Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người. Liên hệ với việc học tập của sinh viên Đại học Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.6 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm khoa học rộng
lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực
tế tư tưởng Hồ Chí Minh chính đã trở thành một tài sản tinh thần quý
báu của Đảng và của dân tộc. Một trong những giá trị đó là tư tưởng về
con người và chiến lược “trồng người”
Vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm,
xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ
chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng
lực của dân, đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự
nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Tư tưởng
đó cũng chính là nội dung cơ bản của toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
Để làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng
người nhóm mình đã lựa chọn phân tích đề tài: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò
của con người và chiến lược trồng người. Liên hệ với việc học tập của sinh viên Đại học
Thương Mại”
Với những kiến thức đã học, sự tìm hiểu thực tế và tham khảo trong các nguồn tài
liệu khác nhau và hiểu được quá trình và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng mình đã
tập hợp và chọn lọc để hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn hẹp
nên vẫn có những sai sót, chúng mình mong cô và các bạn góp ý để bài tiểu luận của
chúng mình được tốt hơn.
Nhóm mình xin chân thành cảm ơn!

“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


PHẦN I: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Quan điểm của Hồ Chính Minh về vai trò của con người

♦ Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự
nghiệp cách mạng.


Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị, cả vật chất và tinh thần, và mọi của cải.
Người khẳng định: “vô luận việc gì đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ xa đến
gần đều thế cả”.
Không chỉ thấy rõ vai trò của con người, HCM còn nhìn thấy sức mạnh của con
người khi được tổ chức lại. Người viết: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân,
trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kêt của nhân dân, và “dễ mấy lần
không dân cũng chịu, khổ vạn lần dân liệu cũng xong”. Người phân tích phẩm chất tốt
đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian
khổ, tù đày, hy sinh đến việc dân nhường cơm, sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi
nấng bộ đội và cán bộ cách mạng.
Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “ giải quyết nhiều vấn đề một cách
giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi
không ra”. Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thể hiện con người cách mạng.
Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận
của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng
những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi.
Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng: “Lòng yêu nước và sự
đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”.
♦ Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng, phải coi
trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người.
Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại
tự do hạnh phúc cho con người. Suốt đời mình, người đã luôn đấu tranh vì mục tiêu đó.
Người nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành”. Trong di chúc, người cũng dành mối quan tâm đầu tiên là công việc đối
với con người.
“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


Trong khi khẳng định mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí Minh cũng đồng thời nhấn

mạnh sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện. Nghĩa là con người
là động lực của cách mạng. Điều này thể hiện niềm tin mãnh liệt của Hồ Chí Minh vào
sức mạnh của nhân dân.
Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn
thể đồng bào, song trước hết là giai cấp công nhân và nông dân. Công nhân là gốc cách
mạng.
Tuy nhiên không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con
người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ, bản lĩnh chính trị, đạo đức, văn
hóa...và được lãnh đạo, dẫn đường. Vì vậy, phải tăng cường giáo dục nhân dân, tăng
cường sự lãnh đạo của đảng và cách mạng.
Giữa con người-mục tiêu và con người- động lực có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Càng chăm lo cho con người- mục tiêu càng tốt thì sẽ tạo thành con người- động
lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại tăng cường sức mạnh của con người- động lực sẽ nhanh
chóng đạt được mục tiêu cách mạng.
Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức.
đó là chủ nghĩa cá nhân. Thứ vi trùng rất độc này đẻ ra hàng trăm thứ bệnh; thói quen
truyền thống lạc hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bảo thủ, rụt rè không dám nói, không dám
làm, không dám đề ra ý kiến, tóm lại không dám đổi mới và sáng tạo.
1.2 Quan điểm của HCM về chiến lược trồng người
1.2.1 Con người xã hội chủ nghĩa
Hồ Chí Minh có lòng thương yêu nhân dân gắn liền với lòng tin mãnh liệt vào sức
mạnh, tính chủ động sáng tạo của nhân dân và lòng tôn trọng, kính trọng nhân dân. Người
khái quát: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh
bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân“. Một nội dung rất quan trọng của tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người là phải chăm lo bồi dưỡng, sử dụng, phát động sức mạnh của con
người, của nhân dân. Hồ Chí Minh coi" con người là vốn quý nhất, là lực lượng to lớn
nhất“, "dân làm chủ“. Bao nhiêu lợi Ých đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Mọi quyền hành và lực lượng đều ở
nơi dân. Trong công cuộc kháng chiến phải" động viên toàn dân, vò trang toàn dân“.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước cũng phải" động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục

toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân“.
“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


