Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu ứng dụng sử dụng cỏ linh lăng (medicago sativa) trong xử lý đất ô nhiễm sau khai thác khoáng sản tại vùng mỏ chì (pb) – kẽm (zn) tú lệ, huyện văn chấn, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.23 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯỜNG TRUNG DŨNG

Tên chuyên đề:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG, SỬ DỤNG CỎ LINH LĂNG (MEDICAGO
SATIVA) TRONG XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TẠI VÙNG MỎ CHÌ (Pb) – KẼM (Zn) TÚ LỆ, HUYỆN VĂN CHẤN,
TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khoá

: 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Phả


Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, thực tập tốt nghiệp là
thời gian để mỗi sinh viên sau giai đoạn học tập nghiên cứu tại trường có điều
kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là giai đoạn
không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các trường đại học nói chung và
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô
giáo Th.s Trần Thị Phả đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Tài nguyên và Môi trường, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã
truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học
tập và rèn luyện tại trường.
Em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ động viên em
trong suốt quá trình học tập.
Trong quá trình thực tập và làm đề tài, em đã cố gắng hết mình nhưng do
kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của
em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo và bạn bè đóng
góp ý kiến để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Lường Trung Dũng



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hàm lượng của các kim loại điển hình trong các loại đá................. 5
Bảng 2.2: Hàm lượng KLN trong chất thải ..................................................... 7
của một số mỏ vàng điển hình tại Úc ............................................. 7
Bảng 2.3: Hàm lượng các KLN trong nguồn phân bón nông nghiệp (ppm) .... 8
Bảng 2.4: Một số loài thực vật có khả năng tích luỹ kim loại nặng cao [21] 16
Bảng 3.1: Đặc tính lý hóa và KLN trong đất dùng để nghiên cứu ................. 28
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích ......................................... 29
các chỉ tiêu trong thí nghiệm ........................................................ 29
Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu kim loại nặng tại khu vực nghiên cứu....... 38
Bảng 4.2: Sự biến động về chiều cao cây cỏ linh lăng trong môi trường đất ô
nhiễm KLN.................................................................................. 39
Bảng 4.3: Sự biến động về chiều dài rễ cỏ linh lăng trong môi trường đất ô
nhiễm KLN.................................................................................. 39
Bảng 4.4: Hàm lượng KLN tích lũy ở thân + lá và rễ của cỏ linh lăng trên đất
ô nhiễm sau khai thác khoáng sản ................................................ 41
Bảng 4.5: Khả năng xử lý kim loại nặng tổng số trong đất sau khi trồng cỏ
linh lăng tại vùng mỏ chì – kẽm Tú Lệ ........................................ 43
Bảng 4.6: Hàm lượng KLN trong cỏ linh lăng sau thời gian thí nghiệm ....... 45


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cỏ linh lăng .................................................................................. 24
Hình 4.1. Nồng độ đất ban đầu so với QCVN: 03:2008/BTNMT ................. 38
Hình 4.2. Sự biến động về chiều cao cỏ linh lăng ......................................... 40
và chiều dài rễ cỏ linh lăng .......................................................... 40
Hình 4.3. Hàm lượng KLN tích lũy ở thân + lá của cỏ linh lăng trên đất ô
nhiễm sau khai thác khoáng sản ................................................... 41

Hình 4.4. Hàm lượng KLN tích lũy ở rễ của cỏ linh lăng trên đất ô nhiễm sau
khai thác khoáng sản.................................................................... 42
Hình 4.5. Khả năng xử lý kim loại nặng tổng số trong đất ............................ 44
sau khi trồng cỏ linh lăng............................................................. 44
Hình 4.6. Tương quan giữa hàm lượng KLN trong đất và hàm lượng KLN
tích lũy trong các bộ phận của cỏ linh lăng .................................. 46
Hình 4.7. Tương quan giữa hàm lượng KLN trong đất và hàm lượng KLN
tích lũy trong các bộ phận của cỏ linh lăng .................................. 46


MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 5
2.1.2.1. Nguồn gây ô nhiễm KLN trong đất ................................................... 5
2.1.2.2. Tính độc của một số loại kim loại nặng ............................................. 9
2.1.3. Một số phương pháp truyền thống xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng ... 12
2.1.3.1. Phương pháp đào và chuyển chỗ (Dig and Haul): ............................ 12
2.1.3.2. Phương pháp cố định hoặc cô đặc (Stabilization/Solidification) ...... 12
2.1.3.3. Phương pháp thuỷ tinh hoá (Vitrification) ....................................... 13
2.1.3.4. Phương pháp rửa đất (Soil washing) ................................................ 13
2.2. Tổng quan về công nghệ xử lý ô nhiễm KLN trong đất bằng thực vật trên
thế giới và ở Việt Nam ................................................................................. 14

2.2.1. Tình hình nghiên cứu .......................................................................... 14
2.2.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 14
2.2.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 17
2.2.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ KLN của thực
vật ................................................................................................................ 18
2.2.3. Các cơ chế của công nghệ thực vật xử lý KLN trong đất .................... 19
2.2.3.1. Cơ chế chiết tách chất ô nhiễm bằng thực vật .................................. 19


