Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Thiết kế tổ chức thi công công trình sửa chữa và nâng cấp hồ hoà trung hạng mục tràn xả lũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 137 trang )

Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH
1.1. GIỚI THIỆU VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH
Hồ chứa nước Hoà Trung được xây dựng tại thôn Tân Ninh, xã Hoà Liên,
huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, nằm trên suối Hoà Trung. Diện tích lưu vực
tính đến tuyến công trình F= 16,5 km2.
Vị trí địa lý: 16о 00’00’’ Vĩ độ Bắc và 108о03’30’’ Kinh độ Đông

Hình 1.1 : Bản đồ vị trí hồ Hòa Trung - Tp. Đà Nẵng

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 1


Đồ án tốt nghiệp
1.2. NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH
Đảm bảo tháo lũ an toàn với tấn suất lũ thiết kế, kiểm tra và lũ khẩn cấp PMF.
Phục vụ tưới cho hơn 650 ha đất nông nghiệp.
Cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng Thủy sản trong vùng.
Phát triển du lịch
1.3. CẤP, QUY MÔ CÔNG TRÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HIÊN TẠI CỦA
CÔNG TRÌNH
1.3.1. Cấp công trình
Căn cứ theo quy mô công trình, theo TCXDVN 285: 2002 Cấp công trình hồ
chứa nước Hòa Trung được xác định như sau.
Đầu mối : Chiều cao đập Hđập = 26m >15 : Thuộc công trình cấp III.
Hệ thống tưới : 650 ha : Thuộc công trình cấp cấp IV
Vậy cấp công trình là cấp III
1.3.2. Quy mô công trình
TT



Thông số cơ bản

Phương án kiến nghị

Đơn vị

1

Hồ chứa

-

Diện tích lưu vực

16,5

Km2

-

Cao trình MNDBT

41,00

m

-

Cao trình mực nước chết


26,50

m

-

Cao trình mực nước dâng gia cường

43,10

m

-

Dung tích chết

0,58

x 106 m3

-

Dung tích hữu ích

10,67

x 106 m3

-


Dung tích ứng với MNDBT

10,58

x 106 m3

-

Dung tích toàn bộ hồ chứa V

11,25

x 106 m3

2

Đập đất

-

Cao trình đỉnh đập đất

45,60

m

-

Lớp mặt đập gia cố BT M250


0,10

m

-

Chiều rộng đỉnh đập

4,1

m

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 2


Đồ án tốt nghiệp
TT

Thông số cơ bản

Phương án kiến nghị

Đơn vị

930,34

m


-

Chiều dài đập

-

Hệ số mái thượng lưu

-

Hệ số mái hạ lưu

-

Cao trình cơ thượng lưu

+31,75

m

-

Cao trình cơ hạ lưu

+34,00

m

-


Chiều rộng cơ hạ lưu

12

m

-

Kết cấu tiêu nước hạ lưu

-

Chiều dày lớp gia cố cơ thượng lưu

0,6

m

+

Chiều dày lớp đá lát khan

0,25

m

+

Chiều dày lớp đá dăm 1x2


0,15

m

+

Chiều dày lớp cát thô

0,1

m

3

Tràn sự cố

-

Cao trình đỉnh

42,50

m

-

Chiều rộng đỉnh

4,10


m

-

Chiều dài tràn

47

m

4

Tràn xã lũ

-

Hình thức tràn

-

Cao trình ngưỡng tràn

-

Chiều rộng tràn

-

Hình thức tiêu năng


+

Chiều dài bể tiêu năng Lb

10

m

+

Chiều sâu bể tiêu năng

1,0

m

-

Tổng chiều dài dốc nước L =

88

m

+

Chiều dài đoạn 1

24


m

+

Bề rộng đoạn 1

40;30

m

+

Độ dốc đoạn 1

5,0

%

+

Chiều dài đoạn 2

40

m

+

Bề rộng đoạn 2


30

m

+

Độ dốc đoạn 2

16

%

+

Chiều dài đoạn 3

24

m

+

Bề rộng đoạn 3

30

m

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B


m1 = 3,0
m1 = 3,5; m2 = 3,75

Gối phẳng, lăng trụ

Tràn thực dụng
+41,10

m

40

m

Bể tiêu năng cấu tạo

Trang 3


Đồ án tốt nghiệp
TT

Thông số cơ bản

Phương án kiến nghị

Đơn vị

8


%

9,3

m

30,15

m

+

Độ dốc đoạn 3

-

Mũi phun

+

Chiều dài của mũi phun Lp

+

Cao trình đỉnh mũi phun

+

Bề rộng mũi phun Bp


30

m

+

Góc phun

13

độ

-

Hố xói

+

Mép hố xói cách mũi phun

30,53

m

+

Bề rộng đáy hố xói

4,66


m

Hình thức

Xói theo thời gian

-

Lưu lượng thiết kế qua tràn Qtk1%

225,39

m3/s

-

Chiều cao cột nước trên tràn Htr

2,0

m

-

Lưu lượng kiểm tra Qkt0,2%

283,27

m3/s


-

Chiều cao cột nước kiểm tra Hkt2%

2,33

m

-

Lưu lượng ứng với PMF QPMF

493,92

m3/s

-

Chiều cao cột nước ứng với QPMF

3,47

m

5

Cầu qua suối ở hạ lưu Tràn tháo lũ

-


Hình thức cầu

BTCT

-

Tải trọng thiết kế

HL13

-

Bề rộng mặt

5

m

-

Nhịp cầu

3

Nhịp

-

Chiều dài nhịp


15

m

-

Cao trình mặt cầu

+ 21,00

m

-

Chiều cao lan can

0,9

m

6

Cống lấy nước

-

Kết cấu cống hốp BTCT khẩu diện BxH

1,5 x 1,5


m

-

Cao trình ngưỡng cống

24,50

m

-

Chiều dài cống

80

m

-

Lưu lượng thiết kế - P = 85%

1,70

m3/s

-

Thiết bị đóng mở


-

Sức nâng máy đóng mở 20VĐ

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Điều khiển bằng điện
20

Tấn

Trang 4


Đồ án tốt nghiệp
TT

Thông số cơ bản

Phương án kiến nghị

Đơn vị

Thay 1 cửa van vận hành& 1 van sửa
-

chữa

7


Nhà quản lý (Xây mới)