Có thể nói, con người xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, hoàn toàn
đi đến không có chủ nghĩa cá nhân. Con người xã hội chủ nghĩa phải mang những đặc
điểm chính sau:
1) Đậm đà bản sắc dân tộc: Kiên định giữ vững nền độc lập dân tộc, tự hào dân tộc, yêu
quê hương, thương đồng bào, phát triển đất nước theo lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
2) Có trình độ khoa học, công nghệ: Có sức khỏe, được đào tạo có tay nghề, có tư duy tốt,
linh hoạt, sáng tạo, thích nghi, có nếp sống và làm việc văn minh, hợp lí, làm việc có hiệu
quả, làm giàu cho mình, cho nhà, cho nước.
3) Có tinh thần công dân: Sống và làm việc theo pháp luật, có hiểu biết và ý thức tuân
theo pháp luật, có thế giới quan Mác - Lênin - Hồ Chí Minh.
4) Đầy đủ tình nghĩa, nhân nghĩa, đạo đức, đạo lí: Có các quan hệ đẹp trong giao tiếp đầy
tính người, tình người, nghĩa cử vì một lí tưởng cao đẹp, hiếu thảo, chân tình, có tinh thần
làm chủ, coi trọng tín ngưỡng gia tiên, có cuộc sống văn hoá, phong phó, thanh lịch, đẹp.
1.2.2 Tại sao phải trồng người

Về mặt khách quan: Việc đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu, phù hợp với sự phát
triển của xã hội. Bên cạnh đó, xây dựng chủ nghĩa xã hội và con người xã hội chủ nghĩa
có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mỗi bước xây dựng con người như vậy là một nấc
thang để xây dựng xã hội chủ nghĩa
Về tính cấp bách, lâu dài: “Trồng người” là việc “trăm năm, không thể nóng vội
một sớm một chiều, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu
hay đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt
cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”



1.2.3 Xây dựng chiến lược trồng người

♦ Chiến lược trồng người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định
của sự nghiệp cách mạng. chính vì vậy mà toàn bộ tư tưởng và cuộc đời hoạt động của
Người đều nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải
phóng con người, vì con người và cho con người. Người từng nói: “Tôi chỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
Để thực hiện chiên lược trồng người cần có nhiều biện pháp nhưng giáo dục và đào
tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại
tương lai tươi sáng cho thanh niên.
Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn thiện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt dạo
đức lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sông chủ nghĩa lên hàng đầu. Hai mặt đức, tài
thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó đức là gốc là nền tảng cho tài năng
phát triển. Phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói và việc làm… Có như vậy
mới có thể “học để làm người”
“ Trồng người là công việc “ trăm năm”, không thể nóng vội “ một sớm một chiều “,
không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Nhận thức
và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con
người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ chí Minh cho rằng “Việc học
không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.
♦ Để xây dựng chiến lược trồng người thì giáo dục là biện pháp quan trọng nhất
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn
nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân

“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”



giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta, tư tưởng đó của Người
càng có ý nghĩa thiết thực.
Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho
con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào
tạo ra những con người toàn diện, có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ...
Ngày 3/9/1945 trong phiên họp đầu tiên của chính phủ, Hồ Chí Minh đã nêu 6 vấn
đề cấp bách. Trong đó người đặt nạn dốt thứ hai sau nạn đói và đề nghị mở chiến dịch
chống nạn mù chữ – thành lập nhà bình dân học vụ.
Đầu năm 1952 người kêu gọi phong trào “dạy tốt-học tốt”. Bác khẳng định: “Dù khó khăn
đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng
văn hóa và chuyên môn nhằm giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong
một thời gian không xa đạt được những đỉnh cao của khoa học kĩ thuật”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo luôn thể hiện yêu cầu nội dung giáo
dục toàn diện, đào tạo con người vừa có tài, có khả năng vươn lên chiếm lĩnh khoa học kỹ
thuật, vừa có đức; trong đó, Người coi đức là gốc của con người, của cách mạng,của công
việc. Đây là tư tưởng then chốt của Hồ Chí Minh về giáo dục- đào tạo. Người nhấn mạnh
nhiệm vụ của nền giáo dục cách mạng là : “ phục vụ tổ quốc,phục vụ nhân dân, phục vụ
đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân.”
Giáo dục phải tạo được ra những người lao động mới. Đó là những người có lòng yêu
nước nồng nàn, “trung với nước, hiếu với dân”,có đạo đức trong sáng, có chí khí hang hái
vươn lên, không sợ hy sinh gian khó, trng sạch giản dị, có tri thức và sức khỏe để trở
thành những người chủ tương lai của đất nước, “ những người thừa kế xây dựng CNXH
vừa hồng vừa chuyên.” “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu, nước
mạnh. Mọi người Việt Nam phải hiểu quyền lợi và bổn phận của mình, phải có kiến thức
mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà.” Chính vì vậy mà trước lúc đi xa,
Người đã căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo lớp
người thừa kế vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc
rất quan trọng và cần thiết.”


“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


PHẦN II: LIÊN HỆ VỚI VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HIỆN NAY

2.1 Thực trạng việc học tập của sinh viên Đại Học Thương Mại hiện nay.
Cũng giống như đa số các trường Đại học trên cả nước, trường Đại Học Thương mại
hiện nay cũng đang đào tạo theo hình thức tín chỉ. Với hình thức học hoàn toàn mới so
với những gì các bạn đã học ở bậc Trung học phổ thông. Nhưng đa số các bạn sinh viên
Đại Học Thương mại cũng đã tiếp cận và thực hiện việc học tập của mình theo hình thức
này một cách có hiệu quả. Các bạn sinh viên đã có phương pháp học tập phù hợp, nhưng
điều quan trọng hơn cả trong quá trình học tập là ở ý thức của mỗi sinh viên.
Để thấy được thực trạng việc học tập của viên hiện nay thì ngoài những quan sát,
đánh giá chủ quan của nhóm 10 chúng tôi. Chúng tôi đã thực hiện thêm 1 cuộc khảo sát
nhỏ bằng các câu hỏi trắc nghiệm và phỏng vấn trực tiếp tới 1 số các bạn sinh viên của
trường Đại Học thương mại. Từ đó chúng tôi đã thấy được một cách cụ thể và chân thực
nhất những mặt tích cực cũng như những hạn chế còn tồn tại trong học tập của sinh viên
Đại học Thương Mại.
♦ Những mặt tích cực
- Một cuộc điều tra nhỏ đối với 25 bạn sinh viên kết quả cho thấy là có 15/25 bạn
sinh viên cho rằng việc học là quan trọng, 10 bạn còn lại thấy vẫn còn chưa có chứng
kiến, quan điểm đúng về việc học tập. Như vậy là đa số các bạn sinh viên nhận thức được
việc học là quan trọng. Học là để lấy kiến thức, tư duy phục vụ cho công việc và cuộc
sống sau này.
- Có rất đông các bạn sinh viên đến học ở thư viện cũng như mượn tài liệu học tập.
Vào đợt ôn thi của kì I năm ngoái xảy ra tình trạng thư viện quá tải do không đủ chỗ ngồi
cho sinh viên và nhà trường phải mở cửa buổi tối đến 21h ở nhà C cho sinh viên học tập.
Một không khí học tập rất đáng mừng.

- Hiện nay cũng có nhiều câu lạc bộ hoạt động vì mục đích học tập, phát triển kĩ
năng mềm cho sinh viên như Clb sách, Clb FBA, Clb Marketing,…giúp cho các thành
viên kết nối với nhau. Cùng giúp nhau tiến bộ.
“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


