BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
VŨ THỊ AN HÒA
MÃ SINH VIÊN: 1101212
TỐI ƢU HÓA CÔNG THỨC BAO
CHITOSAN TIỂU PHÂN NANO
GLIPIZID – POLY(ACID LACTIC-COGLYCOLIC)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
HÀ NỘI – 2016
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
VŨ THỊ AN HÒA
Mã sinh viên: 1101212
TỐI ƢU HÓA CÔNG THỨC BAO
CHITOSAN TIỂU PHÂN NANO
GLIPIZID – POLY(ACID LACTIC-COGLYCOLIC)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
ThS. Trần Ngọc Bảo
Nơi thực hiện:
1. Viện Công nghệ Dƣợc phẩm Quốc gia
2. Bộ môn Công nghiệp Dƣợc
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến ThS. Trần Ngọc
Bảo, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chiến, ngƣời thầy đã
định hƣớng và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô, các anh chị cán bộ và kỹ thuật viên Viện Công
nghệ Dƣợc phẩm Quốc gia, Bộ môn Công nghiệp Dƣợc, Bộ môn Bào chế đã nhiệt
tình chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình làm thực nghiệm.
Tôi xin phép cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, các thầy cô và cán bộ nhân
viên trong trƣờng đã đào tạo và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học tại trƣờng.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình và bạn bè, những ngƣời
luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quãng thời gian học tập và nghiên cứu vừa
qua.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Vũ Thị An Hòa
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
1.1.
Tổng quan về tiểu phân nano polyme ............................................................ 3
1.1.1.
Khái niệm ................................................................................................ 3
1.1.2.
Các thế hệ nano polyme .......................................................................... 3
1.1.3.
Phƣơng pháp bào chế tiểu phân nano polyme ........................................ 4
1.1.4.
Cải biến bề mặt tiểu phân nano polyme.................................................. 5
1.1.5.
Một số phƣơng pháp đƣa hệ tiểu phân nano vào dạng bào chế .............. 5
1.2.
Tổng quan về polyme poly(acid lactic-co-glycolic) (PLGA)........................ 7
1.2.1.
Cấu trúc hóa học và tính chất.................................................................. 7
1.2.2.
Nhƣợc điểm của PLGA khi dùng làm polyme bào chế tiểu phân nano . 8
1.3.
Tổng quan về chitosan ................................................................................... 9
1.3.1.
Cấu trúc hóa học và tính chất.................................................................. 9
1.3.2.
Phƣơng pháp bao chitosan lên tiểu phân nano PLGA ............................ 9
1.3.3.
Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình bao chitosan tiểu phân nano
PLGA………...................................................................................................... 10
1.4.
Tổng quan về glipizid .................................................................................. 12
1.4.1.
Cấu trúc hóa học ................................................................................... 12
1.4.2.
Tính chất lý hóa .................................................................................... 12
1.4.3.
Dƣợc động học ...................................................................................... 12
1.4.4.
Tác dụng dƣợc lý và cơ chế tác dụng ................................................... 13
1.4.5.
Chỉ định, liều dùng, cách dùng ............................................................. 13
1.4.6.
Một số nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano và micro glipizid ......... 14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 16
2.1.
Nguyên vật liệu, thiết bị .............................................................................. 16
2.1.1.
Nguyên liệu ........................................................................................... 16
2.1.2.
Thiết bị .................................................................................................. 17
2.2.
Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 17
2.3.
Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 18
2.3.1.
Phƣơng pháp bào chế ............................................................................ 18
2.3.2.
Phƣơng pháp đánh giá........................................................................... 19
2.3.3.
Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm và tối ƣu hóa công thức ...................... 22
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................ 23
3.1.
Kết quả xây dựng đƣờng chuẩn biểu thị mối tƣơng quan giữa diện tích pic
và nồng độ glipizid ................................................................................................ 23
3.2.
Kết quả bào chế tiểu phân nano glipizid PLGA bao chitosan .................. 24
3.2.1.
Khảo sát sơ bộ quá trình bao chitosan tiểu phân nano GLP PLGA .. 24
3.2.2.
Tối ƣu hóa công thức bao chitosan tiểu phân nano GLP PLGA ....... 27
3.2.3.
Đánh giá khả năng nạp thuốc và khả năng giải phóng in vitro của tiểu
phân nano glipizid – PLGA bao chitosan tối ƣu ................................................ 32
3.3.
Kết quả đông khô tiểu phân nano glipizid – PLGA bao chitosan ............... 35
3.3.1.
Khảo sát loại tá dƣợc bảo vệ ................................................................. 35
3.3.2.
Khảo sát tỷ lệ tá dƣợc bảo vệ ................................................................ 36
3.3.3.
