Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Những thành tựu trong thực tiễn sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.58 KB, 8 trang )

Câu 3. Đồng chí hãy phân tích những thành tựu trong thực tiễn sau 30 năm
thực hiện đường lối đổi mới. Liên hệ quá trình thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng ở địa phương, ban, ngành học viên đang công tác.
Trả lời:
Công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, do Đảng Cộng
sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, được mở đầu từ Đại hội VI (tháng 12/1986).
Ba mươi năm là một chặng đường không dài so với lịch sử của một đất nước, một
dân tộc. Nhưng với công cuộc đổi mới, hai mươi chín năm là cả một quá trình khó
khăn, đầy cam go và thử thách. Thực tế đã kiểm chứng con đường đổi mới mà đảng
và nhân dân ta lựa chọn là yêu cầu khách quan phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại.
Nhìn lại bối cảnh lịch sử: Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,
bên cạnh thuận lợi và những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn đầu xây dựng đất
nước, chúng ta cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới.
Trên thế giới, trước âm mưu “diễn biến hoà bình” của CNĐQ, trước tác động
mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH-CN, chạy đua về kinh tế, cuộc đấu tranh giữa
CNXH và CNTB có nhiều diễn biến phức tạp. Điều đó đã đặt hệ thống XHCN trước
những thách thức mới.
Ở trong nước, tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi, nóng vội, muốn tiến
nhanh lên CNXH trong một thời gian ngắn, việc bố trí cơ cấu kinh tế, cộng với
những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ
ngày càng rõ, làm cho tình hình KT-XH rơi vào trì trệ, khủng hoảng. Nước ta lại
chịu hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh kéo dài; nền kinh tế còn phổ biến là
sản xuất nhỏ, manh mún, cơ sở vật chất - kỹ thuật nghèo nàn, QHSX lạc hậu; các
thế lực thù địch bao vây, cấm vận; chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía
Bắc xảy ra… Để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng đó, Đảng và nhân dân ta nhận
thấy không còn sự lựa chọn nào khác là phải đổi mới, trước hết là đổi mới mạnh mẽ,
cơ bản cách nghĩ, cách làm.
1



Trải qua 10 năm tìm tòi đường lối đổi mới (1975-1985) chúng ta đã đạt được
những kết quả bước đầu hết sức quan trọng, nhưng lạm phát vẫn đứng ở mức 3 con
số trong nhiều năm, đỉnh cao là 774,7% năm 1986; lượng lưu thông tiền tệ năm
1994 bằng 8,4 lần cuối năm 1980; nhiều vấn đề nóng bỏng chưa giải quyết được, có
mặt ngày càng trầm trọng thêm… Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng
(12/1986) khẳng định quyết tâm đổi mới của Đảng và nhân dân ta, đổi mới là yêu
cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Chính từ Đại
hội này đã đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, tạo ra
bước đột phá lớn và toàn diện, đem lại luồng sinh khí mới trong XH, làm xoay
chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên.
Nhìn lại 30 năm đổi mới (1986 - 2016): Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn
lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành
về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa
cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng
to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh". (Văn kiện Đại hội XII của Đảng CSVN)
Thành tựu cụ thể trên các mặt:
Thứ nhất, về tăng trưởng kinh tế: Tư tưởng, đường lối phát triểnkinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được thể chế hóa thành pháp luật, cơ
chế, chính sách. Các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và chế độ phân phối đã
phát triển đa dạng, từng bước tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trườngvà phù hợp
với điều kiện của đất nước. Các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh và cạnh tranh theo
quy định của pháp luật, ngày càng phát huy vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc
dân.
Các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành, phát triển, cơ bản
đã có sự liên thông, gắn kết thị trường trong nước với thị trường khu vực và thị
trường quốc tế.

