp từng chia sẻ“Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay
sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết.”. Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: "Thơ chỉ
bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy". Bởi“Nghệ thuật bao giờ cũng là
tiếng nói của tình cảm con người,là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư" (Lê
Ngọc Trà), cho nên văn học dường như là một phương tiện hữu hiệu để nghệ
sĩ đi tìm tri âm, sự đồng cảm. Cao hơn nữa nghệ thuật là tiếng kèn tập hợp, là
tiếng nói “đồng ý, đồng chí, đồng tình”.Bản chất giao tiếp của văn học càng rõ
hơn khi văn học sử dụng phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ.
* Biểu hiện:
Chức năng giao tiếp của văn học rất khác biệt so với giao tiếp thông thường ở
những phương diện sau:
- Tác phẩm văn chương thực hiện cuộc giao tiếp qua đối thoại ngầm. Nhân vật
giao tiếp là người nói và người nghe. Theo nguyên tắc của lý thuyết hội thoại thì
người nói cũng đồng thời là người nghe vì trong hội thoại có sự luân phiên nói và
nghe trong một nhân vật giao tiếp. Đối với văn học, trong cuộc giao tiếp giữa

TÁC GIẢ- TÁC PHẨM- BẠN ĐỌC- THỜI ĐẠI thì hiện nay, thi pháp học
phương Tây cho rằng bạn đọc hay người tiếp nhận là nhân tố quan trọng. Tác
phẩm văn học luôn luôn động chứ không phải tĩnh. Điều này là do độc giả thay
đổi từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mỗi một độc giả “sáng tạo” lại tác phẩm
theo cách riêng của mình. Như vậy, trong tác phẩm văn học, tác giả và độc giả
đều tham gia vào sự hình thành tác phẩm- thông điệp của cuộc giao tiếp.Nghệ
thuật làm con người với con người xích lại gần nhau.Nhà văn Bùi Hiển phát biểu
và khẳng định “Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm thông, sẻ chia giữa người đọc
và người viết là trên hết”. Văn học trở thành một phương tiện để liên kết xã hội,
vượt qua khoảng cách thời gian và không gian, mang những thông điệp ý nghĩa từ
dân tộc này tới dân tộc khác, thế hệ này đến thế hệ khác.Lưu Quý Kì nói “Nhà
thơ gói tâm tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của
chính mình”.
DC: Văn chương kim cổ không hiếm những tác phẩm thể hiện sự tri âm, đồng
điệu giữa tác giả và bạn đọc. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Dulà


tiếng nói thấu hiểu những bi kịch của tiền nhân, đã tái hiện những bi kịch ấy một
cách sâu sắc và đớn đau như sự trải nghiệm của chính mình. Tâm thế viếng Tiểu
Thanh của chủ thể trữ tình đã nói lên điều đó: “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”.
Có hai chữ mang ý "một" được nhắc đến trong câu thơ: "độc" và "nhất". Đặc biệt,
chữ "độc" được dùng rất tài tình: chỉ viếng hay chỉ có ta viếng nàng? "điếu" là
hình thức duy nhất để có thể tương giao giữa hai con người giờ đã có sự cách biệt
của hai thế giới, là cầu nối giữa "nhất chỉ thư" - chỉ sự hiện diện của nàng và "độc
điếu" là tâm thế của ta. Hai chữ một gợi nên nỗi cô đơn miên viễn, một tâm hồn cô
đơn tìm về với một kiếp cô đơn...Nguyễn Du đã cảm nhận được bi kịch đau xót
của người con gái cách ông 300 năm trước: Son phấn có thần chôn vẫn hận/ Văn
chương không mệnh đốt còn vương”. Son phấn và văn chương, cộng hưởng lại là
cái đẹp toàn vẹn của con người. Son phấn là cái đẹp nhan sắc, văn chương là cái
đẹp nội tâm, trí tuệ, tài năng. Cái đẹp, thời nào cũng đáng được trân trọng, người

