Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Tiểu luận nghiên cứu đầu tư của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 247 trang )

1

Chương 1
GI I THI U
Chương một nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về luận án nghiên cứu. Cụ
thể, chương này sẽ trình bày cơ sở để hình thành luận án, vấn đề nghiên cứu mà
luận án nhắm đến, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án,
giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu của luận án cũng như ý nghĩa
mang lại từ kết quả nghiên cứu của luận án.
1.1. Cơ sở hình thành lu n án
Đầu tư của DN đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao
động,... Đặc biệt, trong tình hình khó khăn hiện nay thì đầu tư của DN càng thể hiện
nổi bật vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá nhanh trên thế giới, trong giai đoạn 2000 - 2012 tăng bình quân
6,6%/năm (giai đoạn 2000 - 2007 tăng 7% và giai đoạn 2008 - 2012 tăng 5,6%). Từ
khi Luật DN ra đời vào năm 2005, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng đã
tạo ra một làn sóng mới trong phát triển DN. Số lượng, quy mô, đầu tư, hiệu quả,
năng lực cạnh tranh của DN,… đều tăng rất nhanh và đóng góp ngày càng lớn vào
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, năm 2012 cộng đồng DN
đóng góp khoảng 61,8% trong tổng GDP của cả nước (Tổng cục thống kê, 2013).
Theo VCCI (2012), tổng số DN Việt Nam tăng bình quân 13,9%/năm giai
đoạn 2002 - 2011, từ 62.908 DN năm 2002 tăng lên 312.642 DN vào cuối năm
2011; DN Việt Nam ngày càng ít thâm dụng lao động nhưng tăng thâm dụng về vốn
(năm 2002, bình quân 74 lao động/DN và 23 tỷ đồng/DN nhưng đến năm 2011 bình
quân 34 lao động/DN và 47 tỷ đồng/DN). Xu hướng đầu tư của DN đã cho thấy: sự
lên ngôi của mô hình quản trị DN hiện đại (tỷ trọng số DNNN giảm mạnh từ 8,53%
năm 2002 xuống 0,99%; DN tư nhân giảm từ 39,4% xuống 14,3%; công ty trách
nhiệm hữu hạn tăng từ 37,3% lên 57,2%; công ty cổ phần tăng từ 4,5% lên
20,8%;...) và nguồn lực ngày càng hướng vào khu vực phi sản xuất (tỷ trọng vốn


khu vực sản xuất từ 40,7% năm 2002 giảm còn 31,7% năm 2010),... Bên cạnh đó,


2

DN vẫn còn những khó khăn, tồn tại như: có quá ít các DN quy mô vừa (năm 2011
DN siêu nhỏ chiếm 65,6%, DN nhỏ chiếm 29,9%, DN vừa chiếm 2,1% và DN lớn
chiếm 2,4%); hiệu suất sử dụng lao động (Doanh thu bình quân 1 lao động/Thu
nhập bình quân của lao động) không được cải thiện; DN chủ yếu dựa vào nguồn
vốn vay bên ngoài; khả năng trả lãi vay của DN giảm; tỷ lệ DN báo giảm hiệu quả
kinh doanh tăng (năm 2007 có 81,1% DN lãi nhưng đến 2013 tỷ lệ là 64,3%),…
Ngoài ra, Nguyễn Đình Cung (2012) cho biết quy mô vốn đầu tư của mỗi
DN tuy có tăng lên nhưng vẫn còn rất thấp; tuy vốn sản xuất kinh doanh (SXKD)
bình quân và giá trị tài sản cố định (TSCĐ) của DN tăng khá nhanh nhưng kể từ
2008, hai chỉ số này bắt đầu giảm và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi; điều
này đã phản ánh một thực tế rằng các DN hiện không còn mạnh dạn đầu tư, mở
rộng SXKD như trước. Các DN cũng gặp khó khăn rất nhiều trong việc tiếp cận
nguồn vốn, thu mua nguyên liệu đầu vào và những biểu hiện bất ổn đến từ kinh tế vĩ
mô,... Sự gia tăng về TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn cũng như số vốn SXKD
hàng năm của DN có thể được xem như là giá trị đại diện cho việc đầu tư, mở rộng
SXKD của DN bởi căn cứ theo phiếu điều tra thông tin DN thì vốn đầu tư thực hiện
hàng năm được chia thành các khoản như: xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa,
nâng cấp TSCĐ, bổ sung vốn lưu động,...
Về số lượng DN, vào năm 2013 thì trên toàn vùng ĐBSCL có 28.732 DN
chiếm 7,7% số DN cả nước, trong khi giai đoạn ngay sau khi Luật DN năm 1999 ra
đời, số DN ĐBSCL chiếm đến 23% số DN cả nước (Võ Hùng Dũng, 2012). Qua đó
cho thấy việc thu hút DN đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của DN
vẫn còn hạn chế. DN cả nước nói chung và của vùng ĐBSCL nói riêng chủ yếu là
DN vừa và nhỏ, chưa mạnh dạn đầu tư vốn phát triển DN, chính sách thu hút đầu tư,
phát triển DN chưa thật sự đáp ứng nhu cầu phát triển,… Trong khi nền kinh tế

nước ta hiện đang hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, nếu quy
mô vốn của các DN thấp thì không những ảnh hưởng tiêu cực đến việc đổi mới
công nghệ của DN mà còn làm giảm khả năng tận dụng cơ hội kinh doanh và năng
lực cạnh tranh của DN. Thực hiện chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó nội
dung quan trọng là cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tiết giảm cho phù hợp với quy
mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế thì yêu cầu khai thông, thu hút ngày càng


3

nhiều vốn đầu tư từ những thành phần kinh tế khác, nhất là DN tư nhân và DN có
vốn đầu tư nước ngoài càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn.
Tuy nhiên, với con số lên đến gần 70% DN tư nhân hiện đang hoạt động
SXKD không có lãi (DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm 96%) được công bố tại Diễn đàn
DN năm 2015 đã phần nào cho thấy tình hình hoạt động, phát triển của DN hiện nay
vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, cả
vùng ĐBSCL có 1.284 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể
(giảm 21% so với cùng kỳ năm 2015), 600 DN đăng ký giải thể (giảm 20,4% so với
cùng kỳ năm 2015), 1.469 DN quay trở lại hoạt động (tăng 135% so với cùng kỳ
năm 2015). Tuy rằng số lượng DN tạm ngừng hoạt động, giải thể có giảm và số
lượng DN hoạt động trở lại có tăng lên nhưng những khó khăn của cộng đồng DN
hiện nay vẫn còn nhiều tồn đọng; trong số đó thì một số hạn chế điển hình của DN
có thể kể đến như năng lực quản trị còn yếu, khả năng ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất thấp, năng lực tiếp cận thị trường và sức cạnh tranh của sản phẩm
chưa cao,... Để có thể vượt qua những khó khăn, thách thức này, bên cạnh sự nỗ lực
của chính bản thân cộng đồng DN thì còn đòi hỏi sự vào cuộc, hỗ trợ thiết thực và
mạnh mẽ hơn nữa từ phía các nhà hoạch định chính sách.
Về mặt lý thuyết, xét trên góc độ vĩ mô thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều
thừa nhận việc tích lũy vốn để đầu tư và đầu tư sẽ là yếu tố hết sức quan trọng có
tác động tích cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chẳng hạn như theo Smith

(1976) thì việc tăng vốn đầu tư sẽ góp phần làm tăng tổng sản lượng quốc gia cũng
như sản lượng bình quân trên mỗi lao động. Hay trong mô hình tăng trưởng Harrod
– Domar thì cho rằng việc tăng đầu tư sẽ có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến
tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, trên góc độ vi mô thì đầu tư lại có thể được xem
là yếu tố quyết định cho sự ra đời, tồn tại và phát triển những cơ sở SXKD, thậm
chí là cả các tổ chức, đơn vị phi lợi nhuận.
Các chủ đề về đầu tư của DN đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu trong một thời gian dài. Trong nước, nhìn chung có ít các
nghiên cứu toàn diện về đầu tư DN của cả nước cũng như vùng ĐBSCL, thời gian
điều tra, nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2004 - 2007, giai đoạn kinh tế tăng
trưởng tốt nhất. Lê Khương Ninh và ctg (2008) đã nghiên cứu, phân tích các yếu tố