- Các bạn sinh viên cũng tích cực tham gia vào những buổi hội thảo về hướng
nghiệp, hay kĩ năng kinh doanh, tư duy để nghe những chia sẻ của các nhà lãnh đạo hàng
đầu. Hay có nhiều bạn đã tích cực tìm tòi học hỏi các phương pháp học Tiếng anh ở các
trung tâm như Icrazy để tìm hiểu phương pháp học của người Trung Quốc, hay phương
pháp học Tiếng anh của người Do thái ở trung tâm Smartcom,…
- Sau mỗi kì học có rất nhiều bạn đạt kết quả cao. Mỗi khoa đều có khoảng 20 bạn
sinh viên dành học bổng với số điểm tích lũy trên 3.2 và thậm chí có nhiều bạn sinh viên
đạt điểm số tuyệt đối là 4.0
- Nhiều sinh viên đạt kết quả xuất sắc sau khi ra trường và có việc làm ở những vị trí
khá cao.
♦ Những mặt hạn chế
Ngoài đa số các bạn sinh viên đã rất tích cực và có hướng đi đúng đắn của mình
trong học tập thì bên cạnh đó cũng vẫn còn không ít những bạn sinh viên có những tồn tại
nhất định. Qua thực tế, nhóm chúng tôi xin đưa ra những mặt còn hạn chế sau đây:
- Chưa xác định được rõ ràng mục đích học tập, mục tiêu phấn đấu cho tương lai
nên chưa thật sự cố gắng và coi trọng việc học tập.
Một số các bạn sinh viên hiện nay có suy nghĩ, tư tưởng về việc học chưa đúng đắn.
Đó là suy nghĩ “Học cho bố mẹ” chứ không phải học cho mình. Suy nghĩ “Phải” học chứ
không phải là “Được” học. Học để qua môn không phải thi lại là được, học để có được
tấm bằng ra trường. Những gì các bạn đang có hiện nay, các bạn đã không biết quý trọng
nó .Chỉ khi nhìn lại thấy có rất nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn hay khiếm khuyết về
mặt hình thể mà không thể đi học các bạn mới thấy mình may mắn hơn họ. Vậy tại sao
chúng ta không nắm lấy cơ hội “được” học này mà phát huy nó thật tốt ?!
Các bạn sinh viên cũng chưa có mục tiêu rõ ràng cho tương lai nên việc học tập còn

xem nhẹ. Khi nhóm chúng tôi hỏi 25 bạn sinh viên: “Mục tiêu về việc làm sau khi ra
trường của bạn là gì, bạn muốn làm ở công ti hay doanh nghiệp nào, mức lương khởi
điểm mà bạn muốn nhận được là bao nhiêu” thì thật bất ngờ là chỉ có 3 bạn tự tin trả lời
ngay và 12 bạn sinh viên còn lúng túng nghĩ ra câu trả lời và 10 bạn còn lại thì nói rằng
“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


cứ học thôi và chưa nghĩ gì cả ?! Như vậy 1 thực trạng đáng lo ngại ở đây chính là các
bạn không suy nghĩ xem sau khi học hết 4 năm Đại học các bạn sẽ có được những gì, sẽ
làm gì, kiếm được bao nhiêu tiền,… dường như không có 1 áp lực đủ lớn nào cả khiến
cho các bạn phải thật sự cố gắng, thật sự chú tâm vào việc học tập.
Tiếp theo nữa đó là tư tưởng chưa đúng về các môn học hiện nay. Các bạn có suy
nghĩ “học môn này để làm gì, làm ngân hàng có cần phải biết làm toán cao cấp không, có
cần phải giải hệ phương trình không, có phải biết tư tưởng của Mác Lênin không…” Như
vậy với tâm lí “biết cũng không để làm gì” thì động lực học tập, phấn đấu đã giảm đi đáng
kể. Nhưng các bạn không biết rằng các môn học về tính toán đã cho các bạn khả năng về
tư duy nhanh nhạy, đầu óc các bạn linh hoạt hơn…các môn về xã hội sẽ giúp các bạn phát
triển về kĩ năng giao tiếp, cách ứng xử hay kiến thức về đời sống. Tất cả những thứ đó rất
cần ở 1 con người để trở nên thành đạt.
- Trên lớp, ý thức học tập kém, không khí học tập trầm lắng, không sôi nổi hăng hái
giơ tay phát biểu
Một thực tế khá phổ biến hiện nay trong nhiều các giờ học của nhiều môn học khác
nhau đó là một không khí lớp học trầm lắng, những gương mặt uể oải. Có nhiều bạn thì
ngủ trong giờ học, làm công việc riêng và phồ biến nhất là sử dụng điện thoại trong giờ
học, thậm chí còn đeo tai phone để nghe nhạc…
Rõ ràng khi ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu
trong cơ quan làm việc sau này. Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với
việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận cái sai.... Trong
mỗi giờ học, sinh viên phát biểu ý kiến là rất ít thay vào đó là “Giảng
viên nêu vấn đề, sinh viên cúi mặt xuống bàn...” Đó là việc các thầy cô

