Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Đồ án thiết kế thi công THỦY lợi ĐỊNH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 131 trang )

DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng em đã nhận
được sự hướng dẫn và dạy dỗ tận tình của quý thầy cô tại trường, thầy cô đã truyền đạt
cho chúng em những kinh nghiệm, kiến thức quý báo và trang bị những đạo đức tác
phong nghề nghiệp cho chúng em làm hành trang trong cuộc sống và công việc sau
này. Em chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong Trường, trong Khoa.
Qua bài báo cáo này em xin chân thành gửi đến thầy TS.Nguyễn Chí Công lòng
biết ơn sâu sắc, thầy đã giành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho em
nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp
này.
Cuối cùng, em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp.
Do kiến thức của em còn rất hạn hẹp nên trong báo cáo tốt nghiệp này không
tránh khỏi những sai sót rất mong quý thầy cô thông cảm và vui lòng chỉ dẫn thêm để
em sửa chữa nhằm giúp em có thêm kiến thức lẫn kinh nghiệm cho thực tế sau này.
Em chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 5 năm 2015
Sinh Viên Thực Hiện

Nguyễn Hương Cảnh

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 1

LỚP: 11X2B




DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

MỤC LỤC

PHẦN I: NỘI DUNG BÁO CÁO
CHÍNH

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 2

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Trang 3

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH


GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 MỞ ĐẦU

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 4

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Hình 1. – Bản đồ tỉnh có dự án

Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển
Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6022,43km 2 giới hạn bởi toạ độ địa lý ( Hệ
Gauss) như sau:
- Cực Bắc : 140 42′ 10″ độ vĩ bắc, 1080 55′ 42″ độ kinh đông.
- Cực Nam : 130 30′ 10″ độ vĩ bắc, 1080 54′ 00″ độ kinh đông.
- Cực Đông : 130 36′ 33″ độ vĩ bắc, 1090 22′ 00″ độ kinh đông.
- Cực Tây

: 140 25′ 00″ độ vĩ bắc, 1080 37′ 30″ độ kinh đông.


Tỉnh Bình Định gồm thành phố Quy Nhơn và 10 huyện: An lão, Hoài Ân, Hoài
Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Vân Canh.
Dân số trong toàn tỉnh, tính đến năm 1998 là 1,522 triệu người, phân bố ở 126
xã, 26 phường và thị trấn. Số dân cư sống ở thành thị chiếm 23,70%. Còn lại 76,30%
sống ở nông thôn

.

Mật độ bình quân 253,8 người / km2.
Đại bộ phận dân cư sống bằng nông -lâm -ngư - nghiệp . Một bộ phận hoạt
động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản,
thuỷ sản, xây dựng, thương nghiệp dịch vụ y tế, giáo dục.v.v...
Nam Bình Định là vùng trọng điểm kinh tế của Tỉnh. Cơ cấu chính của kinh tế
vẫn sản xuất nông - lâm nghiệp, toàn tỉnh có 100.588 ha đất nông nghiệp, trong đó đất
canh tác cây hàng năm là 77.001 ha, chiếm 76,55% . Đất lâm nghiệp có 190.157 ha,
trong đó rừng tự nhiên chiếm 75,36%, còn lại 24,64% là đất trồng.
Bên cạnh tiềm năng đất đai có thể đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, những năm
gần đây Bình Định cũng đã tận dụng ưu thế địa bàn thuân lợi (có rừng, đồng bằng,
biển ... ) để phát triển đa dạng hoá nền kinh tế của tỉnh. Các ngành kinh tế như công
nghiệp , xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, thương nghiệp, dịch vụ.... đều có xu
hướng phát triển, tổng sản phẩm làm ra chiếm tỷ trọng đáng kể so với sản phẩm nông
nghiệp. Năm 1998 tổng sản phẩm trong tỉnh ( theo giá thực tế ) là 3856 tỷ đồng VN.
SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 5

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH


GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Giá trị sản xuất nông nghiệp 1589,2 tỷ, công nghiệp là 902,6 tỷ. Thu nhập bình quân
tính theo đầu người 495.500 đồng/người-tháng, trong đó khối nông lâm nghiệp
527.900đ/ng-tháng, thuỷ sản 585.200đ/ng-tháng, công nghiệp chế biến 579.200đ/ngtháng, khai thác mỏ 579.200đ/ng-tháng, sản xuất phân phối điện nước 757.700đ/ngtháng, thương nghiệp 620.000đ/ng-tháng, tài chính tín dụng 1.785.600 đ/ng-tháng...
Bảng 1.:Diện tích, dân số và đơn vị hành chính của tỉnh Bình Định. ( Năm 1998)

TT

Các

đặc

Tổng số

trưng

Số


Số
phường
thị trấn

Diện
tích
(km2)

Dân số

(1000
người)

Mật độ dân số
(người/km2)

126

26

5996

1521,9

253,8

16

215

242,4

1127,4

691

25,0

36,2


1

Thành phố Quy Nhơn

4

2

Huyện An Lão

9

3

Huyện Hoài Ân

13

1

737

95,8

130,0

4

Huyện Hoài Nhơn


15

2

406

222,1

547,0

5

Huyện Phù Mỹ

16

1

558

183,9

329,5

6

Huyện Phù Cát

17


1

658

187,8

285,3

7

Huyện Vĩnh Thạnh

7

689

27,6

40,1

8

Huyện Tây Sơn

14

1

708


137,4

194,1

9

Huyện an Nhơn

13

2

240

191,5

797,9

10

Huyện Tuy Phước

12

2

279

185,8


665,9

11

Huyện Vân Canh

6

815

22,7

27,9

( “ Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Định”)
Năm 1998, sản lượng lương thực quy thóc là 473.300T, bình quân lương thực
một đầu người là 311 kg/ năm.
1.2 NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ
1.2.1 Căn cứ pháp lý
QĐ Phê duyệt Dự án Tiền khả thi Công trình thủy lợi - Hồ chứa nước Định Bình
do thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/8/1997.

