Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tương tác giữa các gen không alen bồi dưỡng học sinh giỏi 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.72 KB, 13 trang )

Tương tác gen
I. Câu hỏi lý thuyết.
Câu 1: Giải thích tại sao tương tác gen là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên?
Câu 2: Giải thích cơ sở tế bào học của hiện tượng tương tác bổ sung và tương tác át chế
Câu 3: Có ý kiến cho rằng khi cặp tính trạng do hai cặp gen tương tác với nhau thì hai cặp
gen đó luôn nằm trên hai cặp NST khác nhau. Điều đó có đúng hay không? Giải thích.
Câu 4: Nêu các kiểu tác động giữa các gen alen và giữa các gen không alen đối với sự hình
thành tính trạng?
Câu 5: Phân biệt gen alen và gen không alen
Câu 6: Bản chất của hiện tượng tác động qua lại giữa các gen không alen là gì? Các gen
không alen tương tác với nhau có thể nằm trên cùng một nhiễm sắc thể không?
Câu 7: Hãy nêu cách quy ước của các kiểu tương tác gen của hai cặp gen không alen Aa và
Bb.
Câu 8: Trong các kiểu tương tác giữa hai cặp gen không alen (Aa, Bb), kiểu tương tác nào
có vai trò A và B ngang nhau, kiểu tương tác nào có vai trò A và B khác nhau?
Câu 9: Nêu các kiểu tác động giữa các gen không alen và giữa các gen alen đối với sự hình
thành tính trạng
Câu 10: Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau hay không? Giải thích
Câu 11: Hãy giải thích mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết kiểu quan hệ
nào là chính xác hơn:
+ Một gen quy định một tính trạng.
+ Một gen quy định một enzim/protein.
+ Một gen quy định một chuỗi polypeptit.
Câu 12: Sự tương tác gen có mâu thuẫn gì với các quy luật phân li của các alen hay không?
Giải thích?
Câu 13: Khi lai bố mẹ thuần chủng về một cặp tính trạng tương phản được F 1 chỉ mang một
tính trạng của bố hoặc mẹ thì tính trạng đó là tính trạng trội. Đúng hay sai? Tại sao.
Câu 14: Tại sao khi sử dụng phép lai phân tích, ta có thể xác định được quy luật tương tác
của hai cặp gen không alen. Mỗi trường hợp tương tác, hãy nêu một ví dụ.
Câu 15: So sanh quy luật phân li độc lập và tương tác gen, trường hợp chỉ xét hai cặp gen.
II. Bài tập tương tác gen


A. Bài toán thuận


Biết: - Biết kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ.
- Kiểu tương tác chi phối bài toán.
Hỏi: - Tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình.
- Tính xác suất.
Phương pháp: - Quy ước gen.
- Lập sơ đồ lai.
- Giải quyết yêu cầu của bài toán.
B. Bài toán nghịch
Dấu hiệu nhận biết tương tác gen: Khi phân tích sự di truyền của một loại tính trạng nào đó,
ta dựa vào các dấu hiệu sau đây:
+ Dấu hiệu 1: Thế hệ lai xuất hiện 16 kiểu tổ hợp với tỉ lệ phân li kiểu hình là 9: 3 : 3 : 1
hoặc biến đổi của tỉ lệ này như 9: 7, 9 : 6 : 1, 12 : 3 : 1, 13 : 3, 9 : 3 : 4, 15 : 1, 1 : 4 : 6 : 4 :
1.
+ Dấu hiệu 2:
- Khi phân tích một loại tính trạng thấy thế hệ F xuất hiện 8 kiểu tổ hợp giao tử với tỉ lệ 3 : 3
: 1 : 1 hoặc biến đổi của tỉ lệ này như 7 : 1, 5 : 3, 6 : 1 : 1, 4 : 3 : 1, 1 : 3 : 3 : 2.
- Tùy vào tỉ lệ cụ thể, xác định được kiểu tương tác tương ứng
Ví dụ : 6: 1 : 1 ( Át chế kiểu 12 : 3 : 1).
3 : 3 : 2 ( bổ trợ hoặc át chế kiểu 9 : 3 : 4.
5 : 3 ( bổ trợ 9 :7 hoặc át chế 13 : 3). Nếu đề bài cho biết kiểu hình của đời trước và
đời sau, ta xác định được chắc chắn là một trong hai trường hợp trên, ngược lại ta chọn cả
hai trừng hợp.
+ Dấu hiệu 3:
- Khi phân tích một loại tính trạng thấy thế hệ lai của phép lai phân tích xuất hiện 4 kiểu tổ
hợp giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 hoặc biến đổi của tỉ lệ này như 3 : 1, 1 : 2 : 1.
- Tùy vào điều kiện cụ thể, ta có thể xác định được kiểu tương tác nếu biếu kiểu hình của
đời trước và đời Fb. Nếu đề không cho đủ các kiểu hình, ta chọn tất cả các trường hợp hợp