đứng trên bục giảng và yêu cầu nhiều lần các sinh viên trả lời câu hỏi.
Đó không phải là những câu hỏi khó. Thông thường nó đều nằm trong
phạm vi hiểu biết và có thể trả lời của sinh viên. Thế nhưng rất ít có
cánh tay nào giơ lên. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến không khí học
tập trong lớp. Nó gây ra một cảm giác rất áp lực mỗi khi thầy cô đặt

“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


câu hỏi. sinh viên thì cảm thấy áp lực, còn giáo viên cũng cảm thấy
chán nản vì chỉ có sự làm việc một chiều.
Vậy thì nguyên nhân do đâu các bạn sinh viên không sôi nổi, không
phát biểu ý kiến trong giờ học.Nhóm chúng tôi xin đưa ra 1 số nguyên
nhân sau:
+ Do sinh viên quá lười học, không chịu chuẩn bị bài trước ở nhà
mà chỉ đợi lên lớp chờ giảng viên giảng rồi chép vào nên không đủ kiến
thức để trả lời những câu hỏi của thầy cô
+ Vì sợ phát biểu sai bị bạn bè cười nhạo
+ Trong lớp không ai giơ tay phát biểu mà mình phát biểu thì sợ bị
coi là "chảnh"
+ Không khí trong lớp học không được sôi động
+ “Chuyện phát biểu là chuyện của ai đó chứ không phải của mình.
Mình không phát biểu thì sẽ có người khác phát biểu, thế thôi”.
+ Không muốn là người đầu tiên. Đây là một tâm lý khá phổ biến
bởi khi một người nào đó đã giơ tay phát biểu và khi thầy cô tiếp tục
hỏi về vấn đề đó thì có khá nhiều người xung phong nhưng lại không
giơ tay ngay từ đầu .
+ Không phát biểu không sao, vì thầy cô gọi mãi không ai xung
phong thì sẽ "chọn mặt gửi vàng" trong danh sách lớp và sẵn làm luôn
công việc điểm danh. Xong, thế là qua chuyện, họa hoằn lắm thầy cô

mới gọi trúng mình.
+ Trong những giờ học ngoại ngữ , điều này lại càng khó chịu hơn.
Lớp học thật sự căng thẳng mỗi khi thầy cô có câu hỏi và yêu cầu xung
phong. Lớp học thì ít người, thầy cô cứ đứng trên mà kêu gọi, ở dưới
sinh viên cứ cúi mặt xuống bàn .
+ Có khi câu hỏi quá khó vượt ngoài kiến thức hiểu biết
“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


+ Có thể sinh viên không cảm thấy hứng thú với môn học, tiết học
thiếu tranh ảnh minh họa, giảng viên giảng bài chưa cuốn hút... nên
sinh viên chọn cách ngồi chép bài là hơn
+ Mải nói chuyện không tập trung nghe giảng nên không hiểu rõ
câu hỏi
+ Đôi khi câu hỏi được đặt ra quá dễ, bạn nào cũng biết rồi nên
không ai giơ tay phát biểu vì không có hứng
+ Trong một số trường hợp giơ tay phát biểu là vì được khuyến
khích cộng thêm điểm số (nhưng đây chỉ là phần thiểu số)
Từ thực trạng này phải thừa nhận rằng sự vô trách nhiệm, thụ
động, ỷ lại đang thật sự tồn tại trong các bạn sinh viên. Ngại phát biểu
cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn
nhận cái sai. Như thế, cái sai không được đưa ra ánh sáng, không được
làm rõ nên sẽ không thể tìm ra được cách giải quyết, không thể tiến bộ.
Một đất nước mà có thế hệ trẻ như thế thì lạc hậu là chuyện không thể
tránh khỏi.
- Học tập một cách thụ động, ỉ lại. Tinh thần tự học ở nhà kém
Việc nhà trường hiện nay đang đào tạo theo hình thức tín chỉ và có nhiều đổi mới
trong phương pháp học tập, lấy người học làm trung tâm, yêu cầu các bạn phải tự học, tự
nghiên cứu ở nhà nhiều hơn. Trên lý thuyết thì dường như đó là các học sẽ làm cho các
bạn sinh viên trở nên năng động, sáng tạo hơn. Nhưng 1 thực tế cho thấy rằng thời gian

