Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đang tải lên nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố ứng dụng cho thành phố hà nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.82 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
----------

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ,
ỨNG DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI
MÃ SỐ:

62.84.01.03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học GTVT Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

Phản biện 1 :
Phản biện 2 :
Phản biện 3 :

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường
họp tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải
vào hồi ....... giờ ...... ngày ..... tháng ..... năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại Trung tâm Thông tin tư liệu Trường Đại học


Giao thông vận tải


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong những năm qua kinh tế - xã hội nước ta liên tục phát triển, đời sống xã hội được
cải thiện, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng. Để đáp ứng được nhu cầu đi lại của
nhân dân, các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là tại các đô thị lớn như: Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… đã quan tâm đầu tư nâng cấp cải tạo kết
cấu hạ tầng giao thông, kêu gọi đầu tư phương tiện phục vụ vận tải hành khách công cộng
(VTHKCC) nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, ô nhiễm môi trường và nhiều vấn đề khác
của các đô thị. Tuy nhiên, trên thực tế tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
và phương tiện vận tải khách công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân kể cả
về số lượng cũng như chất lượng phục vụ dẫn đến phương tiện cá nhân tiếp tục phát triển và
có chiều hướng gia tăng. Sự phát triển và gia tăng phương tiện cá nhân đồng nghĩa với việc
gia tăng tình trạng ùn tắc giao thông và cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng tai nạn
giao thông. Tình trạng ùn tắc giao thông được thể hiện rõ nét nhất tại thủ đô Hà Nội TP.
HCM. Ùn tắc giao thông đã gây nên những thiệt hại to lớn về thời gian lao động, về sức khỏe
con người và những thiệt hại về kinh tế - xã hội khác.
Qua kinh nghiệm của các nước phát triển trong các hình thức VTHKCC, VTHKCC
bằng xe buýt luôn có vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Đặc
biệt với các đô thị của nước ta từ nay đến năm 2020 khả năng đầu tư các phương thức vận tải
khối lượng lớn là chưa nhiều. Chính vì vậy, VTHKCC bằng xe buýt vẫn sẽ giữ vai trò chủ
đạo trong hệ thống VTHKCC.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ và đưa ra hệ thống tiêu chuẩn về VTHKCC nói
chung và VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố nói riêng ở Việt Nam.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt cần phải có một
“Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
trong thành phố - ứng dụng cho thành phố Hà Nội”, có ý nghĩa quan trọng và cần thiết về

lý luận và thực tiễn cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hệ thống VTHKCC
bằng xe buýt.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về VTHKCC và luận cứ xây dựng tiêu chuẩn cho
VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố.
Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt và xây dựng tiêu
chuẩn VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố.
Xây dựng một số tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố đáp ứng sự
phát triển của khoa học, thực tiễn có tính khả thi cao để ứng dụng cho thành phố Hà Nội.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ thống VTHKCC trong thành phố, trọng tâm là các tiêu chuẩn về
VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố như: khái niệm, phân loại tiêu chuẩn; các yếu tố ảnh
hưởng, các tiêu chí, chỉ tiêu, phương pháp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe
buýt trong thành phố.


2
 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu về hệ thống VTHKCC. Tập trung vào
xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố; - Phạm vi về không gian: Phạm
vi nghiên cứu về không gian đó là các thành phố tại Việt Nam (đô thị từ loại 3 đến đô thị loại
đặc biệt), cụ thể ứng dụng cho thành phố Hà Nội. Phạm vi về thời gian: Các số liệu thực tế
luận án sử dụng để nghiên cứu đánh giá trong giai đoạn 2008-2015 định hướng đến năm 2020
và sau năm 2020.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Về mặt khoa học:
Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở lý luận về VTHKCC trong thành
phố và xây dựng tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố. Phân tích làm rõ các
tiêu chuẩn của VTHKCC, các tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các tiêu chí, chỉ tiêu và cả

về thực tiễn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu trong và ngoài nước. Luận án đã luận cứ hệ
thống tiêu chuẩn về VTHKCC bằng xe buýt, kết hợp với tình hình thực tế về VTHKCC bằng
xe buýt tại các thành phố ở Việt Nam, tập trung nghiên cứu tại các thành phố trực thuộc
Trung ương để xây dựng, đề xuất một số tiêu chuẩn cho mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt và
các giải pháp về khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt phù hợp với từng giai đoạn
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Về mặt thực tiễn:
Luận án đã đánh giá hiệu quả mà hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt mang lại,
cũng như chỉ ra được những bất cập trong hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại
các đô thị lớn tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, luận án đã nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm
từ các đô thị lớn trên thế giới về xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC nói chung và hệ thống buýt
nói riêng. Từ đó xây dựng, đề xuất các tiêu chuẩn phù hợp và các giải pháp, các khuyến nghị
cho các nhà lập quy hoạch, quản lý cũng như các doanh nghiệp khai thác nâng cao hiệu quả
vận hành, giúp các chính quyền thành phố triển khai hoạt động của hệ thống một cách có hiệu
quả, thu hút ngày càng nhiều người dân đô thị sử dụng dịch vụ.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước
- Hệ thống các tiêu chuẩn cho VTHKCC trong các nghiên cứu của các dự án, đề án và
các công trình trong nước còn mang tính rời rạc, các đề xuất về tiêu chuẩn chỉ là một phần
nhỏ trong những vấn đề nghiên cứu, chưa có tính toàn diện. Các tiêu chuẩn được đề cập đến
trong các nghiên cứu này chỉ tập trung vào KCHT của tuyến phần lớn dựa trên các tiêu chuẩn
thiết kế đường đô thị hiện nay, còn các tiêu chuẩn về KCHT phục vụ cho VTHKCC như
mạng lưới, phương tiện, quản lý khai thác hầu như chưa được đề cập nhiều.
- Các luận án nghiên cứu trong nước về VTHKCC bằng xe buýt mới đề xuất và đưa ra
các tiêu chí, chỉ tiêu, mô hình quản lý, phương pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC, chưa có
công trình nghiên cứu nào ở trong nước đề cập đến xây dựng và đề xuất về các tiêu chuẩn cho
tuyến VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố tại Việt Nam.
2. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về xây dựng TC cho VTHKCC, tuy nhiên các tiêu
chuẩn này có nhiều điểm khác biệt...;



3
Chưa có công trình khoa học nghiên cứu đầy đủ có tính hệ thống về các tiêu chuẩn,
phù hợp với đặc điểm địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ và KT –XH tại Việt Nam hiện nay
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở tiếp thu các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận
án, tác giả tiếp tục bổ xung và hoàn thiện cả về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về xây dựng
tiêu chuẩn áp dụng cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố tại Việt Nam.
Nghiên cứu những bất cập trong các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đang áp dụng cho VTHKCC
bằng xe buýt trong thành phố tại Việt Nam. Đồng thời đề xuất phương pháp xây dựng tiêu
chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố và xây dựng một số tiêu chuẩn chính cho
VTHKCC bằng xe buýt, ứng dụng cho thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chung phổ biến như: phương
pháp quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh,.... và một số phương pháp có tính đặc thù như:
phương pháp O-D, chuyên gia, điều tra khảo sát và kết hợp với phỏng vấn các nhà quản lý,
hành khách để thu thập dữ liệu và số liệu và phương pháp tối ưu hóa .
5. Kết cấu và nội dung của luận án
Luận án được trình bày trong 149 trang với 58 bảng biểu và 46 hình vẽ, sở đồ, biểu đồ.
Ngoài phần mở đầu, nghiên cứu tổng quan và kết luận kiến nghị, nội dung luận án bao gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về xây dựng tiêu chuẩn vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trong thành phố;
Chương 2: Phân tích đánh giá về xây dựng tiêu chuẩn cho vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt trong thành phố;
Chương 3: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cho vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt trong thành phố - ứng dụng cho thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng tiêu chuẩn
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tiêu chuẩn
a. Khái niệm tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân
loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
b. Đặc điểm của tiêu chuẩn
- Xây dựng tiêu chuẩn là một quá trình có tính lịch sử;
- Tiêu chuẩn được xây dựng cần có tính hệ thống;
- Tiêu chuẩn đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn.
1.1.2. Phân loại tiêu chuẩn
a. Phân loại tiêu chuẩn
- Căn cứ theo cấp tiêu chuẩn;
- Căn cứ vào đối tượng;
- Căn cứ vào mục đích của tiêu chuẩn;