lí.
C. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Ở một loài thực vật, sự có mặt hai alen trội A và B tạo hạt đỏ, các tổ hợp gen chỉ có
mặt một trong hai alen trội A hoặc B cho hạt màu xanh, tổ hợp gen đồng hợp lặn sẽ cho hạt


màu trắng. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào điều
kiện môi trường, các gen phân li độc lập trong quá trình giảm phân.
a. Tiến hành giao phấn giữa hai cây trưởng thành được nảy mầm từ hạt đỏ. Từ những cây
này, người ta thu được những hạt màu trắng. Hãy cho biết kiểu gen của hai cây mang lai.
b. Tiến hành phép lai (P): AaBb x AaBb thu được tổng số 10.000 hạt.
- Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu hạt đỏ được tạo ra từ phép lai trên?
- Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu hạt đỏ có kiểu gen thuần chủng được tạo ra từ phép lai
trên?
- Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt đỏ có kiểu gen thuần chủng trên tổng số hạt đỏ thu được từ
phép lai trên sẽ là bao nhiêu?
Bài 2: Ở hành, tính trạng màu sắc củ được quy định bởi hai cặp gen không alen (Aa, Bb)
phân li độc lập. Alen trội A quy định sự hình thành tính trạng có màu, alen lặn tương ứng
nếu tồn tại ở trạng thái đồng hợp aa không cho hình thành màu. Khi có mặt của alen A thì
alen trội B cho màu đỏ, b cho màu vàng. Tiến hành giao phấn giữa hai củ hành không màu
có các kiểu gen thuần chủng khác nhau thu được thế hệ F 1. Tiếp tục tiến hành giao phấn
giữa củ hành có màu đỏ mang kiểu gen dị hợp hai cặp gen thu được thế hệ lai F 2. Biết không
xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Tính theo
lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ F2 sẽ như thế nào?
Bài 3: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen không alen là A, a; B, b
phân li độc lập cùng quy định kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen
trội thì chiều cao cây tăng thêm 5 cm. Khi trưởng thành, cây cao nhất có chiều cao 160 cm.
Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào điều kiện môi
trường.
a. Hãy xác định kiểu gen quy định chiều cao 150 cm.

b. Tiến hành giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất thu được F 1, tiếp tục cho những cây ở
thế hệ F1 tự thụ phấn thu được F 2. Tính theo lí thuyết, các cây có chiều cao 150 cm thu được
ở thế hệ F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Bài 4: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do bốn cặp gen không alen là A, a; B, b;
D, d; E, e phân li độc lập cùng quy định kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có
một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Tiến hành giao phấn giữa cây cao nhất và
thấp nhất, thu được những cây trưởng thành ở thế hệ F 1 đều có chiều cao 210 cm. Tiếp tục


