Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

báo cáo động vật 1234567890

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.66 KB, 9 trang )

Báo cáo thực địa vườn thú quốc
gia trong công viên Thủ lệ
Giảng viên hướng dẫn: TS.Trần Đức Hậu
Sinh viên: Phạm Thị Ngọc
Lớp: 64 Tài Năng- Khoa: Sinh học

Tóm tắt:
Công viên cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía Tây, góc đường Kim
Mã, Cầu Giấy, đường Bưởi, Đào Tấn và phố Nguyễn Văn Ngọc, giáp với khách
sạn Hanoi Daewoo, chính thức được khởi công ngày 19 tháng 5 năm 1975, và hai
năm sau mở cửa đón khách. Công viên nằm trên địa phận làng Thủ Lệ, một làng cổ
có từ thời nhà Lý (thế kỷ XI), sự tích làng gắn với sự tích thần Linh Lang thờ
trong đền Voi Phục.
Công viên được xây dựng trên một địa hình khá đẹp: khoảng 29 ha, hồ nước mênh
mông có gờ đất chạy dài bao bọc như bầy rồng, rắn đuổi nhau; núi Bò, đền Voi
Phục dưới bóng si rậm rạp.

Vườn thú
Trước khi công viên hoàn thành, thú được nuôi tại Vườn bách thảo Hà Nội. Khi
thành lập, vườn thú chỉ có 300 cá thể của hơn 30 loài động vật. Đến nay Vườn thú
Hà Nội đã có gần 600 cá thể thuộc 95 loài, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm
như sư tử, hà mã, hổ, voi, cá sấu, ngựa hoang... Tổng diện tích Vườn thú Hà Nội
hiện nay là 20 ha, mỗi năm đón 1,5-2 triệu khách thăm.
Công viên Thủ Lệ là vườn thú được chia làm nhiều khu: Khu bò sát nuôi cá sấu.
Khu này nằm trên dải đất có hồ nước, tạo nên những hang hốc thích hợp với đời
sống của loài. Khu chim chóc có công, trĩ, uyên ương, hạc, cò, sếu, các loài chim
hót như họa mi, khướu. Khu này chạy dài trên bên lối vào đền Voi Phục. Khu thú
dữ gồm hổ, báo, sư tử, gấu với một hệ thống chuồng giống kiểu hang động, xen
vào đó là các chuồng hươu, nai, khỉ, chồn, cầy, vượn và voi.



1, Đặt vấn đề
Công viên Thủ Lệ có hệ động thực vật phong phú. Đặc biệt là hệ động vật phân
ngành động vật không xương sống có nhiều loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao,
nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam . Việc quan sát các đặc điểm và tập tính
của các loại động vật cung cấp cho chúng em những kiến thức khoa học mới và có
điều kiện kiểm chứng những kiến thức được học trên giáo trình

2, Phương pháp nghiên cứu
2.1, Thời gian và địa điểm
Thời gian: 16h ngày 12-05-2015
Địa điểm: Công viên Thủ Lệ, Kim Mã- Cầu giấy - Hà Nội

2.2, Phương pháp
Quan sát và ghi chép các tập tính, đặc điểm cấu tạo và thích nghi của các loài
động vật, ghi chép thời gian, toạ độ. Thiết bị chính được sử dụng là ống nhòm và
máy định vị toạ độ và điện thoại. Định dạng nhanh các cá thể và các bậc phân loại.
Ngoài ra còn sử dụng các thông tin trên các biển giới thiệu về loài


3, Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1, Thành phần loài và các hoạt động
Loài
Culi nhỏ (Nycticebus pygmaeus)
Culi lớn (Nycticebus coucang)
Nhím
Cầy mực
Cầy đốm
Cừu

Báo gấm

Hổ Đông Dương
Hổ Amua
Khỉ Vàng
Linh dương sừng kiếm
Linh dương sừng xoắn
Vượn đen má trắng
Voi Châu Á(Elephas maximus)
Hà Mã(Hippopotamus
amphibious)
Gấu ngựa
Gấu Chó
Khỉ đuôi lợn(Maca nemestrina)
Nai
Sóc bụng đỏ

