Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.46 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát từ yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn công việc nhằm sử dụng
một cách có hiệu quả các kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo, đồng thời rút
ra được những kinh nghiệm quý báu đối với bản thân nên trong quá trình thực
tập tại công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại (VINATRANCO) em đã
quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh
doanh giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần
kho vận và dịch vụ thương mại”.Việc giải quyết tốt các vấn đề mà đề tài này đặt
ra sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng đối với công ty, đặc biệt là trong tình hình
khi công ty vừa mới tiến hành cổ phần hoá theo chủ trương của Bộ thương mại,
nhằm xoá bỏ dần sự bao cấp, hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với các doanh nghiệp
quốc doanh . Chính vì vậy, nếu không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động
giao nhận vận tải nói riêng và của các hoạt động kinh doanh khác của công ty
nói chung thì Công ty sẽ rất khó có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện
nay. Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận vậnh tải quốc tế
không chỉ được đặt ra cho riêng Công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại
mà còn đối với tất cả các Công ty kinh doanh lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế
khác ở trong nước.
Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển ở công ty
cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
-Thời gian: Từ năm 2001 đến nay
-Không gian: Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra giải pháp để thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu bằng đường biển của công ty VINATRANCO.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn;


phương pháp phân tích so sánh để luận giải; phương pháp khái quát và phân tích
thực tiễn theo mục đích của đề tài.
Kết cấu đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu bằng đường biển.
Chương II: Thực trạng kinh doanh giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
bằng đường biển của công ty VINATRANCO thời gian qua
Chương III: Những giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh giao nhận
hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty VINATRANCO
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH
GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
I- ĐẠI CƯƠNG VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
1.Khái niệm và vai trò của vận tải biển
1.1.Khái niệm
Vận tải đường biển là việc vận chuyển hàng hoá bằng tàu thuyền đến địa
điểm được các bên thoả thuận với nhau từ trước.
1.2.Vai trò
Phương thức vận tải biển xuất hiện từ rất sớm và nó luôn giữ một vai trò
chính yếu trong mậu dịch quốc tế, nếu so với các phương tiện vận tải khác như
đường sắt, ô tô đường hàng không, …Trong chuyên chở hàng hoá ngoại thương
trên thế giới hiện nay, vận tải đường biển chiếm độ 85% tổng khối lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu của thế giới.
2.Các đặc điểm về vận tải đường biển
2.1.Thuận lợi
- Lợi dụng điều kiện thiên nhiên của biển nên không phải bỏ vốn nhiều và
nhân lực vào việc xây dựng những tuyến đường biển.
-Tuyến đường biển rộng lớn nên có thể chứa nhiều tàu hàng vạn tấn đi lại
cùng một lúc.

- Vận tải đường biển thích hợp cho hầu hết các hàng hoá trong thương
mại quốc tế, nhất là các hàng hoá có giá trị thấp như: than, ngũ cốc, quặng, dầu
mỏ, …
- Khả năng chuyên chở của tàu biển rất lớn nên số lượng hàng hoá được
chở rất nhiều.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Phí vận chuyển tương đối thấp vì số tiêu hao về nhiên liệu, vật liệu tính
theo tấn trọng lượng hàng được chở tương đối thấp, nếu so với phương thức vận
chuyển bằng hàng không…
2.2.Khó khăn
- Tốc độ vận chuyển chậm (chỉ độ 14-20 hải lý/giờ) so với một số phương
thức vận chuyển khác như phi cơ, tàu hoả, …
- Tàu vận chuyển trên biển thường bị ảnh hưởng bị ảnh hưởng bởi thời
tiết, khí hậu, dễ gặp tai nạn rủi ro bất ngờ trên biển như: đâm đá ngầm, mất tích,
cháy, …
- Đi qua nhiều nhiều khu vực chính trị xã hội khác nhau, do đó chịu sự chi
phối nhiều bởi các luật lệ, tập quán của các nước, các khu vực khác nhau.
2.3.Tác dụng của vận tải biển
- Sự phát triển của ngành vận tải biển đã góp phần làm thay đổi cơ cấu
mặt hàng, cơ cấu nguồn hàng trong buôn bán quốc tế
- Đội tàu buôn đóng vai trò rất quan trộng trong xuất khẩu sản phẩm vận
tải và là nguồn thu ngoại tệ lớn đối với các nước.
- Thúc đẩy quan hệ quốc và mở rộng thị trường buộn bán quốc thế giới.
3. Các yếu tố cấu thành vận tải biển
3.1. Địa lý vận tải
3.1.1.Các tuyến vận tải quốc tế
- Các tuyến vận tải chính .
- Vị trí các cảng.
- Nơi chuyển tải, như Hồng Kông, Singapore, Rotterdam.
- Các trung tâm nội địa (Inland Center).

