Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Ảnh hưởng của đạo đức phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.92 KB, 99 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
bản thân tôi, tôi tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và hoàn thiện luận văn trong đó có sự
kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước với những trích dẫn vá sử dụng
trong giới hạn cho phép.
Luận văn này chưa được công bố trên các phương tiện thông tin, cũng
không trùng với bất cứ luận văn nào tại thời điểm hiện tại.
Hà Nội, năm 2016
Tác giả luận văn
............................................................................
............................................................................
............................................................................
Hoàng Thị Quyên

2


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc của tôi xin được dành gửi tới PGS.TS Đặng
Thị Lan – người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm
luận văn, giúp tôi có thêm nhiều kiến thức về vấn đề ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo đối với thanh niên hiện nay cũng như giúp tôi rèn luyện kỹ năng nghiên cứu
khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Triết học, Học viện Khoa
học Xã hội, đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng dạy,
hướng dẫn giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành


luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè đã
luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và
nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song không thể
tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự cảm thông và đóng
góp ý kiến của quý các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan
tâm đến những vấn đề được trình bày trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo Phật là một hình thái triết học, tôn giáo và đạo đức ra đời ở Ấn Độ vào
thế kỷ thứ VI trước công nguyên, được truyền vào Việt Nam khoảng đầu công
nguyên. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã nhanh chóng được “Việt Nam hóa” cho
phù hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam, có sức sống lâu dài và
ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần con người Việt Nam trong lịch sử cũng
như hiện tại, đồng thời trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc.
Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, với những tư tưởng giáo lý gần với
những phong tục tập quán của dân tộc nên Phật giáo đã nhanh chóng hội nhập với
văn hóa Việt Nam. Ở nước ta, Phật giáo và tư tưởng dân tộc có mối quan hệ mật
thiết với nhau, ban đầu mối quan hệ này là mối quan hệ hai chiều. Nếu như Phật
giáo ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng con người Việt Nam thì những
phong tục tập quán, truyền thống dân tộc cũng tác động trở lại Phật giáo tạo nên
một dòng Phật giáo riêng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong quá
trình Phật giáo tồn tại và phát triển ở Việt Nam thì giai đoạn Lý - Trần là giai đoạn

mà Phật giáo có sức ảnh hưởng mạnh nhất - nhà nước phong kiến lúc đó rất đề cao
Phật giáo. Ngày nay, tuy Phật giáo không còn ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy nhưng
sức ảnh hưởng của Phật giáo vẫn còn nguyên vẹn và là một phần không thể thiếu
trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam.
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, đất nước ta ngày càng chịu nhiều tác
động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào trên tất cả các mặt của đời sống xã hội
thì có một điều không thể phủ nhận đó là sự mất cân đối trong quá trình phát triển
con người - xã hội trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là sự thoái hóa đạo đức của
một bộ phận giới trẻ, thanh niên. Thực trạng đạo đức thanh niên hiện nay có nhiều
vấn đề cần giải quyết, bên cạnh những thanh niên có phẩm chất đạo đức tốt, có ý
4


thức học tập và lao động, có sự cống hiến không nhỏ cho dân tộc thì có một bộ
phận không nhỏ thanh niên đang có biểu hiện đi xuống của nhân cách đạo đức,
nhiều biểu hiện của lối sống sa đoạ trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thái
độ coi thường những giá trị truyền thống là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội
đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở lớp trẻ. Họ có xu hướng đề
cao cá nhân, sống ích kỷ, lạnh lùng, không có tình nghĩa, ít chú ý đến nghĩa vụ và
trách nhiệm, ít quan tâm đến những người xung quanh… hàng loạt những hiện
tượng đau lòng diễn ra ở chốn học đường và trong xã hội khiến chúng ta không thể
làm ngơ.
Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nền đạo đức mà chúng ta
đang xây dựng cần phải hướng tới một hệ thống giá trị tinh thần mà ở đó, cái
truyền thống và cái hiện đại cần phải được kết hợp với nhau chặt chẽ để nền văn
hóa dân tộc nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng tham gia vào sự
hòa nhập với các giá trị phổ biến toàn nhân loại mà không bị hòa tan, điều mà
Đảng kêu gọi là không làm mất đi bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Chính vì vậy, việc phát huy cái tốt, cái đẹp, tiếp thu các giá trị tiến bộ và phổ

biến toàn nhân loại trong quan hệ giữa con người với con người, con người với tự
nhiên, đồng thời phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, chính là chuẩn mực
các giá trị đạo đức của con người. Đặc biệt với tầng lớp thanh niên - những chủ
nhân tương lai của đất nước, nguồn lao động dồi dào của cả dân tộc, nước nhà
mạnh hay yếu là do thanh niên. Việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay trở
thành vấn đề cấp bách nhằm đào tạo một thế hệ có trí tuệ, có thể chất cường tráng,
đời sống tinh thần và đạo đức trong sáng, giàu bản lĩnh và thực sự có ý thức, trách
nhiệm công dân, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Giáo dục thanh niên có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó
có một phương pháp không thể bỏ qua là vận dụng những giá trị đạo đức của Phật
giáo, vì Phật giáo ở Việt Nam chứa đựng những giá trị đạo đức nhân bản và tầm
5


