Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Ứng Dụng Tin Học Trong Điều Tra Vốn Đầu Tư Dự Án Năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.62 KB, 118 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ Thông tin, đặc biệt là các hệ thống máy tính cùng những ứng
dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày, đã trở thành công cụ đắc lực phục vụ
cho các hoạt động của con người. Nếu như trước đây, việc vận hành và sử dụng
một chiếc máy tính là công việc của những chuyên gia hoặc những kỹ thuật
viên tin học thì nay đó là công việc của nhiều người trong hầu hết các hoạt
động kinh tế và xã hội. Có được bước tiến nhảy vọt này là do nhu cầu và khả
năng tiếp thu công nghệ mới đang tăng lên rất nhanh của mọi cá nhân, tổ chức
trong xã hội. Với sự ra đời của máy tính những công việc trước đây con người
phải xử lý một cách thủ công, lưu trữ dữ liệu trên sổ sách giấy tờ rất cồng kềnh
và dễ bị hỏng theo thời gian thì giờ đây tất cả đều đuợc tin học hoá và lưu giữ
trên máy tính.
Trên đà phát triển mạnh mẽ này, Công nghệ Thông tin và các ứng dụng
luôn cập nhật các công nghệ mới, các khái niệm mới, các thiết bị mới, đòi hỏi
người dùng luôn cần được bổ sung kiến thức nhằm điều khiển hệ thống máy
tính cùng các ứng dụng một cách hiệu quả. Sau bảy kỳ ngồi trên ghế nhà trường
tiếp thu được những kiến thức cơ bản về tin học, thực tập là một giai đoạn quan
trọng giúp cho mỗi sinh viên ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế. Vì vậy
trong giai đoạn thực tập tại phòng Lập trình và Đào tạo của Trung tâm Tin học
Thống kê qua tìm hiểu công việc của các nhân viên trong phòng em đã rút ra
được ra rất nhiều những kiến thức bổ ích để làm đề tài cho chuyên đề thực tập
tốt nghiệp. Trong chuyên đề này sẽ đưa ra đề tài : “ỨNG DỤNG TIN HỌC
TRONG ĐIỀU TRA VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN NĂM 2005”. Nội dung của
chuyên đề sẽ được chia ra thành ba chương sau:
• CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM TIN HỌC
THỐNG KÊ TRUNG ƯƠNG.
Nội dung của chương này là giới thiệu về Trung tâm Tin học Thống kê với
nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn, giới thiệu về các phòng ban của Trung tâm
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đặc biệt là phòng Lập trình và Đào tạo. Trong chương này còn đề cập đến mục
đích và lý do chọn đề tài “Ứng Dụng Tin Học Trong Điều Tra Vốn Đầu Tư Dự
Án Năm 2005”.
• CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG ĐỀ TÀI.
Trong chương này sẽ đưa ra cơ sở phương pháp luận về Hệ thống Thông
tin, cơ sở phương pháp luận về đầu tư và giới thiệu về đề tài “ỨNG DỤNG TIN
HỌC TRONG ĐIỀU TRA VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN NĂM 2005”.
• CHƯƠNG III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN.
Trong chương này sẽ đưa ra cơ sở dữ liệu để xây dựng đề tài, sơ đồ
luồng thông tin, sơ đồ luồng dữ liệu, sơ đồ chức năng của phần mềm, các giao
diện và mã nguồn của chương trình.
Để hoàn thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em xin chân thành
cảm ơn thầy giáo KS. Bùi Thế Ngũ và các nhân viên làm việc tại phòng Lập
trình và đào tạo đã giúp em trong quá trình làm đề tài thực tập tốt nghiệp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM TIN HỌC
THỐNG KÊ TRUNG ƯƠNG
§1. Vài nét về Trung tâm Tin học Thống kê.
I. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Tin học Thống
kê.
1. Vị trí và chức năng.
Tổng Cục Thống Kê là cơ quan của Nhà nước phụ trách lãnh đạo, thống
nhất và tập trung mọi việc thống kế về kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội trong
cả nước.
Tổng Cục Thống kê có trách nhiệm chỉ đạo tập trung và thống nhất toàn bộ
công tác điều tra thống kê theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo

đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ sưu tầm, chỉnh lý phân tích các tài liệu thống kê có
căn cứ khoa học về kinh tế, văn hoá, xã hội, nhằm phục vụ cho công tác quản lý
nhà nước, lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.
Các đơn vị trực thuộc Tổng Cục Thống Kê:
• Viện Nghiên cứu Khoa học Thống kê.
• Trung tâm Tin học Thống kê.
• Trung tâm Tư liệu Thống kê
• Tạp chí con số và sự kiện.
Mỗi đơn vị đều có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau.
Trong báo cáo thực tập tổng hợp này sẽ giới thiệu chi tiết về Trung tâm Tin học
Thống kê. Đây là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong ngành
giúp Tổng Cục nghiên cứu, lựa chọn công nghệ, xây dựng, quản lý, vận hành,
bảo trì hệ thống, phát triển các phần mềm ứng dụng, xử lý thông tin, đào tạo
nhân lực về công nghệ thông tin và truyền thông dành cho ngành thống kê theo
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
3
Chuyờn thc tp tt nghip
phõn cụng ca Tng Cc v thc hin cỏc dch v tin hc cho cỏc n v trong
v ngoi ngnh thng kờ.
S t chc Trung tõm Tin hc Thng kờ
Giám Đốc
Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc
Phòng kế hoạch tài
vụ
Phòng tổ chức hành
chính
Phòng lập trình đào
tào
Phòng cơ sở dữ liệu
Phòng xử lý thông