Khảo sát môi trƣờng phân tán ............................................................... 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BN
Bệnh nhân
BP
Dƣợc điển Anh (British Pharmacopoeia)
CS
Chitosan
DA
Độ acetyl hóa (Degree of acetylation)
DC
Dƣợc chất
DCM
Dicloromethan
DĐH
Dƣợc động học
DĐVN
Dƣợc điển Việt Nam
D/N
Dầu/Nƣớc
ĐTĐ
Đái tháo đƣờng
EE
Hiệu suất mang thuốc (Entrapment Efficiency)
EMA
Cơ quan quản lý thuốc châu Âu
(European Medicines Agency)
FDA
Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ
(Food and Drug Administration)
FT-IR
Phổ hồng ngoại chuyển dạng Fourier
(Fourier transform infrared spectroscopy)
GLP
Glipizid
HPLC
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
(High Performance Liquid Chromatography)
HPMC
Hydroxy propyl methyl cellulose
kl/kl
Khối lƣợng/khối lƣợng
kl/tt
Khối lƣợng/thể tích
KLPT
Khối lƣợng phân tử
KT
Kích thƣớc
KTTP
Kích thƣớc tiểu phân
LC
Khả năng nạp thuốc (Loading Capacity)
MeOH
Methanol
MPS
Hệ thống thực bào đơn nhân
(Mononuclear Phagocyte System)
NaCMC
Natri carboxy methyl cellulose
NC
Nghiên cứu
PACA
Poly(alkylcyanoacrylat)
PDI
Chỉ số đa phân tán (Polydispersity index)
PEG
Polyethylen glycol
PGA
Poly(acid glycolic)
PhEur
Dƣợc điển châu Âu (Pharmacopoeia Europaea)
PLA
Poly(acid lactic)
PLGA
Poly(acid lactic-co-glycolic)
PNPs
Tiểu phân nano polyme (Polymeric nanoparticles)
PVA
Polyvinyl alcol
RES
Hệ thống lƣới nội mô
(Reticuloendothelial System)
TD
Tá dƣợc
tt/tt
Thể tích/thể tích
USP
Dƣợc điển Mỹ (The United States Pharmacopoeia)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1. Các thế hệ tiểu phân nano polyme
2
Bảng 2.1. Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm
16
Bảng 3.1. Mối tƣơng quan giữa diện tích pic và nồng độ GLP
23
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của khối lƣợng CS phối hợp đến đặc tính tiểu phân
24
nano GLP
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của nồng độ PVA đến đặc tính tiểu phân nano GLP
26
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của thể tích pha nƣớc đến đặc tính tiểu phân GLP
27
Bảng 3.5. Các biến độc lập và biến phụ thuộc
28
Bảng 3.6. Thiết kế thí nghiệm và đánh giá các đặc tính của tiểu phân nano
29
GLP – PLGA/CS
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc
29
Bảng 3.8. Công thức tối ƣu và một số đặc tính tiểu phân nano GLP-PLGA/
32
CS theo dự đoán và thực tế
Bảng 3.9. Phần trăm giải phóng tích lũy của GLP theo thời gian (n=3)
33
Bảng 3.10. KT và phân bố KTTP của các mẫu trƣớc và sau đông khô với
35
các tá dƣợc bảo vệ khác nhau
Bảng 3.11. KT và phân bố KTTP của các mẫu trƣớc và sau đông khô với
các nồng độ tá dƣợc bảo vệ saccarose khác nhau
36
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của chitin và chitosan
8
Hình 3.1. Đƣờng chuẩn biểu diễn mối tƣơng quan giữa diện tích pic
23
và nồng độ GLP
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của các biến đầu vào đến KTTP
30
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của các biến đầu vào đến thế Zeta
31
Hình 3.4. Ảnh hƣởng của các biến đầu vào đến EE (%)
32
Hình 3.5. Đồ thị phần trăm giải phóng theo thời gian của GLP từ hệ
34
tiểu phân nano
Hình 3.6. KT và phân bố KTTP của các mẫu sau đông khô trong các
môi trƣờng phân tán khác nhau
37
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2014, theo ƣớc tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có
khoảng 422 triệu ngƣời trƣởng thành bị đái tháo đƣờng (ĐTĐ), trong đó chủ yếu là
ĐTĐ typ 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin) [59]. Tác động của ĐTĐ làm gia tăng tỷ
lệ tử vong, giảm chất lƣợng cuộc sống, đồng thời bệnh ĐTĐ và biến chứng ĐTĐ
tạo ra gánh nặng kinh tế cho bản thân ngƣời bệnh, gia đình và xã hội. Việc gia tăng
tỷ lệ ĐTĐ và các hậu quả của nó đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu các dạng bào
chế mới với mục đích cải thiện hiệu quả điều trị và nâng cao chất lƣợng cuộc sống
của bệnh nhân.
Glipizid (GLP) là thuốc hạ đƣờng huyết sulfonylure thế hệ II, sử dụng trong
điều trị ĐTĐ typ 2. Theo phân loại sinh dƣợc học, glipizid thuộc nhóm II – khó tan
nhƣng dễ hấp thu. Thuốc có thời gian bán thải ngắn (3,4 0,7 giờ), do đó phải sử
dụng 2 – 3 lần mỗi ngày. Các công thức giải phóng kéo dài giúp giải phóng dƣợc
chất từ từ và duy trì tác dụng trong một khoảng thời gian dài, từ đó cải thiện hiệu
quả điều trị, sinh khả dụng và tuân thủ của bệnh nhân.
Trên thực tế đã có nhiều dạng bào chế của glipizid đƣợc nghiên cứu nhƣ viên
giải phóng kéo dài, vi nang, vi cầu, nano lipid rắn,… với các mục đích khác nhau.
Bào chế glipizid dƣới dạng nano sử dụng polyme poly(acid lactic-co-glycolic)
(PLGA) cải biến bề mặt bằng chitosan (CS) có ƣu điểm kéo dài thời gian giải phóng
dƣợc chất và tăng thời gian tuần hoàn trong máu, từ đó kéo dài thời gian duy trì tác
dụng của GLP, giảm số lần đƣa liều và kiểm soát đƣờng huyết của bệnh nhân tốt
hơn.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài ―Tối ƣu hóa công thức bao
chitosan tiểu phân nano glipizid – Poly(acid lactic-co-glycolic)‖ với các mục
tiêu:
1. Xây dựng công thức bào chế tối ƣu hệ tiểu phân nano GLP – PLGA/CS và
đánh giá một số đặc tính của tiểu phân tạo thành.
2. Bƣớc đầu khảo sát ảnh hƣởng của tá dƣợc bảo vệ trong quá trình đông khô
tiểu phân nano GLP – PLGA/CS.
3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.
Tổng quan về tiểu phân nano polyme
1.1.1. Khái niệm
Nano polyme (PNPs) đƣợc bào chế từ các polyme tƣơng thích sinh học và phân
hủy sinh học, có kích thƣớc trong khoảng 10 – 1000 nm, trong đó dƣợc chất đƣợc
hòa tan, bao gói, liên kết hóa học hoặc hấp phụ lên bề mặt tiểu phân nano. Tùy
thuộc vào phƣơng pháp bào chế, có thể tạo thành siêu vi nang (nanocapsules) hoặc
siêu vi cầu (nanospheres). Trong siêu vi nang, dƣợc chất đƣợc giữ trong một khoảng
không gian bao quanh bởi lớp màng polyme, còn siêu vi cầu là hệ cốt trong đó dƣợc
chất phân tán đồng đều [39], [52]. PNPs là chất mang đầy triển vọng cho các hệ đƣa
thuốc do dễ dàng thay đổi bề mặt chất mang nhằm mục đích nâng cao sinh khả
dụng, kéo dài tác dụng và đƣa thuốc tới đích.