ảnh hưởng vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần người Việt, rất hữu ích cho việc
xây dựng một nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay mà giá
trị lớn nhất của đạo đức Phật giáo chính là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn
thiện nhân cách cá nhân, định hướng cho con người đến chân thiện mỹ nhằm cải
tạo đời sống cá nhân gia đình và xã hội được tốt đẹp, yên vui hơn.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách thông thoáng
đối với những tôn giáo đang tồn tại ở Việt Nam. Điều đó đã ảnh hưởng tích cực đối
với đời sống tinh thần của dân tộc. Nếu như trước đây, chúng ta chủ yếu chỉ nhìn
nhận đánh giá tôn giáo trên phương diện nhận thức luận thì giờ đây, tôn giáo đang
được nhìn nhận trên phương diện xã hội học, tâm lý học, nhân học… Trong thế giới
quan tôn giáo không chỉ bao gồm toàn những sai lầm như trước đây người ta tưởng,
nó còn có “hạt nhân hợp lý” có tác dụng hữu ích cho cuộc sống nhân sinh, đó là
những giá trị về văn hóa, đạo đức.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tôn giáo một cách khách quan khoa học,
Đảng ta đã nhiều lần nhấn mạnh: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu và quyền lợi
tinh thần của một bộ phận nhân dân, nó còn tồn tại lâu dài và chi phối đời sống

tinh thần văn hóa của một bộ phận dân chúng, trong đó có những giá trị đạo đức
phù hợp với lợi ích toàn dân, với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Trong văn
kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Tín
ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân”…cần “phát huy những
giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo”.
Phật giáo ở Việt Nam chứa đựng những giá trị nhân bản và tầm ảnh hưởng
rất lớn trong đời sống tinh thần người Việt, góp bồi dưỡng và hình thành đạo đức
cho mọi người nói chung và tầng lớp thanh niên nói riêng. Vì vậy, việc khai thác
những yếu tố tích cực của đạo đức Phật giáo nhằm hạn chế những tiêu cực để xây
dựng đạo đức thanh niên hiện nay là điều rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu lý luận
và thực tiễn đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với
6


đạo đức thanh niên ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một trong ba tôn giáo lớn thế giới, Phật giáo có lịch sử phát triển lâu dài
và có nhiều đóng góp cho tư tưởng nhân loại, do đó được giới khoa học xã hội
quan tâm và nghiên cứu. Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được
đánh giá công bố và trở thành tài liệu có giá trị trong việc nhìn nhận và đánh giá
lịch sử phát triển của dân tộc.
Các công trình nghiên cứu, chúng tôi có thể xếp thành các nhóm sau đây
a) Các công trình nghiên cứu cơ bản về Phật giáo và đạo đức Phật giáo
Trong tác phẩm: “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con
người Việt Nam hiện nay” do tác giả Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1997; phần viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung vào khái niệm
từ, bi, hỉ, xả cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng của con người
Việt Nam.
“Đạo đức học Phật giáo” của Hoà thượng Thích Minh Châu (chủ biên, 1995),

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành là cuốn sách bao gồm nhiều bài viết đã
phản ánh những nội dung cơ bản về đạo đức Phật giáo và vai trò của nó trong việc
bảo tồn và phát huy truyền thống đạo đức dân tộc. Nhiều tác giả đã phân tích sâu cơ
sở và các phạm trù đạo đức Phật giáo, trong đó có các nội dung quan trọng như giới,
hạnh, nguyện, thiện, ác…
Bộ sách: “Việt Nam Phật giáo sử luận” (3 tập, 1994) của Nguyễn Lang, Nxb
Văn học và cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát đã khái quát một
cách toàn diện sự phát triển Phật giáo Việt Nam theo từng giai đoạn. Đây là tư liệu
có giá trị đã khảo cứu Phật giáo Việt Nam một cách hệ thống, trong đó có nhiều
phần viết về vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc.

7


Cuốn “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Hinh
(1999), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội có nội dung bước đầu tìm hiểu hệ thống hóa
tư liệu nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, nghiên cứu tư tưởng Phât giáo Việt
Nam qua đó làm rõ đặc điểm Phật giáo Việt Nam với tư cách là một sản phẩm tôn
giáo được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh cư dân bản địa có tiếp thu tôn
giáo ngoại nhập.
Các cuốn sách: “Việt Nam Phật giáo sử lược” của Hoà thượng Thích Mật
Thể và “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do Nguyễn Tài Thư chủ biên đã hệ thống
hoá Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập đến thế kỷ XX. Các tác giả đã chỉ
rõ Phật giáo đến Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, vào các thời điểm
khác nhau từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ XVI.
Cuốn “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hùng Hậu
(2002) Nxb Khoa học xã hội với nội dung bàn đến Phật giáo từ giai đoạn du nhập
đến hết thời Trần. Tác giả cho rằng Triết học Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu
là Triết học Phật giáo. Với mục đích cứu con người thoát khổ, nhìn vẻ ngoài, Phật
giáo chủ yếu bàn về nhân sinh. Nhưng để cho quan niệm nhân sinh này tồn tại một

cách vững chãi phải dựa trên một cơ sở triết học, một nền tảng lý luận vô cùng sâu
sắc. Từ chỗ bàn về thế giới quan Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo nguyên
thuỷ, tác giả bàn về thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam, sự độc
đáo và sáng tạo của Phật giáo Việt Nam.
Năm 2008, Nxb Phương Đông, Hà Nội đã xuất bản cuốn “Sức mạnh của
Đạo Phật” của tác giả Jean – Claude Carriere, người dịch là Nguyễn Tiến Lộ. Đọc
cuốn sách nà chúng ta thấy được những mảng đề tài, những câu chuyện dẫn giải
gần gũi, giản dị, khúc triết và thực tiễn về Phật giáo. Tác giả đã đề cập đến một
thực tế hiện nay là khi con người tham vọng, chạy đua, vươn tới những đỉnh cao
danh vọng và giàu có vật chất, thì đời sống tâm linh, cái Đạo, cái Tâm, cái Thiện
8


trong mỗi con người có khi bị hu nhỏ lại, nhường chỗ cho những băn khoăn, trăn
trở, lo toan, cho những ham muốn bất tận của cuộc sống.
Năm 2010, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho xuất bản cuốn “Tìm
hiều chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam” của tác giả Trần Hồng Liên. Trong
cuốn sách này, tác giả đã làm rõ các vấn đề như: Chức năng của Phật giáo đối với
vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, giúp người đọc hiểu rằng dù tác động trên bất cứ lĩnh
vực nào thì tựu trung lại, Phật giáo cũng chỉ nhằm vào việc mang lại sự an vui, niềm
hạnh phúc về cả vật chất và tinh thần cho con người.
Tác giả Đặng Thị Lan với công trình “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con
người Việt Nam” đã bàn đến những vấn đề trọng tâm của đạo đức Phật giáo và vai
trò ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với việc xây dựng nền tảng đạo đức trong
xã hội, cùng với những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những
mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo.
b) Những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng đạo đức Phật giáo đến
đạo đức con người Việt Nam và thanh niên Việt Nam
Hướng nghiên cứu này có các tác phẩm chủ yếu sau: “Tìm về bản sắc văn
hoá Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản T.p Hồ Chí Minh, 1997;