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 6

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH


GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

QĐ Phê duyệt báo cáo khả thi do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban
hành ngày 5/4/2001
Công văn v/v phê duyệt báo cáo NCKT công trình hồ chứa nước Định Bình do
thủ tướng Chính phủ ban hành 16/3/2001
1.2.2 Căn cứ tính toán thủy văn
Các tiêu chuẩn dùng trong tính toán
[1] QCVN 04-05:2012 Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia -CTTL
[2] QP.TL C-6-77 “Tính toán các đặc trưng thuỷ văn”
Các tài liệu tham khảo:
[3] Ngô Đình Tuấn- Hồ Cao Đàm.Tính toán thuỷ văn các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ,
NXB Nông Nghiệp 1986

.

[4] Đỗ Cao Đàm- Hà Văn Khối.Thuỷ văn công trình.NXB Nông Nghiệp 1993.
[5] Hà Văn Khối.Thuỷ văn công trình.1998.
[6] Đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Định.
1.2.3 Căn cứ tính toán nhu cầu nước
Các tiêu chuẩn dùng trong tính toán:
[7] TCVN 4118-2012 “Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kênh tưới”
Các tài liệu tham khảo:
[8] Nguyễn Quang Đoàn. Nguyên lý thiết kế hệ thống kênh tưới. Lưu hành nội
bộ 2002.
[9] Phạm Ngọc Hải. Giáo trình Quy Hoạch và thiết kế hệ thống thuỷ lợi.NXB
XD.2006.
1.2.4 Căn cứ tính toán điều tiết
Các tiêu chuẩn dùng trong tính toán

[1] QCVN 04-05 :2012 Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia –CTTL.
Các tài liệu tham khảo:
SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 7

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

[3] Ngô Đình Tuấn- Hồ Cao Đàm.Tính toán thuỷ văn các công trình thuỷ lợi
vừa và nhỏ, NXB Nông Nghiệp 1986
[4] Đỗ Cao Đàm- Hà Văn Khối.Thuỷ văn công trình.NXB Nông Nghiệp
1993.
1.2.5 Căn cứ thiết kế cơ sở
Các tiêu chuẩn dùng trong tính toán
[1] QCVN 04-05:2012 “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia-CTTL.”
[12] QPTL 14TCN -28 - 85 “Tải trọng và lực tác dụng lên công trình thuỷ lợi”
[13] QPTL 14TCN -8 - 85 “Quy phạm tính toán thủy lực cống dưới sâu”
[14] QPTL 14TCN -7 - 85 “Quy phạm tính toán thủy lực đập tràn”
[15] 14TCN 56-88 “Thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép”
Các tài liệu tham khảo:
[16] Nguyễn Đăng Cung - Nguyên Xuân Đặng – Ngô Trí Viềng. Công trình
tháo lũ trong đầu mối hệ thống thủy lợi.NXB xây dựng 2005.
[17] Thuỷ công tập 1
[18]


Thuỷ công tập 2

[19]

Sổ tay tính toán thuỷ lực

[20] Design of small dam.
1.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
Khu vực nghiên cứu thuộc phía Nam của tỉnh Bình Định, nằm gọn trong 3 lưu
vực của các sông La Tinh, sông Kôn và sông Hà Thanh, bao gồm đất đai của 5 huyện:
Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn.
Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua vùng dự án, là điều kiện thuận
lợi cho việc giao lưu kinh tế và văn hoá với các miền của đất nước. Thành phố Quy
Nhơn trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh, cách Hà Nội 1060km về phía Bắc
và cách thành phố Hồ Chí Minh 644 km về phía Nam, có thể giao lưu thuận lợi bằng
SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 8

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Ngoài ra, còn có đường QL19
nối cảng biển Quy Nhơn với Tây Nguyên rộng lớn, và sân bay Phù Cát, tương lai sẽ là
một trong những cảng hàng không quan trọng của khu vực.