4
- Căn cứ vào lĩnh vực.
b. Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam
Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 (có hiệu lực từ
1/1/2007) hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam gồm:
- Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN: do Bộ trưởng, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ xây dựng và đề nghị Bộ KH&CN tổ chức thẩm định và công bố.
- Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS: do các tổ chức kinh tế, cơ quan …xây dựng và
công bố để áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó.
1.1.3. Vai trò của tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là công cụ và phương tiện quan trọng để duy trì các chuẩn mực trong các
quan hệ kinh tế, thương mại; thúc đẩy cơ quan quản lý, doanh nghiệp quan tâm đổi mới, nâng
cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; đảm bảo an toàn, vệ sinh,

sức khoẻ cho con người; bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xã hội.
- Đối với cơ quan quản lý: Là một phần trong công cụ quản lý nhà nước…;
- Đối với doanh nghiệp tiêu chuẩn nhằm: Tăng năng suất và lợi thế cạnh tranh …;
- Đối với xã hội: Mang lại sự tin cậy và an toàn.
1.1.4. Phương pháp và trình tự xây dựng tiêu chuẩn
a. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
Việc xây dựng tiêu chuẩn phải dựa trên các căn cứ sau:
- Tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng
phát triển kinh tế - xã hội; Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước
ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn; Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và
hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia; Kinh nghiệm thực tiễn; Kết quả đánh giá, khảo
nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
b. Trình tự xây dựng tiêu chuẩn:
Trình tự xây dựng tiêu chuẩn có thể phân ra 9 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn;Bước 2: Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn; Bước
3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn; Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo
tiêu chuẩn; Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn; Bước 6: Lập hồ sơ dự
thảo tiêu chuẩn; Bước 7: Thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn; Bước 8: Công bố tiêu chuẩn; Bước 9:
In ấn tiêu chuẩn.
c. Cách đánh giá tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội;
- Tiêu chuẩn phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan,…;
- Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân
biệt đối xử và không gây trở ngại đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại.
1.2. Tổng quan về hệ thống giao thông vận tải đô thị
1.2.1. Khái niệm, phân loại hệ thống giao thông vận tải đô thị
Vận tải là quá trình di chuyển hàng hóa hoặc hành khách trong không gian và theo thời
gian thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.



5
Giao thông vận tải đô thị là tập hợp các công trình, các con đường giao thông và các
phương thức vận tải khác nhau đảm bảo sự liên kết giữa các khu vực trong đô thị với nhau.
1.2.2. Hệ thống vận tải hành khách công cộng trong thành phố
a. Một số khái niệm
Thành phố được hiểu là các đô thị đặc biệt; đô thị loại I, loại II và loại III. Một số thành
phố ở Việt Nam là đơn vị hành chính cấp tỉnh, gọi là các thành phố trực thuộc trung ương.
Các thành phố còn lại là đơn vị hành chính cấp huyện, gọi là thành phố trực thuộc tỉnh.
VTHKCC là một bộ phận cấu thành trong hệ thống vận tải đô thị, nó là loại hình vận
chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một
cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và theo tuyến ổn định trong
từng thời kỳ. Hành khách chấp nhận chi trả mức giá theo quy định.
b. Vai trò của vận tải hành khách công cộng trong thành phố
VTHKCC đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong thành phố và là biện pháp
hữu hiệu để giảm mật độ phương tiện giao thông trên đường; là giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng GTVT đồng thời là giải pháp quan trọng trong việc giảm
tai nạn và giảm ô nhiễm môi trường.
1.3. Cơ sở lý luận về tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố
1.3.1. Tiêu chuẩn trong giao thông vận tải
- Tiêu chuẩn giao thông vận tải là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh
tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các
chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng
trong hoạt động giao thông vận tải. Tiêu chuẩn giao thông vận tải gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp
dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
Hiện nay, tiêu chuẩn trong ngành GTVT được chia ra nhiều nhóm như sau:
- Nhóm tiêu chuẩn về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông: Đường, cầu, cảng, bến xe,
trạm dừng nghỉ…..;
- Nhóm tiêu chuẩn về phương tiện: Ô tô, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy…..;

- Nhóm tiêu chuẩn về quản lý: Quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp….
Ngoài ba nhóm tiêu chuẩn chính ở trên, ngành GTVT còn phân theo các tiêu chuẩn
như sau: Tiêu chuẩn về an toàn; Tiêu chuẩn về môi trường; Tiêu chuẩn về chất lượng; Tiêu
chuẩn về dịch vụ; Tiêu chuẩn khác có liên quan đến GTVT.
Trong vận tải hiện nay các tiêu chuẩn được chia thành 2 loại như sau:
- Tiêu chuẩn trong vận tải hàng hóa: Là hoạt động thiết lập quy định về chuẩn mực kỹ
thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, chỉ
số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công
nhận để áp dụng trong hoạt động vận tải hàng hóa, nhằm đáp ứng được quá trình vận tải hàng
hóa, yêu cầu về phương tiện đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong và sau quá trình vận tải;
- Tiêu chuẩn trong vận tải hành khách: Là hoạt động thiết lập quy định về chuẩn mực
kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu,
các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc
công nhận để áp dụng trong hoạt động vận tải hành khách, mục đích nâng cao được chất
lượng trong lĩnh vực vận tải hành khách và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng…


6
1.3.2. Tiêu chuẩn về VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố
a. Khái niệm
Tiêu chuẩn vận tải hành khách công cộng là các quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu
cầu quản lý dùng để phân loại đánh giá sản phẩm, dịch vụ và môi trường trong hoạt động
VTHKCC nhằm nâng cao hiệu quả của VTHKCC.
b. Phân loại tiêu chuẩn VTHKCC
- Nhóm các tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng và mạng lưới;
- Nhóm các tiêu chuẩn về phương tiện và người điều khiển phương tiện;
- Nhóm các tiêu chuẩn về tổ chức quản lý khai thác, điều hành;
- Nhóm các tiêu chuẩn khác có liên quan đến VTHKCC: Bao gồm các tiêu chuẩn về an
toàn, an ninh, môi trường, kinh tế - xã hội….
1.3.3. Các chỉ tiêu, tiêu chí để xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC trong thành phố

- Tính nhanh chóng kịp thời;
- Tính đảm bảo và tin cậy;
- Tính thuận tiện - tiện nghi.
- Tính an toàn
1.4. Kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn vận tải hành khách công cộng của một số nước
trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ những nghiên cứu về xây các quy định, tiêu chuẩn về VTHKCC ở một số đô thị lớn
trên thế giới (New York, Paris, Seoul, Tokyo, Bắc Kinh) tác giả rút ra những bài học để quản
lý phát triển VTHKCC cho đô thị và xây dựng cụ thể chi tiết hệ thống tiêu chuẩn riêng cho
VTHKCC, từng bước nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng của VTHKCC. Xây dựng và
hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động VTHKCC bằng xe buýt làm cơ sở
pháp lý cho quá trình triển khai, phát triển hệ thống vận tải công cộng như sau:
- Về công tác quy hoạch tại các đô thị là hợp lý hóa quy hoạch phát triển theo không
gian và các khu chức năng đô thị. Lấy quy hoạch GTĐT làm trung tâm, là công cụ để điều
hòa luồng giao thông đặc biệt tại các khu vực lõi đô thị, trong quy hoạch GTĐT lấy VTHKCC
làm trung tâm;
- Các tiêu chuẩn về VTHKCC được xây dựng trên 4 nguyên tắc là: Dựa trên các tiêu
chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của nước ngoài; kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến
bộ kỹ thuật; kinh nghiệm thực tiễn; qua các kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm
tra, giám định;
- Khi triển khai các dự án về VTHKCC tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn, quy chuẩn của
quốc gia và ngành ban hành. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kinh doanh, khai thác
VTHKCC áp dụng những tiêu chuẩn tiên tiến trong việc điều hành, xây dựng cũng như khai
thác, để giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn với VTHKCC;
- Phát triển kết cấu hạ tầng GTĐT theo tiêu chuẩn đồng bộ và tương thích, mạng lưới
tuyến được phân cấp theo các tiêu chuẩn với trục xương sống là các tuyến đường sắt đô thị
hoặc BRT, các tuyến xe buýt là các tuyến có chức năng kết nối và thu gom hành khách. Tổ
chức dịch vụ xe buýt và đường sắt hấp dẫn đi đến trung tâm mua sắm và giải trí trong thành
phố tạo ra liên kết nhanh chóng đáng tin cậy từ trung tâm thành phố tới các sân bay;