1.1.2. Các thế hệ nano polyme
Bảng 1.1. Các thế hệ tiểu phân nano polyme [8]
Thế hệ 1
Nano cổ điển
Thế hệ 2
Nano ổn định
Thế hệ 3
Nano thông minh
Cấu
trúc
-Cải biến đặc tính bề Sử dụng các tín hiệu
-Tƣơng thích sinh
Đặc
học
điểm
-Không cải biến đặc
tính bề mặt
mặt
sinh học, vật lý, hóa học
-Tăng độ ổn định
(pH, O2, enzym…) hoặc
-Lẩn tránh thực bào, nhân tạo (bức xạ hồng
tăng thời gian tuần ngoại gần) trong môi
hoàn
trƣờng đích để kích hoạt
-Hƣớng đích chủ động
giải phóng DC
-Không có khả năng Sự tích lũy nano ở mô
Hạn
tránh thực bào, thời đích tăng không nhiều
chế
gian tuần hoàn ngắn
so với nano thế hệ 1
-Không ổn định
[20]
Chƣa rõ
4
1.1.3. Phƣơng pháp bào chế tiểu phân nano polyme
Có hai nhóm phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng để bào chế tiểu phân nano
polyme: polyme hóa từ monome và sử dụng polyme có sẵn [45]. Các polyme tạo
thành từ phản ứng polyme hóa thƣờng ít phân hủy sinh học, monome tồn dƣ và chất
diện hoạt dùng với lƣợng lớn có thể gây độc và đòi hỏi quá trình tinh chế phức tạp
[57]. Do đó, các nghiên cứu hiện nay hƣớng tới sử dụng các polyme tự nhiên hoặc
tổng hợp có sẵn, đặc biệt là các polyme phân hủy sinh học. Các phƣơng pháp chủ
yếu để bào chế tiểu phân nano từ các polyme này gồm [5], [57]:
-
Phương pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tương
Nguyên tắc: tạo ra nhũ tƣơng nano (thƣờng là dầu/nƣớc), sau đó bốc hơi dung
môi hữu cơ tạo tiểu phân nano (thƣờng là siêu vi cầu).
Cách làm nhƣ sau: hòa tan chất mang (PLA, PLGA, Eudragit…) và dƣợc chất
vào dung môi hữu cơ (dicloromethan, cyclohexan…) rồi nhũ hóa vào pha nƣớc
chứa chất nhũ hóa (PVA, Tween, poloxame…). Tiến hành đồng nhất hóa rồi bốc
hơi dung môi hữu cơ, lọc và rửa tiểu phân nano. Các yếu tố ảnh hƣởng đến KTTP là
cƣờng độ và thời gian đồng nhất hóa, loại và lƣợng chất nhũ hóa, polyme, dƣợc chất
(DC) và cách bốc hơi dung môi.
-
Phương pháp thay đổi dung môi/kết lắng bề mặt
Polyme và DC đƣợc hòa tan trong một dung môi đồng tan với nƣớc (aceton),
sau đó pha dung môi hữu cơ đƣợc chia thành từng giọt và phối hợp với pha ngoại
chứa chất ổn định. Polyme sẽ kết lắng trên bề mặt phân cách pha do sự khuếch tán
nhanh của dung môi. Phƣơng pháp này thƣờng áp dụng cho DC thân dầu vì hệ nano
tạo ra có hiệu suất bao gói DC thân nƣớc thấp.
-
Phương pháp nhũ hóa/khuếch tán dung môi
Pha dung môi hữu cơ (dung dịch DC và polyme trong dung môi hữu cơ tan một
phần trong nƣớc (ethyl acetat, alcol benzylic) bão hòa nƣớc) đƣợc nhũ hóa vào pha
nƣớc (dung dịch chất ổn định trong nƣớc bão hòa dung môi hữu cơ). Sau đó nhũ
tƣơng tạo thành đƣợc phối hợp với 1 thể tích nƣớc lớn, dung môi sẽ khuếch tán từ
giọt pha dầu vào pha nƣớc, hình thành các tiểu phân nano polyme.
5
-
Phương pháp hóa muối
Dung dịch polyme và DC trong dung môi đồng tan với nƣớc (aceton) đƣợc nhũ
hóa vào pha ngoại chứa nồng độ cao chất hóa muối (MgCl2, CaCl2, Mg acetat).
Hiệu ứng hóa muối giúp ổn định giọt pha dầu khi tác động lực cơ học. Nhũ tƣơng
đƣợc phối hợp với một lƣợng nƣớc đủ lớn, khi đó nồng độ chất hóa muối giảm,
dung môi khuếch tán vào môi trƣờng và hình thành tiểu phân nano.
1.1.4. Cải biến bề mặt tiểu phân nano polyme
Sau khi tiêm tĩnh mạch, hệ thống thực bào đơn nhân (MPS) trong tuần hoàn coi
tiểu phân nhƣ một vật thể lạ và tiến hành thanh thải. Để lƣu giữ tiểu phân trong tuần
hoàn lâu hơn, giúp tăng khả năng phân bố tiểu phân đến đích tác dụng, cần phải có
các giải pháp để tránh thực bào nhƣ [5]:
+ ―Ngụy trang‖ tiểu phân nhằm tránh sự nhận biết của tế bào lympho: bao bên
ngoài với các polyme thân nƣớc và tƣơng thích sinh học nhƣ PEG, poloxame và
poloxamin, chitosan…[27], [44] giúp bảo vệ tiểu phân nano khỏi sự bắt giữ của
MPS và tăng độ ổn định.
+ Biến tính bề mặt tiểu phân để ngăn cản quá trình thực bào: tiểu phân bao
polyethylen oxyd tạo ra cấu trúc không gian cồng kềnh, ngăn cản sự định vị protein
opsonin hóa trên bề mặt, làm giảm thực bào. Tiểu phân bao chất diện hoạt cũng hạn
chế tỷ lệ thực bào.
+ Bao tiểu phân bằng tác nhân phân giải màng lysosom.
Ngoài ra, để tăng nồng độ DC tại đích tác dụng, có thể gắn lên bề mặt tiểu phân
các phân tử hƣớng đích. Biến đổi bề mặt tiểu phân cũng ảnh hƣởng đến sự giải
phóng dƣợc chất.