2



Cơ cấu kinh tế đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tỷ trọng các
ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Nếu như năm
1990, tỷ trọng của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội là
38,74%, của khu vực công nghiệp là 22,67% và của khu vực dịch vụ là 38,59%; thì
đến năm 2010, nông nghiệp còn 18,89%, công nghiệp 38,23%, dịch vụ 42,88%;
năm 2013, nông nghiệp còn 18,4%, công nghiệp 38,3% và dịch vụ 43,3%.
Cơ cấu lao động xã hội đã chuyển dịch theo hướng tích cực, chất lượng nguồn
nhân lực được cải thiện, phục vụ tốt hơn quá trình CNH, hiện đại hóa.
Việc phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao
có tiến bộ, tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xây dựng kinh tế tri thức.
Nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, đạt mức tăng trưởng khá và ổn định:
bình quân giai đoạn 1991-2006 là 7,5%, giai đoạn 2006-2010 là 7%, những năm
2011-2015 tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,6%. Nhờ đó, Việt Nam thoát khỏi tình
trạng một nước nghèo để trở thành một nước có thu nhập trung bình.
GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD (năm 2010), năm 2015 là 2.200
USD/người/năm.
Vốn đầu tư toàn XH cho tăng trưởng kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa
tăng cao: So với năm trước, vốn đầu tư năm 1991 tăng 18,5%, năm 2007 tăng 27%,
năm 2009 tăng 11,4%.
Thứ hai, về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, XH, y tế
có bước phát triển. An sinh XH được quan tâm và cơ bản được bảo đảm, đời
sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện
Văn hóa - xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân
được cải thiện một bước. Văn hóa - xã hội có sự chuyển biến tích cực; an sinh xã hội
được bảo bảo đảm, đời sống nhân dân ổn định với thu nhập bình quân trên đầu người
đạt trên 2.000 USD năm 2015; tỷ lệ nghèo giảm xuống dưới 5% năm 2015. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo tăng từ 40% năm 2010 lên 49% năm 2015. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu

3



vực thành thị luôn ở mức dưới 4%.Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 63% năm
2010 lên 71,2% năm 2013.
Văn hóa, thể thao được quan tâm phát triển. Chú trọng xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả
tốt: Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 30% năm 1992 xuống dưới 7% năm 2005 (theo chuẩn
cũ) và từ 58% năm 1993 xuống còn 20% năm 2008 (theo chuẩn quốc tế), dưới 5%
năm 2015. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 40%. Đến nay, Việt Nam đã hoàn
thành trên 2/3 mục tiêu thiên niên kỷ.
Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới: Năm 2000 cả nước đạt chuẩn quốc
gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đến giữa năm 2004, 20 tỉnh, thành
phố đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 90,39%, trong
khi các nước thu nhập thấp chỉ đạt 69%.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm. Tuổi thọ trung bình của người dân
tăng từ 63 tuổi năm 1990 lên 71,3 tuổi năm 2005 và 73 tuổi năm 2010.
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam tăng từ 109/171 nước năm 2001 lên
108/177 nước năm 2005 và 116/182 nước năm 2009.
Thứ ba, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dân chủ XHCN, XD và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân đã đạt được
những kết quả bước đầu.
Quốc hội đẩy mạnh xây dựng luật pháp. Nền hành chính quốc gia được cải
cách một bước.
Quốc hội đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động
theo hình thức nhà nước pháp quyền XHCN. Từ năm 1986 đến năm 2005 Quốc hội
thông qua gần 150 luật. Từ 2006 đến nay, thông qua 67 luật.

4



Bộ máy Chính phủ và chính quyền địa phương được kiện toàn một bước. Hiện
nay, bộ máy Chính phủ giảm từ 76 đầu mối xuống còn 39. Bộ máy UBND cấp tỉnh
giảm từ 40 đầu mối xuống còn 20; cấp huyện từ trên 20 xuống còn dưới 10 đầu mối.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên từng bước đổi mới về tổ chức và
phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới.
Thứ tư, đường lối và chính sách đối ngoại, nhập quốc tế
Phá thế bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương
hóa, đa dạng hóa; giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.
Tham gia giải pháp chính trị vấn đề Campuchia (1989), bình thường hóa quan
hệ với Trung Quốc (năm 1991), với Hoa Kỳ (năm 1995); gia nhập ASEAN (năm
1995); gia nhập WTO (năm 2006). Đến nay, Việt Nam có quan hệ với 167 nước
trong số hơn 200 nước trên thế giới.
Xác lập quan hệ ổn định với các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản. Ký Hiệp
định hợp tác với EU năm 1995; tăng cường hợp tác với Trung Quốc theo phương
châm 16 chữ, tuyên bố quan hệ hợp tác chiến lược với Nga năm 2001 và Nhật Bản
năm 2008.
Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ biển, đảo với các nước liên
quan như Trung Quốc và các nước ASEAN.
Tranh thủ ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã thu hút hàng chục tỷ USD vốn ODA,
trên 200 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiến một bước dài trong hội nhập
kinh tế quốc tế thông qua việc gia nhập các diễn đàn kinh tế AFTA, APEC, WTO.
Thứ năm, về quốc phòng, an ninh
Thành tựu cơ bản, bao trùm là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ
nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ củng cố an ninh, QP với chống "diễn biến
hòa bình", bạo loạn lật đổ; vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng phản động

