Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam v2 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

LÒ VĂN SUNG
Tên đề tài :
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA GIỐNG CAM V2
TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:chính qui
Chuyên ngành:Nông Lâm Kết Hợp
Khoa:Lâm Nghiệp
Khóa học : 2011 -2015

Thái Nguyên, 2015

TháiNguyên - năm.....(Chữ thƣờng, đậm, cỡ chữ 14)


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

LÒ VĂN SUNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA GIỐNG CAM V2 TẠI
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo:chính qui
Chuyên ngành: Nông Lâm Kết Hợp
Lớp : 43 – Nông Lâm Kết Hợp
Khoa: Lâm Nghiệp
Khóa học: 2011 -2015
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Công Quân

Thái Nguyên, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên trau rồi lại những kiến
thức đã đƣợc học ở trƣờng đồng thời là cơ hội để sinh viên đƣợc vận dụng
vào thực tế những kiến thức quan trọng. với “phương châm học đi đôi với
hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có cơ hội đƣợc học hỏi thêm
nhiều điều mới từ thực tiễn chỉ ra, đúng với câu nói “Nâng tầm tri thức, chắp
cánh tương lai”chúng em những thế hệ tiếp theo sinh viên trƣờng Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên luôn đƣợc nhà trƣờng quan tâm trang bị những kiến
thức cần thiết để cho mỗi sinh viên ra trƣờng sẽ nhanh chóng hội nhập với cái
mới, chuyên môn vững vàng, có lập trƣờng và quan điểm vững để thành công
trên con đƣờng sự nghiệp sau này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn TS. Trần
Công Quân đã luôn tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện khóa luận này.
Em xin đƣợc chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ
nhiệm khoa lâm nghiệp cùng các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền
đạt cho em những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu trong suốt

quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trƣờng.
Em xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạoCông ty Cổ phần Khai
khoáng Miền Núi xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, Huyện Phú Lƣơng, Tỉnh Thái
Nguyên đã tạo điều kiện về địa điểm thực tập đểem hoàn thành tốt khóa luận
tốt nghiệp của mình.
Thái nguyên, ngày 11 tháng 5 năm 2015
Sinh viên


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu do tôi tự thực
hiện, không sao chép của ai. Các tài liệu tham khảo các bài viết, giáo trình,
tạp trí, luận văn, luận án đều đƣợc ghi chú phần tài liệu tham khảo của khóa
luận.
Giáo viên hƣớng dẫn

Sinh viên

TS. Trần Công Quân

Lò Văn Sung

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
( Xác nhận đã chỉnh sửa sai sót sau khi hội đồng đánh giá chấm)
(Ký và ghi rõ họ, tên)


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Mẫu bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển của giống cam V2 .......................... 26
Mẫu bảng 3.2. Phân loại cấp cành của giống cam V2 .................................... 27
Mẫu bảng 3.3. Đánh giá về kích thƣớc lá ....................................................... 27
Mẫu bảng 3.4. Thời gian xuất hiện, kết thúc các đợt lộc và chất lƣợng
các đợt lộc của giống cam V2 ......................................................................... 28
Mẫu bảng 3.5. Thời gian ra hoa, nở rộ và kết thúc nở hoa ............................. 29
Mẫu bảng 3.6. Tỷ lệ đậu quả ở giống cam V2 ................................................ 29
Mẫu bảng 3.7. Động thái tăng trƣởng của quả cam V2 .................................. 30
Mẫu bảng 3.8. Thành phần sâu, bệnh hại chính trên cây cam V2 .................. 31
Bảng 4.1.Một số chỉ tiêu sinh trƣởng của giống cam V2 ............................... 32
Bảng 4.2. Kết quả phân loại cấp cành của giống cam V2 .............................. 34
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá về kích thƣớc lá của giống cam V2 và TN1 ....... 36
Bảng 4.4. Thời gian xuất hiện, kết thúc các đợt lộc và chất lƣợng các đợt
lộc của giống cam V2 ...................................................................................... 37
Bảng 4.5. Thời gian ra hoa, nở rộ và kết thúc nở hoa ..................................... 39
Bảng 4.6. Tỷ lệ đậu quả ổn định ở giống cam V2 đƣợc trồng tại xã Tức
Tranh ............................................................................................................... 40
Bảng 4.7. Động thái tăng trƣởng đƣờng kính và chiều cao của quả cam
V2 và cam TN1 ............................................................................................... 41
Bảng 4.8. Thành phần sâu, bệnh hại chính trên cây cam V2 .......................... 42


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình ảnh 4.1. Biểu đồ thể hiện sự phát triển của giống cam V2 và giống
cam TN1 tại vùng nghiên cứu ......................................................................... 32
Hình ảnh 4.2. Biểu đồ thể hiện khả năng sinh trƣởng và phát triển cam
V2 ở các địa điểm khác nhau .......................................................................... 33
Hình ảnh 4.3. Phân cành ở giống cam V2 và TN1 ....................................... 35

