Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Hoạt động xuất khẩu thức ăn thuỷ sản của công ty TNHH uni president việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.1 KB, 30 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KCN
TNHH

Khu công nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong vòng
15 năm trở lại đây từ khi mở cửa hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành
thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó, hoạt động xuất
nhập khẩu đã phát triển nhanh chóng giúp nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát
triển về cả về qui mô và tốc độ tăng trưởng.
Vì vậy qua thời gian thực tập nhằm nâng cao kiến thức tại công ty TNHH UniPresident Việt Nam, tác giả xin được trình bày đề tài Hoạt động xuất khẩu thức ăn
thuỷ sản của công ty TNHH Uni-President Việt Nam. Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Uni-President Việt Nam.
Chương 2: Tình hình xuất khẩu thức ăn thủy sản của công ty TNHH Uni–
President Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014.
Chương 3: Giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thức ăn thuỷ
sản của công ty TNHH Uni – President Việt Nam.
Người viết xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô Hà Hiền Minh,
cũng như sự hướng dẫn của các anh chị công tác tại Phòng Kinh doanh thức ăn
thuỷ sản của công ty Uni-President Việt Nam trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Mặc dù tác giả đã rất nổ lực và cố gắng, nhưng khó có thể tránh khỏi những thiếu


sót về nội dung cũng như hình thức. Rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý
kiến của quý công ty và giáo viên hướng dẫn để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện
Cao Ngọc Thảo Trang


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT
VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
-Tên công ty: Công ty TNHH Uni-President Việt Nam
-Tổng Giám Đốc: Mr. LEE QING TYAN
-Trụ sở chính: 16-18 ĐT 743 KCN Sóng Thần II, Dĩ An, Bình Dương.
-Điện thoại: 06503.790.810~6,
-Fax: 06503.790.810

-Logo:
Tập đoàn Uni-President là tập đoàn lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh lương
thực thực phẩm của Đài Loan, được thành lập vào ngày 01/07/1967 tại Đài Nam,
Đài Loan.
Do Việt Nam có những ưu thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên vật liệu đầu
vào, phối hợp với chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước Việt Nam đối với
nhà đầu tư nước ngoài từ khi mở cửa vào năm 1988, cùng với giá nhân công thấp,
không bao lâu đã thu hút được chú ý và đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, làm
cho Việt Nam trở thành một nước lý tưởng để thành lập nhà máy, nắm bắt cơ hội
ngàn năm đó, Tập đoàn Uni-President quyết định đầu tư nhà máy tại Việt Nam.
Công ty TNHH Uni-President Việt Nam được cấp phép đầu tư vào ngày 6
tháng 2 năm 1999, qui hoạch thành 6 hạng mục đầu tư, bao gồm: Ngành Thức ăn
Gia súc, Ngành Thức ăn Thủy sản, Ngành Bột mì, Ngành Thực phẩm, Ngành Nước
uống, Ngành Dầu thực vật với tổng số vốn đầu tư trên 225,000,000 USD (hai trăm

hai mươi năm triệu đôla), vốn pháp định là 68,000,000 USD (sáu mươi tám triệu
đôla).
Ngày 27 tháng 2 năm 2000, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn UniPresident – Ông Kao Chin Yen đích thân đến Việt Nam chủ trì buổi lễ động thổ
Nhà máy Bình Dương.


Ngày 15 tháng 8 năm 2001, Nhà máy Sản xuất Thức ăn Chăn nuôi chính thức
đi vào hoạt động, tiếp đó ngày 15 tháng 12 năm 2001, Nhà máy Sản xuất Mì ăn liền
cũng hoàn công và đi vào hoạt động. Ngày 27 tháng 2 năm 2003, Uni-President
Việt Nam khánh thành Nhà máy Bột mì và đưa vào sử dụng.
Hơn mười năm qua người tiêu dùng Việt Nam đã biết đến các sản phẩm của
công ty qua các nhãn hiệu:
+ Mì ăn liền: Unif, Vua Bếp,…
+ Thức ăn gia súc (TAGS): UP, NuRi…
+ Thức ăn thủy sản: UP, LaOne, NuRi, Super, Hi-Aqua…
+ Bột mì: Unifour.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và công tác quản
trị nhân sự của công ty
1.2.1. Chức năng

Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuộc ngành thực phẩm như
thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, bột mì, mì ăn liền đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty còn luôn kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất,
nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm phù hợp với khẩu vị, môi trường, khí hậu
Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ngoài ra, công ty
còn luôn tìm tòi, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất, hạ giá thành
sản phẩm đồng thời quản lý các nguồn lực một cách chặt chẽ tránh lãng phí để
đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
1.2.2. Nhiệm vụ


Với tư cách là nhà đầu tư có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, Công ty UniPresident Việt Nam phải tuân thủ Pháp luật Việt Nam và các chính sách do Nhà
nước Việt Nam ban hành. Công ty có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước Việt Nam
gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp 28%, thuế chuyển lợi nhuận 5% và các loại thuế
khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Uni-President Việt Nam có rất nhiều phòng
ban, là sự kết hợp giữa sự phân chia theo chức năng (nhánh bên trái) và sản phẩm
(nhánh bên phải).


Đối chiếu với qui mô rộng lớn của công ty, có thể thấy rằng việc tổ chức công
ty như sơ đồ là rất rõ ràng và phù hợp, tạo thuận lợi cho công tác quản lý của bộ
máy lãnh đạo.
Sau đây sẽ điểm qua chức năng của một số phòng ban chính.
- Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Bộ phận Quản lý, Bộ phận Tài Vụ, Bộ
phận QA ( Bảo đảm chất lượng), Bộ phận Công Vụ chịu trách nhiệm phối hợp chặt
chẽ với nhau, là cơ đầu não giúp điều hành công ty, thông qua những quyết định
mới và tiến hành thực hiện các quyết định đó.
-Bộ phận thu mua: Chịu trách nhiệm về việc cung ứng đầy đủ kịp thời vật tư
máy móc thiết bị, phương tiện, nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất và điều hành
ở công ty.
-Ngành Thực Phẩm gồm có các Bộ phận sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực
phẩm và nghiên cứu thực phẩm. Ngành Bột mì gồm có Bộ phận sản xuất bột mì, bộ
phận kinh doanh bột mì, bộ phận nghiên cứu bột mì. Ngành thức ăn gia súc gồm có
bộ phận sản xuất thức ăn gia súc, bộ phận kinh doanh sản phẩm thức ăn gia súc, bộ
phận nghiên cứu thức ăn gia súc. Ngành Thức ăn thuỷ sản gồm có bộ phận sản
xuất, bộ phận kinh doanh và bộ phận nghiên cứu thức ăn thủy sản.
Trong thời gian thực tập tại công ty, người viết được học hỏi kinh nghiệm cũng
như nhận được sự hướng dẫn tận tình của các nhân viên của Bộ phận thức ăn thuỷ