3.1.2.Vận chuyển hàng trong thương quốc tế
Người giao nhận phải biết tổng quát về mô hình thương mại quốc tế và
chiều hướng thay đổi của nó. Thí dụ theo truyền thống của các nước Âu, Mỹ,
Nhật Bản đã và đang nhập nguyên liệu từ các nước đang phát triển và xuất khẩu
sản phẩm chế biến sang các nước đó. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, chiều
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hướng trên đang dần thay đổi với một số nước đang phat triển, kể cả các nước
trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang nổi lên như là các nước kỹ nghệ
mớI cạnh tranh về xuất khẩu với các nước kỹ nghệ truyền thống như Đài Loan,
Singapore, Hàn quốc, Hồng Kông.
3.2.Các loại hình của loại hình dịch vụ vận tải biển
3.2.1.Các loại hình dịch vụ
Thị trường vận tải biển quốc tế có bốn loại hình khai thác luồng
tàu:
- Công hội tàu thường xuyên: Là một tổ chức gồm các hãng tàu
thường xuyên hoạt động trên tuyến đường đặc biệt, cùng nhau thoả thuận
bảo đảm lịch trình tàu chạy, theo:
. Biểu cước phí chung
. Lịch trình ghé qua các cảng đã quy định.
. Xoá bỏ cạnh tranh về giá cước giữa các hãng tàu thành viên gây bất lợi
cho họ.
. Giảm sự cạnh tranh từ bên ngoài bằng cách cố thu hút hết các hãng vận
chuyển cho các hãng tàu thành viên, gây bất lợi cho họ.
. Giảm sự cạnh tranh từ bên ngoài bằng cách cố thu hút hết các hãng vận
chuyển cho các hãng tàu thành viên thông qua các hiệp định trung thành
với chủ hàng. Đến lượt mình, các chủ hãng sẽ nhận được sự giảm giá
bằng tiền hoặc giảm giá trên tiền cước công bố.
Ưu điểm của loại hình này là có mức cước ổn định, luồng tàu chạy
đều đặn nhưng nhược điểm của nó là mức cước thưòng cao và không giao
động theo luật cung cầu như luồng tầu chạy rong, đồng thời quy tắc và thủ

tục thuê tàu không linh động và việc xem xét các đề nghị của chủ hàng về
giảm cước thường phải thông qua các thủ tục kéo dài.
- Hãng tàu ngoài công hội: Trong nhiều năm gần đây, hầu hết các
tuyến đường quốc tế, các hãng tàu ngoài công hội đã đặt ra sự thách thức
đối với hệ thống công hội do sự phát triển của container hoá ngày càng
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
mạnh trên toàn cầu và sự xuất hiện của nhiều hãng vận tải độc lập, bao
gồm một số tập đoàn container. Hậu quả là trên một số tuyến đường, các
hãng tàu trong công hội đã buộc phải đi đến thoả thuận với các hãng
ngoài Công hội về mức cước và các điều kiện dịch vụ phục vụ.
- Người vận tải công cộng không điều hành tàu: Là người vận tải
điều hành luồng tàu theo lịch trình đều đặn, không sở hữu hoặc hoặc
không khai thác tàu vận chuyển trên biển. Đối với chủ hàng thực thụ,
người vận tải công cộng là một người vận chuyển nhưng đối với người
vận tải thực thụ, tức là chủ tàu họ là một chủ hàng (người gửi hàng).
Người vận tải công cộng đóng vai trò của người uỷ thác và có chức
năng sau:
. Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng bằng đường biển.
. Sử dụng dịch vụ vận chuyển của người vận tải biển, của người trong
hoặc ngoài công hội.
. Cung cấp dịch vụ có ích bằng cách tổ chức tập trung hàng, đặc biệt đối
với các chủ hàng nhỏ, ít thế lực để thương lượng giá cước, như thu gom
hàng lẻ của nhiều chủ hàng lẻ để chất đầy container hầu được giảm giá
cước.
Người vận tải công cộng mở rộng phạm vi dịch vụ của mình bằng
cách tổ chức vận tải “từ cửa đến cửa”, tức là lo toàn bộ khâu nhận hàng và
giao hàng đến tận tay người nhập khẩu.
- Tàu chạy rong: Là loại tàu không có lịch trình cố định, sẽ hoạt
động trên bất cứ tuyến đường nào , tuỳ theo luật cung cầu. Người ta
thường thuê tàu chạy rong với giá thương lượng, dặc biệt khi số lượng

hàng lớn, cùng tính chất.
3.2.2.Các yếu tố quyết định việc lựa chọn luồng tuyến
Thứ nhất, căn cứ vào tính đều đặn của luồng tàu. Nếu các chuyến hàng
phải thực hiện đều đặn trong thời gian dài, nên chọn luồng tàu chợ. Luồng này
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
có lịch chạy đều đặn giữa các cảng, đã được ấn định trước và với mức cước ổn
định.
Thứ hai, căn cứ vào tốc độ vận chuyển. Tốc độ vận chuyển là quan trọng
khi chủ hàng phải gởi hàng theo lịch trình quy định để hoàn thành cam kết của
mình với người nhận hàng nước ngoài, có thể dung tàu trong hoặc ngoài công
hội, bất kỳ hãng nào có thể đáp ứng được yêu cầu với bất kể giá cước nào.
Thứ ba, căn cứ vào chi phí vận tải. Theo quan điểm của chủ hàng, ở đâu
tính đều đặn của luồng tàu và tốc độ vận tải không phải là các yếu tố chính, chi
phí vận tải sẽ trở thành quan trọng. Do đó, chủ hàng có thể thương lượng với
hãng tàu ngoài công hội, hoặc người vận tải công cộng và cố gắng để có được
mức cước thấp hơn với điều kiện có lợi khác.
Thứ tư, căn cứ vào sự tin cậy của dịch vụ. Nên tìm hiểu địa vị và lòng
trung thực của người vận tải trước khi uỷ thác cho họ, để có thể giảm đến mức
tối thiểu khả năng trở thành nạn nhân lừa đảo của hàng hải, tức hãng tàu ma.
Thứ năm, căn cứ vào địa vị và trách nhiệm của người điều hành tàu hay
chủ tàu. Về hình thức, chủ tàu có thể sở hữu con tàu nhưng thực ra có thể đang
điều hành con tàu theo hợp đồng quản lý ký với một ngân hàng mà tàu được
cầm cố cho ngân hàng đó. Người điều hành có thể là một người thuê tàu định
hạn và theo hợp đồng thuê tàu, chủ tàu có thể cầm giữ hàng do người điều hành
lưu cước và không trả tiền thuê tàu.
3.3.Các loại tàu
3.3.1.Các đặc điểm của một chiếc tàu
- Đăng ký và trọng tải: Một chiếc tàu cần phải có quốc tịch và đăng ký ở
nước mà nó mang cờ. Giấy chứng nhận đăng ký gồm chi tiết của con tàu, trong
đó có dung tích của tàu.

