Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận thiên tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.98 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TIẾP VẬN THIÊN TÂN
Họ và tên sinh viên: Đào Thị Vân Anh
Mã sinh viên: 1201016009
Lớp: K51C
Khóa: K51
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Mạnh Hiệp

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

.............................................................................................................................


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
TP.HCM, ngày 10 tháng 08 năm 2015

ThS. Nguyễn Mạnh Hiệp


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AEC

Tiếng anh

Tiếng việt

Asean Economic Community

Cộng đồng kinh tế Asean

Association of South East Asian


Hiệp hội các quốc gia Đông

B/L
C/O

Nations
Bill of Lading
Certificate of Origin

CIF

Cost Insurance and Freight

Nam Á
Vận đơn
Giấy chứng nhận xuất xứ
Tiền hàng, bảo hiểm và cước

ASEAN

D/O
TNHH
TPP
WTO

Trans-Pacific Strategic Economic

phí
Lệnh giao hàng

Trách nhiệm hữu hạn
Hiệp định đối tác xuyên Thái

Partnership Agreement
World Trade Organization

Bình Dương
Tổ chức thương mại thế giới

Delivery order


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên bảng, biểu đồ, sơ đồ
Bảng 1.. Tình hình nhân sự Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên
Tân
Bảng 1.. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
Phần
Bảng 1.. Vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường biển


Bảng 2.. Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng
đường biển
Bảng 2.. Cơ cấu doanh thu của Công ty theo hoạt động giao
nhận hàng hóa xuất/ nhập khẩu
Bảng 2.. Cơ cấu doanh thu của Công ty theo tuyến hoạt động
Bảng 2.. Cơ cấu doanh thu của Công ty theo mặt hàng
Sơ đồ 1.. Tổ chức hành chính của Công ty Cổ Phần Tiếp Vận
Thiên Tân

Trang
9
10
11
14
15
16
17
8


6

LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua gần 30 năm hòa nhập và phát triển cùng nền kinh tế thế giới, nền kinh tế
Việt Nam đã có những bước tăng trưởng ấn tượng góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.
Để có được những nước tiến như vậy, việc đẩy mạnh và phát triển hoạt động ngoại thương
là yếu tố then chốt hàng đầu. Hòa nhập cùng xu hướng ngoại thương trên thế giới, nhiều
công ty ở Việt Nam chuyên về vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đã lần lượt ra
đời, đánh dấu bước phát triển ngày càng vững vàng của ngoại thương Việt Nam.

Trong các phương thức vận tải thì hiện nay vận tải biển chiếm ưu thế với 97% khối
lượng hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức này. Do vậy, hoạt động giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động ngoại thương của nước ta. Nhận thấy tầm quan trọng đó, trong quá trình thực tập
tại Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân, người viết đã chọn đề tài “Hoạt động giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên
Tân” cho báo cáo thực tập giữa khóa. Bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Tiếp vận Thiên Tân
Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận Thiên Tân
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần Tiếp vận Thiên Tân
Người viết xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể nhân viên Công ty cổ
phần Tiếp vận Thiên Tân đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tận tình để người viết có thể
hoàn thành tốt đợt thực tập tại Công ty. Đồng thời, người viết xin chân thành cảm ơn ThS.
Nguyễn Mạnh Hiệp – giảng viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn để người viết hoàn
thành báo cáo này một cách tốt nhất.
Người viết kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý chân thành hơn nữa từ quý
thầy cô, quý Công ty để có thể hoàn thành bài báo cáo được tốt hơn.
Sinh viên
Đào Thị Vân Anh

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN TIẾP VẬN THIÊN TÂN
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân được thành lập tháng 06/2011. Công ty có

quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu,



7

vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số
0312323302 cấp tại phòng đăng kí kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân
Mã số thuế: 0312323302
Địa chỉ: Lầu 1, 649/20/7 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP
Hồ Chí Minh
Tên quốc tế: Thien Tan Multimodal Transport Logistics Corporation
Tên giao dịch: THIEN TAN LOGISTICS
Giấy phép kinh doanh: 0312323302 - ngày cấp: 12/06/2011
Ngày hoạt động: 12/06/2011
Giám đốc: Tôn Nữ Minh Thu
Điện thoại: 0835115805, 0835115806
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là giao nhận hàng hóa quốc tế. Công ty hiện
cung cấp 3 mảng dịch vụ chính: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển, dịch vụ giao
nhận hàng hóa bằng đường hàng không và các dịch vụ logistics tích hợp (kho bãi, đóng
gói, tư vấn hải quan, giao nhận từ cửa đến cửa…).

Ra đời trong bối cảnh thị trường xuất nhập khẩu trong nước phát triển mạnh
mẽ, sôi động, qua hơn bốn năm hoạt động Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân đã
đối mặt với không ít khó khăn, thách thức nhưng công ty vẫn không ngừng lớn
mạnh và phát triển với dịch vụ đảm bảo, uy tín và gầy dựng được niềm tin cho
nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, từ một
công ty quy mô nhỏ với số vốn điều lệ hạn chế, đến nay Minh Tường đã đi vào giai đoạn
kinh doanh ổn định và từng bước gặt hái được những thành công nhất định. Song song đó,
với một tập thể cán bộ, nhân viên gắn kết và năng động, Công ty hứa hẹn sẽ còn phát triển

mạnh trong tương lai.

1.2.

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân là công ty chuyên tổ chức thực hiện các dịch
vụ liên quan đến giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Công ty đã và đang nỗ lực hoạt động
theo những chức năng sau: giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường
hàng không đi các nước trên thế giới và từ các nước về Việt Nam; làm đại lý hãng tàu và
dịch vụ môi giới hàng hải; dịch vụ gom hàng lẻ (LCL), nhận gửi hàng nguyên container


8
(FCL) và hàng lẻ; thực hiện các dịch vụ giao nhận và vận tải nội địa, kiểm đếm hàng hoá;
làm thủ tục hải quan, thực hiện các dịch vụ vận chuyển trọn gói cho khách.

Các dịch vụ kể trên của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo
thuận lợi về thời gian, công sức, tiết kiệm chi phí tối ưu cho các khách hàng.
Để thực hiện các chức năng trên, công ty cũng bảo đảm tuân thủ các quy định về
xuất nhập khẩu, nghĩa vụ về thuế, trách nhiệm xã hội; thực thi các chính sách bảo hộ, an
toàn cho đội ngũ nhân viên, đồng thời chịu mọi trách nhiệm về hành vi kinh doanh của
Công ty.

