Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Huong dan lap rap MT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.37 KB, 2 trang )

. Vỏ máy (case): là hộp để dựng máy và thường có bộ nguồn (power supply) đi kèm. Bạn
cần phải chú ý: có nhiều kiểu bộ nguồn khác nhau, hộ chợ các kiểu chip (processor) khác
nhau. Ví dụ bộ nguồn của máy chạy chip Pentium III sẽ không dùng cho máy chạy
Pentium 4 được (ngược lại thì được).
2. Bo mạch chủ (Motherboard): có rất nhiều loại khác nhau hỗ trợ chíp khác nhau, RAM
khác nhau, chuẩn ổ cứng khác nhau. Nhìn chung chipset của bo mạch chủ quyết định các
loại phần cứng khác mà bo mạch này hỗ trợ.
3. Chip (processsor), hay bộ vi xử lý: thường được sản xuất bởi AMD hay Intel (theo
chuẩn x86) và có rất nhiều tốc độ khác nhau. Thường thì các chip có tốc độ cao nhất (hiện
là Pentium 4 3.08GHz và AMD Athlon XP 2800+) thường có yêu cầu cao về bo mạch chủ
cũng như RAM, chipset v.v.
4. Bộ nhớ (RAM): là nơi lưu trữ các thông tin đang được thính toán: Có rất nhiều kiểu
RAM khác nhau (RDRAM, DDR RAM, SDRAM), tốc độ khác nhau (PC 100/133, PC
2100, PC 2700 v.v.) mỗi loại RAM chỉ hoạt động với một loại chipset (bo mạch chủ) nhất
định.
5. Ổ cứng (Hard disk): là nơi thông tin được lưu trữ: có nhiều loại ổ cứng khác nhau với
tốc độ khác nhau (5400RPM, 7200 RPM), chuẩn khác nhau (IDE hay SCSI hay Serial
ATA), DMA khác nhau (ATA 66/100/133), dung lượng khác nhau (30GB, 100GB, 200GB
v.v.)
6. Ổ đĩa mềm (Floppy): là ổ đĩa dùng cho đĩa mềm, đây là loại ổ đĩa đã rất lâu đời và hiện
thời chỉ có một chuẩn thôi, khá đơn giản). Trong tương lai gần ổ này sẽ bị loại bỏ.
7. Ổ đĩa quang (Optical drive): bao gồm CD-ROM, DVD-ROM, CD-RW (ổ ghi CD),
DVD-RW, DVD+RW (ổ ghi DVD), DVD-RAM (ổ ghi DVD).
8. Các lại thiết bị ngoại vi lắp thêm (Peripheral devices): Có vô cũng nhiều loại khác nhau
bao gồm: Video card (sử dung khe cắm AGP hoặc PCI), sound card, NIC, Modem, USB
2.0, Firewre (PCI) v.v. một số bo mạch chủ cũng có sound, NIC, video gắn kèm, tuy nhiên
loại lắp thêm vào thường có hiệu suất cao hơn.
Đó là chưa kể đến việc cài đặt hệ điều hành, có nhiều hệ điều hành khác nhau và cách cài
đặt khác nhau... Nhìn chung bạn cần đọc nhiều sách để tìm hiểu, và không bao giờ là đủ cả.
Để thực hành, bạn nên mua một máy tính về, tháo ra rồi tự lắp lại xem sao.
Đông Ngô


Tôi muốn nhắc nhở bạn đôi chúc khi tháo ráp máy hay lắp ráp máy. Hạng chế tối đa đụng
vào các con chip, những phần nối (hai mạch nối vào nhau) vì bạn có thể tạo ra hiệu ứng
tích điện làm cháy chip. Cách tốt nhất là bạn nên có ground trap (tôi không biết tiếng Việt
gọi là gì). Nếu không có ground trap, cách tốt nhất bạn nên chạm tay vào vỏ sắt của máy
computer hay vào những gì bằng kim loại bự như chân bàn, ống nước sắt... trước khi đụng
chip. Nếu nhà là sàn gạch thì nên đi chân không. Lý do là khi bạn đứng lên, ngồi xuống
hay đi đứng, cơ thể bạn có thể tích điện cao lên đến vài ngàn Vôn, và năng lượng đó sẽ đốt
cháy chip. Các chip hiện giờ có thể chịu được đến 2000V, nhưng tốt hơn hãy nên phòng
xa.
tim hieu ve cong nghe phat trien Chip
: lap rap va cai dat may tinh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×