-

Diện tích sử dụng

8

Đường quản lý vận hành

-

Chiều dài

-

Cấp IV
270

m2

Cấp IV
1.790

m

Bề rộng mặt đường

5,0


m

-

Rộng lề đường

0,5

m

-

Kết cấu mặt BTXM M200 dày

0,2

m

-

Tiêu thoát nước dọc - Rãnh đá xây

Bđáy = 40cm ; m1=0; m2=1

1.3.3. Đặc điểm kết cấu hiên tại của công trình
Thành phần công trình : Hồ chứa nước, Đập chính, Tràn sự cố, Tràn tháo lũ,
Cống lấy nước. Sau khi khảo sát thực tế hiện trạng công trình và nghiên cứu các tài
liệu địa hình, địa chất, thủy văn, tình hình dân sinh kinh tế xã hội của công trình chúng
tôi có nhận xét về hạng mục tràn xả lũ như sau:

Tràn xả lũ: Theo thiết kế cũ, tràn tháo lũ hồ Hòa Trung có ngưỡng đỉnh rộng.
Bề rộng tràn B = 30 m, cao trình ngưỡng là 41,10m, đoạn ngưỡng và đoạn chuyển tiếp
có kết cấu bằng đá xây vữa M75 bọc BTCT M200, đoạn thân dốc có kết cấu bằng bê
tông cốt thép M150, tường bên bằng đá xây vữa M75, đoạn mũi phun có kết cấu bằng
bê tông cốt thép M150. Lưu lượng xả lũ lớn nhất theo thiết kế Qxả max = 128 m3/s. Tuy
nhiên qua quá trình vận hành thực tế thấy rằng hiện thời tràn không đủ khả năng tháo
được lưu lượng theo thiết kế cũ do:
+ Công trình tháo lũ đã bị hư hỏng nhiều: Ngưỡng tràn đỉnh rộng đã bị bong
tróc, cửa vào không thuận dòng làm giảm hệ số lưu lượng so với thiết kế.
+ Trên dốc nước: xuất hiện một số đoạn bị bong tróc mặt, làm tăng hệ số nhám
dẫn đến khả năng tháo lũ giảm.
+ Đến hiện nay: việc tính toán các tần suất phục vụ thiết kế công trình tháo lũ
đã thay đổi nhiều (theo tiêu chuẩn TCXDVN 285 – 2002 và tiêu chuẩn về lũ cực hạn
PMF của tổ chức khí tượng thế giới (WMO) thì lưu lượng tháo lũ ứng với các tần suất
SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 5


Đồ án tốt nghiệp
thiết kế, kiểm tra và PMF sẽ tăng lên rất nhiều so với lưu lượng tháo theo thiết kế cũ.
Rõ ràng, nếu xảy ra quá trình lũ về lớn (ví dụ lũ kiểm tra p = 0,2% hoặc lũ cực hạn
PMF) thì chắc chắn tràn sẽ không có đủ khả năng tháo, điều này cũng có nghĩa là nguy
cơ xảy ra vỡ đập đất là rất lớn.
1.4. TÌNH HÌNH ĐỊA HÌNH - ĐỊA CHẤT - THỦY VĂN KHU VỰC XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
1.4.1. Đặc điểm địa hình :
Lưu vực của hồ nằm ở phía Bắc thành phố Đà Nẵng, sườn phía tây của đèo Hải
Vân. Khu tưới nằm trong thung lũng hẹp, cuối khu tưới tiếp giáp với vùng cát ven
biển. Địa hình núi đón gió Đông Nam, bởi vậy lưu vực có lượng mưa phong phú. Đây

là vùng nằm ở rìa của trung tâm mưa lớn nhất của lưu vực Quảng Nam - Đà Nẵng,
lượng mưa bình quân trên lưu vực xấp xỉ 2402,8mm.
Độ dốc lưu vực không lớn, hình giải quạt nên lũ tập trung nhanh về tuyến công trình.
Trên lưu vực, lớp phủ thực vật bị tàn phá, mặc dù có sự khôi phục và bảo vệ
1.4.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn và đặc trưng dòng chảy
1.4.2.1. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Điều kiện khí hậu:
Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và
ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và
mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng
không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,80C cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, với
nhiệt độ trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C.
Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11,
trung bình khoảng 85-87%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình khoảng 76-77%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mưa lớn thường tập trung
vào hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp.

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 6


Đồ án tốt nghiệp
Huyện thường xuyên bị chịu ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 1-2
cơn bão đi qua, hai năm thường có một cơn bão lớn.
Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2270 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,
trung bình từ 233 đến 262 giờ/tháng; lớn nhất là vào tháng 12 và tháng 1 trung bình từ
58 đến 122 giờ/tháng.

* Điều kiện khí tượng thủy văn
+ Nhiệt độ :Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng (24,5÷25,8)°C, trung
bình năm đạt 25,8 °C. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa đông và mùa hè
không lớn. Tháng XII,I là hai tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình tháng dao động
(20,7÷21,9)°C. Tại Đà Nẵng, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xuất hiện vào tháng XII là
9,2°C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đạt (40,5÷41)°C
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối không khí trung bình nhiều năm dao động trong
khoảng (82÷87)%, trung bình 82%. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất từ tháng X đến tháng XII trùng
với thời kỳ mưa lớn với độ ẩm không khí tương đối biến đổi từ 85% đến 93%. Thời kỳ có độ
ẩm không khí thấp nhất dao động từ 76% đến 84%. Độ ẩm tương đối không khí cao nhất đạt tới
100%. Độ ẩm tương đối trung bình tháng trong năm được thống kê trong bảng 1.5.
Bảng 1.1: Độ ẩm tương đối trung bình tháng tại trạm khí tượng Đà Nẵng (%)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII IX

X


XI

XII Năm

Đã Nẵng

84

84

84

83

80

77

76

85

85

85

78

83


82

+ Nắng: Số giờ nắng trung bình nhiều năm : 2270 giờ
Số giờ nắng trung bình mỗi ngày : 6,33 giờ
Bảng 1.2: Phân bố số giờ nắng trung bình mỗi ngày trong tháng

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

Số

4,9

5,5

6,6

7,3

8,6

7,9

8,4

7,4

6,6

5,2

4,0

3,5

giờ

+ Gió : Hướng gió thịnh hành trong năm thay đổi theo mùa rõ rệt. Các hướng gió thịnh
hành chính là các hướng: Đông, Đông Bắc, Bắc, hướng Tây, Tây Nam. Trong đó, hướng Tây,
Tây Nam hoạt động mạnh nhất từ tháng V đến tháng VIII. Tốc độ gió lớn nhất thường xuất
hiện vào mùa đông, trùng với thời kỳ hoạt động của bão, gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió lớn

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 7


Đồ án tốt nghiệp
nhất các hướng và vô hướng ứng với tần suất thiết kế qua số liệu quan trắc tại trạm khí tượng
Đà Nẵng như sau:
Bảng 1.3: Tốc độ gió max các hướng ứng với tần suất thiết kế trạm Đà Nẵng (m/s)



