Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐỒ ÁN TÌM HIỂU VỀ PLC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 26 trang )

Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................2
CHƯƠNG
1
TỔNG QUAN VỀ PLC................................................................................................3

1.1 PLC là gì..................................................................................................3
1.2 Lịch sử phát triển của PLC......................................................................3
1.3 Nguyên lý hoạt động của PLC................................................................5
1.4 Cấu trúc của PLC....................................................................................6
CHƯƠNG
2
PHÂN LOẠI PLC.........................................................................................................8

2.1 Phân loại theo hãng sản xuất và version.................................................8
2.2 Phân loại theo số lượng các đầu vào ra.................................................13
2.3 Phân loại theo hình dạng.......................................................................17
CHƯƠNG
3
ƯU ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN...............................................................19

3.1 Ưu điểm.................................................................................................19
3.2 Ứng dụng thực tiễn................................................................................21
KẾT LUẬN................................................................................................................25

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………27

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp


1

1


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

MỞ ĐẦU
Trước hết, chúng em xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn tới thầy giáo
Bùi Anh Tuấn, người đã từng bước hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong quá
trình thực hiện đề tài “Tìm hiểu các loại PLC”.
Đồng thời chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, khoa hệ
thống điện, trường Đại Học Điện Lực Hà Nội, đã dìu dắt, dạy dỗ cả về kiến
thức chuyên môn và tinh thần học tập giúp cho chúng em có được những kiến
thức thực hiện đề tài của mình.
Đề tài của chúng em được chia làm ba chương:
Chương 1 Tổng quan về PLC
Chương 2 Phân loại PLC
Chương 3 Ưu điểm và ứng dụng thực tiễn
Trong quá trình thực hiện đề tài, tuy đã có nhiều cố gắng tìm hiểu, cũng
như tổng hợp tài liệu, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy
chúng em rất mong được sự góp ý quý báu của tất cả các thầy cô giáo cũng
như của tất cả các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn.

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

2



Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PLC
1.1 PLC là gì
1.1.1 Định nghĩa về PLC
PLC là viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển
lập trình được (khả trình), cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển
logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực
hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân
kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời
gian định thì hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch
relay (rơ le) trong thực tế.
1.1.2 Phương thức hoạt động
PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào.
Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của
PLC có thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC
như Siemens, AllenBradley, MitsubishiElectric, GeneralElectric, Omron,
Honeywell...
1.2 Lịch sử phát triển của PLC
1.2.1 Sự ra đời của PLC
Bộ điều khiển lập trình đầu tiên (Programmable Controller) đã được những
nhà thiết kế cho ra đời năm 1968(Công ty General Motor-Mỹ), với các chỉ tiêu
kỹ thuật nhằm đáp ứng các yêu cầu điều khiển: dễ lập trình và thay đổi chương
trình ; cấu trúc dạng Module mở rộng ; dễ bảo trì và sữa chữa, đảm bảo độ tin
cậy trong môi trường sản xuất.

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1


3


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

1.2.2 Quá trình phát triển của PLC
Ban đầu hệ thống còn khá đơn giản và cồng kềnh, người sử dụng gặp nhiều
khó khăn trong việc vận hành và lập trình hệ thống. Vì vậy các nhà thiết kế từng
bước cải tiến hệ thống đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận hành. Để đơn giản hóa việc lập
trình, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay (Programmable Controller Handle)
đầu tiên được ra đời vào năm 1969. Điều này đã tạo ra sự phát triển thật sự cho
kỹ thuật lập trình. Trong giai đoạn này các hệ thống điều khiển lập trình (PLC)
chỉ đơn giản nhằm thay thế hệ thống Relay và dây nối trong hệ thống điều khiển
cổ. Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế đã từng bước tạo ra được một tiêu
chuẩn mới cho hệ thống, đó là tiêu chuẩn: Dạng lập trình dùng giản đồ hình
thang.
Sự phát triển của hệ thống phần cứng từ năm 1975 cho đến nay đã làm cho
hệ thống PLC phát triển mạnh mẽ hơn với các chức năng mở rộng như: số lượng
ngõ vào, ngõ ra nhiều hơn và có khả năng điều khiển các ngõ vào, ngõ ra từ xa
bằng kỹ thuật truyền thông; bộ nhớ lớn hơn; nhiều loại Module chuyên dùng
hơn.
Trong những đầu thập niên 1970, với sự phát triển của phần mềm, bộ lập
trình PLC không chỉ thực hiện các lệnh Logic đơn giản mà còn có thêm các lệnh
về định thì, đếm sự kiện, các lệnh về xử lý toán học, xử lý dữ liệu, xử lý xung,
xử lý thời gian thực..
Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết nối các hệ thống PLC riêng
lẻ thành một hệ thống PLC chung, tăng khả năng của từng hệ thống riêng lẻ. Tốc
độ của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét nhanh hơn. Bên cạnh đó, PLC được
chế tạo có thể giao tiếp với các thiết bị ngoại nhờ vậy mà khả năng ứng dụng

của PLC được mở rộng hơn.