2.2.3.2. Cơ chế cố định chất ô nhiễm bằng thực vật...................................... 19
2.2.3.3. Cơ chế xử lý chất ô nhiễm nhờ quá trình thoát hơi nước ở thực vật . 19
2.2.4. Ưu điểm và hạn chế của công nghệ thực vật xử lý KLN trong đất ...... 21
2.2.4.1. Ưu điểm........................................................................................... 21
2.2.4.2. Hạn chế ........................................................................................... 22
2.2.5. Một số vấn đề môi trường cần quan tâm đối với công nghệ xử lý KLN
trong đất. ...................................................................................................... 23
2.3. Giới thiệu về cỏ linh lăng và tiềm năng ứng dụng của nó trong bảo vệ môi
trường........................................................................................................... 24
..................................................................................................................... 24
2.3.1.Nguồn gốc của cỏ linh lăng ................................................................. 24
2.3.2. Đặc điểm của cỏ linh lăng................................................................... 24
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................... 26
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 26
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 26
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi ........................................ 27
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi. .......................................................................... 27

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................... 27
3.4.2.1. Phương pháp kế thừa. ...................................................................... 27
3.4.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp .................... 27
3.4.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng ...................................... 27
3.4.2.4. Phương pháp theo dõi thí nghiệm. ................................................... 28
3.4.2.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu...................................... 29


3.4.2.6. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu ................................ 29
Phần 4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ ..................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................................ 30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 30
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................... 32
4.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong mẫu đất tại vùng mỏ chì
– kẽm Tú Lệ ................................................................................................. 37
4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cỏ linh lăng trong đất ô
nhiễm sau khai thác khoáng sản tại vùng mỏ chì – kẽm Tú Lệ ..................... 39
4.3.1. Sự biến động về chiều cao cỏ linh lăng trong đất ô nhiễm sau khai thác
khoáng sản tại vùng mỏ chì – kẽm Tú Lệ ..................................................... 39
4.3.2. Sự biến động về chiều dài rễ cỏ linh lăng trong đất ô nhiễm sau khai
thác khoáng sản tại vùng mỏ chì – kẽm Tú Lệ .............................................. 39
4.4. Đánh giá khả năng hấp thụ KLN của cỏ linh lăng trong đất ô nhiễm sau
khai thác khoáng sản tại vùng mỏ chì – kẽm Tú Lệ ...................................... 41
4.5. Đánh giá khả năng xử lý KLN của cỏ linh lăng trong đất ô nhiễm sau
khai thác khoảng sản tại vùng mỏ chì – kẽm Tú Lệ ...................................... 43
4.5.1. Đánh giá khả năng xử lý KLN tổng số của cây cỏ linh lăng trong môi
trường đất ô nhiễm sau khai thác khoáng sản ............................................... 43
4.6. Tương quan giữa hàm lượng KLN trong đất vớ hàm lượng KLN trong
cây................................................................................................................ 44
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 47

5.1. Kết luận ................................................................................................. 47
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 50
I. Tiếng Việt ................................................................................................. 50
II. Tiếng Anh ................................................................................................ 51


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng nhà
nước đã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng,
vững chắc và mạnh mẽ. Cùng với sụ phát triển kinh tế kéo theo đó là các vấn
đề môi trường diễn ra ngày càng phức tạp . Môi trường đang ở tình trạng báo
động đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển nơi nhu cầu sống ngày càng
xung đột mạnh mẽ với sụ cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường .
Bất kì hoạt động kinh tế xã hội nào cũng như trong đời sống sinh hoạt
con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng và tài nguyên khác nhau
để tồn tại. Mặc dù đã có nhiều chính sách các quy định được đưa ra để hạn
chế đến mức thấp nhất việc suy thoái nguồn tài nguyên khoáng sản , nhưng để
đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người vẫn cần phải sử dụng nó . Việc
khai thác khoáng sản ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề môi trường nó không chỉ
gây ô nhiễm môi trường mà còn gây suy thoái tài nguyên và dẫn đến các sự
cố môi trường nếu không khai thác một cách hợp lý , việc khai thác không chỉ
ảnh hưởng đến môi trường trong khi khai thác mà nó còn ảnh hưởng lâu dài
sau khi đã khai thác đó chính là nhưng khối lượng đất đá khổng lồ sau khai
thác . Nếu những khối đất đá này không được sử lý nó sẽ tiềm ẩn các nguy cơ

gây ô nhiễm và suy thoái môi trường .
Theo nghiên cứu, có ít nhất 400 loài thuộc 45 họ thực vật có khả năng
hấp thụ, tích lũy kim loại cao gấp hàng trăm lần so với các loài thực vật khác.
Và thực vật sau khi hấp thu kim loại nặng sẽ được thu hoạch và xử lý như xử
lý chất thải nguy hại.Trong đó cỏ linh lăng là một loại cỏ có khả năng tích lũy


2

kim loại nặng cao và đang được nghiên cứu ứng dụng xử lý đất nhiễm kim
loại nặng tại rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề thực chất trên được sự đồng ý của Ban
Giám Hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường , dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của cô giáo ThS. Trần Thị Phả em đã tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ứng dụng sử dụng cỏ linh lăng (Medicago sativa) trong xử lý đất
ô nhiễm sau khai thác khoáng sản tại vùng mỏ chì (Pb) – kẽm (Zn) Tú Lệ,
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này để đánh giá khả năng xử lý đất bị ô nhiễm KLN
(Zn, Pb, Cd, As) của cây cỏ linh lăng.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất tại vùng mỏ chì –
kẽm Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Đánh giá khả năng hấp thụ, tích lũy KLN của cỏ linh lăng; khả năng
chống chịu, sống sót sau khi hấp thu và ảnh hưởng tới vùng đất trồng.
Ứng dụng đưa vào thực tiễn xử lý triệt để vùng đất ô nhiễm sau khai
thác khoáng sản trên diện rộng của cỏ linh lăng. Làm tăng diện tích đất canh
tác sau khi xử lý.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