P%

N

NE

E

SE

S

SW


W

NW

2

39,9

26,5

16,4

20,1

19,7

23,2

26,6

23,5

40,9

4

33,1

23,7


14,65

17,05

15,15

20

21,7

20,7

35,0

5

31,1

22,8

14,1

16,1

13,9

19,0

20,2


19,8

32,6

50

14,3

12,5

7,7

7,5

5,2

9,4

7,1

10,5

16,2

hướng

Bảng 1.4: Tốc độ gió trung bình tháng tại trạm khí tượng Đà Nẵng (m/s)

Tháng


I

II

III

IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII

Năm

Đã Nẵng 1,36 1,55 1,66 1,64 1,49 1,17 1,14 1,12 1,30 1,56 1,90 1,52

1,45

+ Mưa : Thống kê số liệu mưa năm của liệt tài liệu quan trắc (1982-2010) của trạm Hòa
Trung như bảng 1.9 sau:
Bảng 1.5 : Lượng mưa năm trạm Hòa Trung (1982-2010)


STT

Năm

X (mm)

TT

Năm

X (mm)

1

1982

1300,0

15

1997

2343,0

1

1983

2555,0


16

1998

2199,0

2

1984

2410,0

17

1999

3851,0

3

1985

2351,0

18

2000

2496,0


4

1986

2402,0

19

2001

2401,0

5

1987

1933,0

20

2002

2443,0

6

1988

1758,0


21

2003

2222,0

7

1989

1586,0

22

2004

1935,0

8

1990

3164,3

23

2005

2244,0


9

1991

2526,0

24

2006

2499,0

10

1992

2275,5

25

2007

3941,0

11

1993

1816,5


26

2008

2463,0

12

1994

2062,5

27

2009

2934,0

13

1995

2850,0

28

2010

1876,0


14

1996

2844,0

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Xtb = 2402,8(mm),

Trang 8


Đồ án tốt nghiệp
Theo số liệu thống kê ở bảng trên, lượng mưa năm trung bình tại trạm Hòa Trung
thời kỳ (1982-2010) Xtb(HT) = 2402,8(mm). Theo số liệu thống kê (bảng 1.9), lượng
mưa năm trung bình tại trạm Đà Nẵng (thời kỳ (1976-2010)) là Xtb (ĐN) = 2252,5(mm),
tại trạm Đồng Nghệ (thời kỳ 1995-2009) là Xtb(ĐNG) = 2538,2(mm).
Mặt khác, dựa vào bản đồ đường đẳng trị mưa của Atlát khí tượng thủy văn thì
lượng mưa bình quân nhiều năm trong vùng dao động trong khoảng (2000-2800)mm.
Lượng mưa năm trung bình của khu vực Hòa Trung Xtb(HT) = 2402,8(mm) là hợp lý.
Bảng 1.6 : Phân bố mưa tại trạm Hòa Trung và các trạm lân cận lưu vực

Trạm

I

II


III

IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII Năm

Đà Nẵng

75,0 22,8 25,0 39,0 100,0 93,8 79,5 141,5 358,7 655,8 459,0 202,6 2252,5

Đồng Nghệ

74,4 32,0 39,0 49,0 138,5 100,4 121,0 170,1 338,6 708,1 511,9 255,2 2538,2

Hòa Trung

66,8 32,8 28,3 42,5 131,9 115,9 90,7 153,6 330,5 725,4 461,8 222,7 2402,8

Lượng mưa ngày lớn nhất lưu vực hồ Hòa Trung:Trong tài liệu đo mưa của trạm
Hòa Trung, mỗi năm lấy 1 giá trị mưa ngày lớn nhất được thống kê như bảng sau:

Bảng 1.7 : Lượng mưa ngày lớn nhất trạm Hòa Trung (1982-2010)

STT

Năm

Xmax (mm)

TT

Năm

Xmax (mm)

1

1982

52,2

15

1997

209,0

1

1983


253,0

16

1998

195,0

2

1984

273,0

17

1999

584,0

3

1985

265,0

18

2000


202,2

4

1986

396,0

19

2001

317,2

5

1987

176,0

20

2002

205,7

6

1988


101,0

21

2003

215,0

7

1989

200,0

22

2004

195,0

8

1990

538,0

23

2005


410,0

9

1991

280,0

24

2006

420,0

10

1992

435,0

25

2007

416,0

11

1993


205,0

26

2008

215,0

12

1994

360,0

27

2009

416,0

13

1995

248,0

28

2010


116,0

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 9


Đồ án tốt nghiệp
STT

Năm

Xmax (mm)

14

1996

269,0

TT

Năm

Xmax (mm)

Xmax=584 (mm)

Tiến hành tính toán ta có lượng mưa ngày lớn nhất trạm Hòa Trung theo các tần
suất thể hiện ở bảng sau :

Bảng 1.8 : Lượng mưa ngày lớn nhất (mm) theo tần suất

Trạm mưa

0,01

0,1

0,2

0,5

1

2

5

10

Hòa Trung

1011,06

840,67

797,7

713,9


657,6

611,14

518,2

450,6

+ Bốc hơi: Số liệu bốc hơi của lưu vực Hòa Trung được tính toán dựa theo số liệu của
trạm khí tượng Đà Nẵng: Bốc hơi ống piche trung bình nhiều năm là 1.003 mm, tính chuyển
từ bốc hơi piche sang bốc hơi chậu A (mặt nước tự do)với hệ số chuyển đổi từ piche sang
chậu là K=2,1 (số liệu trạm khí tượng Đà Nẵng), ta có bốc hơi mặt nước tự do hằng năm là:
1579,73mm
Bảng 1.9: Phân phối tổn thất bốc hơi trong năm tại hồ Hòa Trung

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII IX


X

XI

XII Năm

∆Z(mm) 47,65 45,83 55,39 60,13 72,83 81,81 89,47 79,18 58,82 51,52 46,27 43,06 731,95
1.4.2.2 Đặc trưng dòng chảy
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng địa hình đồi núi chuyển tiếp sang đồng bằng có
độ cao trung bình, sườn dốc 20-250. Đường chia nước hẹp, phân cắt mạnh với các
đỉnh vươn cao trên 100m ở khu vực phía Tây, Tây bắc của vùng nghiên cứu. Tuy
nhiên tại thời điểm khảo sát các nhánh suối nhỏ đều khô cạn.
Bảng 1.10 : Các chỉ tiêu đặc trưng của lưu vực

