Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

sự hỗn dung tín ngưỡng trong quần thể đầm đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
A. Phần mở đầu……………………………………………………Trang 2
B. Phần nội dung…………………………………………………...Trang 5
Chương 1:Quần thể di tích lịch sử Đầm Đa…………………….….Trang 5
1.1. Di tích của tín ngưỡng thờ Mẫu…………..……………...Trang 5
1.2. Di tích của tín ngưỡng phồn thực…………………….….Trang 7
1.3. Di tích của tín ngưỡng thờ thành hoàng……………….….Trang 9
1.4. Phật giáo…………………………………………….…….Trang 10
Chương 2: Lễ hội………………………………………… …….… Trang 13
2.1. Thần tích, thần sắc………………………………………..Trang 13
2.2. Lễ hội……………………………………………………..Trang 14
Chương 3: Giá trị văn hóa…………………………………….…….Trang 17
C. Kết luận…………………………………………………………..Trang 20

A. PHẦN MỞ ĐẦU.


1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên
tương đối phong phú, đa dạng. Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa
vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên
thần) đã sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi
giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm
cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Tính đa thần
ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng lớn các vị thần mà điều đáng nói là, các vị
thần ấy cùng đồng hành trong tâm thức một người Việt. Điều đó dẫn đến
một đặc điểm của đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt đó là tính
hỗn dung tôn giáo.
Từ thời xưa, tục thờ thần, thờ thánh của người Việt đã thể hiện rõ bản
chất tín ngưỡng đa thần bản địa. Trong lịch sử, ông cha ta đã bảo lưu rất
nhiều hình thái tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Sẽ thấy sự hiện diện của


những hình thái sơ khai từ thời nguyên thủy như tín ngưỡng vạn vật hữu
linh, các tín ngưỡng thờ sinh thực khí với hành vi giao phối, các tín ngưỡng
thờ thần thiên nhiên như Tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp), tín ngưỡng Tứ
phủ, tín ngưỡng thờ động vật, thờ nhân thần, thờ cúng tổ tiên...
Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hóa một nhân vật được
gửi gắm vào niềm tin tưởng của con người . Quá trình ấy có thể là quá trình
huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật phụng thờ. Mặt khác, giữa các tín
ngưỡng đều có những đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có lớp văn hóa
lắng đọng.
Để thấy rõ được phần nào sự hỗn dung tín ngưỡng trong văn hóa của
người Việt nói chung và Bắc Bộ nói riêng, chúng ta cùng tìm hiểu về quần
thể Đầm Đa- nơi có sự hỗn dung giữa tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng phồn
thực và tín ngưỡng thờ Thành hoàng
2. Lịch sử vấn đề.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nhận thấy tầm quan trọng của tôn giáo,
tín ngưỡng không chỉ đối với đời sống tinh thần mà còn ảnh hưởng lớn tới
sự phát triển kinh tế xã hội thì việc nghiên cứu vấn đề này được đẩy mạnh.
2


Vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam có tính chất hỗn dung, hòa hợp,
pha trộn của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Trước đề tài cũng có nhiều bài báo
viết về sự hỗn dung tín ngưỡng như : “Lan man về truyền thống hỗn dung
tín ngưỡng của người Việt” trên trang ,
“ Tín ngưỡng dân gian”,… .Nhưng chưa có tài liệu nào phân tích về sự hỗn
dung tín ngưỡng, tôn giáo trong một quần thể văn hóa cụ thể. Người viết
mong muốn tổng hợp từ các nguồn tài liệu, quan sát thực tế và nghiên cứu
khoa học nhằm làm rõ hơn vấn đề : “Tìm hiểu sự hỗn dung tín ngưỡng
trong quần thể Đầm Đa”
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