các bạn tự học ở nhà là rất ít. Khi nhóm chúng tôi điều tra về thời gian tự học ở nhà của
25 bạn sinh viên thì chỉ có 7 bạn (28%) học từ 1-3 tiếng/ ngày. Còn lại 72% là học ít hơn
1 tiếng/ngày.
Trong hầu hết tất cả các môn học hiện nay điều có những tiết học dành cho thảo
luận, để các nhóm có thể phát huy khả năng làm việc nhóm, tự nghiên cứu một vấn đề nào
đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, và sẽ có buổi thuyết trình trước lớp để các bạn thể
hiện kết quả của mình. Nhưng một thực tế hiện nay đó là trong 1 nhóm học tập các bạn rất
“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


ỉ lại công việc cho người khác. Với một tâm lí rất tiêu cực đó là “mình không làm sẽ có
người khác làm” và trong 1 nhóm 10 bạn sinh viên thì có đến 6,7 bạn chưa tích cực hay
có tham gia làm bài thì cũng làm 1 cách chống đối, qua lo cho xong việc.
Các bạn sinh viên cũng không có thói quen đọc giáo trình và chuẩn bị bài trước ở
nhà, đến khi lên lớp thậm chí còn không biết giảng viên đang nói gì, hôm nay học bài nào
hay bài mới học hôm qua hôm nay đã quên hết. Sau mỗi buổi học về các bạn không xem
lại bài nên những gì nghe được trên lớp sẽ nhanh chóng quên đi.
- Lúc sắp thi mới vùi đầu vào học
Từ thực tế cho thấy chỉ có 7/25 bạn sinh viên dành từ 1 đến 3h để học trong 1 ngày
điều này cho thấy sinh viên vẫn học theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” chưa chú trọng
đến việc tích lũy dần kiến thức mà học dồn đặc biệt là vào giai đoạn cuối kì. Chính vì lý
do đó mà các kiến thức này sau khi thi xong cũng từ từ bị mai một dần. quá trình ôn thi
cũng không được hiệu quả. Nhồi nhét quá nhiều kiến thức 1 lúc không thể nhớ được hết,
vào phòng thi dễ bị quên và kết quả của bài thi thì không được tốt.
2.2 Nguyên nhân của hạn chế
♦ Nguyên nhân chủ quan
- Sinh viên chưa có ý thức tự giác học tập
Không chỉ ở sinh viên mà ở mỗi con người chúng ta việc hình thành một ý thức tự
giác là hết sức cần thiết. Một số bạn sinh viên chưa hình thành cho mình ý thức tích cực
và tự giác trong học tập, làm việc nhóm. Sinh viên chưa chịu khó tìm hiểu để có thể tự

trang bị cho mình những kĩ năng và phương pháp học nhóm có hiệu quả. Từ đó dẫn đến
sinh viên thiếu và yếu về phương pháp, kỹ năng học nhóm
- Suy nghĩ sai lệch về giáo dục ở bậc Đại học của sinh viên
Ở bậc THPH có thể các bạn là những học sinh rất xuất sắc, các bạn rất chăm chỉ học
tập và ý thức được rằng phải học thật nhiều để thực hiện mục tiêu là đỗ vào Đại học. Và
sau 1 quá trình ôn luyện rất vất vả và thi đỗ vào các trường Đại học thì dường như tâm lí
“Thế là thoát rồi” đều tồn tại trong nhiều bạn sinh viên. Và ngay cả khi chưa chính thức là
sinh viên thì các bạn đều có suy nghĩ “Học Đại học nhàn lắm, nhà hơn học cấp III rất
“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


