Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh giá sự thay đổi các loại hình sử dụng đất giai đoạn năm 2000-2005 huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
-----------  -----------

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CÁC LOẠI HÌNH
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN NĂM 2000 - 2005
HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG”

Sinh viên thực hiện: HUỲNH MINH ĐỨC
Mã số sinh viên: 04124014
Lớp: DH04QL
Ngành: Quản lý đất đai

-TP. Hồ Chí Minh Tháng 8 năm 2008-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH
------------    ------------

HUỲNH MINH ĐỨC

“ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CÁC LOẠI HÌNH
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN NĂM 2000 – 2005
HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG”



Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Ngọc Lãm
(Đòa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh)

Ký tên: ……………………………..

-Tháng 8 năm 2008-


Xin thành kính ghi ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng và dạy bảo để
con có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm tạ!
Thầy Lê Ngọc Lãm - giảng viên Khoa Quản lý đất đai & Bất
động sản - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô Trường
Đại Học Nông Lâm, đặc biệt là quý thầy, cô trong Khoa Quản lý đất
đai & Bất động sản đã tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn lãnh đạo phòng Tài Nguyên Môi Trường
huyện Cai Lậy. Các cô chú, anh chị của phòng Tài Nguyên Môi
Trường huyện Cai Lậy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp thông
tin cũng như giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cùng bạn bè thân hữu đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành
đề tài tốt nghiệp này.
TP.HCM, ngày15 tháng 8 năm 2008.
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Minh Đức



TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Minh Đức, Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “ Đánh giá sự thay đổi các loại hình sử dụng đất giai đoạn năm
2000-2005 huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang ”
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Ngọc Lãm, Bộ môn công nghệ địa chính, Khoa
Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Đề tài tìm hiểu, phân tích những vấn đề về sự thay đổi các loại hình sử dụng đất
dựa trên các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan được thu thập từ huyện Cai Lậy tỉnh
Tiền Giang. Đánh giá sự thay đổi và chu chuyển giữa các loại hình sử dạng đất trên địa
bàn huyện giai đoạn năm 2000-2005.
Đề tài đã ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để khảo sát sự thay đổi của các loại
hình sử dụng đất dựa trên sự phân tích dữ liệu không gian bằng mô hình dữ liệu
Raster. Một trong những nguồn tài liệu, dữ liệu đầu vào cơ bản được thực hiện là các
bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2000, 2005 dạng số, các số liệu về thống kê, kiểm kê đất
đai. Thực hiện phân tích chồng lớp các bản đồ giữa hai thời điểm ở dạng Raster để
khảo sát sự thay đổi đó. Kết quả khảo sát đánh giá sẽ góp phần quan trọng cho công
tác quản lý nhà nước về đất đai.
Kết quả đề tài đã cho thấy sự thay đổi giữa các loại hình sử dụng diễn ra khá
phức tạp. Nhóm đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng giảm, đây cũng là
quy luật chung trong khu vực và trên cả nước. Trong nhóm đất nông nghiệp: đất trồng
cây hàng năm có xu hướng giảm, đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng tập trung ở
địa bàn các xã nằm trên khư vực Nam quốc lộ 1A. Ngược lại thì nhóm đất phi nông
nghiệp lại có xu hướng tăng đều diễn ra ở những khu vực phát triển đô thị.
Phân tích đánh giá sự thay đổi các loại hình sử dụng đất có thể thực hiện trên
nguồn số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, nhưng đề tài thực hiện dựa trên nguồn tài liệu
bản đồ là chính bằng phân tích không gian. Đây là phương pháp trực quan, có thể đánh
giá nhanh và hiệu quả không phụ thuộc vào nguồn số liệu.

Tuy nhiên để có thể áp dụng phương pháp này để thực hiện đánh giá tình hình
biến động đất đai từ đó tìm ra quy luật chung của sự biến động ở mỗi địa phương đòi
hỏi phải có nguồn tài liệu bản đồ hoặc ảnh vệ tinh được cập nhật và bổ xung thường
xuyên, đây cũng là một trong những yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của ngành Tài
Nguyên và Môi Trường nói chung và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói riêng.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
PHẦN 1: TỔNG QUAN......................................................................................3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu....................................................................3
I.1.1. Cơ sở khoa học....................................................................................................3
I.1.1.1 Hệ thống thông tin địa lý (GIS).........................................................................
I.1.2. Cơ sở pháp lý....................................................................................................12
I.1.3. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................12
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu............................................................................13
I.2.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................15
I.2.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên...................................................................18
I.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................19
I.2.3.1. Hiện trạng phát triển kinh tế........................................................................19
I.2.3.2 Điều kiện xã hội..............................................................................................20
I.2.3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng...............................................................................21
I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện........................... .23
I.3.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... .23
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ .23
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... .24
II.1. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương........................... .24
II.1.1. Tình hình quản lý đất đai............................................................................. .24
II.1.2. Tình hình sử dụng đất qua các năm............................................................. .27
II.2. Thu thập và xây dựng nguồn tài liệu.............................................................. .28

II.2.1. Đánh giá nguồn tài liệu, số liệu thu thập được............................................ .28
II.2.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu................................................................. .28
II.2.3. Kết quả chỉnh lý và hoàn thiện bản đồ........................................................ .35
II.3. Phân tích sự thay đổi của các loại hình sử dụng đất bằng phương pháp phân
tích không gian sử dụng mô hình dữ liệu Raster................................................... .36
II.3.1. Chuyển đổi dữ liệu từ dạng Vector sang mô hình dữ liệu Rarter.............. .36
II.3.2. Phân tích dữ liệu............................................................................................ .45
II.3.3 Nguyên nhân biến động và các giải pháp đề xuất..........................................54
II.4. Đánh giá kết quả quá trình phân tích............................................................. .55

KẾT LUẬN.......................................................................................................... .56
KIẾN NGHỊ......................................................................................................... .56


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Thành phần của GIS
Hình 1.2 Mô tả chức năng của GIS
Hình 1.3 Mô tả mô hình dữ liệu vector và raster
Hình 1.4 Mô tả mô hình dữ liệu dạng Raster
Hình 1.5 Biểu diễn dữ liệu Raster theo cấu trúc ô chữ nhật phân cấp
Hình 1.6 Mô tả công tác quản lý hành chính
Hình 1.7 GIS trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
Hình 1.8 Lựa chọn loại hình sử dụng đất phù hợp
Hình 1.9 Đánh giá mức độ đô thị hóa
Hình 1.10 Mô hình ứng dụng GIS
Hình 1.11 Sơ đồ vị trí huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang
Hình 2.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000
Hình 2.2 Hộp thoại Select
Hình 2.3 Hộp thoại Check Region Object
Hình 2.4 Hiển thị vùng tự cắt nhau