Người viết nghiên cứu đề tài với mục đích giúp cho mọi người hiểu rõ
hơn về sự đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt thông qua di sản văn hóa
Đầm Đa. Từ đó hiểu được những giá trị văn hóa sâu sắc đan xen, pha trộn
trong những hoạt động văn hóa tiêu biểu tại quần thể này.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu sự hỗn dung giữa tín ngưỡng phồn
thưc, tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ thành hoàng trong quần thể
Đầm Đa.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự hỗn dung giữa tín ngưỡng phồn thưc, tín
ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ thành hoàng trong quần thể Đầm Đa
(thuộc xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình).
Phạm vi nghiên cứu: Trong quần thể Đầm Đa và hoạt động tín
ngưỡng trong khu vực này.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp từ các nguồn tài liệu nghiên cứu về
sự hỗn dung tín ngưỡng của người Việt, tín ngưỡng thờ Mẫu, Tín ngưỡng
thờ thành hoàng, Tín ngưỡng phồn thực, Lễ hội,…
Phương pháp phân tích: Từ những đặc điểm của văn hóa tín ngưỡng Việt
Nam đưa ra những nhận xét, đánh giá.
6. Những đóng góp của đề tài.
3


Người viết mong muốn thông qua đề tài sẽ giúp cho mọi người hiểu
được rõ ràng hơn về đặc điểm hỗn dung tín ngưỡng của người Việt và nhưng
giá trị văn hóa của quần thể di tích Đầm Đa ( Mẫu Đầm Đa ).
7. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1:Quần thể di tích lịch sử Đầm Đa
1.1. Di tích của tín ngưỡng thờ Mẫu

1.2. Di tích của tín ngưỡng phồn thực
1.3. Di tích của tín ngưỡng thờ thành hoàng
1.4. Phật giáo
Chương 2: Lễ hội
2.1. Thần tích, thần sắc
2.2. Lễ hội
Chương 3: Giá trị văn hóa

4


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐẦM ĐA
Đầm Đa là tên gọi chung quần thể các di tích lịch sử như đền Mẫu Âu
Cơ, chùa Tiên… cùng rất nhiều hang động nằm trên địa phận xã Phú Lão,
huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
Đầm Đa, còn được gọi là cụm di tích chùa Tiên, đã được Nhà nước
công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Đây đồng thời cũng là một di chỉ khảo
cổ cấp quốc gia với nhiều dấu tích của người Việt cổ ở động Tiên, hang Hồ
(động Người xưa).

1.1. Di tích của tín ngưỡng thờ Mẫu


Đền Mẫu: nơi Thờ Mẹ một tín ngưỡng bản địa nguyên thủy của người
việt cổ, đền cũng thường gọi Đền mẫu Âu Cơ, nơi đây là Mẫu Đầm
Đa. Đền Mẫu Âu Cơ là một nhà sàn tựa lưng vào núi. Trước kia ngôi
đền vốn chỉ là một nhà sàn nho nhỏ, sau này đền được xây dựng lại to
hơn,đẹp hơn nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc này. Ở Đầm Đa, các đền
chùa hầu hết thờ các nhân vật trong truyền thuyết xa xưa như Mẫu Âu

Cơ, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười, cô Chín…
5






Động Mẫu Long (còn gọi là Động Mẫu Âu Cơ), có dòng suối chảy
qua động trong động Mẫu Long là nơi ngự của Mẫu âu cơ với bọc
trăm trứng và cánh chim lạc việt.

Động Ông Hoàng Bảy: Đền ông Hoàng Bảy rất quan trọng trong tâm linh
thờ Mẫu. Đó là một trong ba ngôi đền của tín ngưỡng thờ Mẫu có vị trí đặc
biệt cùng với đền ông Hoàng Bơ và ông Hoàng Mười.


Động Cô Chín: Cô là Tiên Nữ hầu Mẫu



Động Suối Vàng Suối Bạc



Động Cậu Bé (thờ Tứ phủ thánh Cậu: Là các vị Thánh với hình tượng nam
niên thơ ấu, tinh nghịch, thường phù hộ cho bách gia bác nhân, nhất là các
em nhỏ).