tin
Phòng kỹ thuật và
quản trị hệ thống
Trung tâm Tin học Thống Kê
2. Nhim v v quyn hn.
Trung tõm Tin hc Thng kờ cú nhim v v quyn hn sau:
Trung tõm Tin hc Thng kờ cú nhim v xõy dng v phỏt trin
cỏc c s d liu Thng kờ ng thi la chn cỏc phn mm ng
dng trong ngnh phự hp vi hot ng ca c quan. Trung tõm
cũn cung cp hng dn v m cỏc cuc tp hun nhm giỳp cho
nhõn viờn ca cỏc n v trc thuc Tng Cc v cỏc Cc Thng
kờ s dng phn mm mt cỏch cú hiu qu nht. Ngoi ra Trung
tõm cũn hng dn vic s dng v bo dng thit b tin hc cho
cỏc n v trc thuc Tng Cc v Cc Thng kờ.
Thc hin vic xõy dng, qun lý v bo trỡ v k thut trang thụng
tin in t cho Tng Cc Thng kờ. Ngoi ra Trung tõm cũn thc
hin cỏc dch v v tin hc, x lý d liu, t vn k thut, lp v
thm nh cỏc d ỏn cụng ngh thụng tin, lp t, sa cha v bo
trỡ thit b tin hc cho cỏc n v trong v ngoi ngnh Thng kờ.
Sinh viờn: Nguyn Th Thu Dng - Tin 44C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Trung tâm thực hiện công tác đào tạo kiến thức về tin học, công
nghệ thông tin cho các cán bộ, công viên chức của ngành theo kế
hoạch của Tổng Cục. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm, lựa chọn
giải pháp kỹ thuật để phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành thống kê. Thực hiện hợp tác với các cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong và ngoài nước để nâng cao trình độ công nghệ, kinh
nghiệm quản lý và phát triển ứng dụng.
• Trung tâm có nhiệm vụ xử lý số liệu điều tra, tổng điều tra theo kế

hoạch của Tổng Cục Thống kê.
• Trung tâm có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, quản lý bộ máy
tổ chức, biên chế của các nhân viên trong cơ quan thuộc phạm vị
quản lý về các chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và một số
chính sách khác.
II. Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Tin học Thống kê.
1. Tổ chức.
Trung tâm Tin học Thống kê gồm có sáu phòng:
• Phòng Tổ chức, hành chính.
• Phòng Kế hoạch, Tài vụ.
• Phòng Cơ sở dữ liệu.
• Phòng Lập trình và đào tạo.
• Phòng kỹ thuật và quản trị hệ thống.
• Phòng xử lý thông tin.
Trung tâm Tin học Thống kê là cơ quan được trang bị đầy đủ các thiết bị
cần thiết cho công việc của các phòng ban. Cơ quan có khoảng 70 máy tính và
các máy in được lắp đặt ở các phòng. Các máy tính đều được nối Internet phục
vụ cho công việc của Trung tâm.
Trung tâm Tin học Thống kê có Giám đốc, Phó Giám đốc do Tổng Cục
Thống kê bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Cục Thống kê về toàn bộ hoạt
động của Trung tâm. Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.
Các phòng ban có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các nhân viên.
Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Tổng Cục Thống kê bổ nhiệm và miễn
nhiệm. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về toàn bộ
các hoạt động của phòng. Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng và chịu

trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao. Các viên chức trong
phòng ban thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc được giao.
2. Hoạt động của các phòng ban thuộc Trung tâm Tin học Thống kê.
2.1. Phòng Lập trình và đào tạo.
2.1.1. Nhiệm vụ của phòng Lập trình và đào tạo.
Phòng Lập trình và đào tạo là một phòng ban có nhiệm vụ quan trọng đó là
nghiên cứu lựa chọn công nghệ để xử lý thông tin, tiếp nhận các thông tin từ
các cuộc điều tra của các cơ quan thống kê tỉnh để phát triển phần mềm ứng
dụng xử lý thông tin điều tra đó.
Phòng Lập trình và đạo tạo có nhiệm vụ chính là:
• Tổ chức tiếp nhận thông tin từ các cuộc điều tra thống kê, tổng điều
tra thống kê từ các Cục để xử lý thông tin trên toàn quốc.
• Lập trình và triển khai các chương trình xử lý thông tin cho các
cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê trên phạm vi toàn quốc.
• Tổ chức các lớp tập huấn, các lớp hướng dẫn sử dụng phần mềm để
xử lý thông tin về các cuộc điều tra thống kê cho các đơn vị trực
thuộc và các Cục Thống kê.
• Phòng Lập trình và đào tạo có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị
trong ngành nghiên cứu, thử nghiệm, lựa chọn công nghệ, giải pháp
kỹ thuật để xây dựng các chuẩn về xử lý thông tin, phần mềm ứng
dụng, các chuẩn về đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cho ngành.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đồng thời thực hiện hợp tác với các cơ quan đơn vị trong và ngoài nước
để nâng cao trình độ và kinh nghiệm quản lý, phát triển ứng dụng.
• Thực hiện việc phối hợp với các phòng ban trong Trung tâm như
phòng Cơ sở dữ liệu, phòng Kỹ thuật và quản trị hệ thống để tổ
chức tiếp nhận thông tin, phát triển cơ sở dữ liệu từ các cuộc điều
tra, tổng điều tra Thống kê.