Hình ảnh 4.4. Kích thƣớc và hình thái lá của cam V2 và TN1 ....................... 36
Hình ảnh 4.5. Biểu đồ đánh giá kích thƣớc lá ở các địa điểm khác nhau ...... 37
Hình ảnh 4.6. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ ra hoa theo thời gian của giống cam
V2 tại xã Tức Tranh ........................................................................................ 39
Hình ảnh 4.7. Đồ thị thể hiện động thái tăng trƣởng của quả qua các giai
đoạn ................................................................................................................. 42


v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CT
HVN
D0
DT
NC & PT

Công thức
Chiều cao vút ngọn
Đƣờng kính thân
Đƣờng kính tán
Nghiên cứu và phát triển


vi
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... I
Lời cam đoan .................................................................................................... II
Danh mục các bảng ......................................................................................... III
Danh mục các hình .......................................................................................... IV

Danh mục các từ, cụm từ viết tắt ..................................................................... V
Mục lục ............................................................................................................ VI
PHầN 1. ............................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ......................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHầN 2. ............................................................................................................. 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIỚI THIỆU HỌ CAM QUÝT .......................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học ......................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của họ cam quýt………………………………..4
2.1.2.1 Bộ rễ ...................................................................................................... 4
2.1.2.2. Thân, cành, lá ....................................................................................... 5
2.1.2.3. Hoa, quả, hạt ........................................................................................ 5
2.1.3. Yêu cầu sinh thái học của họ cam quýt...................................................6
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM QUÝT TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM ................................................................................................. 8
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới ............................ 8


vii

2.2.2. Các vùng trồng cam, quýt trên thế giới ................................................. 10
2.2.3. Tình hình sản xuất cây cam quýt ở Việt Nam....................................... 10
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC..................... 13

2.3.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 13
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................... 14
2.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI XÃ TỨC TRANH ..... 15
2.4.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 15
2.4.2. Địa hình đất đai ..................................................................................... 16
2.4.3. Điều kiện khí hậu thủy văn ................................................................... 17
2.4.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 18
2.4.5. Tình hình sản xuất của Chi nhánh Nghiên cứu và Phát triển động thực
vật Bản địa - công ty Cổ phần Khai khoáng miền núi (NC&PT động thực vật
bản địa) ............................................................................................................ 21
2.4.6. Đánh giá chung về khu vực nghiên cứu với thử nghiệm trồng bƣởi da
xanh ................................................................................................................. 23
PHầN 3. ........................................................................................................... 24
PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 24
3.1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 24
3.1.1.Về địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 24
3.1.2. Về thời gian nghiên cứu ........................................................................ 24
3.1.3. Về đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 24
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 24
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 25
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp. .............................................. 25
3.3.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25
3.3.3. Phƣơng pháp đánh giá và theo dõi ........................................................ 26
3.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu ........................................ 31
PHầN 4 ............................................................................................................ 32


viii

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 32

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 32
4.1.1. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của giống cam V2 tại địa điểm xã
Tức Tranh ........................................................................................................ 32
4.1.2.Đặc điểm về hình thái của hoa, chùm hoa, thời gian ra hoa, đậu quả và
động thái tăng trƣởng quả ............................................................................... 38
4.1.3. Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh hại chính trên cam V2 trồng
tại xã Tức tranh ............................................................................................... 42
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 44
5.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

Phần 1.
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ăn quả có múi là loài cây quan trọng của nhiều nƣớc trên thế giới và
đƣợc sản xuất với khối lƣợng lớn nhất trong các loại cây ăn quả (khoảng 100
triệu tấn/năm) [16]. Ở Việt Nam cây có múi cũng đƣợc coi là một loại cây ăn
quả quan trọng , chủ lực để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa . Diê ̣n
tích cây ăn quả có múi nƣớc ta hiện nay (theo Tổng cục thống kê năm 2011)
[17]khoảng 138.000 ha với sản lƣơ ̣ng hàng năm khoảng

1.350.000 tấ n, tâ ̣p

trung chủ yế u ở miề n Nam , chiếm 70%, khoảng 91.250 ha và sản lƣợng
1.010.000 tấn; miền Bắc chỉ có 47.000 ha và sản lƣợng 340.000 tấn. Trong số
47.000 ha cây có múi ở miền Bắc, các tỉnh miền núi phía Bắc (gồm Đông Bắc

và Tây bắc) chiếm 18.625 ha, trong đó các tỉnh có diện tích lớn là: Hà Giang,
Tuyên Quang, Yên Bái và Lạng Sơn [16].
Việt Nam nằm ở trung tâm phát sinh nhiều cây ăn quả có múi, cùng với
sự phân hóa cao địa hình tạo nên những tiểu vùng sinh thái đa dạng có thể
phát triển đƣợc nhiều giống cây ăn quả có múi đặc sản. Cùng với nền kinh tế
tăng trƣởng nhanh nhu cầu tiêu dùng quả có múi cung chƣa đủ cầu, hàng năm
nƣớc ta phải nhập khẩu một lƣợng hoa quả từ Trung Quốc và một số nƣớc
khác[16]. Hiện nay tăng trƣởng về diện tích và sản lƣợng cây ăn quả có múi
chƣa bền vững và có chiều hƣớng bấp bênh do bệnh dịch và cơ cấu cây trồng
chƣa ổn định, diện tích mới trồng tăng nhanh nhƣng diện tích phá đi cũng
không nhỏ[6]. Do vậy việc lựa chọn giống cây ăn quả có múi, sạch bệnh, chất
lƣợng cao đặc biệt là dễ dàng thích ứng rộng đối với điều kiện khí hậu của
từng vùng từng miền trong cả nƣớc rất quan trọng. Giống cam V2 là giống
cam ngọt, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, cho năng suất cao, Hiện