+ Nâng cao kiến thức kĩ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác nghiên cứu sau này.
+ Vận dụng và phát huy kiến thức đó vào thực tế
+ Là cơ hội để ứng dụng những kiến thức đã học đối với sinh viên vào
thực tiễn qua đó sinh viên có khả năng phát triển sâu hơn rộng hơn đối với các
lĩnh vực trong cuộc sống.


3

-Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá khả năng tích lũy KLN trong thân, rễ và lá của cỏ linh lăng.
Đánh giá chất lượng môi trường đất sau khi sử dụng cỏ linh lăng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
* Khái niệm về kim loại nặng.
Kim loại nặng là thuật ngữ dùng để chỉ những kim loại có tỷ trọng lớn
hơn 4 hoặc 5. Chúng bao gồm: Pb (d=11,34), Cd (d=8,60), Ag (d=10,50), Bi
(d=9,80), Co (d=8,90), Cu (d=8,96), Cr (d=7,10), Fe (d=7,87), Hg (d=13,52),
Mn (d=7,44), Ni (d=8,90), Zn (d=7,10),... Ngoài ra các á kim như As, Se cũng
được xem như các KLN ((Bjerrgard M. H., Depledge J. M., 1991).
* Khái niệm về ô nhiễm KLN trong đất.
- Ô nhiễm KLN trong đất: Có một số hợp chất KLN bị thụ động và

đọng lại trong đất, song có một số hợp chất có thể hoà tan dưới tác động của
nhiều yếu tố khác nhau, nhất là do độ chua của đất, của nước mưa. Điều này
tạo điều kiện để các KLN có thể phát tán rộng vào nguồn nước ngầm, nước
mặt và gây ô nhiễm đất. [8].
* Khái niệm về sinh vật chỉ thị môi trường đất bị ô nhiễm KLN.
- Sinh vật chỉ thị môi trường đất bị ô nhiễm kim loại nặng: Khi đất bị ô
nhiễm KLN đa số thực vật sinh trưởng và dẫn đến chết. Tuy nhiên, cũng có
một số loài thực vật lại không bị chết, thậm chí có loài còn sinh trưởng, phát
triển tốt. Từ hiện tượng đó, người ta đã phân ra được 2 nhóm thực vật chỉ thị
ô nhiễm KLN trong đất, đó là nhóm siêu chống chịu và siêu hấp thụ.
* Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất do KLN.
Đất ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe con người qua con đường tiếp xúc
trực tiếp (qua da) hoặc qua con đường ăn uống (chất độc chuyển vào tế bào
rau quả, khi ăn uống không rửa tay hoặc rau quả sạch sẽ…). Sự tích tụ các


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hàm lượng của các kim loại điển hình trong các loại đá................. 5
Bảng 2.2: Hàm lượng KLN trong chất thải ..................................................... 7
của một số mỏ vàng điển hình tại Úc ............................................. 7
Bảng 2.3: Hàm lượng các KLN trong nguồn phân bón nông nghiệp (ppm) .... 8
Bảng 2.4: Một số loài thực vật có khả năng tích luỹ kim loại nặng cao [21] 16
Bảng 3.1: Đặc tính lý hóa và KLN trong đất dùng để nghiên cứu ................. 28
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích ......................................... 29
các chỉ tiêu trong thí nghiệm ........................................................ 29
Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu kim loại nặng tại khu vực nghiên cứu....... 38
Bảng 4.2: Sự biến động về chiều cao cây cỏ linh lăng trong môi trường đất ô
nhiễm KLN.................................................................................. 39
Bảng 4.3: Sự biến động về chiều dài rễ cỏ linh lăng trong môi trường đất ô

nhiễm KLN.................................................................................. 39
Bảng 4.4: Hàm lượng KLN tích lũy ở thân + lá và rễ của cỏ linh lăng trên đất
ô nhiễm sau khai thác khoáng sản ................................................ 41
Bảng 4.5: Khả năng xử lý kim loại nặng tổng số trong đất sau khi trồng cỏ
linh lăng tại vùng mỏ chì – kẽm Tú Lệ ........................................ 43
Bảng 4.6: Hàm lượng KLN trong cỏ linh lăng sau thời gian thí nghiệm ....... 45


