Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Phân tích sự khác biệt của một số khoản mục trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.32 KB, 39 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đòi hỏi kế toán nhà nước một mặt phải thừa
nhận các nguyên tắc, thông lệ phổ biến của quốc tế, đồng thời, phải có mô hình quản lý
phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi những
người soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam phải có nhận thức về sự khác biệt của kế
toán nhà nước với kế toán quốc tế để hài hoà giữa kế toán Nhà nước Việt Nam với chuẩn
mực kế toán quốc tế. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài này để trình
bày cho cuốn tiểu luận. Mong rằng đây sẽ là tài liệu giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về
chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như của quốc tế. Trong quá trình thực hiện không
tránh khỏi những thiếu sót mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của
chúng tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Phần 1: Phần mở đầu.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Kết cấu luận văn.

Phần 2: Nội dung

Chương 1: Tổng quan về chuẩn mực kế toán quốc tế và kế
toán Việt Nam.
1.1. Khái quát chung.

1.2. So sánh bảng cân đối kế toán.
1.3. So sánh báo cáo kết quả kinh doanh.
1.4. So sánh báo cáo lưu chuyển tiền tệ.


Chuơng 2: Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kế toán
Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.
2.1. Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kế tóan Việt Nam
(VAS) và hệ thống chuẩn mực quốc tế (IAS).
2.1.1. Định nghĩa kế toán và chuẩn mực kế toán.
2.1.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế.


2.1.3. Chuẩn mực kế tóan Việt Nam
2.1.4. Những khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế tóan Việt Nam và hệ thống
chuẩn mực kế tóan quốc tế.

Chương 3: Phân tích sự khác biệt của một số khoản mục
trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam so với hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc tế.
3.1. Sự khác biệt của phuơng pháp đánh giá các chỉ tiêu.
3.1.1. Kế toán hàng tồn kho.
3.1.2. Kế toán Tài sản cố định hữu hình
3.1.3. Kế toán các khoản đầu tư
3.2 Sự khác biệt của việc trình bày báo cáo tài chính
3.2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3.2.2. Cổ tức trả bằng cổ phiếu
3.2.3. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
3.2.4. Lãi từ hoạt động kinh doanh
3.3. Bảng cân đối kế toán
3.3.1. Vốn chủ sở hữu
3.3.2. Cổ tức phải trả
3.3.3. Khoản phải thu, phải trả
3.3.4. Lợi thế thương mại
3.3.5. Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán

3.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
3.5. Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu
Tóm tắt chương 3


Chương 4: Nguyên nhân và một số định hướng làm hài hòa chuẩn
mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế.
4.1. Thực trạng về sự hòa hợp giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với Chuẩn mực
kế toán quốc tế ( IAS/IFRS)
4.2. Nguyên nhân tồn tại những khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn
mực kế toán quốc tế
4.3. Định hướng phát triển chuẩn mực kế toán Việt Nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán
quốc tế
Kết luận

Danh sách nhóm


Phần 1: Phần mở đầu.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn quốc tế đòi
hỏi thông tin tài chính phải nâng cao chất lượng và phải so sánh được với nhau; để so
sánh được với nhau các thông tin tài chính phải được ghi nhận trên cùng hệ thống chuẩn
mực kế toán chung, là tiền đề để hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) được hình
thành. Trên thực tế, các quốc gia có thể áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau để lập
các báo cáo tài chính và các chuẩn mực kế toán có thể có sự khác biệt. Sự khác biệt của
hệ thống các chuẩn mực kế toán xuất phát từ sự khác nhau về văn hóa, hệ thống pháp lý,
chính trị, quá trình hình thành và phát triển của các hiệp hội nghề nghiệp. Và các báo cáo
tài chính của cùng một doanh nghiệp được lập trên các hệ thống chuẩn mực khác nhau có
thể có sự khác biệt.

Chuẩn mực kế toán quốc tế đang dần được áp dụng chung trên hơn 100 quốc gia trên thế
giới và tại các quốc gia chưa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cũng đang diễn ra quá
trình hòa hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán của quốc gia đó với chuẩn mực kế toán
quốc tế. Ví dụ điển hình, Mỹ đã ký hiệp ước Norwalk năm 2002 nhằm thúc đẩy quá trình
hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và Hệ thống các nguyên tắc kế toán đã được
chấp nhận của Mỹ (US GAAP -Generally Accepted Accounting Principles); căn cứ vào
hiệp ước này, Ủy Ban chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ chỉnh sửa một số điểm trong chuẩn
mực kế toán quốc tế và đến năm 2011 Mỹ sẽ chuyển qua sử dụng chuẩn mực kế toán


quốc tế. Một ví dụ khác vào tháng 1 năm 2006, Ủy Ban chuẩn mực kế toán Canada cũng
đã thông qua kế hoạch 5 năm hội tụ giữa Hệ thống các nguyên tắc kế toán đã được chấp
nhận của Canada (GAAP Canada) với chuẩn mực kế toán quốc tế.
Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã khẳng định rằng chuẩn mực kế toán quốc tế là
một chuẩn mực chuẩn các quốc gia cần sử dụng để tham chiếu và thực hiện. Nghiên cứu
của Mary E.Barth của Stanford Graduate School of Business, Wayne R.Landsman của
University of North Carolina at Chapel Hill -Accounting Area và Mark H.Lang của
University of North Carolina at Chapel Hill, ngày 1 tháng 9 năm 2007, đã tiến hành
nghiên cứu trên 21 quốc gia trên thế giới và nhận thấy khi sử dụng chuẩn mực kế toán
quốc tế, chất lượng kế toán đã được cải thiện hơn và đưa ra khẳng định chuẩn mực kế
toán quốc tế là một chuẩn mực kế toán gắn liền với chất lượng kế toán cao.
Mingyi Hung và K.R.Subramabyam (2007), nghiên cứu ảnh hưởng của báo cáo tài chính
được lập trong giai đoạn từ 1998 đến 2002, chỉ ra rằng thông tin về tổng tài sản và giá trị
sổ sách của tài sản cũng như việc thay đổi của giá trị sổ sách và thu nhập đáng tin cậy
hơn khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế so với trường hợp áp dụng chuẩn mực kế
toán chung của Đức.
Có thể nói rằng, chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực chuẩn để các quốc gia
tham chiếu khi xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán của mình. Và có ba cách tiếp cận
phổ biến (1) chấp nhận chuẩn mực kế toán quốc tế là chuẩn mực của quốc gia; (2) dựa
trên chuẩn mực kế toán quốc tế để hình thành chuẩn mực kế toán quốc gia; (3) tự phát

triển các chuẩn mực quốc gia và điều chỉnh dần khoảng cách với chuẩn mực quốc tế.
Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, với các chuẩn mực kế toán đầu tiên được ban hành
vào ngày 31/12/2000, việc xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) dựa trên
việc kế thừa và điều chỉnh các chuẩn mực kế toán quốc tế cho phù hợp với đặc điểm và
tình hình của Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng có điều chỉnh đó lại làm cho các chuẩn
mực kế toán Việt Nam hiện nay có sự khác biệt so với các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Việc yêu cầu các thông tin trên báo cáo tài chính phải trung thực, hợp lý và đáng tin cậy
là một yêu cầu chính đáng, dựa vào đó nhà đầu tư phân tích và đánh giá ra quyết định đầu
tư. Tuy nhiên, sự khác biệt trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế
toán quốc tế có thể sẽ dẫn đến các khác biệt về các thông tin trong báo cáo tài chính ảnh
hưởng không chính xác đến quá trình phân tích và so sánh để ra các quyết định của nhà
đầu tư.