- Dung tích đăng ký gộp (GRT): Là dung tích được tính toàn bộ của tàu,
tính theo đơn vị tấn bằng 100 Cubic Feet per Ton (Cft).
- Dung tích đăng ký tịnh (NRT): Là dung tích bằng cách lấy GRT trừ
khoang để máy và khoang thời viên (tức dung tích thực sự chứa hàng).
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Dung tích chứa hàng hạt: Là dung tích toàn bộ khoang chứa hàng của
tàu kể cả hầm tàu.
- Dung tích chứa hàng bao kiện: Là tổng dung tích của phần dưới boong
tàu kể cả cửa hầm tàu.
- Trọng tải (DWT): Chỉ khả năng vận chuyển của tàu, tính bằng tấn trọng
lượng. Dung tích chở hàng thường tính bằng cách lấy DWT trừ khoang chứa
nguyên liệu, phụ tùng dự trữ, chỗ chứa nước ngọt và thực phẩm.
- Vạch chở hàng: Các dấu hiệu của vạch chở hàng trên tàu chỉ rõ giới tàu
có thể xếp hàng mà không gây nguy hiểm đến độ an toàn của tàu. Khoảng cách
từ dấu vạch chở hàng đến boong tàu, gọi là “phần boong trống”.
- Xếp hạng tàu: Tàu biển được xếp hạng theo quy định của các công ty
phân loại như: Lloyd’s Register of Shipping – American Bureau of Shipping –
Bureau Veritas…để đảm bảo tàu được chủ hàng duy trì trong điều kiện đủ khả
năng đi biển về phương diện bảo hiểm hàng hải. Việc xếp hạng tàu rất quan
trọng vì một chiếc tàu được xếp hạng cao sẽ chịu phí bảo hiểm thấp hơn tàu xếp
hạng thấp.
- Quốc tịch tàu: Luật hàng hải quốc tế buộc bất cứ tàu nào đi biển, được
hiểu là tàu cướp biển, hoặc tàu mang quốc tịch Liberia, sẽ được hiểu là tàu cũ,
không tốt, đăng ký tự do và dễ dàng tại Liberia để kinh doanh kiếm nhiều lời.
Đối với loại tàu trên, cước rẻ nhưng rất nguy hiểm đối với chủ hàng và người
bảo hiểm vì hàng rất dễ bị hư nên người bảo hiểm hoặc phí bảo hiểm khá cao
theo luỹ tiến của tuổi tàu, hoặc thậm chí không nhận bảo hiểm tàu và hàng.
Quốc tịch tàu và quyền sở hữu tàu được nhà nước xácnhận bằng việc cấp một
giấy chứng nhận thực và tên tàu được chính thức ghi vào sổ đăng bộ công cộng,
giấy trên luôn phải đi theo chiếc tàu.

3.3.2. Phân loại tàu buôn
a) Theo công dụng:
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Tàu chở hàng bách hoá: Thường hàng có bao bì và trị giá cao, tàu
thường có nhiều boong, nhiều hầm, có cần cẩu riêng để xếp dỡ hàng, có
tốc độ cao.
- Tàu chở hàng khô có khối lượng lớn: Hàng ở thể rắn, không có bao bì,
như than, quặng, ngũ cốc, phốt phát, phân bón…Tàu thường có một
boong, nhiều hầm, trọng tải lớn, được trang bị cả máy bơm, tốc độ chậm.
- Tàu kết hợp: Chở hai hay nhiều loại hàng khác nhau, như quặng, dầu, …
- Tàu chở xà lan, hay tàu LASH gồm một tàu mẹ có trọng tải lớn và các
xà lan có trọng tải từ 500-1.000 tấn.
- Tàu Container để chở container.
- Tàu nửa contaier/pallet: Có thể chở hàng bao kiện rời đóng pallet, hàng
được xếp lên tàu bằng xe nâng, cũng có thể chở bằng Container xếp ở cửa
hầm tàu và trên boong.
- Tàu chở đầy container: Dùng chở container, có thể có phương tiện xếp
dỡ riêng hoặc dung cần cẩu trên bờ để bốc hàng.
Bảng1: Các đặc điểm chính của tàu chở container
Thế hệ
Dung tích
(TEUS)
Trọng tải
Chiều dài
(M)
Sườn ngang
(M)
Mớn nước
(M)
Thứ nhất 600 - 1000 1400 180 25 9

Thứ hai 1100 - 1800 30000 225 30 11
Thứ ba 2000 - 3000 40000 290 32 13
Thứ tư trở lên Panamax
Chú thích: TEUS: Twenty feets equivalent unit: Đơn vị tương đương
20’(feet)
Nguồn: Tổng công ty hàng hải Việt Nam
b) Theo tính chất thương mại:
- Tàu chở hàng - Tàu chở khách - Tàu hỗn hợp
c) Theo sức đẩy:
- Tàu buồm SS (Sailing Ship) - Tàu hơi nước (Steam ship) - Tàu chạy
máy (Motor Vessel: MV).
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
d) Theo tác vụ:
- Tàu chợ (Liner) - Tàu chuyến (Tramp)
e) Theo tuyến đường dài ngắn:
- Tàu viễn dương - Tàu cận hải - Tàu ven duyên (100 tấn trở lại, không đi
quá 120 km khỏi cảng cư ngụ).
f) Theo cờ tàu:
- Tàu treo cờ bình thường: Tàu của nước nào sẽ đăng ký và treo cờ nước
đó.
- Tàu treo cờ phương tiện: Tàu của nước này nhưng lại đăng ký tại nước
khác và treo cờ của nước đó. Thí dụ, tàu của Mỹ nhưng lại đăng ký tại
Panama hoặc Lineria, Bahamas, Sip, Bermuda, Cyprus, Malta, Vanuatu,
Hy Lạp…
II- DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
1. Khái niệm
Theo điều 163 của luật thương mại Việt Nam, ban hành ngày 23-5-
1997,”Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm
dịch vụ gíao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gởi, tổ chức việc vận chuyển,

lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao
hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của
người làm dịch vụ giao nhận khác”.
Khởi đầu, người giao nhận là một người đại lý hoa hồng thay mặt người
xuất nhập khẩu thực hiện các công việc thông thường như bốc dỡ hàng, lưu kho
hàng, sắp xếp việc vận chuyển trong nước, nhận thanh toán cho khách hàng của
mình …Tuy nhiên, do việc bành trướng mậu dịch quốc tế và do việc phát triển
các phương thức vận chuyển khác nhau trong nhiều năm qua đã kéo theo việc
mở rộng phạm vi hoạt động của dịch vụ giao nhận. Vì vậy, ngày nay người giao
nhận đã đóng một vai trò quan trọng trong mậu dịch và vận tải quốc tế. Trên
bình diện quốc tế, các dịch vụ mà người giao nhận đảm nhận bao gồm các công
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
việc bình thường và cơ bản như lưu khoang tàu (booking of space) hay khai hải
quan (customs clearance) cho đến thực hiện trọn gói các dịch vụ trong toàn bộ
quá trình vận chyển và phân phối, không có một định nghĩa nào về giao nhận
được quốc tế thừa nhận. Trong nhiều nước, người giao nhận được gọi bằng
nhiều tên khác nhau như “Đại lý hải quan”, “Người môi giới hải quan”, “Đại lý
gởi hàng và giao nhận” và trong một số trường hợp hành xử như “Người vận
chuyển chính”, nhưng dù có gọi tên bằng gì đi nữa, người giao nhận vẫn là
người chỉ bán dịch vụ.
Như vậy có thể hiểu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển là một hành vi thương mại mà theo đó người làm dịch vụ giao nhận
sẽ nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển bằng các phương tiện tàu thuyền
đến địa điểm được quy định trước, tiến hành lưu kho, lưu bãi và làm thủ tục giấy
tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác
của người gửi hàng.
2.Các lợi điểm của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường
biển
2.1. Đối với người xuất khẩu
- Giảm được nhân sự trong công ty, khi việc giao nhận hàng không

thường xuyên và không có giá trị lớn.
- Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng và tiết kiệm được thời gian
trong lúc thực hiện giao nhận hàng với tàu do không có kiến thức chuyên ngành
và kinh nghiệm so với người người giao nhận chuyên sống bằng dịch vụ này.
- Thực hiệ việc giao hàng đúng ngày tháng do hợp đồng đã quy định,
tránh việc gây chậm trễ làm người nhập khẩu có lý do yêu cầu giảm giá hàng
hoặc không thanh toán tiền hàng.
- Nếu hàng hàng phải chuyển tải ở một nước thứ ba, người giao nhận đảm
trách việc nhận hàng từ tàu thứ nhất và tìm cách gửi hàng lên tàu thứ hai để đi
đến cảng cuối của người nhập khẩu, mà người xuất khẩu khỏi phải có đại diện
tại nước thứ ba lo việc trên nên đỡ tốn phí.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Người giao nhận do thường xuyên tiếp xúc với các hãng tàu nên biết rõ
hãng tàu nào có uy tín, cước phí hợp lý, tuổi của tàu, lịch trình đi và đến đảm
bảo đúng nhằm hạn chế rủi ro đối với hàng so với người xuất khẩu không
chuyên môn về lĩnh vực này.
2.2. Đối với người nhập khẩu
- Tương tự như người xuất khẩu, người nhập khẩu giảm bớt được nhân
sự, giảm phí.
- Tránh được nhiều rủi ro, khi nhận hàng từ tàu, nhất là đối với hàng rời
như phân bón, bột mỳ, xi măng, … vì thủ tục nhận hàng phức tạp. Nếu không
nắm vững các thủ tục này, trong trường hợp tàu giao hàng thiếu, hoặc hư do tàu
bảo quản không tốt, người nhập khẩu sẽ không biết lập các chứng từ liên hệ như:
giấy chứng nhận hàng giao thiếu, biên bản hàng đổ vỡ và hư hỏng, mời bảo
hiểm giám định và lập biên bản giám định… sẽ khó khiếu nại đòi tàu bồi thường
hoặc đòi công ty bảo hiểm bồi thường, nếu hàng được bảo hiểm…
- Nhận hàng nhanh để giải tỏa kho bãi để tránh bị phạt vì lưu kho bãi cảng
quá hạn, … giúp tiêu thụ hàng trên thị trường nhanh.
- Thay mặt người nhập khẩu để bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách lập các
chứng từ liên hệ để khiếu nại tàu, cảng gây tổn thất đối với hàng.

3.Các loại hình dịch vụ giao nhận hàng hoá
3.1.Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh
- Giao nhận thuần tuý: Là hoạt động chỉ bao gồm thuần tuý việc gửi hàng
đi hoặc nhận hàng đến.
- Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạt
động như xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển, …
3.2.Căn cứ vào tính chất giao nhận
- Giao nhận riêng: Là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự
tổ chức, không sử dụng lao vụ của các tổ chức giao nhận chuyên nghiệp.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Giao nhận chuyên nghiệp: Là hoạt động giao nhận của các công ty
chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng
(dịch vụ giao nhận).
4.Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
4.1. Đối với hàng xuất khẩu
4.1.1. Nếu hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng
* Giao hàng xuất khẩu cho cảng:
-Giao Bản danh mục hàng (Cargo List) và đăng ký với phòng điều động
của Cảng để bố trí kho bãi và lập phương án xếp dỡ.
- Chủ hàng (hoặc người được ủy thác) liên hệ với phòng thương vụ cảng
để ký hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng với cảng.
- Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng.
- Giao hàng vào kho, bãi cảng.
* Giao hàng xuất khẩu cho tàu:
- Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu:
+ Làm các thủ tục, kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu có), thủ tục hải
quan.
+ Báo cho cảng ngày, giờ dự kiến tàu đến, chấp nhận thông báo sẵn
sàng của tàu.
+ Giao cho cảng Cargo List để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ, dựa

