Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.36 KB, 70 trang )

MỞ ĐẦU

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây
dựng các khu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng ( Luật đất đai, 1993 ).
Chính vì vậy, đất đai cần phải quản lý chặt chẽ hơn và sử dụng làm sao có hiệu
quả lâu dài là một đòi hỏi trước mắt đối với sự phát triển kinh tế xã hội trước thềm công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Mặt khác, dân số ngày càng tăng, đất đai ngày càng khan hiếm mà nhu cầu sử
dụng đất vào các mục đích thì ngày càng nhiều làm cho diện tích đất ngày càng giảm so
với sự gia tăng dân số nhất là đất nông nghiệp. Đứng trước tình hình đó, quy hoạch sử
dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng: tại Điều 19, Luật đất đai 1993 khẳng định:
“căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất phải dựa trên cơ sở quy họach và kế họach
sử dụng đất đai” và nhiều Công văn, Chỉ thị, Nghị quyết về công tác lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Nó tạo cho cơ quan Nhà nước quản lý tốt đất đai một cách khoa học,
hợp lý và tiết kiệm quỹ đất đai, tạo điều kiện cho đất đai đưa vào sử dụng bền vững
mang lại lợi ích cao nhất.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và phát triển đang tạo ra những bước đi và
sức tăng trưởng kinh tế xã hội rất cao, đồng thời áp lực về đất đai cũng thể hiện rất rõ.
Vì vậy, vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai phải được đưa ra làm cơ sở định hướng cho
sự phát triển.
Theo địa giới hành chính thì xã Hòa Hưng có 5 ấp, có vị trí địa lý thuận lợi, địa
hình tương đối bằng phẳng đất đai màu mở thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Trước tình hình tỉnh Tiền Giang đã lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
cấp tỉnh, huyện và đang triển khai lập quy hoạch cấp xã
Do đó, đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè -
tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010” được thực hiện nhằm mục đích:
- Hoạch định việc sử dụng đất phù hợp với các nhiệm vụ mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của xã đến năm 2010.
- Hoạch định việc sử dụng đất trên địa bàn xã ngày càng hợp lý tiết kiệm và
hiệu quả hơn.


1
- Kiểm kê khai thác tiềm năng và những ưu thế về quản lý sử dụng đất của
địa phương.
- Làm cơ sở để quản lý đất đai theo quy định của pháp luật, bảo vệ và cải tạo
môi trường sinh thái nhằm phát triển và sử dụng đất bền vững phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai..
CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI.
Định nghĩa đất đai: Theo Brinkman và Smyth, 1973: “Đất đai về mặt địa lý mà
nói thì là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính
chất ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều
thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước quần
thể thực vật và động vật, và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử
dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai” (Lê Tấn Lợi, 1999).
Một định nghĩa hoàn chỉnh chung như sau (UN, 1994): “Đất đai là một diện tích
khoanh vẽ của bề mặt đất của trái đất, chứa đựng tất cả đặc trưng của sinh khí quyển
ngay bên trên và bên dưới của lớp mặt này, bao gồm khí hậu gần mặt đất và dạng địa
hình mặt nước (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm trũng và đầm lầy) lớp trầm tích gần
mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, mẫu hình định cư
của con người và những kết quả về tự nhiên của những hoạt động con người trong thời
gian qua và hiện tại (làm ruộng bậc thang, cấu trúc hệ thống trữ nước và thoát nước,
đường xá, nhà cửa...)” (Lê Tấn Lợi, 1999).
Đất đai là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ
quyền quốc gia (không thể có quốc gia mà không có đất đai).
Vai trò của đất đai đối với sản xuất và đời sống thật to lớn và đa dạng. Hội nghị
các Bộ Trưởng môi trường Châu Âu họp 1973 tại Luân Đôn đã đánh giá: “Đất đai là
một trong những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực
vật, động vật, con người trên trái đất”.

Thật vậy, đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để con người tồn tại và tái sản
xuất các thế hệ tiệp theo của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất đai có hiệu quả về
kinh tế xã hội, môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai bền vững là cần thiết và
quan trọng (Lê Quang Trí, 2001).
II. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI.
1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất, nước có hệ thống, tính
thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực
hiện sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất (Lê Quang Trí, 2000).
3
Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế xã hội có tính đặc thù nên
có nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất đai. Trong đó có hai quan điểm của Đoàn
Công Quỳ đưa ra:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng quy hoạch sử dụng đất đai chỉ đơn thuần là biện
pháp kỹ thuật, thông qua đó người ta thực hiện các công tác sau:
+ Đo đạc vẽ bản đồ đất đai.
+ Phân chia khoảng thửa, tính toán diện tích.
+ Giao đất cho các ngành.
+ Thiết kế xây dựng đồng ruộng.
- Quan điểm thứ hai cho rằng quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng trên các
quy phạm pháp luật của nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của quy hoạch sử
dụng đất đai.
Có thể thấy rằng hai quan điểm trên chưa đúng và đầy đủ mà cần phải hiểu quy
hoạch sử dụng đất đai phải dựa trên ba cơ sở:
- Pháp chế: bảo đảm chế độ quản lý sử dụng đất đai theo pháp luật.
- Biện pháp kỹ thuật: áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trên cơ sở
khoa học.
- Hiệu quả kinh tế: lợi ích kinh tế cần đặt ra khi đã thỏa mãn tính pháp chế trong
quy hoạch sử dụng đất đai (Đoàn Công Quỳ, 1997).
2. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai.