sản, cụ thể như sau:
-Tuần 1: Làm quen với một số hoạt động của phòng Kinh doanh thức ăn thuỷ
sản, tìm hiểu về công tác quản trị nhân sự và tình hình hoạt động của công ty trong
3 năm gần nhất.
-Tuần 2, 3: Cập nhật thông tin về cơ cấu thị trường, cơ cấu mặt hàng và kim
ngạch xuất khẩu thức ăn thuỷ sản trong 3 năm gần nhất.
-Tuần 4: Tìm hiểu về chiến lược xúc tiến của công ty đối với các đại lý phân
phối thức ăn thuỷ sản.



Sơ đồ 1.1.
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Chi
Công
Ngàn
nhánh
ty hcon
Tiền
tại
Thức
Giang
Ninh
Ăn
Thuậ
Thuỷ
n

Sản

Ngành
Ngành Thức Ăn
Thuỷ Thực
Sản Phẩm
NgànhNgành
Bột MìThức Ăn Gia Súc

BP QuảnBP
lýTài VụBP QABP CôngBPVụThu mua

Nguồn: Phòng Kinh doanh Thức ăn thuỷ sản
1.2.4. Công tác quản trị nhân sự

Năm 2014, tổng số lao động của công ty là 1370 người, 572 nam và 798 nữ,
trong đó số nhân viên tốt nghiệp đại học và trên đại học là 511 người, cao đẳng và
trung cấp: 310 người, sơ cấp và lao động phổ thông là 549 người.
Đội ngũ nhân lực có độ tuổi dao động từ 21-45 tuổi. Điều kiện ứng tuyển vào
phải dưới 35 tuổi, những nhân viên trên 35 tuổi là những cá nhân có thâm niên và
gắn bó với công ty. Hầu hết các nhân viên đều biết ngoại ngữ và vi tính; ở một số
vị trí nhất định, công ty đánh giá khả năng tiếng Anh của ứng viên thông qua
phỏng vấn tiếng Anh, không bắt buộc phải có chứng chỉ, nhưng nếu có Toeic,
IELTS hay TOEFL thì được ưu tiên hơn; một số phòng ban yêu cầu nhân viên có
thể sử dụng tiếng Trung.
Chính sách đãi ngộ của công ty tương đối tốt: Mỗi năm công ty tổ chức cho
nhân viên có thành tích tốt đi du lịch Đài Loan hoặc Hàn Quốc.
Cơ cấu lao động như trên cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu của công ty. Công việc
thuộc các phòng ban điều hành và kinh doanh được các nhân viên có chuyên môn
đảm nhận, đặt biệt là những nhân viên thông thạo tiếng Trung vì trong quá trình

làm phải tiếp nhận nhiều tài liệu từ trụ sở chính ở Đài Loan. Lao động phổ thông
được bố trí làm việc tại khu nhà máy trong khuôn viên công ty. Tuỳ theo đóng góp

B
P
N
Ki
Sả
gh
nnh

D
X
n
oa
uấ
C
tnh
ứu
T
T
A
A
T


và vị trí của mình, các nhân viên thuộc các bộ phận khác nhau sẽ được xem xét cho
những chế độ đãi ngộ khác nhau.
1.3. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn
2012-2014

Bảng 1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Uni – President
Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: VNĐ
Tiêu chí

2012

2013

2014

Doanh thu

1,175,394,425,731

1,333,038,854,691

1,551,916,059,482

Chi phí

993,457,175,729

1,100,614,824,873

1,252,779,544,082

Lợi nhuận

181,937,250,002


232,424,029,818

299,136,515,400
Nguồn: Phòng Kinh doanh

Bảng 1.2. Tình hình biến động trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
Uni–President Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: VNĐ, %
Tiêu chí

2013/2012
Gía trị

2014/2013
Tỷ trọng

Gía trị

Tỷ trọng

Doanh thu

157,644,428,960 113.41

218,877,204,791

116.42

Chi phí


107,157,649,144 110.79

152,164,719,209

113.83

Lợi nhuận

50,486,779,816

127.75
66,712,485,582
128.7
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Bảng 1.1

Qua số liệu tổng hợp từ Phòng Kinh doanh, có thể nhận thấy rằng tình hình
kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty TNHH Uni-President Việt Nam khá
ổn định và có chiều hướng đi lên. Cụ thể:
Năm 2012, tổng doanh thu của công ty là 1,175,394,425,731 VNĐ. Đây được
đánh giá là một con số rất lớn, cho thấy tình hình kinh doanh của công ty sau 13
năm đầu tư tại Việt Nam đã thu lại kết quả rất tốt mà không phải công ty nào cũng
có thể làm được.
Đồng thời, để đạt được tổng doanh thu như trên, công ty đã phải chi ra một
khoản chi phí tương ứng là 993,457,175,729 VNĐ (chiếm 84.5% tổng doanh thu).


Sau khi đã khấu trừ đi mọi chi phí, lợi nhuận cuối cùng mà công ty giữ lại là
181,937,250,002 VNĐ. Theo đánh giá của ông TSAI CHIH SHENG - Gíam đốc
Phòng kinh doanh, lợi nhuận năm 2012 là tương đối khả quan. Tuy nhiên, trong