nhiều”. Chính những suy nghĩ này đã khiến các bạn sinh viên học tập một cách “bình
chân như vại” chưa cố gắng. Nhưng trên thực tế chúng ta có thể thấy ở bậc THPT chúng
ta chỉ có 12 môn học xuyện suốt quá trình, còn ở bậc Đại học sau 4 năm chúng ta phải
học 120 tín chỉ tương đương với khoảng trên 40 môn học và ở bậc đại học không chỉ học
sự kiện hay học hiện tượng, không chỉ học biết, học hiểu và vận dụng mà còn học phân
tích, học tổng hợp, học đánh giá, học tư duy, và nhất là học phương pháp học tập để biết
được nhiều và có năng lực tự học suốt đời. Như vậy, học Đại học khó chứ không phải dễ
như các bạn nghĩ
♦ Nguyên nhân khách quan
- Chưa quen với phương pháp học tập
Đối với sinh viên năm thứ nhất, các em mới rời ghế nhà trường phổ thông lên học
Đại học, đã quen với kiểu học thuộc của phổ thông, vì thế còn nhiều bỡ ngỡ khi phải tiếp
cận một phương pháp học mới đòi hỏi rất lớn sự tích cực, tự giác tìm hiểu và chiếm lĩnh
tri thức trên cơ sở trao đổi và thảo luận lẫn nhau.
- Cách tính điểm để qua môn dễ dàng đối với hình thức học tín chỉ
Kết quả của sinh viên được đánh giá bởi 10% điểm chuyên cần, 30% điểm thực
hành và 60% điểm thi hết học phần. Với cách tính điểm như vậy cộng với tâm lí học để
qua môn thì áp lực phải học lại không hề lớn, có khi chỉ với 2 đến 3 điểm thi là các bạn có
thể qua môn, chính vì vậy mới có tâm lí không quá chú tâm, lo lắng cho việc học tập. Đến

lúc thi có thể chỉ dựa vào một chút may mắn nữa là có thể qua môn.
- Chưa có quy định xử phạt nghiêm khắc sinh viên có thái độ học tập chưa tốt
Đối với các giờ học trên lớp các bạn sinh viên có thể đến lớp và ngồi trật tự không
nói chuyện, làm việc riêng và cũng không giơ tay phát biểu thì cũng “vô thưởng vô phạt”.
Ít khi có bài tập về nhà, mà nếu có thì không làm cũng không sao.
- Cuộc sống tự lập, xa gia đình không có ai quản lí
Đa số các bạn sinh viên đều đến từ các tỉnh thành khác trên cả nước, suốt 18 năm
sống với bố mẹ, bị gia đình quản lí. Khi lên Đại học các bạn phải sống ở trọ, tự do về thời
gian, tự do về mặt tài chính. Và có thêm rất nhiều các yếu tố môi trường bên ngoài nữa
“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


tác động đến các bạn. Chính sự thay đổi lớn và nhanh chóng của môi trường sống như vậy
đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các bạn sinh viên.
- Sự phát triển của công nghệ và ảnh hướng lớn của mạng xã hội (Facebook,…),
phim ảnh, trò chơi điện tử…
Các bạn ít tham gia các hoạt động xã hội bởi chỉ với 1 chiếc máy tính với 1 thế giới
ảo các bạn thấy dường như là đã đủ, bởi trên Internet không có gì là không có nữa. Các
bạn có thể thức đến sáng để xem 1 bộ phim, chơi 1 game online và sáng đi học với tâm
trạng mệt mỏi, uể oải, dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
Những lúc rảnh rỗi, thay vì tìm đọc 1 cuốn sách hay làm bài tập thì mỗi bạn đều có
trên tay mình 1 chiếc điện thoại thông minh và sẵn sàng lướt web, chơi game và tiêu tốn
thời gian một cách không có nhiều ý nghĩa.
2.2 Giải pháp khắc phục
♦ Đối với sinh viên
- Sinh viên cần nắm vững kiến thức của hệ thống phương pháp học tập tích cực:
Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương
pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là sinh viên phải cần
nâng cao tính tự học
- Tăng cường trau dồi và bổ sung kĩ năng mềm, tích cực tham gia các hoạt động

ngoại khó, các clb học tập
- Đến lớp với thái độ muốn học, tập trung chú ý bài giảng, ghi chép nhanh, gọn các
ý chính. Sau khi về nhà dành thời gian xem lại bài 1 cách thường xuyên để nhớ lâu kiến
thức.
- Mạnh dạn hỏi - đáp với giáo viên những vẫn đề chưa hiều:Hãy mạnh dạn trình bày
quan điểm của mình trước vấn đề còn cảm thấy khúc mắc.Sự tranh luận giúp cho sinh
viên mở rộng kiến thức và trình bày quan điểm có lập trường hơn