Theo Ngô Đức Phúc (2000), mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai là sử dụng
đất đai: “tốt nhất”. Đối với một đề án quy hoạch sử dụng đất đai cụ thể, các mục tiêu
hoàn toàn rõ ràng và có thể hợp thành 3 nhóm: hiệu quả, công bằng và khả năng duy trì
sự sống.
2.1 Hiệu quả.
Trong thời gian dài, quy hoạch sử dụng đất phải thực hiện có hiệu quả về kinh tế và
được xã hội chấp nhận. Không phải tất cả đất đai có chất lượng như nhau ở mọi nơi với
một mục đích cụ thể thì chổ này thích hợp hơn chổ kia.
2.2 Công bằng.
Thực hiện sử dụng đất đai như tái định cư và tái phân phối đất đai để làm giảm
sự không công bằng hoặc sự chênh lệch trong sử dụng đất đai.
4
Trước hết phải xác định mức đất đai (định mức tối thiểu) để đảm bảo cuộc sống
tối thiểu của con người, từ đó làm cơ sở tăng dần mức sống của con người có nghĩa là
tăng định mức đất đai trên cơ sở các tiêu chuẩn như: Mức thu nhập, dinh dưỡng, đảm
bảo lương thực và nhà ở. Làm quy hoạch sử dụng đất đai là để thực hiện các tiêu chuẩn
trên, muốn vậy trước hết cần phải đánh giá khả năng hoặc độ thích nghi đất đai.
Mục tiêu khác phải tăng cường sự tham gia của dân trong việc quyết định quy
hoạch sử dụng đất đai, điều đó có thể thực hiện ở từng giai đoạn khác nhau trong quá
trình quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai giúp giải quyết những mâu thuẩn tranh chấp
đất đai (tập thể với cá nhân, cá nhân với cá nhân...) bằng việc công khai các quyết định
về sử dụng đất đai.
2.3 Khả năng duy trì sự sống.
Đôi khi con người làm trơ trọi đất đai chỉ vì lợi ích hiện tại mà không nghĩ đến
tương lai (phá rừng làm nương rẩy, lấy củi đun, lấy gỗ bán...) Chính vì vậy cần phải lập
quy hoạch sử dụng đất đai để bảo vệ đất nước và nguồn tài nguyên khác để duy trì sự
sống.
Công bằng nhiều hơn hiệu quả ích hơn rõ ràng có sự mâu thuẩn giữa hai mục tiêu
này:
Ví dụ đầu tư vào vùng nghèo hiệu quả kinh tế thấp hơn đầu tư vào vùng khá.

Nhưng để đảm bảo an toàn và sự phát triển của toàn xã hội cần phải đầu tư vào vùng
nghèo, lạc hậu, vùng sâu, vùng xa nhiều hơn để giảm bớt khó khăn và chênh lệch giữa
vùng giàu và nghèo, giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi, mặc dù biết trước hiệu quả
thấp hơn.
Trong nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất đai buộc phải giảm tính hiệu quả
vật chất (tính thương mại) để đảm bảo tính công bằng và ổn định xã hội.
Theo Lê Quang Trí (2000) trong quy hoạch sử dụng đất đai muốn thực hiện các
mục tiêu có hiệu quả trong điều kiện đất hẹp người đông thì phải:
- Đánh giá nhu cầu cần thiết hiện tại- tương lai và đánh giá một cách khoa học,
có hệ thống khả năng cung cấp từ đất đai cho các nhu cầu đó.
- Xác định và có giải pháp cho các mâu thuẫn trong sử dụng đất đai và giữa nhu
cầu cần thiết của cá nhân với nhu cầu chung của cộng đồng xã hội, giữa nhu cầu của thế
hệ hiện tại và những thế hệ trong tương lai.
5
- Tìm kiếm ra các sự chọn lựa bền vững và từ đó chọn ra cái cần thiết nhất cho
việc đáp ứng các yêu cầu đã xác định.
- Quy hoạch sẽ tạo ra sự thay đổi đầy mong ước.
- Rút tỉa từ các kinh nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu tổ chức sử dụng đất rất đa dạng và phức
tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tập quán sản xuất bao gồm các yếu
tố:
- Đặc điểm khí hậu địa hình thổ nhưỡng.
- Hình dạng và mật độ thửa đất
- Đặc điểm thủy văn địa chất.
- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên các yếu tố sinh thái.
- Mật độ cơ cấu phân bố điểm dân cư.
- Tùnh trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Trình độ phát triển các ngành sản xuất.
Để tổ chức sử dụng đất hợp lý đầy đủ và có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất,

bảo vệ môi trường cần đề ra các nguyên tắc về sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật
đã phát hiện, tùy từng điều kiện khả năng và từng mục đích sử dụng cụ thể.
Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai là nghiên cứu các quy luật
chức năng, khả năng sản xuất của đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu
được.
Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, hợp pháp có hiệu quả
cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ (Phạm Xuân Hưng, 2000).
4. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng, vị
trí không gian trên cơ sở chất lượng và mức độ thích nghi, đáp ứng cho các mục tiêu
kinh tế xã hội. Nó đảm bảo cho các mục tiêu kinh tế xã hội được xây dựng trên cơ sở
khoa học và thực tế, đảm bảo cho việc sử dụng đất phù hợp với điều kiện về đất đai, khí
hậu, thổ nhưỡng và phù hợp từng ngành sản xuất.
Quy hoạch đất đai bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất đai chính là
việc xác định các biện pháp các thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch. Nói quy hoạch
6
đất đai phải bao hàm kế hoạch đất đai. Quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai có ý nghĩa to
lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai ở chổ quy
định trách nhiệm của mỗi cơ quan nhà nước, mỗi ngành, mỗi đơn vị. Trong xây dựng
quy hoạch và kế hoạch đồng thời đảm bảo cho quy hoạch và kế hoạch đó có hiệu luật
pháp luật trong thực tế. Để dảm bảo cho việc quy hoạch và kế hoạch đất đai được thống
nhất trong cả nước Luật đất đai năm 1993 đã quy định một cơ chế mới về lập, xét duyệt
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất (Dương Văn Long, 2000).
5. Những căn cứ pháp lý của công tác lập quy hoạch.
Chương II, điều 18- Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã khẳng định: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất
quản lý theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật đất đai năm 1993 đã được sửa đổi và bổ sung năm 1998 và 2001 (gọi chung