1.1.5. Một số phƣơng pháp đƣa hệ tiểu phân nano vào dạng bào chế
1.1.5.1. Đông khô
Khái niệm: Đông khô (lyophilization) là quá trình làm khô dung dịch nƣớc đã
đƣợc đông lạnh ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ eutecti của dung dịch, dung môi đƣợc
loại trực tiếp từ pha rắn không qua pha lỏng dƣới áp suất giảm (thƣờng dƣới 100
mmHg), thu đƣợc sản phẩm khô [4].
6
Có ba nhóm yếu tố chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm: i) công thức, ii)
quy trình đông khô và iii) điều kiện bảo quản. Phần tổng quan này chỉ trình bày ảnh
hƣởng các tá dƣợc bảo vệ.
Trong quá trình đông lạnh, pha lỏng trở nên đặc hơn khi nƣớc đóng băng. Trong
trƣờng hợp của hỗn dịch nano, pha lỏng đậm đặc chứa hỗn hợp gồm các tiểu phân
nano và các thành phần khác trong công thức nhƣ chất diện hoạt dƣ, đệm và dƣợc
chất tự do. Hệ tiểu phân nồng độ cao có thể gây ra sự kết tụ và hợp nhất bền vững
các tiểu phân nano. Mặt khác, sự hình thành các tinh thể băng gây giãn nở thể tích
và tạo áp lực phá vỡ cấu trúc tiểu phân. Vì vậy, phải thêm vào các tá dƣợc đặc biệt
để ổn định hệ nano.
-
Cryoprotectant: Các tá dƣợc bảo vệ cryo phổ biến nhất trong đông khô nano là
các loại đƣờng: trehalose, saccarose, glucose và manitol. Chúng chuyển thành trạng
thái thủy tinh vô định hình tại nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh (Tg’) xác định [32],
cấu trúc thủy tinh hóa có độ nhớt rất cao và tính di động thấp sẽ ngăn cản sự kết tụ
các tiểu phân và bảo vệ chúng khỏi bị hƣ hại bởi các tinh thể băng. Quá trình đông
lạnh cần đƣợc tiến hành ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ Tg’ của tá dƣợc bảo vệ [53].
Ngoài ra, các phân tử đƣờng cô lập riêng rẽ các tiểu phân nano trong pha lỏng, do
đó ngăn cản sự kết tụ tiểu phân [9]. Để đảm bảo độ ổn định tốt nhất của tiểu phân
nano, cần khảo sát lựa chọn loại tá dƣợc bảo vệ cũng nhƣ nồng độ tối ƣu của chúng.
-
Lyoprotectant: Quá trình loại bỏ phần nƣớc không đóng băng hấp phụ trong
khối bột có thể ảnh hƣởng đến độ bền của tiểu phân nano, do đó trong các công thức
đông khô có thể thêm tá dƣợc lyoprotectant (nhƣ các đƣờng đơn/đôi/đa,
polyalcol...). Do có nhiều nhóm hydroxy trong phân tử, các tá dƣợc bảo vệ lyo hình
thành liên kết hydro với các nhóm phân cực trên bề mặt tiểu phân nano, từ đó làm
giảm tƣơng tác giữa nƣớc và tiểu phân rồi sau đó thay thế nƣớc và giúp giữ nguyên
cấu trúc ban đầu của tiểu phân nano trong quá trình làm khô [18].
Trong một số công thức nano, có thể đông khô mà không cần thêm tá dƣợc bảo
vệ cryo và lyo khi sử dụng PVA làm chất nhũ hóa với nồng độ 2,5 đến 5% [7], [40],
[42]. Trong trƣờng hợp này, PVA sẽ đóng vai trò là tá dƣợc ổn định đông khô. PVA
7
gắn khá chắc trên bề mặt tiểu phân nano và tạo lớp màng polyme, qua đó có thể ổn
định cấu trúc nano trong quá trình đông lạnh. Mặt khác, PVA tự do không hấp phụ
trên bề mặt tiểu phân sẽ tạo thành dạng thủy tinh hóa bao quanh các tiểu phân và
bảo vệ chúng trong quá trình đông lạnh.
1.1.5.2. Phun sấy
Nguyên tắc: dƣới áp lực cao của vòi phun, dung dịch sẽ chuyển thành dạng khí
dung, khi tiếp xúc trực tiếp với luồng không khí nóng thổi cùng chiều, dung môi từ
các giọt khí dung sẽ bay hơi rất nhanh do có diện tích tiếp xúc lớn và để lại bột
thuốc khô.
So với đông khô, phun sấy có ƣu điểm nhƣ thao tác nhanh, chi phí thấp hơn,
phù hợp với quy mô công nghiệp, bột phun sấy có thể dùng dƣới dạng hỗn dịch
hoặc đƣa vào viên nén, viên nang.
Nhƣợc điểm của phun sấy là cần gia nhiệt, có thể tác động lên tính toàn vẹn của
tiểu phân nano polyme và dƣợc chất, hiệu suất thu hồi sản phẩm thấp và khó đảm
bảo vô khuẩn cho bột phun sấy.
1.2.
Tổng quan về polyme poly(acid lactic-co-glycolic) (PLGA)
1.2.1. Cấu trúc hóa học và tính chất
Cấu trúc hóa học của PLGA:
O
O
H
HO
O
O
x
y
PLGA là một trong những polyme phân hủy sinh học đƣợc sử dụng thành công
nhất để bào chế PNPs. Sản phẩm thủy phân của nó là acid lactic và acid glycolic, cả
hai monome này dễ dàng chuyển hóa thông qua chu trình Krebs, do đó các hệ đƣa
thuốc sử dụng PLGA có độc tính hệ thống tối thiểu [31]. PLGA đã đƣợc FDA và
EMA cho phép sử dụng trong nhiều dạng bào chế dƣợc phẩm. PLGA thƣơng mại có
nhiều loại khác nhau về trọng lƣợng phân tử và tỷ lệ thành phần các monome. Acid
lactic thân dầu hơn acid glycolic, do đó các PLGA giàu thành phần acid lactic kém
8
thân nƣớc hơn và phân hủy chậm hơn. Ngoài ra, sự phân hủy sinh học của PLGA
còn chịu ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ trạng thái kết tinh, hình dạng bề mặt và kích
thƣớc, pH, khối lƣợng phân tử trung bình, hàm lƣợng dƣợc chất, loại dƣợc chất
[36].