2.1.2. Tổ chức của phòng Lập trình và đào tạo.
Trưởng phòng: Phạm Thế Năng.
Phó Trưởng phòng: Phạm Quang Luận.
Nhân viên:
• Nguyễn Bích Ngọc.
• Phạm Thị Huyền.
• Ngô Văn Bảo.
Phòng Lập trình và đào tạo đã xây dựng nhiều phần mềm để nhằm đáp ứng
cho công việc của các cuộc điều tra thống kê. Các phần mềm tiêu biểu đó là:
• Phần mềm điều tra lao động việc làm.
• Phần mềm điều tra vốn đầu tư dự án.
• Phần mềm điều tra về doanh nghiệp.
• Phần mềm điều tra về tài khoản quốc gia.
2.2. Phòng xử lý thông tin.
Phòng xử lý thông tin có nhiệm vụ tiếp nhận các phiếu điều tra từ các cuộc
điều tra viên và tiếp nhận những dữ liệu từ các nơi đổ về.
2.3. Phòng Cơ sở dữ liệu.
Phòng Cơ sở dữ liệu có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ dữ liệu của các đơn vị
và đưa vào lưu trữ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.4. Phòng kỹ thuật và quản trị hệ thống.
Phòng kỹ thuật và quản trị hệ thống có nhiệm vụ quản lý về mặt kỹ thuật
của hệ thống máy tính và thực hiện việc bảo dưỡng các thiết bị tin học trong
Trung tâm.
2.5. Phòng tổ chức hành chính:
Phòng tổ chức hành chính là một phòng ban thuộc Trung tâm Tin học
Thống kê có nhiệm vụ thực hiện các công việc hành chính như quản lý các con
dấu của Trung tâm Tin học Thống kê, quản lý công việc giấy tờ liên quan đến

con dấu. Đồng thời phòng còn có nhiệm vụ tổ chức lưu trữ công văn, tài liệu
trong chức năng và nhiệm vụ của phòng. Ngoài chức năng chính phòng hành
chính còn thực hiện những chức năng khác đó là:
• Tổ chức các công tác như bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản bí mật về
kinh tế, an toàn lao động của Trung tâm.
• Tổ chức thực hiện các công việc quản trị đời sống như quản lý mua sắm
sửa chữa nhà cửa, điện nước, trang thiết bị của tất cả các phòng ban của
Trung tâm.
• Tổ chức tinh thần, vật chất cho cán bộ công nhân viên đồng thời
thực hiện các công việc phục vụ đón tiếp, hướng dẫn, tiếp tân khi có
nhân viên thống kê tại các tỉnh đến tập huấn tại Trung tâm.
• Quản lý các cán bộ nhân viên về mọi mặt để thực hiện các chính
sách bồi dưỡng kiến thức nâng cao chất lượng làm việc của nhân
viên từ đó đề xuất, bố trí, khen thưởng và kỷ luật cán bộ.
2.6. Phòng Kế hoạch Tài vụ.
Phòng Kế hoạch Tài vụ là một phòng ban thực hiện nhiệm vụ đảm bảo
nguồn vốn hoạt động của Trung tâm đồng thời thực hiện các công tác kế toán
quản lý, giám sát mọi thông tin về thu và chi, lập kế hoạch tài chính hàng quý,
hằng năm của Trung tâm. Ngoài ra phòng còn có các nhiệm vụ khác đó là:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Giúp Giám đốc đề ra các biện pháp quản lý nguồn vốn và sử dụng
nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhất.
• Tổ chức công tác thống kê và thông tin kinh tế về kế toán và tiền tệ
trong nội bộ Trung tâm.
§2. MỤC ĐÍCH VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại mới đất nước đang trên con đường phát triển hội nhập với
thế giới. Nhiều dự án trong nước đã thu hút được rất nhiều nguồn vốn trong và

ngoài nước. Việc thống kê vốn đầu tư là một công việc quan trọng được thực
hiện bởi Tổng Cục Thống Kê. Qua việc thống kê sẽ giúp Nhà nước đánh giá
tình hình thực hiện vốn đầu tư, hiệu quả vốn đầu tư, hiệu quả vốn đầu tư và các
tác động của vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của cả nước và tỉnh, thành phố. Do đó
vấn đề đặt ra là cần xây dựng một phần mềm để thống kê nguồn vốn đầu tư dự
án trong cả nước. Bởi ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển công nghệ
thông tin đã trở thành một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ không chỉ trong nước
mà còn mang tính toàn cầu. Việc ứng dụng tin học trong tất cả các lĩnh vực đã
phổ biến đem lại hiệu quả cao. Với sự trợ giúp của các chương trình phần mềm
ứng dụng các cơ quan và các công ty đã giảm thiểu nhiều thời gian và công sức
cho các công việc trước đây làm thủ công nay đã được thay thế bởi máy tính.
Chính vì vậy trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này sẽ đưa ra đề tài sau để
đáp ứng vấn đề nêu trên:
“ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG ĐIỀU TRA VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN
NĂM 2005”
Điều tra vốn đầu tư là một công việc tiến hành trong một phạm vi rộng lớn
trên cả nước với nhiều đối tượng khác nhau. Trong đề tài này xin đề cập đến
một khía cạnh đó là ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư dự án năm 2005
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
áp dụng cho các hộ gia đình đầu tư cho nhà ở và cho các hộ gia đình đầu tư cho
sản xuất kinh doanh.
2. Mục đích.
Đề tài “Ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư dự án năm 2005” áp
dụng cho các hộ gia đình đầu tư cho sản xuất kinh doanh được xây dựng nhằm
mục đích nhập các phiếu điều tra thu thập thông tin về vốn đầu tư xây dựng cơ
sở sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị và mua sắm cơ sở sản xuất kinh doanh
năm 2005 và tổng hợp dữ liệu đối với vốn đầu tư năm 2005. Đối với các hộ gia