4

ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN ngoài quốc doanh ở ĐBSCL, đặc biệt tập
trung vào Kiên Giang với mẫu điều tra khoảng 294 DN ở Kiên Giang và 606 DN
thuộc vùng ĐBSCL trong 1 hoặc 2 năm, sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng, đưa vào mô hình nhiều yếu tố nội sinh tác động đến đầu tư như: tăng trưởng
doanh thu, vốn tự có, trình độ văn hóa và chuyên môn, vốn vay, quy mô DN, ngành
nghề, mặt bằng. Ngoài ra, Nguyễn Thị Cành (2004) sử dụng phương pháp phân tích
định tính, khảo sát các yếu tố ngoại sinh tác động đến đầu tư DN dựa trên việc khảo
sát 140 DN ở Tiền Giang (26 DN), Bình Dương (40 DN), TP.HCM (74 DN), trong
đó có 14 yếu tố chính như vấn đề ưu đãi tín dụng, cung nguồn nhân lực, cơ sở hạ
tầng,… được đưa ra lấy ý kiến DN để đánh giá theo thang đo Likert,…
Về nghiên cứu ngoài nước, nhiều học giả, nhà khoa học đã bị cuốn hút vào
điều tra về DN nói chung và nghiên cứu đầu tư của DN nói riêng như: Blanchard và
Fischer (1989), Harris và ctg (1994), Besley (1995), Bernanke và ctg (1996),
Budina và ctg (2000), Das (2012), Jangili và Kumar (2010) và Badertscher và ctg
(2013),… đã quan sát nhiều khía cạnh khác nhau đối với đầu tư của DN, các nghiên

cứu này rất đa dạng do sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Tuy rằng chủ đề nghiên cứu về đầu tư của DN đã được nghiên cứu ở nhiều
nơi khác nhau trên thế giới nhưng kết quả nghiên cứu vẫn chưa cho thấy sự nhất
quán ở một số yếu tố. Cùng một biến số nhưng khi nghiên cứu các DN ở những khu
vực khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau hoặc không có ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư của DN. Điều này cho thấy đặc thù riêng của từng khu vực, quốc gia có khả
năng sẽ ảnh hưởng đến đầu tư của DN nhưng đa phần các nghiên cứu chưa xem xét
đến yếu tố này. Bên cạnh đó thì các nghiên cứu phần lớn tập trung vào khám phá
mối quan hệ giữa dòng tiền và lượng vốn đầu tư của DN, ít quan tâm đến các đặc
điểm khác của DN, trong khi những yếu tố này cũng có thể có ảnh hưởng rất lớn
đến quyết định đầu tư của DN. Mặc dù sử dụng nhiều phương pháp định lượng khác
nhau để nghiên cứu về chủ đề này nhưng các nghiên cứu gần đây đã cho thấy biến
số đại diện cho đầu tư của DN nhiều khả năng sẽ bị chặn ở giá trị 0 (DN không đầu
tư) nên việc sử dụng các phương pháp ước lượng dành cho trường hợp biến phụ
thuộc bị chặn sẽ phù hợp hơn khi nghiên cứu về đầu tư của DN. Hơn nữa, mặc dù
các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng rất quan tâm đến chủ đề nghiên cứu về sự


5

khác biệt trong đầu tư của các DN với hình thức sở hữu khác nhau, nhưng kết quả
nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xác định sự chênh lệch chung trong đầu tư chứ chưa
phân tích sâu về sự chênh lệch này. Mặt khác, chủ đề nghiên cứu về hành vi, thái độ
của Giám đốc trong công tác quản lý, điều hành DN cũng đang là xu hướng được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bởi kết quả của một số nghiên cứu đã cho thấy mặc
dù được chi phối bởi tập thể (hội đồng quản trị) nhưng Giám đốc DN vẫn giữ vai trò
hết sức quan trọng trong việc đưa ra các quyết định của DN. Tuy rằng chủ đề này
cũng đã được các nhà nghiên cứu xem xét nhưng việc kết hợp khám phá các hành vi
lẫn đặc tính (tuổi, giới tính, học vấn,…) của Giám đốc đối với quyết định đầu tư và
hiệu quả hoạt động SXKD của DN, đặc biệt là phạm vi nghiên cứu ở Việt Nam nói

chung và vùng ĐBSCL nói riêng vẫn đang còn là một khoảng trống trong nghiên
cứu.
Xuất phát từ bối cảnh thực tiễn cùng với những khoảng trống nghiên cứu đã
được chỉ ra trong quá trình lược khảo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước cho
thấy việc chọn đề tài Nghiên cứu đầu tư của doanh nghi p để làm đề tài nghiên
cứu là cần thiết về mặt lý thuyết lẫn thực tế. Đề tài này hy vọng sẽ tổng kết và bổ
sung thêm cho khung phân tích về đầu tư phát triển DN, góp phần đưa ra các căn cứ
khoa học để khuyến nghị những chính sách khả thi, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi
thúc đẩy DN mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh,
tăng lợi nhuận, góp phần khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

1.2. Vấn đề nghiên cứu
Do đặc điểm lịch sử nên tình hình phát triển DN và đầu tư của DN ở Việt
Nam nói chung có nhiều giai đoạn phát triển rất khác nhau. Từ sau công cuộc Đổi
mới (1986), vấn đề kinh tế nhiều thành phần mới được đặt ra và khuyến khích phát
triển. Tuy nhiên, vào thời điểm đó thì DN lại ra đời với những quy định riêng đối
với DN nhà nước, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,... nên có thể nói môi
trường phát triển DN chưa thể gọi là bình đẳng. Đến khi Luật DN (2005) được ban
hành thì đã điều chỉnh chung cho tất cả loại hình DN, các cơ chế chính sách quy
định đối với DN dần được hoàn thiện nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát


6

triển. Chính vì vậy nên số lượng DN ở Việt Nam tăng lên rất nhanh, đa dạng về loại
hình, ngành nghề, hình thức đầu tư,... góp phần rất quan trọng vào phát triển kinh tế
của Việt Nam, trong đó đầu tư của DN chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.
Theo Tổng cục thống kê (2013), tổng vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành)

tăng bình quân 19,2%/năm trong khoảng thời gian 2000 đến 2008; trong đó, đầu tư
từ khu vực Nhà nước tăng thấp nhất, bình quân 11,2%/năm, kế đến là khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh tăng 25,8%/năm và tăng cao nhất là khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài bình quân 27,6%/năm. Điều này đã góp phần khiến cho đầu tư của các
DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã
hội, từ 22,9% năm 2000 tăng lên 35,2% năm 2008; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài, tỷ trọng tăng từ 18,0% (2000) lên 30,9% (2008); và khu vực kinh tế Nhà
nước, tỷ trọng ngày càng giảm, từ 59,1% (2000) giảm xuống còn 33,9% (2008).
Điều này cho thấy loại hình DN ngoài quốc doanh và FDI đầu tư ngày càng nhiều
và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước. Lực
lượng DN này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tích cực, giải quyết việc làm,…
Tuy nhiên, kể từ sau năm 2008 đến nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước nên hoạt động đầu tư, kinh doanh của
DN có nhiều biến động, khó khăn. Nhiều DN đã phải tạm ngừng sản xuất kinh
doanh, thậm chí giải thể, phá sản nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút vốn
đầu tư của các DN cũng như của toàn xã hội. Giai đoạn 2008 - 2013, tổng vốn đầu
tư toàn xã hội tăng 12,1%/năm, thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. Trong đó,
việc huy động vốn từ DN, nhà đầu tư trở nên rất khó khăn nên Chính phủ đã phải
thực hiện rất nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN, đồng thời cũng tăng
cường vốn đầu tư từ khu vực công khiến cho vốn đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước
tăng nhanh hơn giai đoạn trước và tăng cao nhất với tốc độ tăng bình quân là
16,1%/năm; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng thấp, bình quân 13,6% - chủ
yếu do lực lượng này gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, thị trường tiêu thụ,... dẫn
đến thu hẹp đầu tư, hoặc đầu tư mới không nhiều; và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài giai đoạn này tăng thấp nhất 4,7%/năm. Do tốc độ tăng trưởng nhanh nên tỷ