là luật đất đai) quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
Điều 13: Xác định quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai là một trong 7
nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Điều 16: Quy định rõ trách nhiệm lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cụ thể
là:
- Chính phủ lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước.
- UBND các cấp ( tỉnh, huyện, xã) lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong địa
phương mình trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ và
quyền hạn của mình lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai cho ngành lĩnh vực mình
phụ trách để trình Chính phủ xét duyệt.
- Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương, cơ quan hữu quan giúp
Chính phủ và UBND các cấp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
Điều 17: Quy định nội dung quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai như sau:
- Khoanh định các loại đất nông, lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô
thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước.
- Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển
xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
7
Điều 18: Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
- Quốc hôi quyết định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả
nước.
- Chính phủ xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- UBND cấp trên xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cấp
dưới.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
nào đó thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch kế hoạch đó.
Ngoài các văn bản có tính pháp lý ở mức độ cao (Hiến pháp, Luật đất đai) còn có

các văn bản dưới luật hướng dẫn phương pháp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
như: Nghị định 34/CP ngày 23/4/1994, Chỉ thị 247/TTg ngày 28/4/1995, Chỉ thị
245/TTg ngày 22/4/1996, Công văn 503/CV-ĐC ngày 29/4/1995, Công văn 862/CV-ĐC
ngày 16/7/1996, Công văn 518/CV-ĐC ngày 10/9/1997, Quyết định 657/QĐ-ĐC ngày
28/1/1995, Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 về quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất đai.
III. HƯỚNG DẪN LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI.
1. Mục đích và yêu cầu.
1.1 Mục đích.
- Bảo đảm sự thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai
- Làm căn cứ để giao đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất hay chuyển
loại đất, cho thuê đất.
- Làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
- Góp phầp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ đất đai và môi trường.
- Đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai.
1.2 Yêu cầu.
Xác định rõ phạm vi ranh giới vùng lãnh thổ quy hoạch trong đề án. Phân bổ đất
đai một cách hợp lý cho các mục đích sử dụng trên cơ sở khoa học phù hợp với đặc thù
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.
Điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý và sử dụng đất, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
8
Từ những điều kiện kinh tế xã hội và tiềm năng sẵn có của địa phương. Bố trí sử
dụng đất hợp lý cho các mục đích sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lập bản đồ
phân bổ sử dụng đất (Phạm Xuân Hương, 2000).
2. Các bước thực hiện trong quy hoạch sử dụng đất đai.
Theo Lê Quang Trí (2001) mỗi đề án quy hoạch sử dụng đất đai khác nhau,
nhưng mục tiêu và tình hình địa phương cũng rất thay đổi. Tuy nhiên trong quy hoạch
sử dụng đất đai 10 bước thực hiện tương đối hữu dụng đã được tìm ra để hướng dẫn quy
hoạch. Mỗi bước đại diện cho một hoạt động chuyên biệt cho những hoạt động trong

một hệ thống và những thông tin đạt được của từng bước sẽ cung cấp cho các bước kế
tiếp tạo thành một chuỗi thực hiện liên hoàn (FAO, 1993) có 10 bước gồm:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu và các dữ liệu có liên quan.
Bước 2: Tổ chức công việc.
Bước 3: Phân tích vấn đề.
Bước 4: Xác định các cơ hội cho sự thay đổi.
Bước 5: Đánh giá thích nghi đất đai.
Bước 6: Đánh giá sự chọn lựa khả năng.
Bước 7: Lọc ra những chọn lựa tốt nhất.
Bước 8: Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai.
Bước 9: Thực hiện quy hoạch.
Bước 10: Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch.
3. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, huyện và xã ở Việt Nam.
3.1 Các bước thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh và huyện.
- Bước 1: Điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của địa phương.
- Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa
phương đối với giai đoạn mười (10) năm trước.
- Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất
so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công
nghệ của địa phương.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện quy họach sử dụng đất kỳ trước
- Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế họach sử dụng đất kỳ trước.
- Bước 6: Định hướng dài hạn về sử dụng đất của địa phương.
9
- Bước 7: Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
- Bước 8: Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Bước 9: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy
hoạch sử dụng đất.
- Bước 10: Lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý.

- Bước 11: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất.
- Bước 12: Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Bước 13: Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Bước 14: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
- Bước 15: Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất( Thông Tư 30. Luật đất đai 2003).
3.2 Các bước lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã là quy hoạch vi mô,là khâu cuối cùng của quy
hoạch sử dụng đất đai, được xây dựng trên khung chung các chỉ tiêu định hướng sử
dụng đất đai của Huyện, Tỉnh. Mặt khác, quy họach sử dụng đất đai cấp Xã còn là cơ sở
để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai cấp vĩ mô. Kết quả của quy hoạch sử dụng đất
đai cấp Xã là căn cứ để giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (Viện quy hoạch điều tra Quy
họach sử dụng đất đai, 2001).
Trình tự, nội dung và kế hoạch sử dụng đất cấp Xã bao gồm các bước:
- Bước 1: Điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của địa phương.
- Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa
phương đối với giai đọan mười (10) năm trước.
- Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất
so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công
nghệ của địa phương.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước.
- Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.
- Bước 7: Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
- Bước 8: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy
họach sử dụng đất.
10
- Bước 9: Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
- Bước 10: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất.