cho những cây ở thế hệ F2 tạp giao thu được thế hệ lai F2. Biết không xảy ra đột biến, sự
biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
a. Hãy xác định chiều cao của cây cao nhất và cây thấp nhất ở thế hệ xuất phát.
b. Ở F2, có tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau quy định cây có chiều cao 210 cm, đó là
những kiểu gen nào?
c. Tính theo lí thuyết, ở thế hệ F2 có số cây 200cm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Bài 5: Ở ngô, tính trạng màu sắc hạt do hai cặp gen không alen (Aa, Bb) phân li độc lập quy
định. Trong đó alen trội A quy định hạt đỏ, alen trội B quy định hạt vàng khi có alen B thì
alen A không biểu hiện. Kiểu gen không có gen trội nào cả thì hạt sẽ có hạt màu trắng. Tiến
hành phép lai giữa AaBb x AaBb thu được F 1. Chọn ngẫu nhiên hai cây ở thế hệ F 1 cho giao
phấn với nhau, trong đó một cây được nảy mầm từ hạt màu đỏ và một cây được nảy mầm từ
hạt vàng. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào điều kiện
môi trường. Tính theo lí thuyết, xác xuất để thu được hạt màu trắng ở thế hệ F 2 là bao
nhiêu?
Bài 6: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa đỏ do 2 cặp gen ( A, a và B, b) phân li độc lập cùng
tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2
gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa
trắng. Tiến hành giao phấn giữa 2 cây hoa trắng đều có kiểu gen thuần chủng, thu được F 1
toàn cây cho hoa đỏ thẫm. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ
thuộc vào điều kiện môi trường. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
a. Tiến hành lai phân tích F1. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình của thê hệ lai sẽ như

thế nào?
b. Cho các cây ở thế hệ F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục chọn ngẫu nhiên hai cây có kiểu
hình hoa trắng ở thế hệ F2 cho giao phấn với nhau.
c. Tính theo lí thuyết, xác suất để thu được cây có kiểu hình hoa đỏ ở thế hệ F3 là bao nhiêu?
d. Tính theo lí thuyết, xác suất để thu được cây có kiểu hình hoa trắng ở thế hệ F 3 là bao
nhiêu?
e. Chọn ngẫu nhiên một cây hoa đỏ ở thế hệ F 2 cho tự thụ phấn. Xác suất thu được cây hoa
trắng ở thế hệ F3 là bao nhiêu?
Bài 7: Ở một loài thực vật, chiều cao do 5 cặp gen không alen (A, a; B, b; D, d; E, e, G; g)
phân li độc lập tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt mỗi alen trội trong kiểu gen làm
chiều cao tăng lên 5 cm Lai cây cao có chiều cao 210 cm với cây thấp nhất thu được thế hệ


lai F1. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào điều kiện môi
trường.
a. Tính theo lí thuyết, ở F2 thu được tối đa bao nhiêu loại kiểu hình khác nhau?
b. Tính theo lí thuyết, các cây có chiều cao 180 cm thu được ở thế hệ lai chiếm tỉ lệ là bao
nhiêu?
c. Cho cây F1 giao phấn với cây có kiểu gen AaBbDDEegg. Tính theo lí thuyết, các cây có
chiều cao 185 cm thu được ở thế hệ lai chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Bài 8: Ở gà, màu sắc lông được quy định bởi 2 cặp gen không alen (A, a và B, b) nằm trên
NST thường, di truyền độc lập. Kiểu gen chỉ có alen trội A quy định kiểu hình lông màu
đen, các kiểu gen còn lại quy định kiểu hình lông màu trắng. Cho lai gà lông màu đen có
kiểu gen AAbb với gà lông trắng có kiểu gen aaBB được thế hệ F 1. Biết không xảy ra đột
biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Hãy trả lời các câu
hỏi sau:
a. Cho F1 lai phân tích. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở thế hệ lai sẽ
như thế nào?
b. Cho các cá thể ở thế hệ F1 tiến hành giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được thế hệ F2.
- Tính theo lí thuyết, xác suất thu được gà lông màu đen ở thế hệ F2 là bao nhiêu?

- Tính theo lí thuyết, xác suất để thu được gà lông trắng có kiểu gen thuần chủng ở thế hệ F 2
là bao nhiêu?
Bài 9: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc quả được quy định bởi hai cặp gen
không alen (A, a và B, b) phân li độc lập. Kiểu gen có alen trội A cho kiểu hình quả màu
trắng, kiểu gen chỉ có 1 loại alen trội B cho kiểu hình quả màu vàng, kiểu gen không đồng
thời có 2 loại alen trội A và B cho kiểu hình quả màu xanh. Cho hai cây P đều có kiểu hình
màu trắng giao phấn với nhau , ở thế hệ F 1 gồm 3 kiểu hình, trong đó các cây có quả màu
trắng chiếm tỉ lệ 75%. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu gen không phụ thuộc
vào điều kiện môi trường. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a. Tính theo lí thuyết, ở thế hệ F1 có tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau?
b. Tính theo lí thuyết, các cây thu được ở thế hệ F1 có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
c. Tính theo lí thuyết, ở thế hệ F1 có tối đa bao nhiêu kiểu gen quy định cây có quả màu
trắng?
d. Tính theo lí thuyết, ở thế hệ F1, các cây cho quả màu xanh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
e. Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu gen của các cây thu được ở thế hệ F 1.