trên Cargo List, Thuyền phó phụ trách hàng hóa sẽ lập sơ đồ xếp hàng
trên tàu.
+ Ký hợp đồng xếp dỡ với cảng.
- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu:
+ Trước khi xếp hàng lên tàu, phải tổ chức vận tải hàng từ kho ra
cảng, lấy Lệnh xếp hàng, ấn định số máng tàu (chỗ chứa hàng), bố trí xe
và công nhân và người áp tải hàng nếu cần.
+ Tiến hành việc xếp và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu
do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
đại diện hải quan. Trong lúc giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải
ghi số lượng hàng giao vào phiếu kiểm đếm, cuối ngày phải ghi vào bản
báo cáo hàng ngày và khi cấp xong một tàu, vào báo cáo sau cùng. Phía
tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kêt quả vào phiếu kiểm đếm. Việc
kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện.
+ Khi giao nhận xong một lô hàng, hoặc toàn tàu cảng phải lấy biên
lai thuyền phó để trên căn cứ đó, tàu lập vận đơn đường biển đã xếp hàng
(Shipped on board hay On board Bill of lading).
Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi
trong Tally Sheet, cảng sẽ lập “Biên bản tổng kết xếp hàng lên tàu” và
cùng ký xác nhận với tàu. Đây cũng chính là căn cứ để tàu lập Bill of
Lading (B/L).
- Lập bộ chứng từ thanh toán: Dựa vào hợp đồng mua bán và L/C, người
giao nhận hàng phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết (vận đơn, hóa
đơn, giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng, … ) để tập hợp thành bộ
chứng từ thanh toán tiền hàng, xuất trình cho Ngân hàng mở L/C thông
qua ngân hàng đại diện tại nước người bán để được thanh toán tiền hàng
nếu quy định thanh toán bằng L/C.
Bộ chứng từ phải phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C
quy định và nội dung của các chứng từ phải phù hợp lẫn nhau và phải

xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C (Within the
validity of L/C), tức L/C còn giá trị thực hiện.
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng
nếu bán theo CIF hoặc CIP.
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng,như chi phí bốc hàng, bảo
quản, lưu kho.
- Tính toán tiền thưởng phạt xếp dỡ (nếu có), khi hàng được chở bằng tàu
chuyến (thuê bao cả tàu với số lượng lớn từ 5 hay 10.000 tấn trở lên), còn
tàu chợ thì không.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
4.1.2.Nếu hàng xuất khẩu không phải lưu kho, bãi của cảng
Chủ hàng vận tải hàng từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để hàng
từ các kho riêng của mình, hoặc từ phương tiện vận tải của mình để giao trực
tiếp cho tàu chứ không qua các kho của cảng.
Các bước giao nhận hàng cũng diễn ra tương tự như đối với hàng thông
qua cảng. Sau khi đã đăng ký với cảng và ký hợp đồng xếp dỡ, hàng cũng sẽ do
cảng xếp lên tàu và chủ hàng cùng với nhân viên giao nhận cảng, giao hàng trên
cơ sở tay ba. Số lượng hàng sẽ được giao nhận, kiểm đếm và được ghi vào phiếu
kiểm đếm có chữ ký xác nhận của ba bên.
4.1.3.Nếu hàng xuất khẩu được đóng trong thùng container
* Nếu gởi hàng nguyên/ nhận nguyên (FCL/FCL: Full container load): -
Chủ hàng (hoặc người được ủy nhiệm) điền vào phiếu lưu khoang tàu và đưa
cho đại diện hãng tàu, hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với Bản danh mục
hàng xuất khẩu (Cargo list).
- Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container cho
chủ hàng mượn và giao phiếu đóng gói (Packing List) và Seal (dấu niêm phong).
- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình.
- Mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm định , kiểm dịch, giám định
hàng (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi
đóng xong, hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container. chủ hàng điều chỉnh lại

Packing list và Cargo list (nếu cần).
- Chủ hàng vận tải và giao container hàng cho tàu tại bãi chứa container
quy định, hoặc hải quan cảng 3 trước khi hết thời gian quy định (Closing time)
của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng, trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy
Mate’s Receipt.
- Sau khi hàng đã xếp lên tàu xong, chủ hàng mang Mate’s Receipt để đổi
lấy vận đơn hoàn hảo, đã xếp hàng (Clean Shipped on board Bill of lading).
* Nếu gửi hàng lẻ/nhận hàng lẻ LCL/LCL (LCL: Less than container
load)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Chủ hàng gửi Booking Note cho hãng tàu, hoặc đại lý của hãng tàu,
cung cấp cho họ các thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking
Note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa
điểm giao nhận hàng.
- Chủ hàng (hoặc người được uỷ nhiệm) mang hàng đến giao cho người
vận tải, hoặc đại lý của họ tại Trạm hàng lẻ CFS (Container Freight Station) quy
định.
- Chủ hàng mời đại diện hải quan để kiểm tra, kiểm hoá và giám sát việc
đóng hàng vào container của người vận tải (Carrier), hoặc người giao hàng
(Consolidator), tức công ty giao nhận. Sau khi đã kiểm tra, hải quan niêm
phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên
tàu container (không có lan can tàu như tàu bình thường: tàu chuyến hoặc tàu
chợ) và yêu cầu thuyền trưởng cấp vận đơn.
- Người vận tải xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.
- Chủ hàng tập hợp bộ chứng từ gửi hàng để được người mua thanh toán
tiền hàng.
4.2. Đối với hàng nhập khẩu
4.2.1.Nếu hàng nhập khẩu phải lưu kho, bãi tại cảng
* Cảng nhận hàng từ tàu:
- Trước khi dỡ hàng từ tàu, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng bản