2
giống cam V2 đang đƣợc mở rộng sản xuất ở nhiều địa phƣơng trong nƣớc,
đặc biệt ở các vùng cam truyền thống nhƣ Phủ Quỳ, Anh Sơn (Nghệ An), Cao
Phong (Hoà Bình). Thái Nguyên là một tỉnh có lợi thế phát triển cây ăn quả,
nhu cầu tiêu thụ mặt hàng hoa quả có múi cũng không nhỏ so với những
thành phố lớn trong cả nƣớc. Hiện nay, giống cam V2 đang đƣợc trồng thí
điểm trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên để kiểm
chứng tính thích nghi của giống cam này đối với điều kiện sinh thái của tỉnh
Thái Nguyên. Việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam V2 đã
và đang đƣợc trồng thí điểm tại Thái Nguyên là cơ sở quan trọng cung cấp
thông tin về đặc điểm cơ bản của giống cam này khi đƣợc trồng tại địa bàn
của tỉnh Thái Nguyên. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam V2 tại Thái
Nguyên”.

1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trƣởng, ra hoa của giống cam V2 đƣợc trồng tại
xã Tức Tranh, Huyện Phú Lƣơng, Tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Cần phải đánh giá đƣợc một số đặc điểm chính về sinh trƣởng, hình thái,
ra hoa, đậu quả, và tình hình sâu bệnh hại đối với cam V2 tại xã Tức Tranh,
Huyện Phú Lƣơng, Tỉnh Thái Nguyên
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Sinh viên biết cách lập đề cƣơng chi tiết đề tài tốt nghiệp, biết cách viết
một đề tài.
- Giúp sinh viên biết phƣơng pháp thu thập, xử lý số liệu và trình bày
một báo cáo khoa học.


3

- Rèn luyện cho sinh viên phong cách làm việc có nguyên tắc và thứ tự
ƣu tiên. Có quan điểm và chứng kiến riêng đúng đắn.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Là cơ sở quan trọng để đánh giá tiềm năng của cam V2 trồng tại địa
phƣơng có khả thi hay không, góp phần hạn chế sự lãng phí và những tổn thất
không đáng có đối với những ngƣời dự định trồng cam V2 tại địa điểm xã
Tức Tranh, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.


4
Phần 2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIỚI THIỆU HỌ CAM QUÝT
2.1.1. Cơ sở khoa học
Cam đƣợc xếp vào loại cây ăn quảlâu năm, quá trình sinh trƣởng, ra hoa
kết quảchịu ảnh hƣởng nhiều của các yếu tốnội tại (di truyền) và các yếu
tốngoại cảnh nhƣnhiệt độ, ánh sáng, đất đai, khí hậu,... Tùy vào tuổi cây và
điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, trong chu kỳsống một năm, cam thƣờng ra 3
- 4 đợt lộc (lộc Xuân, Hè, Thu và Đông). Quá trình ra lộc ởcam có liên quan
khá nhiều đến hiện tƣợng ra quảcách năm và khả năng điều chỉnh cân đối
giữa bộphận dƣới mặt đất và bộphận trên mặt đất, quá trình ra lộc năm nay
sẽlà tiền đềcho sựra hoa kết quảcủa năm sau[9]. Nếu có các biện pháp kỹthuật
hợp lý để điều khiển quá trình ra lộc sẽhạn chếhoặc loại bỏhoàn toàn hiện
tƣợng ra quả cách năm, bồi dƣỡng cành mẹcủa cành quảnăm sau, điều chỉnh
cân đối giữa các bộphận dƣới và trên mặt đất, hạn chếsâu bệnh hại, góp phần
nâng cao năng suất, chất lƣợng của cam.
2.1.2.Đặc điểm thực vật học của họ cam quýt
2.1.2.1 Bộ rễ
Họ cam quýt có bộ rễ ăn nông. Theo V. P. Ekimop (Nga) thì biểu bì của
rễ non của họ cam quýt có nấm cộng sinh. Nấm có tác dụng tốt cho rễ cam quýt
nhƣ vai trò của lông hút các chất dinh dƣỡng và nƣớc nhƣ những cây trồng
khác.
Sự phân bố rễ của cam quýt phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực nƣớc
ngầm và chế độ canh tác, chăm bón nhƣng nhìn chung rễ cam quýt ăn nông từ
0 - 30 cm. Trần Nhƣ Ý và cs ( 2000) [8].