“Thiền học Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục, Nhà xb Thuận Hoá 1997; Giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Trần Văn Giàu, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội 1980; “Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở châu thổ
Bắc Bộ” của Nguyễn Thị Bảy, Nxb. Thông tin, Hà Nội 1997; “Phật giáo với văn
hoá Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy, Nxb. Hà Nội 1999...
Ngoài các công trình khoa học trên còn có rất nhiều bài viết đăng trên tạp
chí thuộc các ngành khoa học xã hội về đạo đức như: Đặng Hữu Toàn “Hướng các
giá trị truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ trong bối cảnh toàn cầu
hoá và phát triển kinh tế thị trường” (Tạp chí triết học, số 4 – 2001, tr.27- 32),
Trần Nguyên Việt với “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến
9


toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường” (Tạp chí triết học, số 5 –
2002, tr.20 – 25) . Các bài bàn về nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo và
ảnh hưởng của nó đến đời sống con người Việt Nam như Hoàng Thị Thơ với:
“Vấn đề con người trong đạo Phật”.
Nhiều bài viết đăng trên các tạp chí Triết học, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
nói về sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tư tưởng đạo đức, văn hoá, nghệ thuật dân
tộc: “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện
nay” do Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia 1997; “Lược khảo tư
tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; “Văn hoá
Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và Châu thổ Bắc Bộ”, Nxb. Thông
tin, Hà Nội, 1997; Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện
nay của Nguyễn Tài Thư (Triết học số 4/1993); Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị
trường của tác giả Hoàng Thơ (Triết học số 7/ 2002).
Về ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống xã hội cũng có nhiều công trình
luận án đã nghiên cứu. Tiêu biểu như công trình nghiên cứu của tác giả Tạ Chí
Hồng với “Ảnh hưởng của Đạo đức Phật giáo đối với đời sống đạo đức của xã hội
Việt Nam hiện nay” (Luận án Tiến sĩ triết học, năm 2003). Đây là luận án khá công

phu, khảo cứu vị trí của vấn đề đạo đức trong tư tưởng Phật giáo, nội dung, đặc
điểm, nếp sống và giá trị đạo đức Phật giáo, sự dung hợp giữa đạ đức Phật giáo với
đạo lý Việt Nam, sự ảnh hởng của đạo đức Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở
Việt Nam hiện nay và những giải pháp chủ yếu định hướng đối với những ảnh
hưởng của Phật giáo. Luận án đề cập đến nhiều vấn đề thuộc đời sống đạo đức,
song vấn đề ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam
chưa được đề cập.
Một số luận án khác như:

10


“Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt
Nam”, luận án Tiến sỹ, tác giả Đặng Thị Lan năm 2004, trường Đại học khoa học
xã hội và nhân văn Hà Nội.
Luận án Tiến sĩ “Đạo đức Phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên
tí đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế hiện nay” của Ngô Văn Trân bảo vệ tại Học viện
KHXH Việt Nam (2012), đã đề cập khá sâu về đạo đức Phật giáo, chỉ ra nhân sinh
quan tiến bộ và độc đáo của đạo đức Phật giáo. Đồng thời, luận án giới thiệu mô
hình “Gia đình Phật tử” - một mô hình giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo
tại Huế, các chủ thể khác tham gia giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Huế
và những giải pháp nhằm phát huy đạo đức Phật giáo thông qua gia đình Phật tử
trong công tác giáo dục thanh thiếu niên Phật tử ở Huế. Nhìn chung, luận án có
những điểm độc đáo khi khai thác tác động của Phật giáo Huế đến thế hệ trẻ, song
mới dừng lại khảo sát các tín đồ Phật giáo mà chưa nghiên cứu rộng đến thanh
thiếu niên nói chung.
c) Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã nêu trên đã mang lại một cái nhìn
khá toàn diện về lịch sử Phật giáo và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời
sống xã hội. Tuy nhiên, ở từng góc độ tiếp cận, mục đích nghiên cứu nên các tác giả

đã chỉ đề cập đến góc độ và có hướng đi riêng để đạt mục đích mà công trình mình
nghiên cứu. Từ đây, tác giả luận văn đã kế thừa đươc nhiều cách đánh giá, phân tích
khác nhau về Phật giáo và ảnh hưởng đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội, cũng
như cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu về ảnh ưởng của đạo đức Phật giáo đến
đạo đức nhân cách con người. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên
biệt nào về đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng đến đạo đức thanh niên Việt Nam hiện
nay.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi
trước, luận văn đi vào tìm hiểu vai trò của đạo đức Phật giáo từ góc độ triết học, tôn
11


giáo nói chung và đặc biệt ảnh hưởng của Phật giáo đến vấn đạo đức thanh niên Việt
Nam nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và tìm
hiểu ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên Việt Nam hiện
nay, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Khái quát chung về Phật giáo và sự du nhập của Phật giáo vào
Việt Nam
Thứ hai: Phân tích ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với thanh thiếu niên
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung cơ bản của Phật giáo, đạo đức Phật giáo và các ảnh hưởng của nó
đến đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức thanh niên ở Việt Nam hiện
nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luân văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin , kết
hợp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
12


Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: Phương pháp
nghiên cứu khoa học xã hội, trừu tượng hoá khoa học, phân tích, tổng hợp, thống
kê, thu thập số liệu, so sánh, đối chiếu để rút ra các kết luận, nhận định khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn làm rõ nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của
đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương, 6 tiết.
Chương 1: Đạo đức Phật giáo và sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
Chương 2: Những ảnh hưởng cơ bản của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức
của thanh niên hiện nay.