tương lai, công ty vẫn hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn nữa vì hai lý do
chính yếu là: thứ nhất, tính đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa khai thác hết
công suất của mình, nhất là nhà máy ở Quảng Nam; thứ hai, việc quản lý chi phí
của công ty còn chưa hiệu quả.
Năm 2013, công ty TNHH Uni-President Việt Nam đã chứng kiến một động thái rất
khả quan về sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể, tổng
doanh thu đạt mức 1,333,038,854,691 VNĐ, tăng 157,644,428,960 VNĐ so với
năm 2012, tương đương tăng 13.41 % về mặt tương đối. Điều này có thể giải thích
do một số nguyên nhân chính như sau:
Năm 2013, công ty đã tìm ra nhiều bạn hàng mới thông qua các chương trình
hội thảo được tổ chức ở các thị trường tiềm năng như Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan,
Việt Nam,…Theo ghi nhận, một số khách hàng lớn của công ty có thể kể đến như:
Công ty Nuôi trồng Thủy sản CP và công ty Godrej Agrovet (Ấn Độ), Avanti
Feeds (Thái Lan), …
Sản lượng sản xuất năm tăng dần qua các năm, vì vậy năm 2013, công ty đã
xuất khẩu ra nước ngoài, cũng như phân phối trong thị trường nội địa Việt Nam
một khối lượng hàng hoá lớn hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển khi
ngừng về qui mô cũng như mật độ của các trang trại nuôi trồng thuỷ sản, gia súc,
gia cầm… tại Việt Nam và các nước lận cận. Và đó là một trong những nguyên
nhân chính giúp tổng doanh thu của công ty tăng mạnh.
Về mặt chi phí, năm 2013, công ty đã chi một con số cao ngất 1,100,614,824,873 VNĐ, tăng 107,157,649,144 VNĐ, ứng với 10.79% so với năm
2012. Theo ghi nhận, chi phí năm 2013 của doanh nghiệp đến từ những nguyên
nhân sau: Vì công ty Uni-President Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các
đối thủ các đối thủ giàu kinh nghiệm ở thị trường Việt Nam như ProConco,
Greenfill…nên công ty phải chi nhiều hơn năm 2012 cho hoạt động thu hút khách
hàng, tổ chức hội thảo để quảng quá rộng rãi sản phẩm của mình. Đối với các đại lý
lớn, nhất là các vùng trọng điểm chăn nuôi, ví dụ, vùng đồng bằng sông Hồng và


đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, công ty nhất thiết phải hỗ trợ họ về mặt

tài chính. Đó là các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu số lượng, cấp tín
dụng, tiền hoa hồng, tiền thưởng, chi phí du lịch…cho hàng loạt các đại lý trong
kênh phân phối rộng khắp của Uni-Presdident Việt Nam.
Chi phí về giá vốn hàng bán vẫn chiếm giá trị rất lớn trên tổng chi phí trong tất
cả các năm. Sở dĩ, doanh thu tăng nhanh hơn chi phí một phần là do công ty đã
khéo léo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán. Nguồn nguyên
liệu của công ty chủ yếu đến từ Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Hiện nay, công
ty đang chú trọng đến đối tác Trung Quốc như một đối tác chiến lược cho nguồn
nguyên liệu đầu vào, với giá thành tương đối rẻ hơn so với các nhà cung cấp khác.
Mặc dù vậy, để đảm bảo uy tín, công ty vẫn rất chặt chẽ trong việc kiểm định
nguồn nguyên liệu từ của khẩu Trung Quốc nhằm duy trì chất lượng sản phẩm cho
khách hàng.
Lợi nhuận năm 2013 của công ty TNHH Uni-Presedent Việt Nam đạt
232,424,029,818 VNĐ, tăng 50,486,779,816VNĐ, tương ứng 27.75% so với năm
2012. Đây là kết quả tất yếu của những nỗ lực tăng doanh thu và quản lý chi phí
hiệu quả của toàn thể công ty. Tuy nhiên, rõ ràng rằng nhân tố góp phần chủ đạo
vào sự tăng trưởng của lợi nhuận năm 2013 là lượng tăng về doanh thu nhiều so với
lượng giảm của chi phí (doanh thu tăng 13.41%, chi phí tăng 10.79%).
Năm 2014 tiếp tục được đánh giá là một năm kinh doanh gặt hái nhiều thành
công của công ty TNHH Uni-President Việt Nam về mặt doanh thu. Tổng doanh
thu là 1,551,916,059,482 VNĐ, tăng 218,877,204,791 VNĐ so với năm 2012, ứng
với 16.42% về mặt tương đối. Theo nhận định từ các cấp điều hành công ty, thì đây
là một động thái nói lên rằng Uni-President Việt Nam đã và đang thành công trong
việc theo đuổi định hướng phát triển của mình. Điển hình là việc liên tục nỗ lực tìm
kiếm thêm nhiều đối tác trong chuỗi sản xuất kinh doanh. Điều này, một mặt, giúp
tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ hơn giúp giảm giá thành đầu vào. Mặt khác, ngày
càng nhiều khách hàng biết và đặt mua các dòng sản phẩm của công ty nhờ vào
những nổ lực quảng bá trong những năm gần đây mặc dù công ty vẫn chưa có
phòng Marketing riêng cho mình.



Tuy nhiên, chi phí năm 2014 lại tăng lên đến 1,252,779,544,082 VNĐ, tăng
152,164,719,209 VNĐ (13.83%) so với năm 2013. Theo kết quả hoạt động kinh
doanh thì nguyên nhân của việc chi phí tăng đến từ các khoản mục chi chính là Chi
phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí khác (các hoạt động xúc tiến, quảng bá, …) và
Chi phí tài chính. Ví dụ, năm 2014 vừa qua, công ty TNHH Uni-President Việt
Nam tổ chức hội nghị khách hàng tại thành phố biển Nha Trang và các tỉnh miền
Tây và đồng bằng Sông Hồng với mục đích tạo điều kiện mở rộng kênh phân phối
cho sản phẩm của mình đối với khách hàng nội địa. Mục tiêu của chiến lược này là
nhằm phổ biến rộng rãi thương hiệu Uni-President Việt Nam ngày càng sâu rộng
không chỉ đến khách hàng lớn và các đại lý vừa khởi sự kinh doanh, mà còn đến
từng hộ gia đình có truyền thống nuôi trồng. Đây là một chiến lược tất yếu mà công
ty không bỏ qua hay thắt chặt kinh phí, nhất là trong thời buổi cạnh tranh ngày một
gay gắt với các công ty nước ngoài khác đã đầu tư và cũng đã thành công tại Việt
Nam.
Được biết, vào năm 2014, các khoản vay tài chính của doanh nghiệp đến hạn
khá nhiều. Vì vậy, công ty phải trích lợi nhuận giữ lại để trả lãi vay hoặc trả vốn
gốc cho một số hạng mục tín dụng cho các tổ chức tài chính như Tập đoàn bảo
hiểm nhân thọ AIA, các ngân hàng thương mại như Citibank, INDOVIA Bank Ltd.,

Lợi nhuận năm 2014 đạt mức cao nhất (299,136,515,400 VNĐ), tăng
66,712,485,582 VNĐ, ứng với 28.7%. Nhờ đó mà nguồn lực tài chính cho công ty
được tăng cường, và từ đó tạo đà phát triển cho những năm tới. Lợi nhuận năm
2014 tăng chủ yếu do tác động từ lượng tăng của tổng doanh thu. Dù chi phí có
tăng hơn so với năm 2013, nhưng trên tầm nhìn tổng thể, công ty đã quản lý hiệu
quả chi phí so với một lượng doanh thu khổng lồ như trên.
Tóm lại, dù các khoản chi phí hàng năm vẫn không được khống chế mà vẫn
tăng lên, nhưng 2012-2014 được xem là giai đoạn có tăng trưởng nhanh và ổn định
của công ty TNHH Uni-President Việt Nam.