Động Ông Hoàng Mười: Đền ông Hoàng Mười là ngôi đền thờ vọng theo ý
niệm sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân theo tín ngưỡng thờ Mẫu tứ
phủ.



Động Cung Tiên: Một hang động tuyệt đẹp như cung điện với câu thang đi
sâu vào trong hang. Giống như các hang động khác ở quần thể thì ở đây
cũng có các ban thờ Phật, thờ Mẫu,…
6




Động Ông Hoàng Bơ ( Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng thần)



Động – Chùa Tiên



Động Thủy Tiên



Đệ Nhị Sơn Động (Thờ Quan giám sát)




Động Tiên Sơn (Thờ Mẫu Thượng Ngàn)



Quan động Mẫu Thoải



Động Linh Sơn Địa Mẫu (Địa Mẫu) nơi Thờ Địa Mẫu (người tạo ra
thế giới)

Ngay trong tính ngưỡng thờ Mẫu đã có sự hỗn dung 2 dòng là thờ Tam tứ
phủ và thờ Mẫu mẹ Âu Cơ.
1.2. Di tích của tín ngưỡng phồn thực.
Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống
bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi
nảy nở. Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm các quy luật
khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn
những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực (phồn nghĩa là
nhiều, thực nghĩa là nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể
hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao
phối. Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là hình thái
7


đơn giản của tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa
nông nghiệp trên thế giới. Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các
cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên. Đầm Đa còn là một
nơi có các di tích khảo cổ như xương người cổ,… vì thế có thể tín ngưỡng

phồn thực đã được hình thành từ trước đó.
Ngay trong các hang động thờ Mẫu thì lại có các ban thờ sinh thực
khí- biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực như:
- Của quý của cha
- Âm vật
- Cửa mẹ động tiên

- Bầu sữa mẹ

8


1.3. Di tích của tín ngưỡng thờ thành hoàng.
Thành hoàng được thờ phụng ở các làn quê là một dòng chảy của tín
ngưỡng thờ thành hoàng làng. Với người dân ở cộng đồng làng xã, vị thần
thành hoàng làng được coi như một vị thánh. Mỗi làng quê có một vị thánh
của mình : trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ. Với các
vương triều, vị thành hoàng được xem như một “ viên chức” thay mặt triều
đình, nhà vua coi sóc, chăm nom một làng quên cụ thể, bởi “viên chức” này
do nhà vua đưa về các làng quê bằng một quyết định cụ thể: sắc phong ( còn
gọi là sắc thần). Các vương triều khác nhau sẽ có các sắc phong khác nhau
của các triều đại khác nhau. Ngay một triều đại cũng có thể phong sắc nhiều
lần cho một vị thần, nhưng số mĩ tự thì lần sau bao giờ cũng cao hơn lần
trước.
Thành hoàng làng là nhân vật trung tâm của một sinh hoạt văn hóa mà
dân các làng quê cũng như các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian gọi là lễ
hội. Đó là ngày tưởng niệm vị thánh của làng. Nói cách khác, thành hoàng
như một thanh nam châm hút tất cả các sinh hoạt văn hóa ở các làng quê để
trình diễn trong một ngày hay vài ngày tùy theo tiến trình ngày hội. Đối với
người dân, thành hoàng là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin cho họ,

giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc đời đầy song gió.
Quán trình (còn gọi là Đền Trình) thờ tam vị đức thánh ông, nằm ở vị
trí trung tâm của vùng đất Nhượng Lão.Đền Trình thờ Tam vị Đức Thánh
9