6

Thường thì, hàm lượng của các kim loại trong đá macma nhiều hơn so
với trong đá trầm tích, ước tính nguồn tự nhiên của các kim loại vi lượng
trong đất thì có 95% thuộc đá macma và đá biến chất, 5% còn lại thuộc đá
trầm tích. Trong đá trầm tích thì nguồn của các kim loại 80% là trong đá
phiến sét, 15% trong đá sa thạch và 5% trong đá vôi.
b. Nguồn nhân tạo
Ngoài nguồn từ quá trình phong hoá đá, có nhiều nguồn từ các hoạt
động nhân sinh đưa kim loại vào đất. Bao gồm: Khai khoáng và luyện kim,
các hoạt động công nghiệp, lắng đọng từ khí quyển, hoạt động sản xuất nông
nghiệp, chất thải đưa vào đất.
- Khai khoáng và luyện kim:
Đây là nguồn mà hàm lượng kim loại nặng được đưa vào môi trường
đất tương đối lớn. Hiện này các hoạt động này không ngừng gia tăng, dẫn đến
sự phát thải của kim loại nặng trên toàn cầu. Quá trình đào, vận chuyển và rác
thải không được xử lí làm phân tán kim loại nặng do các khoáng bị phong
hoá, rửa trôi do nước, gió là nguồn phát thải ra: As, Cd, Hg, Pb. Quá trình tinh
chế, luyện kim phát thải ra As, Cd, Hg, Pb, Sb, Se. Ngành công nghiệp sắt,
thép phát thải ra Cu, Ni, Pb.
Các hoạt động khai mỏ thải ra một lượng lớn các KLN vào dòng nước
và góp phần gây ô nhiễm cho đất. Môi trường đất tại các mỏ khai thác vàng

mới khai trương thường có độ kiềm cao (pH: 8-9), ngược lại các mỏ khai thác
vàng cũ thường có độ axit mạnh (pH:2,5-3,5); dinh dưỡng đất thấp và hàm
lượng KLN rất cao. Chất thải ở đây thường là nguồn gây ô nhiễm môi trường,
cả phần trên bề mặt và dưới tầng đất sâu. Ở Úc, chất thải từ các mỏ vàng chứa
hàm lượng KLN vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần


7

Bảng 2.2. Hàm lượng KLN trong chất thải
của một số mỏ vàng điển hình tại Úc
KLN

Hàm lượng KLN tổng số
(mg/kg)

As

1120

Cu

156

Pb

353

Zn


283
(Nguồn: AZN, 1992)

- Các hoạt động sản xuất công nghiệp
Hiện này cũng không ngừng gia tăng do sự phát triển của các ngành
công nghiệp : Nhựa (Co, Cr, Cd, Hg), Dệt (Zn, Al, Z, Ti, Sn), Vi điện tử (Cu,
Ni, Cd, Zn, Sb), Chế biến gỗ (Cu, Cr, As), Tinh chế (Pb, Ni, Cr).
- Nguồn lắng đọng từ khí quyển
Bao gồm nhiều nguồn khác nhau phát thải ra và lơ lửng trong không
khí. Một số nguồn như: Hoạt động đô thị (Cd, Cu, Pb, Sn, Hg, V), luyện kim
(As, Cd, Cr, Cu, Mn, Ni, Pb, Sb, Tl, Zn), khí thải từ động cơ xe (Mo, Pb (với
Br và Cl), V), đốt nhiên liệu hoá thạch (As, Pb, Sb, Se, U, V, Zn, Cd). Có 2
con đường xâm nhập vào đất là lắng đọng khô và lắng đọng ướt. Các bụi kim
loại có kích thước lớn thường lắng đọng khô, còn có kích thước nhỏ thì di
chuyển xa và thường lắng đọng ướt (hoà tan trong nước mưa).
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Phân bón (As, Cd, Mn, U, V và Zn trong phân phốt phát), phân xanh
(As và Cu trong phân của lợn và gia cầm, Mn và Zn trong phân xanh sử dụng
của các trang trại), vôi (As, Pb), Thuốc bảo vệ thực vật (Cu, Mn, và Zn trong
thuốc diệt nấm, As, Pb sử dụng cho cây ăn quả), Nước tưới (Cd, Pb, Se), sự
ăn mòn kim loại các công cụ (Fe, Pb, Zn).


8

Hàm lượng KLN trong các loại phân bón khá cao. Số lượng và hàm lượng các
KLN được đưa vào đất từ sản xuất nông nghiệp được thống kê trong bảng 2.1.
Bảng 2.3. Hàm lượng các KLN trong nguồn phân bón nông nghiệp (ppm)
Kim


Phân

Phân

loại

Photpho

Nitơ

As

<1-1200

2-120

Bi

-

Cd

Đá vôi

Bùn cống

Phân

Nước


TBV

thải

chuồng

tưới

TV

0,1-24

2-30

<1-25

<10

3-30

-

-

<1-100

-

-


-

0,1-190

<0,1-9

<0,05-0,1

2-3000

<0,01-0,8 <0,05

Hg

0,01-2

0,3-3

-

<1-56

<0,01-0,2

-

0,6-6

Pb


4-1000

2-120

20-1250

2-7000

0,4-16

<20

11-26

Sb

<1-10

-

-

2-44

<0,1-0,5

-

-


Se

0,5-25

-

<0,1

1-17

0,2-2,4

<0,05

-

Te

20-23

-

-

-

0,2

-


-

-

Nguồn: Lê Văn Khoa (2004)[8]
* Sự tích luỹ kim loại nặng vào đất từ khu công nghiệp
Trong những thập kỷ gần đây vấn đề ô nhiễm kim loại nặng đã được đề
cập tới, đã thống kê được những nguồn chính gây ô nhiễm kim loại nặng như
than, đốt dầu trong các nhà máy điện công nghiệp, công nghệ khai khoáng
luyện kim đen, các nhà máy sản xuất phân và xi măng, khí xả của động cơ đốt
trong. Như vậy nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng chính là do công nhiệp và
giao thông. Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam rất đáng chú ý vì tốc
độ công nghiệp hoá tăng nhanh trong lúc qui hoạch đô thị chưa ổn định, các
khu công nghiệp xen kẽ với các khu dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp gây
ô nhiễm môi trường đất, nước và chuyển hoá vào cây trồng, ảnh hưởng tới
sức khoẻ con người. Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy công nghiệp gốm
gây ô nhiễm Bari, cadmium, mangan…, công nghiệp sản xuất sơn bột màu
gây ô nhiễm Cd, Pb, Zn và thuốc trừ sâu gây ô nhiễm Cd, As, Cu,…