7


trọng khu vực kinh tế Nhà nước cũng tăng theo trong giai đoạn này, năm 2013
chiếm 40,4%, trong khi tỷ trọng của kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài giảm xuống còn khoảng 59,6%.
Riêng đối với vùng ĐBSCL, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực công không lớn
trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của vùng do khu vực này không có nhiều DN
quốc doanh và vốn đầu tư từ ngân sách không cao. Vốn đầu tư từ DN FDI tăng dần
qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng không lớn, chủ yếu tập trung ở những địa
phương gần TP.HCM, nơi có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, còn lại là khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh. Các DN ngoài quốc doanh tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày
càng lớn song trong đó chiếm đa số vẫn là các hộ và cơ sở kinh doanh cá thể; các
DN trong vùng đa phần là DN nhỏ, vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh,
thị trường, nhân lực,... so với các vùng khác trong cả nước. Vì vậy nên rất cần thiết
tiến hành các nghiên cứu sâu về thực trạng phát triển DN, đầu tư của DN vùng
ĐBSCL để từ đó có sơ sở xây dựng các cơ chế, chính sách, khuyến nghị phù hợp,
khả thi giúp DN trong vùng ngày càng phát triển nhiều hơn về số lượng, tăng quy
mô và qua đó sẽ đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng ngày càng lớn và
hiệu quả hơn.
Số liệu phân tích trong vòng 13 năm gần đây (2000 - 2013) cho thấy, Việt
Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, chịu ảnh hưởng trực tiếp
bởi những thay đổi của môi trường quốc tế. Đây là một cuộc sàng lọc, thách thức
khắc nghiệt đối với DN Việt Nam về năng lực cạnh tranh, trình độ quản trị, đầu tư
phát triển,... Có thể thấy qua tốc độ tăng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư trong các
khu vực kinh tế ở giai đoạn 5 năm gần đây cho thấy có xu hướng “ngược chiều” với
mong muốn, chủ trương cũng như định hướng phát triển là giảm dần đầu tư của khu
vực công.
Chính vì vậy, bên cạnh những nỗ lực của chính lực lượng DN nhằm đưa DN
ngày càng phát triển, vươn lên thay đổi tích cực, nâng cao năng lực cạnh tranh, trình
độ quản trị, nắm bắt thị trường, đổi mới công nghệ,... còn đòi hỏi có những cơ chế,
chính sách, giải pháp thiết thực, hiệu quả của Nhà nước nhằm góp phần hỗ trợ, thúc
đẩy DN tăng cường đầu tư, phát triển DN. Những cơ chế, chính sách này nếu được



8

đúc kết từ các nghiên cứu sâu về phát triển DN, đầu tư phát triển của DN thì sẽ đạt
được hiệu quả cao hơn và bền vững hơn.
Mặc dù trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề đầu tư của DN nhưng
ở Việt Nam, việc nghiên cứu về đầu tư của DN vẫn còn một số hạn chế như: phần
lớn các nghiên cứu sử dụng mẫu nghiên cứu nhỏ hoặc chỉ nghiên cứu cho một tỉnh,
có một vài nghiên cứu khai thác dữ liệu từ sàn giao dịch chứng khoán nhưng chưa
có nghiên cứu nào khai thác bộ dữ liệu điều tra DN với quy mô lớn của Tổng cục
thống kê; các nghiên cứu ở cấp độ vùng cũng chưa khám phá xem đặc điểm của
từng tỉnh trong vùng có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đầu tư của DN; chưa
có nghiên cứu sâu về sự khác biệt trong đầu tư giữa DN nhà nước và DN ngoài nhà
nước trong khi xu hướng cắt giảm đầu tư công, thoái vốn ở các DNNN đang là vấn
đề bức bách ở Việt Nam; về mặt phương pháp thì khi xem xét sự khác biệt giữa hai
nhóm đối tượng trong nghiên cứu, các tác giả thường sử dụng biến dummy trong
mô hình hồi quy hoặc kiểm định t-test trong khi luận án sẽ sử dụng phương pháp
phân rã Oaxaca – Blinder để phân tích cụ thể hơn những khác biệt trong đầu tư giữa
DNNN và DNNNN; ngoài ra việc khám phá ảnh hưởng của các đặc tính của Giám
đốc DN đến quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động của DN sẽ nhấn mạnh thêm
tầm quan trọng của Giám đốc trong việc quản lý và điều hành DN. Hơn nữa, do đặc
thù Việt Nam có rất nhiều điểm khác biệt so với các nước về chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội và đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên các nghiên cứu về cơ sở lý luận chưa
nhiều, cần thiết phải nghiên cứu sâu, nhiều khía cạnh về DN và về đầu tư phát triển
của DN Việt Nam để bổ sung vào cơ sở lý thuyết phát triển DN nói chung và đầu tư
của DN nói riêng.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyết
định đầu tư và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN nhà nước và DN ngoài
nhà nước tại vùng ĐBSCL của Việt Nam nhằm phát hiện và có những đóng góp
mới vào cơ sở lý thuyết, khuyến nghị một số hàm ý chính sách để thu hút đầu tư


9

phát triển của DN. Luận án tập trung sâu vào các vấn đề, với các mục tiêu cụ thể
sau:
(i)

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư của doanh nghiệp
vùng ĐBSCL.

(ii)

Phân tích sự khác biệt về đầu tư theo hình thức sở hữu doanh nghiệp (Nhà
nước và ngoài Nhà nước).

(iii)

Khám phá sự ảnh hưởng của đặc tính Giám đốc DN đối với quyết định đầu
tư và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vùng ĐBSCL.

(iv)

Khuyến nghị các chính sách liên quan đối với DN trong việc quản trị và
quyết định đầu tư của DN, cũng như các chính sách liên quan cho cơ quan
quản lý nhà nước ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL để thu hút vốn đầu

tư DN.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích dữ liệu thu thập và giải quyết các mục tiêu nghiên cứu
trên, nghiên cứu đề tài nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
(i)

Các yếu tố nào tác động đến đầu tư của doanh nghiệp vùng ĐBSCL và mức
độ ảnh hưởng như thế nào?

(ii)

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp ngoài nhà nước? Sự khác biệt đầu tư giữa 2 nhóm DN trên là do đâu?

(iii)

Các đặc tính của Giám đốc ảnh hưởng đến đầu tư và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp vùng ĐBSCL như thế nào?

(iv)

Cơ chế chính sách nào cho doanh nghiệp trong việc quản trị và quyết định
đầu tư cũng như cho các cơ quan nhà nước để có thể thúc đẩy việc thu hút
đầu tư của doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL?


10

1.5. Phạm vi và đối tư ng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của DN (DN
nhà nước và DN ngoài nhà nước) trên phạm vi vùng ĐBSCL. Dữ liệu nghiên cứu
chủ yếu dựa trên số liệu thứ cấp từ cuộc khảo sát DN hàng năm của Tổng cục thống
kê về tình hình hoạt động SXKD và đầu tư năm 2011 và 2012, cụ thể: Đối với các
biến như loại hình DN, quy mô, xuất khẩu, lao động, TSCĐ, nợ, vốn chủ sở hữu,…
đều lấy dữ liệu năm 2012, riêng đối với biến Lag_Sale (doanh thu năm trước) và
Lag_Invest (đầu tư năm trước), căn cứ vào mã số DN, luận án lấy dữ liệu của năm
2011 với những thông tin tương ứng. Những DN chỉ xuất hiện năm 2012 (do năm
2011 không có dữ liệu) và những DN chỉ có thông tin năm 2011 (do năm 2012 DN
đã phá sản) đều bị loại khỏi mẫu nghiên cứu. Riêng đối với câu hỏi thứ ba, luận án
sử dụng dữ liệu sơ cấp được khảo sát từ các DN nhà nước và DN ngoài nhà nước
trên địa bàn vùng ĐBSCL năm 2015, người trả lời bảng câu hỏi là Giám đốc DN để
đảm bảo thu thập đủ và đúng các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu.
Trong một số nghiên cứu trước thì đầu tư của DN được tính bằng chênh lệch
TSCĐ trong 2 năm liền kề, nên cũng thường ngầm hiểu phạm vi đầu tư là TSCĐ.
Nhưng theo hướng dẫn của Tổng cục thống kê thì giá trị đầu tư của DN được đề cập
trong phiếu khảo sát DN bao gồm 5 khoản sau: đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư mua
sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản; đầu tư sửa chữa lớn,
nâng cấp TSCĐ; đầu tư bổ sung vốn lưu động; và đầu tư khác. Nên phạm vi nghiên
cứu của luận án cũng theo giới hạn của dữ liệu này, tức là nghiên cứu trên tổng số
tiền đầu tư nói chung cho 5 khoản nêu trên, không đi vào chi tiết từng khoản mục
đầu tư cụ thể.