Với tình hình chung như vậy đề tài “Phân tích ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn
mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định của nhà đầu
tư” hy vọng sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn toàn diện hơn khi ra các quyết định
đầu tư.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích sự khác biệt của một số khoản mục giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán Việt
Nam và quốc tế có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư;
Ví dụ minh họa và khuyến nghị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là những khác biệt của một số khoản mục giữa hai hệ thống chuẩn
mực kế toán có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư;
Phạm vi nghiên cứu chỉ nghiên cứu ở các khác biệt của hệ thống hai chuẩn mực ảnh
hưởng đến quyết định của nhà đầu tư mà không đi sâu phân tích sự khác biệt của từng
chuẩn mực kế toán.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tổng hợp,

so sánh, đối chiếu... và phương pháp chuyên gia.
Dữ liệu sử dụng: đa nguồn.
■ Các dữ liệu sơ cấp đã được thu thập thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia trong
lĩnh vực kế toán tài chính.
■ Các dữ liệu thứ cấp đã được thu thập thông qua tìm hiểu các nghiên cứu về chuẩn mực
kế toán quốc tế, nghiên cứu sâu vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế
toán quốc tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu tìm hiểu các phân tích về sự khác biệt của chuẩn
mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và các nghiên
cứu về tình hình sử dụng thông tin kế toán trong đầu tư cũng được quan tâm xem xét.
■ Các dữ liệu về các thông tin tài chính được thu thập tại các Báo cáo tài chính tại các
Báo cáo thường niên đã được công bố. Riêng báo cáo tài chính của Công ty A đã được sự
cho phép của Giám đốc tài chính của công ty, vì không phải là công ty niêm yết và theo
yêu cầu của công ty nên sẽ không nêu tên công ty trong nghiên cứu này.


■ Hầu hết các dữ liệu được thu thập từ internet, các trang web của chính phủ và các trang
web học thuật chẳng hạn như fpts.com.vn, iasplus.com.
5. Kết cấu luận văn.
Nội dung luận văn bao gồm:
Lời mở đầu.
Chương 1: Tổng quan về chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam.
Chương 2: Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống chuẩn
mực kế toán quốc tế.
Chương 3: Phân tích sự khác biệt của một số khoản mục trong hệ thống chuẩn mực kế
toán Việt Nam so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.
Chương 4: Nguyên nhân và một số định hướng làm hài hòa chuẩn mực kế toán Việt Nam
và chuẩn mực kế toán quốc tế.

Kết luận.


Phần 2: Nội dung
Chương 1: Tổng quan về chuẩn mực kế toán quốc tế và kế
toán Việt Nam.
1.1. Khái quát chung.
Hệ thống kế toán và chuẩn mực quốc tế về kế toán (IASs/IFRSs) được soạn thảo bởi Hội
đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Nó được soạn thảo và công bố theo những quy
trình rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của các chuẩn mực và đảm bảo tính thực hành
cao. IASs/IFRSs được sử dụng rộng rãi ở khắp thế giới như châu Âu, Singapore, Hồng
Kông, Úc và nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều quốc gia khác của châu Á và trên thế
giới đang điều chỉnh các chuẩn mực của mình để phù hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự
khác nhau nếu có.


Khác với hệ thống kế toán Việt Nam (VAS), hệ thống kế toán quốc tế (IAS) không có sự
bắt buộc mang tính hình thức (như biểu mẫu báo cáo thống nhất, hệ thống tài khoản kế
toán thống nhất, hình thức sổ kế toán, mẫu các chứng từ gốc thống nhất). IAS mặc dù đưa
ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt
buộc phải trình bày trong các báo cáo tài chính nhưng IAS không bắt buộc phải sử dụng
chung các biểu mẫu báo cáo tài chính, hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, sổ kế
toán. IAS có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực. VAS còn
nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu nhiều vấn đề và đặc biệt là còn mâu thuẫn giữa các
chuẩn mực hoặc sự không thống nhất giữa chuẩn mực và hướng dẫn về chuẩn mực đó.
Hầu hết những người đã được học và/hoặc làm theo các hệ thống kế toán quốc tế hay
mang tính thông lệ quốc tế đều cho rằng, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt
Nam chỉ nên mang tính hướng dẫn mà không nên mang tính bắt buộc. Thông lệ kế toán
quốc tế cho phép ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có trong cùng một định khoản, tuy
nhiên không nên lạm dụng việc ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có để mất đi tính rõ ràng
của kế toán. Mặc dù không có văn bản pháp quy nào quy định cấm ghi nhiều Nợ đối ứng
với nhiều Có trong cùng một định khoản kế toán, nhưng theo một thói quen từ xưa, rất
nhiều DN Việt Nam vẫn tuân theo nguyên tắc này. Tuy nhiên, nhiều DN nước ngoài tại

Việt Nam lại không áp dụng.
Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam chỉ quan tâm chủ yếu đến thông tin
của báo cáo tài chính cho các nhà đầu tư chứ chưa quan tâm đến thông tin quản trị nội bộ.
Theo thông lệ quốc tế, tên gọi tài khoản chính là tên gọi ngắn gọn của số dư tài khoản
hay chỉ tiêu cần quản lý. Không ghép chung nhiều chỉ tiêu khác nhau vào chung một tài
khoản. Các chỉ tiêu khác nhau phải được ghi chép và báo cáo theo các tài khoản riêng
biệt.