STT

Hạng mục

Chiều dài

Đơn vị

1

Diện tích lưu vực F

16,5

Km2


2

Chiều dài suối chính Ls

4,5

km

3

Chiều dài suối nhánh Sl

25,2

km

4

Độ dốc suối chính Js

28,15

o

/oo

5

Độ dốc sườn lưu vực Jd


149

o

/oo

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 10


Đồ án tốt nghiệp
6

Chiều rộng trung bình lưu vực Bc

3,67

km

7

Mật độ lưới sông D

1,80

km/km2

Đặc điểm chung của suối trong khu vực là có độ dốc tương đối lớn. Do sườn

địa hình dốc, nên khi mưa nước ở các suối trong vùng dâng cao rất nhanh, mực nước
trong hồ dâng cao trong khi đó tuyến tràn có đường vào hẹp lại không nằm gần dòng
chảy chính nên không đảm bảo được yêu cầu thoát lũ. Do nền đá chủ yếu là trầm tích
biến chất hệ tầng Bol Atek nên hiện tượng bóc mòn xảy ra theo cơ chế xâm thực sâu là
chủ yếu, tạo nên các thung lũng hẹp, tương đối dốc. Tích tụ xẩy ra không ổn định dọc
theo thung lũng suối trong vùng.
* Dòng chảy chuẩn : Các thông số của dòng chảy chuẩn bao gồm :

αo

, Yo, Wo, Qo,

Mo, Cv, Cs, mô hình phân phối được xác định trên cơ sở tài liệu sau:
- Phương trình cân bằng nước trên khu vực ven biển miền Trung theo tài liệu “Đặc
điểm thủy văn Quảng Nam - Đà Nẵng”.
- Mô hình phân phối điển hình khu vực dựa trên tài liệu dòng chảy bình quân ngày
trạm Thành Mỹ trên sông Cái từ năm 1979 - 2010.
- Tài liệu mưa lấy theo tài liệu của trạm đo mưa Hòa Trung. Theo kết quả tính
toán ta có: Xtb=2402,8 mm, Cv=0,24
+ Lớp dòng chảyYo
Theo tài liệu “Đặc điểm thủy văn Quảng Nam - Đà Nẵng” phương trình cân bằng
nước trong khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng là :
×
Yo = 0,797 Xo - 360 = 0,797 2402,8 - 360 = 1555,02 (mm)
αo =

Hệ số dòng chảy trung bình năm là

Yo 1555,02
=

= 0,65
Xo
2402,8

+ Tổng lượng nước đến Wo;.
Wo = 10 3 × Yo × F = 10 3 × 1555,02 × 16,5 = 25,66 × 10 6 m 3

+ Lưu lượng nước đến trung bình Qo
SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 11


Đồ án tốt nghiệp
Qo =

Wo
= 0,814 (m 3 / s )
6
31,536 × 10

+ Mô đuyn dòng chảy Mo
Mo =

1000 × Qo
= 49,31(l / s − km 2 )
F

+ Hệ số biến sai Cv và hệ số thiên lệch Cs
HT


CV =

CV
0,24
=
= 0,27
m
C s = 2 × C v = 0,54
αo
0,65 0,15

;

Mô hình phân phối dòng chảy năm: Sử dụng mô hình phân phối dòng chảy trạm
Thành Mỹ, ta có lưu lượng trung bình năm tháng từ 1979-2010 đến tuyến đập Hòa Trung.
Bảng 1.11: Lưu lượng trung bình năm, tháng đến tuyến đập Hòa Trung