7
- Phối hợp hoạt động của tất cả các phương thức bằng cách ban hành chung tiêu chuẩn
một loại vé cho tất cả các phương thức trong khu vực đô thị;
- Ứng dụng tiêu chuẩn ITS về quản lý giao thông thông minh vào công tác quản lý điều
hành, khai thác. Các tiêu chuẩn về công nghệ cung cấp thông tin cho hành khách được quan
tâm nhiều hơn, đây là một yếu tố quyết định để tăng khả năng cạnh tranh của các phương tiện
vận tải công cộng. Thông tin có thể truy cập thông qua internet và điện thoại di động.
Tóm lại: Chương 1 trình bày tổng quát về các vấn đề có liên quan đến xây dựng hệ
thống tiêu chuẩn của VTHKCC bằng xe buýt. Xuất phát từ khái niệm, đặc điểm của
VTHKCC, các phương thức VTHKCC, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của từng
phương thức trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của thị dân, cùng với các lý luận chung về tiêu
chuẩn của VTHKKCC bằng xe buýt trong thành phố, luận án đã đưa khái niệm về tiêu chuẩn
VTHKCC, hệ thống lại và xây dựng chi tiết hơn các tiêu chuẩn trên quan điểm quản lý của
Nhà nước, doanh nghiệp khai thác, cung ứng và người sử dụng.
Bên cạnh đó, từ việc phân tích các căn cứ, tiêu chí, chỉ tiêu liên quan đến GTĐT đặc
biệt là hệ thống VTHKCC bằng xe buýt, luận án đã đề xuất và đưa ra những tiêu chuẩn khung
cho VTHKCC bằng xe buýt. Cũng trong chương này, luận án đã giới thiệu về kinh nghiệm
xây dựng các tiêu chuẩn, áp dụng các tiêu chuẩn vào hoạt động VTHKCC tại một số đô thị
điển hình, từ đó đúc rút ra bài học để có được một hệ thống VTHKCC hoạt động có hiệu quả.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ
2.1. Phân tích đánh giá hiện trạng VTHKCC trong thành phố
2.1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại các thành phố
Mạng lưới đường bộ hiện nay trên địa bàn 5 thành phố lớn (Hà Nội, TP HCM, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) vẫn không ngừng đầu tư xây dựng mới ngày càng phục vụ tốt hơn
nhu cầu đi lại của người dân.
Bảng 2.1: Hiện trạng mạng lưới đường bộ tại 5 thành phố lớn năm 2015
Loại đường
Hà Nội TP. HCM Hải Phòng Đà Nẵng Cần Thơ

Tổng (km)
4.133
4.044
3.531
1.740
1.873
1 Quốc lộ
236
105
108
69
124
2 Đường tỉnh
547
110
250
100
184
3 Đường đô thị
1.220
3.423
325
311
83
4 Đường huyện, xã
2.130
406
2848
1.260
1482

2.1.2. Tổ chức quản lý giao thông tại các thành phố
- Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị
góp phần đưa hoạt động VTHKCC bằng xe buýt đi vào nề nếp; Và đã ban hành chính sách trợ
giá cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt góp phần nâng cao chất lượng và giải quyết được
một phần nhu cầu đi lại của người dân.
- Tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ hiện chưa có trung tâm quản lý điều hành xe buýt.
Hệ thống vé còn đơn giản cả về hình thức thu và loại vé (vé tháng, vé lượt). Tần suất chưa cao
(giãn cách xe chủ yếu là 10-15 phút).
2.1.3. Đánh giá chung
- Đất dành cho giao thông đường bộ trong thành phố thấp, phân bố đường không đều
TT


8
trên địa bàn toàn thành phố. Phần lớn mặt cắt các tuyến đường đều hẹp (các tuyến đường có
mặt cắt rộng trên 12m chỉ chiếm khoảng 14%, từ 7m đến 12m chiếm 51%, dưới 7m chiếm
khoảng 35%). Hệ thống các vành đai đã được hoạch định nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh xây
dựng, các trục hướng tâm đã và đang được cải tạo, nâng cấp tuy nhiên vẫn còn thiếu, cấp hạng
kỹ thuật và mặt cắt ngang của các tuyến hiện có vẫn chưa đạt yêu cầu quy hoạch.
- Hiện tại đường sắt đô thị vẫn chưa đi vào hoạt động. VTHKCC bằng xe buýt đã phát
triển nhưng chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TP. HCM.
2.2. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu khai thác trên toàn mạng lưới tại các đô thị
TT
1
2
3
4

Chỉ tiêu

Chiều dài tuyến bình
quân
Cự ly huy động bình
quân
Hệ số mạng lưới tuyến
Mật độ mạng lưới
tuyến

8
9

Sức chứa bình quân
phương tiện
Khoảng cách chạy xe
- Khoảng cách chạy xe
nhỏ nhất
- Khoảng cách chạy xe
lớn nhất
Tốc độ khai thác
phương tiện
Năng suất 1 chuyến xe
Năng suất ngày xe

10

Hệ số xe vận doanh

5

6


7


hiệu

Đơn vị


Nội

TP.
HCM

Hải
Phòng

Đà
Nẵng

Cần
Thơ

Lt

Km

24,7

37


27,78

41,2

35,2

lhđ

Km

23,2

32

24,5

26,2

28,8

Km/km

2,64

2,12

1,67

1,57


1,48

µ

Km/km2

0,37

1,67

0,26

0,16

0,15

qtk

Chỗ

66,8

72

48,5

55,5

60,8


I
Imin
Imax

Phút

5
15

5
15

5
30

5
30

5
30

VK

Km/h

16,7

15,5


23

25

26,5

WQch
WQng

HK/chuyến 118
HK/ngày
1.110

98
986

78
778

67
692

67
680

-

0,76

0,76


0,76

0,76

0,76

Từ những đã đánh giá ưu nhược điểm, cũng như chỉ ra các nguyên nhân và tồn tại về
mạng lưới tuyến xe buýt, KCHT phục vụ VTHKCC bằng xe buýt cũng như các mô hình quản
lý VTHKCC đang được áp dụng tại các thành phố ở trên. Để giải quyết những nhược điểm,
các tồn tại nhằm nâng cao chất lượng VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố, tăng tính hấp
dẫn của dịch vụ thu hút đông đảo người dân sử dụng dịch vụ cũng như có những định hướng
phát triển VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố một cách thống nhất, chuẩn hóa trong công
tác quản lý, khai thác phù hợp với sự phát triển KT-XH của các thành phố qua các giai đoạn
khác nhau, cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố.
Để thấy được việc áp dụng tiêu chuẩn hiện nay cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành
phố ở Việt Nam, luận án đi vào nghiên cứu hiện trạng xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe
buýt và việc áp dụng, vận dụng các tiêu chuẩn có liên quan cho VTHKCC bằng xe buýt.
2.3. Hiện trạng xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt
2.3.1. Các tiêu chuẩn về KCHT giao thông và mạng lưới tuyến cho VTHKCC bằng xe
buýt: Tiêu chuẩn về KCHT cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố được chia làm hai


9
loại: KCHT giao thông động trong đó có VTHKCC như: làn đường, cầu cống, bề rộng hè
phố, biển báo, kết nối nội ngoại thị, tốc độ...; KCHT giao thông tĩnh cho VTHKCC như: ga
hành khách, đầu mối trung chuyển, điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, nhà chờ....
2.3.2. Các tiêu chuẩn về phương tiện VTHKCC bằng xe buýt: Kích thước trong, kích thước
ngoài của phương tiện, sức chứa, số cửa lên xuống….
2.3.3. Các tiêu chuẩn về quản lý điều hành VTHKCC bằng xe buýt: Tiêu chuẩn về vận tốc

khai thác, giãn cách chạy xe, thời gian phục vụ của tuyến xe buýt; Tiêu chuẩn hệ thống thông
tin hành khách; Tiêu chuẩn về vé; Tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ …
2.3.4. Đánh giá chung về các tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt:
Hiện nay chưa có một bộ tiêu chuẩn nào cho VTHKCC bằng xe buýt, chưa có một cơ
quan, doanh nghiệp hay một tổ chức nào xây dựng tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt.
Các cơ quan quản lý quy hoạch, xây dựng mạng lưới, KCHT hay quản lý khai thác VTHKCC
bằng xe buýt đều tham khảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan, cũng như tham
khảo các tài liệu, giáo trình trong nước và trên thế giới. Do đó cần thiết phải xây dựng tiêu
chuẩn để phục vụ kịp thời xu thế phát triển VTHKCC cũng như phục vụ tốt cho người dân
cũng như các nhà quản lý, khai thác.
2.3.5. Phân tích kết quả điều tra xã hội học: Khảo sát các nhà quản lý, khai thác, tư vấn,
nghiên cứu về VTHKCC; Khảo sát hành khách; Khảo sát hành trình xe buýt; Thu thập số liệu
các tuyến xe buýt
Tóm lại:Giao thông đô thị Việt Nam với đặc thù phổ biến phương tiện xe máy và tỷ
trọng người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng thấp (tại các đô thị loại đặc biệt
chiếm khoảng từ 7%- 10% nhu cầu đi lại của người dân, tại các đô thị loại 1 (chiếm khoảng
1%-3% nhu cầu đi lại của người dân) vấn đề này là sự khác biệt khá lớn so với thực trạng giao
thông ở các thành phố của các nước phát triển (nhu cầu sử dụng phương tiện VTHKCC tại
các nước này chiếm từ 30%-45% nhu cầu đi lại của người dân), một trong các yếu tố không
thu hút được người dân sử dụng dịch vụ này là do chúng ta chưa có các tiêu chuẩn đầy đủ về
VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng tại các thành phố. Bên cạnh đó, do
tính chất bao phủ rộng rãi nhiều lĩnh vực của loại hình VTHKCC bằng xe buýt, để thu hút và
khuyến khích người dân sử dụng VTHKCC tại các đô thị đặc biệt tại 5 thành phố lớn. Việc
nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt là cần thiếtvà cấp bách, do đó
cần phải có sự phối hợp của nhiều Bộ ngành liên quan cũng như các nghiên cứu, đề xuất của
các tổ chức, cá nhân về vấn đề này.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ ỨNG DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển đô thị
3.1.1. Định hướng phát triển: Theo đúng Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 về