Một số loại PLGA hay đƣợc sử dụng trong bào chế: PLGA 50:50, PLGA 65:35,
PLGA 75:25 và PLGA 85:25. NC sử dụng PLGA 50:50 là loại có tỷ lệ 2 monome
acid lactic:acid glycolic = 50:50.
1.2.2. Nhƣợc điểm của PLGA khi dùng làm polyme bào chế tiểu phân nano
-
Dễ bị nhận diện và tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch: Các tiểu phân nano PLGA
có bề mặt sơ nƣớc, do đó bị hệ miễn dịch nhận định là chất ngoại lai, hệ thống lƣới
nội mô (RES) sẽ đào thải chúng ra khỏi máu để đƣa đến gan và lách. Sau khi đƣợc
tiêm vào cơ thể, các tiểu phân nano PLGA sẽ gắn với các protein opsonin tồn tại
trong huyết tƣơng và các tiểu phân opsonin hóa dễ dàng bị bắt giữ bởi đại thực bào
[10]. Quá trình này là một trong những rào cản sinh học lớn nhất đối với hệ tiểu
phân nano [31].
-
Các tiểu phân nano PLGA có động học giải phóng gồm 2 pha, trong đó pha I
thƣờng là pha giải phóng ồ ạt (burst release), pha II là pha giải phóng chậm [19]. Sự
giải phóng dƣợc chất ồ ạt ở giai đoạn đầu có thể làm cho dƣợc chất không đến hết
đƣợc mô hoặc tế bào đích, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị lâu dài [19], [24]. Mặt
khác, với dƣợc chất có tác dụng mạnh nhƣ GLP, sự giải phóng ồ ạt có thể tiềm ẩn
nguy cơ hạ đƣờng huyết nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Hai nhƣợc điểm trên có thể khắc phục bằng cách cải biến bề mặt tiểu phân.
-
Giá thành sản phẩm cuối cùng cao: PLGA dùng trong dƣợc phẩm có giá khá
đắt, mặt khác khả năng nạp thuốc thƣờng thấp (khoảng dƣới 20%) mặc dù hiệu suất
mang thuốc thân dầu cao. Do đó việc nâng cấp quy mô sản xuất để đƣa ra sản phẩm
cuối cùng cho bệnh nhân còn gặp nhiều khó khăn, cần có sự nghiên cứu và tính toán
chi phí kỹ lƣỡng.
9
1.3.
Tổng quan về chitosan
1.3.1. Cấu trúc hóa học và tính chất
Chitosan (CS) (poly 1,4--D-glucosamin) là một polysaccarid tự nhiên, gồm
nhiều polyme khác nhau về khối lƣợng phân tử (50 – 2000 kDa) và mức độ acetyl
hóa (40 – 98%). CS đƣợc sản xuất bằng cách N-deacetyl hóa chitin lấy từ vỏ của
động vật giáp xác nhƣ tôm, cua…
Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của chitin và chitosan
CS có pKa khoảng 6,2 – 7, không tan trong các dung dịch pH trung tính và
kiềm. Trong môi trƣờng acid, nhóm amin của CS nhận proton, làm cho phân tử tích
điện dƣơng với mật độ điện tích cao. Các muối của CS đều tan trong nƣớc, độ tan
phụ thuộc vào mức độ deacetyl hóa và pH của dung dịch. Sự có mặt của các muối
trong dung dịch cũng ảnh hƣởng đến độ tan của CS. Lực ion càng lớn, độ tan càng
giảm do các ion cạnh tranh độ tan dẫn đến sự kết tủa CS trong dung dịch [48].
CS là một polyme phân hủy sinh học và tƣơng thích sinh học, dễ dàng biến đổi
hóa học để tạo thành các dẫn chất khác nhau. Ngoài ra, nó còn có nhiều tác dụng
sinh học nhƣ ức chế vi khuẩn và vi nấm, giảm lipid máu, kháng ung thƣ và kích
thích miễn dịch [60].
1.3.2. Phƣơng pháp bao chitosan lên tiểu phân nano PLGA
-
Phương pháp hấp phụ vật lý: Trong môi trƣờng có pH thích hợp, nhóm NH2
của CS và COOH của PLGA điện ly thành các ion trái dấu –NH3+ và –COO. Lực
tƣơng tác tĩnh điện giữa chúng làm cho CS đƣợc hấp phụ lên bề mặt tiểu phân nano
PLGA. Màng bao CS tạo thành tƣơng đối ổn định, phụ thuộc vào độ bền của tƣơng
tác tĩnh điện [16]. CS có thể đƣợc phối hợp ngay trong quá trình bào chế tiểu phân
10
nano PLGA hoặc đƣợc hấp phụ lên bề mặt tiểu phân nano PLGA đã hình thành từ
trƣớc.
-
Phương pháp liên kết hóa học: Phƣơng pháp này dựa trên phản ứng tạo liên kết
carbodiimid giữa nhóm –NH2 của CS và nhóm –COOH của PLGA. Liên kết hóa
học giữa CS và PLGA bền vững hơn lực tƣơng tác tĩnh điện, tuy nhiên quy trình
phản ứng rất phức tạp và thời gian phản ứng kéo dài có thể ảnh hƣởng đến cấu trúc
và hiệu suất mang thuốc của tiểu phân nano PLGA [58].
Sau khi bao với CS, các tiểu phân nano PLGA có kích thƣớc tăng và thế Zeta
chuyển từ âm sang dƣơng [37], [38].
1.3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình bao chitosan tiểu phân nano
PLGA
1.3.3.1. Ảnh hưởng của pH và lực ion
Nhiều NC về ảnh hƣởng của pH đến sự hấp phụ đa lớp cho thấy pH ảnh hƣởng
đến độ dày của lớp. Với màng film đa lớp chứa CS và NaCMC, khi tăng pH của
NaCMC từ 4 đến 5,5 thì độ dày của màng giảm [43]. Điều này cũng xảy ra trong
trƣờng hợp của CS và heparin [11]. Trong môi trƣờng acid, nhóm amin của CS
nhận proton để chuyển thành –NH3+, pH càng giảm càng có nhiều nhóm –NH2
chuyển thành –NH3+, khi đó lực đẩy tĩnh điện lớn làm cho phân tử CS tồn tại ở dạng
chuỗi mở rộng, ngƣợc lại pH tăng, lực đẩy nhỏ, phân tử có xu hƣớng cuộn lại thành
dạng cầu [22], [48]. Sự khác nhau về cấu trúc không gian của CS trong các môi
trƣờng pH khác nhau ảnh hƣởng đến kích thƣớc tiểu phân (KTTP) sau khi bao CS.