N¨m

I

II

III

IV

V


VI

VII VIII IX

XII

TBN

1979 0,75 0,42 0,27 0,21 0,43 1,14 0,53 0,44 0,37 2,05 2,65 1,28

0,88

1980 0,58 0,35 0,22 0,18 0,34 0,55 0,38 0,42 1,09 3,53 6,80 1,35

1,32

1981 0,79 0,53 0,31 0,27 0,52 0,68 0,48 0,35 0,33 4,49 5,69 3,29

1,48

1982 0,94 0,51 0,29 0,29 0,21 0,35 0,27 0,21 0,65 0,55 0,96 0,46

0,47

1983 0,47 0,25 0,17 0,12 0,17 0,23 0,19 0,38 0,31 2,58 3,75 1,29

0,82

1984 0,76 0,55 0,31 0,28 0,32 0,45 0,31 0,22 0,23 1,56 3,36 2,22


0,88

1985 0,96 0,58 0,36 0,36 0,50 0,36 0,29 0,25 0,45 1,42 4,30 2,53

1,03

1986 0,60 0,34 0,23 0,18 0,35 0,22 0,19 0,23 0,17 1,74 1,09 1,94

0,61

1987 0,60 0,39 0,29 0,20 0,17 0,21 0,14 0,29 0,65 0,29 1,39 0,68

0,44

1988 0,48 0,34 0,26 0,19 0,26 0,27 0,30 0,20 0,32 2,47 1,60 1,04

0,64

1989 0,84 0,39 0,29 0,19 0,52 0,35 0,34 0,31 0,38 0,45 0,69 0,55

0,44

1990 0,28 0,22 0,18 0,14 0,32 0,21 0,18 0,25 0,49 3,91 3,22 1,11

0,88

1991 0,50 0,36 0,29 0,29 0,28 0,25 0,25 0,29 0,31 1,33 0,89 1,17

0,52


1992 0,52 0,29 0,21 0,15 0,21 0,25 0,19 0,50 0,47 2,73 2,05 0,98

0,71

1993 0,54 0,32 0,24 0,20 0,21 0,19 0,21 0,16 0,29 0,98 1,09 2,42

0,57

1994 0,62 0,33 0,27 0,25 0,25 0,22 0,25 0,26 0,85 0,80 1,00 1,17

0,52

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

X

XI

Trang 12


Đồ án tốt nghiệp
N¨m

I

II

III


IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII

TBN

1995 0,48 0,37 0,23 0,16 0,18 0,15 0,20 0,24 0,47 2,76 3,08 1,70

0,83

1996 0,73 0,53 0,30 0,26 0,44 0,47 0,33 0,29 0,81 3,43 5,05 3,25

1,32

1997 0,97 0,55 0,37 0,37 0,40 0,24 0,23 0,21 1,30 0,81 1,27 0,59

0,61

1998 0,30 0,22 0,16 0,13 0,16 0,12 0,12 0,16 0,42 0,93 4,87 2,22


0,82

1999 1,20 0,71 0,54 0,48 0,77 0,81 0,48 0,44 0,37 1,54 4,39 3,14

1,24

2000 0,95 0,73 0,36 0,51 0,80 0,57 0,59 0,97 0,63 2,45 3,70 2,43

1,23

2001 1,04 0,53 0,43 0,29 0,41 0,29 0,25 0,40 0,30 1,21 1,30 1,38

0,65

2002 0,60 0,34 0,28 0,25 0,26 0,25 0,23 0,53 1,32 1,25 1,46 1,07

0,65

2003 0,55 0,36 0,28 0,26 0,28 0,27 0,27 0,26 0,52 1,86 2,00 1,22

0,68

2004 0,57 0,33 0,26 0,25 0,23 0,53 0,30 0,46 0,51 0,69 1,80 0,94

0,57

2005 0,38 0,26 0,22 0,18 0,17 0,15 0,20 0,27 1,06 2,03 1,71 2,08

0,72


2006 0,89 0,58 0,41 0,33 0,34 0,24 0,33 0,40 0,87 1,88 0,82 1,76

0,74

2007 0,92 0,43 0,30 0,24 0,41 0,32 0,25 0,35 0,33 2,45 5,14 1,55

1,06

2008 0,65 0,48 0,43 0,38 0,46 0,27 0,27 0,36 0,57 2,01 2,63 1,33

0,82

2009 1,20 0,49 0,37 0,44 0,67 0,37 0,29 0,27 2,82 1,65 2,27 1,00

0,99

2010 0,70 0,47 0,32 0,29 0,30 0,25 0,35 0,77 0,71 1,31 2,58 1,23

0,77

TBT 0,70 0,42 0,30 0,26 0,36 0,35 0,29 0,35 0,64 1,85 2,64 1,57

0,81

* Dòng chảy năm thiết kế : Dòng chảy năm là một đặc trưng mà thông qua nó ta có
thể đánh giá được tiềm năng của lưu vực. Tiến hành tính toán với các tần suất khác
nhau (xem chi tiết phụ lục 05 và hình 05 phần phụ lục), ta có :
Bảng 1.12. Dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế P=85%

Các hệ số


Trung bình

CV

CS

P = 85%

Q ( m3/ s )

0,81

0,34

0,68

0,529

M ( l/s. km2 )

49,31

32,06

W ( Tr. m3 )

25,66

16,68


Y ( mm )

1555,02

1011,06

Với mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế như bảng 3.15; tiến hành tính
toán phân phối dòng chảy năm theo mô hình năm đại biểu. Năm đại biểu có lượng

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 13


Đồ án tốt nghiệp
dòng chảy năm xấp xỉ lượng dòng chảy năm thiết kế ứng với tần suất tương ứng và có
mô hình phân phối tương đối bất lợi.
Từ mô hình đại biểu này ta tính được phân bố lưu lượng đến các tháng trong
năm thiết kế ứng với tần suất cho hồ Hòa Trung như bảng :
Bảng 1.13. Phân phối dòng chảy trong năm ứng với các tần suất thiết kế P%

Thán

I

II

III


IV

V

VI

VI

VII

I

I

g

IX

X

XI

XI

Năm

I

Tần suất 85% - năm đại biểu 1994
Qm

3

/s

W
(106m
3

)

0,1

0,1

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,8

1,6


1,4

1,7

5

0

7

8

8

7

7

8

5

1

5

0

0,5


0,2

0,2

0,2

0,2

0,1

0,2

0,2

3,2

3,1

3,7

4,5

16,68

4

6

3


1

2

9

1

3

0

3

6

5

3

0,529

* Dòng chảy lũ : Các đặc trưng dòng chảy lũ bao gồm: Lưu lượng đỉnh lũ, tổng lượng
lũ, đường quá trình lũ thiết kế. Đối với lưu vực Hoà Trung liên quan đến điều tiết lũ hồ
chứa nên cần quan tâm cả 3 đặc trưng này.
+ Tiêu chuẩn lũ thiết kế
Theo TCXDVN 285:2002 công trình đầu mối được thiết kế với lũ có tần suất
P=1%, kiểm tra với lũ có tần suất P=0,2%.Theo Tiêu chuẩn của WB, tiêu chuẩn lũ
khẩn cấp được xác định theo bảng sau :
Số TT


Số hộ hạ lưu bị ảnh hưởng

Lũ thiết kế

1

> 1000

Lũ cực hạn (PMF)

2

25÷1000

1/10.000

Theo điều tra số hộ vùng hạ du hồ chứa nước Hoà Trung bị ảnh hưởng khi
công trình có sự cố là 1.800 hộ nên lũ kiểm tra của hồ chứa là lũ PMF.
+ Xác định lượng mưa lớn nhất khả năng (PMP)
Trong thuật ngữ tiếng Anh thì lượng mưa lớn nhất khả năng là “ Probable
Maximum Precipitation” và được viết tắt là PMP. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới
(WMO) thì “PMP là lượng mưa lớn nhất về mặt lý thuyết có khả năng xuất hiện trên
SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 14


Đồ án tốt nghiệp
một đơn vị diện tích trong một thời khoảng cụ thể” hay “PMP là lượng mưa gần với

giới hạn trên nhất về mặt vật lý trên một đơn vị diện tích trong một thời khoảng cụ
thể”. Hiện nay có nhiều phương pháp tính toán PMP, tuỳ thuộc vào các tài liệu khí
tượng có sẵn và đặc điểm của vùng nghiên cứu. Các hướng dẫn thực hành về tính PMP
trên thế giới thường dựa vào đặc điểm và vị trí địa lý của khu vực (WMO, 1986)
Các phương pháp thường dùng để tính toán PMP :
- Phương pháp mô hình toán
- Phương pháp cực đại hoá trận mưa lớn thực đo
- Phương pháp hiệu chỉnh thống kê Hershfield
Ở đây, khu vực nghiên cứu chúng tôi tính theo phương pháp hiệu chỉnh thống kê
Hershfield (áp dụng cho các lưu vực có Flv<1000 km2)
+ Tổng lượng lũ : Tổng lượng lũ tính toán được xác định theo công thức:
Wp = 103

×

yp

×

F = 103

× ϕ×

H1P

×

F (m3)

Trong đó : H1P: Lượng mưa một ngày max (mm)


ϕ

: Hệ số dòng chảy lũ, vẫn chọn ϕ =0,75

F : Diện tích lưu vực; F = 16,5 Km2.
Bảng 1.14: Kết quả tính tổng lượng lũ

H1P

Td

Qmax

Mmax

Wmax

(mm)

(phút)

(m3/s)

(m3/s-km2)

(106m3)

2%


611,14

25,0

0,062

468,9

28,42

7,56

5%

518,2

27,3

0,061

391,2

23,71

6,41

Thiết kế

1,0%


657,6

24,1

0,063

512,7

31,07

8,14

Kiểm tra

0,2%

797,72

21,6

0,066

651,5

39,48

9,87

PMF


PMP

1276

15,8

0,073

1152,7

69,86

15,79

Trường hợp

P%

P=2%
P=5%

Ap

1.4.3. Điều kiện địa chất - địa tầng:
Đất đá trong khu vực nghiên cứu, về cơ bản có tính thấm yếu đến không thấm.
Nước ngầm có trữ lượng nghèo đến trung bình, hầu như chỉ gặp cục bộ trong các đới
SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 15