1.2. So sánh bảng cân đối kế toán.
IAS khác VAS trong hầu hết khoản mục của bảng cân đối kế toán như kế toán tiền, DN
ghi độc lập với ngân hàng. Các khoản phải thu thương mại tách biệt với các khoản phải
thu từ bán tài sản cố định (TSCĐ). Giá thành phẩm được tính theo phương pháp giá thành
thông thường hơn là thực tế và nó không chấp nhận phương pháp LIFO. Các tài sản sinh
vật và sản phẩm nông nghiệp thu hoạch từ các tài sản sinh vật được ghi nhận theo giá trị
hợp lý trừ đi chi phí điểm bán hàng ước tính. Các khoản chứng khoán thương mại ngắn
hạn được ghi nhận theo giá trị hợp lý (giá thị trường) cuối mỗi kỳ, chênh lệch được ghi
vào lãi lỗ chưa thực hiện trên báo cáo kết quả. Các khoản chứng khoán sẵn sàng để bán
cũng được điều chỉnh theo giá trị hợp lý cuối kỳ, nhưng nó được ghi tăng giảm vốn chủ


sở hữu trên bảng cân đối kế toán không ghi vào báo cáo lãi lỗ. Việc nhận cổ tức bằng cổ
phiếu không ghi tăng thu nhập mà chỉ thuần túy ghi bút toán ghi nhớ làm tăng số lượng
cổ phiếu lên, đồng thời giảm đơn giá vốn nhưng tổng giá vốn không đổi.
Các khoản đầu tư bằng trái phiếu được ghi nhận theo giá vốn đã trừ (cộng) khấu hao chiết
khấu (phụ trội). Đầu tư vào công ty liên doanh được hợp nhất theo phương pháp hợp nhất
tương ứng, giải pháp thay thế là theo phương pháp vốn chủ sở hữu. VAS chỉ đưa ra
phương pháp vốn chủ sở hữu. Phương pháp hợp nhất tương ứng khác với hợp nhất thông
thường ở chỗ chỉ phần tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí thuộc sở hữu tập đoàn là
được đưa vào trong tài khoản báo cáo. Nó không có lợi ích thiểu số (minority interests).
Việc hợp nhất các báo cáo tài chính bắt buộc thực hiện cho cả báo cáo năm và báo cáo

giữa niên độ.
TSCĐ có thể lựa chọn mô hình giá phí hoặc áp dụng mô hình giá trị hợp lý nếu nó có thể
đo lường một cách đáng tin cậy. Chênh lệch giá trị hợp lý giữa các kỳ được ghi vào vốn
chủ sở hữu. Riêng đối với bất động sản đầu tư, chênh lệch này được phép ghi vào lãi lỗ
trên báo cáo kết quả. Tuy nhiên, khi dùng mô hình giá trị hợp lý, trong phần thuyết minh,
DN vẫn phải thuyết minh giá gốc của nó để nhà đầu tư có thể tự đánh giá và so sánh.
TSCĐ được cho tặng ghi vào thu nhập phần phù hợp với chi phí để nhận được tiền cho
tặng đó (phần khấu hao của kỳ đó chẳng hạn). Khi tài sản cố định hữu hình hoặc vô hình
và tài chính bị giảm giá trị, IAS yêu cầu ghi nhận ngay vào chi phí. Theo IAS, đất đai
thuộc tài sản hữu hình. Các khoản phải trả thương mại được tách biệt với các khoản phải
trả do mua sắm TSCĐ hay mua tài sản tài chính. Khoản phải trả bao gồm cả các khoản
thưởng và chi phí phúc lợi cho nhân viên. Vốn chủ sở hữu không bao gồm các quỹ khen
thưởng, phúc lợi (Theo VAS trước ngày 31.12.2009 quỹ khen thưởng phúc lợi nằm trong
mục lớn Vốn chủ sở hữu, tuy nhiên theo thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31.12.2009
quy định vấn đề này giống như IAS). Các khoản đánh giá lại tài sản được ghi tăng giảm
vốn chủ sở hữu.

1.3. So sánh báo cáo kết quả kinh doanh.
Để việc so sánh và quản trị được tốt hơn, theo IFRSs, lãi hoạt động kinh doanh là các
khoản lãi lỗ từ các hoạt động kinh doanh thông thường của DN, nó không bao gồm các
khoản thu nhập và chi phí tài chính. Chi phí tài chính theo thông lệ quốc tế chỉ đơn giản
là chi phí lãi vay và các chi phí trực tiếp liên quan đến vay tiền bao gồm cả việc lãi lỗ do
thay đổi tỷ giá ngoại tệ phát sinh từ việc vay tiền như một khoản chi phí lãi vay. Các chi
phí khác và thu nhập khác theo IAS bao gồm như bất động sản đầu tư theo mô hình giá
trị hợp lý, các khoản chênh lệch giá trị hợp lý cuối kỳ so với đầu kỳ được ghi nhận là lãi


lỗ trong báo cáo tài chính kỳ đó. Theo VAS, chỉ áp dụng phương pháp giá gốc trừ đi khấu
hao lũy kế. Do vậy, không có khoản lãi, lỗ này phát sinh. Trường hợp tài sản cố định
được chính phủ cho tặng, theo IAS, DN chỉ được ghi nhận như một khoản thu nhập trong

các kỳ liên quan để phù hợp với các chi phí liên quan (khấu hao) mà chúng được nhận để
bù đắp. Theo VAS, nó được ghi nhận toàn bộ thu nhập vào kỳ nhận được tài sản.
Theo IAS, lãi dùng để tính EPS cơ bản là lãi thuần thuộc các cổ đông. Nó không bao gồm
các khoản lãi, nhưng được dùng để chia cho nhân viên hay đối tượng khác như quỹ khen
thưởng, phúc lợi. VAS không trừ các quỹ này nên rất nhiều tình huống EPS tính theo
VAS cao hơn theo IAS khá nhiều thông thường từ 5 - 15%, cá biệt có thể lên đến 30%.
Theo IAS, EPS pha loãng và EPS cơ bản phải được trình bày trên bề mặt và nổi bật như
nhau trên báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay VAS chưa có thông tư hướng
dẫn chi tiết, nên các DN vẫn không báo cáo EPS pha loãng trên báo cáo kết quả kinh
doanh. Trường hợp chia cổ tức bằng cổ phiếu, khác với IAS, VAS chưa quy định việc
điều chỉnh hồi tố EPS. Trong trường hợp đó, việc phân tích xu hướng EPS qua các năm
theo số liệu EPS gốc (không điều chỉnh) sẽ bị sai lệnh rất nghiêm trọng.
Theo IAS 27, các báo cáo tài chính hợp nhất phải được lập cho các báo cáo tài chính năm
và các báo cáo tài chính tạm thời giữa niên độ. Tuy nhiên, theo VAS, việc lập báo cáo tài
chính hợp nhất chỉ bắt buộc đối với báo cáo năm, các báo cáo giữa niên độ chỉ mang tính
khuyến khích. Điều này có nghĩa là báo cáo tài chính giữa niên độ có thể không đầy đủ
và thiếu chính xác. Đây là một lỗ hổng lớn mà các nhà tạo lập chế độ kế toán phải nhanh
chóng chỉnh sửa, tránh những hậu quả lớn cho các nhà đầu tư mà hiện nay họ đang phải
gánh chịu. Báo cáo hợp nhất với các công ty liên doanh, theo IAS, các doanh nghiệp nên
sử dụng phương pháp hợp nhất tương ứng tuy nhiên có thể sử dụng phương pháp vốn chủ
sở hữu. VAS chỉ quy định phương pháp vốn chủ sở hữu.