9

2.1.2.2. Tính độc của một số loại kim loại nặng
Tính độc của KLN đã được khẳng định từ lâu nhưng không phải tất cả
chúng đều độc hại đến môi trường và sức khoẻ của con người. Độ độc và
không độc của kim loại nặng không chỉ phụ thuộc vào bản thân kim loại mà
nó còn liên quan đến hàm lượng trong đất, trong nước và các yếu tố hoá học,
vật lý cũng như sinh vật. Một số các kim loại như Pb; Cd; Hg... khi được cơ
thể hấp thu chúng sẽ làm mất hoạt tính của nhiều enzim, gây nên một số căn
bệnh như thiếu máu, sưng khớp....Trong tự nhiên kim loại nặng thường tồn tại

ở dạng tự do, khi ở dạng tự do thì độc tính của nó yếu hơn so với dạng liên
kết, ví dụ khi Cu tồn tại ở dạng hỗn hợp Cu - Zn thì độc tính của nó tăng gấp
5 lần khi ở dạng tự do. Tính độc của một số kim loại nặng.[8]
a) Tính độc của Arsenic (As)
- Đối với cây trồng: Arsenic được nhiều người biết đến do tính độc của một
số hợp chất có trong nó. Sự hấp thụ As của nhiều cây trồng trên đất liền không
quá lớn, thậm chí ở đất trồng tương đối nhiều As, cây trồng thường không có chứa
lượng As gây nguy hiểm. As khác hẳn với một số kim loại nặng bình thường vì đa
số các hợp chất As hữu cơ ít độc hơn các As vô cơ. Lượng As trong các cây có thể
ăn được thường rất ít. Sự có mặt của As trong đất ảnh hưởng đến sự thay đổi pH,
khi độc tố As tăng lên khiến đất trồng trở nên chua hơn, nồng độ pH < 5 khi có sự
kết hợp giữa các loại nguyên tố khác nhau như Fe, Al. Chất độc ảnh hưởng từ As
làm giảm đột ngột sự chuyển động trong nước hay làm đổi màu của lá kéo theo sự
chết lá cây, hạt giống thì ngừng phát triển. Cây đậu và những cây họ Đậu
Fabaceae rất nhạy cảm đối với độc tố As.
- Đối với con người: Khi lượng độc tố As vượt quá ngưỡng, nhất là trong
thực vật, rau cải thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, nhiều hơn sẽ gây
ngộ độc. Nhiễm độc As trong thời gian dài làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng
quang, thận, gan và phổi. As còn gây ra những chứng bệnh tim mạch như cao


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cỏ linh lăng .................................................................................. 24
Hình 4.1. Nồng độ đất ban đầu so với QCVN: 03:2008/BTNMT ................. 38
Hình 4.2. Sự biến động về chiều cao cỏ linh lăng ......................................... 40
và chiều dài rễ cỏ linh lăng .......................................................... 40
Hình 4.3. Hàm lượng KLN tích lũy ở thân + lá của cỏ linh lăng trên đất ô
nhiễm sau khai thác khoáng sản ................................................... 41
Hình 4.4. Hàm lượng KLN tích lũy ở rễ của cỏ linh lăng trên đất ô nhiễm sau

khai thác khoáng sản.................................................................... 42
Hình 4.5. Khả năng xử lý kim loại nặng tổng số trong đất ............................ 44
sau khi trồng cỏ linh lăng............................................................. 44
Hình 4.6. Tương quan giữa hàm lượng KLN trong đất và hàm lượng KLN
tích lũy trong các bộ phận của cỏ linh lăng .................................. 46
Hình 4.7. Tương quan giữa hàm lượng KLN trong đất và hàm lượng KLN
tích lũy trong các bộ phận của cỏ linh lăng .................................. 46


11

sẽ không phát triển được khi tích luỹ Cd ở rễ cây. Tuy nhiên, trong rau diếp,
cà rốt, cây thuốc lá, khoai tây, Cd được chứa nhiều nhất trong lá. Trong cây
đậu nành, 2% Cd được tích luỹ hiện diện trong lá và 8% ở các chồi. Cd trong
mô cây thực phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc giải quyết sự tích luỹ
chất Cd trong cơ thể con người. Sự tập trung Cd trong mô thực vật có thể gây
ra thông tin sai lệch của quần thể.[15]
- Đối với con người: Cd trong môi trường thường không độc hại
nhiều nhưng nguy hại chính đối với sức khoẻ con người từ Cd là sự tích tụ
mãn tính của nó ở trong thận. Ở đây, nó có thể gây ra rối loạn chức năng
nếu tập trung ở trong thận lên trên 200mg/kg trọng lượng tươi. Thức ăn là
con đường chính mà Cd đi vào cơ thể, nhưng việc hút thuốc lá cũng là
nguồn ô nhiễm kim loại nặng, những người hút thuốc lá có thể thấm vào cơ
thể lượng Cd dư thừa từ 20 - 35µg Cd/ngày. Cd đã được tìm thấy trong
protein mà thường ở trong các khối của cơ thể và những protein này có thể
tìm thấy trong nấm, đậu nành, lúa mì, cải bắp và các loại thực vật khác. Cd
là một kim loại nặng có hại, vào cơ thể qua thực phẩm và nước uống, Cd dễ
dàng chuyển từ đất lên rau xanh và bám chặt ở đó. Khi xâm nhập vào cơ
thể Cd sẽ phá huỷ thận. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy Cd gây
chứng bệnh loãng xương, nứt xương, sự hiện diện của Cd trong cơ thể sẽ