Hình 2.5 Hiển thị vùng chờm lên nhau
Hình 2.6 Hiển thị lỗ hở giữa 2 vùng nằm cạnh nhau
Hình 2.7 Hộp thoại Clean Object
Hình 2.8 Hộp thoại Modify Table Structure
Hình 2.9 Hộp thoại select
Hình 2.10 Hộp thoại Expression
Hình 2.11 Hộp thoại Update Column
Hình 2.12 Hiện trạng sử dụng đất năm 2000
Hình 2.13 Hiện trạng sử dụng đất năm 2005
Hình 2.14 xuất dữ liệu từ Mapinfo sang *.mif
Hình 2.15 Thể hiện cửa sổ Scripts
Hình 2.16 Mở chương trình nhập dữ liệu vào Arcview
Hình 2.17 Nhập dữ liệu từ tập tin *.mif
Hình 2.18 Lưu dữ liệu dạng Shapefile
Hình 2.19 Thêm dữ liệu vào cửa sổ dữ liệu
Hình 2.20 Hiện trạng sử dụng đất năm 2000
Hình 2.21 Hiện trạng sử dụng đất năm 2005
Hình 2.22 Hộp thoại Query của phần mềm arcview
Hình 2.23 Loại hình SDĐ cây hàng năm
Hình 2.24 Các loại hình SDĐ sau khi được tách ra
Hình 2.25 Chuyển dữ liệu Vector sang Raster (Grid)
Hình 2.26 Nhập kích thước cell
Hình 2.27 Chọn trường dữ liệu mã hóa giá trị cell


Hình 2.28 Lớp dữ liệu Raster đất trồng cây hàng năm
Hình 2.29 Lớp dữ liệu Raster đất trồng cây lâu năm
Hình 2.30 Lớp dữ liệu Raster đất nuôi trồng thủy sản
Hình 2.31 Lớp dữ liệu Raster đất ở
Hình 2.32 Lớp dữ liệu Raster đất phi nông nghiệp khác

Hình 2.33 Lớp dữ liệu Raster đất chưa sử dụng
Hình 2.34 Lớp dữ liệu Raster “HTSDD2005”
Hình 2.35 Thao số học trên 2 lớp dữ liệu raster
Hình 2.36 Công cụ thực hiện các phép toán
Hình 2.37 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp CHN với HTSDD2005
Hình 2.38 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp CHN với HTSDD2005
Hình 2.39 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp CLN với HTSDD2005
Hình 2.40 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp CLN với HTSDD2005
Hình 2.41 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp NTS với HTSDD2005
Hình 2.42 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp NTS với HTSDD2005
Hình 2.43 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp OTC với HTSDD2005
Hình 2.44 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp OTC với HTSDD2005
Hình 2.45 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp CDG với HTSDD2005
Hình 2.46 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp CDG với HTSDD2005
Hình 2.47 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp CSD với HTSDD2005
Hình 2.48 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp CSD với HTSDD2005
Hình 2.49 Bản đồ biến động đất

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê đất đai theo các loại đất chính (năm 2000, 2005)
Bảng 2.2: Mô tả và mã hóa các loại hình sử dụng đất năm 2000,năm 2005
Bảng 2.3 Sự chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang các loại đất khác
Bảng 2.4 Sự chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang các loại đất khác
Bảng 2.5 Sự chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang các loại đất khác
Bảng 2.6 Sự chuyển đổi đất ở sang các loại đất khác
Bảng 2.7 Sự chuyển đổi đất phi nông nghiệp khác sang các loại đất khác
Bảng 2.8 Sự chuyển đổi đất chưa sử dụng sang các loại đất khác
Bảng 2.9 Bảng chu chuyển giữa các loại đất với nhau



CHỮ VIẾT TẮT
HTTTĐL
GIS
KT-XH
UBND
GCNQSDĐ
HTSDĐ
SDĐ

: Hệ thống thông tin địa lý
: Geographic Information Systems
: Kinh tế xã hội
: Ủy ban nhân dân
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Hiện trạng sử dụng đất
: Sử dụng đất


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Chính vì tầm quan trọng
của đất đai đối với cuộc sống, con người, cần thiết phải sử dụng vốn đất đai một cách
tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả. Nhưng hiện nay do nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội thì đất đai đang bị biến đổi rất lớn dưới tác động của con người thông qua những
loại hình sử dụng đất. Hệ thống văn bản luật ra đời như luật đất đai 1993, luật đất đai

2003, thông tư, nghị định… nhằm đảm bảo cho nguồn tài nguyên này được quản lý
một cách có hệ thống, sử dụng đúng quy hoạch và kế hoạch đề ra.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là từ khi xuất hiện
ngành đồ họa vi tính cũng như sự gia tăng vượt bậc những khả năng phần cứng, hệ
thống thông tin địa lý (GIS) đã ra đời và phát triển nhanh chóng cả về mặt công nghệ
cũng như ứng dụng. Hệ thống thông tin địa lý đã chứng tỏ khả năng ưu việt hơn hẳn
các hệ thông tin bản đồ truyền thống nhờ vào khả năng tích hợp thông tin mật độ cao,
cập nhật thông tin dễ dàng cũng như khả năng phân tích, tính toán của nó. Do đó, hệ
thống thông tin địa lý đã nhanh chóng trở thành một công cụ trợ giúp quyết định cho
tất cả các ngành từ qui hoạch đến quản lý, tất cả các lĩnh vực từ tài nguyên thiên nhiên,
môi trường, đất đai, hạ tầng kỹ thuật đến xã hội nhân văn.
Huyện Cai Lậy là đầu mối giao lưu quan trọng của khu vực các huyện phía Tây
trong tỉnh, trung tâm của huyện cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30 km, là địa bàn có
vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, là của ngõ giao lưu kinh tế văn hóa với ba khu vực tỉnh Đồng Tháp – Long An – Tiền Giang. Huyện có thế mạnh
là phát triển kinh tế nông nghiệp và trên đà phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá
“nông nghiệp nông thôn”.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, do yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng phục
vụ cho mục tiêu đô thị hóa cùng với sự gia tăng dân số đã tạo áp lực lớn lên quỹ đất
của địa phương. Nên việc thay đổi diện tích đất nông nghiệp ngày càng nhiều và có xu
hướng giảm dần về diện tích. Xã hội phát triển là điều kiện tất yếu và cần thiết nhưng
vẫn phải đảm bảo được việc phát triển đúng kế hoạch, giữ vững được vấn đề an ninh
lương thực, hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng đất phải đạt cao nhất.
Từ những vấn đề nói trên, được sự phân công của Khoa Quản Lý Đất Đai và
Bất Động Sản tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ đánh giá sự thay đổi các loại hình sử
dụng đất giai đoạn năm 2000 – 2005 huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang”.
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
• Chuẩn hóa nguồn tài liệu bản đồ giữa hai thời điểm 2000 và 2005.
• Đánh giá sự chuyển đổi qua lại giữa các loại hình sử dụng đất có trên địa bàn
huyện.
• Phục vụ cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai.