1.4. So sánh báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
VAS và thông tư hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là lấy từ sổ quỹ tiền mặt
và sổ cái tiền gửi ngân hàng tương ứng với các tài khoản đối ứng. Theo thông lệ quốc tế,
việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) chỉ căn cứ thuần túy các số liệu trên bảng cân
đối kế toán số đầu kỳ và cuối kỳ, báo cáo kết quả (và có thể có thêm một vài thông tin từ
sổ cái) sau đó làm các động tác điều chỉnh là ra các chỉ tiêu trên báo cáo LCTT.
VAS hướng dẫn cách lập báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp bắt đầu từ lãi trước



thuế cộng trừ các khoản điều chỉnh trong đó có chênh lệch các khoản phải trả. Mặc dù
trong quy định về báo cáo đã yêu cầu các khoản phải trả này không bao gồm các khoản
phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư và tài chính. Tuy nhiên, do Tài khoản 331 Phải trả
cho người bán bao gồm các khoản phải trả thương mại do mua hàng hóa, nguyên liệu cho
sản xuất và phải trả cho việc mua sắm tài sản cố định hay mua khác. Khi lập báo cáo
LCTT, kế toán viên chỉ lấy số dư cuối kỳ trừ số dư đầu kỳ của Tài khoản 331 này. Do vậy
nó làm cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lẫn lộn với dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

Chuơng 2: Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kế toán
Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.

2.1. Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kế tóan Việt Nam (VAS) và hệ thống
chuẩn mực quốc tế (IAS).
2.1.1. Định nghĩa kế toán và chuẩn mực kế toán.
Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp một cách có ý nghĩa và dưới hình
thức bằng tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các sự kiện mà ít nhiều có liên quan đến
tài chính, và giải trình kết quả của việc ghi chép này. Kế toán là một họat động mang tính
chuyên môn cao có chức năng cung cấp các thong tin trung thực, hợp lý về tình hình, kết
quả họat động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các
quyết định. Kế tóan phải làm cho người sử dụng hiểu được, tin cậy và phải giúp so sánh
đuợc các thong tin tài chính. Muốn vậy phải có các quy định làm khuôn mẫu giúp đánh
giá ghi nhận và trình bày thong tin tài chính, đó chính là chuẩn mực kế toán. Vậy chuẩn
mực kế tóan là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung phương pháp và
thủ tục ké tóan cơ bản và chung nhất làm cơ sở ghi chép kế toán và lập cơ sở báo cáo tài
chính nhằm đạt được sự đánh giá hợp lý, trung thực và khác quan vè thực trạng tài chính
và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế.
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực đề cập đến những vấn đề

mang tính nền tảng, khuôn mẫu, những nguyên tắc, phương pháp có tính chất cơ bản
được chấp thuận rộng rãi trên toàn thế giới.


Cơ quan đầu tiên xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế chính là Ủy
Ban chuẩn mực kế toán quốc tế (“IASC”). Đây là một tổ chức độc lập thành lập vào năm
1973, bao gồm đại diện của 13 nước thành viên trực thuộc.
Liên đoàn kế toán quốc tế (“IFAC”), đại diện của 03 tập đoàn kinh tế lớn và một số quan
sát viên độc lập đến từ Ủy Ban Châu Âu, Trung Quốc, Ủy Ban chứng khoán quốc tế
(IOSCO), Ủy Ban chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ.
Đến năm 12/1999, IASC đã chỉ định ủy ban lựa chọn và thành lập Hội đồng thành viên
(“Trustees”) gồm 22 thành viên đến từ các khu vực địa lý, lĩnh vực và
chuyên môn khác nhau. Để thực hiện chức năng của mình, vào tháng 02/2001, Hội đồng
thành viên Trustees đã thiết lập nên Ủy Ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế gồm ba
tổ chức chính là Ủy Ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng cố vấn chuẩn mực
(SAC) và Ủy Ban hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC).
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành và quản lý bởi Ủy Ban sáng lập
chuẩn mực kế toán quốc tế. Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) vẫn được kế thừa các
chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC ban hành trước đây và Ủy Ban sáng lập chuẩn mực
kế toán quốc tế tiếp tục xây dựng, ban hành và phát triển các chuẩn mực kế toán mới với
tên gọi là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRSs.
Cho đến 01/01/2009, IASC và IASB đã ban hành được 30 chuẩn mực kế toán quốc tế
(IAS) và 08 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
Hiện nay, đang có sự dịch chuyển dần từ IAS sang IFRS bằng việc ban hành thêm IFRS.
Trong đó, IAS đứng trên khía cạnh nào đó mang nguyên tắc giá gốc nhiều hơn cùng với
sự chuyển đổi qua IFRS nguyên tắc giá trị hợp lý được đề cập nhiều hơn. IFRS đề cập
nhiều hơn đến việc trình bày thông tin tài chính như thế nào để đảm bảo lợi ích cao hơn
cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính được lập ra từ kết quả của công việc kế toán,
Mai Hương (2008).


2.1.3. Chuẩn mực kế tóan Việt Nam
Với mục tiêu đáp ứng cho nhu cầu hội nhập, từ năm 1996 Việt Nam đã nghiên cứu toàn
bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
được nghiên cứu và xây dựng dựa trên cơ sở các IAS và IFRS được cập nhật mới nhất,
nên thuận lợi là chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được vận dụng sát với hệ thống chuẩn
mực kế toán quốc tế.


Tại Việt Nam, Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán.
Các chuẩn mực kế toán này được nghiên cứu và soạn thảo bởi Ban chỉ đạo nghiên cứu,
soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 13 thành viên, bao gồm các thành viên đến
từ các cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính và các thành viên đến từ các trường đại học và
Hội kế toán Việt Nam. Vụ chế độ kế toán là đơn vị thường trực của các Ban chỉ đạo và
các Tổ soạn thảo chuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý
kiến và hoàn chỉnh trình Bộ ký ban hành.
Việt Nam đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán sau 5 đợt ban hành. Các chuẩn mực kế
toán của Việt Nam cũng đã dịch ra tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước
ngoài trong việc tìm hiểu hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán
Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế đã có sự tương đối phù hợp về nội dung, về
cơ sở đánh giá, ghi nhận và trình bày trên BCTC mà còn cả về hình thức trình bày.