1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định lượng với kĩ thuật hồi quy bằng mô hình Tobit
được áp dụng cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất. Do đầu tư của DN có 2 sự lựa chọn:
một là đầu tư và hai là không đầu tư nên mô hình nhị phân (Logit) phản ánh đúng
tình trạng đầu tư của DN theo sự lựa chọn đó. Điều này có giá trị hơn khi sử dụng
mô hình Tobit để xem xét đầu tư của DN vì mô hình này sẽ cho 2 kết quả: hoặc là



11

bằng 0 (DN không có đầu tư), hoặc là giá trị dương (trường hợp DN quyết định đầu
tư); bên cạnh đó, đầu tư của DN không có giá trị âm và vì thế mô hình Tobit là phù
hợp nhất để áp dụng.
Sau đó nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích định lượng với kĩ thuật
hồi quy bằng mô hình Tobit để ước lượng và phân tích các yếu tố tác động đến đầu
tư của từng nhóm DN nhà nước và DN ngoài nhà nước (nếu DN có đầu tư sẽ có giá
trị lớn hơn 0, ngược lại sẽ có giá trị là 0). Sau khi có được kết quả hồi quy, nghiên
cứu vận dụng phương pháp Oaxaca – Blinder (1973) để tiến hành phân rã và tính
toán sự khác biệt trong đầu tư của hai nhóm DN về đặc tính, về hệ số hồi quy và sự
khác biệt không thể lý giải.
Đối với câu hỏi thứ ba, luận án sẽ vận dụng phương pháp hồi quy Logit và
OLS để ước lượng đặc tính của Giám đốc tác động đến đầu tư và hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN.
Sơ đồ trong Hình 1.1 minh họa và khái quát các phương pháp nêu trên.


12
Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu

NGHIểN C U Đ U T
Mục tiêu NC 1: Nghiên cứu các y u tố
tác động đ n đầu tư của DN ở ĐBSCL

C A DOANH NGHI P

Mục tiêu NC 2: Phân tích sự khác bi t về đầu
tư DN theo hình thức sở hữu DN ở ĐBSCL


Tổng quan các lý thuy t liên quan đ n đầu tư
Cơ DN,
sở lýsự
thuy
của
kháct bi t về đầu tư trong DN, đặc
tính Giám đốc DN

Mục tiêu NC 3: Khám phá đặc tính của
Giám đốc đối với đầu tư và hi u quả DN

Lư c khảo các nghiên cứu thực nghi m trong
và ngoài nước có liên quan

Khoảng trống trong nghiên cứu + Thực t
Đề xuất mô hình nghiên cứu

Dữ li u thứ cấp từ Tổng cục thống kê

Hồi quy Tobit
 Các y u tố tác động đ n đầu
tư của DN

Thu th p dữ li u và ước
lư ng mô hình hồi quy

Phân rã Oaxaca - Blinder
 Sự khác bi t về đầu tư của DN
theo hình thức sở hữu


Dữ li u sơ cấp thông qua bảng câu hỏi
Hồi quy Logit và OLS
 Đặc tính của GĐ đối với đầu tư
và hi u quả hoạt động của DN

Thảo lu n k t quả nghiên cứu
Khuy n nghị chính sách có liên quan đ n đầu tư của DN tại ĐBSCL
Nguồn: Đề xuất của Người viết


13

1.7. Quy trình nghiên cứu
Luận án được thực hiện theo các bước được mô tả trong Hình 1.2.
Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Tổng quan lý thuy t
 Các khái niệm
 Các lý thuyết
 Các nghiên cứu có liên quan

Phương pháp nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu
 Đo lường các biến
 Dấu kỳ vọng

Thu th p và xử lý dữ li u

 Mẫu nghiên cứu
 Phương pháp xử lý dữ liệu
 Các kiểm định

Phân tích và
thảo lu n k t quả

K t lu n và khuy n nghị
 Kết luận
 Khuyến nghị
 Hạn chế của nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của Người viết

1.8. ụ nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu về đầu tư của DN ở ĐBSCL để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến
việc đầu tư của DN trong các mối quan hệ tác động đến đầu tư, chủ yếu là dựa vào:
yếu tố bên trong của DN; loại hình, sở hữu và đặc tính của Giám đốc DN; với nhiều


14

biến độc lập trên cùng một bộ dữ liệu được quan sát trong thời gian dài, có hệ thống
và đã được xử lý bằng các phương pháp định lượng khác nhau. Đó là điểm mới
trong đề tài nghiên cứu. Hy vọng rằng đề tài sẽ đóng góp được phần nào cho những
nghiên cứu khoa học tiếp theo đối với lĩnh vực đầu tư của DN mà các nghiên cứu
trong nước chưa nhiều, trong khi đòi hỏi trong thực tế về lĩnh vực này ngày càng
cấp thiết nhằm góp phần giúp các doanh nghiệp ở ĐBSCL cũng như của cả nước
tiếp tục tồn tại, phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
để từ đó đóng góp ngày càng nhiều hơn cho nền kinh tế đất nước.


1.9. Điểm mới của đề tài
Nghiên cứu của luận án tập trung vào ba khía cạnh của đầu tư doanh nghiệp
như: (i) Xác định các yếu tố tác động đến đầu tư doanh nghiệp vùng ĐBSCL; (ii)
Xác định sự khác biệt đầu tư của DN nhà nước và DN ngoài nhà nước; và (iii)
Khám phá sự ảnh hưởng của đặc tính của Giám đốc đối với quyết định đầu tư và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ ba khía cạnh này, luận án có những điểm
mới so với các nghiên cứu trước như sau:
(i)

Đối với việc xác định các yếu tố tác động đến đầu tư của DN vùng ĐBSCL
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng với mô hình Tobit

cho các doanh nghiệp tại ĐBSCL dựa trên mẫu nghiên cứu lớn từ bộ dữ liệu thứ cấp
của Tổng cục thống kê là 27.472 DN.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những điểm nổi bật là: Bình quân các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn các DN nhà nước, trong khi DN
thuộc sở hữu tư nhân đầu tư ít hơn DN sở hữu Nhà nước. Bên cạnh đó, những
doanh nghiệp có xuất khẩu đầu tư nhiều hơn các DN không xuất khẩu và các doanh
nghiệp có nhập khẩu đầu tư ít hơn các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp trong khu
công nghiệp đầu tư nhiều hơn DN ngoài khu công nghiệp, doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả đầu tư nhiều hơn. Ngoài ra, hệ số hồi quy của các biến tài sản, tài sản cố
định, doanh thu, độ trễ đầu tư, nợ phải trả, và quy mô lao động của doanh nghiệp
đều có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó các yếu tố này có tác động đáng kể đối với
đầu tư DN.


