Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

GIÁO TRÌNH QUẢN lý bộ PHẬN máy máy TRƯỞNG tàu cá HẠNG 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 93 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN:

QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY
MÃ SỐ: MĐ05
NGHỀ: Máy Trưởng Tàu Cá Hạng 4
Trình độ: Sơ cấp nghề


1

LỜI GIỚI THIỆU
Nước ta với chiều dài hơn 2.000 Km bờ biển trải dài từ bắc tới nam. Nghề
khai thác thủy sản của nước ta hình thành từ rất sớm và ngày càng phát triển
với rất nhiều loại nghề khai thác khác nhau. Mỗi loại nghề có một đặt thù riêng
và có những trang thiết bị riêng. Với sự phát triển chung của xã hội , trang thiết
bị phục vụ cho nghề cá ngày một cải tiến và hiện đại hơn. Chính vì lẽ đó mà
người máy trưởng trên tàu cá phải được trang bị kiến thức ngày càng nhiều
hơn, nắm vững được các cấu tạo, vận hành và sửa chữa được các loại trang
thiết bị hiện đại và phức tạp.
Đáp ứng yêu cầu thực tế đó, giáo trình mô đun môn học : “Vận hành các
thiết bị cớ khí” được biên soạn để cung cấp một số kiến thức cơ bản về cấu tạo,
nguyên lý và cách vận hành cũng như cách xử lý, sửa chữa các sự cố của một
số máy móc, thiết bị thường gặp trên tàu cá, giúp cho người máy trưởng sử
dụng các thiết bị đó có hiệu quả cao hơn, tạo cơ sở để nâng cao tính hiệu quả
của từng chuyến biển, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho tàu.
Giáo trình này là phần tiếp theo của các giáo trình mô đun : “Vận hành
máy chính”, “vận hành hệ thống điện”, ”Vận hành hệ thống lạnh”, “Chuẩn bị
vật tư thiết bị”.


Các nội dung sẽ đề cập trong giáo trình mô đun này gồm :
- Kiểm tra hệ trục chân vịt
- Kiểm tra hệ thống lái
- Vận hành máy tời, cẩu
- Vận hành máy nén khí
- Vận hành máy bơm nước ly tâm
- Vận hành máy khai thác
- Khắc phục các sự cố trên các thiết bị cơ khí
Trong quá trình biên soạn tài liệu này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều
đóng góp và tài liệu của các đồng nghiệp, của các máy trưởng, thợ máy đang
làm việc ở xi nghiệp đóng sửa tàu và dưới tàu cá. Nhóm biên soạn chúng tôi
xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu đó và sẽ cố gắng hơn nữa
trong những giáo trình sau.
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên
2……….


2
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU

1

MỤC LỤC


2

MÔ ĐUN VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ

5

Bài 1 : KIỂM TRA HỆ TRỤC CHÂN VỊT

6

1.

Cấu tạo hệ trục chân vịt

6

2.

Ảnh hưởng của hệ trục chân vịt đến tính năng của tàu

8

3.

Kiểm tra hệ trục chân vịt

8

3.1. Kiểm tra chân vịt


8

3.2. Kiểm tra trục chân vịt

10

3.3. Kiểm tra bạc trục chân vịt

14

Bài 2 : KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI

16

1.

Cấu tạo hệ thống lái cơ (hình 2.1)

16

2.

Cấu tạo hệ thống lái thủy lực (hình 2.9)

17

3.

Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái cơ


20

4.

Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái thủy lực

21

4.1. Kiểm tra và vệ sinh két dầu thủy lực

21

4.2. Kiểm tra mối nối và vệ sinh đường ống dầu

22

4.3 Kiểm tra, vệ sinh bơm thủy lực

22

4.4. Kiểm tra vệ sinh bộ điều khiển

23

4.5. Kiểm tra, vệ sinh xilanh thủy lực

23

Bài 3 : VẬN HÀNH TỜI, CẨU
1.


2.

3.

25

Tời neo

25

1.1. Cấu tạo

25

1.2. Vận hành

28

Tời kéo lưới.

29

2.1. Cấu tạo

29

2.2. Vận hành

31


Cần cẩu

32


3

4.