đình đầu tư cho nhà ở nhằm nhập phiếu điều tra thu thập thông tin về vốn đầu
tư cho nhà ở của các hộ gia đình ở khu vực thành thị và nông thôn từ đó tổng
hợp dữ liệu.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư dự án năm 2005 là một
đề tài có phạm rộng lớn trong cả nước. Nó bao hàm một nhiều nội dung, có liên
quan đến nhiều yếu tố khác nhau và các vấn đề trong phân tích thiết kế. Vì vậy,
trong chuyên đề thực tập này chỉ đề cập đến một phạm vi hẹp đó là thành phố
Hà Nội.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II.
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG ĐỀ TÀI
§
1. Hệ thống Thông tin.
I. Sự cần thiết của Hệ thống thông tin.
1. Định nghĩa về thông tin.
Thông tin là một dạng thông báo nhằm cung cấp cho đối tượng nhận tin
những sự hiểu biết, những tri thức nhất định.
Sơ đồ thông tin trong một tổ chức:
Bộ phận quản lý
Đối tượng quản lý
Thông tin từ môi
trường
Thông tin ra môi
trường
Thông tin
phản hồi
Thông tin

quyết định
Có thể nói thông tin vừa là nguyên liệu đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra
của một hệ thống quản lý. Thông tin vừa là nền của quản lý cũng giống như
năng lượng là thể nền của mọi hoạt động. Không có thông tin thì không có hoạt
động quản lý đích thực.
2. Định nghĩa hệ thống thông tin.
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần
cứng, phần mềm, dữ liệu… thực hiện hoạtđộng thu thập, lưu trữ, xử lý và phân
phối thông tin trong một tập các rằng buộc gọi là môi trường.
Hệ thống thông tin được xác định như tập hợp các thành phần được tổ
chức để thu thập xử lý, lưu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin trợ giúp việc ra
quyết định và kiểm soát trong một tổ chức.
Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin:
• Con người.
• Phần cứng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Phần mềm.
• Cơ sở dữ liệu.
• Các thủ tục.
Tất cả các thành phần trên được tích hợp với nhau dưới quyền chủ động
tuyệt đối của con người để đáp ứng hoạt động hằng ngày của một tổ chức
doanh nghiệp.
Phần cứng bao gồm:
• Máy tính.
• Các thiết bị ngoại vi.
• Các thiết bị mạng phục vụ nhu cầu giao tiếp con người với con
người hay con người với máy tính.
Phần mềm bao gồm:

• Hệ điều hành.
• Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu.
Con người bao gồm các nhân viên xử lý thông tin như phân tích viên và
thiết kế viên hệ thống, lập trình viên…
Các thủ tục bao gồm các thủ tục cần tuân thủ để tổ chức và quản trị các
hoạt động xử lý thông tin như thiết kế và triển khai chương trình, duy trì phần
cứng, phần mềm…
Mô hình hệ thống thông tin.
Nguồn
Kho dữ liệu
Xử lý và lưu
giữ
Đích
Phân phátThu thập
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mọi hệ thống thông tin có bốn bộ phân: bộ phận đưa dữ liệu đầu vào, bộ
phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra. Đầu vào (Inputs) của hệ
thống thông tin được lấy từ các nguồn (Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử
dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs)
được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào kho dữ liệu
(Storage).
* Phân loại hệ thống thông tin trong một tổ chức.
Có hai cách đê phân loại hệ thống thông tin trong các tổ chức hay được
dùng đó là:
Phân loại hệ thống thông tin theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra.
• Hệ thống thông tin xử lý giao dịch: Có nhiệm vụ xử lý các dữ liệu đến
từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện với khách hàng, nhà cung cấp
và các tác nhân bên ngoài hệ thống. Hệ thống này trợ giúp các hoạt

động tác nghiệp bên cạnh đó nó cũng xử lý dữ liệu các thông tin bên
trong nội bộ của tổ chức.
• Hệ thống thông tin quản lý: Đây là những hệ thống trợ giúp các hoạt
động quản lý của tổ chức. Hệ thống này dựa chủ yếu vào cơ sở dữ
liệu tạo ra từ hệ thống thông tin xử lý giao dịch.
• Hệ thống thông tin trợ giúp quyết định: Đây là hệ thống được thiết kế
với mục đích trợ giúp các hoạt động ra quyết định của tổ chức. Hệ thống
này cung cấp thông tin cho phép người ra quyết định xác định rõ mức độ
cần thiết một quyết định cần phải đưa ra. Hệ thống này phải có khả năng
mô hình hoá và đánh gia các giải pháp, các quyết định.
• Hệ chuyên gia: Đây là hệ thống dựa trên cơ sở ngành khoa học trí tuệ
nhân tạo bao gồm một cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên tri thức
của các nhà chuyên môn về một lĩnh vực nào đó kết hợp bộ suy diễn
nhằm trợ giúp các nhà quản lý ra quyết định kịp thời, chính xác.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Hệ thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh: Đây là hệ
thống thông tin xây dựng cho khách hàng hoặc các tác nhân bên
ngoài nhàm dành thắng lợi cho cuộc cạnh tranh.
Phân loại hệ thống thông tin theo mục đích lấy nghiệp vụ mà nó phục vụ
làm cơ sở để phân loại:
Tài
chính chiến
lược
Marketing
chiến lược
Nhân
lực chiến
lược