“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


- Tích cực và có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Chúng ta không thể tự mình làm
hết mọi việc và làm viêc nhóm sẽ giúp chúng ta phát triển được nhiều kĩ năng như lãnh
đạo, thuyết trình, hòa đồng, gắn bó với mọi người hơn.
♦ Đối với nhà trường
- Tăng cường cung cấp thông tin để sinh viên chủ động lập kế hoạch học tập
- Giải đáp cụ thể những vấn đề thắc mắc của sinh viên
- Tổ chức nhiều hơn các hoạt động hay cuộc thi về chủ đề học tập, kinh doanh, tài
chính để sinh viên có thể phát huy khả năng của mình cũng như làm quen, tiếp xúc với
các vấn đề về kinh tế
- Kịp thời động viên, khen thưởng các bạn sinh viên có thành tích học tập, nghiên
cứu và nghiêm khắc xử phạt những sinh viên có thái độ học tập chưa đúng và kết quả học
tập kém
- Đầu tư mở rộng thư viện đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên
- Cập nhật, bổ sung các tài liệu mới về tình hình kinh tế, tài chính trên thế giới
♦ Đối với giảng viên
- Định hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ là
tích cực chuyển từ lối truyền đạt kiến thức một chiều từ phía giảng viên sang việc tăng
cường tổ chức các hoạt động học tập cho sinh viên, phát huy vai trò tích cực, chủ động,
sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh

viên.
- Tạo ra sự kết nối giữa học trên lớp và học ở nhà cho sinh viên
- Mỗi bài giảng nên cho thêm video làm tư liệu cho sinh viên gây hứng thú và cách
tư giãn, các tình huống thực tế để sinh viên tham gia đóng góp.
- Mỗi học phần nên có bài cá nhân phần đề tài và phản biện về đề tài để nang cao
tính chủ động của mình.
- Giảng viên nghiêm khắc nhưng đôi khi cần có sự hài hước, nói chuyện tự nhiên
với sinh viên là 1 yếu tố gây cho sinh viên tâm lý thoải mái khi học.
“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


- Khuyến khích sinh viên làm bài tập và phát biểu bằng việc cộng điểm cá nhân và
nhóm.
♦ Đối với gia đình và xã hội
- Gia đình:
+ Cần tránh gây áp lực học tập quá lớn cho sinh viên
+ Gia đình nên có những suy nghĩ thoáng về các ngành nghề, cần có sự tôn

trọng suy nghĩ và định hướng đúng đắn cho con cái mình theo đúng năng khiếu,
nguyện vọng, không nên ép buộc con cái phải ngồi trên ghế giảng đường. Vì von
đường đại học chỉ là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công chứ không phải duy
nhất.
+ Gia đình có sự quan tâm đến việc học hành, sinh hoạt của con khi sống xa
bố mẹ. Thường xuyên gọi điện hỏi con tình trạng cuộc sống, sinh hoạt, công việc
làm thêm của nhiều sinh viên vì xã hội sẽ có tác động tích cực, tiêu cực đến bạn trẻ
hiện nay nên việc chảnh mảng trong việc học tập.

- Xã hội:
+ Các cơ quan, bộ phận tuyển dụng nên đề ra các tiêu chuẩn tuyển chọn nhân sự để
sinh viên có định hướng học tập, phấn đấu ngay từ đầu.

+ Tiếp tục hoàn thiện Luật Giáo dục Đại học, bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh,

điều kiện phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”


KẾT LUẬN
Nói đến sinh viên Đại học Thương Mại nói riêng và toàn thể sinh viên Việt Nam tức
là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời
đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước. Về
mặt số lượng, sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Sinh viên là lớp thanh niên trí thức
đại diện và quyết định tương lai đất nước, chính vì thế chúng ta cần phải học tập, rèn
luyện và cố gắng vì tương lai của bản thân, tương lai của đất nước.

“Không có gì quý hơn độc lập – Tự do”



×