3.1. Cấu tạo

32

3.2 Vận hành cần cẩu

34

Bảo dưỡng tời, cẩu

35

4.1. Chọn và kiểm tra xích, cáp, ma ní

35

4.2. Bảo dưỡng tời neo

40


4.3. Bảo dưỡng tời kéo lưới

40

4.4. Bảo dưỡng cẩu

41

Bài 4 : VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ

42

1.

Cấu tạo máy nén khí

42

2.

Vận hành máy nén khí

45

3.

Lập lịch bảo dưỡng máy nén khí

46


4.

Bảo dưỡng và vệ sinh máy nén khí

48

Bài 5 : VẬN HÀNH BƠM NƯỚC LY TÂM

50

1.

Cấu tạo bơm ly tâm

50

2.

Vận hành bơm ly tâm.

52

3.

Lập lịch bảo dưỡng máy bơm nước

53

4.


Vệ sinh, bảo dưỡng bơm nước

55

Bài 6 : VẬN HÀNH MÁY KHAI THÁC
1.

2.

3.

Thiết bị khai thác trên tàu lưới Vây :

57

1.1. Cấu tạo

58

1.2. Vận hành

62

Thiết bị khai thác trên tàu lưới Rê.

63

2.1. Cấu tạo

63


2.2. Vận hành

66

Thiết bị khai thác trên tàu Câu Vàng

67

3.1. Cấu tạo

67

3.2 Vận hành thiết bị cơ khí trên tàu câu vàng

72

Bài 7 : XỬ LÝ, KHẮC PHỤC SỰ CỐ CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ
1.

57

Khắc phục sự cố về Hệ thống thủy lực

74
74

1.1. Sự cố hết dầu thủy lực :

74


1.2. Sự cố mất áp lực dầu

75


4
2.

Khắc phục sự cố về tời

76

3.

Khắc phục sự cố về cần cẩu

76

4.

Khắc phục sự cố về máy nén khí

77

5.

4.1. Mất áp lực khí nén

77


4.2. Khí ra có nước

78

Khắc phục sự cố về máy bơm ly tâm

78

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

81

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG

92

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH

92


5

MÔ ĐUN VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ
Mã mô đun: MĐ05
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun này nhằm cung cấp cho học viên một số kiến thức về cấu tạo,
nguyên lý làm việc và cách kiểm tra một số thiết bị cơ khí thường gặp
trên tàu cá.

- Mô đun cũng cung cấp các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc vận
hành các thiết bị trên tàu như : máy tời, máy cẩu, máy nén khí, máy bơm
nước,… Cũng như cách sửa chữa, khắc phục một số hư hỏng thường gặp
trên các thiết bị đó
- Trong quá trình học, các học viên sẽ được trang bị thêm các kiến thức và
rèn luyện ý thức an toàn lao động, ý thức bảo vệ môi trường.
- Trong mô đun, phần lý thuyết được trình bày sơ lược và minh họa hình
ảnh, chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thực hành của các học viên trên
máy.
- Phần đánh giá kết quả dựa vào kết quả đạt được khi thực hiện các bài
thực hành.


6

Bài 1 : KIỂM TRA HỆ TRỤC CHÂN VỊT
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được ảnh hưởng của hệ trục chân vịt đến các tính năng của tàu
- Trình bày được cấu tạo của hệ trục chân vịt.
- Kiểm tra được chân vịt
- Kiểm tra được trục chân vịt
- Thực hiện được một số công việc bảo dưỡng hệ trục chân vịt.
- Có ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường.
A. NỘI DUNG
Hệ trục chân vịt là một trong ba bộ phận có ảnh hưởng lớn đến tính năng
hoạt động của tàu. Hư hỏng của hệ trục sẽ kéo theo các sai lệch chế độ làm việc
và hiệu suất của tàu.
Kiểm tra hệ trục hệ trục chân vịt thường xuyên là công việc rất quan trọng,
nó đảm bảo tàu hoạt động ổn định và nâng cao hiệu quả khai thác.