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

4


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

1.3 Nguyên lý hoạt động của PLC
1.3.1 Nguyên lý hoạt động chung
CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra
chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong
chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới
các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ
thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.
PLC thực chất chạy bằng mã máy với hệ thống số nhị phân, các Software
dùng để lập trình PLC tích hợp cả phần biên dịch. Các dòng lệnh khi lập trình
chúng ta đưa từ chương trình vào thì trình biên dịch sẽ chuyển đổi sang mã máy
và ghi từng bit “0” hay bit “1” lên đúng vào vị trí có địa chỉ đã được quy ước
trước trong PLC lên PC được thực thi xảy ra ngược lại và trình biên dịch đã làm
xong nhiệm vụ của mình trước khi trả chương trình lên Monitor..
Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường
tín hiệu song song. Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các
modul vào ra thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở
cùng thời điểm cho phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song
song.
1.3.2 Vòng quét của chương trình


PLC thực hiện các công việc (bao gồm cả chương trình điều khiển) theo
chu trình lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là một vòng quét (scancycle). Mỗi vòng
quét được bắt đầu bằng việc chuyển dữ liệu từ các cổng vào số tới vùng bộ đệm
ảo I, tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình. Mỗi vòng quét có thể mô tả
như sau:

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

5


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

H1. Vòng quét chương trình của PLC
1.4 Cấu trúc của PLC
1.4.1 Cấu trúc chung
PLC bao gồm các thành phần cơ bản sau :
- Mô đun nguồn
- Mô đun xử lý tín hiệu
- Mô đun vào
- Mô đun ra
- Mô đun nhớ
- Thiết bị lập trình
Ngoài các mô đun chính này, các PLC còn có các mô đun phụ trợ như mô
đun kết nối mạng, mô đun truyền thông, mô đun ghép nối các chức năng…

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1


6


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

H2. Mô tả cấu trúc PLC

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

7


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

CHƯƠNG 2
PHÂN LOẠI PLC
2.1 Phân loại theo hãng sản xuất và version
Trên thế giới hiện tại có rất nhiều các hãng sản xuất PLC nổi tiếng và phổ
biến như:
- Mitsubishi.
- Siemen.
- Omron.
- Idec.
- Fuji…
Đối với mỗi hãng sản xuất lại có nhiều version PLC khác nhau. Dưới đây
là một số PLC của các hãng thông dụng
2.1.1 Hãng Siemens
Có các dòng PLC như: S7-200, S7-300, S7-400,… Dưới đây là một vài
hình ảnh về các version PLC của hãng Siemens


H3. PLC S7 200 của Siemens
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

8


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

H4. PLC S7 300 của Siemens

H5. PLC S7 400 của Siemens
2.1.2 Hãng Mitsubishi
Có các họ như Alpha, Fx, Fx 0, Fx0N,Fx1N,Fx2N. Dưới đây là một vài hình ảnh
về các PLC của hãng Mitsubishi
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

9


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

H6. PLC loại Alpha của Mitsubishi
PLC dòng Alpha của Mitsubishi có kích thước thật nhỏ gọn, phù hợp với
các ứng dụng với số lượng I/O nhỏ hơn 30 cổng. Dòng ALPHA có màn hình
LCD và các phím nhấn cho phép thao tác, lập trình, sửa đổi… chương trình
được tích hợp bên trong bộ đếm tốc độ cao và bộ ngắt (role trung gian), cho
phép xử lý tốt một số ứng dụng phức tạp…


H7. PLC FXos Mitsubishi
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

10


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

PLC Fxos là loại PLC có kích thước siêu nhỏ, phù hợp với các ứng dụng
với số lượng I/O nhỏ hơn 30, giảm chi phí lao động và kích cỡ panel điều khiển.
Với việc sử dụng bộ nhớ chương trình bằng EEPROM cho phép dữ liệu chương
trình được lưu lại trong bộ nhớ trong trường hợp mất nguồn đột xuất, giảm thiểu
thời gian bảo hành sản phẩm. Dòng FX0 được tích hợp sẵn bên trong bộ đếm tốc
độ cao và các bộ tạo ngắt, cho phép xử lý tốt một số ứng dụng phức tạp.
Nhược điểm của dòng FX0 là không có khả năng mở rộng số lượng I/O,
không có khả năng nối mạng, thời gian thực hiện chương trình lâu.