Trang 1


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

• Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của việc chuyển đổi, hiệu quả của việc
chuyển đổi giữa các loại hình sử dụng đất với nhau.
• Từ kết quả của việc đánh giá trên để đưa ra các đề xuất giải pháp giải quyết cho
những thay đổi sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.











 Yêu cầu:
Số liệu tài liệu bản đồ thu thập phải phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất tại
thời điểm thành lập bản đồ.
Đảm bảo yêu cầu của việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý có hiệu quả và
chính xác
Các phần mềm GIS phải có khả năng ứng dụng về lĩnh vực nghiên cứu và độ
chính xác cao.

Tuân thủ các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai
 Đối tượng nghiên cứu:
Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Hệ thống bản đồ sử dụng đất qua các thời kỳ.
Các phần mềm của hệ thống thông tin địa lý.
 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: đề tài thực hiện nghiên cứu trên ranh giới địa bàn huyện Cai
Lậy.
Về thời gian: đề tài nghiên cứu diễn biến sử dụng đất thời kỳ từ năm 2000 đến
năm 2005 và dự báo năm 2010

Trang 2


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

PHẦN 1: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1. Cơ sở khoa học:
I.1.1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS):
a. Lịch sử phát triển HTTTĐL (GIS):
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems, GIS) ra đời vào
những năm đầu của thập kỷ 70 và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nền tản sự phát
triển của khoa học công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông tin. GIS được hình thành
từ các ngành khoa học: Địa Lý, Bản Đồ, Tin Học và Toán Học. Nguồn gốc của GIS là
tạo các bản đồ chuyên đề, các nhà quy hoạch sử dụng phương pháp chồng lắp bản đồ
(Overlay). Việc sử dụng máy tính để vẽ bản đồ được bắt đầu vào cuối thập niên 50,
đầu thập niên 60, từ đây thì khái niệm về GIS ra đời nhưng chỉ đến những năm 80 thì

GIS mới thực sự phát huy hết khả năng của mình do sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ phần cứng và cũng từ thập niên 80 này mà GIS trở nên phổ biến trong lĩnh vực
thương mại, khoa học và quản lý. Cho đến ngày nay thì GIS đã trở thành một công cụ
có tầm quan trọng rất lớn trong hỗ trợ ra các quyết định đối với các hoạt động kinh tế,
an ninh, xã hội… với tính ứng dụng rất rộng trong việc giải thích hiện tượng, dự báo
và quy hoạch chiến lược.
Ngày nay công nghệ GIS phát triển theo hướng tổ hợp và liên kết mạng. Có thể
nói trong suốt quá trình phát triển, công nghệ GIS đã luôn hoàn thiện từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ chuyên dụng đến đa dụng để phù hợp với tiến độ của
khoa học kỷ thuật để giải quyết các vấn đề ngày càng đa dạng hơn và phức tạp hơn
GIS được du nhập vào VIệt Nam trong những năm đầu của thập niên 80 thông
qua các dự án trong khuôn khổ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, giới khoa học cũng như
người áp dụng GIS tại Việt Nam chỉ đến các năm cuối của thập niên 90. GIS ngày
càng được áp dụng trong các lĩnh vực, quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài
nguyên nước, quản lý và giám sát môi trường, quản lý bệnh dịch tể trong ngành thú y,
quy hoạch thiết kế cảnh quan đô thị, quản lý cây xanh đô thị.
b. Định nghĩa HTTTĐL (GIS):
Ducker (1979): GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thông tin ở đó cơ
sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố không gian, các hoạt động học
sự kiện có thể được xác định trong khoảng không như điểm, đường, vùng. Một GIS
thao tác dữ liệu về điểm, đường, vùng này để truy xuất dữ liệu cho những yêu cầu và
những phân tích.
Burrough (1986): GIS là một hệ thống công cụ hữu ích cho việc thu thập, lưu
trữ, truy xuất theo ý muốn, chuyển đổi và trình bày dữ liệu không gian từ thế giới thực.
Aronoff (1989): GIS là một chuỗi các hoạt động dựa trên cơ sở máy tính hoặc
bằng tay được sử dụng để lưu trữ và thao tác các dữ liệu địa lý.
Qua các định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng GIS là một hệ thống máy tính
và các thiết bị ngoại vi dùng để nhập, lưu trữ, truy vấn, xử lý, phân tích và hiển thị
Trang 3



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

hoặc xuất dữ liệu. Cơ sở dữ liệu của GIS chứa dữ liệu của các đối tượng, các hoạt
động các sự kiện phân bố theo không gian và thời gian.

Tóm lại, hệ thống thông tin địa lý (GIS) được định nghĩa như là
một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích cơ sở dữ
liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian (Geographic or geospatial), nhằm trợ
giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không
gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của
con người đặt ra, chẳng hạn như: Để hỗ trợ việc ra các quyết định cho việc quy hoạch
và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, dễ dàng trong
việc quy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ dữ liệu hành chính.
c. Các thành phần của HTTTĐL (GIS):
Phần cứng, phần mềm,..