2.1.4. Những khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế tóan Việt Nam và hệ thống
chuẩn mực kế tóan quốc tế.
Với xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, sự hình thành hàng loạt các
công ty đa quốc gia, thị trường tài chính quốc tế và các hoạt động thương mại quốc tế,
nhà đầu tư không chỉ hoạt động trong phạm vi khu vực mà còn mở rộng hoạt động ra
toàn thế giới. Các báo cáo tài chính phải nói cùng một ngôn ngữ, nhằm nâng cao tính
khách quan, tính có thể tin cậy được, tính có thể so sánh được là một nhu cầu khách quan
và tất yếu. Một ví dụ điển hình ảnh hưởng đến việc so sánh của các nhà đầu tư do sự khác
biệt của chuẩn mực kế toán của công ty Daimler Benz năm 1993, công ty sản xuất hàng

đầu của Đức và là công ty đầu tiên của nước này niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán NewYork, đã buộc phải chấp nhận các yêu cầu công bố thông tin theo chuẩn mực
kế toán Mỹ. Theo đó, Công ty Daimler Benz đã phải công bố quỹ dự trữ vào khoảng 4 tỷ
DM (tương đương 2 tỷ đô la Mỹ) trên thị trường New York mà theo luật của Đức thì công
ty không cần phải công bố khoảng quỹ dự trữ này. Luật kế toán của Đức theo khuynh
hướng chống rủi ro -risk-averse trong đầu tư, trong khi đó hệ thống kế toán Mỹ theo
khuynh hướng risk-friendly và báo cáo tài chính được thiết kế nhằm cung cấp thông tin
cho các cổ đông tiềm năng (Geoffrey Mazullo, 1999). Sự khác biệt này đem lại sự phẫn
nộ của các cổ đông của Công ty Daimler Benz ở Đức mà nguyên nhân xuất phát từ sự
khác biệt trong chuẩn mực kế toán. Có thể nói rằng, việc ban hành và áp dụng hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc tế tại thị trường vốn trên thế giới là một yêu cầu cấp bách và
chính đáng nhằm hài hòa các sự khác biệt của hệ thống các nguyên tắc kế toán chung


được chấp nhận và cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn chung khi so sánh các báo cáo
tài chính với nhau.
Nhìn về tổng thể chuẩn mực kế toán Việt Nam có một vài sự khác biệt so với chuẩn mực
kế toán quốc tế như sau:
So với số lượng của chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành thì chuẩn mực kế toán Việt
Nam ít hơn. Hiện nay, Bộ Tài chính đang lên kế hoạch để tiếp tục ban hành các chuẩn
mực kế toán khác cho phù hợp với tình hình phát triển tại Việt Nam.
Đối với các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành thì một số nội dung của
chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng có điểm khác biệt với chuẩn mực kế toán quốc tế. Một
số điểm của chuẩn mực này trình bày cụ thể hơn chuẩn mực kia và ngược lại, hoặc còn
một vài khác biệt về thuật ngữ, hoặc về các phương pháp được áp dụng, phạm vi trình
bày (Đoàn Xuân Tiên, 2008).
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ra đời và đưa ra được những nguyên tắc cơ bản
trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và trình bày các chỉ tiêu tài chính trên
báo cáo tài chính. Nhưng do đặc thù của Việt Nam, hệ thống kế toán của Việt Nam vẫn có
sự khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế, thể hiện ở các điểm sau:

* Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Hệ thống tài khoản kế toán là một phần quan trọng
trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
- Theo thông lệ quốc tế, hệ thống tài khoản sẽ do doanh nghiệp tự xây dựng phù hợp với
đặc điểm và tình hình kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.
- Tại Việt Nam, hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành. Hệ thống tài khoản trước
đây được ban hành theo Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT đã được thay thế bởi hệ thống tài
khoản kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 cho chế độ kế toán
doanh nghiệp và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC được ban hành là một bước tiến giúp doanh nghiệp
có thể đơn giản hóa công tác nghiên cứu và tuân thủ chế độ kế toán, nhất thể hóa công tác
kế toán tiến tới nâng cao tính minh bạch trong kế toán tài chính, đảm bảo tính có thể so
sánh được về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam với
nhau.
- Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, khi xây dựng hệ thống tài khoản,
doanh nghiệp sẽ tuân thủ đúng với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các
tài khoản cấp 1 và cấp 2; doanh nghiệp chỉ có thể xây dựng hệ thống tài khoản cấp 3 trở


đi cho phù hợp với tình hình quản lý của doanh nghiệp. Vì sự ràng buộc chặt chẽ nói trên
nên việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng bị
nhiều hạn chế.
- Trên thực tế, hệ thống tài khoản của các doanh nghiệp thường lập ra nhằm cho mục đích
báo cáo thuế là chính nên cũng ảnh hưởng đến khả năng xây dựng một hệ thống tài khoản
phục vụ cho mục đích kế toán quản trị của doanh nghiệp.
*Hệ thống báo cáo tài chính: Tương tự như hệ thống tài khoản của doanh nghiệp, hệ
thống Báo cáo tài chính của Việt Nam phải xây dựng tuân theo mẫu do Bộ Tài chính đưa
ra. Trong khi đó, IAS 01 – Trình bày báo cáo tài chính chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải
trình bày đầy đủ các chỉ tiêu tài chính cần thiết trong từng loại báo cáo.
*Hệ thống phương pháp đánh giá tài sản: Đối với phương pháp đánh giá

các tài sản, giống như chuẩn mực kế toán Việt Nam thì chuẩn mực kế toán quốc tế cũng
có phương pháp khấu hao ngoài ra còn có các phương pháp đánh giá tài sản khác là đánh
giá lại và tổn thất. - Nguyên nhân của sự khác biệt này là do Việt Nam chủ yếu đo lường
giá trị tài sản theo phương pháp “giá gốc” hay “giá lịch sử” (historical/ original cost) mà
ít sử dụng phương pháp “giá trị hợp lý” (fair value). Nguyên tắc giá gốc làm cho báo cáo
tài chính của doanh nghiệp Việt Nam mang tính bảo thủ cao, không phản ảnh được một
cách chính xác giá trị hiện tại của các tài sản khi được đánh giá lại. (Bùi Công Khánh,
2007).
- Tuy nhiên, việc đánh giá lại của tài sản đòi hỏi phải có thị trường hoạt động, thị trường
hoạt động là thị trường có đặc điểm sau: các giao dịch trên thị trường là đồng nhất,
thường có thể tìm thấy những người muốn mua và bán, và có sẵn giá cả công khai. Vì ở
thị trường Việt Nam, thị trường hoạt động chưa xây dựng được mức giá chuẩn của một số
tài sản
nên cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá lại giá trị của một số tài sản. Do đặc thù tại Việt
Nam, công tác kế toán đôi khi lại phụ thuộc vào các thông tư hướng dẫn thực hiện các
chuẩn mực kế toán. Các nhân viên thực thi công tác kế toán tại các doanh nghiệp đặc biệt
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không xem trong các nội dung của chuẩn mực mà quá
phụ thuộc vào các thông tư hướng dẫn ban hành kèm theo; đây cũng là một nội dung có
ảnh hưởng đáng kể đến thông tin tài chính được trình bày cho các nhà đầu tư.
Khác với chuẩn mực kế toán Việt Nam, các chuẩn mực kế toán quốc tế được cập nhật lại
hàng năm phù hợp với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thế giới.


Tóm tắt chương 2:
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Về đối tượng
áp dụng

Về phạm vi
hợp nhất

BCTC của
Chính phủ

Về áp dụng cơ
sở kế toán

Chuẩn mực kế toán quốc tế

Kế toán trong lĩnh vực nhà
nước của Việt Nam (viết tắt là
kế toán nhà nước) áp dụng
cho: các đơn vị thu – chi
NSNN; các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp có sử
dụng kinh phí NSNN; các đơn
vị sự nghiệp tổ chức không sử
dụng kinh phí NSNN; các quỹ
tài chính của Nhà nước. Kế
toán nhà nước Việt Nam
không áp dụng cho DN nhà
nước và các DN khác thuộc
mọi thành phần kinh tế .