Kinh
doanh và sản
xuất chiến
lược
Tài
chính chiến
thuật
Marketing
chiến thuật
Nhân
lực chiến
thuật
Kinh
doanh và sản
xuất chiến
thuật
Hệ
thống
thông tin
văn
phòng
Tài
chính tác
nghiệp
Marketing
tác nghiệp
Nhân
lực tác
nghiệp
Kinh

doanh và sản
xuất tác
nghiệp
3. Sự cần thiết của hệ thống thông tin trong tổ chức.
Trong thời đại mới đất nước không ngừng phát triển cùng hội nhập với thế
giới các doanh nghiệp trong nước để có thể cạnh tranh với nhau mỗi tổ chức
đều phụ thuộc vào các hệ thông thông tin của mình. Bên cạnh các máy móc
thiết bị hữu hình, thông tin được đánh giá như một tài nguyên quan trọng nhất.
Thông tin đó là dữ liệu có ích được tổ chức một cách sao cho trên cơ sở đó có
thể nhận ra được những quyết định đúng đắn. Thông tin có giá trị về mặt kinh
tế ở mức độ: làm cơ sở cho quá trình ra quyết định phân phối, điều hoà các
nguồn lực, trợ giúp doanh nghiệp trong việc thực hiện mục đích kinh doanh của
mình. Hệ thống các thông tin sử dụng làm cơ sở ra quyết định quản lý được tập
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hợp từ nhiều nguồn khác khác nhau. Việc quản lý có hiệu quả một tổ chức dựa
phần lớn vào chất lượng thông tin do các hệ thống thông tin chính thức sản sinh
ra. Dễ thấy rằng từ sự hoạt động kém của hệ thống thông tin sẽ là nguồn gốc
gây ra những hậu quả xấu nghiêm trọng.
Các hệ thống thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp gồm có:
- Hệ thống thông tin tài chính.
- Hệ thống thông tin Maketting.
- Hệ thống thông tin quản lý kinh doanh và sản xuất.
- Hệ thống thông tin nguồn nhân lực.
- Hệ thống thông tin văn phòng.
Các hệ thống thông tin trên đều có vị trí và vai trò khác nhau trong một tổ
chức doanh nghiệp nhưng các hệ thống này đều chung một mục đích là đem lại
sự hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức doanh nghiệp.
4. Hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin trong quản lý.

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin thực chất là việc
nghiên cứu xác định lợi ích bằng tiền mà hệ thống mang lại cho tổ chức bởi vì
phần chi phí bằng tiền cho nó tính được dễ dàng.
Nếu một tổ chức tạo ra thông tin để bán thì tổ chức đó có thể tính giá trị
của nó theo các chi phí để có thể có được thông tin đó. Giá thành thông tin bằng
tổng các khoản chi tạo ra thông tin. Cần phải xem xét giá trị thông tin theo hai
bước:
• Giá trị của một thông tin phải được đánh giá thông qua tác động của
nó đối với những quyết định của tổ chức.
• Cách thức thực hiện quyết định của tổ chức phải được đánh giá thông
qua việc đối chiếu các mục tiêu mà tổ chức đã ấn định.
Vậy giá trị của một thông tin bằng lợi ích thu được của việc thay đổi
phương án quyết định do thông tin đó tạo ra. Xét một ví dụ sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Một cửa hàng bán xăng dầu nếu biết được trong ngày mai giá xăng dầu
tăng từ 7.500 đến 8000 đồng thì họ sẽ tạm nghỉ cửa hàng. Sang ngày hôm sau
giá xăng xăng 8000 đồng. Giả sử họ bán hết 10.000 lít xăng trong ngày đó thì
họ sẽ thu được:
8000*10000 – 7500*10000= 5000000 (đồng)
Như vậy nhờ có thông tin giá xăng tăng họ đã thu được lợi ích là 5000000 đồng.
II. Mã hoá dữ liệu.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển trong quá trình sản xuất của các
tổ chức kinh doanh có rất nhiều quan hệ phát sinh và nhu cầu trao đổi thông tin
thông tin ngày càng gia tăng. Việc trao đổi thông tin không chỉ với những đối
tác kinh doanh như khách hàng, nhà cung cấp mà còn trao đổi trong nội bộ của
tổ chức.Vấn đề cần đặt ra là phải thực hiện mã hoá các thông tin sao cho có thể
nhận diện một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn đối tượng trong một tập các
đối tượng cùng loại, giải quyết được vấn đề này sẽ giúp cho tổ chức tiết kiệm