việc Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2050.
3.1.2. Định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước: Được phân theo các cấp
đô thi, bao gồm: các đô thị trung tâm cấp quốc gia; các đô thị trung tâm cấp vùng liên tỉnh;
các đô thị trung tâm cấp tỉnh; các đô thị trung tâm cấp huyện; các đô thị trung tâm cụm các


10
khu dân cư nông thôn (gọi tắt là đô thị trung tâm cấp khu vực) và các đô thị mới.
3.2. Định hướng phát triển hệ thống giao thông vận tải và hệ thống VTHKCC trong các
đô thị của Việt Nam
3.2.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải đô thị: Phát triển giao thông đô thị bền
vững đáp ứng nhu cầu VTHK và HH với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn,
thuận lợi, giảm TNGT và hạn chế ô nhiễm môi trường; phát huy lợi thế của vận tải đường
bộ có tính cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi đô thị với quãng đường di chuyển ngắn.
3.2.2. Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng: Phát triển VTHKCC theo
nguyên tắc “Cung cấp dẫn đầu”; phát triển hợp lý về số lượng và chủng loại phương tiện
VTHKCC theo hướng hiện đại, tiện nghi… đồng thời từng bước phát triển phương thức vận
tải nhanh, khối lượng lớn đối với các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng….
3.3. Quan điểm, luận cứ xây dựng tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt
 Quan điểm xây dựng tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống
VTHKCC nói chung đảm bảo phát triển VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố có sự thống
nhất, bền vững phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật qua các giai đoạn
khác nhau.
- Tiêu chuẩn phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con
người, giảm tác động đến môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.
- Tiêu chuẩn cho VTHKCC phải bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích hợp
pháp giữa nhà quản lý, doanh nghiệp khai thác và người dân sử dụng dịch vụ.
 Luận cứ xây dựng tiêu chuẩn

- Việc xây dựng tiêu chuẩn phải dựa trên các căn cứ sau:
+ Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để
xây dựng tiêu chuẩn trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý,
khí hậu, kỹ thuật, công nghệ hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.
+ Các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật.
+ Kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển KT-XH.
+ Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Các tiêu chuẩn, quốc tế,
khu vực, nước ngoài phù
hợp.
Các kết quả nghiên cứu
khoa học và công nghệ,
tiến bộ kỹ thuật.
Kinh nghiệm thực tiễn,
nhu cầu hiện tại và xu
hướng phát triển.
Kết quả đánh giá, khảo
nghiệm, thử nghiệm, kiểm
tra, giám định.

- Nhóm tiêu chuẩn về kết
cấu hạ tầng.

- Các chiến lược, quy
hoạch, định hướng
phát triển.
- Các tiêu chí.
- Các chỉ tiêu.
- Hiện trạng khai thác.


- Nhóm tiêu chuẩn về về
mạng lưới tuyến.

- Nhóm tiêu chuẩn về
phương tiện.

- Nhóm tiêu chuẩn về
quản lý và điều hành

Hình 3.1: Sơ đồ tổng quát về quá trình xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC


11
- Các tiêu chuẩn được đề xuất phải thỏa mãn các tiêu chí sau:
+ Phù hợp với quá trình phát triển VTHKCC bằng xe buýt giai đoạn 2016 – 2020 và
định hướng đến năm 2030.
+ Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật
của quốc gia, tuân thủ các quy định có liên quan.
+ Các tiêu chuẩn được đề xuất cần có định lượng cụ thể, hoặc các yêu cầu rõ ràng. Ưu
tiên quy định về mạng lưới VTHKCC và chất lượng dịch vụ; hạn chế quy định các yêu cầu
mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của VTHKCC đảm bảo thu hút được
người dân tham gia VTHKCC.
Để có cơ sở xây dựng tiêu chuẩn về VTHKCC ta cần quan tâm đến các vấn đề chính
sau:
Quản lý nhà nước

Doanh nghiệp hoạt động
VTHKCC


Phản hồi từ
người dân

ĐÁNH GIÁ VTHKCC VỀ
- Kết cấu hạ tầng
- Mạng lưới
- Phương tiện
- Dịch vụ
- Quản lý điều hành
Các tiêu chuẩn,
quốc tế, khu
vực, nước ngoài
phù hợp.

Các kết quả
nghiên cứu khoa
học và công
nghệ, tiến bộ kỹ
thuật.
Chưa phù hợp

- Các chiến lược, quy hoạch,
định hướng phát triển.
- Các tiêu chí.
- Các chỉ tiêu.
- Hiện trạng khai thác.

Kết quả đánh giá,
khảo nghiệm, thử
nghiệm, kiểm tra,

giám định.

Kinh nghiệm thực
tiễn, nhu cầu hiện
tại và xu hướng
phát triển

Dự thảo tiêu chuẩn về
vận tải hành khách công cộng
Phù hợp với thực tế
ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN VÀO
THỰC TẾ

Hình 3.2: Chu trình xây dựng tiêu chuẩn vận tải hành khách công cộng
Từ quan điểm về quá trình xây dựng tiêu chuẩn ở hình 3.2 và quá trình phân tích về
tiêu chuẩn của luận án ở chương 1, chương 2, để xây dựng bộ tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng
xe buýt, có rất nhiều tiêu chuẩn phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý và khai thác hệ
thống VTHKCC bằng xe buýt, nhưng do thời gian có hạn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 3
nhóm tiêu chuẩn với các tiêu chuẩn chính dưới đây.


12
3.3.1. Nhóm tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng giao thông, mạng lưới và tổ chức mạng lưới vận
tải hành khách công cộng
a. Tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng
Bảng 3.1: Các tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng VTHKCC tại đô thị
Đã xây dựng Chưa xây dựng Bổ sung XD
tiêu chuẩn
tiêu chuẩn
tiêu chuẩn

1 Đường đô thị
x
x
2 Điểm dừng
x
3 Nhà chờ
x
4 Điểm trung chuyển
x
5 Điểm đầu cuối
x
6 Biển báo xe buýt
x
7 Tiếp cận cho người khuyết tật
x
x
b. Tiêu chuẩn về mạng lưới tuyến
Bảng 3.2: Các tiêu chuẩn về mạng lưới tuyến VTHKCC tại đô thị
TT

Tên tiêu chuẩn

TT

Tên tiêu chuẩn

1
2

Đã xây dựng Chưa xây dựng Bổ sung XD

tiêu chuẩn
tiêu chuẩn
tiêu chuẩn
x
x

Chiều dài tuyến
Hệ số trùng tuyến
Khoảng cách bình quân giữa
3
x
hai điểm dừng trên tuyến
4 Mật độ mạng lưới
x
5 Phân loại tuyến
x
3.3.2. Nhóm tiêu chuẩn phương tiện VTHKCC bằng xe buýt
Bảng 3.3: Các tiêu chuẩn về phương tiện VTHKCC tại đô thị
TT

Tên tiêu chuẩn

Đã xây dựng
tiêu chuẩn

Chưa xây dựng
tiêu chuẩn

Bổ sung XD
tiêu chuẩn


1

Sức chứa

x

2

Kết cấu

x

x

3

Kích thước

x

x

4

Số lượng cửa lên xuống,
cửa thoát hiểm

x


x

5

Ghế ngồi

x

x

6

Thông tin trên xe

x

x

3.3.3. Nhóm tiêu chuẩn tổ chức, quản lý điều hành VTHKCC bằng xe buýt
Bảng 3.4: Các tiêu chuẩn về quản lý và điều hành VTHKCC tại đô thị
TT
1

Tên tiêu chuẩn
- Thời gian phục vụ của
tuyến; giãn cách và vận tốc
khai thác phương tiện trên
tuyến

Đã xây dựng

tiêu chuẩn

Chưa xây dựng
tiêu chuẩn

Bổ sung XD
tiêu chuẩn


13
TT
2

Tên tiêu chuẩn
- Chất lượng phục vụ:
 Nhân viên phục vụ.
 Lái xe, phụ xe.
 Cán bộ quản lý.