ông những người có công khai phá ra vùng đất này. Tương truyền, ngày xưa
có ba anh em tên Tấn, Minh, Ngọc là người khai thiên lập địa nên vùng đất
này, khi ba ông mất tại khóm Chanh ( khu đất lập nên đền trình ngày nay),
khi nhân dân phát hiện thì mối đã lấp gần hết thi hài của ba ông, duy nhất chỉ
để lộ ra sáu bàn chân, nhân dân thấy sự tích linh thiêng nên gọi là “Thiên
Táng”. Từ đó nhân dân trong vùng đã lập đền thờ để nhớ tới công lao khai
sơn lập địa dựng nên xóm làng và tôn các ông là Thành Hoàng Làng từ đó
cứ đến ngày mùng 1 và ngày rằm lễ tết cổ truyền của dân tộc đều hương
khói thờ phụng. Đền Trình xưa kia là ngôi nhà sàn, nguyên vật liệu là ,
tranh, tre, nứa, lá. Qua nhiều lần trùng tu sửa chữa ngôi đền rất khang trang
bề thế như ngày nay. Đền được xây theo lối kiến trúc chữ nhất (-) xung
quanh ngôi đền được che phủ bởi những tán cây râm mát.

Cổng Tam Quan Đền Trình

Hình ảnh:
Rước kiệu
thành hoàng
làng trong lễ
khai hội Chùa
Tiên.
10



1.4. Phật giáo
Theo truyền thuyết Chùa tiên được xây dựng từ rất xa xưa theo lối
kiến trúc nhà sàn nguyên vật liệu là tranh tre nứa lá trải qua bao thăng trầm
lịch sử ngôi chùa đã bị xuống cấp. Năm 1998 ngôi chùa được trùng tu tôn
tạo lại khang trang như ngày nay.

Cũng như ở các tỉnh đồng bằng châu thổ Bắc Bộ làng nào cũng có
chùa làng, hoặc chùa vùng, chùa tổng… ở tỉnh Hòa Bình phật giáo xuất hiện
muộn và ảnh hưởng không lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân. Chùa
không nhiều và đa số đã được giản lược và có xu hướng tín ngưỡng bản địa
hóa. Những huyện, xã giáp ranh với các tỉnh miền xuôi thỉnh thoảng xuất
hiện những ngôi chùa nhỏ, nhưng hệ thống tượng phật cũng không đầy đủ
phật được thờ chung với các vị thánh khác. Chính vì vậy một số ngôi chùa
thờ phật thuộc xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình cũng như các
ngôi chùa khác được dựng lên với mục đích dùng giáo lý của đạo phật, đức
11


phật từ bi để khuyến thiện, trừng ác, giáo dục lòng nhân nghĩa cho con
người. Và đây cũng là nơi thực hiện mọi nghi lế tín ngưỡng tôn giáo của dân
làng. Chùa được khởi công xây mới năm 2007 với chiều dài 34m, chiều
rộng 33m tổng diện tích là 1.122m2. với hệ thống tượng phật được lắp đặt
thật công phu và bài trí cả một không gian rộng thật u huyền và tĩnh mịch.



Động Bình An (Thờ quan âm bồ tát)

Quán Thế Âm (Tiếng Phạn: अवललककततशशवर nghĩa là "Đấng quán
chiếu âm thanh của thế gian") là một vị Bồ tát hiện thân lòng từ bi của tất cả

chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn
nữ giới, Quan Thế Âm là một trong những vị Bồ tát được tôn kính thờ phụng
rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong
Phật giáo Nguyên thủy.
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh
của thế gian. Theo Phẩm Phổ môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, sở dĩ
ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ cứu nạn, mỗi
khi chúng sanh bị khổn ách, nguy cấp liền nhất tâm niệm danh hiệu của bồ
tát, ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách.