5

2.1.2.2. Thân, cành, lá
* Thân cành: Trong 1 năm cam quýt có nhiều đợt cành:

+ Cành xuân nảy mầm vào tháng 2, 3, 4 là cành mang hoa quả, cành
thƣờng ngắn, mật độ lá dày thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào vụ thu.
+ Cành hè nảy mầm vào tháng 5, 6, 7 là cành dài nhất, cành có mật độ lá
thƣa và to.
+ Cành thu nảy mầm vào tháng 8, 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành xuân và
cành hè cùng năm.
+ Cành đông nảy mầm vào tháng 11, 12 thƣờng sinh ra trên cành quả vô
hiệu, cành đông là cành yếu nhất trên các loại cành.
-

Cành cam quýt đƣợc phân chia làm 3 loại:

+ Cành mẹ: Là cành sinh ra cành quả. Nó có thể là cành xuân, hè, thu năm
trƣớc. Qua theo dõi cho thấy tuỳ theo giống, thƣờng cành thu hoặc cành hè làm
cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cao.
+ Cành dinh dƣỡng: Cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh có nhiệm vụ
chính là quang hợp, thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dƣỡng không có giới
hạn rõ, năm nay là cành dinh dƣỡng, sang năm có thể là cành mẹ.
+ Cành quả: Tuỳ giống cam quýt mà cành quả có độ dài từ 3 - 25 cm
thông thƣờng từ 3 - 9 cm. Cành quả có lá thƣờng đậu quả tốt hơn cành quả
không có lá.
* Lá: Cam quýt vốn có lá kép song đến nay dấu vết còn lại là eo lá dƣới
gốc lá đơn, lá là một trong những chỉ tiêu để phân loại giữa các giống, tuổi thọ
của lá thay đổi tuỳ điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dƣỡng của cây. Ở Việt
Nam trung bình tuổi thọ của lá từ 15 - 24 tháng, ở vùng á nhiệt đới có thể dài
hơn, tuỳ theo giống và mùa lá có thể khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu
sắc… Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lƣợng, nhất là với trọng lƣợng quả[8].
2.1.2.3. Hoa, quả, hạt
* Hoa: Công thức hoa: K5 C5A(20 - 40)G(8 -15)



6
Là loại hoa đầy đủ, hoa thƣờng ra đồng thời với cành non và thƣờng ra rộ.
Một cây cam có thể nở tới 60.000 hoa nhƣng chỉ cần 1% đậu quả là có thể đạt
sản lƣợng 100kg/cây. Vì vậy hoa quả thƣờng rụng nhiều, có giống yêu cầu thụ
phấn nhƣng cũng có giống không thụ phấn cũng đậu quả nhƣ cam Navel (tỷ lệ
đậu quả của cam là 3 - 11%) [4].
* Quả: Khi quả còn xanh thì chứa nhiều axit, đến khi quả chín thì lƣợng
axit giảm, hàm lƣợng đƣờng và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm hai phần:
Vỏ quả và thịt quả.
+ Vỏ quả: Vỏ ngoài và vỏ giữa.
+ Thịt quả: Bộ phận chính của thịt quả là các tép, màu của thịt quả phụ
thuộc vào sắc tố vàng da đỏ. Trong dịch nƣớc quả còn chứa các hạt dầu thơm
quyết định hƣơng vị quả.
* Hạt: Tùy theo giống mà có sự khác nhau về kích thƣớc, số lƣợng, màu
sắc và phôi hạt. Các loại quả thuộc cây có múi thuộc hạt đa phôi [4].
2.1.3.Yêu cầu sinh thái học của họ cam quýt
Nhiệt độ
Nhiệt độ phù hợp cho cam quýt phát triển là từ 27 – 320C, một báo cáo
khác lại cho rằng nhiệt độ thích hợp nhất với cam quýt là từ 26 – 300C [17].
Nhiệt độ và biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh hƣởng khá lớn đến phẩm chất cam
quýt, thông thƣờng cam quýt vùng á nhiệt đới lạnh có chất lƣợng, màu quả tốt
hơn so với cam quýt vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao ở vùng xứ nóng thƣờng làm
vỏ cam quýt vẫn còn xanh khi quả đã chín. Nhiệt độ hạ thấp vào thời kỳ chín
giúp quả có màu tƣơi đậm. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng ảnh hƣởng khá
lớn đến phân hoá chồi hoa, khi nhiệt độ ban ngày và đêm là 20– 15 0C thì tỷ
lệ chồi hoa nhiều hơn so với nhiệt độ ngày đêm là 20 – 18 0C hoặc 21 – 17
0

C. Khi nhiệt độ xuống dƣới -3 hoặc -4 0C thì lá bắt đầu bị chết do rét, nếu


xuống dƣới -7 0C thì cây bị chết hoàn toàn, tuy nhiên nhiệt độ cao lại thuận lợi
cho việc ra lộc [1].