1.4. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu thức ăn thủy
sản đối với công ty TNHH Uni-President Việt Nam
Bảng 1.3. Tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu thức ăn thuỷ sản trên tổng doanh
thu của công ty TNHH Uni-President Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: VNĐ, %
Chỉ tiêu
Doanh thu từ XK
Tổng doanh thu
Tỷ trọng

2012
497,076,000,000
1,175,394,425,731

2013
728,352,000,000

2014
865,080,000,000

1,333,038,854,691

1,551,916,059,482

42.29014441
54.6384674
55.74270559
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Phòng kinh doanh


Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thức ăn thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao trên
tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Trong 4 dòng sản phẩm của UniPresident Việt Nam thì thức ăn thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, thức ăn gia súc
xếp hàng nhì, tiếp theo là bột mì và thực phẩm.
Có thể thấy ngay được tầm quan trọng của thức ăn thuỷ sản ngay từ số liệu
được ghi nhận trên Bảng 1.3. Năm 2012, thức ăn thuỷ sản đóng góp 42.29% cho
tổng doanh thu của công ty. Con số này tiếp tục tăng trong hai năm kế tiếp với tỷ
trọng năm 2013 và 2014 đạt lần lượt là 54.64% và 55.74%.
Nguyên nhân làm cho tỷ trọng thức ăn thuỷ sản liên tục tăng trong cả hai năm
2013 và 2014 được cho rằng thống nhất với nhau. Đầu tiên, phải kể đến là yếu tố
năng lực sản xuất của công ty. Tuy được đầu tư xây dựng vào năm 2010 với tổng
vốn đầu tư 140 triệu đô la Mỹ, diện tích13,28 héc-ta, nhưng nhà máy ở Quảng Nam
vẫn chưa được tận dụng hết công suất. Vì vậy, trong giai đoạn 2012-2014, sản
lượng của các dòng sản phẩm của công ty nói chung, của thức ăn thuỷ sản nói riêng
liên tục tăng do một sản lượng tăng thêm rất lớn do nhà máy ở Quảng Nam sản
xuất.
Thứ hai, song hành với tốc độ tăng của ngành nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là
các giống tôm, ở Việt Nam và các nước khu vực châu Á khác như Ấn Độ,
Malaysia, Singapore,…thị trường tiêu thụ thức ăn thuỷ sản của công ty UniPresident Việt Nam cũng từ đó mà không ngừng tăng lên về qui mô và số lượng.


Cuối cùng, chúng ta phải xét đến yếu tố giá cả - nhân tố cực kì quan trọng
trong sự thành công hay thất bại của bất cứ công ty nào. Gía thức ăn thuỷ sản chỉ có
một động thái tăng, rất hiếm khi giảm. Chỉ trong một năm 2014 mà giá thức ăn
thuỷ sản đã tăng đến 6-7 lần, mỗi lần tăng từ 200 – 300đ/kg. Chính vì vậy, doanh
thu từ bán thức ăn thuỷ sản của công ty cứ tăng không phanh trong giai đoạn 20122014.
Tóm lại, qua phân tích số liệu một cách trực quan về tỷ trọng doanh thu của hoạt
động xuất khẩu thức ăn thuỷ sản trong vòng ba năm vừa qua, chúng ta dễ dàng thấy
được tầm quan trọng bậc nhất của nhóm hàng thức ăn thuỷ sản đối với công ty
TNHH Uni-President Việt Nam. Được biết, thức ăn thuỷ sản luôn mang lại lợi
nhuận cao nhất cho công ty, thậm chí còn giúp công ty bù lại các khoản lỗ từ ngành

thực phẩm.


CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỨC ĂN THỦY SẢN CỦA
CÔNG TY TNHH UNI – PRESIDENT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012–
2014
2.1. Hoạt động kinh doanh thức ăn thuỷ sản của công ty
TNHH Uni – President Việt Nam giai đoạn 2012–2014
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu thức ăn thuỷ sản giai đoạn
2012–2014
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu TĂTS của công ty TNHH Uni – President Việt
Nam giai đoạn 2012–2014
Đơn vị: tấn
Năm

2012

2013

2014

Kim ngạch

41,423

60,696

72,090
Nguồn: Phòng Kinh doanh


Bảng 2.5. Tình hình biến động về kim ngạch xuất khẩu thức ăn thuỷ sản của
công ty TNHH Uni–President Việt Nam giai đoạn 2012–2014
Đơn vị: tấn, %
Năm

2013/2012
Gía trị

Kim ngạch

19,273

Tỷ trọng

2014/2013
Gía trị

Tỷ trọng

146.53
11,394
118.77
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Bảng 2.1

Theo các nguyên nhân được phân tích ở nội dung chương 1, kim ngạch xuất
khẩu thức ăn thuỷ sản tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 2012-2014. Phần này,
chúng ta sẽ trình bày cụ thể về lượng tăng cả về mặt số liệu tuyệt đối và tương đối
nhằm thể hiện rõ hơn động thái tăng này.
Năm 2012, công ty xuất đi 41,423 tấn thức ăn thuỷ sản. Con số này tiếp tục
tăng lên đến 60,696 tấn vào năm 2013, với lượng tăng tuyệt đối và tương đối lần

lượt là 19,273 tấn và 46.53%. Sản lượng xuất năm 2014 đạt 72,090 tấn, tăng 11,394
tấn (tương đương 18.77%) so với năm 2013. Nguyên nhân tăng chậm hơn 2013 là
do bệnh đốm trắng xảy ra trên cả tôm thẻ và tôm sú, tôm có độ tuổi từ 10 – 110
ngày sau thả bùng phát mạnh vào cuối năm 2013. Tình hình dịch bệnh đốm trắng
phức tạp hơn, diện tích bị bệnh tăng cao so với các năm trước đây là do diện tích


thả nuôi tôm chân trắng ngày càng tăng. Bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân
trắng và tôm sú lại nặng nề hơn so với năm 2013, nhưng chủ yếu là tôm chân trắng.
Điều này làm cho tôm chết hàng loạt, diện tích nuôi trồng giảm kéo theo tốc độ
tăng sản lượng xuất khẩu thức ăn thuỷ sản năm 2014 tăng nhưng chậm hơn năm
2013 so với năm 2012.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng thức ăn thuỷ sản của công ty TNHH
Uni – President Việt Nam giai đoạn 2012–2014