bộ nhớ và thời gian xử lý. Vì vậy đối với một tổ chức khi xây dựng hệ thống
thông tin thì rất cần thiết phải mã hoá dữ liệu.
1. Định nghĩa mã hoá dữ liệu.
Mã hiệu là một dạng biểu diễn theo quy ước ngắn gọn về mặt thuộc tính
để mô tả hoặc biểu diễn thông tin về một đối tượng quản lý.
Mã hoá là việc xây dựng tập hợp các mã hiệu để biểu diễn thông tin về
một đối tượng quản lý. Mã hoá là một công việc của thiết kế viên hệ thống
thông tin. Có thể coi mã hoá là công việc thay thế thông tin ở dạng tự nhiên
thành một dãy ký hiệu thích ứng với mục tiêu của người sử dụng. Mục tiêu này
đó là tránh nhầm lẫn, giúp nhận diện nhanh chóng khi sử dụng, tiết kiệm không
gian lưu trữ và thời gian xử lý …
Ví dụ:
Trong các ngân hàng thường sử dụng chữ viết tắt các chữ cái đầu để làm
mã tiền tệ. Việc mã hoá này làm cho người sử dụng là các nhân viên ngân hàng,
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khách hàng thuận tiện hơn trong các giao dịch gửi tiền và rút tiền. Ghi chép là
VND bao giờ cũng ngắn gọn hơn viết “Việt Nam Đồng”. Sử dụng cách mã hoá
này làm cho người sử dụng nhận diện được một cách nhanh chóng không nhầm
lẫn với các đồng ngoại tệ khác như USD, EURO…
2. Lợi ích của mã hoá dữ liệu.
• Nhận diện không nhầm lẫn các đối tượng. Đây là một nhu cầu rất cần
thiết cho quá trình xử lý các phát sinh kinh tế, nhất là trong hệ thống xử
lý thông tin tự động. Ví dụ trong hoạt động quản lý bán hàng các giao
dịch mua và bán diễn ra rất phức tạp. Vì vậy để quản lý tốt dữ liệu về
khách hàng thì cần phải gán cho mỗi khách hàng một mã riêng. Mỗi mã
này sẽ mang tính duy nhất và khách hàng sẽ được nhận diện thông qua
mã này chứ không phải thông qua tên của họ bởi có rất nhiều người
mang tên giống nhau, khả năng trùng tên là rất lớn. Khi nói khách hàng

mã KH11 thì chỉ xác định có duy nhất một khách hàng mang mã này do
đó sẽ tránh được nhầm lẫn giữa khách hàng trùng tên khi tiến hành các
giao dịch diễn ra khi bán hàng.
• Mô tả nhanh chóng các đối tượng. Việc sử dụng mã cho phép sử dụng
những ký tự ngắn hơn để mô tả thông tin, làm tăng độ chính xác, giảm
thời gian nhập liệu, thời gian xử lý và tiết kiệm bộ nhớ. Ví dụ trong ngân
hàng khi giao dịch với khách hàng gửi tiền và rút tiền việc viết tên các
đồng tiền tệ là thường rất dài và khó nhớ, khó viết do đó sẽ làm chậm
việc nhập mỗi khi giao dịch với khách hàng. Nếu được nhập vào qua một
mã ký hiệu ngắn gọn, rồi truy nhập trong bảng mã để lấy ra tên đầy đủ
của đồng tiền tệ thì sẽ nhanh và chính xác hơn rất nhiều. Vì vậy khi viết
USD thì nhanh hơn nhiều so với khi viết “United States Dollar”.
• Nhận diện nhóm đối tượng nhanh hơn. Việc mã hoá dữ liệu cho phép
nhận diện một cách nhanh chóng một tập hợp các đối tượng mang một số
thuộc tính chung. Ví dụ trong một danh mục khách hàng có thể quản lý
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khách hàng theo nhóm: Quản lý theo vùng (miền Bắc, miền Nam, miền
Trung); Quản lý theo đối tượng (người bán, nhà cung cấp, khác).
3. Các phương pháp mã hoá dữ liệu.
• Phương pháp mã hoá phân cấp: Nguyên tắc tạo lập bộ mã này
rất đơn giản. Mã hoá bằng cách phân cấp đối tượng từ trên
xuống. Và mã số được xây dựng từ trái qua phải các chữ số
được kéo dài về phía bên phải để thực hiện chi tiết sự phân cấp
sâu hơn. Phương pháp mã hoá này thường được sử dụng trong
hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam. Ưu điểm của phương
pháp này là khả năng tổng hợp thông tin kế toán là rất lớn. Ví
dụ:
11 - Nhóm tiền

111 - Tiền mặt 112 - Tiền gưi ngân hàng
1111
Tiền mặt
Việt Nam
1112
Tiền mặt
ngoại tệ
1121
Tiền gửi Việt
Nam
1122
Tiền gửi
ngoại tệ
Hệ thống tài khoản kế toán này là một bộ mã ba cấp. Hai chữ số đầu
cho tài khoản, hai chữ số tiếp theo cho tiểu khoản và hai chữ số cuối
cho tiết khoản.
• Phương pháp mã liên tiếp: Phương pháp mã hoá kiểu này được tạo ra
bởi một quy tắc tạo dãy nhất định. Ví dụ sau hoá đơn bán hàng 99 thì
hoá đơn sau sẽ có mã là 100. Ưu điểm của phương pháp này là không
nhầm lẫn và tạo lập một cách dễ dàng. Tuy vậy nhược điểm của
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phương pháp này là không tạo ra cho người sử dụng một thông tin
nào về đối tượng cần nhận diện, ngoài vị trí của nó trong một danh
mục và không cho phép chèn thêm mã vào giữa hai mã cũ.
• Phương pháp mã hoá theo xeri: Phương pháp chính này là sử dụng
một tập hợp theo dãy gọi là xeri. Xeri được coi như một giấy phép
theo mã quy định.
• Phương pháp mã hoá gợi nhớ: Phương pháp mã hoá này dựa vào đặc