13


Chương 1
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO
VÀO VIỆT NAM

1.1 Một số nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo
Khái niệm đạo đức
Đạo đức với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh các mối quan
hệ của con nguời trong đời sống xã hội, do đó hiện có rất nhiều cách tiếp cận, cách
hiểu khác nhau về đạo đức.
Nghành tâm lý học đưa ra hai định nghĩa về đạo đức
Theo nghĩa hẹp, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy
tắc, nguyên tắc chuẩn mực mà nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người cũng như tiến bộ xã
hội trong quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội.
Theo nghĩa rộng, đạo đức là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và
đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và trong quan
hệ với tự nhiên.
Như vậy, có thể thấy, đạo đức là một hình thức biểu hiện nhân cách của mỗi
người.
Trong triết học, phạm trù đạo đức được đề cập đến từ rất sớm
Ở phương Tây, từ thế kỷ XVII, XVIII, cùng với sự mở rộng và phát triển của
kinh tế thị trường, J.Loocco (Anh), và M.Weber (Đức) đã đề cập đến các khái niệm
về “đạo đức thị trường”, “đạo đức duy lý”.
Ở phương Đông, do chịu ảnh hưởng chủ yếu từ tư tưởng đạo đức cuả Khổng
Tử, thường xem xét đạo đức trong phạm trù “Đạo”, đề cao chữ Nhân, chữ Nghĩa
và tư tưởng “kiêm ái” của Mặc Tử.
Đạo đức học Mac- Lênin cho rằng : Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội
đặc thù, một phương thức điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của đời
14


sống xã hội thông qua một hệ thống những giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực biểu thị
sự quan tâm tự nguyện tự giác của con người với con người, con người với xã hội.
Như vậy, theo quan điểm Mác xít, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,

một định chế xã hội thực hiện các chức năng điều chỉnh hành vi con người. Đạo
đức là những nguyên tắc sống, những quy phạm gắn liền và phù hợp với một hình
thái kinh tế- xã hội nhất định, được hình thành từ những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội, những quy phạm, nguyên tắc, tiêu chuẩn, lý tưởng này có tính nhất
thời về lịch sử và mang tính giai cấp rõ rệt.
Hồ Chí Minh nêu cao tư tưởng “Đạo đức cách mạng” với các nội dung “cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” để quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Từ các định nghĩa, quan điểm trên đây có thể tổng hợp lại đạo đức là “một
hình thái ý thức xã hội, gồm những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó
con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình
và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã
hội” (Huỳnh Khái Vinh (2001), Những vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại,
Nxb. Khoa học xã hội tr. 182)
Đạo đức phật giáo
Theo tiến trình lịch sử, tôn giáo trở thành một bộ phận quan trọng trong nền
văn hóa, văn minh nhân loại. Xét trên bình diện thế giới, tôn giáo không chỉ là sự thể
hiện niềm tin, mà còn là cầu nối văn hóa giữa các nước, các khu vực nên có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến đời sống của con người. Mặc dù mỗi tôn giáo có hệ thống giáo
lý riêng song về cơ bản đều hướng con người tới CHÂN – THIỆN – MỸ.
Phật giáo là một tôn giáo lớn, đã để lại cho nhân loại nhiều tư tưởng về tôn
giáo, triết học, kinh tế, chính trị, mỹ học, văn hóa,…trong đó nổi bật nhất là tư
tưởng đạo đức. Phật giáo về cơ bản không phải là một học thuyết về đạo đức, song
xuất phát điểm của nó là chỉ dạy cho con người biết nguyên nhân của nỗi khổ và
15


con đường giải thoát. Từ những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, Phật giáo rút ra hệ
quả của chúng để xây dựng một hệ thống đạo đức.
Như vậy, đạo đức là nền tảng quan trọng trong hệ thống giáo lý của Phật
giáo. Đạo đức Phật giáo với các chuẩn mực đạo đức đã trở thành tấm gương trong

sáng về giá trị nhân sinh để mỗi người soi vào đó và nhận ra giá trị đích thực trong
cuộc đời mình.
Vật có thể nói ngắn gọn đạo đức Phật giáo như thế nào?
Đạo đức phật giáo là một hình thái ý thức xã hội, gồm toàn bộ những quan
niệm, những quy tắc đạo đức được thể hiện trong các giáo lý tôn giáo (điều răn
cấm) nhằm điều chỉnh hành vi của con người theo nhân sinh quan và thế giới quan
tôn giáo.
1.1.1 Quan niệm của Phật giáo về Thiện- Ác, Từ bi
Quan niệm của Phật giáo về Thiện- Ác
Thiện và ác theo đạo Phật không chỉ là vấn đề luân lý đạo đức mà còn là vấn
đề nhân bản nữa, đây là hai phạm trù liên quan đến giới luật học hay đạo đức học,
là cơ sở để đánh giá phẩm chất, đạo đức từ suy nghĩ cho đến hành động của con
người.
Thiện và ác là hai từ của dân gian dành chỉ hai hiện tượng luôn hiện hữu
trong cuộc sống, trong xử thế. Người dân thường căn cứ vào cách hành xử của
con người trong cuộc sống hàng ngày mà xếp người này người kia là thiện hay
ác, nhưng cách đánh giá này đôi khi mang tính phiến diện. Vậy để có cách nhìn,
đánh giá đúng và toàn diện và Thiện, Ác, có thể tìm hiểu về khái niệm Thiện,
Ác.
1) Khái niệm “thiện”
Về ngữ nghĩa, thiện là tính từ chỉ phẩm chất, hành vi của con người tốt
lành, hợp với đạo đức. Cái thiện là cái tốt đẹp biểu hiện lòng nhân ái của con
người trong cuộc sống hằng ngày. Đó chính là hành vi thể hiện lợi ích của cá
16