Đã xây dựng
tiêu chuẩn

Chưa xây dựng
tiêu chuẩn

Bổ sung XD
tiêu chuẩn

x


x

- Vé:
 Vé thông thường.
 Vé điện tử.

x

x

4

An toàn giao thông

x

x

5

Môi trường

x

x

6

ITS (giao thông thông minh)


x

7

Thông tin, quảng bá

x

3

Trên đây là 3 nhóm tiêu chuẩn với 25 tiêu chuẩn cụ thể được tác giả đề xuất để xây
dựng tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố. Hiện nay, còn nhiều tiêu chuẩn
cần được nghiên cứu và bổ sung như tiêu chuẩn về công suất máy, loại nhiên liệu sử dụng, tỷ
lệ xe buýt trên 1.000 dân…. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên tác giả tập trung xây dựng các
tiêu chuẩn đã thống kê trong các bảng trên là các tiêu chuẩn chủ yếu để có thể quy hoạch,
quản lý và khai thác hiệu quả hệ thống VTHKCC bằng xe buýt hiện nay cũng như trong
tương lai.
3.4. Xây dựng tiêu chuẩn về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
3.4.1.1. Xây dựng tiêu chuẩn mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt
a. Tiêu chuẩn mật độ mạng lưới tuyến xe buýt
Trong nghiên cứu của luận án đề xuất công thức mới tính toán mật độ mạng lưới tuyến
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt như sau:
Trong đó:
(3 – 1)
δ: Mật độ mạng lưới tuyến xe buýt
∑LM: Tổng chiều dài các tuyến xe buýt trong thành phố
Svt: Diện tích vận tải được xác định theo công thức:
Svt = Shc – Skvt + Shd
(3 – 2)
Shc : Diện tích hành chính của đô thị

Skvt: Diện tích các khu vực không có nhu cầu VTHKCC bằng xe buýt như diện tích
sông, hồ, diện tích rừng, diện tích trồng trọt nông
nghiệp…
Điểm đầu cuối tuyến
Shd: Diện tích khu vực hấp dẫn của
VTHKCC bằng xe buýt.

L1

Diện tích khu vực hấp dẫn là diện tích
phía ngoài diện tích hành chính của đô thị và
bằng tổng diện tích các khu vực xung quanh phần
chiều dài tuyến xe buýt chạy ra ngoài vùng diện
tích hành chính đô thị.

Shc

Tuyến xe buýt

Khu vực đô thị

Tuyến xe buýt

L2
Hình 3.3: Xác định diện tích hấp dẫn


14
Được xác định gần đúng bằng
(3 – 3)


Trong đó: Li; n là chiều dài phần tuyến xe buýt, và số tuyến
xe buýt chạy ra ngoài vùng diện tích hành chính đô thị;
R bán kính hấp dẫn hành khách đi xe buýt thường lấy trong khoảng 400m – 600 m
(tương ứng với 6 phút đến 9 phút đi bộ của hành khách từ nhà đến điểm chờ xe buýt)
Luận án tính toán kết quả để lựa chọn mật độ mạng lưới như sau:
Bảng 3.5: Tiêu chuẩn mật độ mạng lưới tuyến xe buýt
Loại đô thị

Đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

≥ 4,4

≥ 2,35

≥ 1,6

≥ 1,21

Mật độ mạng lưới tuyến δ(Km/Km )
2

b. Tiêu chuẩn hệ số trùng tuyến
Hệ số trùng tuyến cho tất cả các đô thị là Ɛ ≤ 6. Với những tuyến có hệ số trùng tuyến

Ɛ >6 cần được nghiên xây dựng xe buýt nhanh BRT hoặc đường sắt đô thị trên tuyến.
c. Tiêu chuẩn phân loại tuyến
Luận án đề xuất phân loại các tuyến vận tải hành khách công cộng theo công suất
luồng hành khách như sau:
Bảng 3.6: Tiêu chuẩn phân loại tuyến theo công suất luồng hành khách
Loại tuyến

Công suất luồng hành khách
(HK/giờ)

Tuyến đặc biệt

Đặc biệt lớn

≥ 4.500

Tuyến loại I

Rất lớn

3.500 – 4.500

Tuyến loại II

Lớn

2.500 – 3.500

Tuyến loại III


Trung bình

1.500 – 2.500

Tuyến loại IV

Nhỏ

Tuyến loại V

Rất nhỏ

Ghi chú
Sử dụng đường sắt đô thị
Xe buýt nối toa, xe buýt 2 tầng

500 – 1.500
≤ 500

Hình 3.4: Phân loại mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng

d. Xây dựng tiêu chuẩn khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng trên tuyến:
Với vận tốc đi bộ bình quân là 4 Km/h ta có
(3 – 4)
Lo : Khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng trên tuyến (km)
LHK: Quãng đường bình quân hành khách đi trên phương tiện trên tuyến (km)
to: Thời gian dừng xe buýt tại một điểm dừng (phút) thông thường là 0,5 phút.


15

Luận án đề xuất khoảng cách giữa các điểm dừng phân theo từng loại đô thị như sau:
Bảng 3.7: Tiêu chuẩn khoảng cách giữa các điểm dừng trên tuyến
Loại đô thị

Đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

L0 (m)

300 ÷ 500

400 ÷ 700

500 ÷ 800

500 ÷ 800

c. Tiêu chuẩn chiều dài của tuyến VTHKCC bằng xe buýt
Tính toán tiêu chuẩn theo công thức thực nghiệm:
Chiều dài bình quân của hành khách đi trên phương tiện được tính theo công thức thực
nghiệm.
Lhk = 1,2 + 0,17

(3 – 5)


Trong đó, S là diện tích đô thị, với công thức trên có thể tính toán được chiều dài
chuyến đi bình quân của hành khách theo các loại đô thị có kết quả sau:
Bảng 3.8: tính toán được chiều dài chuyến đi bình quân của hành khách
Loại đô thị

Đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

10

8

6

4

Lhk (Km)

Mặt khác, ta có công thức tính hệ số đổi tuyến của hành khách
(3 – 6)

Trong đó: LM: Chiều dài tuyến vận tải hành khách công cộng
Vậy để hành khách chỉ chuyển tuyến với số lần ít nhất là 2 hoặc 3 lần thì
(3 – 7)
LM = (2-3) x Lhk

Bảng 3.9: Tiêu chuẩn chiều dài của tuyến VTHKCC bằng xe buýt
Loại đô thị

Đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

LHk (Km)

10

8

6

4

LM (Km)

30

24

18

12


3.4.1.2. Tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng VTHKCC bằng xe buýt
a. Tiêu chuẩn về chiều rộng làn đường dành riêng cho xe buýt
Tiêu chuẩn về làn đường dành riêng cho xe buýt, chiều rộng thông thường cho một làn
xe được xác định trong bảng 3.10
Bảng 3.10: Chiều rộng thông thường của một làn xe buýt [12]
Vận tốc

Chiều rộng thông thường
của một làn (tới mép của vỉa
hè hay vạch sơn)

Có dải đỗ xe sát
mép đường

10km/h

2,80 – 3,00 m

2,90 – 3,20 m

30km/h

3,00 – 3,25 m

3,20 – 3,50 m

50km/h

3,25 – 3,5 m


b. Tiêu chuẩn về điểm dừng, nhà chờ trên tuyến
Quy định chiều rộng tối thiểu phần hành khách đứng chờ từ 2,50m - 3,00m.
Mật độ 1,5 hành khách/m2 (tối đa là 2 hành khách)
Phần kè đợi chiều cao ở mức 0,25m - 0,30m
Mỗi điểm dừng phục vụ tối đa cho 03 tuyến xe buýt sử dụng chung. Số tuyến từ 3-8 cần
bố trí thêm điểm dừng, khoảng cách giữa 2 điểm dừng phải cách nhau từ 15 đến 30 m trong
một cụm điểm dừng đón.