f. Tính theo lí thuyết, các cây có quả màu trắng có kiểu gen thuần chủng thu được ở thế hệ
F1 chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
g. Tính theo lí thuyết, trong tổng số cây quả màu trắng thu được ở thế hệ F 1, các cây có kiểu
gen thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
h. Tính theo lí thuyết, các cây thu được ở thế hệ F 1 có kiểu gen dị hợp hai cặp gen chiếm tỉ
lệ là bao nhiêu?
Bài 10: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A, a và B, b)
phân li độc lập. Gen A và B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ sau:

Chất trắng 1

Gen A


Gen B

Enzim A

Enzim B

Chất trắng 2

Sắc tố đỏ.

Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc vào môi trường các
alen a và b không có chức năng trên. Hãy trả lời những câu hỏi sau:
1. Có tối đa bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình cây hoa đỏ?
2. Có tối đa bao nhiêu kiểu gen quy định cây hoa trắng?
3. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố) thuần chủng thu được F 1 gồm toàn cây hoa đỏ.
Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình của thế hệ F2 là gì?
4. Tiến hành giao phấn hai cây chưa biết kiểu gen (P), ở thế hệ F 1 thu được tỉ lệ phân li kiểu
hình: 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến vai trò của bố
mẹ, có tối đa bao nhiêu trường hợp phép lai (P) cho tỉ lệ kiểu hình phù hợp với kết quả trên?
5. Tiến hành giao phấn hai cây chưa biết kiểu gen (P), ở thế hệ F 1 thu được tỉ lệ phân li kiểu
hình: 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến vai trò của bố
mẹ, có tối đa bao nhiêu trường hợp phép lai (P) cho tỉ lệ kiểu hình phù hợp với kết quả trên?
6. Tiến hành giao phấn hai cây chưa biết kiểu gen (P), ở thế hệ F 1 thu được tỉ lệ phân li kiểu
hình: 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến vai trò của bố
mẹ, có tối đa bao nhiêu trường hợp phép lai (P) cho tỉ lệ kiểu hình phù hợp với kết quả trên?


7. Tiến hành giao phấn hai cây chưa biết kiểu gen (P), ở thế hệ F 1 thu được tỉ lệ phân li kiểu
hình: 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến vai trò của bố
mẹ, có tối đa bao nhiêu trường hợp phép lai (P) cho tỉ lệ kiểu hình phù hợp với kết quả trên?

8. Tiến hành giao phấn hai cây chưa biết kiểu gen (P), ở thế hệ F 1 thu được tỉ lệ phân li kiểu
hình: 100% cây hoa đỏ. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến vai trò của bố mẹ, có tối đa
bao nhiêu trường hợp phép lai (P) cho tỉ lệ kiểu hình phù hợp với kết quả trên?
9. Tiến hành giao phấn hai cây chưa biết kiểu gen (P), ở thế hệ F 1 thu được tỉ lệ phân li kiểu
hình: 100 % cây hoa trắng. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến vai trò của bố mẹ, có tối
đa bao nhiêu trường hợp phép lai (P) cho tỉ lệ kiểu hình phù hợp với kết quả trên?
Bài 11: Ở một loài hoa, xét 3 cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác
nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ
đồ sau:

Chất không màu 1

Gen K

Gen L

Gen M

Enzim K

Enzim L

Enzim M

Chất không màu 2

Sắc tố vàng

Sắc tố đỏ


Các alen đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L, M tương ứng. Khi các sắc
tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện
kiểu gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Có tối đa bao nhiêu kiểu gen quy định hoa màu đỏ?
2. Có tối đa bao nhiêu kiểu gen quy định hoa màu vàng?
3. Có tối đa bao nhiêu kiểu gen quy định hoa màu trắng?
4. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, thế hệ F1 đều xuất hiện cây hoa màu vàng. Tính theo
lí thuyết, nếu không xét đến vai trò bố mẹ thì có bao nhiêu trường hợp phép lai (P) thỏa
mãn?
5. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, thế hệ F 1 đều xuất hiện cây hoa màu đỏ. Tính theo lí
thuyết, nếu không xét đến vai trò bố mẹ thì có bao nhiêu trường hợp phép lai (P) thỏa mãn?
6. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về 3 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về 3
cặp gen lặn thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2. Theo lí thuyết,


trong tổng số cây thu được ở F 2, số cây hoa trắng có kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ là bao
nhiêu?
7. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, ở thế hệ F 1 các cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 28, 125 %.
Theo lí thuyết, trong trường hợp không xét đến vai trò của bố mẹ, thì có bao nhiêu trường
hợp phép lai (P) thỏa mãn?
8. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, ở thế hệ F 1 các cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 18, 75 %. Theo
lí thuyết, trong trường hợp không xét đến vai trò của bố mẹ, thì có bao nhiêu trường hợp
phép lai (P) thỏa mãn?
9. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, ở thế hệ F 1 có tỉ lệ phân kiểu hình 56, 25% cây hoa
đỏ: 18, 75% cây hoa vàng : 25 % cây hoa trắng. Theo lí thuyết, trong trường hợp không xét
đến vai trò của bố mẹ, thì có bao nhiêu trường hợp phép lai (P) thỏa mãn?
Bài 12: Ở một loài thực vật lưỡng bội, màu sắc hoa có hai trạng thái là hoa đỏ và hoa trắng.
Trong phép lai giữa hai cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho
các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7
cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào

điều kiện môi trường.
a. Hãy xác định phép lai P.
b. Cho cây F1 lai phân tích. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của Fa.
c. Cây hoa trắng thuần chủng ở F2 được quy định bởi những kiểu gen nào?
d. Chọn ngẫu nhiên hai cây có kiểu hình hoa trắng ở thế hệ F 2 cho giao phấn với nhau thu
được F3. Tính theo lí thuyết, xác suất thu được cây hoa đỏ ở F 3 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Bài 13: Ở một loài thực vật lưỡng bội, màu sắc quả được quy định bởi hai cặp gen không
alen (Aa, Bb) phân li độc lập. Kiều gen có chứa alen trội A biểu hiện kiểu hình quả màu
vàng, kiểu gen chỉ chứa alen trội B biểu hiện kiểu hình quả màu xanh, kiểu gen không chứa
alen trội biểu hiện kiểu hình quả màu đỏ. Tiến hành giao phấn giữa hai cây chưa biết kiểu
gen, thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 4 cây cho quả màu vàng : 3 cây cho quả
màu xanh : 1 cây cho quả mà đỏ. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không
phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Hãy xác định kiểu gen của hai cây mang lai.
Bài 14: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tiến hành giao phấn giữa hai cây hoa màu tím với cây
hoa màu vàng, thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 3 cây hoa tím : 3 cây hoa vàng
: 2 cây hoa đỏ. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào điều


kiện môi trường. Hãy xác định của kiểu gen của phép lai P và kiểu tương tác chi phối tính
trạng màu sắc hoa.
Bài 14: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tiến hành giao phấn giữa cây cho quả màu đỏ với cây
cho quả màu xanh (P) thu được thế hệ F 1 toàn cây cho quả đỏ. Tiếp tục cho F 1 lai phân tích,
thế hệ lai Fa thu được tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 1 cây cho quả vàng : 2 cây quả đỏ : 1
cây cho quả xanh. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào
điều kiện môi trường. Hãy xác định phép lai P và kiểu tương tác chi phối tính trạng trên.
Bài 15: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tiến hành giao phấn giữa hai cây hoa màu đỏ với cây
hoa màu trắng (P) thu được các cây ở thế hệ F 1 đều có kiểu hình màu trắng. Cho F 1 lai phân
tích, thế hệ lai Fa thu được có tỉ lệ phân li kiểu hình: 3 cây hoa màu đỏ : 1 cây hoa màu
trắng.
a. Hãy xác định kiểu tương tác chi phối bài toán và (P).