1.2.2. Cơ cấu tổ chức hành chính
Cơ cấu tổ chức hành chính của Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân được thể hiện
ở sơ đồ 1.1 như sau:

Sơ đồ 1.. Tổ chức hành chính của Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân

Giám đốc

Phòng
kinh doanh

Phòng
chứng từ

Phòng
dịch vụ
khách hàng

Phòng
khai thác

Phòng
kế toán

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân tương đối rõ ràng và đơn
giản, gồm có một giám đốc và các phòng ban trực thuộc. Các vai trò, chức năng của từng
phòng ban cũng được phân chia rõ ràng.
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trong việc
ra các quyết định về tài chính cho công ty đồng thời cũng là người thay mặt công ty ký kết
các hợp đồng với khách hàng.
Phòng kinh doanh được xem là bộ phận quan trọng nhất trong việc mang lại
doanh thu cho công ty, chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, báo giá và đàm phán với
khách hàng để tiến tới ký kết hợp đồng. Ngoài ra, phòng kinh doanh chịu trách nhiệm khai
thuế Hải quan khi khách hàng có yêu cầu, lập các báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý và
hàng năm trình giám đốc.



9
Phòng chứng từ chịu trách nhiệm quản lý chứng từ: nhận thông tin từ khách hàng,
kiểm tra chi tiết vận đơn (B/L); làm lệnh giao hàng (D/O) và thông báo hàng đến cho
khách hàng khi hàng đến cảng; soạn các công văn, chứng từ (B/L, invoice, packing list…)
cần thiết; theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc với đại lý, khách hàng để thông báo những
thông tin cần thiết về lô hàng.
Phòng dịch vụ khách hàng chịu trách nhiệm tiếp xúc với hãng tàu và các
Forwarder khác để cập nhật thường xuyên giá cho các tuyến là thế mạnh của họ; liên hệ
hãng tàu để đặt chỗ Booking Note.
Phòng khai thác chịu trách nhiệm lấy các chứng từ như lệnh giao hàng (D/O) và
vận đơn (B/L), chứng từ hun trùng, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)…; giao bộ chứng từ
cho ngân hàng và khách hàng; thực hiện công tác làm hàng ở hải quan và thủ tục giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu.
Phòng kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi các hoạt động tài chính của
công ty; xuất hóa đơn cho khách hàng và tạm ứng tiền cho phòng khai thác làm thủ tục
giao nhận, lấy chứng từ; tư vấn cho giám đốc các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực thuế, tài
chính, hạch toán kế toán đơn vị.
Mô hình này có ưu điểm nổi bật nhất là tận dụng được khả năng chuyên môn của
từng bộ phận và tăng cường sự lãnh đạo của Giám đốc. D o có sự chỉ đạo và giám sát

trực tiếp của giám đốc nên việc truyền đạt các quyết định và việc xử lí tình huống
phát sinh rất kịp thời, chính xác, thống nhất từ trên xuống dưới. Ngoài ra, với một mô
hình đơn giản, Công ty dễ dàng tạo được sự gắn kết, phối hợp và hỗ trợ giữa các nhân
viên, các bộ phận với nhau, thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giao lưu giải trí
để tạo sự hòa đồng và vui vẻ giữa các nhân viên, nâng cao hiệu suất làm việc.

1.2.3. Tình hình nhân sự
Tình hình nhân sự của Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân được thể hiện ở bảng

1.1 như sau:

Bảng 1.. Tình hình nhân sự Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân
Đơn vị tính: người, %

2012
Số
Giới
tính
Tuổi

Nam
Nữ
< 35

lượng
4
16
17

2013
Tỉ lệ
20,0
80,0
85,0

Số
lượng
4
17

18

2014
Tỉ lệ
19,0
81,0
85,7

Số
lượng
5
18
20

Tỉ lệ
21,7
78,3
87,0


10

≥ 35
Cao
Trình
độ

đẳng
Đại
học


3

15,0

3

14,3

3

13,0

8

40,0

9

42,9

10

43,5

12

60,0

12


57,1

13

56,5

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Từ Bảng 1.1 chúng ta có thể thấy một số thay đổi nhỏ trong cơ cấu nhân sự của
Công ty như sau:
Số lượng nhân viên tăng nhẹ từ 20 nhân viên vào năm 2012 đã tăng
lên 21 nhân viên vào năm 2013 và 23 nhân viên vào năm 2014.
Về giới tính, tỉ lệ nam trong Công ty tương đối ít nhưng có xu hướng tăng lên. Đến
năm 2014, tỉ lệ nhân viên nam có tăng lên vì tình hình kinh doanh trong năm này tương đối
khởi sắc, số lượng hợp đồng với Công ty nhiều, nên Công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân
viên nam cho phòng khai thác.
Về độ tuổi, đa phần nhân viên trong Công ty có tuổi đời rất trẻ (dưới
35). Họ là những người chưa hoặc mới thành lập gia đình nên có thể toàn tâm
phục vụ khách hàng tốt nhất. Bên cạnh đó, họ có sự nhanh nhẹn trong việc cập
nhật các quy định của nhà nước và diễn biến thị trường cũng như linh động,
sáng tạo trong các quy trình làm hàng xuất nhập khẩu.
Về trình độ, đa phần nhân sự trong Công ty có trình độ đại học
nhưng có xu hướng giảm do Công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân sự có kinh
nghiệm hơn nhân sự mới ra trường có trình độ cao.

1.3.

Đánh giá chung về tình hình hoạt động năm 2012-2014
Tình hình hoạt động của Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân giai đoạn 2012-


2014 được thể hiện ở Bảng 1.2 như sau:

Bảng 1.. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần
Đơn vị tính: triệu đồng, %