Trong khi, CMKT công quốc
tế áp dụng cho các đơn vị thuộc
chính quyền trung ương, các
chính quỳên khu vực; chính
quyền địa phương và các đơn vị
trực thuộc các đơn vị này; các
đơn vị cung cấp dịch vụ công

được Nhà nước tài trợ thường
xuyên. Nhà nước chịu trách
nhiệm về tài sản công nợ khi
phá sản. CMKT công không áp
dụng cho DNNN, các đơn vị, tổ
chức công không được tài trợ
thường xuyên để duy trì hoạt
động liên tục.

Kế toán nhà nước Việt Nam quy
định vềviệc lập báo cáo quyết
toán NSNN nhưng chưa xác lập
được nội dung, mẫu biểu và
phương pháp hợp nhất BCTC
Chính phủ.

Còn theo CMKT công quốc tế,
toàn bộ các đơn vị dưới sự
kiểm soát của Chính phủ trong
và ngoài nước hoặc đơn vị
Chính phủ phải chịu trách
nhiệm về tài sản và công nợ khi
giải thể, phá sản đều được tổng
hợp vào BCTC Chính phủ.
Ngoài ra , tổng hợp lập báo cáo
quyết toán chính quyền các cấp.

Các đơn vị kế toán nhà nước
Việt Nam đang áp dụng các cơ
sở kế toán khác nhau . Đơn vị

thu – chi ngân sách áp dụng cơ
sở kế toán tiền mặt có điều
chỉnh (đã theo dõi tạm ứng ,
nợ phải thu , nợ phải trả ); đơn
vị HCSN áp dụng cơ sở kế
toán dồn tích có điều chỉnh (đã
hạch toán đầy đủ nợ phải

Còn CMKT công quốc tế phân
định rõ ràng 2 cơ sở kế toán: kế
toán trên cơ sở tiền mặt ; kế
toán trên cơ sở dồn tích.


thu ,nợ phải trả , tính hao mòn
của TSCĐ nhưng chưa tính
vào chi phí hoạt động trong kỳ
kế toán ).
Về hệ thống
thông tin

Thông tin đầu vào của kế toán
nhà nước Việt Nam do Chính
phủ quy định cụ thể, chia làm
3 loại: lĩnh vực ngân sách ;
lĩnh vực HCSN; lĩnh vực đặc
thù. Còn theo CMKT công
quốc tế , các mẫu thông tin
đầu vào do Hội nghề nghiệp
qui

định.
Thông tin đầu ra của kế toán
nhà nước Việt Nam mới chỉ
dừng lại qui định việc lập
BCTC ở cấp đơn vị và có
tổng hợp BCTC theo từng cấp
ngân sách nhằm phục vụ quyết
toán kinh phí ở đơn vị. Toàn
Chính phủ chưa có qui định
BCTC hợp nhất. Hiện tại , mới
chỉ có báo cáo thống kê tài sản
toàn chính phủ và báo cáo
ngân sách cho Quốc hội.

CMKT công quốc tế qui định 2
loại báo cáo: BCTC của Chính phủ
(báo cáo tổng hợp các đơn vị thuộc
đơn vị thuộc sự kiểm soát của
Chính phủ) và báo cáo ngân sách
(lập theo yêu cầu của Quốc hội).

Về danh mục
BCTC

Kế toán nhà nước Việt Nam
qui định : đơn vị thu – chi
ngân sách phải lập 28 báo cáo,
đơn vị HCSN phải lập 6 báo
cáo và 4 phụ biểu , các đơn vị
đặc thù còn có thêm các báo

cáo đặc thù của ngành.

CMKT công quốc tế qui định
kế toán trên cơ sở tiền mặt lập 1
báo cáo thu – chi tiền mặt, kế
toán trên cơ sở dồn tích lập 5
báo cáo (Báo cáo tình hình tài
chính của đơn vị ; Báo cáo kết
quả hoạt động; Báo cáo sự thay
đổi về tài sản thuần / Vốn chủ
sở hữu ; Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ; Chính sách kế toán và
giải trình BCTC)


Về hàng tồn
kho

Kế toán nhà nước Việt Nam
quy định cuối năm , nguyên
vật liệu , công cụ , dụng cụ đa
mua chưa sử dụng hết cũng
được tính hết vào chi trong kỳ
và được quyết toán .

CMKT công quốc tế (IPSAS
12) lại quy định giá trị hàng tồn
kho chỉ được ghi nhận vào chi
phí trong kỳ cho phù hợp với
doanh thu được ghi nhận.


Về giá trị
XDCB dở
dang , sửa
chữa lớn hoàn
thành

Kế toán trong lĩnh vực Nhà
nước của Việt Nam qui định
cuối năm được tính vào chi và
quyết toán ngay trong kỳ

Còn CMKT công quốc tế
(IPSAS 11) qui định chi phí
được công nhận lá chi trong kỳ
phù hợp với khối lượng hoàn
thành.

Về tài sản cố
định

Theo kế toán Nhà nước của
Việt Nam, khi mua sắm
TSCĐ, tính toán toàn bộ giá trị
tài sản vào số chi trong kỳ,
hàng năm tính hao mòn
TSCĐ, ghi giảm nguồn hình
thành TSCĐ mà chưa thực
hiện khấu hao TSCĐ vào chi
phí trong kỳ đảm bảo phù hợp

với doanh thu và chi phí. Kế
toán nhà nước Việt Nam qui
định tiêu chuẩn TSCĐ hữu
hình, vô hình, hướng dẫn
phương pháp kế toán tăng,
giảm, hao mòn, khấu hao, sửa
chữa nhưng chưa hạch toán
thiết bị quân sự, tài sản là di
sản.

Trong khi đó, CMKT công
quốc tế (IPSAS 17) qui định số
khấu hao mỗi kỳ được ghi nhận
là chi phí; phân chia tài sản phi
tài chính là bất động sản, nhà
xưởng, thiết bị; kế toán cả phần
thiết bị quân sự chuyên dụng,
cơ sở hạ tầng và không hướng
dẫn kế toán tài sản là di sản.

Về tỉ giá hối
đoái và xử lý
chênh lệch tỷ
gía hối đoái

Kế toán Nhà nước Việt Nam
qui định các khoản thu chi
ngân sách bằng ngoại tệ được
qui đổi theo tỷ giá do Bộ Tài
chính công bố. Chênh lệch tỷ

giá được ghi tăng chi hoặc ghi

Còn CMKT công quốc tế
(IPSAS 9) qui định tỷ giá hối
đoái được ghi nhận theo tỷ giá
tại thời điểm phát sinh giao
dịch thường được coi là tỷ giá
giao ngay. Chênh lệch tỷ giá


giảm chi trong kỳ.