- Bước 11: Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
- Bước 12: Lập kế họach sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
- Bước 13: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
- Bước 14: Xác định các giải pháp tổ chức thực hiên quy họach sử dụng đất chi
tiết, kế họach sử dụng đất chi tiết kỳ đầu ( Thông Tư 30. Luật đất đai 2003).
3.3 Cơ sở để tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Để tiến hành lập quy hoạch cấp xã phải dựa trên các cơ sở sau:
- Phải có chỉ đạo của Nhà nước (Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, huyện).
- Phải có đề nghị của cơ quan chuyên môn (Ngành Địa Chính).
- Phải có yêu cầu của Ủy ban Nhân dân xã.
- Quy hoạch sử dụng đất đai phải được thực hiện theo thông tư hướng dẫn số
106/QH-KH/RĐ ngày 15/04/1991 và công văn số 1814/CV-TCĐC ngày 12/10/1998
Tổng cục Địa chính, Nghị định số 68/2001/NĐ-CP về quy hoạch sử dụng đất đai (ngày
01/10/2001) (Dương Văn Long, 2000).
3.4 Các sản phẩm của dự án quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai kèm theo phụ biểu số liệu, các bản đồ hiện
trạng, quy hoạch và chuyên đề có liên quan.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Các bản đồ chuyên đề có liên quan (bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ
đánh giá thích nghi đất đai...).
- Quy định về giao nộp sản phẩm: sau khi có quyết định phê duyệt của UBND
cấp huyện, hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được nhân sao thành 3 bộ và giao
nộp tại:
+ UBND cấp xã 1 bộ.
+ Cơ quan Địa chính cấp huyện 1 bộ.
+ Sở Địa chính cấp tỉnh 1 bộ (Dương Văn Long, 2000).
11
4. Vai trò và nhiệm vụ của công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai cấp xã có vai trò quan trọng đối

với công tác quản lý nhà nước về đất đai như điều 13 Luật đất đai năm 1993 đã quy
định:
Công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ thể hiện việc giao đất, thu hồi
đất, chuyển mục đích sử dụng đất... Là cơ sở để phân định các vùng sản xuất, khu công
nghiệp, khu dân cư hoặc đô thị.
Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai có nhiệm vụ đảm bảo có hiệu
quả cao trong quá trình quản lý và sử dụng đất làm nề tảng cho công tác quản lý Nhà
nước đối với đất đai theo sự vận động và phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng
địa phương. Ngoài ra các công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai còn đảm bảo
được môi trường sinh thái, đảm bảo được các khả năng đáp ứng các yêu cầu phát triển
của xã hội, tính nhân văn của từng vùng.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã có vai trò quan trong việc quản lý đất đai. Kế
hoạch của quy hoạch cấp xã nhằm mục đích cụ thể các nội dung của quy hoạch cấp
huyện, tỉnh giúp cho UBND các cấp kiểm soát khả năng thực hiện quy hoạch cấp mình,
giúp cho UBND cấp huyện, tỉnh có thể rà soát điều chỉnh nội dung quy hoạch một cách
phù hợp hơn. Tạo cơ sở vững chắc cho quy hoạch cấp xã và quy hoạch cấp xã là bước
cụ thể hóa quy hoạch cấp huyện, tỉnh một cách chi tiết.
Dựa trên đặc thù về tự nhiên và kinh tế xã hội của xã hiện tại và chiến lược phát
triển trong tương lai. Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ giải quyết những vấn đề tập trung
then chốt để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cơ cấu các vùng chuyên canh cây trồng
có giá trị kinh tế cao, ổn định và phát triển các khu dân cư đô thị. Nâng cao đời sống văn
hóa xã hội, thực hiện các chiến lược an toàn lương thực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
bào vệ môi trường sinh thái (Lê Quang Trí, 1998).
5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch ngành.
Tại Điều 16 khoản 1, 2 Luật đất đai năm 1993 quy định: Chính phủ và UBND
các cấp lập quy hoạch sử dụng đất đai ở cả 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã. Về nguyên
tắc quy hoạch sử dụng đất đai phải được tiến hành theo tình tự từ trên xuống dưới và
sau đó xử lý bổ sung điều chỉnh từ dưới lên. Đây là mối quan hệ ngược trực tiếp và chặt
chẽ: giữa tổng thể và cụ thể, giữa trung ương và địa phương trong một hệ thống chỉnh
thể.

12
Để có thể nhận thức được đúng đắn vai trò quản lý nhà nước về đất đai trong
công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai, ta có thể quan sát sơ đồ các mối quan hệ trong
Hình 1.
Như vậy, về mặt pháp lý quy hoạch sử dụng đất đai theo cấp hành chính cả nước
(tỉnh, huyện, xã) có tính pháp lý đầy đủ và cao nhất. Các quy hoạch sử dụng đất đai của
các ngành phải tuân thủ và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cả nước và địa phương
các cấp. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp dưới phải chi tiết hóa quy hoạch sử dụng
đất của cấp trên và là cơ sở để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai cấp trên.