Một hệ thống GIS hoàn chỉnh gồm có hệ thống máy tính (phần cứng, phần
mềm, …); Cơ sở dữ liệu; Con người và phương pháp.
Phần cứng: Hệ thống máy tính, có thể là máy chủ trung tâm hay các máy trạm
hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
Phần mềm: Hiện nay có rất nhiều phần mềm phổ biến đã được thương mại hóa
như: ArcGis, Arc/Info, ArcView, Mapinfo, Idrisi, ENVI, Microstation
…người
Các và
thành
Con
phần chính trong phần mềm:

phương pháp
• Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý.
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS).
• CôngCơ
cụ sở
hỗdữ
trợliệu
hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý.
• Giao diện đồ họa
Người
Máy để
truycủa
cập GIS
các công cụ dễ dàng.
Hình
1.1 –Thành
phần
Cơ sở dữ liệu: Được coi là thành phần quan trọng của GIS. Các dữ liệu địa lý
và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua
từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Các nguồn dữ liệu phải cung cấp được các thông
tin mà hệ thống yêu cầu như: Tọa độ địa lý, quy mô, đặc điểm thuộc tính, các mối
quan hệ.
Con người và phương pháp: Là thành phần quan trọng của GIS. Những người
làm công tác quản lý hệ thống thông tin địa lý cần có khả năng nhận định về tính
chính xác, phạm vi suy diễn thông tin, kết nối các mảng thông tin trong hệ thống.
d. Các chức năng của HTTTĐL (GIS):

4 năng của GIS
Hình 1.2 Mô Trang
tả chức



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

Nhập dữ liệu: Với dữ liệu không gian: Số hóa trực tiếp từ Bản đồ giấy,
quét bản đồ thành dạng file ảnh rồi số hóa trên file ảnh hay có thể dùng chức
năng chuyển dạng raster thành vectơ, nhập trực tiếp tọa độ địa lý, chuyển đổi từ
các khuôn dạng dữ liệu không gian khác, …
Dữ liệu thuộc tính :
 Các phần mềm GIS có thể tích hợp dữ liệu thuộc tính với các
khuôn dạng khác nhau ((DBF, XLS, …)., cũng có thể xây dựng
dữ liệu thuộc tính ngay trong phần mềm.
 Các khuôn dạng này cũng có thể chuyển đổi với nhau.
Thao tác dữ liệu: Công nghệ GIS cung cấp nhiều công cụ cho các thao
tác trên dữ liệu không gian và cho loại bỏ dữ liệu không cần thiết.
Quản lý dữ liệu: Đối với những dự án GIS nhỏ, có thể lưu các thông tin
địa lý dưới dạng các file đơn giản. Tuy nhiên, kích thước dữ liệu trở nên lớn
hơn và số lượng người dùng càng nhiều lên, thì cách tốt nhất là sử dụng hệ quản
trị cơ sở dữ liệu (DBMS) để giúp cho việc lưu trữ, tổ chức và quản lý thông tin.
Có nhiều cấu trúc DBMS khác nhau, nhưng trong GIS cấu trúc quan hệ tỏ ra
hữu hiệu nhất.
Hỏi đáp và phân tích: GIS cung cấp các khả năng hỏi đáp đơn giản và
các công cụ phân tích tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho người quản lý
và phân tích. Các hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả, trong đó
có 2 công cụ đặc biệt quan trọng: Phân tích liền kề và phân tích chồng xếp.
Hiển thị: Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được
hiển thị tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ hiển thị cụ thể được kết
hợp với các bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác.

e. Cấu trúc dữ liệu trong HTTTĐL (GIS):
Một cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có thể chia ra làm 2 loại
số liệu cơ bản: số liệu không gian và phi không gian. Mỗi loại có những đặc
điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu giữ số liệu, hiệu quả, xử lý và
hiển thị. Số liệu không gian là những mô tả số của hình ảnh bản đồ, chúng bao
gồm tọa độ, quy luật và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ
thể trên từng bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu không gian để
tạo ra một bản đồ hay hình ảnh bản đồ trên màn hình hoặc trên giấy thông qua
thiết bị ngoại vi, … Số liệu phi không gian là những diễn tả đặc tính, số lượng,
mối quan hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các số liệu phi
không gian được gọi là dữ liệu thuộc tính, chúng liên quan đến vị trí địa lý hoặc
các đối tượng không gian và liên kết chặt chẽ với chúng trong hệ thống thông
tin địa lý thông qua một cơ chế thống nhất chung.

Trang 5


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

Do tính chất nghiên cứu của đề tài chủ yếu xử lý phân tích trên dữ liệu
không gian, đặc biệt là mô hình dữ liệu raster.
Mô hình cơ sở dữ liệu không gian:
Bản đồ thực chất là sản phẩm thu được trong việc đơn giản hóa một thực
thể. Nó phản ánh đồng thời những thông tin đặc trưng và các thông tin tổng
hợp. Thông tin tổng hợp thường được thể hiện dưới dạng các ký hiệu, ngược
lại, các đối tượng hình ảnh được biểu diễn theo tọa độ không gian. Dữ liệu
không gian thường được hiển thị theo hai phương pháp. Phương pháp thứ nhất
biểu diễn dưới dạng các đơn vị bản đồ. Phương pháp thứ hai biểu diễn dưới

dạng các ô lưới hay ma trận. Hai phương pháp này gọi là mô hình vector và mô
hình raster tương ứng.

Hình 1.3 Mô tả mô hình dữ liệu vector và raster
Mô hình dữ liệu raster:
Trong cấu trúc này thực thể không gian được biểu diễn thông qua các ô
(cell) hoặc ô ảnh (pixel) của một lưới các ô. Trong máy tính lưới này được lưu
trữ dưới dạng ma trận trong đó mỗi cell được xác định bởi giao điểm của một
hàng, một cột trong ma trận.
Trong cấu trúc này điểm được xác định bởi các cell, đường được xác
định bởi một số các cell liền kề nhau theo hướng, vùng được xác định bởi các
cell mà trên đó thực thể phủ lên.
Biểu diễn raster được xây dựng trên cơ sở hình học phẳng ơ- cơ -lit. Mỗi
một cell sẽ tương ứng với một diện tích vuông trên thực tế. Độ lớn của cạnh ô
vuông này còn được gọi là độ phân giải của dữ liệu. Kích thước các cell càng
nhỏ thì việc biểu diễn các đối tượng càng chi tiết và chính xác. Tuy nhiên, điều
này có nghĩa là kích thước của dữ liệu rất lớn và tốn bộ nhớ.
Như vậy có thể nói cell (pixel) là phần tử cơ bản của dữ liệu dạng raster,
mỗi một pixell được gán một giá trị số, các pixell có cùng giá trị như nhau biểu
diễn cùng một đối tượng.
Toạ độ địa lý cũng như kích thước pixel không được lưu chính trong tập
tin raster. Thông tin về số hàng, số cột, kích thước pixel và toạ độ địa lý của các
góc bản đồ dạng raster thường được lưu trữ trong 1 tập tin riêng biệt. Tập tin