1. Cấu tạo hệ trục chân vịt

Hình 1.1 – Bố trí chung của hệ trục chân vịt


7

Hình 1.2 – Cấu tạo của hệ trục chân vịt
Cấu tạo của hệ trục chân vịt (hình 1.1 và 1.2) gồm các phần tử chính bắt đầu từ
mặt bích hộp số như sau :
- Bích nối vào hộp số (mặt Túc tô) : Mặt này có nhiệm vụ kết nối trục
chân vịt vào hộp số, truyền lực từ hộp số đến hệ trục chân vịt.
- Trục trung gian : Với một tàu khi máy chính nằm cách xa đuôi tàu, hệ
trục chân vịt có thêm trục trung gian để nối thêm vào trục chân vịt. Tùy
chiều dài của trục trung gian mà trên trục có thể có thêm gối đỡ trục.
- Trục chân vịt : Là trục nối với chân vịt phía đuôi tàu
- Bạc trục chân vịt : là phần tử quan trọng trong hệ trục nó nằm trên vỏ
tàu, làm nhiệm vụ giảm ma sát cho trục chân vịt đồng thời ngăn cản
nước biển thâm nhập vào tàu.
- Chân vịt : Là thiết bị biến đổi lực quay của máy truyền dẫn qua hệ trục
thành lực đẩy để dẩy tàu. Các thông số quan trọng nhất của chân vịt là số
cánh, bước xoắn và đường kính cánh.

Hình 1.3 – Chân vịt tàu


8

2. Ảnh hưởng của hệ trục chân vịt đến tính năng của tàu
(Sự đồng bộ của hệ Máy – Vỏ – Chân vịt).

Trong quá trình hoạt động chạy tàu thì các thông số của hệ trục chân vịt có ảnh
hưởng rất lớn đến tính năng chạy tàu. Trong hệ trục chân vịt thì ảnh hưởng của
chân vịt đến tính năng của tàu là lớn nhất.
Khi một trong các thông số chính của chân vịt như : số cánh chân vịt , bước
xoắn, đường kính cánh thay đổi thì sẽ làm cho lực đẩy của chân vịt thay đổi. Sự
thay đổi này tác động lên máy tàu làm cho máy chính hoạt động không đạt.
- Khi lực đẩy của chân vịt giảm, tàu sẽ bị chạy chậm hơn dù tốc độ quay
của chân vịt không giảm, hiện tượng này ta gọi là hiện tượng nhẹ tải.
- Khi lực đẩy của chân vịt tăng , lực đạp của chân vịt vào nước tăng làm
tăng lực cấp của máy chính dù tốc độ máy không đổi, hiện tượng này gọi
là hiện tượng nặng tải.
Cả hai hiện tượng nhẹ tải và nặng tải đều không tốt cho máy, nó làm tăng chi
phí nhiên liệu, giảm tuổi thọ máy. Do vậy nên chọn lựa hệ thống chân vịt phù
hợp với máy và vỏ tàu, đây chính là sự đồng bộ của máy – vỏ - chân vịt.
3. Kiểm tra hệ trục chân vịt
3.1. Kiểm tra chân vịt
- Do chân vịt có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hiệu quả của tàu. Trong
quá trình hoạt động chân vịt thường bị rỗ, xâm thực bề mặt hoặc bị biến
đổi hình dạng cánh, độ nghiệng cánh thay đổi do va đập vật cứng. Định
kỳ sau mỗi chuyến biển phải kiểm tra chân vịt.

Hình 1.4 – Chân vịt bị rổ mặt
Các công việc cần khi kiểm tra chân vịt là:
3.1.1. Kiểm tra bề mặt chân vịt


9
- Khi bề mặt cánh bị rổ làm cho khả năng đẩy của chân vịt giảm tàu không
đạt lên vận tốc thiết kế ban đầu.
- Xoay chân vịt kiểm tra kỹ bề mặt cánh chân vịt xem có bị xâm thực hay

tỳ vết hay không. Nếu cánh chân vịt bị rổ, xâm thực ta phải tháo chân vịt
ra và đánh bóng lại bề mặt cánh chân vịt. (hình 1.4)
3.1.2. Kiểm tra hình dạng cánh :
- Khi hình dạng các cánh chân vịt bị thay đổi khiến cho lực đạp nước của
các cánh không đều nhau, đuôi tàu rung lắc rất mạnh gây hư hỏng hệ trục
cũng như thân tàu.
- Nếu cánh chân vịt bị gãy, mẻ nặng ta phải thay mới, trong trường hợp bị
nhẹ ta có thể đấp hàn và gò lại. (hình 1.5)