nhân phù hợp với yêu cầu và sự tiến bộ xã hội. Cái thiện phải được thể hiện qua
việc góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích cho mọi người trong xã
hội.
Ví dụ hành động giúp tiền cho người nghèo, người khó khăn, những em bé

mồ côi, hay đơn giản chỉ là lời động viên kịp thời giúp cho người khác vượt qua
đau khổ cũng được coi là làm việc thiện.
Biểu hiện “thiện” trong thực tế là rất đa dạng, thiện trong hành động, trong
suy nghĩ, trong ý định, trong hành vi, ý thức, thái độ. Thiện còn được thể hiện
trong văn học, nghệ thuật, điện ảnh, trò chơi.
Thiện biểu hiện trong hành động như việc gây quỹ từ thiện ủng hộ cho người
nghèo, người neo đơn, hay chương trình “trái tim cho em” giúp cho bao em bé bị
bệnh tim bẩm sinh có thể có cuộc sống bình thường, chương trình suất cơm từ
thiện hay suất cơm 2000đ ở các bệnh viện, chương trình ủng hộ nhân dân vùng bão
lụt “vì miền Trung thân yêu”, hay quyên góp quần áo ấm cho các em bé vùng cao
mùa mưa rét, đặc biệt ngày nay các bạn trẻ còn tự đứng ra thành lập hội tình
nguyện làm công việc vô cùng đặc biệt đó là chôn cất các hài nhi xấu số bị bỏ rơi,

Hành động thiện đôi khi chỉ biểu hiện đơn giản trong suy nghĩ như là cầu
nguyện điều tốt đẹp đến với một ai đó hay thể hiện trong ý thức là không pha các
hóa chất đã cấm vào thực phẩm, không làm thực phẩm giả.
Cái thiện chính là một phần gốc của sự tồn tại.
2) Khái niệm “ác”
Về khía cạnh ngữ nghĩa, “ác” là một tính từ chỉ chung về tính cách của
người hoặc một việc làm gây đau khổ, tai họa cho người khác.
Cái ác là cái đáng ghét, ghê tởm, cái cần phải gạt bỏ trong đời sống cá nhân và
xã hội. Cái ác làm mất đi cái văn minh, cao thượng của cuộc sống con người.

17


Ác là một khái niệm bao gồm không chỉ sự biểu thị ngữ nghĩa mà còn vạch
rõ bản chất của hành động, một việc làm, hành vi, một cử chỉ, lời nói thể hiện tính
tàn bạo, nham hiểm, độc địa.
Biểu hiện của ác cũng có nhiều dạng thức, nhưng để dễ nhận biết có thể

phân thành hai dạng thức là cái ác lộ liễu và cái ác ảo ẩn.
Cái ác lộ liễu là cái ác dễ thấy, dễ nhận biết, ví dụ như đánh giết người, phá
hoại của công và của riêng, xả nước thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường,
buôn bán đồ cấm, bắt cóc phụ nữ và trẻ em,…
Ác ảo ẩn là cái ác khó nhìn thấy như chửi bới, nguyền rủa người khác
Một vấn đề cần được làm rõ khi bàn đến biểu hiện thiện và ác, đó chính là
tính biện chứng của cặp phạm trù này, thể hiện: trong cái ác lại chứa cái thiện,
trong cái thiện đôi khi lại có cái ác. Ví dụ việc con người thử nghiệm một loại
thuốc mới trên động vật trước khi đưa ra sử dụng cho con người, việc làm này có
cái ác là phải hy sinh các động vật bé nhỏ để thử nghiệm, nếu thành công, việc làm
gọi là ác ấy lại tạo ra việc thiện là có thể cứu chữa hàng trăm, hàng nghìn con
người.
Cặp phạm trù này đối lập mà xen kẽ, tách biệt mà giao hòa. Nhận thức thiện,
ác dù dưới góc độ tâm linh, nhân thế hay khoa học đều phản ánh cái căn gốc của từ
“con” và từ “người”, phần “con” biểu lộ tính ác, phần “người” biểu lộ tính thiện.
Trong lịch sử nhân loại, phạm trù Thiện, Ác được đề cập đến rất sớm. Nhân
loại bao giờ cũng mơ tới cuộc sống thiện, tốt đẹp, hạnh phúc.
Trong đời sống của dân tộc ta luôn đề cao cái thiện và đấu tranh loại trừ cái ác,
“gieo gió gặp bão”, “ở hiền găp lành”, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”,…
3) Một số quan niệm thiện ác trong lịch sử
Thứ nhất: Quan niệm của Nho giáo
Trong Luận Ngữ, tư tưởng của Khổng Tử về tính người “vốn gần nhau, do
tập tính mà xa nhau” (Luận Ngữ, XVII, trích trong Tứ thư tập chú (Bản dịch
của Nguyễn Đức Lân), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1998, tr. 2) đã gây ra
nhiều cách giải thích và cách hiểu khác nhau. Trong Luận Ngữ, Khổng Tử nói
nhiều đến các “hạng người” với những phẩm cách khác nhau: “Người quân tử có
18


khi mắc phải điều bất nhân chăng? Chưa hề có kẻ tiểu nhân làm điều nhân bao giờ”