STT

CHỈ TIÊU

Năm 2012
Giá trị
Tăng

Năm 2013
Giá trị
Tăng

trưởng
1
2
3

Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận

82.298
81.735
563


-

Năm 2014
Giá trị Tăng

trưởng
75.769
75.283
486

-7,9%
-7,9%
-13,7%

trưởng
85.538
84.648
891

12,9%
12,4%
83,3%


11
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Từ Bảng 1.2, Công ty chưa tối ưu được chi phí khi tỉ lệ chi phí trên doanh thu
chiếm quá lớn, chiếm trung bình 98% - 99% trong ba năm. Chính vì vậy, mặc dù Công ty
làm ăn rất có triển vọng với mức doanh thu lên đến trên hàng chục tỉ đồng nhưng lợi nhuận
trước thuế lại chưa đến một tỉ đồng. Nguyên nhân là do trong những năm vừa qua, trong

khi giá dịch vụ vận tải cùng với các phụ phí của các hãng tàu ngày một tăng, cùng với việc
Công ty vừa mới thành lập nên nhu cầu đầu tư cơ bản cao dẫn đến chi phí tăng lên tương
đối lớn. Thêm vào đó là việc các Công ty giao nhận phát triển ngày càng nhiều, tạo ra áp
lực cạnh tranh lớn, buộc Công ty phải giảm giá dịch vụ đầu ra mới có thể kí kết hợp đồng
với khách hàng.
Công ty đã hoạt động không hiệu quả trong năm 2013 khi cả tổng doanh thu và lợi
nhuận trước thuế đều giảm. So với năm 2012, nền kinh tế trong nước mặc dù hồi phục
nhưng chưa mạnh mẽ, nhu cầu xuất khẩu của khách hàng vẫn còn chưa thực sự cao. Tuy
nhiên số lượng các doanh nghiệp vận tải giao nhận được thành lập lại ngày một nhiều, tạo
ra sự cạnh tranh gay gắt. Phòng Kinh doanh của Công ty trong năm này cũng có sự xáo
trộn về nhân sự, dẫn đến Công ty mất một số khách hàng tiềm năng.
Đến năm 2014 tình hình chuyển biến tích cực khi báo cáo ghi nhận
doanh thu và lợi nhuận trước thuế đều tăng, đặc biệt là lợi nhuận trước thuế
tăng ấn tượng với mức tăng lên đến 83,3%. Năm 2014 vừa qua, tình hình kinh
tế vĩ mô chuyển biến tích cực, đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm giá dầu giảm
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và đẩy mạnh xuất khẩu.
Do đó các hợp đồng của Công ty được ký kết tương đối nhiều hơn so với năm
2013. Hơn nữa, Công ty đã đi vào hoạt động ổn định và quy củ hơn, tỉ lệ chi phí
trên doanh thu bắt đầu giảm.

1.4.

Vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường

biển tại Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân
Vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại
Công ty được thể hiện ở Bảng 1.3 như sau:

Bảng 1.. Vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển

Đơn vị tính: triệu đồng, %

CHỈ TIÊU

2012

2013

2014


12

Doanh thu
Tổng doanh thu
Tỉ trọng

78.399
82.298
95,3%

71.704
75.769
94,6%

83.473
85.538
97,6%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán)

Từ Bảng 1.3, chúng ta có thể thấy hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biển đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra doanh thu cho Công ty Cổ Phần
Tiếp Vận Thiên Tân. Như đã biết, Công ty cung cấp dịch vụ ở 3 mảng chính: dịch vụ giao
nhận hàng hóa bằng đường biển, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không và
các dịch vụ logistics tích hợp (kho bãi, đóng gói, tư vấn hải quan, giao nhận từ cửa đến
cửa…). Tuy nhiên, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm tới
hơn 95% doanh thu trong ba năm vừa qua trong khi 2 dịch vụ còn lại chiếm một tỉ trọng rất
khiêm tốn trong cơ cấu doanh thu của Công ty. Điều này có thể lí giải vì trong xu hướng
hiện nay, xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm tỉ trọng lớn trong hoạt động giao nhận
quốc tế do tính tiết kiệm chi phí hơn so với giao nhận bằng đường hàng không nên được
khách hàng thường xuyên lựa chọn. Thêm vào đó, các mặt hàng giao nhận chính của Công
ty thường là các mặt hàng không nhạy cảm với thời gian nên không nhất thiết phải vận
chuyển bằng đường hàng không. Nhìn chung, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển là vĩnh vực hoạt động đầy tiềm năng của Công ty trong những năm tiếp theo.

1.5.

Các công việc thực hiện trong quá trình thực tập
Người viết được thực tập tại Phòng Chứng từ của công ty. Trong quá trình

thực tập, người viết đã học hỏi nhiều điều nhờ thực hiện một số công việc cụ thể.
Trong tuần đầu tiên (từ 1/6 đến 8/6), người viết được nghiên cứu các tài liệu
tổng quan về công ty và làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp bám sát
với chuyên ngành mà đang theo học. Ngoài ra, người viết được hướng dẫn tận tình
trong việc thực hiện các thủ tục, giấy tờ cơ bản của quy trình giao nhận hàng như
khai C/O điện tử, đến ngân hàng để lấy bộ chứng từ và đến hãng tàu lấy D/O.
Tuần thứ hai (từ 9/6 đến 15/6), người viết được hướng dẫn khai hải quan điện
tử trên ECUSK4, được phân đi lấy lệnh giao hàng (D/O) tại đại lý hãng tàu DSV
Viet Nam, đến công ty NYK để làm thủ tục và đóng phí cược container, đến công ty
Metal One để giao hoá đơn GTGT cho khách hàng.

Tuần thứ ba (từ 16/6 đến 22/6), người viết theo người hướng dẫn đến chi cục
Hải quan thành phố Hồ Chí Minh (tại cảng ICD Phước Long 3) làm thủ tục hải


13

quan với 3 lô hàng nhập khẩu hoá chất từ Singapore của công ty Trách nhiệm hữu
hạn Hoá chất Anpha, kiểm tra hàng tại bãi container tại cảng ICD Phước Long 3.


14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN THIÊN TÂN
2.1.

Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty

Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân
Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Tiếp
Vận Thiên Tân được thể hiện ở Bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.. Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển
Đơn vị tính: triệu đồng, %

Chỉ tiêu
Doanh thu
Tổng doanh thu


2012
Tốc độ
Giá trị
tăng
78.399
82.298
-

2013
Tốc độ
Giá trị
tăng
71.704
-8,5%
-7,9%
75.769

2014
Tốc độ
Giá trị
tăng
83.473
16,4%
85.538
12,9%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán)
Theo xu hướng biến động chung của tổng doanh thu toàn Công ty, doanh thu từ
hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty cũng sụt giảm trong năm 2013 và
tăng lên ấn tượng trong năm 2014. Nguyên nhân được giải thích tương tự như nguyên nhân

biến động doanh thu toàn công ty ở Mục 1.3.
Hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nguồn
thu cho toàn Công ty. Bảng 2.1 cho chúng ta càng thấy rõ hơn điều này khi doanh thu từ
hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển biến động lớn hơn so với
mức biến động của tổng doanh thu. Do đó nếu Công ty quá phụ thuộc vào hoạt động xuất
nhập khẩu bằng đường biển thì sẽ rất khó kiểm soát lợi nhuận năm. Thay vào đó, Công ty
cần tập trung định hướng vào đa dạng hóa danh mục dịch vụ của mình mà cụ thể là cần tập
trung hơn nữa vào hai mảng dịch vụ còn lại là dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường
hàng không và các dịch vụ logistics tích hợp (kho bãi, đóng gói, tư vấn hải quan, giao nhận
từ cửa đến cửa…).