tính của đối tượng để tạo thành bộ mã. Đặc điểm của phương pháp
này là dùng tên viết tắt của đối tượng. Ví dụ phương pháp này dùng
dùng để mã hoá tiền tệ dùng trong ngân hàng bằng việc viết tắt các
chữ cái đầu làm mã như VND, EURO, USD… Ưu điểm của phương
pháp này là có tính gợi nhớ cao, có thể nới rộng dễ dàng. Nhược điểm
của phương pháp này là ít thuận lợi cho việc tổng hợp, phân tích, dài
hơn mã phân cấp.
• Phương pháp mã hoá ghép nối: Phương pháp này chia mã ra thành
nhiều trường, mỗi trường tương ứng với một đặc tính, những liên hệ
có thể có giữa những tập hợp con khác nhau với đối tượng được gán
mã. Ví dụ thiết kế mã của khách hàng một công ty sao cho mã với
những mã đó có thể quản lý khách hàng theo ba tiêu thức đó là quản
lý theo vùng (miền Bắc, miền Trung, miền Nam); quản lý khách hàng
theo loại hình (đơn vị, khách lẻ). Khách hàng có mã như sau: MB DV
011 thể hiện các thuộc tính MB là miền Bắc; DV là đơn vị; 011 là mã
của khách hàng đó. Ưu điểm của phương pháp mã hoá ghép nối là
nhận diện không nhầm lẫn, có khả năng phân tích cao, có khả năng
kiểm tra thuộc tính. Nhược điểm của phương pháp này là khá cồng
kềnh vì phải cần nhiều ký tự, phải chọn những thuộc tính ổn định nếu
không bộ mã mất ý nghĩa.
4. Cách thức tiến hành mã hóa.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mã hoá là một công việc rất quan trọng trong khi xây dựng hệ thống thông
tin. Mã hoá bắt đầu ngay cả khi người thiết kế hệ thống thông tin chưa ý thức rõ
về việc sử dụng chúng. Việc mã hoá dữ liệu này tốt sẽ đem lại hiệu quả cao
trong khi sử dụng nhưng việc mã hoá không tốt sẽ đem lại kết quả trái ngược
lại vì sử dụng mã này trong suốt quá trình thiết kế, cài đặt và khai thác hệ thống
thông tin. Cách thức tiến hành mã hoá phải tuân thủ theo các buớc sau:

- Xác định tập hợp các đối tượng cần mã hoá.
- Xác định các xử lý cần thực hiện.
- Lựa chọn giải pháp mã hoá.
+ Cần xác định trật tự đẳng cấp các tiêu chuẩn lựa chọn.
+ Kiểm tra lại những bộ mã hiện hành.
+ Tham khảo ý kiến của người sử dụng.
+ Kiểm tra thuộc tính ổn định của các thuộc tính.
+ Kiểm tra khả năng thay đổi của các đối tượng.
- Triển khai mã hoá.

III. Các công cụ để mô hình hoá hệ thống thông tin.
1. Sơ đồ luồng thông tin.
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách
thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong
thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Các ký pháp dùng để mô tả thông tin là:
+Xử lý:
Thủ công
Giao tác người máy
Tin học hoá hoàn toàn
+ Kho lưu trữ dữ liệu:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thủ công
Tin học hoá
+ Dòng thông tin:
Tài liệu
+ Điều khiển:
Chú ý:
- Dòng thông tin vào ra kho dữ liệu không cần phải có mũi tên chỉ hướng.

- Có thể dùng thêm một số ký tự khác như màn hình, đĩa từ.
2. Sơ đồ chức năng.
- Mô hình biểu diễn bằng sơ đồ các chức năng của quá trình thu thập lưu trữ
xử lý và phân phối thông tin giữa các bộ phận trong hệ thống cũng như
giữa hệ thống với môi trường.
- Mô hình chức năng nhiệm vụ là một mô hình mô tả các chức năng nhiệm
vụ của một tổ chức hoặc một lĩnh vực nghiên cứu với những mối quan hệ
bên trong giữa các chức năng đó cũng như các mối quan hệ của chúng với
thành phần bên ngoài.
- Sơ đồ phân rả chức năng cho ta thấy các chức năng nhiệm vụ của một tổ
chức được phân chia thành các chức năng nhỏ hơn theo một trật tự xác
định.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Chức năng nghiệp vụ là tập hợp các công việc mà tổ chức cần thực hiện
trong hoạt động của nó. Chức năng nhiệm vụ là một khái niệm logic chỉ ra
tên công việc cần làm và mối quan hệ phân mức giữa các công việc đó mà
không chỉ ra công việc đó làm như thế nào, làm bằng cách nào, ở đâu và
khi nào làm.
Ký pháp dùng trong sơ đồ chức năng:
Tên chức năng
Xét một ví dụ sau:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng là làm tín dụng. Để
làm tín dụng có hai bộ phận cho vay và thu nợ. Bộ phận cho vay phải nhận đơn
vay từ khách hàng, duyệt vay trả lời đơn của khách hàng, nếu khách hàng đủ
điều kiện cho vay thì là các thủ tục cho khách hàng vay tiền và ghi vào sổ nợ
nếu không đủ điều kiện thì trả lời cho khách hàng. Bộ phận thu nợ có nhiệm vụ
khi khách hàng mang tiền đến trả thì dựa vào sổ nợ xác định xem khách hàng
trả trong hạn hay ngoài hạn cho vay. Sau đó tuỳ vào từng trường hợp xử lý hạn