Hình 1.5 – Cánh chân vịt bị cong, biến dạng
3.1.3. Kiểm tra độ nghiêng của các cánh chân vịt:
Đây chính là kiểm tra bước xoắn của từng cánh chân vịt , tránh hiện tượng độ
nghiêng của các cánh khác nhau khi chạy trong nước sẽ tạo lực đạp của từng
cánh khác nhau làm cho tàu rung lắc.
Cách thức kiểm tra như sau :
- Mở ốc hãm phía sau chân vịt, tháo cánh chân vịt ra khỏi hệ trục.
- Đặt cánh lên mặt phẳng.
- Vẽ vòng tròn có bán kính bằng 2/3 bán kính chân vịt.
- Đánh ký hiệu A1 vào mép thấp chổ tiếp giáp vòng tròn với mép thấp
cánh thứ nhất và B1 vào mép cao chổ tiếp giáp vòng tròn với mép cao
cánh thứ nhất.
- Làm tương tự cho các cánh còn lại
- Dùng thước đo khoản cách của các điểm A1, A2, A3,… với mặt phẳng
đặt cánh chân vịt và kiểm tra độ đồng đều các kích thước đó
- Làm tương tự cho các điểm B1, B2, B3,…


10
- Nếu có kích thước của cánh nào không giống các kích thước của các
cánh khác, chứng tỏ độ xoắn của cánh đó bị thay đổi, ta phải nắn lại cánh

đó.

Hình 1.6 – Kiểm tra bước xoắn cánh chân vịt
3.2. Kiểm tra trục chân vịt
Trong quá trình vận hành tàu trục chân vịt có thể bị lệch khỏi vịt trí ban đầu, do
đó sau một thời gian hoạt động ta phải tiến hành kiểm tra lại trục chân vịt. Các
thông số cần kiểm tra là
3.2.1. Đường kính trục chân vịt
- Sau một thời gian hoạt động, do có tiếp xúc ma sát nên giữa bạc và trục
chân vịt sẽ bị mòn.
- Sau một thời gian hoạt động ta phải tiến hành kiểm tra đường kính trục
chân vịt đoạn nằm trong gối đỡ hoặc bạc trục chân vịt.
- Nếu nhận thấy chân vịt bị mòn, ta có thể hàn đấp và mài lại trục chân vịt
hoặc ta tiện trục nhỏ lại và thay bạc trục mới.
3.2.2. Độ thẳng trục chân vịt
- Do trục chân vịt là nơi truyền lực quay của động cơ ra chân vịt và truyền
lực đẩy từ chân vịt lên vỏ tàu, nên các ngoại lực tác động vào trục là rất
lớn. Chính vì thế trục chân vịt rất dễ bị cong vênh sau một thời gian làm
việc.
Để kiểm tra độ thẳng của trục chân vịt ta làm theo cách sau :
+ Cách 1 : Đặt thước thẳng có độ dài từ 1,5 – 2m lên trục, tiến hành xoay trục
và quan sát độ hở giữa thước và trục (hình 1.7a). Nếu có khe hở giữa thước và
trục thì ta xác định trục bị cong.


11

Hình 1.7a – Kiểm tra độ cong trục chân vịt bằng thước thẳng

Hình 1.7b – Kiểm tra trục chân vịt bằng thước góc

+ Cách 2 : Trong nhiều trường hợp, trục chân vịt ngắn và nằm trong đáy tàu
nên không thể đặt thước và kiểm tra theo cách trên. Lúc này ta có thể kiểm tra
như sau :
- Tháo bulon mặt bích nối trục và hộp số máy
- Đặt thước đo góc vào vành bích nối sao cho tâm thước trùng với đường
tâm trục (hình 1.7b)
- Xoay nhẹ trục và quan sát đầu thước. Nếu đầu thước không chạm vào
đường tâm trục ta có thể khẳng định trục bị cong.
3.2.3. Độ ngáp trục, độ lệch trục
Độ ngáp trục và độ lệch trục là hai yếu tố rất dễ xảy ra với hệ trục đặc biệt là
khi lắp máy mới hoặc đại tu máy.
- Độ ngáp trục là trường hợp khi trục chân vịt và tấm trục chính máy (hộp
số) không thẳng với nhau mà lếch nhau một góc. (hình 1.8a)