lược khai hàng hoá, sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như
hải quan, phòng điều độ cảng, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí
phương tiện làm hàng.
- Cảng và đại diện tàu kiểm tra lại tình trạng hầm tàu. Nếu thấy hầm tàu
ẩm ướt, hàng ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư, mất phải lập biên bản để hai
bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào biên bản, phải mời cơ quan giám định
như Vinacontrol chẳng hạn lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng.
- Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu, hoặc của cảng và xếp lên phương tiện
vận tải, dể đưa hàng về kho, bãi. Trong lúc dỡ hàng, đại diện tàu cùng nhân viên
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
giao nhận cũng kiểm đếm và phân loại hàng cũng như kiểm tra về tình trạng
hàng và ghi vào Tally Sheet.
- Hàng sẽ được xếp lên xe tải để vận chuyển về kho theo phiếu vận
chuyển có ghi rõ số lượng, loại hàng, số B/L.
- Cuối mỗi ca và khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu
số lượng hàng giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet.
- Lập biên bản kết toán nhận hàng với tàu ROROC (Report on Receipt of
cargo) trên căn cứ Tally Sheet. Cảng và tàu đều ký vào biên bản kết toán này,
xác nhận số lượng hàng thực giao so với Cargo Manifest và Bill of Lading.
- Lập các chứng từ cần thiết lúc giao nhận, như bảo hiểm hàng đổ vỡ và
hư hỏng COR (Cargo outturn Report) nếu hàng bị hư hỏng, hay yêu cầu tàu cấp
giới chứng nhận hàng thiếu CSC (Certificate of shortlanded), nếu tàu giao thiếu
hàng so với Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) do tàu lập nói lên chủng loại,
số lượng hàng được chở trên tàu ở cảng đi.
* Cảng giao cho chủ hàng:
- Khi nhận được thông báo tàu đến, chủ hàng phải mang B/L gốc, giấy
giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận “Lệnh giao hàng” D/O (Delivery
Order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại B/L gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận
hàng.
- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai.

- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing
List đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng đã ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng,
tại đây lưu 1 bản D/O.
- Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu
xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
- Làm thủ tục hải quan theo các bước sau:
+ Khai hải quan: Theo mẫu quy định.
+ Nộp và xuất trình bộ hồ sơ hải quan, gồm: Packing list; Lệnh giao
hàng của người vận tải (D/O); Bill of Lading; Commercial invoice, …
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Xuất trình và kiểm tra hàng hoá
+ Tính và thông báo thuế
+ Chủ hàng ký nhận vào Giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế
trong vòng 30 ngày) và yêu cầu chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan.
Sau khi hải quan xác nhận “đã hoàn thành thủ tục hải quan”, chủ hàng có
thể mang hàng ra khỏi cảng và mang về kho riêng.
4.2.2.Nếu hàng nhập khẩu không lưu kho, bãi tại cảng
Khi chủ hàng có khối lượng hàng lớn (5 hoặc 10 ngàn tấn trở lên) chiếm
toàn bộ hầm hoặc tàu (thuê tàu chuyến), hoặc hàng rời như phân bón, xi măng ,
urê, bột mì, …chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể đứng ra giao
nhận trực tiếp với tàu.
Trước khi nhận hàng, chủ hàng phải hoàn tất các thủ tục hải quan và trao
cho cảng B/L, D/O. Sau khi đối chiếu với Manifest, cảng sẽ lập hoá đơn về cước
phí bốc xếp và cấp lệnh giao thẳng để chủ hàng xuất trình nhân viên giao nhận
cảng tại tàu để nhận hàng.
Sau khi nhận hàng, chủ hàng và nhân viên giao nhận cảng cùng ký bản
tổng kết giao nhận và xác nhận số lượng hàng đã giao nhận bằng phiếu giao
hàng kiêm phiếu xuất kho. Đối với tàu , chủ hàng vẫn phải lập Tally Sheet và
ROROC như trên.

4.2.3.Hàng nhập khẩu bằng container
* Nếu là hàng nguyên container:
- Khi nhận được thông báo hàng đến (Notice of arrive) chủ hàng mang
B/L gốc và giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.
- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ
hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng của mình để kiểm tra hải quan
nhưng phải trả vỏ container đúng hạn, nếu không sẽ bị phạt vì lưu giữ container
quá hạn.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan,chủ hàng phải mang các chứng từ
nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
* Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL)
Chủ hàng mang B/L gốc, hoặc vận đơn tập thể đến hãng tàu, hoặc đại lý
của người thu gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tai trạm hàng lẻ ở cảng
quy định và làm các thủ tục như trên.
5. Phạm vi hoạt động của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng
đường biển
5.1.Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
Theo các chỉ thị gửi hàng (shipping instruction) của người xuất khẩu,
người giao nhận phải:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người vận tải thích hợp.
- Lưu khoang (book space) với hãng tàu đã lựa chọn.
- Nhận hàng và cấp các chứng từ như: Giấy chứng nhận hàng của người
giao nhận (Fowarder’s Certificate of Receipt), giấy chứng nhận vận
chuyển của người giao nhận (Fowarder’s certificate of transpor).
- Nghiên cứu các điều khoản của thư tín dụng (L/C) và các quy định của
chính quyền được áo dụng cho việc gửi hàng của nước nhập khẩu, nước
xuất khẩu, cũng như ở bất cứ nước quá cảnh nào, cũng cần chuẩn bị mọi
chứng từ cần thiết.