Hình 1: Sơ đồ quan hệ trong quy hoạch sử dụng đất (Lê Quang Trí, 1998).
6. Phương pháp tính các dự báo trong quy hoạch sử dụng đất đai.
6.1 Dự báo dân số.
N
t
= N
o
(1+k)
t
Trong đó:
N
t
: Số dân dự báo ở năm định hình quy hoạch.
N
o
: Số dân hiện tại.
k: Tỷ lệ tăng dân số bình quân.
t: Thời hạn định hình quy hoạch.
Từ công thức này dự đoán số hộ gia đình trong tương lai:
H

t
= (N
t
/N
o
) * H
o
Trong đó:
H
t
: Số hộ năm quy hoạch.
N
t
: Số dân năm quy hoạch.
H
o
: Số hộ hiện tại.
N
o
: Số dân hiện tại.
QHSDĐĐ
cả nước
QHSDĐĐ
cấp tỉnh
QHSDĐĐ
cấp huyện
QHSDĐĐ
cấp xã
QHSDĐĐ
các ngành

cả
nước
QHSDĐ
các ngành
cấp tỉnh
QHSDĐĐ
các ngành
cấp huyện
13
Số hộ cần đất trong quy hoạch.
H
c
= H
t
/đ + H
t
Trong đó: H
t
/đ là số hộ tồn động chưa có đất ở.
6.2 Dự báo nhu cầư đất ở cần bố trí thêm trong kỳ quy hoạch.
S
m
= H
c
* D
S
m
: Diện tích đất ở bố trí thêm trong kỳ quy hoạch (m
2
).

D: Định mức đất ở/hộ (m
2
).
6.3 Dự báo diện tích đất nông nghiệp ở năm định hình quy hoạch.
S
NQ
= S
NH
– S
NC
+ S
NK
Trong đó:
S
NQ
: Đất nông nghiệp năm quy hoạch.
S
NH
: Đất nông nghiệp năm hiện tại.
S
NC
: Đất nông nghiệp chuyển mục đích trong thời kỳ quy hoạch.
S
NK
: Đất từ mục đích khác chuyển sang đất nông nghiệp.
IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐBSCL.
Vấn đề sử dụng đất đai ở Đồng Bằng Sông Cửu Long rất đa dạng và phân bố rất
rõ theo các vùng sinh thái nông nghiệp. Theo niên giám thống kê Việt Nam năm 1996,
tổng diện tích đất nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là 2709,084ha. Sự thay đổi
diện tích đất canh tác giữa các cây trồng đều xảy ra hàng năm do dịch chuyển cơ cấu

cây trồng giữa thị trường và kinh tế, sự thay đổi và các diễn biến cơ cấu cây trồng và kết
quả sử dụng đất khác đã xảy ra tương đối phức tạp và chưa theo hướng quy hoạch
chung trên quan điểm bảo vệ môi trường tự nhiên của đất và tính bền vững (Lê Quang
Trí, 1999). Sau đây là kết quả nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất đai ở một số tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1. Cần Thơ.
Khi thực hiện quy hoạch Cần Thơ đã đạt được những kết quả sau:
Thống nhất điều chỉnh diện tích, ranh giới, phân chia diện tích sử dụng đất với
các loại đất: nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đô thị, nông thôn. Diên tích đất Thành Phố
Cần Thơ sẽ tăng từ 5523,1ha vào năm 2000 lên 6200 ha vào năm 2010. Đáng kể nhất là
việc nâng cấp TP Cần Thơ trở thành Thành Phố loại I, là trung tâm đô thị Đồng Bằng
Sông Cửu Long, có cơ cấu kỹ thuật hạ tầng xã hội, kỹ thuật hạ tầng cơ sở, phúc lợi công
cộng, đảm bảo mức sống của người dân trong tỉnh (Hồng Thanh Hải 1999).
14
2. Vĩnh Long.
Theo nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai cho thấy đến năm 2010 cơ cấu sử
dụng đất ở Vĩnh Long như sau:
- Đất nông nghiệp: Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp là 113416 ha (trong
đó đất trồng cây hàng năm còn 704623 ha, đất trồng cây lâu năm là 42374 ha). Trong
thời kỳ 1995 – 2010 dự kiến: Mở rộng diện tích đất nông nghịêp bằng cách khai thác đất
chưa sử dụng là 300 ha.
- Chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, đất ở nông
thôn, đất ở đô thị và đất chưa sử dụng.
- Đất chuyên dùng: Tỷ lệ đất chuyên dùng của tỉnh đến năm 2010 là 8,49 % so
với năm 1995 là 3,51 %. Trong quá trình quy hoạch sẽ không bố trí đất chuyên dùng
(nghĩa địa) trong vùng đất cây hàng năm, hạn chế manh mún đất trồng lúa.
- Đất ở: Đến năm 2010 đất ở Vĩnh long chiếm 5,75 % so với năm 1995 tăng 0,85
%.
- Đất chưa sử dụng: Đến năm 2010 sẽ khai thác 539 ha vào mục đích: Nông
nghiệp, chuyên dùng, đất ở nông thôn và đất ở đô thị (Trần Thành Thắm, 2000).