12
- Độ lệch trục là khi đường tâm trục chân vịt và đường tâm trục máy (hộp
số) có độ cao thấp khác nhau. (hình 1.8b)

Hình 1.8a – Ngáp trục

Hình 1.8b – Lệch tâm trục

Để kiểm tra độ ngáp trục ta làm như sau :
™ Tháo bulon mặt bích nối trục chân vịt và hộp số (mặt túc tô)
™ Dùng thước lá đo 4 điểm xung quang mặt bích,
™ So sánh độ hở của 4 điểm xác định độ ngáp của trục. Nếu khe hở 4
điểm sai khác hơn 0.05 mm ta phải căn chỉnh lại hệ trục (hình 1.9a)

Hình 1.9a – Kiểm tra ngáp trục


Hình 1.9b – Kiểm tra lệch trục

Hình 1.10 – Đồng hồ so và thước lá


13
Để xác định độ lệch trục ta làm như sau :
- Tháo bulon bích nối trục chân vịt và hộp số (mặt túc tô)
- Gắn đồng hồ so vào mặt bích của trục, kim đồng hồ tỳ lên mặt bích hộp
số
- Chình cho kim đồng hồ về “0”
- Xoay nhẹ trục chân vịt 3600 và quan sát kim của đồng hồ so. Nếu kim
đồng hồ so bị lệch khỏi giá trị “0” ta xác định độ lệch của trục chân vịt
và trục máy (hộp số).
Khi hệ trục bị ngáp hơn 0.05mm hoặc bị lệch trên 0.05mm Ta phải căn chỉnh
lại chân máy. Cách thức tiến hành như sau ;
- Tháo bulon bích nối trục chân vịt và hộp số (mặt túc tô)
- Kiểm tra xem trục chân vịt bị ngáp dương hay ngáp âm. Nếu ngáp dương
nghĩa là đầu máy cao hơn tâm trục, lúc đó ta phải hạ bớt chiều cao chân
máy phía trước. nếu ngáp âm nghĩa là đầu máy thấp hơn tâm trục ta phải
căn thêm chiều cao chân máy phía trước
- Khi kiểm tra phát hiện trục bị lệch dương, tức là tâm trục máy cao hơm
tâm trục chân vịt, khi đó ta phài hạ bớt cao độ chân máy (giảm miếng
shim căn chân máy)
- Khi kiểm tra phát hiện trục bị lệch âm, tức là tâm trục máy thấp hơm tâm
trục chân vịt, khi đó ta phài nâng cao độ chân máy (tăng miếng shim căn
chân máy)
Thao tác căn chân máy như sau :
- Tháo bulon chân máy

- Dùng bulon căn vặn vào lỗ căn chân máy
- Vặn chặt bulon căn cho đến khi chân máy hở lên khỏi tấm chân máy


14

Hình 1.11 – Căn chân máy
- Rút miếng shim căn trong chân máy ra, trong trường hợp muốn giảm cao
độ chân máy. Nếu muốn tắng cao độ chân máy ta thêm miếng shim vào.
Lưu ý có nhiều cở shim với độ dày khác nhau , tùy theo cao độ chân máy
muốn tăng hay giảm mà ta thêm hay bớt miếng shim có độ dày phù hợp.
3.3. Kiểm tra bạc trục chân vịt
- Do phải làm việc liên tục trong môi trường ma sát và tải trọng lớn, nên
bạc trục chân vịt rất đễ bị hư mòn.
- Để kiểm tra độ mòn của bạc trục ta dùng thước kẹp đo đường kính trục
và đường kính lỗ bạc trục.