b. Cho F1 tự thụ phấn. Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2.
Bài 16: Ở một loài thực vật, tiến hành giao phấn giữa cây hoa đỏ với cây hoa đỏ, ở F 1 thu
được toàn cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở thế hệ F 1 giao phấn với cây hoa đỏ chưa biết kiểu
gen (cây T), ở F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình: 7 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Biết không
xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Hãy xác
định kiểu gen của cây T và (P).
Bài 17: Ở một loài thực vật, tiến hành giao phấn giữa hai cây (P) chưa biết kiểu gen, ở F 1
thu được toàn cây quả tròn. Cho cây quả tròn ở thế hệ F 1 giao phấn với cây quả dài chưa
biết kiểu gen (cây T), ở F 2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình: 5 cây quả tròn : 3 cây quả dài.
Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu gen không phụ thuộc vào điều kiện môi
trường. Hãy xác định phép lai (P).
Bài 18: Ở một loài hoa có 3 gen phân li độc lập cùng kiểm soát sự hình thành sắc tố đỏ của
hoa là k+, l+, m+. Ba gen này hoạt động trong con đường hóa sinh như sau:
k+
Chất không màu 1

l+
Chất không màu 2

m+
Sắc tố vàng cam

Sắc tố đỏ. Các alen đột biến cho chức năng khác thường của các alen trên là k, l, mà mỗi
alen này là lặn do với alen dại của nó. Một cây hoa đỏ đồng hợp về 3 alen dại được lai với
cây hoa không màu đồng hợp về cả ba alen đột biến lặn. Tất cả các cây F 1 có hoa màu đỏ.
Sau đó cho các cây F1 giao phấn với nhau để tạo F2. Hãy xác định tỉ lệ các cây F2 có
a. Hoa màu vàng cam.


b. Hoa màu đỏ.

c, Hoa không màu.
Bài 19: Khi giao phấn giữa một thứ cây hoa màu đỏ thuần chủng với 3 thứ cây hoa màu
trắng thuần chủng cùng loài thì thu được các kết quả như sau:
Thế hệ
Trường hợp

P (thuần chủng)

F1

F2

703 cây hoa đỏ: 232 cây
hoa trắng
227 cây hoa đỏ: 690 cây
2
Hoa đỏ x hoa trắng 100% hoa trắng
hoa trắng
150 cây hoa đỏ: 645 cây
3
Hoa đỏ x hoa trắng 100% hoa trắng
hoa trắng
a. Sự di truyền màu sắc hoa bị chi phối bởi kiểu tác động nào của gen?
1

Hoa đỏ x hoa trắng

100 % hoa đỏ

b. Xác định tỉ lệ kiểu gen của 3 thứ hoa trắng ở P.

c. Vẽ đồ thi minh họa phép lai 3 từ P đến F2.
Bài 20: Giả sử ở một loài động vật, khi cho lai hai dòng thuần chủng lông màu trắng và
lông màu vàng giao phối với nhau thu được F 1 toàn con lông màu trắng. Cho các con F 1
giao phấn với nhau thu được F 2 có tỉ lệ kiểu hình: 48 con lông màu trắng : 9 con lông màu
đen : 3 con lông màu xám : 3 con lông màu nâu : 1 con lông màu vàng. Hãy giải thích kết
quả của phép lai này.
Bài 21: Ở một loài thực vật, có ba kiểu hình cánh hoa khác nhau: Cánh hoa trắng chấm đỏ
(TĐ), cánh hoa đỏ sẫm (ĐS) và cánh hoa đỏ nhạt (ĐN). Có hai dòng thuần TĐ khác nhau
(kí hiệu là TĐ1 và TĐ2) khi tiến hành đem lai với hai dòng thuần ĐS và ĐN thu được kết
quả như sau:
Số thứ tự
phép lai
1
2
3
4
5
Quy luật di truyền