- Đóng gói hàng hoá (pack the goods) (trừ phi việc này do người gửi hàng
thực hiện trước khi giao hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến
đường, phương thức vận tải, bản chất hàng hoá và các luật lệ áp dụng nếu
có nước xuất khẩu, các nước chuyển tải và nước đến.
- Sắp xếp việc lưu kho (warehousing) hàng hoá nếu cần.
- Cân, đo hàng.
- Lưu ý người gửi hàng về nhu cầu mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng
yêu cầu, sễ lo liệu mua bảo hiểm hàng.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Vận chuyển hàng vào cảng, sắp xếp việc khai hải quan, lo các thủ tục,
chứng từ liên hệ và giao hàng cho người vận tải.
- Lo việc giao dịch hối đoái nếu có.
- Thanh toán chi phí và các phí tổn khác, bao gồm cước phí.
- Nhận vận đơn có ý tên của hãng tàu và giao cho người nhận hàng.
- Giám sát việc dịch chuyển hàng trên đường đưa tới người nhận hàng
thông qua các cuộc tiếp xúc với hãng tàu và đại lý của người giao nhận ở
nước ngoài đối với hàng.
- Ghi nhận các tổn thất hoặc mất mát đối với hàng (damages or losses).
- Giúp đỡ người gửi hàng tiến hnàh việc khiếu nại với người vận chuyển
về tổn thất hàng nếu có.
5.2.Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
Theo các chỉ thị giao hàng của người nhập, người giao nhận phải:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc chuyển dịch hàng, khi người
nhận hàng lo việc vận tải hàng như nhập theo FOB chẳng hạn.
- Nhận và kiểm soát mọi chứng từ thích hợp liên quan đến việc chuyển
dịch hàng.
- Nhận hàng từ người vận tải và nếu cần, trả cước phí (pay the freight
cost).
- Sắp xếp việc khai hải quan và trả thuế, lệ phí và các chi phí khác cho hải
quan và các cơ quan công quyền khác.

- Sắp xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần.
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận (deliver the cleared
goods to the consignee).
- Giúp đỡ người nhận hàng (nếu cần) tiến hành việc khiếu nại đối với
hãng tàu về mất hàng hay bất cứ hư hại nào đối với hàng.
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng nếu cần.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
5.3.Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ đã nêu ở trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng
của mình, người giao nhận cũng có thể làm các dịch vụ khác phát sinh trong các
nghiệp vụ quá cảnh và các dịch vụ đặc biệt khác như các dịch vụ gom hàng hay
tập trung hàng (tập trung các lô hàng riêng lẻ lại) liên hệ đến hàng hoá theo dự
án, các dự án chìa khoá trao tay, …Người giao nhận cũng có thể thông báo cho
khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, các thị trường mới, tình hình cạnh
tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều khoản thương mại thích hợp cần phải có
trong hợp đồng ngoại thương và tóm lại, mọi vấn đề liên hệ đến việc kinh doanh
của mình.
5.4.Các loại hàng đặc biệt
Người giao nhận thường làm dịch vụ các hàng bách hoá bao gồm nhiều
loại rộng lớn thành phẩm, hàng thô, bấn thành phẩm và các hàng hoá linh tinh
khác trao đổi trong mậu dịch quốc tế. Các dịch vụ đã được phân tích ở phần trên
thường được áp dụng đối với hàng hoá đó, nhưng cũng tuỳ theo yêu cầu của
khách hàng, người giao nhận cũng có thể làm các dịch vụ khác có liên hệ đến
hàng hoá đặc biệt và một số người giao nhận có thể chuyên làm các dịch vụ trên.
Thí dụ cho các dịch đó là:
- Vận chuyển hàng theo dự án: việc này chủ yếu liên quan đến vận chuyển
thiết bị máy móc, thiết bị nặng, …để xây dựng các công trình sân bay, nhà
máy hoá chất, nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, …từ nơi nhà sản xuất
đến đến công trình xây dựng.
- Triển lãm ở hải ngoại: Người giao nhận thường được các tổ chức triển

lãm giao cho vận chuyển hàng đến nơi triển lãm ở nước khác. Người giao
nhận phải tuân theo các chỉ dẫn đặc biệt của các người tổ chức triển lãm
về hình thức vận chuyển được sử dụng, cách thức làm thủ tục hải quan ở
nước đến khi giao hàng triển lãm và các chứng từ cần có.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
III- SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM
1. Những lợi thế trong việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu bằng đường biển ở Việt Nam
Với trên 3000 km đường biển, Việt Nam có vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi
trên bản đồ khu vực địa lý Thái Bình Dương, một khu vực kinh tế năng động và
nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Quá trình tự do hoá thương mại và sự
mở cửa của nền kinh tế đã biến Việt Nam trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn,
Việt Nam có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước trên thế giới với khối lượng
và giá trị buôn bán không ngừng tăng qua các năm. Trong năm 2005, sản lượng
thông quan các cảng biển của Việt Nam đạt 127,67 triệu tấn, tăng 11,96% so với
năm 2004. Đặc biệt đáng chú ý là hoạt động hàng hải tăng mạnh ở các vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam do nhu cầu vận chuyển hàng hoá cho
khu vực này tăng mạnh. Dự báo trong năm 2006 này, khi Việt Nam đang chuẩn
bị gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO thì khối lượng hàng hoá
thông quan tại các cảng sẽ tăng khoảng 15% so với năm 2005. Như vậy khối
lượng hàng hoá thông quan tại các cảng biển Việt Nam có thể được coi là khá
lớn đối với hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này
cần phải tích cực tận dụng lợi thế “sân nhà” của mình để có thể đảm nhận được
một khối lượng ngày càng nhiều các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Hiện tại, Nhà nước đang tập trung xây dựng rất nhiều cảng biển lớn với
hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại có thể đủ sức tiếp nhận những con tàu lón có
trọng trên 50.000 tấn trở lên đồng thời không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ
thống các văn bản về Luật hàng hải theo chiều hướng thông thoáng, giảm bớt