16
Số hướng tuyến đi qua cụm điểm dừng >8 tuyến cần nghiên cứu bố trí điểm trung
chuyển xe buýt
c. Tiêu chuẩn điểm trung chuyển xe buýt
Điểm trung chuyển loại 1: là nơi giao cắt giữa các tuyến đặc biệt, tuyến loại 1 với nhau
hoặc là nơi chuyển tiếp giữa xe buýt với các phương thức vận tải khác (kết nối với bến xe
khách liên tỉnh, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng đường thủy...). Đây có thể là điểm đầu,
cuối của tuyến phục vụ quay trở đầu xe.
Đối với điểm trung chuyển loại 1 kết cấu hạ tầng cần có:
- Nhà điều hành cho khu vực điểm trung chuyển; Khu vực bán vé, cung cấp thông tin
của mạng lưới tuyến; Nhà chờ; Căng tin phục vụ hành khách; Đường dẫn hành khách từ tuyến
này sang tuyến khác; Bãi đỗ xe buýt chia theo từng tuyến cụ thể; Các hướng tuyến ra vào cho
xe buýt; Khu dịch vụ kỹ thuật kiểm tra xe sau mỗi chuyến; Bãi giữ xe cá nhân.
Điểm trung chuyển loại 2: là nơi giao cắt giữa các tuyến buýt loại 2, loại 3, loại 4, loại 5
với nhau hoặc với các tuyến đặc biệt, loại 1. Đối với điểm trung chuyển loại 2 kết cấu hạ tầng
cần có:
- Nhà điều hành cho khu vực điểm trung chuyển; Nhà chờ; Các hướng tuyến ra vào cho
xe buýt; Đường dẫn hành khách từ tuyến này sang tuyến khác.
d. Tiêu chuẩn về điểm đầu, cuối xe buýt
Yêu cầu kết cấu hạ tầng cần có:

- Nhà điều hành; Nhà chờ; Căng tin phục vụ hành khách; Bãi đỗ phương tiện và khu
vực quay trở đầu xe; Khu dịch vụ kỹ thuật kiểm tra xe sau mỗi chuyến; Khu vực vệ sinh (các
đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 cần có cả khu vực vệ sinh phục vụ người khuyết tật); Bãi giữ xe
cá nhân; Không gian cây xanh, thảm cỏ;
Diện tích cần thiết cho điểm đầu cuối xe buýt phụ thuộc chủ yếu vào số lượng phương
tiện đến và đi tại điểm đầu cuối, có thể lựa chọn diện tích các điểm đầu cuối xe buýt như sau:
Bảng 3.11: Chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng điểm đầu cuối xe buýt
Số phương tiện
Số chỗ đỗ
Điểm đón khách (m2)
Bãi đỗ xe (m )
2

Diện tích KCHT khác
(nhà điều hành, công
trình phụ..) (m2)
Tổng diện tích(m2)

>200
>70

50 – 200
18 – 70

20 – 50
7 – 18

<20
7


1100 – 1400

300 – 1100

100 – 300

100

>5600

1400 – 5600

600 – 1400

600

800 – 1000

500 – 800

300 – 500

30 – 40

>7.500

2.200 – 7.500

1.000 – 2.200


730 – 740

Chưa bao gồm diện tích cây xanh
e) Tiêu chuẩn về biển báo
- Yêu cầu: Cần đặt cách mặt đất khoảng 2,5m. Mặt trước ghi ký hiệu của các phương
thức vận tải đi qua điểm dừng, giãn cách chạy xe của từng tuyến vào giờ cao điểm, giờ thấp
điểm, giờ bình thường. Mặt sau vẽ sơ đồ hành trình, các điểm dừng chủ yếu, vị trí hiện tại của
hành khách. Khuyến khích các điểm dừng, nhà chờ có bảng thông báo bằng điện tử, thông tin
thời gian các tuyến xe buýt chuẩn bị đến theo thời gian thực.
- Các loại tín hiệu, biển báo cho VTHKCC cần đặt tách rời với các tín hiệu, biển báo
theo quy định chung để không làm người sử dụng khó nhận biết
3.4.2. Tiêu chuẩn về phương tiện VTHKCC bằng xe buýt
a. Tiêu chuẩn về kích thước hình học của phương tiện VTHKCC


17
- Luận án lựa chọn kích thước hình học cơ bản của xe buýt cho các loại đô thị như sau :
Bảng 3.12: Kích thước hình học của xe buýt phân theo loại đô thị
Loại đô thị
Các kích thước hình học cơ bản
Đặc biệt
Loại I
Loại II
Loại III
Chiều dài tối đa xe buýt (m)
20
20
12,2
12,2
Chiều rộng tối đa xe buýt


2,5

2,5

2,5

2,5

Chiều cao tối đa xe buýt

4,2

4,2

4

4

b. Tiêu chuẩn về kích thước trong phương tiện VTHKCC bằng xe buýt
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
đối với ô tô khách thành phố QCVN 10: 2001/BGTVT.
Đối với phương tiện VTHKCC bằng xe buýt có bố trí chỗ cho người khuyết tật tiếp
cận và sử dụng được áp dụng theo QCVN 82:2014/BGTVT ban hành theo Thông tư số
62/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014.
c. Thông tin trên xe buýt
Xe buýt phải có phù hiệu riêng, có màu sơn đặc trưng, dễ nhận biết và được thông tin
ở bên trong và bên ngoài xe.
Niêm yết bên ngoài xe: Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến, điểm đầu, điểm
cuối tuyến. Bên phải thành xe: số hiệu tuyến; giá vé, số điện thoại của doanh nghiệp...

- Niêm yết bên trong xe: biển số xe, số hiệu tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và
các điểm dừng dọc tuyến; giá vé; số điện thoại đường dây nóng của đơn vị vận tải và Sở
GTVT địa phương; trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách. Niêm
yết các khẩu hiệu theo quy định hiện hành.
Niêm yết thông tin trên xe có thể bằng nhiều hình thức, khuyến khích các đơn vị vận
tải thực hiện niêm yết bằng thiết bị điện tử.
Từ các yêu cầu thông tin trên xe buýt như trên tác giả luận án đề xuất áp dụng cho các
đô thị như bảng sau:
Bảng 3.13: Quy định các thông tin trên xe buýt
Thông tin trên xe buýt

Loại đô thị
Đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

Phù hiệu XE BUÝT

+

+

+

+


Màu sơn đặc trưng

+

+

+

+

Niêm yết bên ngoài, bên trong xe buýt

+

+

+

+

Niêm yết thông tin trên xe buýt bằng bảng
điển tử và có âm thanh thông báo các điểm
dừng tiếp theo

+

+

-


-

Ghi chú: (+ ) yêu cầu bắt buộc phải có, (-) khuyến khích có
d. Tiêu chuẩn về tỷ lệ sức chứa và số phương tiện có bố trí cho người khuyết tật tiếp cận sử
dụng
Trên cơ sở khảo sát thực tế của các đô thị Việt Nam, luận án đề xuất tiêu chuẩn về tỷ
lệ số chỗ ngồi trên phương tiện theo bảng sau:


18
Bảng 3.14: Tiêu chuẩn tỷ lệ sức chứa của phương tiện VTHKCC
Đô thị đặc biệt
Nội dung

Tuyến trong
Tuyến ngoài
Tuyến
trung tâm Đô thị trung tâm đô thị kế cận

Tỷ lệ số
chỗ ngồi

30%

60%

80%

Đô thị
loại I


Đô thị
loại II

Đô thị
loại III

40%

50%

60%

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết
tật dần tiếp cận với VTHKCC bằng xe buýt luận án đề xuất tỷ lệ đoàn phương tiện có bố trí
cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng như sau:
Bảng 3.15: Tiêu chuẩn tỷ lệ đoàn phương tiện VTHKCC có bố trí cho người khuyết tật
tiếp cận sử dụng
Đô thị đặc biệt
Tuyến trong
Tuyến
Tuyến
trung tâm
ngoài trung
kế cận
Đô thị
tâm đô thị

Nội dung
Tỷ lệ phương tiện có

bố trí cho người
khuyết tật tiếp cận

5%

3%

3%

Đô thị
loại I

2%

Đô thị
loại II

Đô thị
loại III

Khuyến Khuyến
khích
khích



e. Xây dựng tiêu chuẩn về sức chứa phương tiện
Như vậy tổng sức chứa phương tiện doanh nghiệp cần cung ứng trên tuyến được tính
theo trọng tải phương tiện được tính theo công thức (3 -13) thì mục tiêu tổng chi phí vận hành
và chi phí của hành khách đi trên tuyến đạt nhỏ nhất.