Cặp bố, mẹ
đem lai (P)
TĐ1 x ĐN
TĐ1 x ĐS
ĐS x ĐN
TĐ2 x ĐN
TĐ2 x ĐS
nào chi phối

Kiểu hình
F


Kiểu hình F2


ĐN
ĐS
100% TĐ
480
40
119
100% TĐ
99
0
32
100% ĐS
0
43
132
100% TĐ
193
64
0
100% TĐ
286
24
74
kiểu hình cánh hoa ở loài thực vật này là gì? Hãy cho biết

kiểu gen của bốn cây bố, mẹ (P) đem lai ở các phép lai trên.
Bài 22: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng có kiểu gen đồng hợp

lặn) được 48 con lông xám nâu : 99 con lông trắng và 51 con lông đen.
a. Quy luật tác động nào của gen chi phối sự hình thành màu lông của chuột?


b. Cho chuột lông đen và lông trắng thuần chủng giao phối với nhau được F 1 toàn lông màu
chuột lông xám nâu. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau thì sự phân li kiểu hình ở F 2 như thế
nào?
Bài 23: Cho hai cây hoa thuần chủng cùng loài thụ phấn với nhau được F 1, cho F1 tiếp tục tự
thụ phấn với nhau được F2 có tỉ lệ cây hoa hồng nhiều hơn cây hoa trắng là 31, 25%. Số còn
lại là hoa đỏ.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Cho những cây hoa đỏ và hoa trắng F 2 tiếp tục thụ phấn với nhau được 250 cây hoa đỏ.
Viết sơ đồ lai từ F2 đến F3 và xác định số lượng những cây hoa từng loại có thể có.
Bài 24: Cho hai cây hoa thuần chủng cùng loài giao phấn với nhau được F 1, cho F1 tiếp tục
giao phấn với nhau được F 2 chỉ xuất hiện hai loài hoa đỏ và hoa vàng. Hiệu tỉ lệ giữa hai
loại hoa này bằng 12, 5%. Cho 2 cây hoa đỏ và vàng ở F 2 giao phấn với nhau được F3 có tỉ
lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa vàng.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F3.
b. Chọn cặp lai ở F2 như thế nào để F3 có hiệu quả giữa hai loại hoa là 25 %.
Bài 25: Khi lai hai thứ cây đều thuần chủng quả nhọn và quả hình tam giác được F 1 đều có
quả hình tam giác. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau được F2 có 751 quả hình tam giác và
49 quả nhọn.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Cho cây quả nhọn thụ phấn với cây F1 thì kết quả sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu
hình.
Bài 26: Cho dòng lông xám giao phối với 4 dòng lông trắng khác nhau được F 1 đều lông
xám, cho F1 giao phối với nhau được kết quả ở bảng sau:
Dòng lông
Lông xám
Lông đen

trắng
1
44
0
2
31
0
3
48
15
4
136
43
Xác định kiểu gen của 4 dòng lông trắng.

Lông nâu

Lông vàng

Lông trắng

16
0
0
46

0
0
0
16


20
9
21
82

Bài 27: Khi cho P đều mắt đỏ giao phối với nhau thì thu được tỉ lệ 12 con mắt đỏ : 4 con
mắt son : 3 con mắt nâu: 1 con mắt trắng. Giải thích kết quả của phép lai.
III. Bài tập quy luật phân li độc lập và tương tác gen


Bài 1: Khi lai hai thứ thuần chủng cây cao, quả đỏ, dài và cây lùn, quả vàng, dẹt với nhau
được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau được F2 có tỉ lệ:
54 cây cao, quả đỏ, tròn : 42 cây lùn, quả đỏ, tròn.
27 cây cao, quả đỏ, dẹt : 27 cây cao, quả đỏ, dài.
21 cây lùn, quả đỏ, dẹt : 21 cây lùn, quả đỏ, dài.
18 cây cao, quả vàng, dẹt : 9 cây cao, quả vàng, dài.
9 cây cao, quả vàng, dẹt : 9 cây cao, quả vàng, dài.
7 cây lùn, quả vàng, dẹt : 7 cây lùn, quả vàng, dài.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1. Cho biết quả dài do gen lặn quy định.
Bài 2: Khi lai hai thứ thuần chủng của một loài thực vật được F 1. Tiếp tục cho F1 thụ phấn
với nhau được F2 có tỉ lệ:
27 quả dẹt, màu xanh : 18 quả tròn, màu xanh.
9 quả dẹt, màu vàng : 6 quả tròn, màu vàng.
3 quả dài, màu xanh : 1 quả dài, màu vàng.
a. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fa như thế nào?
Bài 3: Cho lai hai thứ thuần chủng ở một loài thực vật lai với nhau được F1.
- Cho cây F1 lai với cây thứ nhất thì thu được: 98 cây củ cải trắng, tròn : 302 cây củ trắng,
dài : 298 cây củ đỏ ,tròn : 102 cây củ đỏ, dài.