12


13


CHƯƠNG 2: LỄ HỘI
2.1 Thần tích, thần sắc
* Thần tích:
- Thần tích Mẫu Âu Cơ: Theo truyền thuyết thì cháu ba đời của Đế
Viên họ Thần Nông là Đế Minh nhân chuyến tuần du vùng núi Ngũ Lĩnh Đế
Minh lấy con gái Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngài là bậc thánh thông minh.
Đế Minh yêu quý Lộc Tục cho nối ngôi, phong là Kinh Dương Vương (287294 trước Công Nguyên) cho cai quản phương Nam. Lộc Tục lấy con gái
Long Thần là Động Đình Quân sinh ra Lạc Long Quân, tức Sùng Lãm là
người có đức độ tài hoa, văn võ song toàn, giúp dân trừ tà giết quỷ. Trong
chuyến tuần du ở Động Lăng Xương bên Sông Đà. Lạc Long Quân đã gặp
Âu Cơ là con gái của Đế Lai nên hai người đã nên duyên vợ chồng rồi Âu
Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng nở 100 người con. Khi các con lớn lên, Lạc
Long Quân đã nói với Âu Cơ: Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ
hỏa khó hòa hợp, vì thế hai người đã chia 50 người con theo mẹ lên rừng, 50

người con theo cha xuống biển, trở thành tổ tiên của các tộc người, dòng họ
Việt Nam ngày nay.
Sự tích Động tiên
Động Tiên có tiếng từ lâu
Nơi đây chính động Mẹ hiền Âu Cơ
Mẹ đi xây đắp cõi bờ
Rừng sâu cho đến trung du đồng bằng
Đất đai khai khẩn gia tăng
Con cháu đông đúc, siêng năng chuyên cần
Ngũ cốc thu bội muôn phần
An lòng mẹ mới dùng chân nơi này
Địa linh núi dựng bủa vây
Ôm gọn một dải đất này Bắc- Nam
Đồi bà các cổ voi nằm
Hướng về của mẹ chuyên tâm phụng thờ
Mẹ là Mẫu Tổ Âu Cơ
Chọn nơi đắc địa dựng cờ lập dinh
14


Đây nơi sơn thủy- hữu tình
Động Tiên mẹ chọn cho mình dừng chân.
- Thần tích Tam vị Tản viên Sơn thánh: Tam vị Tản viên Sơn Thánh
tức là 3 vị Tản viên Sơn Thánh, Cao Sơn đại vương, Quý minh đại vương.
Trong đó Thánh Tản viên là con rể của Vua hùng thứ 18. Nhờ tài năng, đức
độ lấy được nàng Mị Nương và đánh bại Thuỷ Tinh. Lễ vật đám cưới của
Sơn Thánh là voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao. Lễ vật của đám cưới
ông Thánh còn truyền ngôn đến tận hôm nay. Cả 3 vị Thánh tản đều là các
vị thần có công đánh thú dữ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, cứu dân độ thế, bảo
vệ giang sơn của Vua Hùng. Tam vị tản viên là các vị thánh được thờ ở

nhiều đình đền và là thành hoàng làng của nhiều miền quê ở khu vực Bắc
bộ. Thánh tản là một trong bốn vị thần được nhân dân Việt Nam tôn là tứ bất
tử của đất nước.
Tứ vị Thánh Nương là bốn vị Thượng đẳng thần, lúc sống có tiết hạnh
sáng người, sau khi hoá thì rất linh thiêng luôn phù hộ cho dân an, nước
thịnh.
* Thần sắc: Theo các sắc phong hiện còn được lưu giữ tại di tích do các
triều vua phong tặng: Tự Đức thứ 6 (1853), Tự Đức thứ 33 (1880), Đồng
Khánh thứ 2 (1887), Duy Tân thứ 3 (1909), Khải Định thứ 9 (1924) sắc chỉ
cho xã Nhượng Lão (nay là xã Phú Lão) thì các vị thần được thờ tại cụm di
tích là Tam vị Tản viên và tứ vị Thánh Nương. Các vị này đều được phong
là Thượng đẳng thần.
2.2. Lễ hội
- Thời gian tổ chức: Lễ hội chính được tổ chức vào 3 ngày: 4 - 6 tháng
Giêng và kéo dài cho đến hết tháng Tư âm lịch.
- Cách thức tổ chức, chuẩn bị: Lễ hội Chùa Tiên vốn có từ thời xa xưa
và nay đã trở thành nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm lễ hội lại được tổ
chức quy mô hơn, đông vui hơn, du khách bốn phương tìm về nhiều hơn.
Gọi là lễ hội Chùa Tiên, nhưng đây là lễ hội chung cho cả khu di tích mà địa
điểm chính được đặt ở Chùa Tiên. Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai
đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần.
15


Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết
thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ
hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang
phục, quét dọn, mở cửa di tích.
- Đối tượng tổ chức, tham dự: Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, huyện
Lạc Thủy và giáo hội Phật giáo cùng đông đảo tăng ni Phật tử dâng hương

tại Chùa Tiên.
- Trò chơi trong lễ hội: Cũng giống như các lễ hội truyền thống của làng
quê Việt Nam, lễ hội Chùa Tiên- Đầm Đa cũng có rất nhiều trò chơi dân
gian mang nhũng ý nghĩa hết sức sâu sắc. Phần hội rất sinh động và phong
phú, có hội thi ném còn để người gần với người hơn; có trò chơi đánh đu vút
cao lên tận trời xanh; có các cuộc thi thể thao như bóng chuyền, bóng đá,
cầu lông... thu hút rất nhiều người tham gia hưởng ứng.
- Trò diễn trong lễ hội:
+ Giá hầu đồng buổi đêm trong hang động.
+ Những chiếc kiệu Thành hoàng làng là trung tâm của đám rước, được
khiêng trên đôi vai của các nam thanh nữ tú dân tộc Mường. Chiếc kiệu
được rước trên những đôi vai của niềm tin, của lòng thành kính và của
những ước mong. Kiệu Thành hoàng có thể đi, có thể chạy, có thể bay khi có
niềm tin và niền tin vào sự linh thiêng được tăng lên.
+ Cùng với đám rước, là những nghi thức tế lễ: có dâng rượu dâng
hương, có đọc sắc phong của triều vua xưa phong cho các vị Thành hoàng
trong khu di tích, có dâng chúc văn cầu mong thần linh ban tặng mưa thuận
gió hoà, nhà nhà an khang, xóm làng thịnh vượng... Đó là những nghi thức
đã trở thành truyền thống để tôn vinh các vị thần Thành hoàng làng - những
người đã vì nước vì dân được tôn thờ.

16


Hình ảnh : Đoàn rước trong lễ Khai hội
+ Phần nghi thức rước rồng trong lễ Khai hội.

Trong lễ hội, người dân nơi đây lại được mặc trên mình những bộ
trang phục truyền thống, nhảy những điệu nhảy truyền thống, chơi các nhạc
cụ truyền thống. Đó là lý do vì sao người ta nói đến với Lễ hội Chùa TiênĐầm Đa là sẽ được sống lại với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

17


CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ VĂN HÓA
Quần thể hang động Chùa Tiên, Phú Lão đã được Bộ VH-TT&DL
công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 2011. Tại đây có đình, chùa và 20
điểm động ghi nhận những giá trị khảo cổ học, văn hóa, lịch sử và thắng
cảnh thiên nhiên. Hàng năm, chùa Tiên thu hút hàng triệu du khách đến
tham quan, vãn cảnh, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của người Mường cổ,
đi lễ Phật, lễ Mẫu cầu may, cầu phúc, cầu lộc cho gia đình.
Xưa nay, tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong các hiện tượng văn hóa
độc đáo, đặc sắc và nổi trội trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng ở các làng
quê của Việt Nam. Tín ngưỡng này xuất hiện từ hàng nghìn năm trước nhằm
thể hiện tư duy, niềm khao khát về mặt tinh thần thờ Mẫu, người sinh thành,
nuôi dưỡng, bảo lưu các thế hệ giống nòi; đồng thời, gắn liền với việc đề cao
vai trò của người phụ nữ trong xã hội, luôn lấy nghề nông làm nền tảng kinh
tế. Tục thờ Mẫu có thể coi là một truyền thống đặc sắc, mang tính nhân văn
tốt đẹp của người Việt Nam mà ít nơi nào trên thế giới có được. Trải qua
hàng nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển, trải bao thăng trầm theo
những biến động của xã hội, đời sống tâm linh của người Việt Nam đã có
nhiều đổi thay. Song tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn tồn tại bền bỉ và có sức lan tỏa
rộng khắp trong dân gian, làng xã Việt Nam.
Nhìn suốt chiều dài lịch sử, từ tín ngưỡng đa thần bản địa, người Việt
dần chuyển sang đa nguyên tôn giáo tín ngưỡng. Sẽ thấy trong sự tích hợp
đa tâm linh, truyền thống hỗn dung của người Việt được xem như một đặc
điểm cơ bản. Ở đây, sự pha trộn đan xen có lẽ chủ yếu dựa trên nguyên tắc
dung hợp thực dụng, bất luận các hệ thống giáo lý, triết thuyết, quan niệm
của những tôn giáo, tín ngưỡng có mâu thuẫn với nhau như thế nào. Trải
theo thời gian với quá trình hỗn dung tiếp biến, pha trộn và lai tạp, thế giới
tín ngưỡng người Việt giờ đây đã trở nên phong phú và đa dạng, mọi ranh