15

(ii)


Phân tích sự khác biệt đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
ngoài nhà nước
Nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến nhóm các DN nhà nước và

nhóm DN ngoài nhà nước mà các nghiên cứu trước ở Việt Nam chưa sử dụng.
Đồng thời, kết quả phân tích hồi quy từng nhóm DN cho thấy những điểm nổi bật
như sau: Không có sự khác biệt về đầu tư giữa các DN nhà nước hoạt động ở Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu so với các DN nhà nước hoạt động
ở Long An, nhưng đối với nhóm các DN ngoài nhà nước thì có tồn tại sự khác biệt
về đầu tư của DN ở những tỉnh này. Đối với các DN nhà nước, việc DN có tham gia
nhập khẩu hay không hoặc doanh thu hay đầu tư ở năm trước đều không có ảnh
hưởng đến lượng vốn đầu tư của DN; nhưng đối với trường hợp các DN ngoài nhà
nước thì các yếu tố này đều có ảnh hưởng. Đặc biệt, biến ROA có ý nghĩa đối với
DN ngoài nhà nước nhưng không có ý nghĩa với DN nhà nước, điều này cho thấy
việc đầu tư của DN ngoài nhà nước quan tâm đến hiệu quả nhưng DN nhà nước
hiếm khi quan tâm đến hiệu quả khi quyết định đầu tư.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích Oaxaca – Blinder (1973) để
phân tích sự khác biệt đầu tư giữa nhóm DN nhà nước và DN ngoài nhà nước mà
chưa có nghiên cứu nào thực hiện trước đây (theo kiến thức của Người viết). Đồng
thời, kết quả phân rã Oaxaca – Blinder cho thấy những điểm khác biệt giữa 2 nhóm
như sau: Có sự khác biệt về đầu tư do các đặc điểm của DN tạo ra như tình trạng
xuất khẩu, quy mô lao động, tổng tài sản, TSCĐ, doanh thu, độ trễ của doanh thu,
và ROA cùng với đặc điểm riêng của các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu
Giang và Cà Mau đã làm tăng khoảng cách chênh lệch về đầu tư giữa 2 nhóm DN.
Bên cạnh các đặc điểm kể trên đã góp phần làm tăng khoảng cách chênh lệch đầu tư
giữa 2 nhóm DN thì các yếu tố phản ánh khu công nghiệp, đầu tư ở năm trước, nợ
phải trả, tình trạng nhập khẩu, đặc điểm riêng của các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng,
Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long đã thu hẹp khoảng cách về đầu tư giữa DN nhà
nước và DN ngoài nhà nước. Mặc dù có sự ưu đãi đối với DN nhà nước hơn DN

ngoài nhà nước trong đầu tư, nhưng về tổng thể DN ngoài nhà nước đầu tư nhiều
hơn DN nhà nước.


16

(iii)

Về khám phá sự ảnh hưởng của đặc tính Giám đốc đối với quyết định đầu tư
và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Cách tiếp cận đầu tư theo hành vi mà ít có nghiên cứu ở khía cạnh này do

việc khó khảo sát các Giám đốc. Bên cạnh đó, nghiên cứu tiếp cận đặc tính của
Giám đốc theo hướng thái độ và sự tự tin của Giám đốc đối với đầu tư và hiệu quả
hoạt động của DN. Hướng tiếp cận này ít có nghiên cứu ở nước ngoài và đặc biệt ở
Việt Nam là rất ít.
Kết quả hồi quy Binary Logistic (Logit) về đặc tính của Giám đốc đối với
đầu tư cho thấy trình độ học vấn của GĐ có tác động âm với quyết định đầu tư của
DN. Tuy nhiên, những Giám đốc có chuyên môn về tài chính ngân hàng có khả
năng đưa ra quyết định đầu tư cao hơn các Giám đốc khác. Mặt khác, kinh nghiệm
của Giám đốc cũng là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến đầu tư của DN và những
DN mà Giám đốc có người thân là Giám đốc DN khác có khả năng đầu tư cao hơn
những DN có Giám đốc không có người thân là Giám đốc DN. Đặc biệt, kết quả
nghiên cứu cũng đã cho thấy những DN được điều hành bởi các Giám đốc tự tin sẽ
có khả năng đầu tư cao hơn những DN được điều hành bởi các Giám đốc ít tự tin.
Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy OLS về đặc tính của Giám
đốc đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cho thấy bằng chứng ủng hộ lập
luận rằng tình trạng hôn nhân và các mối quan hệ của Giám đốc (có người thân là
lãnh đạo ngân hàng hoặc tổ chức tài chính) có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Hơn nữa, những doanh nghiệp có Giám đốc trực tiếp đưa ra

quyết định đầu tư sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn những doanh nghiệp khác,
những doanh nghiệp có Giám đốc kém tự tin sẽ có hiệu quả hoạt động thấp hơn
những doanh nghiệp có Giám đốc tự tin (trong trường hợp hiệu quả hoạt động được
đo lường bằng ROS).
Điểm thú vị đối với câu hỏi nghiên cứu thứ ba là sự tự tin của Giám đốc giúp
doanh nghiệp có khả năng đầu tư nhiều hơn, nhưng không làm cho DN hoạt động
hiệu quả hơn (trong trường hợp hiệu quả hoạt động được đo lường bằng ROA).
1.10. K t cấu của lu n án nghiên cứu
Kết cấu luận án nghiên cứu bao gồm 5 chương như sau:


17

Chương 1: Giới thiệu. Chương này tổng quan về nghiên cứu của luận án và
cho thấy vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, tổng quan sơ đồ
nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, điểm mới của nghiên cứu và kết cấu luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Trong chương này ngoài các khái niệm liên quan,
tập trung trình bày lý thuyết xoay quanh đến các mục tiêu nghiên cứu của luận án,
như: Đối với mục tiêu nghiên cứu 1, lý thuyết trình bày gồm có các lý thuyết chính
về đầu tư của DN và trình bày các yếu tố bên trong tác động đến đầu tư của DN
vùng ĐBSCL; với mục tiêu nghiên cứu 2, bên cạnh dựa vào lý thuyết đầu tư được
trình bày ở phần trên, nghiên cứu còn trình bày lý thuyết về sự khác biệt về đầu tư
của DN theo hình thức sở hữu DN; với mục tiêu nghiên cứu 3, nghiên cứu trình bày
các lý thuyết về đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư và hiệu quả hoạt động của
DN, lý thuyết triển vọng và lý thuyết về vốn con người. Ngoài ra, chương này cũng
trình bày tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài để tìm ra sự khác biệt của nghiên cứu trong luận án với các nghiên cứu trước.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu, trình bày các
phương pháp nghiên cứu như mô hình Tobit được áp dụng trong việc tìm ra các yếu
tố tác động đến đầu tư của DN, phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder (1973) trong

việc tìm ra sự khác biệt đầu tư của DN nhà nước và DN ngoài nhà nước, phương
pháp hồi quy Logit được áp dụng trong việc tìm ra các đặc tính của Giám đốc tác
động đến đầu tư của DN và phương pháp hồi quy OLS áp dụng trong việc tìm ra
các đặc tính của Giám đốc tác động đến hiệu quả hoạt động của DN. Bên cạnh đó,
chương này trình bày dữ liệu để nghiên cứu các nội dung trong luận án.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Trong chương này phân tích kết
quả nghiên cứu của luận án, tập trung vào phân tích các nội dung liên quan đến mục
tiêu nghiên cứu như: Các yếu tố tác động đến đầu tư của DN, các yếu tố tác động
đến đầu tư của từng loại hình DN, sự khác biệt đầu tư của DNNN và DN ngoài nhà
nước và các yếu tố tác động đến sự khác biệt này. Bên cạnh đó, phân tích đặc tính
của Giám đốc tác động đến đầu tư và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này tổng hợp kết luận của luận
án và đưa ra gợi ý các chính sách liên quan đến đầu tư của DN.