2.2.

Cơ cấu doanh thu theo hoạt động giao nhận hàng hóa xuất/ nhập khẩu
Cơ cấu doanh thu của công ty theo hoạt động giao nhận hàng hóa xuất/ nhập khẩu

được thể hiện tại Bảng 2.2 như sau:


15

Bảng 2.. Cơ cấu doanh thu của Công ty theo hoạt động giao nhận hàng hóa
xuất/ nhập khẩu
Đơn vị tính: triệu đồng, %

Năm 2012
Doanh thu
xuất khẩu
Doanh thu
nhập khẩu

Doanh thu

Năm 2013

Năm 2014

Giá trị

Tỉ lệ

Giá trị

Tỉ lệ

Giá trị

Tỉ lệ

62.516

79,9%

56.146

78,3%

67.049

80,3%


15.883

20,3%

15.558

21,7%

16.424

19,7%

78.399

100%

71.704

100%

83.473

100%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán)
Theo Bảng 2.2, hoạt động xuất khẩu vẫn đóng vai trò chính trong việc tạo ra nguồn
thu cho Công ty trong cơ cấu doanh thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu và có xu hướng ổn
định với tỉ lệ khoảng 80%. Nguyên nhân có thể được lí giải như sau:
Về nguyên nhân khách quan, trước đây thói quen của các doanh nghiệp Việt Nam
trong mua bán hàng hóa quốc tế là xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều

kiện CIF. Khi xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB, doanh nghiệp không giành quyền
thuê tàu và phải nhờ đến các doanh nghiệp giao nhận để thông quan và gửi hàng ra đến
cảng. Khi nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện CIF, doanh nghiệp không giành quyền thuê
tàu nhưng cũng không lựa chọn doanh nghiệp giao nhận hàng hóa vì thủ tục nhập khẩu
thường nhiêu khâu hơn trong khi chi phí đã được tính một lần vào giá hàng; ngoài ra, việc
lựa chọn thường do các công ty giao nhận ở nước người bán lựa chọn đối tác của mình ở
nước người mua. Hiện nay thói quen xuất FOB đã phần nào giảm do ý thức về vấn đề thuê
tàu và vị thế đàm phán của các công ty xuất khẩu ở Việt Nam ngày càng tăng, giúp gia tăng
lợi nhuận cho các công ty giao nhận (tiến hành thêm nghiệp vụ thuê tàu). Tuy nhiên thói
quen nhập CIF vẫn còn tồn tại khá lớn. Do đó, thường lợi nhuận của Công ty đến từ hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất khẩu là chủ yếu.
Về nguyên nhân chủ quan, phòng kinh doanh vẫn chưa tiếp cận được với nhóm
khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, trong khi nghiệp vụ giao nhận các mặt hàng
nhập khẩu như máy móc thiết bị được Công ty tiến hành rất tốt.

2.3.

Cơ cấu doanh thu theo tuyến hoạt động
Cơ cấu doanh thu theo tuyến hoạt động của Công ty được thể hiện tại Bảng 2.3 như

sau:


16

Bảng 2.. Cơ cấu doanh thu của Công ty theo tuyến hoạt động
Đơn vị tính: triệu đồng, %

Năm 2012
Tuyến châu Á

Tuyến châu Âu
Tuyến châu Mĩ
Doanh thu

Năm 2013

Năm 2014

Giá trị

Tỉ lệ

Giá trị

Tỉ lệ

Giá trị

Tỉ lệ

54.837
19.660
3.902
78.399

69,9%
25,1%
5,0%
100%


52.341
17.260
2.103
71.704

73,0%
24,1%
2,9%
100%

62.071
18.064
3.339
83.437

74,4%
21,6%
4,0%
100%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán)
Công ty hiện đang khai thác ba tuyến hoạt động: tuyến châu Âu, tuyến châu Mĩ và
tuyến châu Á. Trong những năm vừa qua, chúng ta có thể thấy thị trường châu Á mang lại
nhiều doanh thu nhất cho Công ty và có xu hướng ngày càng tăng. Đứng thứ hai là tuyến
châu Âu nhưng có xu hướng giảm. Tuyến châu Mĩ tạo ra doanh thu cho Công ty ít nhất, chỉ
quanh mức 3-5% trong ba năm.
Theo Phòng Kinh doanh của Công ty, sở dĩ tuyến châu Á mang lại nguồn thu lớn
nhất là vì tại thị trường châu Á so với các thị trường châu Âu và châu Mĩ các quy định về
thông quan hàng hóa tương đối dễ và phù hợp hơn đối với năng lực vận tải của các doanh
nghiệp giao nhận Việt Nam. Mặc dù các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam là

châu Âu và châu Mĩ nhưng thực tế trong hầu hết các hợp đồng đó, quyền thuê vận tải
thuộc về đối tác nước ngoài bởi doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn còn tập quán
mua CIF, bán FOB. Thêm vào đó, tuyến châu Âu và châu Mĩ là những tuyến đi xa, rủi ro
và chi phí lớn trong khi hoạt động của doanh nghiệp Logistics Việt vẫn còn nhiều hạn chế,
cả về quy mô, vốn, nhân lực, đặc biệt là cơ sở hạ tầng còn chậm phát triển, chưa đủ năng
lực để thực thi hành trình. Ngoài ra, mối quan hệ của Công ty với các hãng tàu đi các tuyến
châu Á cũng được gầy dựng từ lâu. Bên cạnh đó, Công ty hiện thực hiện hợp đồng xuất
khẩu chủ yếu các mặt hàng nông sản là các mặt hàng nhạy cảm với thời gian cũng như phù
hợp với văn hóa tiêu dùng ở các nước châu Á hơn châu Âu và châu Mĩ.
Mặc dù có những nguyên nhân khách quan làm cho tuyến châu Âu và châu Mĩ
chưa phát triển đúng mức nhưng cũng tồn tại nguyên nhân chủ quan từ phía công ty là
chưa đầu tư đúng mức nhân lực vào hai tuyến hoạt động này. Trong những năm tới khi mà
các hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực, nếu Công ty không tận dụng cơ hội
này để phát triển thì sẽ bị mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó, các
tuyến hoạt động ở châu Đại Dương rất tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác.