*

( 3- 8)

=

Trong đó: P : Công suất luồng hành khách đi bằng phương tiện VTHKCC trong 1 giờ
(HK/h); qtk : Trọng tải của phương tiện mà doanh nghiệp cung ứng ; c0: Chi phí vận hành của
một phương tiện trong 1 giờ (đ/giờ); c1: Chi phí bình quân của 1 hành khách trong 1 giờ
(đ/giờ); L: Chiều dài tuyến vận chuyển (Km); Vk : Vận tốc khai thác trên tuyến (Km/h); : Hệ
số lợi dụng trọng tải phương tiện; : Hệ số thay đổi hành khách.
Luận án xác định tiêu chuẩn môi trường của đoàn phương tiện xe buýt khi đầu tư mới
trong các giai đoạn như sau:
- Đoàn xe buýt đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 đạt tiêu chuẩn môi trường tối thiểu
EURO IV.
- Giai đoạn sau 2020 đạt tiêu chuẩn môi trường EURO V.
Bảng 3.16: Mức phát thải xe buýt động cơ diesel theo các tiêu chuẩn EURO
Tiêu chuẩn

Thời điểm áp dụng tại châu Âu

CO

HC

NOx

PM

1992,<85KW


4.5

1.1

8.0

0. 612

1992,>85KW

4.5

1.1

8.0

0.36

10/1996

4.0

1.1

7.0

0.25

10/1998


4.0

1.1

7.0

0.15

10/2000

2.1

0.66

5.0

0.10

Khói

EURO I

EURO II
EURO III

0.8


19

Tiêu chuẩn

Thời điểm áp dụng tại châu Âu

CO

HC

NOx

PM

Khói

EURO IV

10/2005

1.5

0.46

3.5

0.02

0.5

EURO V


10/2008

1.5

0.46

2.0

0.02

0.5

EURO VI

1/2013

1.5

0.13

0.4

0.01

Một trong những khí thải gây hiệu ứng nhà kính là CO2 không được xem xét trong tiêu
chuẩn EURO mà xem xét trên cơ sở loại và lượng tiêu thụ nhiên liệu. Vì vậy, bên cạnh việc
nâng cao tiêu chuẩn môi trường của phương tiện, việc cắt giảm mức tiêu thụ của nhiên liệu và
lựa chọn loại nhiên liệu sử dụng cũng là một nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra.
Bảng 3.17: Mức phát thải khí CO2 theo loại nhiên liệu
Suất năng lượng

(BTU/lít)

Loại nhiên liệu

Tỉ lệ carbon
CO2/lít (gam)
(%)

Diesel

3,133

87

2,332

Xăng

25,880

85

1,926

Khí gas hóa lỏng(LPG)

20,727

82


1,372

Khí gas tự nhiên hóa lỏng (LNG)

16,686

75

0,912

Khí gas tự nhiên nén (CNG)

31,329

75

1,707

Diesel sinh học

30,787

84

2,213

Các loại xe buýt phát thải Carbon thấp (LCEB):
(1) Xe buýt Hybrid;
(2) Xe buýt nhiên liệu mặt trời;
(2) Xe buýt Pin điện;

(4) Xe buýt Supercapacitor.
(5) Xe buýt động cơ Diesel Ultra - Low - Sulphur;
(6) Xe buýt sử dụng khí tự nhiên nén (CNG) / khí hóa lỏng (LPG);
3.4.3 Tiêu chuẩn về tổ chức quản lý
a.
Tiêu chuẩn về vận tốc khai thác, giãn cách chạy xe, thời gian phục vụ
Luận án đề xuất thời gian phục vụ của tuyến xe buýt (giờ/ngày) theo bảng.
Bảng 3.18: Quy định thời gian giãn cách, thời gian phục vụ, vận tốc khai thác của xe buýt
Nội dung

Đô thị
Đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

5
10
20

5
15
30

10
20
30


10
20
30

Thời gian phục vụ của
tuyến xe buýt (giờ/ngày)

12 -20

12 - 18

12 - 16

12

Vận tốc khai thác (km/h)

20 - 25

20 - 25

25 - 30

30 - 35

Giãn cách chạy xe buýt
Cao điểm(phút)
Bình thường(phút)
Thấp điểm(phút)


b. Tiêu chuẩn về hệ thống vé:
Yêu cầu:
Hệ thống vé phải có khả năng hỗ trợ đa phương thức để đảm bảo hệ thống vé cho
VTHKCC có khả năng tương tác với các hệ thống vận tải khác được thực hiện trong tương lai
gần.
Loại vé:


20
Sử dụng loại vé thông minh không tiếp xúc – loại A/B 14443 hoặc NFC chuẩn giao tiếp
ISO 18092.
Cấu trúc vé:
- Vé tháng; vé một lượt; vé nhiều lượt; vé bán theo các tuyến khác nhau, cho phép theo
các biểu giá khác nhau; vé lên xe trong trường hợp khẩn cấp.
Chủng loại vé:
Đáp ứng được các đối tượng khác nhau, chia thành 03 loại vé:
Vé cá nhân hóa cho đối tượng khách có vé tháng hoặc được chiết khấu hay có biểu giá
đặc biệt (sinh viên, học sinh, công nhân, người tàn tật, người già…).
- Vé không có tên (cho hành khách chung hoặc vé có tính năng nhiều lượt đi trả trước).
- Vé cho nhân viên
c. Tiêu chuẩn về hệ thống thông tin hành khách
Hệ thống thiết kế cho phép người sử dụng hệ thống nhận và thu nhập thông tin về các
tuyến, các dịch vụ sẵn có, thời gian đến và đi, các điểm dừng và các tin nhắn hệ thống khác
được khởi tạo bởi cơ quan quản lý GTCC hoặc các doanh nghiệp vận hành xe buýt. Thông tin
này được hiển thị trên các xe buýt, tại các ga đầu cuối, trạm trung chuyển và trạm dừng đỗ.
Xem xét tới việc tích hợp các công cụ công nghệ (trung tâm cuộc gọi; hệ thống web;
phân phối thông tin qua điện thoại di động).
Việc kết nối thông tin hành khách chủ yếu dựa trên truyền thông cáp quang chuyên
dụng để chuyển tải thông tin giữa các ga đầu cuối, trạm trung chuyển và trạm dừng đỗ. Hệ

thống cũng sử dụng mạng lưới viễn thông công cộng (PSTN; ADSL; GPRS) để cho phép
người dùng có khả năng hiển thị thông tin hệ thống thông qua Internet hoặc qua các thiết bị di
động. Trung tâm điều hành có vai trò chính cho tất các các thiết bị trung tâm, phần mềm, thiết
bị hỗ trợ và các trạm làm việc liên quan để điều khiển hệ thống PIS, bao gồm khả năng soạn
thảo, gửi, điều khiển, lưu trữ, hiển thị và báo cáo tất cả các thông tin liên quan đến PIS.
d. Tiêu chuẩn về quản lý đội xe
Thiết kế hệ thống phải đáp ứng yêu cầu theo dõi tập trung thời gian thực hiện trên cơ
sở GPS, có khả năng theo dõi, điều khiển, điều chỉnh và hỗ trợ các lái xe buýt từ trung tâm
điều hành.
Việc kết nối với hệ thống thông qua sử dụng truyền thông không dây có khả năng xử
lý các tin nhắn âm thanh, tin nhắn AVL ngắn và các sự cố hai chiều giữa trung tâm điều hành
và máy trên xe buýt.
Trung tâm điều hành là hệ chủ của tất cả các thiết bị trung tâm. Các phần mềm, thiết bị
hỗ trợ xử lý, lưu giữ, gọi, hiển thị và báo cáo tất cả thông tin liên quan đến hoạt động của xe
buýt qua đó cho phép điều chỉnh hiệu quả thời gian thực của hệ thống.
e. Tiêu chuẩn xây dựng một tuyến VTHKCC và thời gian cần thiết để tuyến đi vào hoạt động
Các bước để xây dựng và đưa một tuyến VTHKCC vào khai thác:
- Phân tích tiền quy hoạch là những thông tin về dân số, mật độ dân số, tỷ trọng các
phương thức hiện tại, giá cước của các phương thức vận tải, các điều kiện về kết cấu hạ tầng
trên tuyến và điều kiện môi trường.
- Cơ cấu hệ thông VTHKCC: xác định được tầm nhìn dự kiến được kết quả đạt được về
thu hút của người dân sử dụng dịch vụ, hiệu quả kinh tế của tuyến và những thay đổi về kết


21
cấu hạ tầng đô thị, về sử dụng đất và các vấn đề liên quan đến môi trường cũng như phân tích
được các chi phí, cở cấu về giá cước về các quy định và pháp luật hiện hành.
- Giao dịch, dịch vụ khách hành và tiếp thị đây là giai đoạn chuẩn bị kế hoạch phục vụ
khách hàng, mở rộng với các nhà kinh doanh vận tải hiện có, kế hoạch về an ninh trên tuyến
và các kế hoạch liên quan đến tiếp thị.