3. An Giang.
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì định hướng sử dụng đất đai
được xác định như sau:
Đất nông nghiệp: Tiếp tục đưa hết diện tích hoang hóa và thả cá, quản lý chặt chẽ
diện tích vùng khai thác khoáng sản và than bùn. Thực hiện việc cắt chuyển đất nông
nghiệp cho các nhu cầu xây dựng nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, khai thác nguyên
vật liệu... Như vậy trong 10 năm 2001-2010 đất nông nghiệp bị chuyển mục đích trên
4,4 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp được bổ sung là 2,4 ngàn ha sau 10 năm.
Đất lâm nghiệp: giai đọan 2001-2010 không có diện tích tăng thêm, việc xây
dựng giao thông, thủy lợi sẽ lấy vào diện tích trồng rừng. Do vậy diện tích đất lâm
nghiệp đến năm 2010 là 15006,97 ha.
Đất khu dân cư: Diện tích cần thiết cho việc phân bố khu dân cư giai đoạn này
tăng thêm 2049,70 ha được lấy từ đất nông nghiệp, thổ cư củ...
Đất đô thị: Thực hiện phương án mở rộng Thị Xã Châu Đốc và Thị Trấn Núi
Sam theo phương án quy hoạch đến năm 2010. Diện tích đất đô thị tăng lên 138 ha, lấy
từ đất lúa, các đô thị khác không có gì thay đổi.
15
Đất chưa sử dụng: Sau khi thực hiện khai thác tiếp diện tích mặt nước đưa vào
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp coi như ngoài vùng đất mỏ than bùn 276 ha và diện
tích núi đá khu vực Tri Tôn và Tịnh Biên được coi là dự trữ cho hoạt động khai thác.
(Nguyễn Trường Phùng, 2000).
4. Kiên Giang.
Đất của tỉnh Kiên Giang được định hướng sử dụng như sau: Kế hoạch sử dụng
đất phải đảm bảo đủ diện tích cần thiết cho nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội trên nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu
quả.
Tổng diện tích tự nhiên tăng từ 624565 ha (1998) lên 624884 ha (2010); diện tích
đất lâm nghiệp tăng từ 113590 ha (1980) lên 120419 ha (2010); diện tích đất chưa sử
dụng từ 78846 ha (1998) xuống còn 14495 ha (2010). (Huỳnh Văn Đặng, 2000).
5. Tiền Giang.

Dựa vào phương án quy hoạch sử dụng đất đai, Tỉnh Tiền Giang đã đề ra kế
hoạch sử dụng đất đai từ năm 1997-2010 như sau:
Tổng diện tích tự nhiên thì cố định, nhưng trong đó cơ cấu các loại đất có sự
chuyển theo từng thời kỳ và có thể phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở lý
thuyết.
Phân bố sử dụng đất đến năm 2010:
- Đất nông nghiệp: 170971 ha, tiếp tục tăng diện tích đất nông nghiệp trên cơ sở
đất mới khai hoang.
- Đất lâm nghiệp: 4092 ha phát triển thêm rừng phòng hộ.
- Đất chuyên dùng: 21817 ha, chú trọng tăng cường các loại đất giao thông, thủy
lợi.
- Đất ở: 12267 ha, sự hình thành Thị Trấn, Thị Tứ ở nông thôn sẽ làm tăng đất ở
đô thị.
- Đất chưa sử dụng: 23642 ha, tiếp tục khai hoang vùng Đồng Tháp Mười và đưa
vào sử dụng cho đất lâm nghiệp (Huỳnh Văn Nhơn).
16
6. Trà Vinh.
Theo kết quả quy hoạch Huyện Cầu Ngang Trà Vinh cho thấy diện tích các loại
đất có nhiều thay đổi nhưng không đáng kể, trong đó cụ thể là: Diện tích nông nghiệp
giảm 1031,82 ha, diện tích đất lâm nghiệp tăng 333,62 ha, diện tích đất đô thị tăng 7,29
ha, diện tích đất nông thôn tăng 207,36 ha, diện tích đất chưa sử dụng giảm 325,98 ha,
diện tích đất chuyên dùng tăng 809,53 ha (Trương Văn Huy, 1999).
V. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU.
1. Vị trí địa lý xã Hòa Hưng.
Xã Hòa Hưng nằm về phía Tây huyện Cái Bè, cách thị trấn khoảng 24 km,
trên trục QL.1 nối liền các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đi TP.HCM, có vị trí
rất thuận lợi về giao thông thủy bộ, tiếp giáp với tuyến sông Tiền và được bao bọc
bởi xã Mỹ Lương và An Hữu, vị trí địa lý được xác định như sau:
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 10

o
16'41'' đến 10
o
17'23'' vĩ độ Bắc.
+ Từ 105
o
54'53'' đến 105
o
56'35'' kinh độ Đông.
- Địa giới hành chánh:
+ Đông giáp xã Mỹ Lương.
+ Tây giáp xã An Hữu.
+ Nam giáp Sông Tiền.
+ Bắc giáp xã An Hữu và xã Mỹ Lương.
Xã Hòa Hưng là xã có địa bàn rộng, dân cư đông đúc lại nằm ven trục Quốc
Lộ 1A, có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội. Xã gồm có 5 ấp: ấp Bình,
ấp Nhất, ấp Thống, ấp Hòa và ấp Khu Phố với tổng diện tích tự nhiên là 1.540,34
ha, dân số năm 2004 là 15.806 người, mật độ dân số trung bình rất cao 1.026
người/ km
2
.
2. Tài nguyên khí hậu.
Nằm trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nên xã Hòa Hưng cũng
mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt.
- Nhiệt độ: Do ảnh hưởng của xích đạo nên nhiệt độ khá ổn định không phân
hóa theo mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình trong năm là 27,90
o
C, biên độ nhiệt giao
động giữa ngày và đêm là 100