CHƯƠNG 2: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ, CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN
LỢI VÀ KHÓ KHĂN
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Đặc điểm địa hình
Vùng đầu mối và khu hưởng lợi của dự án nằm gọn bên sườn phía Đông của dãy
Trường Sơn, có địa hình dốc và khá phức tạp.
Hướng dốc chủ yếu từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẹp, chia ra thành
nhiều khu vực. Diện tích tự nhiên 2.789 km2, chiếm khoảng 46,52 % diện tích toàn
tỉnh (5996 km2).
Đặc trưng của địa hình có thể chia thành 4 dạng như sau:
Khu núi cao và trung bình.
Nằm ở phía Tây của vùng, chiếm khoảng 70 % diện tích tự nhiên, chạy dọc
theo ranh giới giữa Gia Lai và Bình Định. Đây chính là Sườn phía Đông của dãy
Trường Sơn, có độ cao trung bình 500 ÷ 700m. Địa hình khu vực này bị phân cách
mạnh, sông suối có độ dốc lớn, lớp phủ thực vật trung bình.
Khu gò đồi.
Là khu vực trung gian giữa miền núi và đồng bằng, chiếm khoảng 7% đến 10 %
diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình dưới 200m. Những nơi bằng phẳng có độ cao 30
÷ 40m. Độ dốc tương đối lớn, lớp phủ kém.
Khu đồng bằng.
Tập trung chủ yếu ở hạ lưu sông Kôn, sông La Tinh và sông Hà Thanh chiếm
khoảng 17÷20 % diện tích tự nhiên. Độ cao thay đổi từ 2 ÷ 3m đến 20 ÷ 30m. Xen
giữa đồng bằng có đồi gò thấp. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính.
Khu cồn cát ven biển.
SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 9

LỚP: 11X2B



DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Đây là khu vực bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc
ven biển, với chiều rộng trung bình khoảng 2km. Khu vực này có khả năng trồng cây
lâu năm và cây chắn gió.
2.1.2 Đặc điểm địa chất
a.Địa hình, địa mạo
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có địa hình đồi núi cao, các dãy núi phát
triển theo hướng Bắc Nam, với các đỉnh đồi núi có cao độ 800 ÷ 900m và bị phân cách
bởi các nhánh suối nhỏ của sông Kôn.
Địa mạo khu vực đặc trưng bởi dạng thung lũng mở rộng, với các sườn đồi hai
bên khá thoải, kết quả của một quá trình bào mòn, phát triển mạnh cả về chiều thẳng
đứng và chiều nằm ngang trên một nền địa chất tương đối đồng nhất, không có tính
phân lớp.
b.Địa tầng
Khu vực nghiên cứu nằm trong phần rìa phía Đông của Địa khối Kon Tum, và
được cấu tạo bởi các thành địa chất cổ. Loại đá chính gặp trong vùng là các loại đá
biến chất Arkay thuộc phức hệ Kanac (ARKn). Về phía Tây và Tây Nam phức hệ
Kanac bị các khối đá granit biotit có hoblend thuộc phức hệ Chu Lai - Ba Tơ γcb) và
đá bazan bị Neogen thượng - Đệ tứ ( γN2 - Q1) phủ kín.
Ngoài ra trong vùng còn gặp các đá xâm nhập có thành phần granit,
granosyenit, granodionit cấu tạo hạt vừa đến hạt lớn. Các đá xâm nhập này gặp dưới
dạng các khối nhỏ, phát triển dọc theo các đứt gãy lớn trong vùng, có diện tích phân
bố vài km và được gọi là phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn γbq).
Các trầm tích đệ tứ bao gồm các lớp đất mềm rời nguồn gốc eluvi, deluvi, có
thành phần á sét, á cát lẫn nhiều dăm sạn phủ kín các sườn đồi trong vùng với bề dày
từ vài mét đến trên 10m.

c.Cấu tạo địa chất
Theo các kết quả nghiên cứu địa chất, cấu tạo và kiến tạo mới nhất, nền đá biến
chất của địa khối Kon Tum trong vùng công trình bị phân cách bởi hệ thống đứt gãy

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 10

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

cấp III chạy theo hướng Bắc - Nam. Đứt gãy lớn nhất gọi là đứt gãy sông Kôn chạy
phía bên phải và gần song song với hướng chảy của sông Kôn. Do tác động của đứt
gãy này đã kéo theo sự hình thành của một loạt đứt gãy nhỏ khác theo hướng tương tự.
Hệ thống đứt gãy thứ hai có hướng TB - ĐN. Dọc theo các đứt gãy thuộc hệ
thống này đã hình thành các khối xâm nhập Granit nhỏ như đã nêu trên.
d.Địa chất thuỷ văn
Do nền địa chất là các lớp đất đá kết tinh và đá xâm nhập liền khối, có tính thấm
nước và trữ nước nhỏ, do đó nước ngầm chỉ gặp ở phần trên cùng của nền đá gốc trong
đới đá phong hoá nứt nẻ. Nước ngầm có nguồn bù cấp chính là nước mưa và có hướng
vận động về phía sông Kôn và các nhánh của nó. Do lượng mưa trong vùng tương đối
cao, khoảng 1700 ÷ 1800mm / năm, nên nước ngầm khá dồi dào. Mực nước ngầm tại
các sườn đồi nói chung nằm sâu từ 7 ÷ 15m.Nước mặt tập trung chủ yếu ở sông Kôn
và các chi lưu chính như Đắc Sem, Kriêng - Tin.
e.Địa chấn, động đất
Kết quả nghiên cứu động đất mới nhất do Viện Vật lý Địa cầu tiến hành cho công