(Luận Ngữ, XIV, trích trong Tứ thư tập chú (Bản dịch của Nguyễn Đức Lân),
Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1998, tr. 7); “Người quân tử đạt tới chỗ cao
thượng, kẻ tiểu nhân đạt tới chỗ thấp hèn” (Luận Ngữ, XIV, trích trong Tứ thư
tập chú (Bản dịch của Nguyễn Đức Lân), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội,
1998, tr. 24); “Đối với những người từ bậc trung trở lên, có thể dạy bảo về phần
hình nhi thượng; đối với những người từ bậc trung trở xuống, không thể dạy bảo về
phần hình nhi thượng vậy” (Luận Ngữ, VI, trích trong Tứ thư tập chú (Bản dịch
của Nguyễn Đức Lân), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1998, tr. 19).
Tử Tư (483 – 402 TCN.), trong sách Trung Dung, đã dẫn lời Khổng Tử như
sau: “Hoặc sinh ra đã biết, hoặc phải học mới biết, hoặc phải cố công gắng sức mới
biết, nhưng kể về hiểu biết thì như nhau” (Trung Dung, trích trong Tứ thư tập
chú (Bản dịch của Nguyễn Đức Lân), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1998,
tr. 20). Như vậy, Khổng Tử và cháu của ông vừa muốn phổ quát hoá các phẩm
cách khác nhau của con người, vừa muốn nhất thể hoá về mặt lý luận các phẩm
cách đó. Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc nêu mối quan hệ giữa các hạng
người về năng lực trí tuệ với tính người
Kế thừa tư tưởng Khổng Tử, Mạnh Tử (372 – 289 TCN) đã có một cống
hiến xuất sắc cho việc giải quyết vấn đề triết học về con người nói chung và vấn đề
tính người nói riêng. Có thể nói, ông là người lần đầu tiên đề xướng lên một học
thuyết mang tính hệ thống về tính người. Học thuyết đó gọi là thuyết Tính thiện,
hay còn gọi là nhân tính hướng thiện. Mạnh Tử nói: “Người ta ai cũng có lòng bất
nhẫn [trước những đau khổ của người khác]… Sở dĩ nói ai cũng có lòng bất nhẫn,
là vì người ta chợt thấy đứa bé sắp ngã xuống giếng, ai cũng chột dạ, xót xa. Chẳng
phải mong làm thân với cha mẹ đứa bé, cũng không phải mong xóm làng, bạn bè
khen ngợi, cũng chẳng phải tránh tiếng xấu. Do đó mà xét, không có lòng trắc ẩn,
chẳng phải là người; không có lòng tu ố, chẳng phải là người; không có lòng từ
19


nhượng, chẳng phải là người; không có lòng thị phi, chẳng phải là người vậy. Lòng

trắc ẩn là đầu mối của điều nhân, lòng tu ố là đầu mối của điều nghĩa, lòng từ
nhượng là đầu mối của điều lễ, lòng thị phi là đầu mối của trí vậy. Người ta có bốn
đầu mối đó, cũng như có hai tay, hai chân vậy” (Chu Hi, Tứ thư tập chú (Bản
dịch của Nguyễn Đức Lân), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.859862).
Tuân Tử (khoảng 298 – 238 TCN), tác giả bộ Tuân Tử (có thể là do ông chấp
bút gồm 32 thiên), là người có tư tưởng đối lập với thuyết Tính thiện của Mạnh Tử
bằng khẳng định, bản tính con người vốn ác. Tuân Tử viết: “Tính của con người là
ác, còn thiện là do con người làm ra. Tính của con người, sinh ra là có sự hiếu lợi,
thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạt lẫn nhau mà sự từ nhượng không có; sinh
ra là đố kỵ, thuận theo tính đó thì thành ra tàn tặc, mà lòng trung tín không có; sinh
ra có lòng muốn của tai mắt, có lòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì
thành ra dâm loạn mà lễ nghĩa văn lý không có.… Cho nên phải có thầy, có phép
tắc để cải hoá đi, có lễ nghĩa để dẫn dắt nó, rồi sau mới có từ nhượng, hợp văn lý
mà thành ra trị. Xét vậy mà thấy rõ tính của con người là ác, mà cái thiện là do con
người làm ra vậy”. (Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Tuân Tử, Nxb Văn hoá, Hà
Nội, 1994, tr.354)
Thứ hai: Quan niệm của đạo đức học Mác xít
Đạo đức học Mác xít cho rằng quan niệm thiện, ác của con người là một sản
phẩm lịch sử, con người hình thành nên những quan niệm thiện hay ác khác nhau
tương ứng với xã hội trong thời đại đó.
Ở mỗi thời đại, từ những quan hệ kinh tế, xã hội và giai cấp, con người hình
thành nên những quan niệm thiện hay ác khác nhau tương ứng với xã hội trong
thời đại đó.
VD: Cái thiện trong thời kỳ phong kiến là cơm no, áo ấm cho người nông
dân chân lấm tay bùn, là đối xử thương yêu, có tình với người làm. Cái thiện trong
xã hội tư bản là tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái, làm sao đem lại cho công nhân
20


chế độ làm việc và lương thưởng xứng đáng với công sức bỏ ra. Ngày xưa, cái

thiện là trung với vua, hiếu với cha mẹ thì ngày nay có thêm nội dung mới là “
trung với Đảng, hiếu với dân”.
Đạo đức mang tính giai cấp do vậy thiện, ác mang tính giai cấp, giai cấp này
cho là thiện thì có khi giai cấp khác cho là ác. Mặc dù phản đối việc đề cao cái ác
hoặc biện hộ cho cái ác, nhưng đạo đức học Mác- lênin không đối lập một cách tuyệt
đối giữa cái thiện và cái ác. Do là sản phẩm của lịch sử xã hội nên quan niệm về cái ác
cũng thay đổi thậm chí trái ngược nhau từ xã hội này đến xã hội khác, từ thời đại này
đến thời đại khác.
Thứ ba: Quan niệm về thiện – ác của Hồ Chí Minh
Giáo dục cái thiện và cái ác là vấn đề trung tâm của giáo dục đạo đức luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm coi trọng và thường xuyên quán triệt, đặc biệt là
cho thế hệ trẻ hiện nay. Hai phạm trù này được thể hiện khá rõ trong tư tưởng của
Hồ Chí Minh.
Trong bản thân mỗi người, cái thiện, ác đạo đức thể hiện trong cách nghĩ và
cách giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân với tập thể, giữa công với tư.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và xã
hội có ý nghĩa vô cùng thiết thực. Làm tốt điều này, xã hội sẽ phát triển tốt hơn, sẽ
không còn nạn quan chức quan liêu, cửa quyền, vụ lợi, vị kỷ.
Trong giáo dục đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến thiện,
ác xã hội và thiện, ác đạo đức (cá nhân). Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, thiện, ác
xã hội, xét đến cùng chính là khuôn mẫu, là môi trường sản sinh ra thiện, ác đạo
đức. Người nhấn mạnh vài trò của nhà nước cùng với hoàn thiện chủ trương, chính
sách và tổ chức xã hội có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng môi trường xã
hội. Vậy, mỗi người phải luôn tu dưỡng và hoàn thiện nhân cách để kết hợp phù
hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể để cùng toàn xã hội hành thiện, bài ác.
Hồ Chí Minh đã nói “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ
mấy cũng tránh” (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội, 1990, tr.55)
21