Khi tăng pH, thế zeta của dung dịch CS giảm do nồng độ ion H+ giảm, hạn chế quá
trình proton hóa nhóm –NH2 của CS dẫn đến giảm mật độ điện tích dƣơng trên phân
tử CS [11], [14].
Sự có mặt của các ion cũng ảnh hƣởng đến KTTP và thế Zeta của dung dịch
CS. Khi tăng nồng độ ion, KTTP và thế Zeta giảm, có thể do tƣơng tác của nhóm
–NH3+ với các anion. Do đó khi sử dụng đệm để điều chỉnh pH, các ion trong đệm
có thể ảnh hƣởng đến KTTP và thế Zeta của tiểu phân nano.
11
Nhƣ vậy pH là yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến sự hấp phụ CS lên tiểu phân nano
PLGA, tuy nhiên để đánh giá chính xác ảnh hƣởng của pH, cần lựa chọn loại và
nồng độ đệm điều chỉnh pH, loại bỏ các ion dƣ trƣớc khi đo thế Zeta, kiểm soát sự
thay đổi pH theo thời gian,… vì vậy trong khuôn khổ khóa luận này sẽ không khảo
sát ảnh hƣởng của pH.
1.3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ CS
Các polysaccarid trong đó có CS có xu hƣớng liên hợp cao do sự có mặt nhiều
nhóm hydroxyl và amino trong phân tử dễ hình thành liên kết hydro. Sự liên hợp
xảy ra chủ yếu trong dung dịch nồng độ cao và biến mất khi dung dịch đƣợc pha
loãng [13]. Nồng độ dung dịch chất đa điện phân có thể ảnh hƣởng đến quá trình
hấp phụ đa lớp và độ dày của các lớp. Khi xây dựng các hệ đa lớp, nhiều NC sử
dụng các nồng độ polysaccarid từ 0,1 0,5% [14], [25], [43], [46]. Trong NC của
Yang và cộng sự (2009), tiểu phân nano PLGA chứa palitaxel cải biến bề mặt bằng
CS đƣợc bào chế bằng cách phân tán tiểu phân nano paclitaxel – PLGA trong các
dung dịch chitosan nồng độ 0,3%, 0,5% và 0,7% (kl/tt) nhờ siêu âm và khuấy từ qua
đêm. Kết quả, KTTP tăng khi tăng nồng độ dung dịch CS [62].
1.3.3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ CS/PLGA
Nhiều NC về bào chế tiểu phân nano PLGA cải biến bề mặt bằng CS đã đánh
giá ảnh hƣởng của tỷ lệ CS/PLGA tới đặc tính tiểu phân tạo thành. Wang và cộng
sự (2013) đã bao thành công CS lên bề mặt tiểu phân nano PLGA theo 2 phƣơng
pháp vật lý và hóa học, chứng minh bởi thế Zeta, phổ FT-IR và phổ nhiễu xạ tia X.
Khi tăng tỷ lệ CS/PLGA, KTTP và thế Zeta tăng, tuy nhiên đến một giá trị tới hạn,
tiếp tục tăng tỷ lệ CS/PLGA thì thế Zeta không thay đổi nhiều, do đó lƣợng CS có
thể bao lên bề mặt PLGA có một giá trị bão hòa. Tiểu phân nano PLGA/CS có hiệu
suất mang thuốc thấp hơn tiểu phân PLGA, tỷ lệ CS/PLGA càng tăng, EE càng
giảm [58]. Trong NC của Hồ Hoàng Nhân và cộng sự (2015), khi tăng tỷ lệ
CS/PLGA, KTTP, PDI và thế Zeta đều có xu hƣớng tăng, các mẫu bao CS đều có
giá trị EE thấp hơn các mẫu chƣa bao, tuy nhiên vẫn ở mức trên 70% [28].
12
1.4.
Tổng quan về glipizid
1.4.1. Cấu trúc hóa học
GLP là hợp chất sulfonylure đƣợc tổng hợp ở Ý vào năm 1970. Ngoài khung
cấu trúc cơ bản của sulfonylure, GLP có một nhóm cyclohexyl gắn với gốc ure và
một nhóm cồng kềnh không phân cực gắn vào vị trí para của vòng thơm. Nhóm
không phân cực trong phân tử làm tăng hoạt tính hạ đƣờng huyết gấp 100 lần so với
các sulfonylure thế hệ I (tolbutamid, clopropamid, tolazamid, acetohexamid) [34].
O O
O
S
O
N
H3C
N
H
N
H
N
H
N
-
Công thức phân tử: C21H27N5O4S
-
Phân tử khối: 445,54 g/mol
-
Tên khoa
học: 1-cyclohexyl-3-[[p-[2-(5-methylpyrazincarboxamido)ethyl]
phenyl]sulfonyl]ure [56].
1.4.2. Tính chất lý hóa
-
Lý tính: bột kết tinh trắng hoặc gần trắng; thực tế không tan trong nƣớc (độ tan
trong nƣớc: 37,2 μg/mL), rất khó tan trong dicloromethan, aceton, methanol (1,9
mg/mL),…, tan tốt trong dung dịch kiềm và dimethyl formamid, độ tan thay đổi
theo pH [12], [23].
-
Hóa tính: có tính acid yếu, pKa = 5,9 [23].
1.4.3. Dƣợc động học
GLP hấp thu nhanh và hầu nhƣ hoàn toàn từ đƣờng tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh
trong huyết tƣơng sau 1 3 giờ sử dụng. GLP liên kết cao với protein huyết tƣơng
(khoảng 98 – 99% sau khi dùng 1 giờ kể cả đƣờng uống lẫn tiêm tĩnh mạch), không
tích lũy trong huyết tƣơng khi dùng liều nhắc lại. Thể tích phân bố là 11 lít sau khi
tiêm tĩnh mạch. GLP chuyển hóa chủ yếu ở gan và thải trừ qua nƣớc tiểu (khoảng
<10% dƣới dạng không đổi). Thời gian bán thải (t1/2) ngắn, khoảng 2 4 giờ [1].