2.4.

Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng


17
Cơ cấu doanh thu của công ty theo mặt hàng tại Công ty được thể hiện ở Bảng 2.4
như sau:

Bảng 2.. Cơ cấu doanh thu của Công ty theo mặt hàng
Đơn vị tính: triệu đồng, %

Năm 2012
Gạo

Bột mì
Hạt giống
Sắn lát
Máy móc
Da thuộc
Khác
Doanh thu

Giá trị
31.360
13.328
9.409
6.271
8.553
3.919
5.560
78.399

Tỉ lệ
40,0%
17,0%
12,0%
8,0%
10,9%
5,0%
7,1%
100%

Năm 2013
Giá trị

18.565
9.285
12.377
7.429
6.981
4.332
2.924
71.704

Tỉ lệ
25,9%
12,9%
17,3%
10,4%
9,7%
6,0%
4,1%
100%

Năm 2014
Giá trị
29.299
15.276
12.855
9.349
7.930
4.591
4.174
83.473


Tỉ lệ
35,1%
18,3%
15,4%
11,2%
9,5%
5,5%
5,0%
100%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán)
Theo Bảng 2.4, Công ty có thế mạnh giao nhận xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông
sản như gạo, bột mì, sắn lát, hạt giống…. với cơ cấu tổng cộng của các mặt hàng này là
85,5% (năm 2014). Điều này phù hợp với thế mạnh xuất đi các mặt hàng nông sản của Việt
Nam. Đặc điểm của nhóm mặt hàng này là yêu cầu kiểm dịch động thực vật chặt chẽ theo
quy định của cả nước xuất và nhập. Do đó các doanh nghiệp hiện rất e dè khi tự mình thực
hiện nghiệp vụ xuất các mặt hàng này. Thay vào đó họ có xu hướng nhờ đến các doanh
nghiệp vận tải và giao nhận như Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân để thực hiện. Hiện
Phòng Kinh doanh của Công ty có đội ngũ nhân viên rất thông thạo các quy định của các
nước về yêu cầu kiểm dịch động thực vật. Ngoài ra, các mặt hàng nông sản chiếm tỉ trọng
lớn trong doanh thu còn do thị trường chính của Công ty là các nước châu Á, nơi có văn
hóa tiêu dùng các mặt hàng nông sản tương đối dễ tính và phù hợp với khả năng xuất khẩu
của Việt Nam.
Trong nhóm nông phẩm thì gạo là một mặt hàng khá quan trọng. Gạo là mặt hàng
chiếm tỉ trọng lớn nhất, nhưng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này lại tương đối biến
động trong 3 năm. Trong năm 2013, tình trạng rầy nâu ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu
Long cùng với đợt lũ lịch sử ở các tỉnh miền trung đã làm ảnh hưởng đến sản lượng. Cuối
năm 2013, tin đồn khan hiếm giá gạo trong nước đã tạo tâm lý găm giữ gạo để bán cho thị
trường trong nước thay vì xuất khẩu. Thêm vào đó, Thái Lan đã giảm giá gạo xuất khẩu
vào đầu năm 2013 đã làm cho gạo Việt Nam khó cạnh tranh được trên thị trường thế giới

khi mà chất lượng gạo Việt Nam vốn đã bị đánh giá thấp hơn Thái Lan.


18
Máy móc thiết bị đóng góp gần 10% vào cơ cấu doanh thu của Công ty. Tuy còn ở
mức khá khiêm tốn nhưng nó cho thấy Công ty có nghiệp vụ đa dạng, có thể thực hiện dịch
vụ xuất/ nhập khẩu tất cả các mặt hàng mà khách hàng yêu cầu. Nghiệp vụ chủ yếu của
Công ty đối với mặt hàng này thường là nhập khẩu. Hiện nay, nhu cầu sản xuất trong nước
đang tăng cao, kéo theo đó là nhu cầu đầu tư cho máy móc công nghệ nhằm tăng năng suất
trong khi ngành công nghiệp nặng trong nước hiện chưa đáp ứng được. Chính điều này đã
dẫn đến nhu cầu nhập khẩu các loại máy móc thiết bị của các doanh nghiệp. Về lâu dài,
Công ty cần phải đẩy mạnh các hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị này hơn nữa. So với
các mặt hàng nông sản phải đáp ứng các yêu cầu rất kĩ càng về kiểm định sản phẩm của
nhà nước thì với các mặt hàng máy móc thiết bị việc thông quan tương đối dễ dàng và rủi
ro trong quá trình vận chuyển cũng ít hơn. Ngoài ra, Công ty cũng cần tìm kiếm nhiều
khách hàng có nhu cầu xuất hoặc nhập khẩu nhiều loại mặt hàng khác nữa để đa dạng chất
lượng dịch vụ, giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động.

2.5.

Đánh giá chung

2.5.1. Điểm mạnh
Qua quá trình thực tập và phân tích thực trạng hoạt động giao nhận tại công ty,
người viết rút ra một số điểm mạnh của công ty như sau:
Về nhân sự, đội ngũ nhân viên trong công ty có trình độ học vấn tốt, trẻ trung,

năng động, luôn linh hoạt trong mọi tình huống, thái độ làm việc nghiêm túc và
luôn hết sức hết mình vì khách hàng và vì uy tín của công ty.
Về doanh thu, trong năm 2014 công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt

động xuất nhập khẩu bằng đường biển cực kì ấn tượng và đóng vai trò quan trọng định
hình bức tranh doanh thu của cả công ty. Trong năm 2015 này với những điều kiện thuận
lợi về kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới, dự báo hoạt động của công ty sẽ còn tiếp tục có
những bước tiến dài.
Về nghiệp vụ xuất/ nhập khẩu, công ty có điểm mạnh trong việc cung cấp dịch vụ
xuất khẩu khi doanh thu từ hoạt động này chiếm tới 75% tổng doanh thu. Hiện nay công ty
có một lượng lớn khách hàng trung thành, thường xuyên ký kết các hợp đồng ủy thác xuất
khẩu với công ty.
Về tuyến hoạt động, Công ty có mối quan hệ khá tốt với các hãng tàu và công

ty giao nhận nước ngoài, nhất là ở tuyến Châu Á, tạo điều kiện cho các thủ tục vận
chuyển trở nên dễ dàng, thời gian vận chuyển rút ngắn, an toàn.