trong nợ hoặc ngoài hạn.
Tất cả chức năng quản lý tín dụng của ngân hàng sẽ được thể hiện trong sơ
đồ chức năng sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
QUẢN LÝ TÍN DỤNG
Cho vay Thu nợ
Nhận đơn Xác định thời hạn
Duyệt vay Xử lý trong hạn
Trả lời đơn Xử lý ngoài hạn
3. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD).
Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tin như sơ
đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các
luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề
quan tâm đến nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng
dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.
Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu (DFD):
Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng bốn loại ký pháp cơ bản đó là
thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu.
- Thực thể có thể là con người, nhóm người, một bộ phận hoặc một tổ chức
có tác động qua lại với hệ thống.
- Tiến trình xử lý là một hoặc một số các công việc, hành động có tác động lên
các dữ liệu làm cho chúng di chuyển thay đổi được lưu trữ hoặc phân phối.
- Kho dữ liệu là nơi các dữ liệu được lưu giữ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Dòng dữ liệu là các dữ liệu di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác trong hệ
thống.

Ví dụ về các ký pháp sử dụng trong sơ đồ luồng dữ liệu DFD:
+ Thực thể được ký hiệu:
Khách hàng
+ Các tiến trình được ký hiệu:
+ Kho dữ liệu được ký hiệu:
+ Dòng dữ liệu được ký hiệu:
Tên luồng dữ liệu
Khi vẽ sơ đồ luồng dữ liệu cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Cái vào của một tiến trình phải khác với cái ra của nó nghĩa là các dữ liệu
qua một tiến trình phải có thay đổi nếu không một tiến trình không tồn tại,
không cần thiết đến tiến trình đó.
- Các đối tượng trong sơ đồ luồng dữ liệu phải có tên duy nhất. Tuy nhiên
một số tác nhân ngoài kho dữ liệu có thể vẽ ở một số chỗ khác nhau.
- Đối với tiến trình thì không một tiến trình nào chỉ có cái ra mà không có
cái vào. Đối tượng chỉ có cái ra chỉ là tác nhân.
- Không một tiến trình nào chỉ có cái vào mà không có cái ra. Một đối
tượng chỉ có cái vào đó là tác nhân đích.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Đối với kho dữ liệu: không có dữ liệu từ kho này đến kho dữ liệu khác. Dữ
liệu không thể di chuyển trực tiếp từ một tác nhân đến kho dữ liệu và
ngược lại.
- Đối với thực thể: dữ liệu không di chuyển trực tiếp từ tác nhân này đến tác
nhân khác.
- Đối với luồng dữ liệu: một luồng dữ liệu không thể quay trở lại nơi nó vừa
đi khỏi. Một luồng dữ liệu đi vào một kho tức là kho dữ liệu được cập
nhật, một luồng dữ liệu ra khỏi kho nghĩa là kho dữ liệu được đọc.
4. Phân rã luồng dữ liệu.
Quá trình phân nhỏ mỗi tiến trình của sơ đồ luồng dữ liệu thành một sơ đồ

luồng dữ liệu mới gọi là phân rã luồng dữ liệu đã cho. Khi phân rã một tiến
trình của một sơ đồ luồng dữ liệu ở mức trước sang mức sau phải đảm bảo mọi
luồng dữ liệu vào và ra, các tác nhân ngoài kho dữ liệu phải được bảo toàn ở
mức sau.
Trong sơ đồ luồng dữ liệu mức đầu tiên là mức ngữ cảnh mô tả khái quát
chung nhất về hệ thống thông tin. Sơ đồ ngữ cảnh chỉ bao gồm các xử lý và tác
nhân ngoài. Để mô tả chi tiết hơn cần dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Bắt đầu từ
sơ đồ ngữ cảnh phân rã ra thành sơ đồ mức 0, tiếp sau mức 0 là mức 1.
5. Chuẩn hoá dữ liệu.
Chuẩn hoá là quá trình cải biến một bản thiết kế cơ sở dữ liệu tồi sao cho
nó khắc phục được những điều bất thường khi đổi mới dữ liệu và tránh được
hiện tượng không nhất quán về dữ liệu.
Nếu mô hình hoá dữ liệu một cách hoàn toàn đúng đắn và đã dùng mô
hình để thiết kế cơ sở dữ liệu với độ trung thực cao thì không cần chuẩn hoá
nữa. Tuy nhiên, đôi khi các nhà phân tích hệ thống vẫn lợi dụng các hệ thống
tệp dữ liệu cũ của cơ quan rồi tiến hành chuẩn hoá để tạo ra cơ sở dữ liệu mới.
Trong quá trình chuẩn hoá áp dụng các quy tắc để dần chuyển đổi hệ thống tệp
cũ sang dạng chuẩn thứ nhất, thứ hai…
Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương - Tin 44C
25

×