7
Nước
Ẩm độ không khí là một yếu tố khá quan trọng ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng của cam quýt, khi ẩm độ không khí cao làm cây ít thoát hơi nƣớc, ít
tiêu hao năng lƣợng cho quá trình hút nƣớc. Nếu ẩm độ quá cao sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho bệnh hại phát triển nhƣ bệnh thối gốc, bệnh ghẻ, bệnh rám
quả do nấm… ẩm độ quá cao sẽ hấp thu nhiều tia tử ngoại làm màu sắc cam
quýt ít tƣơi thắm hơn, nhiệt độ cùng với ẩm độ quá cao làm quả phồng xốp
chất lƣợng kém. Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70 - 75%, nƣớc
rất cần cho cam quýt đặc biệt vào các giai đoạn ra chồi, ra hoa và quả đang
đậu vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và giai đoạn phình quả đến khi quả chuẩn bị
chín. Lƣợng mƣa thích hợp cho trồng cam quýt là từ 1000 - 2400 mm/năm,
tối thuận là 1200 mm [1].
Đất đai
Các yếu tố đất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng cam quýt đó là tầng
sâu đất, đất dễ thoát nƣớc, mực nƣớc ngầm sâu hoặc mực nƣớc ngầm ổn định.
Mực nƣớc ngầm trong đất nếu hơi cao một chút nhƣng ổn định không lên
xuống thất thƣờng thì cũng ít ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của cam quýt.
Mực nƣớc ngầm đảm bảo an toàn cho cây phải tối thiểu sâu 1,5 m dƣới mặt
đất. Độ pH thích hợp với sinh trƣởng của cam quýt từ 5,5 - 6,5, đất quá chua
sẽ có nhiều dinh dƣỡng bị rửa trôi, và cũng có thể gây ngộ độc một số nguyên
tố nhƣ đồng (Cu). Đất quá nhiều kiềm làm cây khó hút một số nguyên tố nên
có biểu hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe). Nhìn chung đất phù hợp với cam quýt là
đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ bazan, đất mùn đá vôi… Đất có hàm
lƣợng mùn cao, tỷ lệ khoáng cân đối sẽ là loại đất phù hợp với trồng cam quýt

[1].
Ánh sáng
Ánh sáng tự nhiên vùng nhiệt đới, á nhiệt đới đảm bảo nhu cầu về ánh
sáng của cam quýt. Tuy nhiên độ sáng vào khoảng 1800 - 2000 lux là phù hợp


8
nhất. Ánh sáng cũng là nhân tố quan trọng quyết định phẩm chất quả, ở vùng
nhiệt đới cần che bóng cho cây khi cƣờng độ ánh sáng quá mạnh nhằm giảm
tác hại cho cây và quả [10].
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM QUÝT TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới
Trong nhiều năm qua năng suất, diện tích và sản lƣợng của cam quýt
không ngừng tăng. Vành đai trồng cam quýt trải dài từ 400 vĩ độ Bắc xuống
400 vĩ độ Nam, có nghĩa là cam quýt chỉ đƣợc trồng ở vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới. Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới nhƣ: Việt Nam, Cu Ba, Thái
Lan, Malaysia và miền Nam Trung Quốc giáp Việt Nam đang gặp những khó
khăn lớn về phát triển cam quýt do một số bệnh hại cam quýt của vùng nhiệt
đới nhƣ bệnh vàng lá greening và một số bệnh do virus hại gây nên. Sức tàn
phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện tích cam quýt của một số nƣớc
nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc không tăng lên đƣợc. Trái lại, khí
hậu vùng á nhiệt đới không cho phép các loại bệnh hại cam quýt điển hình là
bệnh greening phát triển mạnh, chính vì thế vùng cam quýt á nhiệt đới có xu
hƣớng ngày càng phát triển mạnh về diện tích, năng suất, sản lƣợng, chất
lƣợng quả cũng nhƣ đầu tƣ các biện pháp kỹ thuật về giống, canh tác [17].
Các vùng trồng cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở
những vùng khí hậu khá ôn hoà thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn
hoà ven biển chịu ảnh hƣởng nhiều của khí hậu đại dƣơng. Những nƣớc trồng
cam quýt nổi tiếng hiện nay phải kể đến là: các nƣớc vùng Địa Trung Hải và

châu Âu nhƣ: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco, Ai Cập,
Israel, Tunisia, Algeria; vùng bắc Mỹ nhƣ: Hoa Kỳ, Mexico; vùng nam Mỹ
nhƣ: Brazil, Venezuela, Argentina và Uruguay; các hòn đảo châu Mỹ nhƣ:
Cuba, Jamaica, cộng hoà Đominica…; vùng cam châu Á chủ yếu là Trung
Quốc và Nhật Bản; ngoài ra còn có vùng trồng cam bắc Phi, Úc… Theo số