Đồ án tốt nghiệp
nứt nẻ của đá gốc và các trầm tích cát cuội sỏi với diện phân bố và độ dầy hạn chế
trong khu vực. Vì vậy nước ngầm được bù cấp chủ yếu từ nước mặt và nước mưa hàng
Địa hình, địa mạo : Khu vực tuyến tràn có địa hình tương đối phức tạp, độ
chênh cao lớn. Vai tả của tràn là đồi bát úp sườn dốc đứng với góc dốc 350 - 450. Vị
trí tràn ra đường công vụ 200m bằng đường đất, vì vậy công tác vận chuyển máy móc
phục vụ cho thi công công trình tương đối thuận lợi.
Địa tầng : Qua việc tổng hợp các kết quả khoan khảo sát, thí nghiệm hiện
trường và thí nghiệm trong phòng chúng tôi đánh giá điều kiện địa chất công trình sau:
+ Lớp 1: Á sét lẫn dăm sạn, ẩm đến bão hòa nước, trạng thái dẻo cứng. Khả
năng chịu tải trung bình. Đây là lớp đất đắp.
+ Lớp 2: Á sét lẫn dăm sạn, ẩm đến bão hòa nước, trạng thái nửa cứng. Đây là
lớp đất có khả năng chịu tải tốt.
+ Lớp 3: Á sét lẫn dăm sạn, trạng thái nửa cứng đến cứng. Đây là lớp đất có khả
năng chịu tải tốt, có tính thấm yếu.
Địa chất thuỷ văn : Khu vực tuyến tràn nguồn nước cung cấp cho nước suối chủ
yếu là nước mưa. Không có nguồn nước ngầm có trữ lượng đáng kể. Không có các
hiện tượng địa chất thuỷ văn ảnh hưởng đến các biện pháp thi công cũng như ảnh
hưởng đến chất lượng công trình.

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 16


Đồ án tốt nghiệp
1.5. THỜI GIAN THI CÔNG HOÀN THÀNH KHỐNG CHẾ : Năm 2016

Hình 1.2 Biểu đồ khống chế thời gian thi công hoàn thành


1.6. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, CƠ CẤU NGUỒN VỐN - KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
1.6.1. Tổng mưc đầu tư.

Bảng 1.15: Tổng mức đầu tư (tháng 03/2012)
TT

HẠNG MỤC XÂY LẮP

PA SO SÁNH

PA KIẾN NGHỊ

(ĐỒNG)

(ĐỒNG)

I

CHI PHÍ XÂY DỰNG

63.110.552.613

59.918.227.327

1

Đập đất

30.706.982.341


26.514.657.055

2

Tràn chính

22.816.019.884

22.816.019.884

3

Sửa chữa Tràn sự cố

800.000.000

800.000.000

4

Sửa chữa Cống lấy nớc

494.624.840

494.624.840

5

Cầu hạ lưu tràn


4.691.798.059

4.691.798.059

6

Nhà quản lý

2.363.811.913

2.363.811.913

7

Đường quản lý vận hành

587.315.576

587.315.576

b

Chi phí xây dựng phần điện

650.000.000

650.000.000

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B


Trang 17


Đồ án tốt nghiệp
PA SO SÁNH

PA KIẾN NGHỊ

(ĐỒNG)

(ĐỒNG)

3.000.000.000

3.000.000.000

III CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN

1.149.662.510

1.093.475.895

IV CHI PHÍ TƯ VẤN XÂY DỰNG

11.815.066.085

11.459.568.380

V


1.950.379.347

1.895.442.846

900.000.000

900.000.000

8.192.566.055

7.726.671.445

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

90.118.226.610

84.993.385.892

LÀM TRÒN

90.118.227.000

84.993.386.000

TT
II

HẠNG MỤC XÂY LẮP
CHI PHÍ THIẾT BỊ


CHI PHÍ KHÁC

VI CHI PHÍ ĐỀN BÙ GPMB
VII CHI PHÍ DỰ PHÒNG

1.6.2. Cơ cấu nguồn vốn
Trong bối cảnh hiện tại, Chính phủ chủ trương tranh thủ các nguồn vốn vay
ODA để đầu tư phát triển kinh tế xã hội đất nước, đặc biệt đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng trong đó có công trình thủy lợi và nâng cao năng lực và thể chế nhằm tạo ra hiệu
quả, bền vững khi dự án đi vào giai đoạn quản lý, vận hành. Việc thực hiện chiến lược
quốc gia về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai là một trong các chính sách ưu tiên của
Chính phủ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Để thực hiện
được mục tiêu trên thì cần phải có nguồn vốn trong khi đó nguồn vốn của Chính phủ
lại rất hạn hẹp. Trước tình hình thực tế đặt ra, Chính phủ đã huy động các nguồn lực
trong nước và đề nghị các nhà tài trợ quốc tế tài trợ để hỗ trợ thực hiện chiến lược
này.Dự kiến nguồn vốn của dự án bao gồm nguồn vốn ODA và vốn địa phương
1.6.3. Kế hoạch tài chính dự kiến : Theo phân bổ của WB từ năm 2012
1.7. KẾT LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
1.7.1. Điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế
Huyện Hoà Vang là huyện ngoại thành nằm trên đất liền của TP Đà Nẵng
Huyện đặc biệt ở chỗ là huyện chiếm gần hết diện tích của TP Đà Nẵng (một
phần nhỏ diện tích dành cho các quận nội thành).
+ Diện tích: 737.5(chiếm 58% Diện tích TP Đà nẵng) km²
+ Dân số: 155.287 (Năm 2010)
SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 18