19
Về mặt hàng, công ty có thế mạnh cung cấp các dịch vụ giao nhận liên quan đến rất
nhiều mặt hàng như gạo, gỗ, thủy sản, máy móc thiết bị… Với đội ngũ nhân viên phòng
kinh doanh thông thạo về pháp luật của các nước đối với mặt hàng này, công ty luôn được
các khách hàng tin tưởng và yên tâm khi giao kết hợp đồng với công ty.

2.5.2. Điểm yếu
Bên cạnh những điểm mạnh trên, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường biển của Công ty vẫn còn tồn tại những yếu điểm nhất
định.
Về doanh thu, tuy có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2014 nhưng doanh thu từ
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển lại biến động khi có sự giảm sút
trong năm 2013. Thêm vào đó, doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển
chiếm quá lớn trong cơ cấu doanh thu của Công ty, khiến Công ty dễ gặp rủi ro khi hoạt
động này không tạo ra được doanh thu đáng mong đợi. Hơn nữa, tỉ lệ chi phí trên doanh
thu quá cao, làm giảm phần lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp có

lúc đạt trên 80 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại chưa bao giờ đạt đến con số 1 tỷ đồng.
Về nghiệp vụ xuất/ nhập khẩu, Công ty vẫn còn nhiều điểm yếu trong cơ cấu hoạt
động khi có sự thiên lệch khá lớn vào hoạt động xuất khẩu mà bỏ qua hoạt động nhập
khẩu. Với tình hình hiện nay, các Công ty giao nhận xuất hiện rất nhiều khiến cho mức độ
cạnh tranh đối với hoạt động xuất khẩu cũng ngày một tăng. Nếu Công ty không biết tận
dụng cơ hội quảng bá để kí kết được nhiều hợp đồng ủy thác nhập khẩu với khách hàng thì
sẽ bị đối thủ bỏ lại trên thương trường.
Về tuyến hoạt động, có sự mất cân đối khi Công ty chưa tập trung đúng mức vào
khai thác tuyến châu Âu và châu Mĩ và chưa đầu tư khai thác tuyến châu Đại Dương. Điều
này dễ dẫn đến khó khăn cho công ty trong tương lai gần bởi ba lý do. Thứ nhất, Công ty
sẽ ngày càng bị cạnh tranh ở các tuyến châu Á. Cộng đồng kinh tế ASEAN đang hình
thành trong năm 2015 với sự dỡ bỏ các rào cản về thương mại, đầu tư, lao động…, cùng
với đó là Luật Doanh Nghiệp 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 đã tạo điều
kiện cho các Công ty giao nhận và vận tải thành lập ngày càng nhiều. Do đó, hoạt động
kinh doanh với tuyến đơn giản, dễ tiến hành nghiệp vụ như châu Á chắc chắn sẽ bị cạnh
tranh khốc liệt. Thứ hai, Công ty có thể bị mất năng lực cạnh tranh ở tuyến châu Âu và
châu Mĩ. Trong những năm tới đây, hiệp định TPP đang trong quá trình đàm phán sẽ đi vào
hiệu lực, hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU cũng bắt đầu được thực thi. Điều này
sẽ dỡ bỏ các hàng rào thuế quan ở các nước kí kết hiệp định với Việt Nam mà đa phần là
các nước thuộc châu Âu (liên minh châu Âu) và châu Mĩ (Hoa Kỳ). Nếu Công ty không có


20
giải pháp để tận dụng cơ hội này thì sẽ bị các đối thủ cạnh tranh, nhất là các Công ty giao
nhận nước ngoài giành lấy thị phần rất tiềm năng này. Thứ ba, các tuyến đi châu Đại
Dương và Châu Phi cũng cần được khai thác. Các hiệp định FTA với hai nước thuộc châu
Đại Dương là Australia và New Zealand đã được kí kết, hoạt động thương mại giữa hai bên
ngày càng được phát triển nhất là đối với mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của Công ty.
Bên cạnh đó trong quá trình thực tập tại Công ty, người viết nhận thấy một số điểm
yếu sau:

Thứ nhất, khách hàng của công ty chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ,
hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra không thường xuyên và giá trị mang lại cho công ty
không cao so với các khách hàng có quy mô hoạt động lớn.
Thứ hai, mặt dù cơ cấu nhân viên tương đối trẻ và năng động, nhưng chất lượng và
số lượng nhân viên chưa đồng bộ ở các phòng ban. Có thời điểm phòng chứng từ hoạt
động rất vất vả để xử lý các hợp đồng.
Thứ ba, mặc dù Công ty có chính sách tăng cường các mối quan hệ với hãng tàu
nhưng thực tế công ty vẫn còn phụ thuộc khá lớn vào chính sách giá của hãng tàu. Trong
những năm gần đây, các hãng tàu lấy lý do biến động giá nhiên liệu để tăng giá cước và
liên tục nâng giá các loại phụ phí khác nhau.
Thứ tư, công ty chưa có phương tiện để chuyên chở hàng hóa từ cảng giao tận tay
cho khách hàng hoặc ngược lại. Điều này phát sinh một số chi phí không đáng có cho công
ty.


21

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TIẾP VẬN THIÊN TÂN
3.1.

Triển vọng của Công ty

3.1.1. Cơ hội
Tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới đã bắt đầu ổn định và
phát triển trở lại, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Đối với thế
giới, giá dầu giảm trong những tháng vừa qua đã tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong nước mở rộng sản xuất, tạo nguồn để xuất khẩu. Tình hình trong