trình Định Bình cho thấy công trình nằm trong vùng có hoạt động động đất tích cực và
phân dị, độ nguy hiểm cao. Các vùng phát sinh động đất gắn liền với các đứt gãy sông
Ba và sông Kôn. Chấn động cực đại trong khu vực công trình là I ≤ 7 (MKS - 64 ) và
amax = 137 cm/s2. Do ảnh hưởng của động đất cực đại với Mmax ≤ 5,5 và h = 12 km
có thể xảy ra trên đứt gãy sông Kôn, với chấn tâm nằm cách công trình từ 2 đến 70
km, độ sâu chấn tâm h = 10 ÷ 15 km. Nghiên cứu của Viện Vật lý Địa cầu đã kiến nghị
lấy cấp động đất thiết kế là I = 7.
f.Các hiện tượng địa chất động lực trên mặt
Mặt cắt ngang sông Kôn có dạng mở rộng, với lòng sông tương đối rộng và các
sườn dốc thoải dưới 300. Phần lớn sườn đồi được che phủ bởi rừng thứ sinh, do đó
sườn dốc khá ổn định, ít gặp các vệt trượt, sạt lớn. Hiện tượng sạt lở xảy ra chủ yếu tại
bờ sông sát mép nước trong các lớp Aluvi thềm sông vào mùa mưa lũ. Các hiện tượng
sạt lở có quy mô cục bộ, nhỏ.
g.Ngập và bán ngập
SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 11

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Trong vùng lòng hồ chỉ có làng xóm và đất đai canh tác nằm dọc theo hai bên bờ
sông và đường ô tô đi lên các xã ở thượng nguồn sông Kôn, không có các công trình
kinh tế văn hoá quan trọng. Vấn đề ngập và bán ngập chỉ giới hạn trong việc di dân
đến nơi ở mới, thay thế 19km đường lên công trình thuỷ điện Vĩnh Sơn và di chuyển
khoảng 20 km đường dây điện nằm trong phạm ngập và bán ngập của hồ Định Bình.

2.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng
Bảng 2.: Phân loại đất .

Hiệ
u

Diện
tích

Tỷ lệ
%

Văn
Phong

Vĩnh
Thạnh


Thanh

Loại
đấtTỰ NHIÊN
TỔNG DIỆN
TÍCH

29.03

100


22761

2248

4016

I

Nhóm đất cát

49

0,17

49

2

Bãi cát

Cb

2

0,01

2

3


Đất cát

C

47

0,16

47

II

Nhóm đất mặn phèn

360

1,24

360

3

Đất mặn trung bình

M

172

0,59


172

4

Đất mặn ít

Mi

119

0,41

119

5

Đất phèn ít, mặn trung bình

SiM

69

0,24

69

III

Nhóm đất phù sa


6508

22,42

4868

6

Đất phù sa được bồi

Pb

114

0,39

114

7

Đất phù sa không được bồi

P

1044

3,60

496


8

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

Pf

536

1,85

409

9

Đất phù sa Glây

Pg

4379

15,09

3463

10

Đất phù sa úng nước

Pj


386

1,33

386

11

Đất phù sa phủ trên nền cát

P/C

49

0,17

IV

Nhóm đất xám bạc màu

11.45

49,45

10.11

12

Đất xám trên phù sa cổ


X

53

0,18

53

13

Đất xám trên đá Macma axit

Xa

2930

10,09

14

Đất xám Glây

Xg

2918

15

Đất xám bạc màu trên đá Macma axit


Ba

16

Đất xám bạc màu Glây

Bg

V

Nhóm đất đỏ vàng

1

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 12

282

1358

211

337
127

71

845


49
1072

270

1965

885

80

10,05

25,41

187

190

3902

13,44

3902

1648

5,68


1648

1786

6,15

1360

383

43

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

1

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Hiệ
u

Diện
tích

Tỷ lệ
%


Văn
Phong

Vĩnh
Thạnh


Thanh

383

43

17

Loại
Đất đỏ vàng
trên đất
đá Macma axit

Fa

803

2,77

377

18


Đất vàng nhạt trên đá cát

Fq

288

0,99

288

19

Đất đỏ vàng trên đá phiến sa

Fs

695

2,39

695

VI

Nhóm đất dốc tu

3

0,01


3

20

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

3

0,01

3

VII

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

934

3,22

934

21

Đất xói mòn trơ sỏi đá

934

3,22


934

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT

21091

72,67

17271

1740

2080

Đất thổ cư + chuyên dùng

5633

19,41

4340

306

987

Đất nuôi trồng thuỷ sản

323


1,11

Sông suối + ao hồ

1638

5,64

962

145

531

Nghĩa địa

340

1,17

188

57

95

D

E


323

(“ Nguồn:Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp”)
Nhận xét chung:
Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên (nằm ở Đông Trường Sơn,
đồng bằng ven biển hẹp, có tính bồn địa lưu vực) và đặc điểm sản xuất, trong các khu
hưởng lợi đã hình thành 7 nhóm đất với 21 loại khác nhau.
Đất bằng chiếm 63,28 % diện tích tự nhiên, đất dốc chiếm 9,4 % diện tích tự
nhiên, còn lại là đất thổ cư, đất chuyên dùng và đất khác.
Các nhóm đất phổ biến và có diện tích lớn cả là đất xám 11.451 ha (39,45%),
đất phù sa 6508 ha (22,42%), đất đỏ vàng 1786 ha (6,15 %). Còn lại là đất xói mòn trơ
sỏi đá và đất khác. Trong đó nhóm đất phù sa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhất.
Tất cả các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ. Nhẹ nhất là đất xám bạc màu trên
đá Macma axit ( tỷ lệ >85 %). Nặng nhất là đất phù sa úng nước và đất phù sa Glay.