9
liệu của FAO (2011) diện tích, năng suất và sản lƣợng bƣởi trên toàn thế giới
không ngừng tăng lên [18].
Theo những tài liệu khác cam quýt cùng chuối, nho luôn là những loại quả
có sản lƣợng cao nhất thế giới [4]. Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ của FAO
(2011), sản lƣợng cam quýt ở các châu lục đƣợc thống kê, trong đó các vùng sản
xuất chính trên thế giới theo địa giới các châu gồm châu Á có sản lƣợng cao
nhất, tiếp đến là châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dƣơng [18].
Trung Quốc là nƣớc luôn dẫn đầu cả về diện tích và sản lƣợng cây có
múi. Ở đây bƣởi đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ
Xuyên, Hồ Nam, Triết Giang… Sản lƣợng bƣởi năm 2010 của Trung Quốc
đạt 567.546 tấn, một số giống bƣởi nổi tiếng nhƣ: Sa Điền, Văn Đán, Quân
Khê… Trung Quốc là quốc gia có nhiều chính sách khuyến khích tăng sản
xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo tiêu dùng trong nƣớc và một phần cho
xuất khẩu [8].
Thái Lan: Bƣởi đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần Miền
Bắc và một phần miền Đông. Năm 2010 Thái Lan có 12.000 ha bƣởi đạt sản
lƣợng là 22000 tấn. Nơi đây nổi tiếng với những giống bƣởi nhƣ: Cao phuang,
Cao fan… [8].
Ấn Độ: là nƣớc phát triển mạnh về bƣởi, năm 2010 Ấn Độ có 8.500 ha
bƣởi, đạt sản lƣợng 187.000 tấn. Nhìn chung diện tích bƣởi không cao bằng cam
và chanh lai. Diện tích bƣởi trên toàn thế giới còn thấp hơn nhiều so với cam,
quýt [1].

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội kéo theo nhu cầu của con
ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao, do đó đòi hỏi lƣợng hàng hóa nói chung và
lƣợng cam, quýt nói riêng phải đáp ứng thị hiếu của con ngƣời. Vì vậy cam,
quýt đƣợc phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của các vùng cam, quýt
trên thế giới có sự tƣơng quan với các cuộc cách mạng công nghiệp ở các


10
vùng. Vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề cam quýt cũng sớm phát
triển và ngƣợc lại.
2.2.2. Các vùng trồng cam, quýt trên thế giới
* Vùng cam, quýt Địa Trung Hải
Bao gồm các nƣớc: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp,...đây là vùng phát triển
khá mạnh và sớm nhất, một phần do khí hậu rất thích hợp cho cam, quýt sinh
trƣởng, phát triển. Đồng thời, vùng này gần các nƣớc công nghiệp phát triển
với nhu cầu tiêu thụ lớn đã thúc đẩy cây cam, quýt ngày càng phát triển và trở
thành vùng xuất khẩu cam, quýt lớn nhất thế giới [14].
* Vùng cam, quýt Châu Mỹ
Tuy vùng cam, quýt ở Châu Mỹ đƣợc hình thành muộn hơn nhiều vùng
khác song do điều kiện tự nhiên thuận lợi, do nhu cầu đòi hỏi của nền nông
nghiệp Hoa Kỳ (nhu cầu về sinh tố của công nhân) mà thúc đẩy ngành cam
quýt ở đây phát triển mạnh [14].
* Vùng cam, quýt Châu Á
Đây chính là vùng khởi nguyên của cam, quýt gồm các nƣớc: Trung
Quốc, Philippin, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan… Song do nền kinh tế phát
triển chậm nên nghề trồng cam quýt cũng phát triển chậm theo [14].
2.2.3. Tình hình sản xuất cây cam quýt ở Việt Nam
2.2.3.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây cam, quýt ở Việt Nam
Nƣớc ta là một trong những nơi khởi nguyên của nhiều loại cây trồng, do
điều kiện khí hậu và địa hình bị chia cắt phức tạp, là một trong những nƣớc có

thể trồng đƣợc nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Kết quả điều tra cho
thấy ở nƣớc ta có hàng ngàn giống cây ăn quả thuộc 130 loài của hơn 30 họ thực
vật. Nhiều loại cây ăn quả thích ứng với các vùng khác nhau trong nƣớc nhƣ:
chuối, dứa, cam quýt. Nhiều loại cây ăn quả đƣợc trồng theo vùng sinh thái tạo
thành các vùng đặc sản nổi tiếng nhƣ: nhãn lồng Hƣng Yên, vải thiều Thanh Hà,


11
Lục Ngạn, các cây ăn quả đặc sản nhƣ sầu riêng, măng cụt, chôm chôm ở miền
Nam... [3].
Cây cam quýt đã có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nƣớc ta, theo tác giả Lê Quý
Đôn (1962) [5] đã mô tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: cam Sen (gọi là liên
cam), cam Vú (nhũ cam) da sần vị rất ngon; cam Chanh da mỏng và mỡ, vừa
ngọt thanh vừa có vị chua dịu; cam Sành (sinh cam) vỏ dày, vị chua nhẹ, cam
Mật vỏ mỏng, vị ngọt; cam Giấy tức kim quất da rất mỏng màu hồng trông đẹp
mắt vị chua; quất Trục (cây quýt) ghi trong một số sách cổ Trung Quốc là sản
phẩm quý của phƣơng Nam đem sang Trung Quốc trƣớc tiên. Các báo cáo của
tác giả Tanaka (Nhật Bản) trong chuyến đi khảo sát châu Á đã nhắc đến loài cam
quýt đựơc trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 [6].
Tuy nhiên cam quýt mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ sau
1954, thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đặc biệt sau những năm 60 của thế
kỷ 20 nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ, diện tích và sản
lƣợng cam quýt tăng nhanh, nhiều nông trƣờng trồng cam quýt đƣợc hình thành
ở miền Bắc nhƣ nông trƣờng Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, Vân
Du, Đông Hiếu, Sông Con, Phủ Quỳ, Bố Hạ... với diện tích hàng ngàn ha cam
quýt ở các nông trƣờng quốc doanh này, cùng với các vùng cam quýt truyền
thống nhƣ: bƣởi Đoan Hùng, bƣởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, quýt vàng Bắc Sơn,
cam sành Hà Giang… nghề trồng cam quýt đƣợc coi là một nghề sản xuất mang
lại hiệu quả cao và đƣợc nhiều ngƣời quan tâm [10].
Nƣớc ta có bộ giống cam quýt khá phong phú [8] các giống cam quýt hiện