được ghi nhận là khoản thu
hoặc chi phí trong kỳ phát sinh.

Kế toán nhà nước Việt Nam
chưa có cơ chế tài chính cụ thể
nên chưa có hướng dẫn hạch
toán đối với bất động sản đầu
tư , nợ tiềm tàng , các công cụ
tài chính…

Còn kế toán quốc tế qui định và
hướng dẫn rõ cách xử lý và
hạch toán kế toán trong từng
trường hợp (bất động sản đầu
tư , nợ tiềm tàng , các công cụ
tài chính…)

Trong kế toán Nhà nước Việt

Nam, kế toán thu – chi ngân
sách qui định giao dịch một
chiều: Kế toán HCSN qui định
giao dịch một chiều với thu,
chi liên quan đến ngân sách;
hai chiều đối với hoạt động
dịch vụ.

Trong hệ thống CMKT công
quốc tế, mới chỉ có CM cho các
giao dịch trao đổi mà chưa có
chuẩn mực cho các giao dịch
một chiều.

Về qui định
kế toán trong
nền kinh tế
siêu lạm phát
và các khoản
dự phòng ,
nợ phải trả
tiềm tàng

Nhà nước Việt Nam chưa qui
định các khoản dự phòng, các
khoản nợ phải trả tiềm tàng.

Trong khi CMKT công quốc tế
(IPSAS 10) đã có hướng dẫn cụ
thể,


Về chi phí đi
vay

Kế toán trong lĩnh vực nhà
nước của Việt Nam qui định
chi phí đi vay hạch toán là
khoản chi ngân sách, chi hoạt
động chưa được vốn hoá.

Còn CMKT công quốc tế
hướng dẫn hạch toán chi phí đi
vay, phương pháp vốn hoá chi
phí vay liên quan đến mua tài
sản , xây dựng hoặc sản xuất tài
sản.

Về thặng dư,
thâm hụt

Kế toán Nhà nước Việt Nam
qui định thu – chi ngân sách
xác định tồn quỹ ngân sách

Trong khi đó, theo CMKT công
quốc tế, thu – chi ngân sách xác
định thặng dư, thâm hụt theo

Về bất động
sản đầu tư ,

nợ tiềm
tàng , công
cụ tài chính

Về giao dịch


trong đó có tính cả các khoản
đi vay (trừ khoản vay cho vay
lại ) và các khoản thu, chi
chuyển nguồn, chuyển niên độ
ngân sách; đơn vị HCSN tính
chênh lệch thu, chi hoạt động
do tiết kiệm kinh phí và chênh
lệch hoạt động kinh doanh
dịch vụ để bổ sung nguồn kinh
phí, tăng thu nhập, trích lập
các quỹ.
.

thu, chi ngân sách các khoản đi
vay hạch toán riêng bù đắp bội
chi; đơn vị dịch vụ công được
nhà nước tài trợ thường xuyên
tính thặng dư thâm hụt hoạt
động thông thường, thặng dư
thâm hụt hoạt động bất thường

Chương 3: Phân tích sự khác biệt của một số khoản mục
trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam so với hệ thống

chuẩn mực kế toán quốc tế.
3.1. Sự khác biệt của phuơng pháp đánh giá các chỉ tiêu.
- Nguyên nhân của sự khác biệt này là do Việt Nam chủ yếu đo lường giá trị tài sản theo
phương pháp “giá gốc” hay “giá lịch sử” (historical/ original cost) mà ít sử dụng phương
pháp “giá trị hợp lý” (fair value). Nguyên tắc giá gốc làm cho báo cáo tài chính của
doanh nghiệp Việt Nam mang tính bảo thủ cao, không phản ảnh được một cách chính xác
giá trị hiện tại của các tài sản khi được đánh giá lại. (Bùi Công Khánh, 2007).
- Tuy nhiên, việc đánh giá lại của tài sản đòi hỏi phải có thị trường hoạt động, thị trường
hoạt động là thị trường có đặc điểm sau: các giao dịch trên thị trường là đồng nhất,
thường có thể tìm thấy những người muốn mua và bán, và có sẵn giá cả công khai. Vì ở
thị trường Việt Nam, thị trường hoạt động chưa xây dựng được mức giá chuẩn của một số
tài sản
nên cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá lại giá trị của một số tài sản. Do đặc thù tại Việt
Nam, công tác kế toán đôi khi lại phụ thuộc vào các thông tư hướng dẫn thực hiện các
chuẩn mực kế toán. Các nhân viên thực thi công tác kế toán tại các doanh nghiệp đặc biệt


là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không xem trong các nội dung của chuẩn mực mà quá
phụ thuộc vào các thông tư hướng dẫn ban hành kèm theo; đây cũng là một nội dung có
ảnh hưởng đáng kể đến thông tin tài chính được trình bày cho các nhà đầu tư.
Khác với chuẩn mực kế toán Việt Nam, các chuẩn mực kế toán quốc tế được cập nhật lại
hàng năm phù hợp với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thế giới.

3.1.1. Kế toán hàng tồn kho.
Chuẩn mực kế toán quốc tế đã không còn sử dụng tính giá hàng tồn kho LIFO (nhập sau
xuất trước – last in first out). Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn cho sử dụng
phương pháp này trong hạch toán kế toán.
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho
được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ
là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất tại thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì

giá vốn hàng bán được tính theo giá lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu
kỳ, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc
gần cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) áp dụng trên giả định là hàng tồn kho được
mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng
tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị vốn hàng bán
được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được
tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Việc tiếp tục cho sử
dụng phương pháp này có thể dẫn đến sự khác biệt trong giá vốn hàng bán trên báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể, nếu sử dụng phương pháp FIFO trong điều kiện có
lạm pháp sẽ dẫn đến giá trị hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán sẽ lớn hơn so với khi
sử dụng phương pháp LIFO; giá vốn hàng bán sẽ thấp hơn so với sử dụng phương pháp
LIFO; lợi nhuận báo cáo sẽ cao hơn so với sử dụng phương pháp LIFO.

3.1.2. Kế toán Tài sản cố định hữu hình
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03, phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản cố
định hữu hình chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại Việt Nam.
Ngoài ra, giá trị tài sản cố định hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu chỉ cho phép sử dụng
phương pháp giá gốc và không được phép đánh giá lại. Nên, giá trị tài sản cố định theo sổ


sách tại một thời điểm nào đó có thể không phản ánh chính xác giá trị của tài sản cố định
dẫn đến sự so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau có thể không phù hợp. Theo quy định
hiện hành, ghi nhận tài sản cố định tại Việt Nam dựa vào giá trị tài sản cụ thể là
10.000.000 đồng nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong ghi nhận tài sản cố định của
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp do đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
việc ấn định giá trị tài sản có thể gây khó khăn, chẳng hạn như một doanh nghiệp sản
xuất máy bay thì các phụ tùng (bù lon, đinh tán) kèm theo giá có thể lên đến vài ngàn đô
cao hơn gấp nhiều lần so với giá trị quy định.