giới chỉ còn là tương đối.
Trong lịch sử loài người, nói chung tôn giáo tín ngưỡng trước hết là
những sáng tạo tinh thần, xác định những hệ tư tưởng, đạo đức trong sự hình
dung, tưởng tưởng về một thế giới siêu hình chi phối đời sống trần gian. Sẽ
thấy bất cứ hình thái nào, vì là sáng tạo của con người nên tất chịu ảnh
18


hưởng bởi bối cảnh lịch sử- xã hội, không gian văn hóa và đặc biệt mặt bằng
tri thức cộng đồng đã sinh ra nó. Ví như hệ thống “thiên đình- cõi trời”
tưởng tượng mà tín ngưỡng người Việt “ngưỡng vọng” trên thực tế là sự mô
phỏng nguyên mẫu bộ máy hành chính triều đình phong kiến, gắn bó hữu cơ
với hệ tôn giáo du nhập từ Trung Quốc. Nói cách khác, đó cũng chính là sự
giới hạn trí tưởng tượng của con người khi sáng tạo ra thế giới siêu hình nói
chung. Ở thời kỳ khoa học chưa phát triển, mọi kiến giải về vũ trụ, về thế
giới của các tôn giáo tín ngưỡng như cõi trời, thiên đình, thiên đàng, Tây
phương cực lạc, cõi âm ty, địa phủ, địa ngục, hỏa ngục, thủy cung... đều tỏ
ra “hợp lý” với niềm tin tâm linh duy ý chí. Những câu chuyện lịch sử về
việc tòa án giáo hội Thiên chúa xử tử những nhà khoa học dám chứng minh
ngược với học thuyết của mình là những ví dụ điển hình. Dường như khoa
học càng phát triển bao nhiêu, mọi giá trị siêu hình cổ xưa sẽ càng bị triệt
tiêu bấy nhiêu bởi sự lỗi thời của nó. Thời nay, khi khoa học đã xác định
ngôi nhà chung loài người trong trái đất tròn xoay quanh mặt trời.., có lẽ các
tôn giáo tín ngưỡng cũng buộc phải xét lại “vũ trụ quan, thế giới quan” của
riêng mình, vốn ra đời trong trí tưởng tượng từ thời xa xưa. Nhưng trên thực
tế, xã hội luôn tồn tại những vấn đề nảy sinh khiên con người cảm thấy bí
bách và luôn muốn được thoát khỏi cái khó khăn ấy. Vì vậy mà họ đến với
niềm tin tôn giáo, đến với những giá trị tinh thần để phần nào cảm thấy
thanh thảnh, đẩy đủ. Chính những nhu cầu về vật chất lại luôn là sợi dây gắn
kết con người với thế giới tâm linh. Họ đến với Mẫu như về với người Mẹ