Trang 6


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức


raster được bắt nguồn từ việc raster hoá số liệu vector nào thì sử dụng toạ độ
địa lý của tập tin vector đó.
Chúng ta cũng có thể có các dạng tập tin raster không có các tọa độ địa
lý, như các band khác nhau của tư liệu ảnh viễn thám, hoặc là các ảnh scan từ
ảnh máy bay. Trong trường hợp này đòi hỏi phải xác định vị trí không gian cho
ảnh dạng raster như việc gán toạ độ địa lý cho nó. Điều này có thể được thực
hiện bằng cách chọn hệ thống các điểm giám sát. Xác định các điểm trên ảnh và
trên bản đồ địa hình hoặc chọn các điểm xác định trên ảnh và ảnh khác đã được
hiệu chỉnh (gọi là bản đồ master). Thường xuất hiện sự lệch méo giữa ảnh và
bản đồ master, trong trường hợp này ảnh nên được khớp với bản đồ bằng
phương pháp chuyển đổi hình học. Điều này được thực hiện bằng cách dựa trên
cơ sở của các thông tin về hàng và cột của điểm kiểm soát trên ảnh và thông tin
về các toạ độ x,y của các điểm kiểm soát trên bản đồ master để xây dựng một
hàm chuyển đổi.
Việc lưu trữ số liệu ở dạng raster nói chung không kinh tế bởi vì nó
chiếm dung lượng bộ nhớ lớn. Để lưu trữ một điểm nếu chúng ta lưu trữ điểm
này ở dạng vector thì chỉ cần lưu trữ toạ độ x,y và mã của điểm. Nhưng ở cấu
trúc raster chúng ta cần phải lưu trữ giá trị không chỉ có điểm này mà cả các
pixel lân cận. Số lượng dòng và số lượng cột được xác định bởi kích thước
pixel và kích thước của khu vực.

Hình 1.4 Mô tả mô hình dữ liệu dạng Raster
Các nguồn dữ liệu có thể xây dựng nên dữ liệu Raster:
 Quét ảnh.
 Ảnh máy bay, ảnh vệ tinh.
 Chuyển từ dữ liệu vector sang.
Mô hình dữ liệu Raster có những sai số nhất định như:
 Sai số do tuổi của dữ liệu.
 Sai số do tỷ lệ của bản đồ.

 Sai số do thiết bị quét không đạt yêu cầu về thông số kỹ thuật.
 Sai số do dữ liệu nguồn.
Mô hình dữ liệu raster đã được ứng dụng rộng rãi cho việc quản lý môi
trường và tài nguyên thiên nhiên, ví dụ mô hình xử lý không gian của một đám
cháy được mô hình hóa. Ngoài ra mô hình raster còn có khả năng liên kết dữ liệu
Trang 7


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

viễn thám thông qua khả năng nội suy kết hợp với mô hình số độ cao(Digital
Elevation Model – DEM) cho khả năng phân tích tổng hợp.
Dữ liệu raster có dung lượng rất lớn nếu không có cách lưu trữ thích hợp.
Để tăng khả năng lưu trữ dữ liệu dạng raster của máy tính chúng ta có thể sử dụng
một số kỹ thuật nén sau:
Run-length Encoding ( phương pháp mã hoá độ dài):
Sự lưu trữ dữ liệu được thực hiện theo hàng và chỉ ghi các giá trị khi có sự
thay đổi. Các ô kế tiếp nhau trên 1 hàng có cùng giá trị được ghép vào trong
nhóm. Trong phương pháp này có 2 cách nén: Standard Run-Length Encoding
và Value Point Encoding
Nếu dữ liệu biến đổi lớn từ ô này sang khác như là dữ liệu số địa hình hoặc
dữ liệu ảnh hàng không thì số lượng cell lớn được sử dụng để thể hiện khả năng
biến đổi không gian cao, trong trường hợp này nếu số lượng giá trị pixel giảm
một số thông tin không gian có thể sẽ bị mất đi. Ngược lại, trong một số trường
hợp sự biến đổi không gian thấp thì ta có thể thể hiện ở mức độ thấp nhưng vẫn
không làm mất thông tin. Trường hợp này thường xảy ra đối với các bản đồ
chuyên đề khi mà các cell thể hiện 1 vùng giống nhau.
Quadtree ( mã cây tứ phân):

Phương pháp này cung cấp dữ liệu được nén cao hơn bằng cách sử dụng
cell kích thước thay đổi. Trong cấu trúc này, độ phân giải thô ( thấp) được dùng
để mã hoá những vùng có độ đồng nhất lớn và độ phân giải mịn hơn được dùng
cho những vùng có độ biến đổi không gian cao.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Biểu diễn ô chữ nhật phân cấp

0

Khu công nghiệp

Thương mại

Công viên

a

b

1

20
Nông thôn

2
22

Nhà ở

210


211

212

213

3

23

Hình 1.5 Biểu diễn dữ liệu Raster theo cấu trúc ô chữ nhật phân cấp
Dữ liệu thuộc tính cho cấu trúc ô chữ nhật phân cấp
Mức phân chia
1

2

Thuộc tính

3

Trang 8


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

0


Khu công nghiệp

1

Khu công nghiệp

2

20
21

3

Thương mại
210

Công viên

211

Công viên

212

a

213

b


22

Khu nhà ở

23

Khu nhà ở
Nông thôn

Các thành phần của Quadtree:
 Root: điểm xuất phát của các nhánh.
 Leaf: điểm kết thúc không có nhánh xuất phát từ nó.
 Node: những điểm ngoài root và leaf.
Ưu điểm:
 Có hiệu quả lớn trong trường hợp nhận biết các điểm gần nhất một điểm
được chọn và khi cần nhận biết vùng mà điểm được chọn nằm trong nó.
( point – in- polygon search)
 Do các thuộc tính được mã hoá theo cell cho phép ta tổng quát hoá dữ
liệu theo bất kỳ độ chi tiết nào.
 Có hiệu quả cao đối với dữ liệu tương đối đồng nhất.
Khuyết điểm:
 Cấu trúc dữ liệu quadtree phức tạp hơn so với những cấu trúc raster đơn
giản, yêu cầu thời gian xử lý nhiều hơn để tạo và thay đổi quadtree
f. Ứng dụng của GIS:
Quản lý hành chính: Sử dụng bản đồ và các phân tích mạng lưới
(Network Analysis) nhằm dễ dàng hơn cho việc quản lý hành chính.