Họ, bộ
Họ Cu li, bộ
Ăn thịt
Bộ Gặm nhấm
Họ Cầy, bộ
Ăn thịt
Họ Trâu bò,
bộ Guốc chẵn
Họ Trâu bò,bộ
Guốc chẵn
Họ Mèo, bộ
Ăn thịt
Họ Mèo, bộ
ăn thịt
Họ Khỉ, bộ

Linh trưởng
Họ Trâu bò
Bộ Guốc chẵn
Họ Vượn
Bộ Linh
trưởng
Họ Voi
Bộ có vòi
Họ Hà Mã
Bộ Guốc chẵn
Họ Nhà chó
Bộ ăn thịt
Họ Khỉ vooc
Họ Hươu Nai,
bộ Guốc chẵn
Họ Sóc
Bộ Gặm nhấm

Thời gian
4h20’

Hoạt động
Ngủ

4h21’

Ngủ


Cu gáy

Khướu bạc hà
Cò trắng
Kền kền Á Châu
Bồ Câu Pháp
Cao cát bụng trắng
Bồ câu xoè
Sâm cầm
Gà tiền mặt vàng
Đôi vẹt Nam Mỹ
Vẹt vàng xanh Nam Mỹ
Đà điểu Châu Phi
Gà lôi trắng(Lophura nycthemera)
Công(Pavo muticus imperator)
Gà Lôi vằn
Gà Lôi lam
Hồng hoàng(Buceros bicoruis
Linaeus)
Đà điểu Châu phi(Struthio
comelus)
Diệc xám(Ardeola cinerea)
Sếu Nhật bản(Grus Japonensis)
Cá sấu xiêm
Rùa Sa nhân

Họ Bồ câu
Bộ Bồ câu
Họ khướu
Bộ Xẻ
Họ Diệc
Bộ Hạc

Họ Kền kền
Bộ Ưng
Bộ Bồ câu
Họ Mỏ sừng
Bộ Sả
Bộ Bồ câu
Họ Gà nước
Bộ Sếu
Họ Trĩ
Bộ Gà
Bộ Vẹt

4h36’

Rỉa lông, kêu

Bộ Đà điểu
Họ Trĩ
Bộ Gà

4h30’
4h26’

Kiếm ăn
Hoạt động

Họ Hồng
hoàng
Bộ Sả


4h31’

Hoạt động bay
lượn

Họ Diệc Bộ
Bồ nông
Họ Sếu
Bộ Sếu
Họ Cá sấu
Bộ Cá sấu
Bộ rùa

4h43’

Đang ăn

4h45’

Đi lại, ăn

4h50’

Nằm một chỗ hoặc
đi lại trên cạn

3.2, Một số loài động vật đại diện


 Đà điểu Châu Phi

Đà điểu châu Phi (danh pháp khoa học: Struthio camelus) là một loài chim chạy,
có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sống duy nhất của họ Struthionidae,
và chi Struthio. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với
tốc độ lên đến 65 km/giờ (40 dặm/giờ). Đà điểu được xem là loài chim còn
sống lớn nhất và được chăn nuôi trên khắp thế giới. Tên khoa học của nó bắt nguồn
từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Chim Lạc đà"

mô tả
Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg (200 đến 290 pound). Một số đà điểu
trống đã được ghi nhận là có thể nặng đến 155 kg (340 pao). Đà điểu trống trưởng
thành có lông chủ yếu là màu đen với một vài điểm trắng ở cánh và đuôi. Đà điểu
mái và con non có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng. Đà điểu trống dùng đôi
cánh nhỏ do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con.
Bộ lông của chúng mềm và khác biệt so với lông vũ của loài chim bay. Vẫn còn
những cái móng trên hai cánh của chúng. Cặp chân khỏe của chúng không có lông.
Chân có hai ngón với một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa. Điểm độc
đáo này giúp cho khả năng chạy của đà điểu. Với lông mi rậm và đen, cặp mắt của
đà điểu lớn nhất trong các loài động vật trên cạn còn sống.
Ở độ tuổi trưởng thành (2–4 năm), đà điểu trống cao 1,8–2,7 m (6–9 ft), đà điểu
mái 1,7–2 m (5,5–6,5 ft). Trong năm đầu tiên, đà điểu con tăng cao
25 cm (10 inch) mỗi tháng. Một năm tuổi đà điểu đạt trọng lượng 45 kg (100 pao).