nước, chính sách tỉ giá được điều hành linh hoạt những vẫn ổn định, giúp doanh
nghiệp có niềm tin và động lực để tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu. Từ
đó giúp Công ty tiếp cận được với khách hàng mục tiêu của mình dễ dàng hơn.
Hệ thống pháp lý về xuất nhập khẩu ngày càng được hoàn thiện với sự ra đời của
luật Doanh nghiệp 2015 cùng với hệ thống khai thuế hải quan điện tử đã tạo điều kiện tối
đa cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu. Nếu như
trước đây, việc thông quan hàng xuất khẩu phải mất một buổi thì hiện nay với hệ thống
khai thuế điện tử thời gian chờ đợi chỉ chưa đến một giờ.
Lợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng Việt ngày càng được đánh giá cao, qua đó
vị thế đàm phán của doanh nghiệp Việt cũng nâng lên. Doanh nghiệp cũng đã bắt đầu ý
thức được tầm quan trọng của xuất khẩu theo điều kiện CIF Thay vì FOB. Qua đó tạo điều
kiện cho các công ty giao nhận như Thiên tân có cơ hội tăng thêm lợi nhuận.
Theo lộ trình các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, kể từ
năm 2014 nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài sẽ được phép thành lập Doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Công ty có nhiều cơ hội giao
thương với các hãng tàu lớn trên thế giới. Đồng thời, các doanh nghiệp càng
xuất nhập nhiều hàng hoá thì các Công ty giao nhận càng có nhiều cơ hội để
phát triển và hoàn thiện hơn tất cả mọi loại hình dịch vụ của mình.
Bên cạnh đó, việc Nhà nước mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, ký kết các hiệp định
song phương, khu vực và đa phương cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các công ty
giao nhận nói chung và Thiên Tân nói riêng. Trong năm 2015 này, cộng đồng kinh tế
ASEAN chính thức được thành lập. Sau đó là các hiệp định sắp sửa được kí kết như hiệp


22
định TPP, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU… đã giúp cho các rào cản đối với
hoạt động ngoại thương được tháo dỡ tương đối nhiều.

3.1.2. Thách thức
Tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp như kinh tế Trung Quốc có

dấu hiện chững lại, đồng USD mạnh lên ở một số nước đã tạo ra rào cản cho việc xuất
khẩu hàng hóa vào các thị trường nước ngoài.
Hiện nay, các doanh nghiệp logistics nước ngoài chiếm tới 75% thị trường. Các
doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu thị trường và chỉ dừng lại ở việc
cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ quan trọng này . Đây thực sự

là thách thức cho hoạt động giao nhận của Công ty khi chưa có được sự hoàn
thiện trong một chuỗi cung ứng dịch vụ.
Hiện tại Việt Nam có khoảng hơn 1200 doanh nghiệp kinh doanh về
dịch vụ giao nhận vận tải. Do vậy, ngoài thách thức cạnh tranh với các Công ty
nước ngoài thì cạnh tranh với các đối thủ ngang tầm cũng là thách thức không
nhỏ cho doanh nghiệp. Ngoài chiến lược về giảm giá thì hoạt động giao nhận
đòi hỏi cạnh tranh gắt gao về chất lượng dịch vụ cung cấp để đảm bảo sự chính
xác nhất và nhanh chóng nhất đến với khách hàng.
Các hãng tàu có lợi thế đàm phán quá lớn trong tương quan với các doanh nghiệp
giao nhận, cước phí cùng các khoản phụ phí liên tục được điều chỉnh theo hướng gia tăng
trong khi cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có biện pháp triệt để nhằm khắc phục tình
trạng này.
Các văn bản pháp lý từ bộ Tài Chính và bộ Công Thương thường xuyên thay đổi,
gây khó khăn cho Công ty trong việc cập nhật. Nguyên nhân một phần là do Việt Nam
đang trong thời điểm thực hiện một loạt nghĩa vụ gia nhập WTO và AEC của mình. Điển
hình như thông tư 38/2015 của bộ tài chính quy định thời gian áp dụng là mã vạch đối với
hàng đóng trong container xuất khẩu bắt đầu tháng 04/2015 nhưng hải quan mới bắt đầu áp
dụng vào ngày 10/06/2015 đã gây lúng túng cho Công ty.
Hệ thống Hải quan vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, tiêu cực, gây nhiều khó
khăn, mất nhiều thời gian và làm tăng chi phí trong quá trình giao nhận hàng hoá của Công
ty.

3.2.


Định hướng của Công ty
Mặc dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế

thế giới, doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng có lúc sụt giảm


23
nhưng phương hướng chính vẫn là tiếp tục phấn đấu duy trì những điểm mạnh và khắc
phục những hạn chế trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Để phát triển tốt hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai, Công ty định
hướng chú trọng duy trì, giữ vững các mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng đã tín nhiệm
Công ty từ lâu. Bên cạnh đó, Công ty cố gắng mở rộng nguồn khách hàng thông qua đầu tư
nghiên cứu để đa dạng hóa các tuyến hoạt động, đa dạng hóa hàng hóa giao nhận.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2015-2020, Công ty tập trung tăng cường hiệu quả của
dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng cách tối thiểu hóa chi phí nhưng vẫn giữ
vững chất lượng dịch vụ; tìm tòi những phương án nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, đầu tư trang
thiết bị, phương tiện vận tải để chủ động hơn trong quá trình vận chuyển. Song song đó,
Công ty cũng định hướng nghiên cứu đầu tư nhân lực khai thác tiềm năng hai mảng dịch
vụ còn lại là dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không và các dịch vụ logistics
tích hợp (kho bãi, đóng gói, tư vấn hải quan, giao nhận từ cửa đến cửa…).

3.3.

Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập

khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Thiên Tân
Với những định hướng phát triển không ngừng trong tương lai, công ty Cổ Phần
Tiếp Vận Thiên Tân cần không ngừng khắc phục những hạn chế, điểm yếu để có thể đón
đầu cơ hội cũng như vượt qua các thách thức. Quan trọng nhất hiện nay vẫn là hoàn thiện
chính trong công tác nâng cao chất lượng dịch vụ xuất nhập khẩu, cải thiện bộ máy nhân

sự và khai thác tiềm năng của Công ty. Với những kiến thức thu thập được cũng như những
hiểu biết thực tế còn hạn chế về công ty sau thời gian thực tập, người viết xin được đề xuất
những giải pháp sau:

3.3.1. Ổn định và cân đối lại cơ cấu doanh thu
Thứ nhất, Công ty cần đảm bảo sự ổn định về doanh thu, xây dựng các biện pháp
cắt giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận. Trong những năm tới cần xây dựng mục tiêu
doanh thu cụ thể trên cơ sở khả năng của doanh nghiệp để từ đó làm mục tiêu phấn đấu. Về
cắt giảm chi phí, như đã phân tích ở trên tỉ lệ chi phí trên doanh thu của Công ty quá lớn
dẫn đến làm ra thì nhiều nhưng lợi nhuận giữ lại không được bao nhiêu. Với tình hình cạnh
tranh về giá gay gắt cả về đầu ra và đầu vào, đây là điều tương đối khó với Công ty. Tuy
nhiên, Công ty có thể cắt giảm các chi phí không cần thiết từ bên trong như chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí tài chính…
Thứ hai, Công ty nên mở rộng khai thác dịch vụ giao nhận hàng
nhập khẩu. Theo đó, trong các năm vừa qua tỉ trọng doanh thu đến từ dịch vụ
nhập khẩu chỉ chiếm 20% trong khi cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp rất