Tác giả rất tâm đắc với quan điểm của đạo Phật về vấn đề thiện ác khi đạo
Phật không chủ trương lấy thiện diệt ác, mà chủ trương chuyển hóa nghiệp ác
thành nghiệp thiện, chuyển hóa ba nghiệp chưa thanh tịnh thành ba nghiệp thanh
tịnh, chuyển hóa kẻ hung ác thành người lương thiện. Đạo phật chủ trương đem lại
niềm an lạc cho cá nhân, hạnh phúc cho gia đình và hòa bình cho xã hội.
4) Quan điểm về bản chất thiện ác trong Phật giáo
Phật giáo cho rằng đứa trẻ sinh ra đã có sẵn cái mầm gen thiện hay ác. Cái
mầm ấy không do “trời” sinh ra mà do chính cái “quả” do nghiệp của kiếp trước
mình tạo ra, và nó lại trở thành “nhân” của kiếp này. Con người chết đi cái thân
xác vật lí – sinh học bị hủy hoại nhưng Tạng thức chứa Tam nghiệp vẫn còn, và
“Nghiệp lực” đã “đẩy” Tạng thức ra khỏi thân xác tồn tại trong không gian. Phật
giáo cho rằng quá trình đầu thai chính là sự kết hợp của ba yếu tố: tinh trùng cha,
noãn châu/ trứng mẹ và thần thức/ chủng tử của kiếp trước. Đức Phật dạy rằng
chính cái Thức/ Chủng tử đi đầu thai, tạo nên cái nhân đầu tiên (thiện hay bất
thiện) chứ không phải do thiên tính- trời sinh. Phật giáo cho rằng, trong cùng một
môi trường, điều kiện giáo dục, phát triển nhưng cá tính, hiệu quả hoạt động…
của mỗi người có thể rất khác nhau là do cái “mầm giống” ban đầu (chủng tử do
kiếp trước tạo nên) khác nhau chi phối.
Tuy nhiên, ranh giới giữa thiện và ác lắm khi không rõ rệt. Ví dụ có những
giáo viên rất nghiêm khắc với học sinh, có những hình phạt rất nghiêm khắc, nhiều
khi học trò sẽ nghĩ Thầy ác, nhưng có khi trong tâm những người Thầy ấy không
có mong muốn gì khác ngoài việc họ trò của mình ý thức học hành, tâm ấy lại là
tâm thiện. Nhưng có người thì nói nhỏ nhẹ, vui vẻ, hành động cảm tình, trông có
vẻ thiện nhưng thực chất lại có tâm ác, dụ dỗ người làm việc xấu. Như vậy, muốn
xét thiện hay ác, thì phải xem từ cái tâm và phải có cái nhìn, cách đánh giá toàn
diện. Mỗi thời đại lịch sử, mỗi xã hội, và có thể ngay trong mỗi con người, có cách
phân biệt thiện ác khác nhau. Có người quan niệm, cái gì hợp với quyền lợi, với
phong tục tập quán của ta là thiện, cái gì trái với quyền lợi, phong tục là ác. Ví dụ
22



như theo phong tục của dân tộc ta thì con trưởng phải ở với cha mẹ để phụng
dưỡng nhưng ngày nay có rất nhiều gia đình, con cái ở riêng, chỉ đến khi cha mẹ
yếu mới về ở cùng để chăm sóc thì theo quan niệm mới điều đó cũng chưa hẳn là
xấu, vì các thế hệ luôn có những quan điểm, suy nghĩ, lối sống khác nhau nên khi
sống chung trong một mái nhà rất dễ xung khắc, gây bất hòa và mệt mỏi cho cả bố
mẹ lẫn con cái, vậy việc con cái ở riêng đôi khi cũng là điều tốt. Hay thông thường,
làm ơn được coi là việc thiện, gây oán được coi là việc ác. Làm ơn giúp người
được coi là việc thiện, nhưng giúp người làm chuyện gian dối, phi pháp thì lại là
việc ác.
Chủ trương của Phật giáo là chuyển hóa nghiệp ác thành nghiệp thiện và
thanh lọc tâm cho thanh tịnh, chứ không phải tiêu diệt cái ác, kẻ ác. Người xấu
có thể chuyển hóa thành người tốt nếu biết ăn năn, xám hối, thay đổi tính cách.
Trên đời không có ai hoàn thiện, tức không có ai ác hoàn toàn, cũng không có
ai tốt hoàn toàn cho nên người người nên cố thu theo Phật, thấy việc ác thì
tránh, việc tốt thì làm. Nhưng cũng có trường hợp làm nhiều phước thiện, công
quả cho chùa, công đức vật chất cho chùa nhiều nhưng lại coi đó là mình đang
ban ơn, ban phước, không cần học giáo lý, không tuân theo giáo lý, nói bừa,
làm nhặng, như vậy là thiện hay bất thiện? thật là tội nghiệp vô cùng!
Vậy muốn thanh tịnh được tâm ý, con người cần phải vượt qua sự chấp
thiện và ác. Tức là khi làm việc thiện giúp người, giúp đời thì hãy làm bằng tất cả
tấm lòng chân thành, tình thương yêu thật sự chứ không phải để sau này mong
người ta sẽ trả ơn mình, hay khi đi chùa thì việc công đức vật chất, hay hương
hoa cho nhà chùa thì phải với lòng nhất tâm kính lễ tôn tượng đức Phật với tâm
kính noi gương chư Phật chứ không mong cầu bất cứ điều gì cho bản thân. Phật
tử nên hiểu rằng, đến với chùa, với đức Phật là để thư thái tâm hồn, để đức ân của
Phật chiếu rọi tâm hồn mình, cho hồn mình trong sáng hơn, chứ không phải đến
với đức Phật để cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình, cho bản thân. Vượt qua
23