khiến việc cố định Ca trở nên khó khăn. Những tổn thương về xương làm
cho người bị nhiễm độc đau đớn ở vùng xương chậu và hai chân. Ngoài ra,
tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến và ung thư phổi cũng khá lớn ở nhóm người
thường xuyên tiếp xúc với chất độc này.[18]
e) Tính độc của Kẽm (Zn)
- Đối với cây trồng: Sự dư thừa Zn cũng gây độc đối với cây trồng khi
Zn tích tụ trong đất quá cao. Dư thừa Zn cũng gây ra bệnh mất diệp lục. Sự
tích tụ Zn trong cây quả nhiều cũng gây một số mối liên hệ đến mức dư


12

lượng Zn trong cơ thể người và góp phần phát triển thêm sự tích tụ Zn trong
môi trường mà đặc biệt là môi trường đất.[15], [18]
- Đối với con người: Zn là dinh dưỡng thiết yếu và nó sẽ gây ra các
chứng bệnh nếu thiếu hụt cũng như dư thừa. Trong cơ thể con người, Zn
thường tích tụ chủ yếu là trong gan, là bộ phận tích tụ chính của các
nguyên tố vi lượng trong cơ thể, khoảng 2g Zn được thận lọc mỗi ngày.
Trong máu, 2/3 Zn được kết nối với Albumin và hầu hết các phần còn lại
được tạo phức chất với λ -macroglobin. Zn còn có khả năng gây ung thư
đột biến, gây ngộ độc hệ thần kinh, sự nhạy cảm, sự sinh sản, gây độc đến
hệ miễn nhiễm. Sự thiếu hụt Zn trong cơ thể gây ra các triệu chứng như
bệnh liệt dương, teo tinh hoàn, mù màu, viêm da, bệnh về gan và một số
triệu chứng khác.[18]
2.1.3. Một số phương pháp truyền thống xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng
2.1.3.1. Phương pháp đào và chuyển chỗ (Dig and Haul):
Đào và chuyển chỗ là phương pháp xử lý chuyển chỗ (ex-situ) đất
nhằm di chuyển các chất độc hại đến một nơi khác an toàn hơn.
Với phương pháp này, các chất ô nhiễm không được loại bỏ khỏi đất ô
nhiễm mà đơn giản chỉ là đào lên và chuyển đất ô nhiễm đi chỗ khác với hy

vọng là không bị ô nhiễm ở những nơi cần thiết.
2.1.3.2. Phương pháp cố định hoặc cô đặc (Stabilization/Solidification)
Cố định hoặc cô đặc chất ô nhiễm có thể là phương pháp xử lý tại chỗ
hoặc chuyển chỗ. Phương pháp này liên quan đến hỗn hợp các chất đặc trưng
được thêm vào đất, hoặc là các thuốc thử, các chất phản ứng với đất ô nhiễm
để làm giảm tính linh động và hoà tan của các chất ô nhiễm.
Các tác nhân liên kết được sử dụng bao gồm tro (fly-ash), xi măng
(cement) hoặc rác đốt (kiln dust). Mặc dù quá trình này đã được chứng minh
là hiệu quả với chất ô nhiễm là kim loại nặng nhưng lại có khả năng là tác


13

nhân liên kết hoặc thay đổi pH đất. Phương pháp cố định hoặc cô đặc không
xử lý được chất ô nhiễm từ ma trận đất (soil matrix) nhưng nó có thể nén các
chất ô nhiễm lại trong môi trường đất.
2.1.3.3. Phương pháp thuỷ tinh hoá (Vitrification)
Phương pháp thuỷ tinh hoá là quá trình xử lý bởi nhiệt, có thể được sử
dụng để xử lý đất tại chỗ hay chuyển chỗ. Đây là quá trình chuyển chất ô
nhiễm thành dạng thuỷ tinh cố định (Stable glassy form).
Đối với phương pháp này, cho dòng điện chạy qua một dãy điện cực
than chì, làm nóng chảy đất ở nhiệt độ rất cao (1500 - 20000C). Thuỷ tinh bền
được hình thành, kết hợp chặt chẽ và cố định kim loại khi đất được làm lạnh.
Một nắp đậy khí thải được nắp đặt trên vùng xử lý. Nắp này được sử dụng để
thu nhận và xử lý các khí thải (các kim loại bay hơi) được thải ra trong suốt
quá tình xử lý.
Hiện nay phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi nhưng chỉ được
áp dụng trên diện tích nhỏ, chi phí giá thành cao, yêu cầu kỹ thuật hiện đại
nên người ta cần tìm kiếm những phương pháp khác có hiệu quả kinh tế cao
hơn, thân thiện hơn với môi trường.