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 13

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

2.1.4 Đặc điểm tình hình tài liệu khí tượng thuỷ văn
Công tác nghiên cứu KTTV trên lưu vực sông Kôn đã được quan tâm từ lâu. Cho
đến nay, tài liệu đo đạc từ mạng lưới trạm trên lưu vực sông Kôn khá đầy đủ, tuy nhiên
việc phân bố trạm lại chưa thật hợp lý.

Mạng lưới trạm đo mưa trên lưu vực sông Kôn, nhất là vùng hạ du khá dày,
nhưng trạm đo thủy văn thì thưa thớt, tài liệu thiếu đồng bộ và đây là một hạn chế
trong việc đánh giá nguồn nước của dòng chính sông Kôn.
Mạng lưới trạm quan trắc các yếu tố khí tượng - thủy văn xem bảng sau:

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 14

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Hình 2.: Sơ đồ mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn.
Bảng 2. : Các trạm quan trắc KTTV và thời gian đo đạc.
TT

Tên trạm

Yếu tố đo

Thời kỳ đo

Số năm
đo

Ghi chú


1

Vĩnh Kim

X (mm)

1978 -2005

27

Trạm đo mưa

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 15

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

2

Bình Quang

X (mm)


1979 -2005

26

Trạm đo mưa

3

Cây Muồng

X (H, Q)

1978 -2005

27

Trạm thủy văn

4

Núi Một

X (mm)

1983 - 90,

15

Trạm đo mưa


1992 - 98
5

Phù Cát

X (mm)

1977 -2005

28

Trạm đo mưa

6

Tân An

X (mm)

1977 -1998

20

Trạm đo mưa

7

Quy Nhơn

X, V, Z, U


1957 -2005

48

Trạm khí tượng

8

2A

X, H, Q

1985 -1987

3

Trạm thủy văn

9

2B

X, H, Q

1985 -1987

3

Trạm thuỷ văn


Sau khi nghiên cứu và phân tích tổng hợp tài liệu đo đạc KTTV trên cả hệ thống
sông Kôn, xem xét tính đồng pha, đồng bộ của các chuỗi tài liệu mưa và dòng chảy
thấy rằng:
Về mưa: Với trạm đo mưa khá dày, nhất là vùng hạ lưu, tài liệu khá đầy đủ,
chất lượng đo đạc đáng tin cậy.
Về thuỷ văn: Trạm thuỷ văn Cây Muồng (hay BìnhTường ) sau 1975 đã được
củng cố, tăng cường nên chất lượng đo đạc thuỷ văn được nâng cao. Đây là trạm được
đánh giá hoạt động tốt, tài liệu có độ tin cậy cao và sử dụng tốt cho tính toán thuỷ văn
công trình.
Trong phạm vi lưu vực nghiên cứu có trạm đo mưa Vĩnh Kim nằm gần sát với
tuyến công trình. Trạm có liệt tài liệu tương đối dài với số liệu của 28 năm quan trắc từ
năm 1978 đến năm 2005 và đầy đủ, chất lượng đo đạc tương đối tốt. Trạm được đánh
giá là hoạt động tốt, tài liệu có độ tin cậy cao và sử dụng tốt cho tính toán thuỷ văn
công trình. Vì vậy ta chọn trạm đo mưa Vĩnh Kim để tính toán mưa thiết kế cho lưu
vực. Đối với việc tính toán các thông số thuỷ văn khác, ta có thể sử dụng tài liệu đo
đạc của trạm thuỷ văn Cây Muồng với liệt tài liệu tương đối tốt từ năm 1978-2005 và
có thể đại diện cho lưu vực.
Đối với khu tưới, có trạm đo mưa Phù Cát có liệt tài liệu đo mưa từ năm 1977
đến năm 2005 tương đối đầy đủ, chất lượng tài liệu tốt, đáng tin cậy. Hơn nữa trạm

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 16

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH


GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Phù Cát nằm ở trung tâm khu tưới và trong vùng tâm mưa trung bình. Nên trạm mưa
Phù Cát có thể đại diện để tính toán mưa cho khu tưới.
Các bảng số liệu cụ thể sử dụng để tính toán được trình bày ở phụ lục tuỳ theo
nội dung tính toán thuỷ văn, sẽ được trình bày ở phần tính toán thuỷ văn sau này.
2.1.5 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu trong vùng dự án là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao gần
như quanh năm. Hằng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
Do hạn chế về sự phân bố lưới trạm khí hậu, khí tượng của tỉnh Bình Định,
nghiên cứu, phân tích đã chọn trạm nghiên cứu khí tượng Quy Nhơn để xác định đặc
trưng khí hâu, khí tượng cho vùng dự án.
Kết quả các đặc trưng khí hậu, khí tượng như sau
a.Nhiệt độ không khí.
Nền nhiệt độ hằng năm khá cao và ít biến động. Tổng tích ôn cả năm trên
9.000oC. Số giờ nắng dồi dào 2400 ÷2600 giờ/ năm. Tổng bức xạ năm 140 150Kcal/cm2.
Nhiệt độ trung bình : TTB = 27,1oC
Nhiệt độ cao nhất : Tmax = 40,7oC
Nhiệt độ thấp nhất : Tmin = 15,5oC
Chế độ nhiệt trong vùng dự án khá thuận lợi cho các cây trồng phát triển quanh
năm. Tuy nhiên thường vào giữa tháng 1 có khí hậu lạnh (dưới 20 0C) ảnh hưởng đến
vụ Đông Xuân và thời tiết khô nóng vào thượng tuần tháng 6 gây tác hại đến cây trồng
vụ Hè thu.