o
C.
17
- Mưa: Mùa mưa thường trùng với gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước,
bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10 âm lịch, lượng mưa trung bình hàng năm
1.438 mm ( xen kẽ vào tháng 7-8 AL có những đợt nắng nóng kéo dài còn gọi là
hạn bà chằn). Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường trùng với
gió mùa Đông Bắc mang đặc tính khô lạnh, có xen kẻ gió Đông Nam (gió chướng)
làm thời tiết mát mẽ, là mùa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Gió: Khu vực xã Hòa Hưng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
theo hai hướng gió chính trong năm.
+ Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9, gió thổi từ biển đông vào, có
vận tốc bình quân 2 - 3 m/s, gió mang nhiều hơi nước hình thành nên mây góp phần
tạo những trận mưa lớn.
+ Gió mùa Đông Bắc: Tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió có tần suất khá cao
trung bình 60-70%, vận tốc bình quân từ 2,8 m/s.
- ẩm độ: Trung bình trong năm là 82,5%, ẩm độ giữa các tháng trong năm
chênh lệch không đáng kể phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây
trồng.
3. Nguồn nước - Thủy văn.
- Với hệ thống nước ngọt phong phú quanh năm, được cung cấp chính từ con
sông Tiền ngang xã có chiều dài 10,25 km, cùng với khoảng 38 km sông rạch chằn
chịt ( sông vàm Cổ Lịch, Mỹ Hưng, rạch Sao, rạch Giồng, Mương Điều, Cả Sơn...)
tạo nhiều thuận lợi cho việc lưu thông tàu thuyền cũng như cung cấp nước tưới cho
sản xuất nông nghiệp.
- Khu vực dự án ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều từ sông Tiền với
chế độ bán nhật triều, một ngày có 2 đỉnh và 2 chân triều. Nhìn chung do chịu ảnh
hưởng của yếu tố dòng chảy thường gây nên tình trạng sạt lở ở phía tây và bạo
thành dãi bồi tụ ở phía đông của xã.
4. Địa hình.

So với phạm vi trong toàn huyện thì xã Hòa Hưng có địa hình hơi cao, cao
độ trung bình dương từ 1,1-1,8m trải dài từ Tây sang Đông, trong đó phần thấp
nhất nằm ở Vàm Cổ Lịch có cao trình phổ biến từ 0,4 m - 0,8 m.
18
5. Ti nguyờn t.
Theo chng trỡnh iu tra 60B (chuyn i t theo FAO/ UNESCO), trờn
a bn xó cú 2 nhúm t chớnh sau:
Bng 1: Tỡnh hỡnh nụng húa th nhng xó Ho Hng.
- t phự sa ang phỏt trin cú m r P(f): Din tớch nh vi 1,45 ha, chim
0,09% din tớch t nhiờn. õy l loi t tng i giu mựn nhng kộm ti xp v
hi chua thớch nghi cho canh tỏc lỳa.
- t lp lớp Vp (t phự sa xỏo trn): Din tớch 981,35 ha, chim din tớch
rt ln, vi 64,07% din tớch t t nhiờn. t nhỡn chung thoỏng xp, cú a hỡnh
cao, thnh phn c gii nh hn cỏc loi t phự sa khỏc, thớch hp cho vic trng
cõy n qu, lm nh v nhng cụng trỡnh xõy dng khỏc.
Cũn li 551,94 ha l din tớch t sụng rch, chim 35,83 % tng din tớch
t t nhiờn, ch yu l sụng Tin, sụng Vm C Lch v nhng rch nh...
6. a cht cụng trỡnh.
Xó Hũa Hng cú c im chung l cú a hỡnh phỏt trin, cú trm tớch ven
sụng Tin tụn to nờn, thnh phn c gii tht nng t l sột cao, trung bỡnh l 50%,
sc chu ti nn t thp < 1,6 kg/cm
2
cho nờn khi xõy dng cn phi c gia c,
xõy ỳc v chỳ ý n nn múng.
Số Nhóm đất Ký hiệu Diện tích Tỷ lệ(%)
thứ
tự (ha)
1 Đất phù sa phát triển có đốm rỉ P(f) 1.45 0.09
2 Đất lập líp Vp 986.95 64.07
3 Sông rạch 551.94 35.83


Tổng diện tích tự nhiên 1540.34 100.00
19
CHỪA CHỔ ĐỂ BẢN ĐỒ ĐẤT


20
CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
I. PHƯƠNG TIỆN.
1. Bản đồ.
- Bản đồ giải thửa xã Hòa Hưng tỷ lệ 1/5000.
- Bản đồ đất xã Hòa Hưng tỷ lệ 1/5000.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2002 xã Hòa Hưng tỷ lệ 1/5000.
- Bản đồ hành chính xã Hòa Hưng.
- Bản đồ thổ nhưỡng xã Hòa Hưng.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng đến năm 2010
- Các bản đồ đơn tính như: bản đồ địa hình, bản đồ thời gian ngập, bản đồ độ sâu
ngập và bản đồ khả năng tưới.
2. Các tài liệu hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
- Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất đai.
- Thông tư 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2001 hướng dẫn thi hành Nghị định
68/2001/NĐ-CP về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
- Công văn 1814/CV-TCĐC ngày 12/10/1998 của Tổng cục Địa chính về việc
lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
- Luật đất đai năm 1993.
- Luật sửa đổi và bổ sung Luật đất đai năm 1998.
- Luật đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật của nhà nước về đất đai.
- Thông tư 30. Luật đất đai 2003. Trình tự, nội dung và kế hoạch quy hoạch sử

dụng đất đai.
- Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính cấp xã của
Tổng cục Địa chính.
- Đề cương hướng dẫn xây dựng dự án lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
- Một số chỉ dẫn về nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai.
- Hệ thống biểu mẫu lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
- Hệ thống bản đồ trong quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
- Bài giảng quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam.
21
3. Các tài liệu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng.
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2010.
- Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2000 - 2010.
- Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2002 - 2010.
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Cái Bè tỉnh TIền Giang thời kỳ 2002
- 2010.
- Các tài liệu thống kê đất đai (1995, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004).
- Các tài liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội của xã Hòa Hưng.
II. PHƯƠNG PHÁP.
1. Các bước lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Theo hướng dẫn Thông tư 30.
- Bước 1: Điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội của địa phương.
- Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa
phương đối với giai đọan mười (10) năm trước.
- Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất
so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công
nghệ của địa phương.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện quy họach sử dụng đất chi tiết kỳ trước.
- Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế họach sử dụng đất kỳ trước.
- Bước 7: Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy họach.