13
1.4.4. Tác dụng dƣợc lý và cơ chế tác dụng
GLP là thuốc chống đái tháo đƣờng thế hệ 2 loại sulfonylure dùng đƣờng
uống. Tính theo khối lƣợng, GLP là một trong những thuốc chống đái tháo đƣờng
mạnh nhất, có thời gian bán thải ngắn so với các sulfonylure khác nên giảm nguy cơ
gây hạ đƣờng huyết trầm trọng. Thuốc giảm nồng độ glucose huyết ở ngƣời bị và
không bị đái tháo đƣờng. Thuốc không có tác dụng khi cơ thể không còn khả năng
tiết insulin [1].
Cơ chế tác dụng [1], [2]:
-
Kích thích trực tiếp tế bào beta của tuyến tụy tăng sản xuất insulin làm giảm
nồng độ glucose máu.
-
Làm tăng số lƣợng receptor của insulin ở các tế bào, đặc biệt là các tế bào mỡ,
hồng cầu, bạch cầu đơn nhân, do đó làm tăng tác dụng của insulin.
-
Làm giảm lƣu lƣợng glucose từ gan ra huyết thanh.
-
Ức chế nhẹ tác dụng của glucagon nên cũng gây hạ glucose máu.
1.4.5. Chỉ định, liều dùng, cách dùng
1.4.5.1. Chỉ định
Đái tháo đƣờng typ II không kiểm soát đƣợc bằng điều chỉnh chế độ ăn đơn độc [1].
1.4.5.2. Liều dùng, cách dùng
-
Liều dùng: Liều thƣờng dùng là 2,5 – 5 mg/ngày. Sử dụng với liều 15 – 20 mg/
ngày có thể kiểm soát thỏa đáng nồng độ glucose máu suốt ngày đối với ngƣời bệnh
ăn theo lối thông thƣờng. Sử dụng quá 15 – 20 mg/ngày phải chia thành nhiều liều
nhỏ trƣớc các bữa ăn. Liều tối đa khuyến cáo là 15 mg/ngày [1].
-
Cách dùng: GLP thƣờng đƣợc uống một lần vào buổi sáng khoảng 30 phút
trƣớc bữa điểm tâm để giảm tối đa nồng độ glucose máu sau khi ăn.
Nhƣ vậy, bào chế dạng nano polyme GLP thuận lợi hơn các thuốc chống ĐTĐ
khác vì DC có liều dùng thấp, hiệu lực cao phù hợp với đặc điểm lƣợng DC nạp
thấp của PNPs. Mặt khác, do GLP chuyển hóa nhanh ở gan, thời gian bán thải ngắn,
dạng nano polyme GLP sẽ giúp bảo vệ dƣợc chất khỏi quá trình chuyển hóa thải trừ,
tăng thời gian tuần hoàn trong cơ thể, tăng khả năng GLP đến đƣợc đích tác dụng
14
(tế bào beta đảo tụy), từ đó giảm số lần đƣa liều trong ngày và giúp kiểm soát
đƣờng huyết trong thời gian dài.
1.4.6. Một số nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano và micro glipizid
1.4.6.1. Các nghiên cứu trong nước
Đỗ Thanh Hà (2012) đã NC bào chế vi cầu GLP sử dụng Eudragit L100, S100
-
và E100 bằng phƣơng pháp bay hơi dung môi từ hỗn nhũ tƣơng với mục đích cải
thiện độ tan. Từ đó NC đánh giá ảnh hƣởng của tỷ lệ DC:polyme, nồng độ chất nhũ
hóa và tốc độ khuấy đến các đặc tính của vi cầu: hình dạng, phân bố KTTP, hiệu
suất tạo vi cầu, hiệu suất vi cầu hóa DC và % giải phóng DC theo thời gian. Kết
quả, vi cầu Eudragit E100 và L100 có khả năng cải thiện độ tan của GLP [3].
Nguyễn Thùy Trang (2013) đã bào chế thành công vi nang GLP kích thƣớc
-
khoảng 710 – 800 μm và có khả năng giải phóng kéo dài 7 tiếng bằng phƣơng pháp
đông tụ sử dụng natri alginat. NC cũng đánh giá ảnh hƣởng của các thông số công
thức (tỷ lệ alginat – dƣợc chất, nồng độ alginat, nồng độ CaCl2, loại dung môi ngâm
trƣơng nở alginat) và các thông số quy trình (thời gian ủ, nhiệt độ, tốc độ nhỏ giọt,
tốc độ khuấy dung dịch CaCl2 trong quá trình nhỏ giọt) đến các đặc tính của vi
nang: hình dạng, kích thƣớc, hiệu suất bào chế, hiệu suất vi nang hóa, hàm lƣợng
DC trong vi nang và khả năng giải phóng DC [6].
Các dạng bào chế GLP kích thƣớc nhỏ cỡ micro sử dụng chất mang polyme có
diện tích tiếp xúc với môi trƣờng hòa tan lớn, giúp tăng độ tan, cải thiện sinh khả
dụng của GLP, đồng thời kiểm soát giải phóng trong thời gian dài, giảm số lần dùng
thuốc cho BN. Tuy nhiên chƣa có NC công bố trong nƣớc về hệ tiểu phân nano
GLP.
1.4.6.2. Các nghiên cứu trên thế giới
-
Lokhande và cộng sự (2013) đã bào chế tiểu phân nano GLP sử dụng
polycaprolacton (PCL) bằng phƣơng pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tƣơng và làm
giảm KTTP bằng đồng nhất hóa áp suất cao. NC đã đánh giá ảnh hƣởng của tỷ lệ
DC:polyme, nồng độ chất diện hoạt đến KTTP và hiệu suất mang thuốc. Tiểu phân
nano GLP PCL kéo dài giải phóng GLP đến 7 ngày và tuân theo động học giải
15
phóng bậc một. Hệ nano bào chế đƣợc có khả năng kiểm soát ĐTĐ typ II trong
khoảng thời gian một tuần, do đó làm giảm số lần đƣa liều và tăng tuân thủ cho
bệnh nhân [35].