Bảng 2. : Nhiệt độ không khí bình quân, cao nhất, thấp nhất các tháng trong năm
SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 17

LỚP: 11X2B



DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Nhiệt độ bình quân
Tháng

( T C)

Nhiệt độ cao nhất
(Tmax0C)

1

23,4

33,3

16,6

2

24,3

34,9

16,9


3

25,9

34,9

15,8

4

27,8

36,8

21,3

5

29,4

40,7

23,0

6

30,0

39,9


22,5

7

30,1

39,6

23,1

8

30,1

39,0

22,8

9

28,7

38,8

22,6

10

26,9


36,6

19,3

11

25,4

33,7

19,0

12

23,8

32,9

15,5

Năm

27,1

40,7

15,5

0


Nhiệt độ thấp nhất
(Tmin0C)

( “Nguồn: Đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Định”)
b.Độ ẩm không khí, U (%).
Độ ẩm không khí trong vùng khoảng 80% bình quân năm. Thấp nhất là các
tháng 6, 7, 8 độ ẩm chỉ vào khoảng 70 ÷ 74%. Cao nhất là các tháng 11,12, 1, độ ẩm
lên tới 83%.
Bảng 2. : Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Năm

Quy Nhơn
(%)

81

82

82

82

79

74

71

70

78

83


83

82

79

( “Nguồn: Đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Định”)
c.Số giờ nắng, N ( giờ / ngày).
Tỉnh Bình Định nằm trong khu vực nội chí tuyến nên độ dài ban ngày lớn và ít
thay đổi trong năm. Điều này nói lên rằng năng lượng bức xạ mặt trời trong phạm vi
tỉnh Bình Định nhân được trong năm là khá dồi dào, đặc trưng của vùng vĩ độ thấp
SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 18

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

trong vành đai nhiệt đới. Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2350 - 2500 giờ.
Trong suốt 6 tháng từ tháng 3 đến tháng 8, số giờ nắng trung bình mổi tháng dao động
từ 240 - 250 giờ, mổi ngày trung bình có tới 8 giờ nắng. Tháng 4, 5 là hai tháng có số
giờ nắng nhiều nhất, trung bình hàng tháng có 250 - 270 giờ. Các tháng ít nắng là các
tháng mùa mưa, số giờ nắng trung bình hàng tháng100 - 200 giờ. Tháng ít nắng nhất là
tháng 7, trung bìn hàng tháng từ 100 - 115 giờ nắng.
Bảng 2. : Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm.


( Đơn vị: giờ)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm


Quy Nhơn

162

193

250

263

269

243

254

230

194

167

125

113

2464

( “Nguồn: Đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Định”)
d.Vận tốc gió, V (m/s).

Chế độ gió ở Bình Định thể hiện hai mùa rõ rệt là gió mùa đông và gió mùa hạ.
Các tháng mùa đông gió thịnh hành nhất thường có thành phần Tây Bắc đến
Đông Bắc, từ tháng10 năm trước đến tháng 3 năm sau gió hướng Bắc thịnh hành với
tần suất 16-53%, gió Đông Bắc có tần suất chiếm 7-18%.
Gió thịnh hành trong mùa hạ thiên về hướng Tây, Nam và Đông Nam. Tháng 4
là thời kỳ tranh chấp hai loại gió mùa, tín phong còn chiếm ưu thế nên ở hầu hết các
vùng đều thịnh hành gió Đông đến Đông Nam với tần suất 8-27%. Từ tháng 6 đến
tháng 8 gió mùa mùa hạ phát triển mạnh. Từ giữa tháng 9 gió mùa hạ bắt đầu suy yếu
đồng thời cũng là thời kỳ tranh chấp của gió mùa mùa hạ và gió mùa đông.
Ở Bình Định tốc độ gió trung bình năm khá nhỏ từ 1,5 - 1,8 m/s, hàng tháng
trung bình giao động từ 1,0 - 2,8 m/s.
Bảng 2. : Vận tốc gió bình quân tháng và năm.

( Đơn vị: m/s)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Năm

Quy Nhơn

2,1

1,9

1,8

1,6

1,3

1,6

1,6

1,7


1,2

2,0

2,7

2,8

1,8

( “Nguồn: Đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Định”)

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 19

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

e.Mưa.

Hình 2.:Bản đồ đẳng trị mưa của tỉnh Bình Định.