- Cho cây F1 lai với cây thứ hai thu được: 401 cây củ trắng, tròn: 399 cây củ trắng, dài: 402
cây củ đỏ, tròn : 401 cây củ đỏ ,dài.
- Cho cây F1 lai với cây thứ ba thu được : 1301 cây củ trắng, tròn : 1299 cây củ trắng, dài :
302 cây củ đỏ, tròn : 298 cây củ đỏ, dài.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối từng tính trạng và cả 2 loại tính trạng trên.
b. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từng trường hợp. Biết rằng hình dạng
do một gen quy định.
Bài 4: Cho lai hai thứ thuần chủng quả đỏ, tròn và quả vàng, bầu dục được F 1 đều quả tròn.
Cho F1 lai phân tích thu được: 269 quả vàng, bầu dục : 92 quả đỏ, bầu dục : 87 quả vàng,
tròn : 31 quả đỏ, tròn.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến Fa.
b. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 (không cần lập bảng).


Bài 5: Khi lai hai thứ thuần chủng của một loài thực vật được F 1 toàn quả đỏ, bầu dục, ngọt.
Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ:
18 quả đỏ, bầu, ngọt: 9 quả đỏ, tròn, ngọt:
9 quả đỏ, dài, ngọt: 6 quả đỏ, bầu, chua:
6 quả vàng, bầu, ngọt : 3 quả đỏ, tròn, chua:
3 quả đỏ, dài, chua: 3 quả vàng, tròn, chua:
3 quả vàng, dài, ngọt: 2 quả vàng, bầu, chua:
1 quả vàng, dài, chua: 1 quả vàng, tròn, chua.
Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến F 2. Biết rằng quả dài do gen lặn
quy định.
Bài 6: Đem lai dị hợp 3 cặp gen, kiểu hình gà lông trắng, xoăn lai với nhau thu được F 2 có 4
loại kiểu hình theo tỉ lệ: 272 gà lông trắng, xoăn: 62 gà lông nâu, xoăn : 91 gà lông trắng,
thẳng: 21 gà lông nâu, thẳng. Cho biết các gen nằm trên NST thường.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai của F1.
b. Cho giao phối giữa F1 với cá thể thứ I, thu được F2 có 4 kiểu hình theo tỉ lệ 46 : 27 : 45:
26. Viết sơ đồ lai phù hợp với kết quả trên.

c. Cho F1 giao phối với cá thể thứ II, thu được đời F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 29 : 30 : 9 :
10. Không cần lập bảng, viết các kiểu gen có thể phù hợp với kết quả trên.
Bài 7: Đem lai giữa bố mẹ thuần chủng nhận được F 1 đồng loạt hoa đỏ, quả ngọt. Tự thụ
phấn F1 đều thu được F2 xuất hiện 4 kiểu hình theo số liệu sau: 1431 cây hoa đỏ, quả ngọt :
1112 cây hoa trắng, quả ngọt : 477 cây hoa đỏ, quả chua: 372 cây hoa trắng, quả chua. Biết
vị quả được chi phối bởi một cặp gen.
a. Phép lai được di truyền theo quy luật nào?
b. Viết kiểu gen của P và F1.
c. Sử dụng F1 lai với một cây khác chưa biết kiểu gen, thu được thế hệ lai các kiểu hình theo
tỉ lệ 63 cây hoa trắng, quả ngọt : 21 cây hoa trắng, quả chua: 20 cây hoa đỏ, quả ngọt: 7 cây
hoa đỏ, quả chua. Viết sơ đồ lai phù hợp với kết quả trên.



×