- Kỹ thuật và thiết kế: đề ra các phương án về lộ trình tuyến, kỹ thuật xây dựng nâng
cấp tuyến đường, thiết kế điểm đầu cuối, điểm dừng nhà chờ trên tuyến, thiết kế trạm sửa
chữa bảo dưỡng xe buýt và thiết kế các quy hoạch cảnh quan.
- Công nghệ và thiết bị: kế hoạch về thu vé và hệ thống kiểm tra vé, áp dụng hệ thống
giao thông thông minh, công nghệ đoàn phương tiện, thiết kế nội thất xe buýt và quá trình
mua sắm thiết bị. Hợp nhất phương thức: điều chỉnh một số lộ trình các tuyến xe buýt khác có
liên quan, hợp nhất với quy hoạch sử dụng đất, quản lý nhu cầu đi lại của người sử dụng
phương tiện trên tuyến.
- Các kế hoạch thực hiện: kế hoạch về tài chính, nhân viên, ký kết hợp đồng, kế hoạch
bão dưỡng, kiểm tả và đánh giá.
Chi tiết về thời gian và nhiệm vụ cụ thể cho dự án xây dựng tuyến vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt Phụ lục G kèm theo.
f. Tiêu chuẩn ứng dụng ITS trong quản lý vận tải hành khách công cộng
Tại tất cả các đô thị cần xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS) và áp dụng
vào công tác quản lý VTHKCC để giám sát cũng như thông tin liên lạc, chỉ thị điều hành
hoạt động các xe buýt trên hành trình và đáp ứng một số yêu cầu: Cung cấp thông tin thời
gian hiện tại của xe buýt; Quản lý dịch vụ xe buýt; Nhận cảnh báo sớm từ trung tâm về hiện
tượng UTGT trên tuyến; Cho phép người sử dụng hệ thống nhận và thu nhập thông tin về các
tuyến, các dịch vụ sẵn có.
Luận án đã đưa ra phương pháp luận xây dựng tiêu chuẩn nói chung và tiêu chuẩn
VTHKCC bằng xe buýt nói riêng, từ đó luận án nghiên cứu, tổng hợp các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật có liên quan cũng như tham khảo các tiêu chuẩn trên thế giới đưa ra ba nhóm
tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt với 25 tiêu chuẩn chính đã được tổng hợp chi tiết
trong Phụ lục H. Các tiêu chuẩn được tác giả luận án xây dựng chi tiết, với những yêu cầu về
định tính, định lượng cụ thể. Khả năng áp dụng vào thực tiễn cao và là tiền đề cho các nghiên
cứu tiếp theo.
3.4.4. Kết quả xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố áp dụng cho
thành phố Hà Nội
Trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt. Luận án tổng
hợp các tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt áp dụng cho thành phố Hà Nội như sau:

Bảng 3.19: Tổng hợp tiêu chuẩn mạng lưới tuyến và kết cấu hạ tầng trên tuyến cho
VTHKCC bằng xe buýt
STT

Đơn vị

Tên tiêu chuẩn

1

Chiều dài tuyến

2

Mật độ mạng lưới tuyến

Km/Km

3

Hệ số trùng tuyến

Ɛ

4

Phân loại tuyến

Trị số
≤ 30


Km
2

≥ 4,4
≤6


22
STT

Đơn vị

Tên tiêu chuẩn

Trị số

-

Tuyến đặc biệt (sử dụng đường sắt đô thị)

HK/Giờ/hướng

≥ 4.500

-

Tuyến loại I (xe buýt nối toa, xe buýt 2 tầng)

HK/Giờ/hướng


3.500 – 4.500

-

Tuyến loại II

HK/Giờ/hướng

2.500 – 3.500

Tuyến loại III

HK/Giờ/hướng

1.500 – 2.500

-

Tuyến loại IV

HK/Giờ/hướng

500 – 1.500

-

Tuyến loại V

HK/Giờ/hướng


≤ 500

5

Khoảng cách giữa các điểm dừng

m

300÷500

6

Điểm đầu, điểm cuối
Diện tích tối thiểu
Diện tích dừng đỗ

m2
m2

≥ 1.000
≥ 500

Bảng 3.20: Tổng hợp tiêu chuẩn phương tiện xe buýt
STT

Tên tiêu chuẩn

Đơn vị


Trị số

TT
1

Các kích thước hình học cơ bản
Chiều dài tối đa đối với xe rơ moóc

Đơn vị
mm

Giá trị
20.000

2

Chiều dài tối đa

mm

12.200

3

Chiều rộng tối đa

mm

2.500


4

Chiều cao tối đa (xe 2 tầng)

mm

3.200

Số lượng cửa tối thiểu
Xe 17-45 chỗ
5

Xe 46-90 chỗ

1
cửa

Xe >90 chỗ

2
3

6

Chiều rộng cửa tối thiểu (cửa đơn)

mm

650


7

Chiều rộng cửa tối thiểu (cửa kép)

mm

1.200

8

Chiều cao cửa đơn tối thiểu

mm

1.800

9

Diện tích hữu ích sàn xe tối thiểu/1
khách đứng

m2

0,125

10

Chiều rộng hữu ích tối thiểu/1HK

mm


300

11

Khoảng cách giữa các tay vịn

12

Tỷ lệ số chỗ ngồi/số chỗ của
phương tiện
Tuyến trong trung tâm Đô thị
Tuyến ngoài trung tâm đô thị
Tuyến kế cận

13

Tiêu chuẩn về khí thải của xe buýt

Cửa đơn: 700mm – 800mm (có tay vị ở giữa)
Cửa đôi: 530mm – 850mm (có tay vịn ở giữa)
Tay vịn được lắp cách 100mm tính từ ngoài vào

30% ÷ 40%
40% ÷ 60%
≥ 60%
- Đoàn xe buýt đầu tư trong giai đoạn 20162020 đạt tiêu chuẩn môi trường tối thiểu EURO
IV.
- Giai đoạn sau 2020 đạt tiêu chuẩn môi trường
EURO V.



23
Bảng 3.21: Tổng hợp tiêu chuẩn tổ chức quản lý
Đơn vị

STT

Tên tiêu chuẩn

1

Giãn cách chạy xe buýt
Cao điểm
Bình thường
Thấp điểm

2

Thời gian phục vụ của
tuyến xe buýt
Tuyến đặc biệt, loại I
Tuyến loại II, loại III
Tuyến loại IV, loại V

3

Vận tốc khai thác

Km/giờ


Hệ thống vé

Yêu cầu: hệ thống vé phải có khả năng hỗ trợ đa phương
thức để đảm bảo hệ thống vé cho VTHKCC có khả năng
tương tác với các hệ thống vận tải khác được thực hiện
trong tương lai gần: Sử dụng loại vé thông minh không tiếp
xúc – loại A/B 14443 hoặc NFC chuẩn giao tiếp ISO 18092
gồm có vé tháng; vé một lượt; vé nhiều lượt.

Hệ thống thông tin
khách hàng

Yêu cầu: hệ thống thiết kế cho phép người sử dụng hệ thống
nhận và thu nhập thông tin về các tuyến, các dịch vụ sẵn có,
thời gian đến và đi, các điểm dừng và các tin nhắn hệ thống
khác được khởi tạo bởi cơ quan quản lý giao thông công
cộng hoặc các doanh nghiệp vận hành xe buýt. Thông tin
này được hiển thị trên các xe buýt, tại các ga đầu cuối, trạm
trung chuyển và trạm dừng đỗ

4

5

Trị số

phút

≤5

≤ 10
≤ 20

(giờ/ngày)

≥ 20
≥ 16
≥ 12
20 - 25

Tóm lại: Chương 3 là nội dung chính của luận án, trên cơ sở phân tích tổng quan về
xây dựng tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt tại chương 1 và phân tích đánh giá xây dựng
tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt tại một số đô thị của Việt Nam. Trong đó, tác giả đã
đánh giá được những thiếu sót trong quy hoạch về mạng lưới tuyến, mật độ tuyến… cũng như
những bất cập trong quản lý khai thác hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại chương 2. Đồng
thời tác giả đưa ra phương pháp luận về xây dựng tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt, là
tiền đề quan trọng để dần hoàn thiện bộ tiêu chuẩn cho VTHKCC tại Việt Nam, kết hợp với
định hướng phát triển giao thông vận tải đô thị và phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại các đô
thị đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 luận án đã đề xuất xây dựng tiêu chuẩn cho
VTHKCC bằng xe buýt với 3 nhóm tiêu chuẩn chính đó là: nhóm tiêu chuẩn về mạng lưới và
kết cấu hạ tầng; nhóm tiêu chuẩn về phương tiện; nhóm tiêu chuẩn về tổ chức quản lý. Các
nhóm tiêu chuẩn đã được tác giả đưa ra các yêu cầu cụ thể và lượng hóa một số chỉ tiêu, tiêu
chí cần đạt được áp dụng với các đô thị và ứng dụng với thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A - KẾT LUẬN
Những kết quả nghiên cứu chính của luận án:
(1) Hệ thống hóa và làm phong phú thêm luận cứ xây dựng từng nhóm tiêu chuẩn cho
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố như nhóm tiêu chuẩn về kết cấu
hạ tầng, nhóm tiêu chuẩn về mạng lưới tuyến, nhóm tiêu chuẩn về phương tiện, nhóm tiêu



×