Trang 9



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

Hình 1.6 Mô tả công tác quản lý hành chính
Môi trường và quản lý Tài nguyên thiên nhiên: Các bản đồ với tỷ lệ
trung bình hoặc nhỏ và kỹ thuật Overlay trong việc phối hợp với không ảnh và
ảnh vệ tinh được sử dụng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và đánh giá tác
động môi trường. Ứng dụng GIS với mức phức tạp hơn là dùng khả năng phân
tích của GIS để mô hình hóa các tiến trình xói mòn đất, sự lan truyền ô nhiễm
trong môi trường khí hay nước, phản ứng của lưu vực sông dưới ảnh hưởng của
một trận mưa lớn ..v.v..
Khí tượng thủy văn: Trong lĩnh vực này GIS được dùng như là một hệ
thống đáp ứng nhanh, phục vụ chống thiên tai như: Lũ quét ở vùng hạ lưu, xác
định tâm bão, dự đoán các luồng chảy, xác định mức độ ngập lụt, … từ đó đưa
ra các biện pháp phòng chống kịp thời.

Dự đoán, giảm
thiểu thiên tai

Hình 1.7 GIS trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
Nông nghiệp: GIS là công cụ đắc lực trong giám sát thu hoạch, quản lý
sử dụng đất, dự báo về hàng hóa, nghiên cứu về đất trồng, kế hoạch tưới tiêu,
kiểm tra nguồn nước…
Dịch vụ tài chính: Trong lĩnh vực tài chính GIS được áp dụng trong việc
xác định vị trí những chi nhánh mới của ngân hàng. Hiện nay GIS được sử dụng
như là một công cụ để đánh giá rủi ro và mục đích bảo hiểm, xác định với độ
Trang 10



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

chính xác cao những khu vực có độ rủi ro cao nhất, thấp nhât. Lĩnh vực này yêu
cầu những dữ liệu cơ sở khác nhau: Hình thức vi phạm luật pháp, địa chất học,
thời tiết và giá trị tài sản
Quy hoạch đô thị (Urban Planning):
Phân tích đặc điểm các khu đất để lựa chọn vị trí cho công trình
xây dựng (Trường học, bệnh viện, cầu, .v.v..

Hình 1.8 Lựa chọn loại hình sử dụng đất phù hợp.

Hình 1.9 Đánh giá mức độ đô thị hóa
Y tế: Phân tích sự bùng nổ của dịch bệnh và những thách thức xã hội,
kiểm soát việc phân tích dữ liệu địa lý về nhân khẩu học, Gợi ý những tuyến
đường tối ưu cho những người thực hiện dịch vụ y tế, cấp cứu, Internet GIS
cung cấp các dịch vụ tại địa phương giúp cho người tiêu dùng tìm kiếm các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cảnh báo sớm tới cộng đồng những đe dọa và
những trường hợp khẩn cấp như sự bùng nổ dịch bệnh, ….
Giao thông: GIS có khả năng ứng dụng đáng kể trong lĩnh vực vận tải
như Lập kế hoạch và duy trì cơ sở hạ tầng giao thông rõ ràng, ứng dụng định vị
trong vận tải hàng hải và hải đồ điện tử…
Giáo dục: Trong gần 5 năm trở lại đây hàng loạt các loại sản phẩm ứng
dụng công nghệ GIS trong lĩnh vực lịch sử văn hóa như chưong trình chuyên
sâu phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu lịch sử văn hóa …
Trang 11



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

Các dịch vụ điện, nước, gas, điện thoại...: Tích hợp công nghệ GIS với
công cụ MatLAB để mô phỏng, tính toán, vận hành, quản lý lưới điện, Ứng
dụng GIS trong quản lý thuê bao điện thoại.

Hình 1.10 Mô hình ứng dụng GIS
Ngoài những ứng dụng được nêu trên, GIS còn có rất nhiều những ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế - xã hội như sử dụng GIS trong công nghệ Bảo
vệ động vật, quản lý, sử dụng phần mềm tìm đường và các điểm du lịch Thành phố
Huế HS – HueMap 1.0 ..v.v…Ứng dụng của GIS ngày càng được mở rộng.
I.1.1.2. Biến động đất đai:
a. Các khái niệm về sử dụng đất:
Trong quá trình phát của xã hội loài người, con người đã biết tận dụng và khai
thác các tiềm năng của đất đai để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Sử dụng vào
mục đích nông nghiệp, xây dựng cơ bản, khai thác khoáng sản, làm nhà ở,… Hay nói
cách khác, loại sử dụng đất được hiểu khái quát là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng
đất của một vùng đất cụ thể. Có thể chia sử dụng đất thành các hình thức (kiểu) sử
dụng đất như sau:
 Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ,…).
 Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (như là chăn nuôi).
 Sử dụng đất vì mục đích bảo vệ (chống suy thói đất, bảo tồn đa dạng hóa
loài sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm).
 Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như thủy lợi, đường giao thông, du
lịch sinh thái,…
Thông thường khi nghiên cứu sử dụng đất người ta thường phân tích thành ba
loại như sau:
 Loại hình sử dụng đất chính: Là sự phân nhỏ sử dụng đất trong khu vực

hoặc vùng nông – lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất của các cây
trồng hàng năm, lâu năm, lúa nước, đồng cỏ,…
 Loại hình sử dụng đất: Là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả và
phân loại một cách chi tiết. Nói cách khác thì loại hình sử dụng đất là một
hoặc một nhóm cây trồng được bố trí sản xuất trong điều kiện tụ nhiên,
kinh tế hiện hành.