- Bước 8: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy
họach sử dụng đất.
- Bước 9: Lựa chọn phương án hợp lý về quy họach sử dụng đất chi tiết.
- Bước 10: Phân kỳ quy họach sử dụng đất.
- Bước 11: Xây dựng bản đồ quy họach sử dụng đất chi tiết.
- Bước 12: Lập kế họach sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
- Bước 13: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
- Bước 14: Xác định các giải pháp tổ chức thực hiên quy họach sử dụng đất chi
tiết, kế họach sử dụng đất chi tiết kỳ đầu
22
2. Phương pháp.
2.1 Phương pháp điều tra cơ bản và thu thập thông tin.
- Thu thập tất cả các tài liệu, số liệu, bản đồ hiện có về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội, hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai, các dự án, kế hoạch phát triển của các
ngành liên quan đến việc lập quy hoạch sử dụng đất đai trong xã (thu thập từ nguồn xã,
huyện và tỉnh).
- Tổng hợp các thông tin đã thu thập, đánh giá mức độ đầy đủ và độ tin cậy của
thông tin đã thu thập.
- Xác định các thông tin cần phải được chuẩn hóa, thu thập bổ sung và xây dựng
kế hoạch điều tra khảo sát thực địa.
2.2 Phương pháp đánh giá tình hình hiện trạng sử dụng đất đai.
Đánh giá hiện trạng sử dụng và biến động đất đai thông qua kết quả thống kê đất
đai hàng năm và tổng kiểm kê đất đai 5 năm trong xã. Dùng phương pháp thống kê,
phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
2.3 Phương pháp xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai.
- Dùng phương pháp tính toán, tổng hợp để xác định yêu cầu sử dụng từng loại
đất trong thời kỳ quy hoạch.
- Tính cân đối quỹ đất đai để bố trí sử dụng, đáp ứng nhu cầu. Ưu tiên cho các
loại đất chuyên dùng và đất ở.
2.4 Phương pháp thực hiện và phân tích số liệu.

- Phương pháp thu thập số liệu, bản đồ: các số liệu, bản đồ được thu thập ở
nhiều cơ quan ban ngành huyện, tỉnh như Sở Tài Nguyên và Môi Trường, sở Nông
Nghiệp, sở Giao Thông, sở Xây Dựng, phòng Thống Kê, phòng Giáo Dục,... và trực tiếp
tại địa bàn xã.
- Phương pháp chỉnh lý bản đồ: sử dụng bản đồ giải thửa trên cơ sở điều tra
khoanh vẽ các conture hiện trạng sử dụng đất và tính diện tích các công trình giao thông,
thủy lợi trong xã. Sử dụng bản đồ thuộc tính, hiện trạng để so sánh đối chiếu với các số
liệu thu thập và điều tra được.
- Phương pháp thống kê mô tả: đây là phương pháp nhằm tổng hợp một cách
căn bản trên cơ sở thực tế tình hình sử dụng đất, vị trí, diện tích...
23
- Phương pháp ngoại suy: dùng để tính toán dự báo dân số, số hộ của các giai
đoạn trong thời kỳ quy hoạch, nhu cầu đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở của năm
dự báo.
24
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
1.Thực trạng phát triển kinh tế.
Xã Hòa Hưng có tổng diện tích tự nhiên 1.540,34 ha, bình quân diện tích
canh tác nông nghiệp trên đầu người khoảng 0,056 ha/ người. Sản xuất chủ yếu của
xã vẫn là sản xuất nông nghiệp, với 894,06 ha đất trồng cây ăn quả chủ yếu: xoài
cát hoà lộc, cam, bưởi, nhãn xuồng, ổi, mận,... đem lại hiệu quả kinh tế khá cao,
góp phần cải thiện đời sống người dân.
Với vị trí thuận lợi về giao thông thủy, bộ nên công nghiệp tiểu thủ công
nghiệp của Hòa Hưng khá phát triển. Hiện tại địa phương có khoảng 7 doanh
nghiệp hoạt động trên lĩnh vực cưa xẻ gỗ, nghề mộc, đóng và sửa chửa ghe
thuyền... Ngoài ra còn có nghề làm bánh mì, hủ tíu, bún, may mặc... theo hộ gia
đình, giải quyết được một lượng nhỏ công ăn việc làm cho lao động địa phương
đồng thời cung ứng một số lượng sản phẩm cần thiết cho xã hội.

Về thương mại dịch vụ của xã Hòa Hưng khá phát triển ngoài chợ xã còn có
các hoạt động mua bán dọc theo tuyến Ql.1 gắn với khu bến phà, ngoài việc phục
vụ tiêu dùng trong nội xã còn lại là các hoạt động kinh doanh mua bán( dịch vụ ăn
uống, trái cây, bánh kẹo đặc sản của địa phương) đoạn giáp xã An Hữu phục vụ cho
khách vãng lai tạm dừng khi qua cầu Mỹ Thuận.
Chăn nuôi chủ yếu theo hộ gia đình, tận dụng phụ phẩm có sẵn, phong trào
chăn nuôi chủ yếu là gia súc, gia cầm, nuôi cá nước ngọt và trong ao mương vườn
theo mô hình kinh tế VAC , nuôi thủy sản dọc theo con sông Tiền, góp phần tạo thu
nhập khá cải thiện đời sống nhân dân.
- Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2004 của 3 khu vực kinh tế xã Hòa Hưng đạt
khoảng:
Khu vực I: Chiếm tỷ lệ 63,45%.
Khu vực II: Chiếm tỷ lệ 12,07%.
Khu vực III: Chiếm tỷ lệ 24,48%.
25

×