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH


Trang 20

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Lượng mưa trung bình năm trong vùng vào khoảng 1700÷1800mm, phân bố
thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng
8. Trong mùa mưa, cường độ mưa lớn thường tập trung vào tháng 10 và tháng 11,
chiếm tới 80% lượng mưa cả năm, thường gây lũ lụt. Mùa khô kéo dài khoảng 8 tháng,
lượng mưa chiếm khoảng 20% cả năm, bốc hơi lớn thường gây hạn hán thiếu nước
nghiêm trọng.
Từ tài liệu quan trắc các trận mưa lớn trong vùng thấy rằng: lượng mưa một
ngày lớn nhất trên lưu vực sông Kôn chỉ vào khoảng 200mm đến 250mm. Tuy nhiên
cũng có những trận mưa lớn đã xảy ra trong vùng như: Trận mưa ngày 8-11- 1981 tại
Vĩnh Kim la 242mm, tại Quy Nhơn là 293mm; ngày 15-10-1988 tại Quy Nhơn là
338mm, tại Vân Canh là 364mm; ngày 19-10-1987 tại Bình Quang là 300mm, tại Núi
Một là 341mm.
Phân tích tình hình mưa lớn trên lưu vực sông Kôn nói chung, lượng mưa ngày
lớn nhất nói riêng cho thấy, lượng mưa ngày lớn nhất từ 350mm đến 400mm là rất
hiếm. Nhưng những đợt bão mạnh, kèm theo mưa lớn kéo dài thường gây ra những
trận lụt úng nghiêm trọng.
f. Bốc hơi.
Bốc hơi được phân ra 3 loại chính: Bốc hơi khả năng, bốc hơi tiềm năng và bốc
hơi thực tế. Bốc hơi thực tế rất quan trọng, nó khác nhau ở từng vùng thậm chí từng ở
từng khu vực nhỏ. Vì bốc hơi không những phụ thuộc vào các đặc trưng khí hậu mà
còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi loại đất, lớp phủ thực vật, địa hình...Dưới đây chỉ nêu

hai loại bốc hơi khả năng và bốc hơi tiềm năng, còn bốc hơi thực tế phải được tính
toán từ phương trình cân bằng nước hoặc công thức kinh nghiệm khi cần thiết.
Bốc hơi khả năng là lượng bốc hơi có thể đạt được trong điều kiện thời tiết nhất
định với lượng nước luôn dư thừa.
Bảng 2.:Tổng lượng bốc hơi khả năng tháng và năm.

(Đơn vị: mm)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Năm

Quy
Nhơn

78

66

73

73

90

113

131

139

92

72

71


72

1069

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 21

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Bốc hơi tiềm năng là lượng nước bốc hơi từ bề mặt có lớp cỏ dày đặc, cao đồng
đều , sinh trưởng tốt và nguồn cung cấp nước không hạn chế. Đặc trưng này thường
dùng cho nông nghiệp. Khi biết lượng bốc thoát hơi tiềm năng và hệ số sinh lý cây
trồng, ta có thể tính nhu cầu nước của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng nhằm
chủ động tưới tiêu, hoặc căn cứ vào khả năng cấp nước để bố trí mùa vụ, giống cây
trồng hợp lý.
Do hiện nay chưa có số liệu đo đạc, nên người ta thường tính toán từ các thông
số khí hậu và môi trường. Qua tính toán cho thấy, bốc hơi tiềm năng phổ biến lớn hơn
bốc hơi khả năng đo bằng ống Piche.
Bảng 2.:Bốc thoát hơi tiềm năng trung bình ngày.

(Đơn vị : mm/ngày)

Tháng


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Quy Nhơn

3,4


3,9

4,6

4,8

4,7

4,8

4,9

4,9

4,2

4,0

3,7

3,4

4,3

( “Nguồn: Đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Định”)

2.1.6 Hệ thống sông ngòi.
Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ vùng núi cao của sườn phía đông dãy
Trường Sơn. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên

xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn, Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông
có nhiều luòng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn
ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ và các công
trình che chắn nên thoát lũ kém. Mạng lưới sông ngòi của tỉnh Bình Định bao gồm có
4 con sông chính là sông Lại Giang, sông Kôn, Sông La Tinh, Sông Hà Thanh.
+ Sông Lại Giang: gồm hai nhánh sông: Sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi
phía bắc An Lão giáp tỉnh Quảng Ngãi chảy qua huyện An Lão theo hướng Bắc –
Nam; sông Kim Sơn bắt nguồn từ vùng núi rừng huyện Hoài Ân chảy theo hướng Tây
Nam – Đông Bắc. Sông An Lão và sông Kim Sơn nhập lưu tại ngã ba cầu Bồng Sơn
khoảng 2km về phía tây rồi đổ ra biển qua cửa An Dũ. Sông Lại Giang đổ ra Biển
Đông, có chiều dài sông là L = 85km, diện tích lưu vực F lv = 1402km2, độ dốc bình
quân lưu vực 22,0%. Trên sông Lại Giang mùa mưa vẫn tồn tại biên mặn tên sông
cách cửa biển khoảng 2km nhưng độ mặn đoạn này chỉ đạt từ 1,29-1,59 0/00, nhưng về
mùa khô ranh giới mặn chuyển sâu vào đất liền cách biển khoảng 3,8km và tại ranh
SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 22