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16, việc xác định giá trị tài sản cố định sau ghi nhận
ban đầu có hai phương pháp là phương pháp giá gốc hoặc phương pháp đánh giá lại. Giá
đánh giá lại phải là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản
lỗ do giá trị tài sản bị tổn thất. Khi việc đánh giá lại làm tăng giá trị tài sản thì số chênh
lệch giá này cần được ghi tăng khoản mục thặng dư đánh giá lại (phần nguồn vốn), trừ
trường hợp tài sản này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đã được
ghi vào chi phí thì số đánh giá tăng lần này cần được ghi nhận là thu nhập. Ngược lại, khi
đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản thì số chênh lệch giá vượt quá số có thể ghi giảm vào
mục thặng dư đánh giá lại (là số hiện đang ghi nhận là thặng dư đánh giá lại của cùng
tài sản) cần được ghi nhận là chi phí. Việc ghi nhận thu nhập và chi phí phát sinh sau khi
tài sản được đánh giá lại gây ảnh hưởng đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, làm
cho thu nhập tăng lên hoặc giảm xuống ảnh hưởng đến đánh giá của nhà đầu tư đối với
doanh nghiệp.
Ví dụ, vì giá trị quyền sử dụng đất thường tăng giá theo thời gian, nên giá trị hiện tại của
giá trị quyền sử dụng đất có thể cao hơn rất nhiều lần so với giá trị ghi nhận trên sổ sách.
Nếu không đánh giá lại, giá trị tài sản trên sổ sách có thể nhỏ hơn nhiều so với giá trị thực
của doanh nghiệp. Đồng thời, thu nhập mang lại do công tác đánh giá sẽ làm báo cáo kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn.
Qua khảo sát tại doanh nghiệp A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì có vốn đầu tư
nước ngoài đã lập báo cáo tài chính theo cả hai chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn
mực kế toán Quốc tế, trong đó tài sản cố định được đánh giá lại làm tăng nguyên giá và
thời gian khấu hao tài sản cố định. Cụ thể, giá trị tài sản cố định vào ngày 30/09/2008 có
sự chênh lệch tăng từ 54.065.350.040 đồng (theo VAS) lên đến 88.111.739.002 đồng
(theo IAS) cộng thêm các tác động của việc hạch toán các chi phí và do ảnh hưởng của


chênh lệch tỷ giá làm cho tổng lợi nhuận thuần lũy kế có sự chênh lệch đáng kể (theo
VAS đang lỗ 28.419.149.291 đồng trở thành lỗ 52.464.856.500 đồng theo IAS).

3.1.3. Kế toán các khoản đầu tư

Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết Công ty liên kết là công ty trong đó nhà
đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh
của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể là nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua các công ty con ít nhất 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư,
trừ khi có quy định hoặc thõa thuận nào khác. Phương pháp vốn chủ sở hữu là phương
pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều
chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên
nhận đầu tư. Báo cáo kết quả kinh doanh phải phán ảnh phần sở hữu của nhà đầu tư trong
kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư. Phương pháp giá gốc là phương pháp kế toán
mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không được điều chỉnh thay
đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết
quả kinh doanh chỉ phản ánh phần thu nhập của nhà đầu tư được phân chia từ lợi nhuận
thuần lũy kế của bên nhận đầu tư phát sinh sau ngày đầu tư. Theo chuẩn mực kế toán
quốc tế, trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, các khoản đầu tư vào công ty liên
kết có thể trình bày theo phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ kế toán
các khoản đầu tư vào công ty liên kết chỉ được sử dụng theo phương pháp giá gốc. Việc
không sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu sẽ không phản ánh kịp thời giá trị các khoản
đầu tư của công ty, đặc biệt trong trường hợp được tăng giá do hiệu quả kinh doanh của
công ty liên kết. Kế toán các khoản đầu tư vào công ty con
Công ty con là công ty chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác, kiểm soát là quyền
chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích
kinh tế từ hoạt động của doanh nghiệp đó. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, trong báo
cáo tài chính riêng của công ty mẹ, các khoản đầu tư vào công ty con có thể trình bày
theo phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ kế toán
các khoản đầu tư vào công ty con chỉ được sử dụng theo phương pháp giá gốc. Việc
không sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu sẽ không phản ánh kịp thời giá trị các khoản
đầu tư của công ty, đặc biệt trong trường hợp được tăng giá do hiệu quả kinh doanh của
công ty con.



3.1.4. Kế toán bất động sản đầu tư
Bất động sản đầu tư là bất động sản bao gồm quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của
nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ hoặc người đi thuê tài sản theo hợp
đồng tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà
không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các
mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.
Đối với nhiều doanh nghiệp, bất động sản đầu tư là một trong những hoạt động quan
trọng của doanh nghiệp. Trước năm 2001, theo chuẩn mực kế toán quốc tế, bất động sản
đầu tư được coi là một hoạt động đầu tư tài chính và nó được trình bày như một công cụ
tài chính trong mục các khoản đầu tư tài chính trên Bảng cân đối kế toán. Nhưng với sự
biến động của tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, hoạt động đầu tư bất động sản chiếm
tỷ trọng cao trong một số các doanh nghiệp, chính vì vậy IASB đã ban hành chuẩn mực
riêng cho bất động sản đầu tư
IAS 40 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001, chuẩn mực này yêu cầu bất động sản đầu tư phải
được trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán để đáp ứng yêu cầu thông tin cho
người đọc Báo cáo tài chính.
Mặc dù VAS 05, được xây dựng dựa trên IAS 40 tuy nhiên vẫn có sự khác biệt trong
phương pháp xác định giá của Bất động sản đầu tư. Theo IAS 40, bất động sản đầu tư
được ghi nhận ban đầu theo giá gốc và doanh nghiệp được phép
lựa chọn một trong hai phương pháp ghi nhận giá trị của bất động sản đầu tư sau khi ghi
hận ban đầu đó là phương pháp giá gốc và phương pháp giá trị hợp lý. Theo phương pháp
giá gốc có nghĩa là bất động sản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, định kỳ trích
khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Bất động sản đầu tư được theo dõi theo ba chỉ
tiêu: nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại.
Theo phương pháp giá trị hợp lý, bất động sản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc
và được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Chênh
lệch giữa giá gốc và giá trị hợp lý được hạch toán như một khoản thu nhập và chi phí
trong kỳ kinh doanh. Vì đặc điểm của bất động sản thường tăng giá theo thời gian, nên

sau thời gian sử dụng, giá trị tòa nhà có thể cao hơn nhiều lần so với nguyên giá ban đầu.
Nên, nếu giá trị bất động sản đầu tư được theo dõi bằng phương pháp giá gốc có thể sẽ
nhỏ hơn nhiều lần so với phương pháp giá trị hợp lý.


×