18

Chương 2
C

S

Lụ THUY T

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, chương này sẽ tiến hành lược
khảo các khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài
nghiên cứu nhằm có được cái nhìn tổng quan và hình dung cách thức tiếp cận để
giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Kết quả của phần tổng quan tài liệu
này sẽ là cơ sở để phát hiện những khoảng trống trong nghiên cứu về chủ đề đầu tư
của DN và làm căn cứ để giải thích ý nghĩa về mặt kinh tế, quản trị trong các quyết

định đầu tư của DN. Ngoài ra, chương 2 còn trình bày phần thực trạng tình hình đầu
tư của DN vùng ĐBSCL trong những năm gần đây nhằm hỗ trợ tính hợp lý cho các
kiến nghị được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu. Nội dung chính của chương
này gồm có ba phần và được trình bày tóm tắt như sau:
Thứ nhất, tổng quan về thực trạng phát triển DN, hoạt động sản xuất kinh
doanh và đầu tư của DN vùng ĐBSCL thời gian gần đây.
Thứ hai, phần tổng quan về DN và đầu tư trong DN sẽ trình bày các khái
niệm về DN, người quản lý điều hành DN, cách thức phân loại DN, khái niệm về
đầu tư và vai trò của đầu tư đối với DN. Kết quả tổng quan này bên cạnh việc giúp
hình dung rõ hơn các thuật ngữ được sử dụng trong luận án thì còn cho thấy được
tầm quan trọng của việc đầu tư trong DN.
Thứ ba, đối với mục tiêu nghiên cứu 1, lý thuyết trình bày gồm có các lý
thuyết chính về đầu tư của DN và trình bày các yếu tố bên trong tác động đến đầu tư
của DN vùng ĐBSCL; đối với mục tiêu nghiên cứu 2, bên cạnh dựa vào lý thuyết
đầu tư được trình bày ở phần trên, nghiên cứu còn trình bày lý thuyết về sự khác
biệt về đầu tư của DN theo hình thức sở hữu DN; đối với mục tiêu nghiên cứu 3,
nghiên cứu trình bày các lý thuyết về đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư và hiệu
quả hoạt động của DN, lý thuyết triển vọng và lý thuyết về vốn con người.
Cuối cùng, phần lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm sẽ hỗ trợ cho việc so
sánh, đánh giá về mặt phương pháp và kết quả của các nghiên cứu trước nhằm giúp
đề xuất cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phù hợp với các mục tiêu nghiên


19

cứu đã đề ra. Phần này cũng là căn cứ để so sánh kết quả nghiên cứu của Người viết
với các nghiên cứu thực nghiệm tương tự trong và ngoài nước.

2.1. Thực trạng về phát triển doanh nghi p; hoạt động sản xuất kinh doanh và
đầu tư của doanh nghi p vùng ĐBSCL thời gian gần đây

Theo Tổng cục thống kê (2015), năm 2013 cả nước có 373.213 DN, trong đó
DN ở khu vực ĐBSCL là 28.732 DN chiếm 7,7%. Giai đoạn 2009 – 2013 tốc độ
tăng trưởng DN bình quân của cả nước đạt 12,07%/năm trong khi khu vực ĐBSCL
chỉ đạt bình quân 6,73%/năm. Bảng 2.1 sẽ biểu thị cụ thể số lượng, tỷ trọng DN
đang hoạt động trên cả nước và từng vùng.
Bảng 2.1: Số lư ng, tỷ tr ng DN hoạt động trên cả nước và từng vùng
Chỉ tiêu

Năm

Cả nước (DN)
Đồng bằng sông Hồng
Trung du, miền núi phía
Bắc

Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung

Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
Không phân vùng

Đồng bằng sông Hồng
Trung du, miền núi phía
Bắc

Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung


Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
Không phân vùng

2009

2010

2011

236.584 279.360 324.691
Phân theo vùng (DN)
67.755
82.251 103.518

Tốc độ
tăng (%)

2012

2013

346.777

373.213

12,07

111.781


120.677

15,52

9.842

11.671

14.045

14.779

15.406

11,85

33.139

37.740

42.679

45.312

48.767

10,14

6.909

7.282
8.532
8.809
96.658 117.008 128.590 138.493
22.142
23.284
27.210
27.487
139
124
117
116
Tỷ trọng so với cả nước (%)
28,64
29,44
31,88
32,23

9.488
150.027
28.732
116

8,25
11,62
6,73
-4,42

32,33


3,08

4,16

4,18

4,33

4,26

4,13

-0,19

14,01

13,51

13,14

13,07

13,07

-1,72

2,92
40,86
9,36
0,06


2,61
41,88
8,33
0,04

2,63
39,60
8,38
0,04

2,54
39,94
7,93
0,03

2,54
40,20
7,70
0,03

-3,41
-0,40
-4,77
-14,72

Chú thích:
Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán
Tốc độ tăng: Tốc độ tăng số lượng DN và tỷ trọng bình quân giai đoạn 2009 – 2013 của cả nước và vùng.


Xét về mặt số lượng DN thì ĐBSCL đứng trên khu vực Trung du, miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên nhưng xét về tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009
- 2013 thì ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất trong số 6 vùng của cả
nước. Do số lượng DN đầu kỳ ít cùng với tốc độ tăng trưởng DN thấp nhất trong


20

các vùng nên tỷ trọng DN ở khu vực ĐBSCL so với cả nước trong những năm qua
đã sụt giảm khá nhiều, từ 9,36% năm 2009 xuống còn 7,7% năm 2013 với tốc độ
giảm bình quân là 4,77%/năm.
Bảng 2.2: Tỷ tr ng DN vùng ĐBSCL theo tỉnh, TP và hình thức sở hữu
2010
2013
Tốc độ tăng (%)
Năm, DN
Vùng,
DNNN DNNNN DNFDI DNNN DNNNN DNFDI DNNN DNNNN DNFDI
địa phương
ĐBSCL (%)
6,0
92,9
1,1
4,7
93,8
1,5
-2,6
6,3
17,8
Phân theo tỉnh, thành phố trong vùng (%)

Long An
1,3
91,5
5,7
1,3
89,1
8,2
4,2
3,6
18,2
Tiền Giang
4,5
94,9
0,6
3,5
95,2
1,3
-1,8
6,8
36,8
Bến Tre
4,4
94,7
0,9
3,8
94,7
1,5
1,0
6,1
26,0

Trà Vinh
8,3
90,4
1,3
8,4
90,5
1,1
-0,7
-0,9
-4,7
Vĩnh Long
7,1
91,3
0,6
6,5
92,8
0,7
5,4
8,7
13,0
Đồng Tháp
11,1
88,5
0,4
9,6
90,1
0,3
5,1
11,0
5,3

An Giang
7,0
92,8
0,2
5,8
94,0
0,2
-0,4
6,4
7,7
Kiên Giang
4,9
95,0
0,1
5,2
94,7
0,1
10,8
8,2
7,7
Cần Thơ
4,9
94,6
0,6
1,7
97,6
0,7 -27,8
3,3
7,7
Hậu Giang

11,5
88,2
0,2
7,6
91,7
0,7
1,7
18,6
65,1
Sóc trăng
6,3
93,6
0,2
5,4
94,2
0,4
1,2
6,3
44,2
Bạc Liêu
11,8
87,5
0,6
9,2
90,2
0,6
-2,9
6,9
6,3
Cà Mau

6,3
93,6
0,1
1,3
98,7
0,0 -40,0
4,6
-20,6
Chú thích:
Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán
Tốc độ tăng: Tốc độ tăng tỷ trọng DN bình quân giai đoạn 2010 – 2013 theo hình thức sở hữu trong vùng.

Khi xem xét tỷ trọng của ba loại hình doanh nghiệp (DN nhà nước, DN ngoài
nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài) ở vùng ĐBSCL, kết quả thống kê trong
Bảng 2.2 cho thấy, DNNNN luôn chiếm tỷ lệ đa số trong tổng số DN của vùng
ĐBSCL, cụ thể là 92,9% năm 2010 và tăng lên 93,8% năm 2013 với tốc độ tăng
bình quân là 6,3%/năm. Bên cạnh nhóm DNNNN thì các DN có vốn đầu tư nước
ngoài tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng thời gian qua đã có tốc độ tăng trưởng khá cao,
tăng bình quân 17,8%/năm giai đoạn 2010 – 2013. Đối với nhóm DNNN thì số
lượng các DN này trong thời gian qua có xu hướng giảm, bình quân giảm
2,6%/năm. Hiện tại, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Trà Vinh là các tỉnh có tỷ trọng DNNN
khá cao so với các tỉnh khác trong vùng, còn Cà Mau, Long An là hai tỉnh có tỷ
trọng DNNN thấp nhất trong vùng ĐBSCL.
Dựa vào kết quả thống kê và phân tích sơ bộ về số lượng các DN vùng
ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2013 có thể nhận định rằng dưới áp lực của các quy định
về cổ phần hóa DNNN và thoái vốn Nhà nước thì số lượng DNNN trong thời gian