trồng ở Việt Nam chủ yếu đƣợc chọn lọc tự phát của ngƣời dân từ những vùng
trồng cam quýt truyền thống. Nhiều giống cam quýt gắn liền với tên một địa
phƣơng nhƣ là nơi xuất xứ của các giống này nhƣ: Bƣởi Năm Roi (Nam Bộ), cam
sành (Tuyên Quang), bƣởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bƣởi Đoan Hùng (Phú Thọ),
cam Mƣờng Pồn (Lai Châu), quýt vàng Bắc Sơn (Lạng Sơn)... Theo kết quả điều
tra của đoàn chuyên gia Nhật Bản và Viện nghiên cứu rau quả Trung ƣơng tổng


12
kết cho thấy: Năm 1992 thu thập ở các tỉnh miền bắc từ Quảng Ninh trở ra đƣợc
185 giống cam quýt khác nhau. Năm 1996 khảo sát ở miền Bắc, Trung và một số
tỉnh miền Nam thu thập thêm đƣợc 68 giống cam quýt hiện đang trồng ở hầu hết
các vùng cam quýt nƣớc ta [14].
2.2.3.2. Các vùng trồng cam, quýt trong nước
Ở nƣớc ta hiện nay có nhiều vùng trồng cam quýt, tiêu biểu là những vùng sau:
* Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Trong các vùng trồng cam, quýt ở nƣớc ta, Đồng Bằng Sông Cửu Long
là vùng trồng lớn nhất, chiếm đến 56% diện tích và 71% sản lƣợng. Các tỉnh
trồng nhiều cam, quýt là Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh long, Cần Thơ, Hậu
Giang vv…Nhìn chung, sản xuất cây cam sành ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
đã hình thành đƣợc những vùng trồng khá tập trung [8].
* Vùng Đông Bắc
Vùng Đông Bắc có diện tích và sản lƣợng đứng thứ hai sau Đồng Bằng
Sông Cửu Long, chiếm 15% diện tích và 8% sản lƣợng cam, quýt cả nƣớc.
Diện tích cam sành ở đây đạt khoảng 5 ngàn ha, phân bố chủ yếu ở tỉnh Hà
Giang [5].
* Vùng khu IV cũ
Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 18o - 20o30 phút vĩ độ
Bắc, là vùng trồng cam, quýt đứng thứ ba ở nƣớc ta, chiếm 10,7% diện tích và
7,1% sản lƣợng cam, quýt của cả nƣớc ta. Đây là vùng trồng cam tập trung có

tiềm năng và ƣu thế về đất đai, có đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo chuyên nghiên
cứu về sản xuất cây có múi [11].
* Vùng Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ có khoảng 7300 ha trồng cam, quýt nhƣng năng
suất thấp và diện tích mới trồng khá lớn nên sản lƣợng cam, quýt cung cấp
cho thị trƣờng hiện chỉ đạt khoảng 24,4 ngàn tấn/năm. Đồng Nai là địa
phƣơng trồng nhiều cam, quýt nhất chiếm 53% tổng diện tích cam, quýt của


13
vùng này. Mùa vụ thu hoạch cam, quýt chính vụ của các tỉnh miền Đông Nam
Bộ tƣơng đối gần với mùa vụ thu hoạch chính vụ ở các tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Tuy nhiên, Đồng Bằng Sông Cửu Long có lợi thế hơn trong việc
cho cam, quýt ra trái nghịch vụ[2].
* Có rất nhiều nguyên nhân làm cho cây cam, quýt giảm chất lƣợng và
sản lƣợng:
- Nhà nƣớc ta chƣa có những giải pháp, cơ chế chính sách đồng bộ, cụ
thể để khuyến khích cây cam, quýt phát triển.
- Chƣa có chính sách quy hoạch đầy đủ, chi tiết về phát triển cây cam,
quýt.
- Công tác quản lí chƣa đƣợc coi trọng. việc nhân giống chƣa đƣợc quản
lí chặt chẽ.
- Chƣa áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhất là những tiến bộ
khoa học kĩ thuật công nghệ sinh học trong lai tạo, nhân giống cam, quýt chƣa
đƣa đƣợc những giống mới chất lƣợng cao vào sản xuất đại trà. Chƣa có cơ
cấu giống hợp lí để tạo tính thời vụ và đầu tƣ chăm sóc còn hạn chế.
- Công tác bảo vệ thực vật chƣa đƣợc chú trọng, một số sâu bệnh nguy
hiểm nhƣ: nhện, greening gây hại, hủy quả làm cho vƣờn cam, xuống cấp
nhanh [11].
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC

2.3.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
* Nghiên cứu cơ chế di truyền tính trạng không hạt ở cây ăn quả có múi
Tính trạng không hạt đóng vai trò quyết định đối với quả chất lƣợng cao
ở cam, quýt, bƣởi, chanh. Đặc tính không hạt đƣợc quyết định bởi một số yếu
tố di truyền quan trọng dƣới đây:
- Tính trạng bất dục đực hoàn toàn hoặc từng phần (Cameron and frost,
1968) [12], (Iwamasa, 1966) [14], (Iwamasa, 1996) [15].