5


trong và ngoài nước lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, để gây mất
ổn định.
Quan tâm xây dựng, phát triển tiềm lực QP, AN của đất nước; xây dựng lực
lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội và công an theo hướng chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại.
Xây dựng được thế trận QP toàn quốc gắn với thế trận ANND.
Thứ sáu, về xây dựng Đảng
Trong tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tấn
công toàn diện vào Đảng và chế độ, Đảng vẫn vững vàng, kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Góp phần vào việc nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thống nhất tư tưởng
trên những vấn đề cơ bản của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới. Đấu tranh bảo vệ quan điểm,
đường lối đúng đắn của Đảng; phê phán, bảo vệ các quan điểm sai trái đòi đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập dân chủ cực đoan, phủ nhận thành tựu của quá
khứ... Dân chủ trong Đảng có tiến bộ.
Từng bước sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng và Nhà nước theo
hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối trung gian. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ trên
cơ sở lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực
của cán bộ.
Từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo trên cơ sở coi trọng lãnh đạo thể
chế hóa nghị quyết, lãnh đạo xây dựng luật và pháp lệnh, khắc phục tình trạng áp
đặt, bao biện, làm thay.
Thứ bảy, thành tựu về nhận thức lý luận: Nhận thức về CNXH và con
đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn: Về bước đi: năm 1970, Đảng xác định
chúng ta đang ở bước đi ban đầu (tích lũy vốn và cải thiện đời sống của nhân dân);
Về chặng đường: tại Đại hội V (1982) Đảng xác định chúng ta đang ở chặng đường

trước tiên; Về mục tiêu: Đại hội X bổ sung mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, công
6


bằng, dân chủ, văn minh; Về mô hình: ĐH VII, phác họa mô hình CNXH với 6 đặc
trưng; ĐH X: mô hình CNXH với 8 đặc trưng; ĐH XI có sự thay đổi vị trí, cụm từ
của 8 đặc trưng.
Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới
và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của
Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù
hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Tóm lại, 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, nhận thức của Đảng về CNXH và
con đường đi lên CNXH ngày càng sáng rõ hơn; nước ta đạt được những thành tựu
đáng quan tâm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, VH-XH, đối ngoại, ANQP và công
tác xây dựng Đảng. Hệ thống luận điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về XH
XHCN và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở VN đã hình thành trên những nét cơ
bản. Đưa đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy
mạnh CNH, HĐH, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong
khu vực và trên thế giới.
Liên hệ thực tiễn tại địa phương:
Bình Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày truyền thống lịch sử, văn
hóa, yêu nước và cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của ĐCSVN và
nhân dân trong 86 năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Bình Định đã vượt
qua khó khăn, gian khổ, hy sinh, lập nhiều chiến công thành tích xuất sắc, đóng góp
to lớn và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam.
Trong 30 năm đổi mới, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Bình Định đã
giữ vững đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, huy động mọi nguồn lực, tìm kiếm các cơ hội,
hướng đi, bước đột phá mới, để Bình Định phát triển bền vững và đạt được những
kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế tiếp tục phát triển; tổng sản

phẩm địa phương (GRDP) tăng bình quân hàng năm 9,2%, tổng sản phẩm địa
phương bình quân đầu người cuối năm 2015 ước đạt 40,1 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế
7


chuyển dịch tích cực; nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề được
hình thành, đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Khu kinh
tế Nhơn Hội bước đầu đã thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham
gia đầu tư; Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Khu kinh tế Nhơn Hội bước đầu được triển
khai. Các ngành dịch vụ, du lịch có bước phát triển đa dạng như Dự án FLC đã đi
vào sử dụng. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện. Các công trình thiết yếu hạ
tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông được tập trung đầu tư xây dựng, đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh. Công tác nâng cấp, chỉnh trang đô thị; diện
mạo đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Xuất khẩu, thu ngân sách; các lĩnh vực
văn hóa - xã hội như xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, tỉ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng và độ che phủ rừng, cung cấp nước sạch đạt kết quả tích cực, hoàn
thành và vượt mức Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra. Quốc
phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo; chủ
động ứng phó, tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; nhiều
vấn đề xã hội quan tâm được giải quyết kịp thời. Đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân tiếp tục được nâng lên.
Hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh được củng cố và kiện toàn. Công tác xây
dựng Đảng được chú trọng. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI), thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) ngày càng đi vào thực
chất, đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng. Đặc
biệt, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng được nâng lên; công
tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ đã được chú trọng từng bước. Chất lượng,
hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày
càng hướng về cơ sở và đạt kết quả tốt hơn.
Những thành tựu đạt được trên là kết quả của sự cố gắng nỗ lực, đoàn kết thống

nhất cao của toàn thể đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà nhằm góp phần tích cực vào
thực hiện thắng lợi của Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ và cùng cả nước thực hiện
thắng lợi công cuộc 30 năm đổi mới đất nước./.
8



×