Hình 1.12 – thước kẹp


15

Hình 1.13 – Bạc trục chân vịt
Khi bạc trục bị mòn quá giới hạn cho phép ta phải thay bạc trục mới.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Mô tả cấu tạo và chức năng của từng bộ phận chính trong hệ trục?
Bài tập 2: Thực hiện công việc kiểm tra và căn chỉnh khi trục chân vịt bị ngáp,
lệch tâm.
C. Ghi nhớ:
- Hệ trục chân vịt có ảnh hưởng rất lớn đến tính năng của con tàu. Phải

kiểm tra cánh chân vịt, trục chân vịt, bạc trục chân vịt định kỳ sau mỗi
chuyến biển.
- Phải đảm bảo đường tâm trục chân vịt và đường tâm trục ra của máy
luôn nằm trong giới hạn cho phép (0.05 mm). Nêu lớn hơn giới hạn phải
căn chỉnh lại chân máy và trục chân vịt.
- Trong quá trình kiểm tra phải tuân thủ đúng các quy tắc an toàn
- Nên kiểm tra độ chính xác của thiết bị đo trước khi sử dụng.


16

Bài 2 : KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Biết được cấu tạo của hệ thống lái cơ
- Biết được hệ thống lái thủy lực
- Kiểm tra được các chi tiết trong hệ thống lái cơ
- Kiểm tra được các chi tiết trong hệ thống lái thủy lực
- Thực hiện bảo dưỡng một số thiết bị trong hệ thống lái cơ
- Thực hiện bảo dưỡng một số thiết bị trong hệ thống lái thủy lực
- Có ý thúc vệ sinh môi trường
- Có tinh thần trách nhiệm và ý thức an toàn lao động
A. Nội dung:
Hệ thống lái tàu là thiết bị dùng để điều khiển hướng di chuyển của tàu.
Hệ thống lái phải thực thi chính xác các điều khiển của người lái tàu, các hành
động sai với mong muốn của người điều khiển có thể gây ra các tai nạn
nghiêm trọng.
Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng nếu có của hệ thống lái là công việc hết
sức quan trọng trong quá trình vận hành tàu.
1. Cấu tạo hệ thống lái cơ (hình 2.1)


Hình 2.1 – Hệ thống lái cơ


17
Hệ thống lái cơ gồm :
- Tay quay (vô lăng) : Là thiết bị mà người lái tàu điều khiển bánh lái

Hình 2.2 – Tay quay

Hình 2.3 – Puly (ròng rọc)

- Hộp giảm tốc (hộp số) : Hộp này gồm bộ bánh răng và trục xoay cáp,
thông qua bộ này làm tăng lực quay của bánh lái. Việc quay vô lăng nhẹ
nhàng hơn
- Pully chuyển hướng : Dùng để chuyển dây cáp lái đi theo đúng hướng
- Dây cáp truyền động : Dây này dùng để truyền chuyển động từ tay lái
đến bánh lái
- Bánh lái : Dùng đế lái hướng chạy tàu
- Trục bánh lái : Dùng để đỡ bánh lái
Nguyên lý hoạt động của hệ thống :
- Khi người lái tàu quay vô lăng, thông qua bộ bánh răng sẽ làm quay trục
cuốn cáp điều khiển.
- Trục cáp quay sẽ cuốn cáp bên thuận chiều quay và thả dây cáp theo
chiều ngược lại. Nhờ lực căng của dây cáp tác động lên trục bánh lái làm
bánh lái xoay theo.
Hệ thống lái này rất đơn giản và được gắn lên hầu hết các tàu cở nhỏ.
2. Cấu tạo hệ thống lái thủy lực (hình 2.9)
Hệ thống lái thủy lực trên tàu gồm các bộ phận chính sau:
- Vô lăng: dùng để người lái tàu điều khiển bánh lái.

- Két dầu thủy lực: Là két dùng để chứa dầu thủy lực


18
- Bơm thủy lực: là thiết bị cung cấp dầu có áp lực cho hệ thống thi hành.
Bơm thủy lực có rất nhiều dạng, nhưng trong thực tế có các dạng sau:
 Bơm Piston: là loại bơm gồm nhiều piston lắp tròn quanh trục

Hình 2.4 – Cấu tạo bơm piston chuyển động xoay
 Bơm cánh gạt : là loại bơm cao tốc, nhờ sự thay đổi độ lệch tâm của các
cánh gạt mà thể tích bên trong bơm thay đổi, nhờ đó thay đổi áp lực dầu trong
bơm.