Đồ án tốt nghiệp
+ Mật độ : 211 người/km2 (năm 2010)
+ Hồ Hòa Trung nằm trên địa phận 2 xã Hòa Ninh và Hòa Liên có tổng diện
tích tự nhiên 2 xã là 14.469,5 ha, trong đó đất nông nghiệp là 13.102,6 ha chiếm
90,55% tổng diện tích. Tổng dân số 15.451 người
1.7.2. Điều kiện giao thông phục vụ công trình
Tuyến đường thi công, quản lý hiện tại đã được cứng hóa bằng bê tông, tuy
nhiên khi nâng cấp hồ cần vận chuyển đất đắp đập thì phải mở rộng và gia cố lại
đường. Tuyến đường có địa hình dốc, tầm nhìn thoáng, công tác khảo sát tương đối
thuận lợi.
1.7.3. Tình hình vật liệu phục vụ thi công công trình
Các loại vật liệu phục vụ công trình như : xi măng, thép, đá….đều được lấy ở
những nơi thuận lợi, xung quanh công trình, thuận tiện cho việc xây dựng.
+ Thép : vì công trình ngay gần thành phố Đà Nẵng nên có các nhà cung cấp
thép với số lượng lớn và thuận tiện cho việc vận chuyển.
+ Bê tông : hiện tại ở thành phố Đà Nẵng có nhiều công ty cung cấp bê tông
tươi nên rất thuận lợi cho việc thi công đổ bê tông.
+ Các thiết bị cơ khí thủy lực : được cung cấp và vận chuyển từ những nơi khác
về không chỉ ở Tp. Đà Nẵng
1.7.4. Hệ thống điện – nước – thông tin liên lạc phục vụ thi công
Vì đây là dự án nâng cấp và sửa chữa tràn xả lũ nên các loại hệ thống điện,
nước, thông tin liên lạc đươc cung cấp đầy đủ từ các hiện trạng của công trình.
1.7.5. Công trình phụ phục vụ thi công
Các công trình phụ phục vụ thi công như nhà ở cho công nhân, nhà kho bãi
được bố trí sắp sếp xung quanh công trình nhờ các công trình phụ hiện trạng còn lại
của công trình đang chuẩn bị thi công.

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 19



Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG II : THIẾT KẾ THI CÔNG ĐÀO ĐẤT ĐÁ HỐ MÓNG TRÀN XẢ LŨ
2.1. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
2.1.1. Phân tích tài liệu thi công hố móng công trình tràn xã lũ Hoà Trung
Các tài liều cần thiết để phục vụ thi công hố móng công trình bao gồm:
+ Mặt bằng tổng thể công trình
+ Mặt cắt ngang tràn xả lũ
+ Mặt cắt chi tiết các tầng địa chất
+ Ngoài ra còn các tài liệu khác phục vụ công tác thi công như: địa hình, khí
hậu, thủy văn, vật liệu xây dựng, các khu dân sinh xung quanh….

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 20


Đồ án tốt nghiệp
2.1.2. Giới thiệu tràn xã lũ Hoà Trung
Về mặt địa hình: Tràn xả lũ được dựng trên nền đất, bề mặt là lớp đất phong
hóa, chứa nhiều tạp chất và chất hữu cơ. Mặt khác cao trình đáy tràn nằm sâu dưới cao
trình mặt đất tự nhiên nên cần đào móng đến cao trình cần thiết kế để thi công móng
và công trình. Phần hố móng cần đào bao gồm: lớp tầng phủ thực vật dày 50cm và lớp
đất IA1 nguồn gốc pha tàn tích, và lớp đá IA2 điều kiện chịu lực tốt, hệ số thấm nhỏ.
Thời gian thi công: Thời gian thi công công tác hố móng và công tác bêtông cốt
thép tràn T = 12 (tháng). Như vậy tốc độ thi công vừa phải, tuy nhiên cần phải tính
toán sao cho phần công tác đất hoàn thành càng sớm càng tốt để dành thời gian cho
việc thi công phần BTCT.



Đào đất bằng cơ giới với những máy móc thiết bị lớn, khống chế thời gian

càng sớm càng tốt, tạo điều kiện cho công tác đổ bêtông
2.2. THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG HỐ MÓNG TRÀN XẢ LŨ
Từ các điều kiện địa chất, thủy văn và yêu cầu của công trình ta chọn ngày bắt
đầu thi công từ ngày 01/01/2016, trong đó:
Thời gian chuẩn bị 5 ngày do có các công trình phục vụ thi công có sẵn, bắt đầu
từ ngày 01/01/2016 đến ngày 05/01/2016. Thời gian thi công hố móng dự kiến trong 4
tháng . Trong đó, thi công đào đất hố móng trong 90 ngày . Đào lớp bảo về đáy móng
dày 1m và thi công tầng đá dưới cùng trong vòng 25 ngày từ 11/04/2016 đến
01/05/2016.
* Chọn tổ hợp máy để thi công bóc bỏ tầng bề mặt, phá bỏ tràn cũ là : Máy ủi +
Máy đào gầu nghịch + Xe ôtô tự đổ, kèm theo búa hơi để đóng phá tràn cũ. Trong đó
máy ủi là máy chính.
* Chọn tổ hợp máy để thi công đào đất hố móng gồm: Máy đào gầu nghịch +
Xe ôtô tự đổ + Máy ủi. Trong đó máy đào gầu nghịch là máy chính.

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 21


Đồ án tốt nghiệp
2.2.1. Xác định kích thước hố móng, phân chia tầng đào và tính khối lượng đào đất.
Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật, có các thông số về chiều dài, chiều ngang mặt tràn,
và sơ đồ mặt bằng hố móng ta, xác định các mặt cắt cơ bản của hố móng như trên bản
vẽ thi công hố móng. Dựa vào bản vẽ mà ta tính toán được khối lượng cần phải đào:
Bảng 2.1- Khối lượng đào đất hố móng

DIỆN TÍCH
MẶT

CÁC TẦNG

CẮT

1-1
2-2
3-3
4-4
5-5
6-6
7-7
8-8
9-9
10-10
11-11

DIỆN TÍCH TRUNG
BÌNH CÁC TẦNG
(m2)

(m2)
edQ

IA1

IA2


0.0

5369.4

0.0

0.0
1436.9
1835.2
126.4
0.0
0.0
0.0
0.0
0.0
0.0

4233.1
2434.1
1177.3
1653.3
1959.3
1622.0
525.3
376.9
2093.2
1599.6

K/C


THẾ TÍCH ĐÀO

MẶT

CÁC TẦNG

CẮT

(m3)

(m)

edQ

IA1

IA2

edQ

IA1

IA2

0.0

4801.3

0.0


0.1

0.0

4801.3

0.0

718.5

3333.6

0.0

1.0

359.2

1666.8

0.0

1636.0

1805.7

0.0

0.5


2290.5

2528.0

0.0

980.8

1415.3

0.0

1.4

1961.5

2830.6

0.0

63.2

1806.3

31.0

2.0

75.8


2167.6

37.2

0.0

1790.6

193.1

1.2

0.0

4297.5

463.5

0.0

1073.6

206.9

2.4

0.0

1288.3


248.3

0.0

451.1

298.6

1.2

0.0

960.8

636.0

0.0

1235.1

321.0

2.1

0.0

1605.6

417.3


0.0

1846.4

67.2

1.3

0.0
22146.5

1802.3

0.0
0.0
0.0
0.0
62.0
324.2
89.5
507.5
134.4
0.0
TỔNG

4687.0

Chú thích : + chiều sâu hố móng : Hhm ( m )