24
lớn. Để làm được điều này, Phòng Kinh doanh cần phải nghiên cứu kĩ nhu cầu
của khách hàng, từ đó đề ra giải pháp để có thể cung ứng dịch vụ nhập khẩu
một cách tốt nhất. Bên cạnh đó Công ty cũng cần mở rộng tìm kiếm khách hàng
tiềm năng, xây dựng giá cả và chất lượng tốt nhất đến khách hàng.
Thứ ba, Công ty cần cố gắng mở rộng tuyến khai thác sang các thị
trường tiềm năng nhưng chưa được sử dụng triệt để như châu Âu, Mĩ và châu
Đại Dương. Trong thời gian tới, Công ty cần đầu tư nhân lực vào các tuyến này.
Muốn vậy, Công ty phải nghiên cứu kĩ đặc điểm nhu cầu thị trường ở các nước
đó, tìm kiếm đối tác giao nhận có thể tin cậy để mở rộng mạng lưới đại lý cho
Công ty cũng như tiến hành tìm kiếm khách hàng có nhu cầu đi các tuyến này.
Mặc dù tiềm năng của các tuyến này là lớn nhưng không phải chỉ có Công ty

khai thác mà có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Do đó điều Công ty cần làm là
định vị dịch vụ của mình khác biệt so với các đối thủ.
Thứ tư, Công ty nên mở rộng mặt hàng giao nhận. Mặt hàng nông
sản là thế mạnh của Công ty nhưng có nhược điểm là giá cả biến động, dễ tác
động đến doanh thu. Trong thời gian tới, Công ty cần tập trung nguồn lực vào
khai thác các mặt hàng khác. Các hiệp định thương mại tự do đang được tiến
hành. Công ty có thể tìm hiểu để tận dụng các mặt hàng nào sắp được ưu đãi về
thuế để thực hiện chiến lược đi trước đón đầu thị trường.
Cuối cùng, phòng kinh doanh cần đẩy mạnh các hoạt động marketing nhằm gia
tăng uy tín và tín nhiệm của khách hàng đối với công ty, để từ đó vươn đến các khách hàng
có quy mô hoạt động lớn hơn. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng lớn mà nếu công ty biết
tận dụng cơ hội để khai thác thì sẽ mang lại nguồn thu lớn vì giá trị hợp đồng của các công
ty này với đối tác nước ngoài là rất lớn và hoạt động xuất nhập khẩu cũng diễn ra rất
thường xuyên.

3.3.2. Cắt giảm chi phí hoạt động
Qua quá trình phân tích, rất dễ nhận thấy rằng Công ty hiện không kiểm soát được
chi phí hoạt động của mình. Trong tình hình hoạt động kinh doanh càng có nhiều biến
động và cạnh tranh, để duy trì được lợi nhuận thì vấn đề cắt giảm chi phí cũng cần được
xem xét. Người viết có một số giải pháp cho Công ty như sau:
Thứ nhất, Công ty cần tiến hành phân tích các hạn mục chi phí ở kỳ trước để phát
hiện các khoản chi phí vượt mức từ đó phân tích nguyên nhân biến động để xây dựng kế
hoạch chi tiêu cho kỳ sau.


25
Thứ hai, thuê các chuyên gia tư vấn về tài chính. Với đặc thù là công ty nhỏ, không
thể đòi hỏi Công ty quá nhiều ở khâu tuyển chọn nhân viên kế toán giỏi, thông thạo và hiểu
biết sâu về tài chính. Do đó một giải pháp hiệu quả về mặt chi phí là thuê các chuyên gia
để tư vấn cách cắt giảm các chi phí không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc

của công ty. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế mang tính ngắn hạn.
Thứ ba, kết hợp với chiến lược nhân sự để cắt giảm chi phí. Công ty nên hạn chế
việc tuyển dụng ồ ạt nhân viên vào làm việc. Thay vào đó Công ty cần thường xuyên tổ
chức các hoạt động đào tạo cho nhân viên để tăng năng suất làm việc kết hợp với lộ trình
tăng lương rõ ràng để khuyến khích họ đóng góp nhiều hơn nữa cho công ty.

3.3.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Hiện nay, số lượng các nhân viên Công ty chưa đáp ứng được hết nhu cầu công việc
đề ra. Vì vậy, hiện tại, Công ty cần có chính sách tuyển dụng nhân viên mới để có thể giảm
áp lực làm việc cho các nhân viên hiện tại. Việc tuyển dụng phải được thực hiện một cách
công khai, rộng rãi, khách quan và nghiêm túc để có thể tìm được những nhân viên trẻ, tài
năng, nhiệt tình.
Công ty, đặc biệt là Phòng Chứng từ nên có chương trình đào tạo nhân viên mới, tổ
chức các các lớp học về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, khai thuế hải quan, xử lý tình
huống… Đồng thời thường xuyên có những buổi kiểm tra, chia sẻ kinh nghiệm giữa các
nhân viên trong công ty và chuyên gia khách mời, để tạo cho nhân viên ý thức luôn tự học
tập, trau dồi và nâng cao kiến thức cũng như trình độ của bản thân gắn với kinh nghiệm
thực tế.
Đối với nguồn nhân lực trong tương lai, công ty cần chủ động và tuyển dụng đúng
nhân viên cho công ty, đây là cơ sở ban đầu đảm bảo cho mô hình quản trị vận hành tốt.
Nhà quản lý công ty nên duy trì mối quan hệ đặc biệt với các cơ sở đào tạo, trường đại học,
cao đẳng như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế, Đại học Giao thông vận tải, Cao
đẳng Kinh tế đối ngoại,.. để tạo lập một kênh tuyển mộ khép kín và hiệu quả. Ngoài ra,
công ty nên tạo điều kiện mỗi quý một lần cho sinh viên đến thực tập thực tế tại công ty để
có cơ sở lựa chọn nhân lực vững chắc.
Cuối cùng, công ty cần đưa ra những nội qui với qui định chặt chẽ, kết hợp với chính
sách lương thưởng rõ ràng, hợp lý để khuyến khích nhân viên làm việc, tạo cơ hội cho
những cá nhân có tính cầu tiến và sáng tạo trong công việc.



×