Hình 2.5 – Bơm piston hướng kính

Hình 2.6 – Bơm cánh gạt

 Bơm bánh răng : là loại bơm thấp tốc, có hành trình không thay đổi, bơm
có bánh răng chủ động và một bánh răng bên trong bơm, sự thay đổi thể tích
của buồng hút và buồng nén do sự vào khớp và ra khớp của các bánh răng.


19

Hình 2.7 – Bơm bánh răng

Hình 2.8 – Bơm trục vít

 Bơm trục vít : cấu tạo của bơm này gần giống với bơm bánh răng, nó
gồm 2 trục vít ăn khớp với nhau, nhờ chiều dài của trục vít nên áp lực nén của

loại bơm này là rất lớn.
- Ống dầu thủy lực : Là đường ống dẫn dầu áp lực từ bơm đến các bộ phận
thi hành và đưa dầu về. Nó gồm 1 ống dầu từ bơm đến bộ điều khiển, 2
ống từ bộ điều khiển đến cơ cấu thi hành như motor thủy lực hoặc xilanh
thủy lực, 1 ống dầu hồi từ bộ điều khiển trở về két.
- Bộ điều khiển van : Đây là bộ phận điều khiển đóng mở đường ống điều
khiển cơ cấu thi hành như motor thủy lực hoặc xilanh thủy lực.
- Xilanh thủy lực : Đây là cơ cấu thi hành, tùy theo cở tàu mà nó có thể
gồm 1 hoặc 2 xilanh bắt vào trụ quay bánh lái.
- Bánh lái : Là thiết bị dùng để điều khiển tàu.
- Trụ bánh lái : dùng để đở bánh lái và trục để xoay bánh lái.
Hệ thống lái này được lắp đặt nhiều trên các tàu cở trung trở lên. Nó có ưu
điểm là dễ vận hành, lực quay tay lái nhẹ, ít hỏng hoc và kết hợp được với
nhiều thiết bị khác như tời, cầu,…


20

Hình 2.9 – Hệ thống lái thủy lực
3. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái cơ
Do cấu tạo đơn giản của hệ thống lái cơ nên công việc kiểm tra và bảo dưỡng
hệ thống này chủ yếu tập trung vào kiểm tra và bôi trơn dây cáp điều khiển
nhằm giảm ma sát trên dây, làm giảm lực quay của vô lăng lái.


21

4. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái thủy lực
- Vì cơ cấu thủy lực là cơ cấu có độ chính xác cao, nên việc sửa chữa các
thiết bị thủy lực phải do người am hiểu về thủy lực và có tay nghề cao

thực hiện. Trong khuôn khổ của giáo trình này chỉ trình bày việc kiểm tra
và bảo dưỡng bên ngoài của hệ thống.
4.1. Kiểm tra và vệ sinh két dầu thủy lực
- Dầu thủy lực dùng trong hệ thống thủy lực thường loại dầu có độ nhớt
thấp (độ nhớt 10) và có khả năng chịu nén rất cao. Cũng như các loại dầu
nhớt khác, dầu thủy lực sẽ bị hư nếu có lẫn nước. Khi nước lẫn vào dầu,
dầu sẽ có màu tắng đục như màu cà phê sữa và phải bỏ toàn bộ dầu và
thay dầu mới.
 Chuẩn bị dụng cụ :
+
+
+
+
+

Bộ cờ lê
Bơm dầu tay
Thùng đựng dầu
Giẻ lau
Vòi hơi

 Kiểm tra mức dầu trong két : Trên mỗi két dầu thường được bố trí mắt
thăm dầu, hằng ngày trước khi vận hành thiết bị ta phải kiểm tra xem mức
dầu trên mắt dầu (hình 2.3). Nếu thiếu phải châm thêm.