Trang 12


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

 Kiểu sử dụng đất: Là bức tranh mô tả chi tiết các loại sử dụng đất khi đánh
giá ở cấp huyện, xã, nông trại, nông hộ.
b. Biến động đất đai:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện làm chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định
của pháp luật. Tổ chức, hộ gia đình cá nhân được nhà nước giao đất cho thuê đất, nhận
quyền sử dụng đất từ người khác có các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo
quy định của pháp luật. Từ những quyền này các dạng biến động thường xảy ra đối với
đất đai kể cả đô thị lẫn nông thôn mà chủ yếu là đất ở, đất chuyên dùng, đất nông
nghiệp.
Với sự gia tăng dân số, các động cơ về kinh tế do áp dụng công nghệ mới, sự
nâng cấp về cơ sở hạ tầng và canh tác được định hướng theo cơ chế thị trường tạo áp
lực đáng kể đến tài nguyên đất đai dẫn đến sự biến động giữa các loại hình sử dụng
đất. Sự thay đổi sử dụng đất có thể đóng vai trò chủ chốt trong sự thay đổi môi trường
và sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Nghiên cứu sự thay đổi của các loại hình sử dụng đất sẽ giúp chúng ta hiểu
được rõ hơn những gì đang diễn ra ở vùng nghiên cứu xung quanh vấn đề sử dụng đất.
Từ đó giúp các cấp lãnh đạo có căn cứ khoa học để đưa ra những chính sách phù hợp
giúp cho việc quản lý đất đai đạt hiệu quả hơn, nâng cao mức sông người dân, tìm ra
biện pháp giải quyết những vấn đề bức xúc trong sử dụng đất, nhằm mục đích sử dụng
đất ngày càng đem lại hiệu quả cao hơn về cả kinh tế, xã hội và môi trường.
I.1.2. Cơ sở pháp lý:
 Luật đất đai 2003.
 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của chính phủ về thi hành luật
đất đai.
 Chỉ thị 247/TTg ngày 27/04/1995 về khắc phục tình trạng giảm sút diện tích đất
trồng lúa nước và đất trồng cây công nghiệp có giá trị cao do việc chuyển quỹ
đất này sang sử dụng vào mục đích khác.
 Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn:
Dựa vào những báo cáo thuyết minh đánh giá biến động sử dụng đất của huyện
trong thời gian qua:
• Công tác chỉnh lý biến động là cập nhật hoàn chỉnh hồ sơ địa chính phù
hợp với hiện trạng sử dụng đất tại địa phương.
• Những đánh giá biến động nhằm giải quyết vấn đề còn tồn động của việc
cập nhật chỉnh lý biến động chưa chính xác.
Các ứng dụng của GIS trong việc nghiên cứu phân tích diễn biến của việc sử
dụng đất:
• Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin nói
chung và hệ thống thông tin địa lý nói riêng đã giúp cho việc quản lý các

Trang 13



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên đất đai được thuận lợi và
hiệu quả hơn.
• Sử dụng một số phần mềm của GIS để thành lập, phân tích dữ liệu
không gian và dữ liệu thuộc tính liên quan đến các kiểu sử dụng đất tại
địa phương.
• Xây dựng và xử lý thông tin địa lý bằng các phần mềm của hệ thống
thông tin địa lý rất chính xác và hiệu quả. Quy trình thực hiện được hệ
thống và được kiểm nghiệm qua kết quả phân tích.
• Kết quả đạt được từ việc nghiên cứu ứng dụng GIS đánh giá diễn biến sử
dụng đất góp phần đưa khoa học công nghệ vào việc theo dõi quản lý
nguồn tài nguyên đất đai của quốc gia.
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu:
I.2.1. Điều kiện tự nhiên:
a. Vị trí địa lý:
Huyện Cai Lậy là đầu mối giao lưu quan trọng của khu vực các huyện
phía Tây trong tỉnh, là địa bàn có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh
tế của tỉnh, là của ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa với ba khu vực tỉnh Đồng Tháp
– Long An – Tiền Giang.
Huyện Cai Lậy

Hình 1.11 Sơ đồ vị trí huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.
Với vị trí thuận lợi như trên kết hợp với điều kiện thiên nhiên đa dạng và
có dân số đông, huyện Cai Lậy có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên theo hướng bền vững.
Ranh giới hành chính:

• Phía đông giáp huyện Tân Phước và huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
• Phía Tây giáp huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
• Phía Nam giáp sông Tiền, đối diện với huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre và
một phần tỉnh Vĩnh Long.

Trang 14


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

• Phía Bắc giáp huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang và huyện Tân Thạnh
tỉnh Long An.
Tọa độ địa lý:
• Kinh độ Đông: 105o59’57” – 106o12’19”.
• Vĩ độ Bắc
: 10o17’25” – 10o23’08”.
b. Khí hậu thủy văn:
Huyện Cai lậy nằm trong khu vực ảnh hưởng chế độ khí hậu chung của miền
Tây Nam Bộ, khí hậu chia làm hai mùa mưa nắng rõ rệt.
• Nền nhiệt độ cao và ổn định quanh năm.
• Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt như sau: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau.
 Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình trong năm 27,9oC chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng
trong năm không lớn hơn 3 -5oC.
Tháng 4 và tháng 5 có nhiệt độ bình quân cao nhất 28 – 30oC.
Tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ bình quân thấp nhất 23- 25oC.
Biên độ ngày đêm thay đổi lớn thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.

Tổng tích ôn cao 9.800 – 10.000oC/năm có khả năng bố trí sản xuất nông
nghiệp nhiều vụ/năm và thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
 Độ ẩm, bốc hơi:
Độ ẩm không khí trung bình 79,2% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa độ
ẩm cao và cao nhất vào tháng 9 là 86,8%. Mùa khô độ ẩm thấp, trị số thấp nhất
vào tháng 3 còn 71%.
Lượng thoát hơi bình quân 1.183 mm/năm, trung bình 3.3 mm/ngày.
Mùa khô có lượng bốc hơi nước tăng cao từ 3.0 mm/ngày đến 4.5 mm/ngày,
gây bất lợi cho sinh lý cây trồng nhất là vùng đất phèn. Lượng bốc hơi nước
vào mùa khô thấp hơn từ 2.4 mm/ngày đến 2.9 mm/ngày.
 Mưa:
Giống như các huyện trong địa bàn tỉnh Tiền Giang, huyện Cai Lậy nằm
vào khu vực có lượng mưa thấp nhất ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, với
lượng mưa bình quân hàng năm 1.219 mm. Tháng 9 và 10 là hai tháng có lượng
mưa cao nhất trong năm. Tháng 2 hầu như không có mưa.
Các tháng mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa trong năm, nhưng các
tháng mùa khô lại bị hạn gay gắt. Lượng mưa trong mùa khô chỉ bằng 1/10
lượng mưa trong mùa mưa. Ngay trong mùa mưa, lượng mưa cũng phân bố
cũng không đều, thường xuất hiên những đợt dài ngày không mưa nhất là vào
tháng 8 ( thường được gọi là hạn bà chằng).
 Gió:
Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa. Hướng
gió thường xuyên là hướng Tây Nam chiếm tần suất 60 -70%, tốc độ gió trung
bình là 2,4 m/s.