21


qua đã có xu hướng giảm. Nhóm DNNNN vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong
tổng số DN của tỉnh và có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 6,3%/năm. Còn đối
với nhóm DN có vốn đầu tư nước ngoài thì Long An, Tiền Giang (hai tỉnh này nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) và Bến Tre là các tỉnh có tỷ trọng của loại
hình DN này vượt trội so với các tỉnh khác trong khu vực nhờ có được vị trí địa lý
thuận lợi, gần với TP.HCM, cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối thuận tiện với trung
tâm kinh tế lớn này.
Bảng 2.3: Vốn SXKD của các DN vùng ĐBSCL theo hình thức sở hữu
Tốc độ tăng (%)
Năm, DN
2010
2013
Vùng,
DNNN DNNNN DNFDI DNNN DNNNN DNFDI DNNN DNNNN DNFDI
địa phương
Vốn sản xuất kinh doanh (tỷ đồng)
Vùng ĐBSCL 140.815 332.799
Long An
27.177 55.600
Tiền Giang
4.837 21.582
Bến Tre
3.540
6.306
Trà Vinh
3.260
4.467
Vĩnh Long
4.761 11.903
Đồng Tháp

10.055 19.124
An Giang
13.584 37.360
Kiên Giang
11.043 18.322
Cần Thơ
27.478 61.348
Hậu Giang
3.115 53.606
Sóc trăng
2.868 23.882
Bạc Liêu
1.322
1.678
Cà Mau
27.775 17.620

34.839 286.796 473.339 73.778 26,8
24.907
5.947 117.773 43.899 -39,7
3.043
7.674 36.444 12.619 16,6
877
4.539 11.020 3.776
8,6
742
5.208
7.535 3.969 16,9
1.639
6.731 14.015 2.531 11,2

306 14.571 35.311
603 13,2
232 17.903 45.247
380
9,6
128 10.798 45.850
599
-0,7
2.370 78.137 69.242 4.234 41,7
158 92.820 16.816
627 210,0
120
3.610 32.574
20
8,0
260
2.176
6.928
468 18,1
58 36.681 34.587
52
9,7

11,5
28,4
19,1
20,5
19,0
5,6
22,7

6,6
35,8
4,1
-31,1
10,9
60,4
25,2

28,4
20,8
60,7
62,7
74,9
15,6
25,4
17,9
67,1
21,3
58,4
45,1
21,7
-3,5

Chú thích:
Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán
Tốc độ tăng: Tốc độ tăng vốn SXKD bình quân giai đoạn 2010 – 2013 của DN trong vùng theo sở hữu vốn.

Khi xét tổng vốn sản xuất kinh doanh phân theo ba loại hình DN (DNNN,
DNNNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài) ở vùng ĐBSCL trong Bảng 2.3 cho thấy
vốn sản xuất kinh doanh của các DNNN ở ĐBSCL năm 2010 là 140.815 tỷ đồng và

tăng lên 286.796 tỷ đồng năm 2013 với tốc độ tăng bình quân là 26,8%/năm. Mặc
dù số lượng DNNN chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số DN nhưng vốn sản
xuất kinh doanh của các DN này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số vốn sản xuất
kinh doanh của các DN ở vùng ĐBSCL. Vốn sản xuất kinh doanh của các DNNNN
vùng ĐBSCL cũng tăng trưởng khá trong giai đoạn 2010 – 2013, bình quân tăng
11,5%/năm. Ngoài ra, tương tự như tốc độ tăng trưởng về số lượng DN, tốc độ tăng


22

vốn sản xuất kinh doanh của các DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng là cao nhất
trong các loại hình DN, bình quân tăng 28,4%/năm trong giai đoạn 2010 – 2013.
Bảng 2.4: TSCĐ của các DN vùng ĐBSCL theo hình thức sở hữu
Năm, DN
2010
Vùng,
DNNN DNNNN DNFDI DNNN
địa phương
Giá trị TSCĐ (tỷ đồng)
Vùng ĐBSCL 63.208 71.718 15.663 108.902
Long An
8.340 20.013 11.602
1.475
Tiền Giang
1.572
4.978
1.121
4.831
Bến Tre
2.189

2.331
537
3.124
Trà Vinh
1.229
1.055
492
1.912
Vĩnh Long
1.033
2.696
693
1.531
Đồng Tháp
4.715
8.196
230
4.081
An Giang
4.175
6.586
166
5.581
Kiên Giang
4.509
6.297
90
3.838
Cần Thơ
11.512

9.518
478 54.766
Hậu Giang
1.413
1.509
18
3.448
Sóc trăng
885
4.476
84
807
Bạc Liêu
423
876
146
605
Cà Mau
21.213
3.186
6 22.904
Tỷ trọng (%)
Vùng ĐBSCL
42,0
47,6
10,4
42,4
Long An
20,9
50,1

29,0
4,1
Tiền Giang
20,5
64,9
14,6
21,1
Bến Tre
43,3
46,1
10,6
31,2
Trà Vinh
44,3
38,0
17,7
52,9
Vĩnh Long
23,4
61,0
15,7
31,2
Đồng Tháp
35,9
62,4
1,8
27,5
An Giang
38,2
60,3

1,5
36,0
Kiên Giang
41,4
57,8
0,8
17,7
Cần Thơ
53,5
44,3
2,2
73,3
Hậu Giang
48,1
51,3
0,6
46,3
Sóc trăng
16,3
82,2
1,5
8,5
Bạc Liêu
29,3
60,6
10,1
20,1
Cà Mau
86,9
13,1

0,0
69,6

Tốc độ tăng (%)

2013

DNNNN DNFDI DNNN DNNNNDNFDI
117.573
17.371
11.265
4.516
1.305
2.511
10.433
9.646
17.434
18.643
3.560
8.641
2.264
9.984

30.603
17.281
6.841
2.379
399
865
313

273
369
1.291
433
7
147
4

45,7
48,1
49,1
45,1
36,1
51,2
70,4
62,2
80,6
25,0
47,8
91,4
75,1
30,4

11,9
47,8
29,8
23,7
11,0
17,6
2,1

1,8
1,7
1,7
5,8
0,1
4,9
0,0

19,9
-43,9
45,4
12,6
15,9
14,0
-4,7
10,2
-5,2
68,2
34,6
-3,1
12,7
2,6

17,9
-4,6
31,3
24,7
7,4
-2,3
8,4

13,6
40,4
25,1
33,1
24,5
37,2
46,3

25,0
14,2
82,8
64,2
-6,8
7,7
10,7
18,0
60,2
39,3
189,9
-56,3
0,1
-11,8

Chú thích:
Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán
Tốc độ tăng: Tốc độ tăng giá trị TSCĐ bình quân giai đoạn 2010 – 2013 của DN trong vùng theo sở hữu vốn.

Giống như lượng vốn dành cho sản xuất kinh doanh, kết quả thống kê trong
Bảng 2.4 cho thấy TSCĐ của các DNNN hiện chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số
tài sản của các DN trong vùng ĐBSCL, từ 42% năm 2010 tăng lên 42,4% năm

2013. TSCĐ của các DNNNN mặc dù tăng bình quân 17,9%/năm nhưng xét về tỷ
trọng thì đã giảm từ 47,6% năm 2010 xuống còn 45,7% năm 2013. Đối với nhóm
DN có vốn đầu tư nước ngoài thì Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh là những tỉnh có tỷ trọng TSCĐ của các DN này chiếm tỷ trọng khá cao, lần


23

lượt là 47,8%, 29,8%, 23,7%, 17,6% và 11%. Trong khi tỷ lệ TSCĐ của DN có vốn
đầu tư nước ngoài ở các tỉnh khác chỉ dao động từ chưa đến 0,1% đến 5,8%.
Còn khi xem xét chỉ tiêu TSCĐ bình quân trên một lao động, kết quả thống
kê trong Bảng 2.5 cho thấy vào năm 2013, bình quân một lao động ở vùng ĐBSCL
được trang bị TSCĐ tương đương 186,5 triệu đồng, chỉ cao hơn các lao động ở
vùng Trung du, miền núi phía Bắc (184,1 triệu đồng) và thấp hơn so với bình quân
của cả nước (235,3 triệu đồng).
Bảng 2.5: TSCĐ bình quân một lao động
Chỉ tiêu

Năm

2010

Cả nước (Triệu đồng)

239,2

2011
238,2

2012


2013

Tốc độ tăng
(%)

224,2

235,3

-0,55

227,8
181,7
224,4
237,5
208,3
182,3

224,2
184,1
229,9
253,1
201,8
186,5

0,45
6,67
6,58
18,14

-3,73
2,36

Phân theo vùng (Triệu đồng)
Đồng bằng sông Hồng
Trung du, miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

221,2
151,7
189,9
153,5
226,2
173,9

244,2
192,6
214,7
188,7
216,0
186,7

Chú thích:
Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán
Tốc độ tăng: Tốc độ tăng TSCĐ trên lao động bình quân giai đoạn 2010 – 2013 của DN cả nước và từng vùng.