Hình 2.10 – Cấu tạo bơm và két dầu


22
 Kiểm tra lọc dầu : Định kỳ sau khoảng 1000 giờ chạy phải kiểm tra và vệ

sinh lọc dầu. Các bước tiến hành như sau :
+
+
+
+

Bước 1 : Mở nắp bộ lọc dầu
Bước 2 : Lấy lọc dầu ra ngoài.
Bước 3 : Để lọc vào khay đựng, vệ sinh lọc dầu bằng dầu mới
Bước 4 : Dùng vòi hơi xịt lại lọc. Lặp lại bước trên cho đến khi
sạch cặn bẩn trên lọc.
+ Bước 5 : Lắp lọc vào
+ Bước 6 : Lắp nắp đậy bộ lọc
+ Bước 7 : Vệ sinh môi trường và dọn dẹp dụng cụ

 Thay dầu trong két: Khi kiểm tra thấy dầu trong két bị lẫn nước hoặc quá
dơ ta phải thay mới toàn bộ dầu thủy lực trong két và trên đường ống.
4.2. Kiểm tra mối nối và vệ sinh đường ống dầu
- Sau một thời gian hoạt động khoảng 1500 giờ đến 2000 giờ ta phải tiến
hành kiểm tra các mối nối trên đường ống dẫn dầu. Nếu mối nối nào bị
xì dầu ta tháo ra dùng cao su non quấn vào và nối lại.
- Khi dầu bị quá dơ hoặc bị lẫn nước, tháo toàn bộ ống dầu và vệ sinh toàn
bộ đường ống.
4.3 Kiểm tra, vệ sinh bơm thủy lực
Bơm thủy lực thừơng là loại bơm cánh gạt
hoặc bơm piston dọc trục. Bơm thường được
dẫn động bởi motor điện hoặc trích lực từ
máy chính thông qua hệ thống ly hợp và dây
curroa.
Bơm thủy lực có độ bền rất cao và yêu cầu

người sửa chữa phải am hiểu thiết bị thủy lực
và có tay nghề cao.
Khi vận hành ta chú ý áp lực của bơm qua
đồng hồ áp lực đặt sau bơm để xác định tình
trạng của bơm.
- Định kỳ kiểm tra và căn chỉnh lại độ căn dây curroa trích lực cho máy
bơm.
- Hằng ngày khi kiểm tra trước và trong khi vận hành, ta nên kiểm tra xem
các mối nối giữa bơm và ống dầu ra xem có bị hở và chảy dầu hay
không. Nếu bị chảy dầu ta phải thay lại khớp nối.


23

4.4. Kiểm tra vệ sinh bộ điều khiển

Hình 2.12 – Bộ điều khiển
- Tương tự như bơm thủy lực, bộ điều khiển cũng có độ bền rất cao, hoạt
động ổn định trong thời gian dài. Việc sửa chữa bộ điều khiển phải do
thợ có tay nghề và am hiểu bơm thủy lực thực hiện. Định kỳ ta kiểm tra
co nối các ống dầu vào và ra xem có bị xì dầu hay không. Nếu có ta vặn
lại các co nối và vệ sinh bên ngoài.
4.5. Kiểm tra, vệ sinh xilanh thủy lực

Hình 2.13 – Xilanh điều khiển bánh lái
Xilanh thủy lực là cơ cấu chấp hành cuối, nó điều khiển bánh lái nhờ vào hoạt
động vào, ra của ty xilanh. Sau một thời gian hoạt động xi lanh có thể bị :
- Hư, mòn phốt và chảy dẩu ra ngoài.
- Ty ben bị rổ mặt



24
Hằng ngày phải kiểm tra và vệ sinh ty ben của xi lanh.
Định kì sau khoảng 1500 giờ hoạt động ta nên kiểm tra lại tình trạng của xi
lanh, vệ sinh thân xi lanh, kiểm tra các co nối ống dầu vào ra xi lanh.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Mô tả cấu tạo và chức năng của chi tiết trong hệ thống lái thủy lực ?
Bài tập 2: Thực hiện công việc kiểm tra vệ sinh lọc dầu thủy lực ?
C. Ghi nhớ:
- Hệ thống lái đảm bảo tàu di chuyển đúng theo ý muốn của người lái tàu.
Phài luôn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái tàu nhằm thực hiện đúng
các yêu cầu từ người điều khiển.
- Luôn kiểm tra lượng dầu trong két trước khi vận hành tàu với các tàu
dùng hệ thống lái thủy lực.
- Trong quá trình vệ sinh lọc dầu, lọc nhớt tuyệt đối không được đổ dầu
hoặc nhớt dơ ra ngoài môi trường.
- Giẻ lau phải được thu gom về một chổ để xử lý theo quy trình xử lý rác
công nghiệp độc hại.


×