có cái đẹp hoàn thiện, lẽ thường xứng đáng được hưởng hạnh phúc, bởi họ đã đạt
được đỉnh cao trong chuẩn mực nhân văn nhất của con người. Qua nghệ thuật
nhân hóa, tác giả đã làm sống dậy tấn nỗi oan khiên của kiếp “hồng nhan đa
truân”. Nguyễn Du còn thấu cả tâm sự, linh hồn và đau cho số mệnh của cái đẹp
qua cảm nhận "liên tử hậu", "lụy phần dư". Nguyễn Du đã tìm về với phần dư cảo
của Tiểu Thanh, đã đau đớn trăn trở trước số mệnh nghiệt ngã của nàng, cảm thấu
nỗi niềm của người tài sắc. Từ số phận của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du khóc
cho người, khóc cho đời, rồi hướng câu hỏi tìm kiếm tri âm tới mai hậu:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Bài thơ là sự kết nối quá khứ - hiện tại – tương lai.
DC: Gần ba trăm năm sau, Tố Hữu đã nói lên tiếng lòng đồng vọng tha thiết của
mình, của thế hệ và dân tộc mình với cuộc đời Nguyễn Du và tâm sự của ông gửi
gắm trong kiệt tác “Truyện Kiều” trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du”. Tiếng
nói tri âm cất lên thiết tha vang vọng trong lời khẳng định sức sống diệu kì của
Nguyễn Du và Truyện Kiều:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
Những câu lục bát với giọng tâm tình sâu lắng thiết tha, ngôn từ giản dị nhưng
mang sức gợi sâu xa, hàm súc. Tố Hữu trân trọng và đánh giá rất cao về sự nghiệp
văn chương của Nguyễn Du: tiếng thơ Nguyễn Du là kết tinh của nghìn năm văn


hiến của dân tộc, của tiếng nói ngàn kiếp người xưa vang dội đến hôm nay và
vang vọng mãi mai sau, vượt qua quy luật băng hoại của thời gian.
- Nội dung giao tiếp: Trong cuộc đối thoại ngầm với độc giả, tác phẩm chủ yếu
không chỉ thông báo sự việc mà thể hiện thái độ, suy ngẫm của tác giả về sự
việc đó. Người đọc háo hức chờ đợi tác phẩm không phải để xem trong tác

phẩm có bao nhiêu sự kiện xảy ra mà muốn biết tác giả gửi gắm những thông
điệp nhân sinh nào? Những thông điệp ấy cũng không được phát ngôn trực
tiếp mà bộc lộ gián tiếp qua hình tượng nghệ thuật.
VD: Truyện cổ tích Tấm Cám (em có thể để học sinh tự phân tích ví dụ, đối với
những ví dụ quen thuộc)
- Phương tiện giao tiếp đặc thù của văn học là ngôn ngữ. Nhưng đó không
phải là ngôn ngữ thông thường mà là lớp ngôn ngữ đã được “mã hóa” chứa
đựng những ý nghĩa sâu sắc qua cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu,
giọng điệu...
VD: Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu
“Vắt nửa mình”->NT nhân hóa, gợi bước đi của thời gian.
Kết luận: Trên đây là một số chức năng cơ bản của văn học. Các chức năng
này không đứng biệt lập mà có mối quan hệ gần gũi. Chức năng nhận thức và
giáo dục gắn chặt với nhau và gắn chặt với chức năng thẩm mĩ.trong nghệ
thuật, nhận thức là nhận thức dưới góc độ cái đẹp. Giáo dục là giáo dục thông
qua nhận thức thẩm mĩ và bằng phương tiện thẩm mĩ. Ý nghĩa thẩm mĩ của tác
phẩm nghệ thuật là ở chỗ hiệu quả giáo dục mà nó đạt được. Từ các chức năng
đó mới tạo nên chức năng giao tiếp độc đáo giữa người đọc – người viết.
Nên giao 1 đến 2 đề văn về nhà cho học sinh tập làm dàn ý.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×