H8. PLC FXon của Mitsubishi
FX0N PLC sử dụng cho các máy điều khiển độc lập hay các hệ thống nhỏ
với số lượng I/O có thể quản lý nằm trong miền 10-128 I/O. FX0N thực chất là
bước đệm trung gian giữa FX0S với FX PLC. FX0N có đầy đủ các đặc trưng cơ
bản của dòng FX0S, đồng thời còn có khả năng mở rộng tham gia nối mạng.
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

11



Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

H9. PLC FX1n của Mitsubishi
PLC FX1N thích hợp với các bài toán điều khiển với số lượng đầu vào ra
trong khoảng 14-60 I/O. Tuy nhiên khi sử dụng các module vào ra mở rộng lên
tới 128 I/O, bộ nhớ chương rình 8000 kstep, chu kỳ lệnh 0.55us/lệnh, 6 bộ đếm
tốc độ cao(60KHz), hai bộ phát xung đầu ra với tần số điều khiển tối đa là
100KHz, nguồn cung cấp:12-24VDC, 120-240VAC
Nhìn chung, dòng FX1N PLC thích hợp cho các ứng dụng dùng trong công
nghiệp chế biến gỗ, trong các hệ thống điều khiển cửa, hệ thống máy nâng,
thang máy, sản xuất xe hơi, hệ thống điều hòa không khí trong các nhà kính, hệ
thống xử lý nước thải, hệ thống điều khiển máy dệt,…

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

12


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

H10. PLC FX2n của Mitsubishi
FX2N là loại PLC có tính năng tương đối mạnh, FX2N trang bị tất cả các
tính năng dòng FX1N.Tốc độ xử lý tăng cường với thời gian thực hiện
0.08us/lệnh, điều khiển số lượng đầu ra từ 16-128I/O, trong trường hợp cần thiết
có thể mở rộng lên tới 256 I/O, bộ nhớ 8kstep, trong trường hợp cần điều khiển
các quà trình phức tạp, có thể mở rộng bộ nhớ lên tới 16kstep.
Những tính năng vượt trội cùng với khả năng truyền thông, nối mạng nói
chung của dòng FX1N đã đưa FX2N lên vị trí hàng đầu trong dòng FX, có thể
đáp ứng tốt các đòi hỏi khắt khe nhất đối với các ứng dụng điều khiển dây

chuyền sản xuất, xử lý nước thái, các ứng dụng hệ thống xử lý môi trường, điều
khiển các máy dệt và trong các ứng dụng dây chuyền đóng lắp ráp tàu biển….
2.2 Phân loại theo số lượng các đầu vào ra
2.2.1 Phân loại chung
Ta có thể phân PLC thành bốn loại sau:
- Micro PLC là loại có dưới 32 kênh vào/ra
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

13


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

- PLC nhỏ có đến 256 kênh vào/ra
- PLC trung bình có đến 1024 kênh vào/ra
- PLC lớn có đến trên 1024 kênh vào/ra
2.2.2 Các micro-PLC

H11. PLC T100MD của Triangle Research
Thường có ít hơn 32 đầu vào/ra. Ở hình vẽ bên là ví dụ về PLC họ
T100MD-1616 do hãng Triangle Research International sản xuất. Cấu tạo tương
đối đơn giản và toàn bộ các bộ phận được tích hợp trên một bảng mạch có kích
thước nhỏ gọn. Micro-PLC có cấu tạo gồm tất cả các bộ phận như bộ xử lý tín
hiệu, bộ nguồn, các kênh vào/ra trong một khối. Các micro – PLC có ưu điểm
hơn các PLC nhỏ là giá thành rẻ, dễ lắp đặt.
Một loại micro PLC khác là DL05 của hãng Koyo, loại này có 32 kênh
vào/ra.
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1


14


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

H12. Micro PLC họ DL05 của hãng Koyo
2.2.3 PLC loại nhỏ
Có thể có đến 256 đầu vào/ra. Hình dưới là PLC của hãng OMRON loại
ZEN-10C. Loại PLC này có 34 kênh vào/ra gồm: 6 kênh vào và 4 kênh ra trên
mô đun CPU, còn lại 3 mô đun vào/ra, với 4 kênh vào và 4 kênh ra cho mỗi mô
đun

H13. PLC loại ZEN-10C của Omron.
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

15


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

Hãng Siemens có các loại PLC nhỏ như S5-90U,S5-100U,S7-200, có số
lượng kênh vào/ra nhỏ hơn 256.