Bảng 2.6. Cơ cấu mặt hàng thức ăn thuỷ sản xuất khẩu của công ty TNHH
Uni-President Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: tấn, %
2012
Mặt
hàng
Tôm sú
Tôm thẻ
Cá chẻm
Cá mú
Cá tra
Cá rô

Gía trị
(tấn)

16,196.4
10,562.9
6,337.7
4,349.4
3,603.8
372.8

2013

2014

Tỷ
Tỷ
Tỷ
Gía trị
Gía trị
trọng
trọng
trọng
(tấn)
(tấn)
(%)
(%)
(%)
39.1
24,703.3
40.7
32,584.7
45.2
25.5

14,688.4
24.2
16,580.7
23
15.3
7,769.1
12.8
8,290.4
11.5
10.5
5,826.8
9.6
7,281.1
10.1
8.7
6,615.9
10.9
6,416
8.9
0.9
1,092.5
1.8
937.17
1.3
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Phòng Kinh doanh

Cơ cấu sản phẩm TĂTS của công ty Uni-President Việt Nam khá đa dạng,
được đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và sản xuất dựa trên nhu cầu của thị trường
Việt Nam và các nước trong khu vực. Trong đó, gồm 6 nhóm mặt hàng gồm: Thức
ăn cho tôm sú, tôm thẻ, cá chẻm, cá mú, cá rô và cá tra.

Trong giai đoạn 2012-2014, tỷ trọng của thức ăn cho tôm sú luôn lớn nhất, và
không ngừng tăng từ 39.1% (2012) lên 40.7% (2013) và 45.2% (2014). Dễ dàng
thấy rằng thức ăn dành cho tôm sú là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, tăng
rất nhanh và liên tục, trung bình mỗi năm tăng 41.7% (dù tỷ trọng không vượt mốc
50% nhưng lại rất cao so với tỷ trọng của 5 mặt hàng còn lại).
Theo kết quả thống kê của Hiệp hội Tôm Bình Thuận, khu vực ASEAN với các
nước như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Myanmar là các quốc gia sản
xuất tôm chính trong khu vực này với sản lượng trung bình đạt từ 300.000 600.000 tấn/nước và là nguồn cung chính cho thị trường thế giới. Chính vì vậy, các
công ty sản xuất thức ăn thuỷ sản nói chung, công ty TNHH Uni-President Việt


Nam nói riêng đã nhanh chóng nắm bắt tiềm năng kinh doanh đó, từ đó tập trung
nghiên cứu và sản xuất theo định hướng thức ăn dành cho tôm là mặt hàng chủ lực.
Xếp sau thức ăn cho tôm sú là thức ăn cho tôm thẻ. Tuy nhiên tỷ trọng của thức
ăn cho tôm thẻ có xu hướng giảm từ 25.5% (2012) xuống còn 24.2% (2013) và
23% (2014). So với tỷ trọng của các mặt hàng còn lại (trừ tôm sú), thì tỷ trọng của
khối lượng thức ăn dành cho tôm thẻ vẫn được xem là cao và cũng là một mặt hàng
chủ lực, chỉ xếp sau thức ăn dành cho tôm sú. Chúng ta cần giải thích được hai vấn
đề mấu chốt: sự chênh lệch về tỷ trọng giữa thức ăn dành cho tôm thẻ và tôm sú; và
xu hướng giảm dần về tỷ trọng của thức ăn cho tôm thẻ trong ba năm gần đây nhất.
Để giải thích được hai vấn đề trên, chúng ta cần hiểu được sự khác nhau cơ bản
nhất trong đặc tính tự nhiên và kinh tế giữa hai giống tôm trên. Thứ nhất, tôm thẻ
phân bố chủ yếu phân bố ở vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru
đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Còn tôm sú thì phân bố từ kinh độ 30E đến
155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là
Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam. Mặc dù hiện tôm thẻ đã được di
giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin,
Indonexia, Malaysia và Việt Nam, nhưng tôm sú vẫn được xem như giống tôm
truyền thống tại các thị trường mà Uni-President Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu
sang. Vì vậy, tỷ trọng của thức ăn dành cho tôm sú luôn cao hơn tôm thẻ.

Thứ hai, cho dù tôm thẻ có nhiều đặc tính sinh học thuận lợi cho người nuôi
trồng như sinh sản nhiều, lớn nhanh, giá thành cao, mật độ nuôi đông hơn tôm sú.
Nhưng vì tôm thẻ không có nguồn gốc từ các nước Đông Á và Đông Nam Á, nên
điều kiện tự nuôi trồng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn tôm sú. Bên cạnh đó, những
năm gần đây, trên tôm thẻ xuất nhiều những dịch bệnh gây chết hàng loạt và tổn
thất tài chính nặng nề cho nông dân như: Bệnh hoại tử cơ (thường tỷ lệ gây chết
khoảng từ 40 đến 70%); Hội chứng Taura (thường tỷ lệ gây chết từ 40% đến 90%)
và lây lan nhanh; Bệnh đốm trắng (có khả năng gây chết cao, tỷ lệ gây chết lên đến
100% sau 3 đến 10 ngày phát bệnh)…Vì vậy, thị trường xuất khẩu thức ăn dành
cho tôm thẻ có dấu hiệu suy giảm nhanh.
Xếp sau đó là tỷ trọng của thức ăn dành cho cá chẻm, cá mú, cá tra và cá rô
ttheo thứ tự tỷ trọng giảm dần (tham khảo số liệu minh hoạ trên Bảng 2.3). Trong