2.1.3.4. Phương pháp rửa đất (Soil washing)
Rửa đất là công nghệ xử lý đất chuyển vị (ex-Situ treatment
technology), có thể được sử dụng để xử lý đất ô nhiễm KLN. Quá trình này
dựa vào cơ chế hút và tách vật lý để loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi đất. Quá
trình vật lý loại bỏ những hạt kim loại có kích thước lớn và vận chuyển các
chất ô nhiễm vào pha lỏng. Dung dịch làm sạch đất có thể trung tính hoặc
chứa các yếu tố hoạt tính bề mặt. Các chất thường dùng trong các dung dịch
làm sạch đất là HCl, EDTA, HNO3 và CaCl2. Quá trình này sẽ làm giảm hàm
lượng kim loại trong đất và tạo ra một dịch lỏng với hàm lượng kim loại cao
và tiếp tục xử lý.


14

Ở những nơi có nhiều chất ô nhiễm hỗn hợp, phương pháp này sẽ gặp khó
khăn vì khó xác định dung dịch rửa thích hợp. Hơn nữa đối với đất ô nhiễm
với nhiều phức chất khác nhau thì sử dụng phương pháp này sẽ rất tốn kém.
2.2. Tổng quan về công nghệ xử lý ô nhiễm KLN trong đất bằng thực vật
trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu
2.2.1.1. Trên thế giới
Hoạt động khai thác khoáng sản đã phát triển mạnh từ thập kỷ trước ở
nhiều quốc gia giàu tài nguyên như Nga, Mỹ, Australia, Campuchia,
Indonesia, Phillipines, Trung Quốc, Ấn Độ,… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng nguyên liệu khoáng sản trên thế giới như quặng sắt, chì, kẽm, thiếc,
than đá, đồng và các loại khoáng sản khác,… Ngành khai thác khoáng sản là
ngành sử dụng diện tích đất rất lớn, mặt khác đa số các mỏ đều nằm dưới
những cánh rừng và thuỷ vực có chức năng tạo sinh kế cho người dân. Hoạt
động khai thác khoáng sản dẫn đến suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng,
tài nguyên nước,… là rất lớn. Tổ chức Bảo vệ môi trường Green Cross của

Thuỵ Sĩ và Viện Blacksmith của Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu và đưa ra
10 nguyên nhân ô nhiễm môi trường gây tác hại nghiêm trọng nhất trên thế
giới, trong đó có 2 nguyên nhân gây ô nhiễm thoái hoá môi trường đất có liên
quan đến khai khoáng.
Khai thác vàng thủ công: Với phương tiện đơn giản nhất như quặng
vàng trộn lẫn với thuỷ ngân, hỗn hợp này sẽ được nung chảy, thuỷ ngân bốc
hơi, chất còn lại là vàng. Hậu quả, người khai thác hít khí độc, còn chất thải
thuỷ ngân gây ô nhiễm, môi trường đất từ đó tích tụ trong cây cối, động vật và
từ đó lan sang chuỗi thực phẩm.
Khai khoáng công nghiệp: khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới
dạng đất đá và bùn. Chất thải này có thể có các hoá chất độc hại mà người ta


MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 5
2.1.2.1. Nguồn gây ô nhiễm KLN trong đất ................................................... 5
2.1.2.2. Tính độc của một số loại kim loại nặng ............................................. 9
2.1.3. Một số phương pháp truyền thống xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng ... 12
2.1.3.1. Phương pháp đào và chuyển chỗ (Dig and Haul): ............................ 12
2.1.3.2. Phương pháp cố định hoặc cô đặc (Stabilization/Solidification) ...... 12
2.1.3.3. Phương pháp thuỷ tinh hoá (Vitrification) ....................................... 13

2.1.3.4. Phương pháp rửa đất (Soil washing) ................................................ 13
2.2. Tổng quan về công nghệ xử lý ô nhiễm KLN trong đất bằng thực vật trên
thế giới và ở Việt Nam ................................................................................. 14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu .......................................................................... 14
2.2.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 14
2.2.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 17
2.2.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ KLN của thực
vật ................................................................................................................ 18
2.2.3. Các cơ chế của công nghệ thực vật xử lý KLN trong đất .................... 19
2.2.3.1. Cơ chế chiết tách chất ô nhiễm bằng thực vật .................................. 19


16

Bảng 2.4. Một số loài thực vật có khả năng tích luỹ kim loại nặng cao [21]
Nồng độ kim loại tích
Tên loài

luỹ trong thân (µg/g

Tác giả và năm công bố

trọng lượng khô)
Arabidopsis halleri

13.600 Zn

Ernst, 1968

Thlaspi caerulescens


10.300 Zn

Ernst, 1982

Thlaspi caerulescens

12.000 Cd

Mádico et al, 1992

Thlaspi rotundifolium

8.200 Pb

Reeves & Brooks, 1983

Minuartia verna

11.000 Pb

Ernst, 1974

Thlaspi geosingense

12.000 Ni

Reeves & Brooks, 1983

Alyssum bertholonii


13.400 Ni

Brooks & Radford, 1978

Alyssum pintodasilvae

9.000 Ni

Brooks & Radford, 1978

Berkheya codii

11.600 Ni

Brooks, 1998

Psychotria douarrei

47.500 Ni

Baker et al., 1985

Miconia lutescens

6.800 Al

Bech et al., 1997

(Cardaminopsis halleri)