được sự cố chấp thiện và ác, tức là mình đã thoát khỏi sự trói buộc của thiện
nghiệp và ác nghiệp, mới đi đến giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Khi đi tu theo Phật, chúng ta không nên khởi vọng tâm, không nên khởi
vọng niệm, không mong cầu được điều này, đắc điều kia, phải nên hiểu sâu luật
nhân quả, hiểu suốt thiện ác, khai mở trí tuệ. Tức là, khi mình bỏ điều ác, làm việc
thiện là chúng ta đã có đủ phước thiện lành, chỉ cần khai mở trí tuệ giác ngộ, thì sẽ
giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Đạo Phật chủ trương đem lại niềm an lạc cho cá nhân, hạnh phúc cho gia
đình và hòa bình cho thế giới. Người thu theo đạo Phật phải bỏ ác, hành thiện thì
mới làm được điều đó.
Cái thiện thể hiện trong lối sống, cách hành xử, trong lao động. Khi cái thiện
được thực hiện, tức là mọi người sẽ san sẻ cho nhau những niềm vui, nỗi buồn,
giúp đỡ nhau những khi hoạn nạn, sát vai nhau những lúc khó khăn, nếu trong xã
hội, cái thiện được xác lập và chiếm ưu thế thì cái ác sẽ bị tiêu diệt, xã hội ổn định,
người người, nhà nhà hạnh phúc. Khi xã hội càng phát triển thì con người càng cần
hướng đến sống thiện bởi như vậy, con người sẽ có điều kiện để sáng tạo ra những
giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Thập thiện ( mười điều lành) là cái chung
nhất mà bất cứ hệ thống đạo đức nào cũng phải nói đến. Thập Thiện gồm những
nội dung sau:
Một là: không sát sinh
Sát sinh là sự sát hại sinh linh, đoạt mất mạng sống của các loài động vật,
nặng hơn nữa đó là tội giết người. Theo Phật giáo, cần tôn trọng mạng sống của
người khác, kẻ khác, không chỉ là con người, mà phàm cả động vật hay thực vật,
trừ trường hợp bất khả kháng. Phật tử không chỉ từ bỏ nghiệp sát mà còn biết khích
lệ người khác từ bỏ sát sinh.
Không có sự vui mừng nào hơn sự vui mừng không bị giết, không có ân huệ
nào lớn hơn ân huệ cứu mạng hay không hại mạng. Cho nên, không sát sinh mà lại
phóng sinh là nghiệp lành đứng đầu trong Thập Thiện Nghiệp. Người hằng ngày


24


không sát sinh thì trong đời sống hiện tại sẽ mở rộng thêm lòng từ bi, là một nhân
chánh để tu hành thành Phật, và đạt được mười pháp lành.
Tuy nhiên, việc có phạm vào tội sát sinh hay không còn tùy trường hợp, hoàn
cảnh và đặc trưng, tâm tính của các loài. Ví dụ như việc giết kẻ ác để trừ hại cho
dân, cho người, giết các con vật to lớn, hung hăng không thể thuần hóa thì đó không
coi là việc ác, vì việc làm ấy đem lại lợi ích cho đa số. Hoặc với cỏ cây, tuy có
những biểu hiện của một sinh mệnh, đó là có sinh, có lớn, có tồn tại, có chết đi)
nhưng không có tình thức, khi bị đốn ngắt cỏ cây chỉ có phản ánh vật lí mà không có
phản ánh tâm lí, không khởi sinh sự khổ đau hay chống cự để giành giật sự sống,
như vậy hành động đó không bị coi là ác, là phạm vào tội sát sinh.
Xem xét tội sát sinh còn ở mức độ nặng hay nhẹ thì còn tùy vào hoàn cảnh
cụ thể, nếu biết rõ đối tượng là loài hữu tình mà vì lợi ích cá nhân vẫn cố tình sát
hại thì tội nghiệp rất nặng. Nhưng vì vô tình mà giết hại thì tội nhẹ hơn. Hay không
có tâm sát hại hoặc không biết mà cũng không có sự hiện diện của đối tượng bị sát
hại thì không phải chịu nghiệp báo bởi sự sát hại.
Theo tâm trạng, thì nặng nhất là tội do tâm sân hận, biết phạm pháp luật mà
vẫn cố ý giết hại kẻ khác, tội này phải bị đày vào địa ngục Vô gián, A Tỳ. Thứ đến
là tội tuy có sân hận kích động, nhưng nội tâm không rõ ràng hoặc trong tâm tuy rõ
ràng mà không sân hận trong khi thực hiện việc sát sinh. Tội nhẹ là không sân hận,
do không hiểu biết mà giết nhầm.
Theo đối tượng bị giết cũng có nặng nhẹ khác nhau như phá hủy thân Phật,
giết hại các thánh nhân, những người có công lao to lớn với nhân loại, với dân tộc,
giết hại cha mẹ, anh em, bạn hữu, thứ đến là phạm tội giết các người khác và tội
giết hại các loài chúng sinh để ăn thịt. Phàm là sát sinh thì đều có tội.
Theo thời gian giết hại cũng phân ra nặng nhẹ, nếu sau khi sát sinh mà tâm
vui vẻ, không cảm thấy tội lỗi, không biết hối hân thì tội nặng, nhưng sau khi sát

sinh, thấy tội lỗi, thấy buồn, thấy hối hận, thậm chí tìm cách bù đắp cho sai lầm
của mình thì tội nghiệp sẽ nhẹ hơn.
25


×