Đáng chú ý ở chỉ tiêu này là các lao động ở khu vực Tây Nguyên, mỗi lao

động ở khu vực này được trang bị TSCĐ bình quân là 253,1 triệu đồng với tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 – 2013 là 18,14%, cao nhất trong cả nước.
Vùng ĐBSCL với tốc độ tăng TSCĐ bình quân một lao động là 2,36%/năm trong
giai đoạn 2010 – 2013 đã cho thấy mặc dù các DN ở ĐBSCL thời gian qua có quan
tâm đến đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh (chỉ tiêu vốn sản xuất kinh doanh,
TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn đều tăng nhanh) nhưng các khoản đầu tư này ít
chú trọng vào trang bị TSCĐ mà chủ yếu phân bổ ở các lĩnh vực khác như: xây
dựng cơ bản, bổ sung vốn lưu động, đầu tư tài chính,…
Kết quả thống kê tổng vốn đầu tư ở Bảng 2.6 (bao gồm: đầu tư xây dựng cơ
bản, mua sắm TSCĐ, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ, bổ sung vốn lưu động và đầu tư
khác) ở vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2009 – 2013 cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn
đầu tư bình quân vùng ĐBSCL là 14,66%/năm, tổng vốn đầu tư của vùng đã tăng từ
113,5 nghìn tỷ đồng năm 2009 lên 196,1 nghìn tỷ đồng năm 2013.


24

Bảng 2.6: Tổng vốn đầu tư vùng ĐBSCL
Năm

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012


Tốc độ tăng
(%)
196,1
14,66

2013

113,5
137,1
161,4
177,3
ĐBSCL (Nghìn tỷ đồng)
Vốn đầu tư tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL (Nghìn tỷ đồng)
Long An
10,1
15,4
18,0
21,3
21,4
Tiền Giang
10,5
13,1
14,9
17,0
18,4
Bến Tre
8,5
9,3
9,8
10,8

12,0
Trà Vinh
3,9
4,5
6,4
6,8
12,8
Vĩnh Long
6,8
7,5
8,3
8,9
10,1
Đồng Tháp
6,3
7,3
7,6
8,6
8,7
An Giang
7,5
7,9
8,9
9,7
9,3
Kiên Giang
13,5
17,1
20,3
24,4

28,2
Cần Thơ
22,5
26,5
31,8
34,5
36,1
Hậu Giang
7,7
8,1
9,6
11,7
12,8
Sóc Trăng
3,5
5,1
5,5
6,7
9,7
Bạc Liêu
3,9
4,7
5,6
6,6
7,7
Cà Mau
8,8
10,7
14,7
10,6

9,1

20,81
14,96
8,85
34,97
10,41
8,39
5,64
20,13
12,51
13,55
29,07
18,43
0,62

Chú thích:
Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán
Tốc độ tăng: Tốc độ tăng vốn đầu tư và tỷ trọng bình quân giai đoạn 2009 – 2013 của DN trong vùng.

Bảng 2.7: Tổng vốn đầu tư vùng ĐBSCL phân theo nguồn vốn
Chỉ tiêu

Năm

ĐBSCL (Nghìn tỷ đồng)
Nhà nước
Ngoài Nhà nước
Nước ngoài
Nhà nước

Ngoài Nhà nước
Nước ngoài

2009

2010

2011

2012

113,5
137,1
161,4
177,3
Phân theo nguồn vốn (Nghìn tỷ đồng)
43,8
49,7
57,6
58,1
63,0
80,4
93,0
105,9
6,7
7,0
10,8
13,3
Tỷ trọng (%)
38,64

36,27
35,68
32,76
55,48
58,66
57,63
59,73
5,88
5,07
6,69
7,51

Tốc độ tăng
(%)
196,1
14,66

2013

63,3
118,1
14,7

9,63
17,04
21,75

32,28
60,24
7,48


-4,39
2,08
6,19

Chú thích:
Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán
Tốc độ tăng: Tốc độ tăng vốn đầu tư và tỷ trọng bình quân giai đoạn 2009 – 2013 của DN theo nguồn vốn.

Kết quả phân chia tổng vốn đầu tư ở khu vực ĐBSCL theo nguồn vốn được
trình bày cụ thể trong Bảng 2.7, theo đó, tổng vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà
nước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là khu vực Nhà nước và sau cùng là khu
vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến năm 2013 thì vốn đầu tư của khu vực ngoài
Nhà nước đạt 118,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,24% tổng vốn đầu tư của vùng
ĐBSCL. Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 17,04%/năm trong giai đoạn 2009 –
2013, vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong
vùng. Vốn đầu tư khu vực Nhà nước với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn


25

2009 – 2013 là 9,63%/năm (tăng trưởng thấp nhất trong 3 khu vực) đã khiến tỷ
trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước so với toàn vùng liên tục sụt giảm, tốc độ
giảm tỷ trọng bình quân là 4.39%/năm. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài với tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009 – 2013 khá cao (21,75%/năm) đã khiến tỷ
trọng vốn đầu tư của khu vực này có nhiều chuyển biến tích cực, từ 5,88% so với
toàn vùng vào năm 2009 tăng lên thành 7,48% năm 2013.
Kết quả phân tích tổng vốn đầu tư của vùng ĐBSCL cũng như sự thay đổi về
vốn sản xuất kinh doanh, TSCĐ,… qua một số năm của các DN vùng ĐBSCL so
với những khu vực khác trong cả nước đã phần nào cho thấy các DN ở vùng

ĐBSCL cũng đầu tư khá nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả phân
tích sự thay đổi về vốn sản xuất bình quân một DN, TSCĐ và đầu tư tài chính dài
hạn bình quân một DN trong vùng ĐBSCL cho thấy các chỉ tiêu này đều tăng
trưởng ở mức khá nhanh trong giai đoạn 2009 – 2013. Bên cạnh đó, một chỉ tiêu
khác phản ánh mức độ đầu tư của các DN trong vùng là trang bị TSCĐ bình quân
một lao động chỉ tăng trưởng ở mức thấp. Điều này cho thấy mức độ đầu tư trang bị
máy móc thiết bị của DN trong vùng cho lao động chưa tương xứng với mức tăng
lao động của DN. Trên cơ sở các phân tích trên, có thể nhận thấy vốn đầu tư của
DN trong vùng ĐBSCL bỏ ra thường tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, bổ
sung vào vốn lưu động và đầu tư khác hơn là đầu tư cho TSCĐ.
Bảng 2.8: Tỷ suất l i nhu n của doanh nghi p
Chỉ tiêu
Cả nước (%)

Năm

2009

2010

5,39
4,53
Phân theo vùng (%)
5,55
3,86
Đồng bằng sông Hồng
1,78
0,74
Trung du, miền núi phía Bắc
2,77

2,32
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
1,85
5,02
Tây Nguyên
5,72
6,03
Đông Nam Bộ
3,71
3,43
ĐBSCL

2011

2012

2013

Tốc độ
tăng (%)

3,16

3,13

3,91

-7,71

2,92

1,48
0,89
1,97
3,51
2,57

2,80
0,59
0,76
1,49
3,67
2,32

4,53
0,96
1,24
2,45
3,92
2,09

-4,95
-14,30
-18,20
7,28
-9,01
-13,37

Chú thích:
Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán
Tốc độ tăng: Tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân giai đoạn 2009 – 2013 của DN cả nước.


Bên cạnh việc phân tích một số chỉ tiêu phản ánh thực trạng đầu tư của DN,
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong vùng ĐBSCL (thể hiện qua


×