đó, tỷ trọng thức ăn dành cho cá chẻm trong sản lượng xuất khẩu có xu hướng giảm
dần vì: thứ nhất, cá chẽm sống nhiều ở Việt Nam, Malaysia, Úc, Trung Quốc.
Trong khi sản lượng thức ăn cho cá chẻm xuất khẩu không bao gồm sản lượng bán
cho thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, Úc và Trung Quốc lại không thuộc danh
sách các thị trường tiêu thụ thức ăn dành cho cá chẽm của Uni-President Việt Nam.
Điều đó làm cho tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng này không cao, và vì thức ăn cho
cá chẽm không phải là mặt hàng trọng điểm hay tiềm năng, nên tỷ trọng xuất khẩu
cứ giảm dần qua mỗi năm.
Tỷ trọng của mặt hàng thức ăn dành cho cá mú duy trì khá ổn định, ít biến
động: 10.5% (2012), 9.6% (2013), 10.1% (2014), tuy nhiên lại kém xa khi so sánh
với tỷ trọng của thức ăn dành cho tôm. Mặc dù cá mú có giá trị kinh tế cao, xuất
hiện rất lâu đời ở châu Á, và được nuôi nhiều ở các nước (trong đó có một số là thị
trường đầu ra của Uni-President Việt Nam), như: Trung quốc, Đài Loan, Hồng
Kông, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Brunei và Việt Nam,
…nhưng tỷ trọng thức ăn cho loại cá này của công ty lại khiêm tốn là do các
nguyên nhân sau: Thứ nhất, cá mú thích hợp với môi trường tự nhiên, thích ẩn nấp,

thích ăn nguồn thức ăn tự nhiên trong môi trường sống, vì vậy làm giảm nhu cầu
thức ăn công nghiệp cho cá mú. Thứ hai, trong quá trình phát triển, hiện nay đã có
hơn 10 loài cá mú đã được nuôi và sản xuất giống nhân tạo như: cá mú đen chấm
đen (Epinephelus malabaricus), cá mú đen chấm nâu (E.coioides), cá mú ruồi (E.
tauvina), cá mú đỏ (E. akaara), cá mú cọp (E. fuscoguttatus), cá mú nghệ (E.
lanceolatus), cá mú chuột (Cromileptes altivelis), cá mú sao (Plectropomus
leopardus), cá mú son (Cephalopholis miniata)…Vì vậy, việc nghiên cứu và sản
xuất thức ăn phù hợp cho loài cá này trở thành một thách thức với các công ty sản
xuất thức ăn thuỷ sản nói chung, và Uni-President Việt Nam nói riêng. Đây cũng là
một nguyên nhân góp phần giải thích cho động thái về tỷ trọng của mặt hàng này
trong giai đoạn 2012-2014.
Tỷ trọng thức ăn cho cá tra thấp tương đương cá mú, nhưng lại biến động liên
tục: 8.7% (2012), 10.9% (2013) và 8.9% (2014). Cá tra là giống cá dễ nuôi, ít
nhiễm bệnh, nên yếu tố kinh tế được đánh giá là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến


sản lượng nuôi trồng, kéo theo đó là nhu cầu về thức ăn dành cho cá tra bị suy
giảm.
Thức ăn dành cho cá rô chiếm tỷ trọng không đáng kể: 0.9% (2012), 1.8%
(2013) và 1.3% (2014). Nguyên nhân là cá rô tuy có phẩm chất tốt như dễ sống,
sinh sản nhiều, thịt nhiều dinh dưỡng và hương vị ngon, nhưng tương tự cá mú, cá
rô chủ yếu sống trong môi trường nuôi trồng tự nhiên, thức ăn chủ yếu là tảo, rong
rêu nên thức ăn công nghiệp chỉ chiếm khoảng 50% khẩu phần ăn hàng ngày của cá
rô nuôi. Mặt khác, lượng cầu cá rô trên thị trường thế giới không nhiều, nên thị
trường tiêu thụ thức ăn dành cho cá rô cũng nhỏ hẹp.
Chúng ta vừa phân tích về cơ cấu mặt hàng thức ăn thuỷ sản theo thứ tự tỷ
trọng giảm dần. Có thể nhận thấy rằng, trong tương lai gần, khoảng 5 năm tiếp
theo, thức ăn dành cho tôm vẫn duy trì là mặt hàng chủ lực và đầy tiềm năng của
Uni-President Việt Nam.
2.1.3. Cơ cấu thị trường


Bảng 2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thức ăn thuỷ sản của công ty TNHH
Uni-President Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: tấn, %
2012
Thị
trường
Malaysia
Ấn Độ
Thái Lan
Singapor
e

2013

23,370.9
16,353.8
1,669.3

Tỷ
trọng
(%)
56.42
39.48
4.03

169.8

0.41


Gía trị
(tấn)

2014

30,912.5
27,349.6
2,172.9

Tỷ
trọng
(%)
50.93
45.06
3.58

261

0.43

Gía trị
(tấn)

39,793.7
29,073.9
2,905.2

Tỷ
trọng
(%)

55,2
40.33
4.03

317.2

0.44

Gía trị
(tấn)

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Phòng Kinh doanh
Đối tác của công ty Uni-President Việt Nam chủ yếu từ 4 nước: India,
Malaysia, Singapore và Thái Lan. Tuy nhiên, dễ dàng thấy được rằng Malaysia và
Ấn Độ là hai thị trường đầu ra chủ lực của Uni-President Việt Nam. Tỷ trọng của
hai thị trường này hoàn toàn áp đảo so với Thái Lan và Singapore.
Tỷ trọng xuất khẩu sang Malaysia tuy có biến động, nhưng vẫn luôn duy trì vị
trí dẫn đầu với mức sản lượng xuất khẩu tăng từ 23,370.9 tấn (ứng với 56.42% năm
2012) lên 30,912.5 tấn (50.93% năm 2013), và đạt mức 39,793.7 tấn (55.2% năm


2014). Chúng ta cần tìm hiểu hai vấn đề: Yếu tố nào giúp Malysia trở thành thị
trường đầu ra lớn nhất cho Uni-President Việt Nam; và vì sao tỷ trọng xuất sang
Malaysia năm 2013 giảm trong khi giá trị xuất tuyệt đối vẫn tăng.
Malaysia tự ý thức được những bất lợi của mình cho việc phát triển ngành thuỷ
sản (diện tích nuôi trồng do nhu cầu đất đai cho sản xuất dầu cọ và cao su; canh
tranh với các nước láng giềng, đặc biệt là Indonesia, sự lạ lẫm và non trẻ khi bước
đầu nuôi tham vọng cho ngành thuỷ sản nước nhà….), thế nhưng nước này đã có
những chiến lược hiệu quả, và chính điều đó đã biến Malaysia thành một thị trường
đầu ra dễ tiếp cận và đầy tiềm năng cho công ty Uni-President Việt Nam.

Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản của Malaysia chỉ vừa phát triển, nên hiện tại có ít
nhà máy chuyên môn sản xuất thức ăn thuỷ sản, vì vậy nhu cầu nhập khẩu tăng cao.
Công ty TNHH Uni-President Việt Nam đã khéo léo nắm bắt nhu cầu và đã sớm
có những chiến lược quảng bá sản phẩm để tìm kiếm cơ hội ký kết hợp đồng với
các đại lý, trang trại chăn nuôi,… của Malaysia.
Riêng năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Malaysia giảm 5.49% là
do tác động tăng lên đột ngột của sản lượng xuất khẩu sang Ấn Độ. Xếp sau
Malaysia là India với sản lượng xuất khẩu đạt 16,353.8 tấn (chiếm tỷ trọng 39.48%
năm 2012), sau đó tăng mạnh lên 27,349.6 tấn (45.06% năm 2013) và giảm lại còn
29,073.9 tấn (40.33% năm 2014). Tỷ trọng xuất sang thị trường Ấn Độ năm 2013
tăng đến 5.58% (tương đương 1,995.8 tấn) là do vào năm 2013, công ty đã ngoại
giao thành công và ký kết được hợp đồng cung cấp thức ăn cho tôm giống với chi
nhánh đặt tại Ấn Độ thuộc tập đoàn thuộc tập đoàn Shrimp Improvement Systems
Group (SIS) - trang trại nuôi tôm sạch lớn nhất thế giới. Giao dịch này đã đem về
một khoản lợi nhuận tăng thêm đáng kể cho Uni-President Việt Nam. Tuy nhiên,
Ấn Độ vốn nổi tiếng là nước có tốc độ cập nhật công nghệ nhanh, có nguồn vốn
hùng mạnh cho các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng. Vì vậy, năm 2014, công ty
TNHH Uni-President Việt Nam không thể cạnh tranh lại các nhà máy sản xuất thức
ăn thuỷ sản sẵn có hoặc mới nổi tại nước này, dẫn đến sự suy giảm sản lượng xuất
khẩu sang Ấn Độ vào năm 2014.
Singapore và Thái Lan chiếm tỷ trọng thấp trong kim ngạch xuất khẩu của UniPresident Việt Nam. Đặc biệt là Singapore chỉ ở vào khoảng 317.2 tấn (tương


tương 0.44% vào năm 2014). Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng lý do chính
là Thái Lan phát triển ngành thuỷ sản mạnh nhờ vào nguồn cung cấp thức ăn nội
địa. Còn Singapore thì lại có nhu cầu không đáng kể về thức ăn thuỷ sản. Dù vậy,
công ty vẫn duy trì mối quan hệ đối tác với Singapore và Thái Lan trong tương lai
thông qua các hoạt động nghiên cứu và xúc tiến.
Theo định hướng phát triển trong tương lai gần của công ty, thì Malaysia và Ấn
Độ vẫn được đánh giá sẽ là hai thị trường đầu ra chủ lực. Tuy nhiên, Thái Lan và

các nước trong khu vực như Indonesia, Lào,…lại là các thị trường tiềm năng chưa
được công ty khai thác.
2.2. Nhận xét
2.2.1. Thành tựu

Tương xứng với những nỗ lực của mình, công ty TNHH Uni-President Việt
Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể có thể kể đến như sau:
Có nhiều chính sách tốt ở cả hai mảng đối nội và đối ngoại. Về mặt đối nội,
công ty đã duy trì được mối quan hệ tốt đẹp cũng như sự tin tưởng, gắn bó lâu dài
với nhân viên. Thông qua chính sách lương thưởng hàng quý, hàng năm, chính
sách bảo hiểm, chính sách thai sản, các hoạt động du lịch, ngoại khoá…đã giúp
nhân viên cảm thấy Uni-President Việt Nam là một nơi để họ yên tâm gắn bó và
cống hiến. Bằng chứng là kể từ khi thành lập, công ty chưa bao giờ gặp phải tình
trạng đình công hoặc xin thôi việc hàng loạt. Có nhiều nhân viên đã có thâm niên
hơn 20 năm với công ty. Về mặt đối ngoại, Uni-President Việt Nam đã hoạch định
sẵn những chiến lược hỗ trợ thông tin, tài chính, chăm sóc khách hàng,…nhằm
khéo kéo tạo lập và duy trì mối quan hệ kinh doanh thân thiết với họ.
Cơ cấu sản phẩm đa dạng và được duy trì ổn định trong suốt quá trình hoạt
động kinh doanh. Để làm được điều này, công ty đã dựa trên nguyên tắc kinh điển
nhất của marketing, đó là tổ chức điều tra chặt chẽ và thường xuyên nhu cầu các thị
trường đầu ra, từ đó tiến hành nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm khớp với
các nhu cầu đa dạng ấy.
Kim ngạch xuất khẩu thức ăn thuỷ sản đạt mức tăng nhanh và ổn định qua các
năm. Nguyên nhân là do công ty đã không ngừng cải tiến công suất của hệ thống


nhà xưởng, máy móc, nghiên cứu sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm cũ, đi đôi với
tìm kiếm khách hàng.
Nhờ vào nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm các nguồn cung nguyên liệu
đầu vào giá rẻ ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam…công ty đã phần nào thành

công trong việc cắt giảm và tiết kiệm chi phí sản xuất của mình. Tuy nhiên, công ty
không bao giờ tỏ ra lơ là trong việc kiểm định chất lượng của những nguyên liệu
đầu vào ấy, nhằm duy trì chất lượng cũng như uy tín của thương hiệu Uni-President
Việt Nam.
2.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty cũng vướng phải những hạn chế
nhất định.
Thứ nhất, dù có quy mô lớn, nhưng hiện tại công ty vẫn chưa thành lập một
phòng marketing riêng. Vì vậy, các phòng ban quản lý khác phải làm việc nhiều
hơn để có thể đảm nhận cả thiết kế và thực hiện chiến lược marketing cho sản
phẩm của mình. Bên cạnh đó, đôi khi các hoạt động xúc tiến cần phải dựa vào các
đại lý và nhà phân phối của mình.
Thứ hai, cơ cấu sản phẩm tuy đa dạng nhưng chưa đủ đáp ứng tất cả những
giống thuỷ sản khác đang được nuôi trồng tại các nước trong khu vực. Ví dụ, công
ty chưa có dòng thức ăn cho cá điêu hồng, cá bóng tượng, cá lóc…
Thứ ba, cơ cấu thị trường xuất khẩu chưa dàn trải hết những thị trường láng
giềng đầy tiềm năng như Indonesia, Trung Quốc, Mianma, Campuchia,…
Thứ tư, Uni-President Việt Nam tuy hiện tại sản xuất và kinh doanh 4 ngành
hàng lớn, nhưng công ty vẫn chưa cân đối được tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh
thu của công ty từ các ngành đó. Hiện tại, công ty chỉ có lợi nhuận cao nhờ vào
thức ăn thuỷ sản và thức ăn gia súc, trong khi ngành bột mì và ngành thực phẩm lại
hoạt động không hiệu quả, có năm thua lỗ.
Công ty TNHH Uni-President Việt Nam tuy là một công ty có qui mô lớn
mạnh, nhưng trong cuộc cạnh tranh gay gắt với những công ty nước ngoài khác
hoặc những công ty tại thị trường đầu vào, Uni-President Việt Nam cần phải cập
nhật thông tin khách hàng và đối thủ liên tục, từ đó nghiên cứu và liên tục cải tiến
những thiếu sót của mình, từ đó vươn lên chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh.



CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU THỨC ĂN THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY TNHH
UNI – PRESIDENT VIỆT NAM
3.1. Đánh giá triển vọng phát triển trong tương lai của
công ty TNHH Uni-President Việt Nam
Trong quá trình hoạt động của mình, dù là bất kì doanh nghiệp nào, không
chỉ riêng Uni-President Việt Nam, đều gặp phải những thuận lợi lẫn thách thức đan
xen. Trong thời gian tới, công ty TNHH Uni-President Việt Nam sẽ phải chuẩn bị
cho mình một trạng thái tốt nhất để có thể linh hoạt nắm bắt cơ hội kinh doanh, cĩng
như kịp thời ứng phó với những thách thức đang chờ phía trước.
-Cơ hội:
Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Chính phủ Việt Nam
ngày càng mang tính mở và được quan tâm đẩy mạnh không ngừng. Xu hướng này
có tác động tích cực đến nhiều mặt của công ty.
Thứ nhất, Uni-President Việt Nam có điều kiện thuận lợi để đăng kí xây dựng
thêm các nhà máy sản xuất mới. Năng suất sản xuất của công ty cũng từ đó tăng lên.
Điều này giúp công ty luôn duy trì một nhịp điệu sản xuất điều hoà và liên tục,
tránh được rủi ro đình trệ trong sản xuất. Bên cạnh đó công ty đạt được thế mạnh
trong cạnh tranh nhờ lợi thế theo qui mô, kéo theo sự tăng lên của doanh thu và lợi
nhuận.
Thứ hai, với việc bố trí dàn trải các cơ sở sản xuất mang tên Uni-President Việt
Nam tại khắp các vùng miền, công ty có thể giảm được chi phí quảng cáo, xúc tiến
bán hàng mà vẫn có thể tiếp cận sâu rộng hơn với các trang trại hoặc hộ chăn nuôi
mà không cần phải chi tiền thuê các đại lý làm điều đó. Nói cách khác, công ty sẽ
tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể và lợi nhuận sẽ tăng lên sau khi trừ chi
phí.
Như chúng ta đã biết, ngành nuôi trồng thuỷ sản vốn là ngành mang lại lợi
nhuận rất cao trong khu vực I. Không chỉ Chính phủ Việt Nam, mà Chính phủ của
nhiều nước khác trong khu vực và trên toàn thế giới luôn có những ban hành chính
sách tạo điều kiện, hỗ trợ, thúc đẩy ngành thuỷ sản của đất nước mình. Một ví dụ



điển hình là Malaysia, Chính phủ nước này đã không ngần ngại ký quyết định hỗ
trợ gói tài chính lớn để tạo điều kiện cho ngừoi dân nuồi trồng thuỷ sản hàng năm.
Vì vậy, Uni-President Việt Nam đang đứng trước cơ hội xâm nhập vào những thị
trường rộng mở trong tương lai cho mặt hàng thức ăn thuỷ sản. Do đó, doanh thu và
lợi nhuận hàng năm trong tương lai cũng sẽ tăng lên. Góp phần to lớn vào quá trình
tái sản xuất mở rộng của công ty trong khu vực châu Á.
Cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành thuỷ sản của nhiều quốc gia trên
thế giới, sự ra đời của những hiệp hội, tổ chức thuỷ sản quốc tế là điều kiện tất yếu.
Trên nền tảng qui mô lớn và thương hiệu lâu năm của mình, Uni-President Việt
Nam phải biết nắm bắt cơ hội để tạo lập mối quan hệ với những tổ chức ấy, bởi lẽ
họ chính là những khách hàng lớn và uy tín trên trường quốc tế. Và đó chính là
những cơ hội “vàng” để công ty nâng tầm uy tín của mình, tăng doanh thu và lợi
nhuận thông qua những đơn đặt hàng có tầm cỡ.
-Thách thức:
Một trong những nguy cơ lớn nhất và dễ thấy nhất đối với Uni-President Việt
Nam trong thời gian tới chính là sự cạnh tranh khốc liệt đến từ những công cùng
ngành và có tầm cỡ tương đương như: CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp), Cargill
(Mỹ), Green Feed, Proconco (liên doanh với Pháp), Anova…Để giữ vững vị thế của
mình, Uni-President Việt Nam phải chịu nhiều thách thức, điển hình như:
Thứ nhất là áp lực cải tiến sản phẩm hiên hữu và nghiên cứu, phát minh ra sản
phẩm mới ưu việt hơn. Việc này đòi hỏi công ty phải chi nhiều hơn cho hoạt động
R&D; hoạt đọng khảo sát thị trường; và hoạt động tuyển dụng những ứng cử viên
giỏi, có chuyên môn vững vàng gia nhập đội ngũ của công ty mình.
Thứ hai là rủi ro về phá vỡ chuẩn mực đạo đức kinh doanh để đạt được mục
tiêu trong cuộc cạnh tranh của mình. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến sự phê bình gay
gắt từ xã hội, đánh mất uy tín – thứ tài sản quý giá nhất mà không thể xây dựng nên
trong một sớm một chiều, hoặc thậm chí là bị tẩy chay khỏi ngành.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh phát triển hiện nay và trong tương lai, người tiêu

dùng hàng thuỷ hải sản ngày càng trở nên khó tính. Những tiêu chuẩn xanh, tiêu
chuẩn môi trường ngày càng được quan tâm đặc biệt. Điều này nhắc nhở doanh
nghiệp càng phải cực kì thận trọng trong sản xuất thức ăn thuỷ sản xuất khẩu, từ


×