-
Naha và cộng sự (2013) đã tiến hành bào chế tiểu phân nano GLP sử dụng
PLGA và Eudragit RS100 kết hợp với PEG, HPMC và Tween 20 bằng phƣơng
pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tƣơng. Ảnh hƣởng của tỷ lệ thể tích pha nƣớc và pha
dung môi hữu cơ, tỷ lệ PLGA:Eudragit đến KTTP, thế Zeta và EE đã đƣợc đánh
giá. Hai dạng tiểu phân nano PLGA và Eudragit RS 100 đều có kích thƣớc khoảng
200 nm và không thể hiện độc tính nghiêm trọng trên tế bào SW 480 ở nồng độ từ
12,5 – 500 μg/mL, cho thấy tính tƣơng thích sinh học của chúng [41].
-
Jain và Saraf (2009) tiến hành NC bào chế tiểu phân nano GLP bằng phƣơng
pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tƣơng sử dụng PLGA làm chất mang kéo dài giải
phóng. NC đánh giá ảnh hƣởng của nhiều thông số đầu vào nhƣ loại dung môi, tốc
độ khuấy (300 3000 vòng/phút) và tỷ lệ dƣợc chất:polyme (GLP:PLGA) (1:4 đến
2:1) đến các thông số đầu ra: KTTP, Zeta và hiệu suất mang thuốc EE. Từ đó chọn
ra tỷ lệ GLP:PLGA tối ƣu là 1:2, dung môi là DCM. Mô hình giải phóng thuốc gồm
hai pha: pha giải phóng nhanh (khoảng 40%) trong 24 giờ đầu và pha giải phóng
chậm (đến 90%) trong 48 giờ tiếp theo. Dữ liệu giải phóng phù hợp với nhiều mô
hình động học và cho thấy hệ nano tạo thành có khả năng kiểm soát giải phóng
dƣợc chất [30].
-
Tran B. và cộng sự (2015) đã NC bào chế tiểu phân nano GLP PLGA bằng
phƣơng pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tƣơng. NC khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ
chất nhũ hóa (PVA, Tween 80) và thể tích pha ngoại đến các đặc tính của tiểu phân
nano nhƣ KT và phân bố KTTP, thế Zeta và hiệu suất mang thuốc. Tiểu phân nano
GLP tối ƣu có KT 164,3 13,0 nm, phân bố KTTP tƣơng đối đồng nhất (PDI 0,269
0,03), hiệu suất mang thuốc cao 92,21 ± 5.8% và ổn định vật lý sau 7 ngày (bảo
quản ở nhiệt độ 30 2C, độ ẩm 75 5%). Do đó công thức tối ƣu này đƣợc sử
dụng để bào chế tiểu phân nano GLP PLGA cho quá trình bao CS [55].
16
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 2.1. Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm
STT
Tên nguyên liệu
Nguồn gốc
Tiêu chuẩn
1
Glipizid
Ấn Độ
USP 38
PLGA 50:50 DLG 2A, KLPT
2
7 – 17 kDa, độ nhớt 0,16
0,24 dL/g (dung dịch 0,1%
Evonik Nutrition
& Care GmbH
Nhà sản xuất
(Đức)
trong cloroform, 25C)
Chitosan, KLPT thấp, DA= 75
3
– 85%, độ nhớt 20 300 cP
Sigma Aldrich
(dung dịch 1% trong acid
(Mỹ)
Nhà sản xuất
acetic 1% (tt/tt), 25C)
4
Dicloromethan
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
5
Methanol
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
6
Methanol
Merk (Đức)
Tinh khiết phân tích
7
Acetonitril
Merk (Đức)
Tinh khiết phân tích
8
Tween 80
Trung Quốc
USP 38
9
Polyvinyl alcol (PVA) 205
Singapore
USP 38
10
Manitol
Pháp
PhEur 8.0
11
Saccarose
Mỹ
USP 38
12
Lactose monohydrat
Mỹ
USP 38
13
D(+) trehalose dihydrat
Mỹ
USP 38
14
Acid acetic
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
15
Kali dihydrophosphat
Merk (Đức)
Tinh khiết phân tích
16
Một số nguyên liệu khác
17
2.1.2. Thiết bị
-
Máy đo thế Zeta và xác định phân bố KTTP Zetasizer NanoZS90 Malvern (Anh).
-
Máy khuấy từ WiseStir (Hàn Quốc)
-
Máy ly tâm lạnh HERMLE, Labortechnik GmbH – Z326k (Đức)
-
Máy siêu âm VibraCell VC 505, Sonics & Materials Inc. (Mỹ), công suất tối đa
500W, tần số 20 kHz, đầu dò hợp kim titan đƣờng kính 13 mm.
-
Hệ thống HPLC Agilent 1260 (Mỹ)
-
Máy đo pH FiveEasy FE20, Mettler Toledo (Thụy Sĩ)
-
Máy lắc Vortex Mixer VM-300 (Đức)
-
Máy lắc điều nhiệt Shaker Incubator, LSI-100B (Nhật Bản)
-
Tủ lạnh sâu Unicryo (Mỹ)
-
Máy đông khô Alpha 1-2 LDplus, Martin Christ Gefriertrocknungsanlagen
GmbH (Đức)
-
Màng thẩm tích Membrane Cel kích thƣớc 10000 Da (Mỹ)
-
Ống ly tâm Milipore UFC801008 Amicon chứa màng siêu lọc Ultracel 10 kích
thƣớc 10000 Da (Mỹ)
-
Máy sấy chân không LVO-2050, Daihan Labtech Co. Ltd (Hàn Quốc)
-
Máy siêu âm WiseClean, Daihan Labtech Co. Ltd (Hàn Quốc)
-
Cân phân tích Sartorius (Đức)
-
Cân kỹ thuật, các dụng cụ thủy tinh (cốc có mỏ, bình định mức, lọ thủy tinh…)
2.2.
-
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố về công thức nhƣ tỷ lệ CS/PLGA, thể
tích, nồng độ PVA tới đặc tính tiểu phân nano GLP – PLGA/CS.
-
Sử dụng thuật toán để thiết kế thí nghiệm, phân tích sự ảnh hƣởng của các
thông số công thức, lựa chọn thông số tối ƣu.
-
Đánh giá một số đặc tính của hệ tiểu phân nano GLP – PLGA/CS bào chế đƣợc
từ công thức tối ƣu.
-
Bƣớc đầu đông khô hệ tiểu phân nano GLP – PLGA/CS và đánh giá một số đặc
tính của bột đông khô.