Phân loại và phân bố địa lý

Trong tự nhiên đà điểu châu Phi sống ở thảo nguyên savanna và vùng Sahel của
châu Phi, về phía Bắc và Nam của vùng rừng xích đạo. Đà điểu thuộc
về bộ Struthioniformes (bộ Đà điểu hay Chim chạy). Cùng bộ với nó là đà điểu
Nam Mỹ, chim ê mu (đà điểu sa mạc ở Australia), đà điểu đầu mào và lớn nhất
nhưng đã tuyệt chủng là Aepyornis. Các phân loài của nó là:
S.c. australis ở Nam Phi



S.c. camelus ở Bắc Phi, đôi khi còn được gọi là đà điểu Bắc Phi hay Đà điểu cổ đỏ.
S.c. massaicus ở Đông Phi, đôi khi còn được gọi là đà điểu Masai. Trong mùa sinh
sản, cổ và đùi của con trống chuyển sang màu hồng cam. Vùng sinh sống của
chúng ở phía đông của Ethiopia và Kenya, phía tây của Senegal và từ vùng phía
đông bắc của Mauritania đến phía nam của Morocco.
S.c. molybdophanes ở Somalia, Ethiopia, bắc Kenya, đôi khi còn được gọi là đà
điểu Somali. Trong mùa sinh sản, cổ và đùi của con trống chuyển sang màu xanh.
Vùng sinh sống của chúng trùng với S.c. massaicus ở đông bắc của Kenya. Một số
học giả cho rằng đà điểu Somali có thể chính là một loài.
S.c. syriacus ở Trung Đông, đôi khi còn được gọi là đà điểu Ả Rập hay đà
điểu Trung Đông. Chúng đã từng rất phổ biến ở bán đảo Ả Rập, Syria và Iraq;
nhưng đã tuyệt chủng từ năm 1966.

Hành vi
Đà điểu châu Phi sống theo từng nhóm 5–50 con, du cư theo những loài thú ăn cỏ
khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi
chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Không có răng, chúng phải nuốt sỏi
để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề. Chúng có thể đi trong một thời gian dài
không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ chúng nuốt vào. Tuy
nhiên chúng thích nước và thường hay tắm.


Với khả năng nghe và nhìn thính nhạy, chúng có thể phát hiện những loài thú săn
mồi như sư tử từ khoảng cách xa.
Theo một truyền thuyết phổ biến, đà điểu nổi tiếng về việc chui đầu vào cát khi
gặp nguy hiểm. Tác gia La Mã Pliny – bậc trưởng lão, trong cuốn Lịch sử tự
nhiên đã mô tả về đà điểu và việc giấu đầu vào bụi rậm của chúng. Tuy nhiên lại
không có quan sát đã được ghi nhận nào về hành vi này. Một phản bác khá nổi

tiếng là: một loài có hành vi như thế sẽ không thể tồn tại lâu dài. Truyền thuyết này
có lẽ bắt nguồn từ sự thật rằng: quan sát từ khoảng cách xa sẽ thấy khi ăn, đà điểu
vùi đầu vào cát, bởi vì chúng chủ tâm nuốt cát và sạn vào để giúp cho việc nghiền
thức ăn. Chứ nếu vùi đầu vào cát thì đà điểu sẽ chết ngạt mất. Khi nằm xuống để
tránh thú săn mồi, đà điểu ép sát đầu và cổ xuống đất, trông xa giống như là một ụ đất
nhỏ. Khi gặp nguy hiểm, đà điểu hoảng loạn bỏ chạy và tự làm bị thương nặng bởi
những cú đá từ cặp giò khỏe mạnh của chúng.
Trong kinh Phúc Âm soạn bởi Job (Job 39.13-18), đà điểu được mô tả với cặp cánh
ngắn ngủn buồn cười, không chú ý đến an toàn của tổ trứng, đối xử khắc nghiệt đối
với đàn con, thiếu khôn ngoan, nhưng lại làm con ngựa phải hổ thẹn với tốc độ của
chúng.