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B


Trang 22


Đồ án tốt nghiệp
+ chiều rộng đáy, chiều rộng bề mặt trên : Bđ Btr ( m )
+ tính toán : cột (7) = ( cột (4) + cột (5) )* cột (6)
2.2.2. Đề xuất và chọn phương án thi công đào móng, chọn loại máy thi công, tính
năng suất
2.2.2.1. Đề xuất phương án thi công đào móng
Công tác hố móng ảnh hưởng rất lớn đến việc thi công công trình đúng tiến độ.
Vì vậy phương án thi công đào hố móng phải đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu
quả và an toàn.
Dựa vào điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, nhân vật lực mà ta đưa ra
các phương án thi công đào hố móng tràn như sau:
2.2.2.1.1. Phương án 1
* Dùng tổ hợp máy: Máy ủi + Máy đào + Ôtô tự đổ
Công việc: Dùng máy ủi chạy dọc mặt bằng hố móng, bóc lớp phủ thực vật,
dọn đất đá cuội sỏi, tạo đường giao thông cho máy đào và ôtô.
+ Dùng máy đào để đào đất và tạo mái theo thiết kế sau đó đổ vào ôtô, ôtô vận
chuyển ra bãi thải để tận dụng đắp hoàn trả lại sau này.
+ Công tác gọt sửa, đào lớp bảo vệ bằng máy ủi kết hợp với đào thủ công.
2.2.2.1.2. Phương án 2
* Dùng tổ hợp máy: Máy ủi + Máy cạp + Ôtô tự đổ
Công việc:
- Dùng máy ủi chạy dọc mặt bằng hố móng, bóc lớp phủ thực vật, dọn đất đá
cuội sỏi, tạo đường giao thông cho máy cạp và ôtô.
- Dùng máy cạp đào đất và sau đó đổ vào ôtô tự đổ vận chuyển đến bãi thải.
- Công tác gọt sửa bằng thủ công.
2.2.2.1.3. So sánh và chọn phương án

* Phương án 1

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 23


Đồ án tốt nghiệp
- Ưu điểm: Ôtô kết hợp với máy đào làm việc cho hiệu quả và năng suất cao, có
tính cơ động cao và có thể sớm hoàn thành công tác đào hố móng trước tiến độ.
- Nhược điểm: Giá thành chi phi cho 1 ca máy cao
* Phương án 2
- Ưu điểm: Giá thành cho một ca máy cạp rẻ
Công việc quản lý và vận hành máy tương đối đơn giản.
- Nhược điểm: Năng suất làm việc thấp, tính cơ động không cao.
Kết luận : Qua phân tích so sánh ưu, nhược điểm của 2 phương án trên ta nhận
thấy tổ hợp xe – máy trong phương án 1 là thích hợp cho công tác đào hố móng tràn


Phương án lựa chọn: máy đào một gầu (máy đào gàu nghịch) kết hợp máy

ủi vài ôtô tự đổ: Máy đào gầu nghịch thường được sử dụng rộng rãi trong xây dựng
thủy lợi để đào kênh, hố móng các công trình thủy công, khai thác bãi vật liệu. Máy
đào gầu nghịch có thể đào khối đất cao hoặc thấp hơn mặt bằng máy đứng. Máy đào
gầu nghịch sau khi đào đất cần phối hợp với ôtô tự đổ để vận chuyển đất đào đến nơi
đổ. Ngoài ra, khi đào hố móng máy đào gầu nghịch thường để lại một lượng đào sót
nhất định nên cần phối hợp với máy ủi để gom lượng đào sót lại để máy đào xúc đổ
lên ôtô. Với những ưu điểm: máy đào gầu nghịch có thể đào khối đất cao hoặc thấp
hơn mặt bằng máy đứng, ôtô tự đổ có thể vận chuyển đất đào đến nơi đổ xa hàng Km,
máy ủi có thể gom lượng đào sót, cùng với máy móc thiết bị công ty có thể đáp ứng đủ

nên ta chọn phương án máy đào gầu nghịch kết hợp với ôtô tự đổ và máy ủi.
 Đối với trường hợp bóc tầng phủ, phá tràn cũ : Máy ủi là máy chủ đạo kết
hợp với máy đào và ôtô tự đổ. Riêng với phá bở tràn cũ thì ta cần sử dụng
thêm búa hơi để phả bỏ liên kết vật liệu và dùng máy ủi + máy xúc + ô tô vận
chuyển đi.
 Đối với trường hợp đào đất: Máy đào là máy chính, máy ủi dùng để thu gom
đất rơi vãi, và ôtô tự đổ.

SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 24


Đồ án tốt nghiệp
 Đối với trường hợp bóc tầng bảo vệ và khoan nổ phá đá hố móng chuẩn bị
đổ bê tông: Máy ủi là máy chủ đạo kết hợp với máy đào, ôtô tự đổ và thi công
thủ công.
2.2.2.2. Chọn loại máy thi công
2.2.2.2.1. Máy ủi
Do máy ủi chỉ làm nhiệm vụ san ủi tạo mặt bằng, bóc đất tầng mặt bằng ở hố
móng, san ủi những khối đất rơi vải, các khối đất đào sót của máy đào, ủi gom các loại
vật liệu do búa hơi phá bỏ tràn cũ và san bằng đáy hố móng nên ta chọn máy ủi có sức
kéo nhỏ. Ta chọn máy ủi loại KOMATSU D60P – 11 có các thông số kỹ thuật sau:
- Trọng lượng hoạt động: 18,4 (tấn)
- Kích thước chung của máy ủi:
+ Chiều dài : 5585 mm
+ Chiều rộng : 3000 mm
+ Chiều cao : 3070 mm
- Thông số của động cơ:
+ Mã hiệu động cơ : 6D125 – 1

+ Hãng sản xuất
- Lưỡi ủi: rộng

×

: KOMATSU
cao = 3970

×

1050 (mm)

2.2.2.2.2. Máy đào gầu nghịch
Máy đào gàu nghịch được chọn vì đây là loại máy phổ biến có ở các công ty
xây dựng, trong công trình thủy công hố móng thường xuyên tiếp xúc với nước phải
dùng máy đào gàu nghịch để đào các khối đất ngập trong nước.
Chọn máy đào gầu nghịch SANY SY365C có các thông số kỹ thuật sau:
- Dung tích gầu : q = 1,6 m3
- Tầm với đào xa nhất : R = 10,615 m
- Chiều sâu đào lớn nhất : H = 7,04 m
SVTH: Nguyễn Xuân Trường – Lớp 11X2B

Trang 25


×