trở che, luôn lắng nghe những nhu cầu và hỗ trợ họ trong cuộc sống. Đó là
nhu cầu chung của con người và niềm tin tín ngưỡng ấy lại có sức lan tỏa
lớn trong cộng đồng cư dân Việt Nam nói chung và xã Lạc Thủy, tỉnh Hòa
Bình nói riêng.
Tín ngưỡng phồn thực thể hiện mong muốn sinh sôi nảy nở, sự no ấm
đủ đầy trong cuộc sống. Di tích Đầm Đa phát hiện các di cốt khảo cổ của
người xưa chứng tỏ tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng nguyên thủy ở vùng
này. Giá trị của tín ngưỡng này đến nay vẫn được lưu giữ và phát huy.
Bên cạnh tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ Mẫu còn có tín
ngưỡng thờ thành hoàng. Hằng năm nhân dân Hòa Bình vẫn tở chức lễ hội
để gìn giữ giá trị văn hóa ấy. Ba tín ngưỡng cùng tồn tại nhưng chúng không
19


tương khắc mà cùng thể hiện mong muốn, niềm tin của con người nơi đây.
Chính sự hỗn giao tín ngưỡng ấy lại làm thành nét đặc sắc trong văn hóa của
người dân Lạc Thủy, Hòa Bình. Không chỉ vậy, ngày nay Đầm Đa đang trở
thành một thắng cảnh,địa điểm tín ngưỡng tâm linh được nhiều người biết
đến. Sức làn tỏa của niềm tin ấy không thể phủ nhận.

20


KẾT LUẬN
Thông qua bài tiểu luận của mình, người viết hi vọng giúp mọi người
hiểu được những giá trị văn hóa của quần thể Đầm Đa bằng sự phân tích các
tín ngưỡng trong quần thể một các rõ ràng, lần lượt trong phần nội dung tiểu
luận. Bài tiểu luận có nêu rõ những di tích riêng của các dòng tín ngưỡng
nằm trong quần thể Đầm Đa ( Hòa Bình): di tích tín ngưỡng thờ Mẫu, di tích
tín ngưỡng phần thực, di tích tín ngưỡng thờ thành hoàng và cả Phật giáo.

Việc nghiên cứu về sự hỗn dung tín ngưỡng không chuyên sâu vào một tín
ngưỡng riêng mà chỉ tập trung và sự hỗn dung tín ngưỡng.Trong quần thể
Đầm Đa có sự hỗn dung tính ngưỡng, các tín ngưỡng tuy cùng nắm trong
quần thể nhưng vẫn không triệt tiêu hay mẫu thuẫn nhau mà chúng bổ sung
cho nhau. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu lại có tín ngưỡng phồn thực, trong tín
ngưỡng phồn thực lại có đâu đó đặc điểm của tín ngưỡng thờ thành hoàng
làng. Văn hóa Việt Nam là như vậy hỗn dung chứ không hỗn độn.
Bài tiểu luận cung cấp cho người xem thông tin, kiến thức về một đặc
điểm văn hóa của người dân Việt Nam hiện nay. Đó là một nét đặc sắc, nếu
nghiên cứu sâu hơn nữa sẽ thấy nhưng điều thú vị trong đó. Bài viết chỉ tập
trung nghiên cứu trong quần thể Đầm Đa nên sự hỗn dung tín ngưỡng chưa
bao quát được hết về thực trạng vấn đề tôn giáo nhưng đây là một góc nhỏ
trong văn hóa Việt Nam.
Người viết mong nhận được ý kiến phản hồi để hoàn thiện hơn đề tài
của mình.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài viết tham khảo các tài liệu trên internet
1. Những điều chưa biết về tục thờ Mẫu của người Việt
……………………………………………………... />2. Lan man về truyền thống hỗn dung tín ngưỡng của người Việt trên trang
/>3. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam…………… />4. Tín ngưỡng phồn thực…………………….. />5. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng……………… />6. Lễ hội Chùa tiên……………………….. />7. Khám phá Đầm Đa…………………….. />………………..Và một số tài liệu khác.

22




×