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

giới này độ mặn tăng dần về phía cửa sông từ 1,05-13,66 0/00. Do sông bắt nguồn từ
vùng núi cao, độ dốc sông lớn nên vào mùa lũ nước tập trung rất nhanh, vào mùa kiệt
thì lượng nước sông rất ít. Do vậy việc khai thác nguồn nước trên sông không đem lại
hiệu quả cao. Sông Lại Giang được khai thác cho nuôi trồng thuỷ sản và các nhu cầu
khác cho dân huyện An Lão và Hoài Ân nhưng sông cũng thường xuyên bị nhiễm mặn

nên gây thiệt hại về kinh tế.
+ Sông La Tinh: là sông nhỏ nhất trong bốn con sông của tỉnh, sông bắt nguồn
từ vùng núi cao 400-700 m phía tây huyện Phù Mỹ, Phù Cát chảy theo hướng Tây Bắc
– Đông Nam đến đập Cây Gai chuyển sang hướng Tây Đông , sau đó đến đập Cây Ké
chuyển hướng Đông-Bắc và đổ vào đầm Nước Ngọt rồi thông ra biển qua cửa Đề Gi.
Sông La Tinh đổ ra Biển Đông, có chiều dài sông L = 52km, diện tích lưu vực Flv =
780km2, độ dốc bình quân lưu vực 17%.Tình hình nhiễm mặn sông La Tinh tương đối
ít nhất trong bốn sông của tỉnh. Tình hình dòng chảy trong sông trong mùa lũ và mùa
kiệt cũng tương tự sông Lại Giang. Do sông nhỏ nên việc khai thác nguồn nước cũng
không đạt hiệu quả cao. Sông La Tinh chảy qua vùng kinh tế không trọng điểm của
tỉnh nên vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế chưa được chú trọng.
+ Sông Hà Thanh: bắt nguồn từ những đỉnh núi cao 1100 m phía tây nam
huyện Vân Canh chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Khi chảy về đến Diêu Trì
sông chia làm hai nhánh: nhánh Hà Thanh và Thường Úc đổ vào đầm Thị Nại qua hai
cửa Hưng Thạnh và Trường Úc rồi thông ra biển qua cửa Quy Nhơn.Sông Hà Thanh
đổ ra Biển Đông, chiều dài sông L = 58km, diện tích lưu vực Flv = 539km2, độ dốc
bình quân lưu vực 18,3%. Trên sông Hà Thanh về mùa mưa hầu hết nước sông không
bị mặn, độ mặn chỉ vào khoảng 0,03 đến 0,330/00; nhưng về mùa khô ranh giới mặn
chuyển sâu vào đất liền cách cửa sông khoảng 4,15km và tại ranh giới này độ mặn đạt
tới 10,40/00 và tăng dần về phía biển đạt tới giá trị 31,60/00. Ở thượng lưu độ dốc rất
lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn, Ở đoạn đồng bằng lòng sông
rộng và nông có nhiều luồng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ
lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài ngày. Sông Hà Thanh
tương đối lớn nên việc khai thác nguồn nước có hiệu quả. Mặt khác, sông chảy qua
vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là thành phố Quy Nhơn vì thế hiệu quả mà

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 23


LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

sông đem lại rất lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên sông Hà Thanh bị nhiễm mặn nhiều
vào mùa khô nên gây thiệt hại rất lớn.
+ Sông Kôn: là sông lớn nhất trong các sông trong tỉnh, có tổng diện tích lưu
vực là Flv = 2980km2, dài L = 178km. Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi của dãy
Trường Sơn. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến Thanh Quan - Vĩnh
Phúc sông chảy theo hướng Bắc Nam về đến Bình Tường sông chảy theo hướng Tây
Đông và về đến Bình Thạnh sông chia thành hai nhánh chính: Nhánh Đập Đá chảy ra
cửa An Lợi rồi đổ vào đầm Thị Nại; nhánh Tân An có nhánh sông Gò Chàm cách ngã
ba về phía hạ lưu khoảng 2km, sau khi chảy trên vùng đồng bằng rồi nhập với sông
Tân An cùng đổ vào đầm Thị Nại tại cửa Tân Giảng. Tất cả các nhánh sông Đập Đá và
Tân An sau khi đổ vào đầm Thị Nại được thông qua biển qua cửa Quy Nhơn. Trên
sông Kôn về mùa mưa hầu hết nước sông không bị mặn, độ mặn chỉ vào khoảng 0,03
đến 0,330/00; nhưng về mùa khô chuyển về hướng thượng nguồn cách biển khoảng
6,7km và tại ranh giới này độ mặn đạt tới 10,40/00 và tăng dần về phía biển. Từ
thượng lưu về hạ lưu sông chảy giữa các vách núi cao có độ dốc lưu vực lớn nên lũ tập
trung nhanh. Đoạn sông Kôn ở vùng đồng bằng có lòng sông rộng và nông, nhiều chi
lưu nhỏ, ngắn, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn, khả năng điều tiết lưu vực kém.
Ngược lại gặp lũ lớn, nước ngập mênh mông vùng hạ lưu. Rừng đầu nguồn sông Kôn
còn tương đối tốt, ít bị chặt phá, nguồn nước sông khá dồi dào nhưng phân bố không
thuận lợi. Thượng nguồn sông Kôn có khả năng xây dựng một số hồ chứa nước lớn,
tạo nguồn và làm nhiệm vụ điều tiết khai thác tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế khu
vực.


SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

Trang 24

LỚP: 11X2B


DAĐTCT: THỦY LỢI ĐỊNH BÌNH

SVTH: NGUYỄN HƯƠNG CẢNH

GVHD: NGUYỄN CHÍ CÔNG

Trang 25

LỚP: 11X2B


×