H14. PLC S5-100U của Siemens
2.2.4 Các PLC trung bình
Có thể có đến 1024 đầu vào/ra. Loại CJ1M của Omron hình bên dưới có
320 kênh vào/ra.


H15. PLC loại CJ1M của Ormon
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

16


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

2.2.5 Các PLC loại lớn
Hãng Siemens là các loại series S7-300, S7-400. Các loại này có số lượng
kênh vào/ra rất lớn. Các kênh này không thể đấu trực tiếp lên PLC mà phải
thông qua các bộ dồn kênh và tách kênh (demultiplexeur và multiplexeur).
PLC S7-400 của Siemens là PLC mạnh nhất hiện nay.
2.3 Phân loại theo hình dạng
Có hai kiểu cơ cấu thông dụng với các hệ thống PLC là kiểu hộp đơn và
kiểu modul nối ghép.
2.3.1 Kiểu hộp đơn
Thường được sử dụng cho các thiết bị điều khiển lập trình cỡ nhỏ và được
cung cấp dưới dạng nguyên chiếc hoàn chỉnh. Ví dụ như PLC ZEN 10c của
hãng OMRON là một PLC kiêu hộp đơn.

H16. PLC của hãng OMRON loại ZEN – 10C
2.3.2 Kiểu modul ghép nối
Gồm nhiều modul riêng cho bộ nguồn, CPU, cổng vào/ra.... được lắp trên
thanh ray. Kiểu này có thể sử dụng cho các thiết bị lập trình ở mọi kích cỡ. PLC
S7 300 của hãng Siemens là ví dụ điển hình cho PLC kiêu modul ghép nối.
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1


17


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

H17. PLC S7 300 của Siemens

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

18


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

CHƯƠNG 3
ƯU ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
3.1 Ưu điểm
So sánh giữa hệ thống điều khiển dùng rơ le và hệ thống điểu khiển dùng
PLC ta có thể thấy được những ưu điểm nổi bật của hệ thông PLC.
3.1.1 Đặc điểm của hệ thống điều khiển bằng rơ le
Trước hết có thể thấy hệ thống điều khiển cũ bằng rơ le có rất nhiều nhược
điểm như:
- Tốn kém rất nhiều dây dẫn .
- Thay thế rất phức tạp.
- Cần công nhân sửa chữa tay nghề cao.
- Công suất tiêu thụ lớn .
- Thời gian sửa chữa lâu.
- Khó cập nhật sơ đồ nên gây khó khăn cho công tác bảo trì cũng như
thay thế.

Tóm lại: Ở những hệ thống rơle cũ để điều khiển đóng ngắt một thiết bị
sau khi thực thi tác vụ theo một khoảng thời gian xác định, chúng ta hay dùng
các bộ Timer Controller, khi đếm các sự kiện, sản phẩm,… chúng ta dùng các
bộ Counter Controller có thể là bằng số cơ khí hay hiển thị bằng Led 7 đoạn,
LCD… các giá trị cài đặt được thao tác trên các bộ controller này, nhưng vấn đề
sẽ bắt đầu phức tạp dần khi trong hệ thống cần nhiều bộ timer hay counter riêng
lẻ nhưng phải phối hợp có hệ thống trong một tác vụ liên tục và không có tính
lặp lại, lúc này tủ điều khiển của ta bắt đầu quá tải về số lượng controller, dây
nối điều khiển, cable nguồn bắt đầu tăng lên và khi hệ thống cần sự thay đổi các
tham số trong quá trình điều khiển chúng ta sẽ tốn rất nhiều công sức để lần lượt
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

19


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

thiết lập từng bộ Timer hay Counter. Quá phức tạp. Chúng ta chưa tính đến khả
năng lão hoá các thiết bị, tính chính xác sẽ từ từ kém đi theo thời gian, chưa tính
đến khả năng hư hỏng tức thời của số lượng thiết bị này sẽ tiều tốn của chúng ta
khá nhiều tiền chi cho việc chuẩn đoán và thay thế và chúng ta còn chưa tính
đến số thời gian vô ích khi ngừng hệ thống không vận hành sản xuất được, có lẽ
các sự kiện nêu trên hoàn toàn đúng với công thức: “Xác suất của số lần hỏng
hóc sẽ tăng tỷ lệ thuận với tổng số các thiết bị có tham gia trong quá trình điều
khiển”.
3.1.2 Đặc điểm hệ thống điều khiển dùng PLC
Sự ra đời của hệ điều khiển PLC đã làm thay đổi hẳn hệ thống điều khiển
cũng như các quan niệm thiết kế về chúng, hệ điều khiển dùng PLC có nhiều ưu
điểm như sau:

- Giảm 80% số lượng dây nối.
- Công suất tiêu thụ của PLC rất thấp .
- Có chức năng tự chuẩn đoán do đó giúp cho công tác sửa chữa được
nhanh chóng và dễ dàng.
- Chức năng điều khiển thay đổi dễ dàng bằng thiết bị lập trình (máy
tính, màn hình) mà không cần thay đổi phần cứng nếu không có yêu
cầu thêm bớt các thiết bị vào, ra.
- Số lượng rơle và timer ít hơn nhiều so với hệ điều khiển cổ điển.
- Số lượng tiếp điểm trong chương trình sử dụng không hạn chế.
- Thời gian hoàn thành một chu trình điều khiển rất nhanh (vài ms)
dẫn đến tăng cao tốc độ sản xuất .
- Chương trình điều khiển có thể in ra giấy chỉ trong vài phút giúp
thuận tiện cho vấn đề bảo trì và sửa chữa hệ thống.
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

20


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

- Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.
- Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.
- Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình
phức tạp.
- Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
- Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối
mạng, các Modul mở rộng.
- Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ.
- Giá cả có thể cạnh tranh được.

Đặc trưng của PLC là khả năng có thể lập trình được, chỉ số IP ở dải quy
định cho phép PLC hoạt động trong môi trường khắc nghiệt công nghiệp, yếu tố
bền vững thích nghi, độ tin cậy, tỉ lệ hư hỏng rất thấp, thay thế và hiệu chỉnh
chương trình dễ dàng, khả năng nâng cấp các thiết bị ngoại vi hay mở rộng số
lượng đầu vào nhập và đầu ra xuất được đáp ứng tuỳ nghi trong khả năng trên có
thể xem là các tiêu chí đầu tiên cho chúng ta khi nghĩ đến thiết kế phần điều
khiển trung tâm cho một hệ thống hoạt động tự động.
3.2 Ứng dụng thực tiễn
Từ các ưu điểm nêu trên, hiện nay PLC đã được ứng dụng trong rất nhiều
lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp như:
- Hệ thống nâng vận chuyển.
- Các dây chuyền sản xuất
- Các robot lắp giáp sản phẩm .
- Điều khiển bơm.
- Công nghệ sản xuất giấy .
Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

21


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

- Sản xuất xi măng.
- Công nghệ chế biến thực phẩm.
- Điều khiển hệ thống đèn giao thông.
- Quản lý tự động bãi đậu xe.
- Hệ thống báo động.
- Dây chuyền may công nghiệp.
- Điều khiển thang máy.

- Sản xuất vi mạch.
- Kiểm tra quá trình sản xuất .
Dưới đây là các hình ảnh về ứng dụng của hệ thóng PLC trong thực tiễn

H18. Ứng dụng PLC trong sản xuất ô tô

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

22


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

H19. Ứng dụng PLC trong dây chuyện đóng nắp chai

H20. Ứng dụng PLC trong máy đùn nhựa

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

23


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

H21. Hộp PLC điều khiển thang máy

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1


24


Đề tài Tìm hiểu các loại PLC

KẾT LUẬN
Qua thời gian thực hiện, dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy Bùi Anh
Tuấn cùng sự giúp đỡ rất nhiều của quý thầy cô trong khoa, nhóm đã cố gắng
hoàn thành đề tài đúng theo yêu cầu và thời gian quy định. Trong đề tài chúng
em đã tìm hiểu được :
- Định nghĩa về PLC, sự hình thành và phát triển, nguyên lý hoạt động,
các thành phần của PLC.
- Phân loại các PLC, các ví dụ và hình ảnh thực tế, cũng như đặc điểm
chức năng của từng loại.
- Ưu điểm của PLC và các ứng dụng của PLC trong thực tế.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên đề tài
còn nhiều hạn chế. Kính mong thầy cô giáo và các bạn cùng chỉ bảo, góp ý, chia
sẻ, giúp đề tài của nhóm hoàn thiện hơn, có thể phát triển rộng hơn và đi sâu hơn
vào nghiên cứu về PLC, để từ đó có những ứng dụng hữu ích trong thực tế.

Lớp tín chỉ Điện công nghiệp
1

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×