Melastoma malabathricum 10.000 Al

Watanabe et al., 1998

Nguồn: Barcelo’ J., and Poschenrieder C., 2003
Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành một dự án
thử nghiệm đầu tiên trên thế giới là trồng để thu gom As độc hại trong đất.
Theo Chen Toongbin thuộc Viện khoa học địa lý và Tài nguyên thì dự án trên
được tiến hành tại ba địa điểm ở tỉnh Hồ Nam, Triết Giang và Quảng Đông.
Mỗi địa điểm thử nghiệm có diện tích 1 ha được trồng 30 tấn hạt Pteris vittata


17

L., một loại dương xỉ có thể hấp thu được 10% As từ đất trong vòng 1 năm.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã dần dần hoàn thiện kỹ thuật trồng cây
dương xỉ (Pteris vittata L.) và vetiver để “hút” các nguyên tố kim loại nặng
trong đất như thạch tín, đồng, kẽm... Với kĩ thuật này, họ hi vọng có thể giải
quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm KLN ở vùng hạ du của Trung Quốc do quá trình
khai khoáng gây nên (Shu W. S và cs, 2002). [28]
2.2.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Cho
đến nay, chúng ta đã xác định được hơn 5000 điểm quặng với trên 60 loại
khoáng sản có ích với quy mô trữ lượng khác nhau. Tiềm năng phát triển của
ngành khai thác khoáng sản kim loại của Việt Nam là rất to lớn, mở ra nhiều
cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp có liên quan cũng như tạo công
ăn việc làm cho một lực lượng lao động đáng kể ở các vùng có các hoạt động
khai thác khoáng sản mà phần lớn nằm ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu
vùng xa.

Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác và
chế biến khoáng sản những thách thức về vấn đề môi trường cũng trở nên
nghiêm trọng và cấp bách hơn. Cùng với sự phát triển của ngành khai thác
khoáng sản là sự gia tăng tất yếu của các tác động môi trường trong đó có
vấm đề nổi cộm là làm hoang hoá và thoái hoá một diện tích lớn dân cư, đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất hữu ích nói chung.
Theo tác giả Trần Minh Huân thuộc Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ
Việt Nam, (2011), Từ năm 1993 đến năm 2006, công ty Alcoa đã khôi phục
được 12.594 ha ở Tây Úc và thu dọn 15.222 ha khác. Khu vực này đã được
thu dọn sạch và được khôi phục bằng cách sử dụng những kỹ thuật khôi phục
mới, bao gồm chuyển đổi trực tiếp lớp đất bề mặt để kích thích sự nảy mầm
trở lại của thực vật bản địa.


18

- Nghiên cứu và lựa chọn một số loài thực vật có khả năng hấp thu các
KLN (Cr, Cu, Zn) trong bùn nạo vét kênh Tân Hóa - Lò Gốm của Đồng Thị
Minh Hậu, Hoàng Thị Thanh Thủy, Đào Phú Quốc (2008) cho thấy cỏ Voi và
cây Bắp có khả năng hấp thu khá tốt KLN. Các kim loại nặng có xu hướng
tích lũy trong rễ, cao hơn 5.1÷130 lần trong thân Cỏ Voi và Bắp.
- Đề tài cấp Nhà nước KC08.04/06-10 “Nghiên cứu sử dụng thực vật để
cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản” do
giáo sư Đặng Đình Kim chủ nhiệm. Đề tài có nội dung điều tra, khảo sát và
đánh giá ô nhiễm môi trường đất và hệ thực vật ở vùng đã và đang khai thác
đặc trưng ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả chọn được các loại cây dương xỉ, cỏ
Ventiver và cỏ màn trầu dùng để xử lý ô nhiễm Zn và Pb khá khả quan.
- Gần đây, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện ra một loại cây dại
có tên là thơm ổi thường mọc hoang dại ở Việt Nam cũng có khả năng đặc
biệt đó. Loài cây này có khả năng hấp thụ KLN gấp 100 lần bình thường và

sinh trưởng rất nhanh. Khả năng hấp thụ KLN của thơm ổi tuy chưa bằng các
loài dây leo, nhưng bù lại chúng lớn rất nhanh, rất rễ trồng và chăm sóc.
Chúng có thể hấp thụ chì trung bình cao gấp 500-1.000 lần, thậm chí còn lên
tới 5.000 lần so với cây đối chứng mà không bị ảnh hưởng. Chúng được xem
là loài siêu hấp thụ với KLN là chì và cadimium.
2.2.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ KLN của
thực vật
Khả năng linh động và tiếp xúc sinh học của KLN chịu ảnh hưởng lớn
bởi các đặc tính lý hóa của môi trường đất như: PH, hàm lượng khoáng sét,
chất hữu cơ, CEC và nồng độ KLN trong đất. Thông thường PH thấp, thành
phần cơ giới nhẹ, độ mùn thấp, thực vật hút KLN mạnh [32].
Để phát triển hiệu quả công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm, các đặc tính
của thực vật và các yếu tố của môi trường đất cần được khảo sát, đánh giá kỹ


×