các thủ tục phiền hà. Những nỗ lực này từ phía Nhà nước trong tương lai gần sẽ
kích thích mạnh mẽ ngành Hàng hải của Việt Nam nói chung và của hoạt động
giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng có những bước
tiến đáng kể.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2. Sự cần thiết phải thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
bằng đường biển của Việt Nam
Mặc dù khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển thông quan
tại các cảng của Việt Nam là rất lớn nhưng do trong các điều kiện buôn bán của
các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, thường thì các
doanh nghiệp trong nước phải bán hàng theo điều kiện FOB và mua hàng với
điều kiện CIF, chính điều này đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam thường
mất đi sự chủ động trong việc thuê tàu, mua bảo hiểm, cũng như các dịch vụ
khác có liên quan đến việc chuyên chở hàng từ người bán đến người mua. Vì
vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận của Việt Nam thường
chỉ đảm nhận vai trò đại lý cho các doanh nghiệp giao nhận ở nước ngoài, tức là
phụ trách việc giao nhận hàng hoá khi hàng hoá ở trên lãnh thổ Việt Nam. Vì
vậy nếu chúng ta không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động giao nhận hàng
hoá xuất nhập khẩu để dần chiếm lĩnh được thị phần trong tổng số khối lượng
hàng hoá tiến hành giao nhận với các doanh nghiệp nước ngoài thì quả là rất
đáng tiếc.
Bên cạnh đó với việc thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu bằng đường biển nói riêng và hoạt động giao nhận nói chung, chúng ta sẽ
dần góp phần nâng cao được trình độ, ngày càng hoàn thiện các kỹ năng cần
thiết cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong ngành giao nhận. Từ đó, một
mặt sẽ góp phần tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước và một mặt sẽ nâng cao
được vị thế của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận của Việt
Nam trên trường quốc tế.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH GIAO

NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY VINATRANCO
THỜI GIAN QUA
I- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại
Tên giao dịch: The vietnam national trade transport warehousing and
service company (viết tắt: vinatranco)
- Trụ sở: số 473 Minh khai, quận hai bà trưng, hà nội
- Giấy phép kinh doanh số 109777 cấp ngày 25-3-1995
- Điện thoại: 04.8624413/8621644
- Fax: 8621214
- Email:
Tiền thân của công ty vinatranco là chi cục vận tải khu IV được thành lập
từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, trong hoàn cảnh chiến tranh, chi cục phải thực
hiện nhiệm vụ chính là phục vụ chiến đấu. Đến năm 1979, theo quyết định của
số 73 NTQĐ (ban hành ngày 3 tháng 11 năm 1979), cục kho vận ra đời dựa trên
cơ sở vật chất của chi cục vận tải khu IV và bắt đầu thực hiện chức năng quản lý
công tác kho vận của Bộ nội thương. Bước sang thập kỷ 80, công ty được đổi
tên thành công ty kho vận nội thương I, hoạt động với chức năng kinh doanh
kho hàng, vận tải và dịch vụ giao nhận trên phạm vi toàn miền bắc ( cùng với
công ty kho vận nội thương II ở miền nam). Sự ra đời này được đánh dấu bởi
quyết định số 36 NTQĐ ban hành ngày 5 tháng 5 năm 1981.
Sau thời gian đó, do tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, Bộ nội
thương nhận thấy cần phải sáp nhập hai công ty kho vận I và II để thành lập
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tổng công ty kho vận. Tổng công ty tồn tại từ năm 1985 đến 1995 theo quyết
định hình thành lập số 212 NTQĐ ban hành ngày 11 tháng 11 năm 1985. Đây là
giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công ty kể từ khi bắt đầu thành lập.
Công ty được chính thức thành lập từ năm 1995 và lấy tên là công ty kho

vận và dịch vụ thương mại với tên giao dịch là VINATRANCO. Là một doanh
nghiệp Nhà nước thuộc Bộ thương mại, ra đời theo quyết định số 109
TM/TCCB ban hành ngày 22 tháng 2 năm 1995. Sau 10 năm tồn tại với nhiều
kết quả đạt được trong sản xuất và kinh doanh, đến ngày 1 tháng 6 năm 2005
công ty được tiến hành cổ phần theo quyết định số 727/QĐ-BTM của Bộ thương
mại .
Là một công ty cổ phần được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết
nhiều đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau trong kinh doanh và sản
xuất, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các thành viên và thực hiện các
nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳ .
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
2.1. Chức năng
Công ty VINATRANCO có những chức năng hoạt động và sản xuất kinh
doanh sau:
+ Kinh doanh hàng hoá: Các mặt hàng chính mà Công ty Kho vận và dịch
vụ thương mai kinh doanh gồm có: Dầu nhờn ESSO, săm lốp ôtô, sắt thép,
phương tiện vận tải, vật tư, lương thực, hàng hoá bán lẻ và một số hàng hoá
khác.
+ Kinh doanh dịch vụ: Chủ yếu là các dịch vụ về vận tải. Cụ thể là: kinh
doanh vận tải trực tiếp, vận tải thuê ngoài, làm dịch vụ giao nhận vận chuyển,
làm đại lý vận tải quốc tế. Ngoài ra, do cơ sở kho bãi của Công ty khá thuận lợi
cho hoạt động cho thuê nên kinh doanh kho bãi, thuê nhà, thuê văn phòng trở
thành một bộ phận kinh doanh dịch vụ đóng góp tỷ lệ doanh số tương đối lớn.

×