Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De cuong on tap môn Chương trình dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.79 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CTD
PHẦN LÝ THUYẾT
1) Phân tích từ vựng:
- Cho một đoạn mã, hãy xác định các từ vựng có thể hình thành các token.
Gợi ý: SV cần nắm rõ các khái niệm:
o Từ tố (token).
o Mẫu từ vựng (pattern).
o Trị từ vựng (lexeme).
o Chỉ ra được các từ vựng có thể tạo thành các từ tố.
2) Phân tích cú pháp:
- Tập trung vào văn phạm phi ngữ cảnh:
o Ví dụ về văn phạm PNC.
o Chỉ ra các thành phần trong 1 văn phạm PNC.
- Cây phân tích cú pháp.
- Khái niệm văn phạm mơ hồ.
- Lý thuyết về 1 số phương pháp phân tích: Trên xuống, dưới lên…
- Phương pháp để tạo đệ qui trái trong 1 văn phạm.
3) Dịch trực tiếp cú pháp:
- Cho 1 biểu thức toán học:
o Ðịnh nghĩa trực tiếp cú pháp cho biểu thức số học.
o Lược đồ dịch cho biểu thức số học.
- Thuộc tính kế thừa, tổng hợp trong định nghĩa trực tiếp cú pháp? Lấy ví dụ
minh họa.
- Khái niệm đồ thị trong định nghĩa trực tiếp cú pháp? Phương pháp xây dựng.
- Phương pháp phân tích cú pháp chú thích
4) Sinh mã trung gian:
- Khái niệm mã lệnh 3 địa chỉ? Ví dụ minh họa.
PHẦN BÀI TẬP
Sinh viên cần nắm rõ các thuật toán:
- Loại bỏ đệ qui trái.
- Tạo yếu tố trái.


- Tìm tập hợp First và Follow.
- Tạo bảng phân tích cú pháp dự đoán dựa trên hai tập First, Follow.
- Các thuật toán liên quan đến phân tích cú pháp theo thứ bậc toán tử.
- Thuật toán xây dựng bảng SLR.
- Thực hiện quá trình phân tích SLR cho1chuỗi nhập (xây dựng cây phân tích
cú pháp).
Dạng bài tập:
1) Văn phạm mơ hồ, loại bỏ sự mơ hồ cho 1 văn phạm.
Gợi ý: Xem các ví dụ loại bỏ sự mơ hồ trong SGK (if…then…else)
2) Chứng minh 1 văn phạm là mơ hồ.
3) Cho 1 văn phạm, xây dựng dẫn xuất trái, phải, xác định ngôn ngữ sinh ra bởi
một văn phạm G.
Gợi ý: Xem phần cây suy dẫn (trái phải), ngôn ngữ sinh bởi văn phạm.
4) Phân tích cú pháp dự đoán
Cho 1 văn phạm:
o Xây dựng bộ phân tích cú pháp dự đoán cho văn phạm đã cho.
o Tạo cây phân tích cú pháp dự đoạn cho 1 xâu vào cụ thể.
Gợi ý:
o Loại bỏ đệ qui trái (nếu có).
o Tạo yếu tố trái.
o Tìm tập hợp First và Follow.
o Tạo bảng phân tích cú pháp dự đoán dựa trên hai tập First, Follow.
o Các thuật toán liên quan đến phân tích cú pháp theo thứ bậc toán tử.
5) Phân tích cú pháp theo thứ bậc toán tử (hoặc theo thứ tự ưu tiên):
Cho 1 văn phạm G.
o Xây dựng bộ phân tích thứ tự ưu tiên cho văn phạm.
o Dùng bộ bộ phân tích cú pháp đã xây dựng để phát sinh cây phân tích
cú pháp cho câu nhập cụ thể.
Gợi ý: Nắm chắc thuật toán phân tích cú pháp theo thứ bậc toán tử.
6) Phân tích SLR:

Cho 1 văn phạm G.
o Xây dựng bộ bảng phân tích SLR cho văn phạm G.
o Dùng bộ bộ phân tích SLR đã xây dựng để phát sinh cây phân tích cú
pháp cho câu nhập cụ thể.
Gợi ý: Nắm chắc các phương pháp:
o Xác định bao đóng - Closure(I), Goto(I, X).
o Xác định tập hợp các mục C = {I
i
}
o Thuật toán xây dựng bảng SLR.
o Thuật toán phân tích LR (giải thuật 4.6 và ví dụ liên quan - SGK).
7) Phân tích cú pháp chú thích:
o Xây dựng một cây phân tích cú pháp chú thích cho biểu thức số học
cụ thể.

×