Sinh sản


Đà điểu châu Phi trưởng thành hoàn toàn ở độ tuổi 2 - 4 năm, con trống chậm hơn
con mái khoảng 6 tháng. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 3 hay 4 đến tháng tháng 8,
tùy thuộc vào vùng địa lý. Đà điểu trống dùng tiếng rít và những âm thanh khác để
đánh nhau, chiếm lãnh thổ và quyến rũ hậu cung có từ 2 – 5 đà điểu mái. Kẻ chiến
thắng sẽ giao phối với toàn hậu cung nhưng chỉ lập một "hậu" mà thôi.
Đà điểu châu Phi là loài đẻ trứng. Toàn hậu cung sẽ cùng đẻ trứng có phôi vào một
tổ của "hậu", đó chỉ đơn giản là một cái hố sâu từ 30 – 60 cm. Trứng nặng từ 1,3 –
1,4 kg (3 pao), dài 15 cm (6 inch), rộng 13 cm (5 inch), là loại trứng lớn nhất và có
phôi lớn nhất, nhưng lại là nhỏ nhất nếu so sánh tương đối với kích thước của đà
điểu. Mỗi tổ có từ 15 – 60 trứng màu trắng nhạt và bóng láng. Con cái ấp trứng vào
ban ngày còn con trống thì vào ban đêm, bởi vậy chúng có màu lông khác nhau để
tránh bị phát hiện khi đang ấp trứng. Quá trình ấp từ 35 – 45 ngày và con trống
thường đón chào con con mới nở. Tuổi thọ của đà điểu châu Phi là từ 30 - 70 năm,
trung bình là 50 năm.
Đà điểu con mới nở đã mở mắt và trong vòng 1, 2 tiếng chúng đã có thể chạy nhảy

được rồi. Hầu như những loài chim không bay, con của chúng mở mắt lúc mới
chào đời và có lớp lông tơ bảo vệ, thân hình của đà điểu con cũng không ngoại lệ.
Còn những loài biết bay, thì hầu như con của chúng không có lông và không mở
mắt, chúng phải nhờ vào mẹ hay bố tìm mồi. Đà điểu con rất hiếu động, bố mẹ
chúng phải tập họp chúng lại như một nhà trẻ di động. Chúng chạy lung tung và
trong vòng nửa năm đầu đà điểu con rất dễ chết vì những lí do khác ngoài thiền
nhiên, nhưng sau đó chúng lớn rất nhanh.

3.3, Một số kiến nghị về nơi nuôi nhốt các loài động vật
Các loài động vật hầu hết được nuôi nhốt trong chuồng có hàng rào sắt bảo vệ,
được cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ. Tuy nhiên còn một số vấn đề tồn tại
như sau:
1. Chuồng nuôi chưa được vệ sinh sạch sẽ nên có mùi hôi, thối
2. Nhiều chuồng mật độ cá thể quá cao như chuồng nuôi nhốt khỉ vàng có tới

13 con trong một chuồng nuôi diện tích hẹp


3. Môi trường nước của Cá Sấu, Hà Mã rất tù đọng, nước bẩn
4. Các loài động vật chưa được chăm sóc y tế thường xuyên nên mắc một số

bệnh về da như ghẻ, nấm ,.. Một số con đã bị chết
5. Các cá thể Voi Châu Á đôi khi không được tự do đi lại mà bị xích chân,

chuồng nuôi nhốt Voi diện tích còn khá hẹp
6. Chuồng cho các loài chim thiếu các cành cây cho chim đậu




×