Trang 15


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Huỳnh Minh Đức

Gió mùa Đông Bắc, mang không khí khô hơn, thổi vào mùa khô tốc, độ
gió trung bình là 3.8 m/s. Từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa Đông Bắc thịnh
hành, thổi cùng hướng với các cửa sông, làm gia tăng tác động thủy triều được
gọi là gió chướng.
 Thủy văn:
Là một huyện có đặc trưng giống như các huyện đồng bằng Nam Bộ
khác, huyên Cai Lậy có hệ thống sông ngòi dày đặc, lưu thông rộng khắp toàn
huyện.
Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đồng đều
từ Biển Đông qua sông Tiền. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho huyện
thông qua hệ thống các kênh rạch chằng chịt với các tuyến kênh trục chính như:
Mỹ Long – Bà Kỳ, Bình Phú – Bang Dày, Ba Rài – Kênh 12, ảnh hưởng rất lớn
đến việc tưới tiêu và thoát nước trong sản xuất nông nghiệp.
Các xã khu vực phía Bắc quốc lộ 1A chịu ảnh hưởng lũ lụt hàng năm từ
cuối tháng 8 đến tháng 11 dương lịch, nước lũ từ thượng nguồn đổ về mực
nước ruộng lên cao, đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, độ
sâu ngập lũ được xếp vào loại ngập khá, tức là khoảng 1,0m đến 1,4m. Nước
trong mùa mưa lũ đổ về còn kèm theo nhiễm phèn nhẹ trên kênh rạch nhưng
gây tác hại không đáng kể.
 Địa hình:
Cai Lậy là một huyện có bề dọc theo kinh tuyến rộng nhất 20Km, hẹp nhất
17Km; bề ngang theo vĩ tuyến rộng nhất 28Km. Nhìn chung địa hình toàn huyện
khá bằng phẳng, với độ dốc < 1% và cao độ bình quân là 0,9m. Nhìn chung toàn
vùng không có hướng dốc rõ ràng. Có thể chia làm 3 dạng như sau:
• Địa hình thấp: cao độ < 0,75m, diện tích 7.435 ha, dọc theo kênh Nguyễn
Văn Tiếp, một phần của các xã Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, Tân
Hội, Tân Phú.
• Địa hình cao: cao độ >1m, diện tích 14.057 ha, tập trung dọc tuyến sông

Tiền, ven quốc lộ 1A, khu giồng cát Nhị Mỹ,Nhị Quý, Phú Quý, Tân
Hội và thị trấn Cai Lậy.
• Địa hình trung bình: cao độ từ 0,75m đến 1m, phân bổ hết các xã trong
huyện với diện tích 23.193 ha.

I.2.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên đất:
Đất là nền tảng cho việc khai thác phát triển sản xuất nông nghiệp và
cũng là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của các ngành kinh tế.
Trên thế giới có hai loại tài nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người
là đất và nước. Do vai trò cực kỳ quan trong và là cơ sở không thể thiếu trong
việc phát triển nông nghiệp, căn cứ vào bản đồ đất tỉnh Tiền Giang và kết quả
của việc điều tra thực địa lấy phẩu diện đất tại khu vực huyện Cai Lậy. Toàn
huyện có 3 nhóm đất chính:

Trang 16


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Huỳnh Minh Đức

 Nhóm đất phù sa ngọt:
Diện tích 39.837 ha chiếm tỷ lệ 91,84% diện tích tự nhiên,phân bổ hầu
hết trên diện tích đất nông nghiệp của huyện. Đất giàu mùn, hàm lượng chất
độc thấp, hàng năm được bồi đắp bởi một lượng phù sa từ nguồn nước sông
Tiền và lũ Đồng Tháp Mười tràn về, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đây là
nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp, đã được sử dụng toàn bộ diện tích.
Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bồi ven sông có thành phần cơ giới
tương đối nhẹ phù hợp với việc phát triển trồng cây ăn trái.

 Nhóm đất phèn:
Diện tích 3.593 ha chiếm 6,26% diện tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở
khu vực trũng thấp: dọc theo kênh Nguyễn Văn Tiếp thuộc các xã Phú Cường,
Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Đông, Tân Phú … Đất có thành phần cơ giới nặng,
giàu hữu cơ nhưng chưa phân hủy hết, lượng độc tố tương đối cao, độ sâu của
tầng sinh phèn biến động từ 50 -100cm.
 Nhóm đất cát:
Diện tích 1.255 ha, chiếm tỷ lệ 1,90% diện tích tự nhiên, phân bổ ở khu
vực giồng cát Nhị Quý, Nhị Mỹ, Tân Hội, Thanh Hòa, Bình Phú, Phú Quý,
Long Khánh, Phú An và thị trấn Cai Lậy. Do đất cát giồng có địa hình cao,
thành phần cơ giới nhẹ,nguồn gốc đất cát biển đã phong hóa, tỷ lệ cát 80 -90%
nên đất có kết cấu rời rạc, khả năng giữ nước và phân kém, chỉ thích hợp cho
việc sử dụng làm đất thổ cư và canh tác cây ăn trái và rau màu.
b. Tài nguyên nước:
 Nguồn nước mặt
Ngoài nước mưa, nước sông có tầm quan trọng đặc biệt đối với huyện
về nhiều mặt như trồng trọt (tưới, cải tạo đất), gia dụng, thủy sản (cả đánh bắt
và nuôi trồng), giao thông thủy... Con sông lớn ảnh hưởng đến Cai Lậy là Sông
Tiền ở phía Nam. Nước từ thượng nguồn đổ về con sông nầy rồi qua một mạng
lưới kinh, rạch chằng chịt cung cấp nước và phù sa khắp lưu vực.
Với hệ thống kênh rạch chằng chịt nên trữ lượng nguồn nước mặt rất
phong phú phục vụ khá tốt cho việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Đồng thời đó cũng là một tiềm năng cho việc nuôi trồng thủy sản hiện đang rất
phát triển.
 Nguồn nước ngầm
Là một huyện thuộc khu vực phía Tây tỉnh Tiền Giang, nên theo khảo
sát, huyện Cai Lậy có nguồn nước ngầm ngọt có chất lượng khá tốt nhưng phải
khai thác ở độ sâu tương đối lớn ( từ 200 - 400m). Đây là một nguồn nước sạch
quan trọng, góp phần bổ sung nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của
nhân dân, đặc biệt đối với những vùng nhiễm mặn, phèn… cần được quan tâm

khai thác hợp lý, tránh lam xâm nhập mặn ở các tầng chứa nước
c. Tài nguyên khoáng sản:
Giống như các huyện khác trong tỉnh, huyện Cai Lậy nằm trong phần
đồng bằng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai
được tạo nên bởi sự lắng động phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển
châu thổ hiện tại.
Trang 17


×