14
- Hiện tƣợng bất thụ cái từng phần ( phần lớn tế bào trứng không có sức
sống) cũng đã đƣợc phát hiện ở một số giống nhƣ cam Navel [10].
- Mức bội thể tam bội 3n: cây mất khả năng tạo ra các giao tử có sức
sống do rối loạn phân bào giảm nhiễm [13].
* Nghiên cứu về phản ứng với nhiệt độ của cây ăn quả có múi
Năm 2008, Milind Ladaniya với cuốn sách Citrus fruit: Biology and
evaluationđã tìm ra nhiệt đôi tối ƣu cho sinh trƣởng của cây ăn quả có múi là
25 -30 0C và nhiệt độ 130 C là nhiệt độ tối thấp cho sinh trƣởng của cây ăn quả
có múi, ở nhiệt độ 350C cây ngừng sinh trƣởng hoặc sinh trƣởng chậm.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Đã có các nghiên cứu về cây ăn quả có múi, tuy nhiên vẫn còn tản mạn.
Từ năm 1992 -1993 đã tiến hành sƣu tập một tập đoàn gồm 185 giống
trồng và loài dại tại Phía Bắc Việt Nam, tập đàn đƣợc bảo quản ở trung tâm
nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ. Tập đoàn này đến nay đã bị tàn phá vì bị
nhiễm bệnh [6].
Năm 1989, dự án “Cải thiện Sản xuất Cây có Múi ở Việt Nam” đƣợc
FAO/UNDP tài trợ.Dự án này với mục tiêu hình thành tập đoàn giống và
vƣờn cây mẹ cung cấp mắt ghép sạch bệnh nhƣng đã không mang lại kết quả
ứng dụng nhƣ mong muốn [6].
Có một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu phân loại thực vật nhƣ

Đỗ Đình Ca, 1996 [3] với luận án tiến sĩ nông nghiệp “Khả năng và triển
vọng phát triển của cây quýt và một số cây ăn quả có múi khác ở vùng Bắc
Giang – Hà Giang” hayĐỗ Năng Vịnh vào năm 2000 đã chủ trì Hội Nghị
Quỹ Gen Toàn Quốc bàn về chủ đề “Nguồn Gen cây ăn quả có múi Việt
Nam” [11].
Ngoài ra còn một số tác giả khác nhƣ (Võ Văn Chi, 1997) [2], (Phạm
Hoàng Hộ, 1992) [7] cũng có những đóng góp trong nghiên cứu cây ăn quả ở
nƣớc ta.


15
Ở nƣớc ta chƣa thấy có công trình tạo giống cây ăn quả có múi. Một số
công trình nghiên cứu cam không hạt và tạo giống đa bội thể đã đƣợc các tác
giả Việt Nam nghiên cứu ở nƣớc ngoài nhƣng rất tiếc các công trình này đã
không có điều kiện tiếp tục trong nƣớc [6].
Ngô Xuân Bình trong thời gian ở nhật bản đã nghiên cứu khá sâu về tính
trạng bất tự hòa hợp ở cây có múi. Công trình nghiên cứu này cho thấy biểu
hiện cơ bản của tính bất tự hòa hợp là sự ức chế sinh trƣởng của ống phấn
trong bầu nhụy sau khi hoa đƣợc thụ phấn. Tính trạng này đƣợc kiểm soát bởi
nhiều gen với nhiều alen. Tuy vậy các nghiên cứu tƣơng tự chƣa đƣợc ứng
dụng trong nƣớc [6].
2.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI XÃ TỨC TRANH
2.4.1. Vị trí địa lý
Xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lƣơng là một xã trung du miền núi của
tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Nam của huyện cách trung tâm thành phố
30km, với tổng diện tích là 2.559,35 ha. Vị trí địa lý của xã nhƣ sau:


Phía Bắc giáp xã Phú Đô và xã Yên Lạc




Phía Đông giáp xã Minh Lập và Phú Đô



Phía Tây giáp xã Yên Lạc và xã Phấn Mễ



Phía Nam giáp xã Vô Tranh

Xã Tức Tranh bao gồm 24 xóm và chia thành 4 vùng.


Vùng phía Tây bao gồm 5 xóm: Tân Thái, Bãi Bằng, Khe Cốc,

Minh Hợp, Đập Tràn.


Vùng phía đông bao gồm 7 xóm: Gốc Lim, Đan Khê, Thác Dài, Gốc

Gạo, Ngoài Tranh, Đồng Lòng.


Vùng tâm bao gồm 7 xóm: Cây Thị, Khe Xiêm, Sông Găng, Đồng

Danh, Đồng Hút, Quyết Thắng, Quyết Tiến.



×