Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Nghiệp vụ giao nhận vận tải bằng đường hàng không của công ty hoàng hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG
HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY HOÀNG HÀ

GVHD: Th.S Lê Giang Nam
SVTH: Lưu Quốc Thiên Trang
MSSV: 1201016576
Khóa Lớp: K51D

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2015

ThS. Lê Giang Nam


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AWB
CO
FIATA
HACCP/FDA
IATA

ISO
NAFIQAD

Nghĩa tiếng Anh
Air way bill
Certificate of Origin
International Ferderation of
Freight Forwarder
Hazard Analysis & Critical
Control Point/ Food and Drug
Administration
International Ferderation of
Freight
International Organization for
Standardization
National Argo Forestry
Fisheries Quality Assurance
Department

Nghĩa tiếng Việt
Vận đơn đường hàng không
Giấy chứng nhận xuất xứ
Hiệp hội các công ty giao nhận
quốc tế
Hệ thống phân tích mối nguy
hiểm và phân tích điểm tới hạn /
Quản lý thực phầm và dược
phẩm
Hiệp hội vận tải hàng không
quốc tế

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Cục quản lý chất lượng nông
lâm thủy hải sản

TCS

Terminal Cargo Service

Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Dịch vụ Tân Sơn Nhất

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VIFFAS

Vietnam Freight Forwarders
Association

Hiệp hội Giao nhận kho vận
Việt Nam

APHISUSDA


Animal and Plant Health
Inspection Service-United
States Department of
Agriculture

Cục kiểm dịch sức khỏe động
thực vật- Bộ Nông Nghiệp Mỹ

APEC
AEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation
ASEAN Economic
Community

TG

Thai Airways International

CX

Cathay Pacific

SQ

Singapore Airlines

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu

Á – Thái Bình Dương
Cộng đồng Kinh tế Châu Á


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Tên

Nội dung

Trang

Bảng 1.1 Quá trình phát triển của công ty Hoàng Hà từ năm 1992 đến nay

5

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Hoàng Hà

7

Bảng 1.2 Tình hình nhân sự của công ty Hoàng Hà International Logistics

10

Sơ đồ 2.1 Qui trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

11


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG
HÀ INTERNATIONAL LOGISTICS...............................................................3
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.....................................................3
1.1.1. Lịch sử hình thành......................................................................................5
1.1.2. Quá trình phát triển.....................................................................................5
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hành chính......................................6
1.2.1. Chức năng...................................................................................................6
1.2.2. Nhiệm vụ....................................................................................................7
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự...........................................................7
1.2.3.1. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................9
1.2.3.2. Tình hình nhân sự..................................................................................10
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY............................11
2.1. Sơ đồ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không.....................................11
2.2. Qui trình thực tế...........................................................................................15
2.3.

Nhận xét qui trình................................................................................15

2.3.1. Điểm mạnh........................................................................................... ...15
2.3.2. Hạn chế ....................................................................................................16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ..............................................17

3.1. Triển vọng của công ty.................................................................................17
3.1.1. Cơ hội ....................................................................................................17
3.1.2. Thách thức................................................................................................18
3.2. Định hướng phát triển..................................................................................19

3.3. Giải pháp ....................................................................................................19
3.3.1. Giải pháp của công ty...............................................................................20
3.3.2. Giải pháp đề xuất......................................................................................22
KẾT LUẬN.......................................................................................................23


PHỤ LỤC
Air Way Bill
Invoice and Packing List
Foreign Site Certificate of Inspection and/or Treatment
Phytosanitary Certificate
Irradiation Certificate


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giới WTO. Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta
đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch
vụ theo hướng hiện đại. Chính vì thế, ngoại thương luôn giữ vững vị thế tiên phong,
khẳng định vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp trong nước
ngày càng đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh hàng hóa XNK. Tuy nhiên, để
ngoại thương phát triển thì dịch vụ giao nhận hàng hóa giữ một vai trò vô cùng quan
trọng.
Hoạt động giao nhận hàng hóa trong những năm gần đây phát triển mạnh
hơn so với những năm trước, nhất là từ khi nước ta gia nhập tổ chức WTO. Bên
cạnh hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển thì hoạt động giao nhận hàng
hóa bằng đường hàng không cũng đang ngày càng phát triển và chiếm vai trò quan
trọng, mặc dù vẫn còn khá mới mẻ so với đường biển. Vì vậy, với mong muốn tìm
hiểu thêm về hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại một công ty

uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực này thông qua các tình huống cụ thể, người
viết quyết định chọn đề tài "Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường hàng không tại công ty cổ phần Hoàng Hà International Logistics".
Cùng với lời mở đầu và kết luận, nội dung bài báo cáo gồm các nội dung
sau đây:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Hoàng Hà International
Logistics
Chương 2: Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không của công
ty Hoàng Hà International Logistics
Chương 3: Một số giải pháp
Người viết xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, toàn thể nhân viên trong
công ty Hoàng Hà – đặc biệt các anh, chị trong bộ phận Cargo; cũng như sự hướng
dẫn chi tiết và nhiệt tình của Thạc sĩ Lê Giang Nam – giảng viên trường Đại Học
Ngoại Thương cơ sở II đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ người viết hoàn thành bài
thu hoạch này.

1


Tuy nhiên, do thời gian gấp rút và sự hạn chế về kiến thức cũng như kinh
nghiệm, bài thu hoạch không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ
và góp ý của quý thầy cô để bài thu hoạch được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lưu Quốc Thiên Trang

2



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG
HÀ INTERNATIONAL LOGISTICS
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
1.1.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân của công ty Cổ phần Hoàng Hà International Logistics là công ty
TNHH Thương mại Hoàng Hà được thành lập vào ngày 04/02/1992 theo quyết định
số 338 của thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước số
181/QĐ-UB ngày 04/12/1992 của Bộ trưởng bộ Thương mại.
Công ty Cổ phần Hoàng Hà International Logistics là doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân, có khả năng kinh doanh, hạch toán độc lập, có con dấu riêng được
vay vốn và mở tài khoản riêng tại Ngân hàng nên Công ty Cổ phần Hoàng Hà
International Logistics có điều kiện thuận lợi để kinh doanh.
Ra đời từ thập niên 90 đến nay Công ty Cổ phần Hoàng Hà International
Logistics đã có những bước tiến quan trọng. Mục tiêu hàng đầu của Công ty là vận
chuyển hàng hóa đúng thời gian, an toàn, nhanh chóng, đúng quy trình để đảm bảo
sự hài lòng cao nhất đối với khách hàng. Vận tải và tiếp vận không chỉ đơn thuần là
đường bộ, đường sắt, đường biển hay đường hàng không, mà hơn thế nữa là thông
tin liên lạc liên tục và hợp tác giữa các bên. Đó là yếu tố quyết định sự thành công
trong vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến điểm đích. Mạng lưới đại lý của
Công ty Cổ phần Hoàng Hà International Logistics đã phủ rộng khắp Thế giới cho
phép Công ty cung cấp dịch vụ từ Việt Nam đến các cảng hàng không và các cảng
biển nổi tiếng trên Thế giới, luôn đảm bảo việc kiểm tra và xác định chính xác về
hành trình của lô hàng ở mọi thời điểm. Vì thế sau hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh
vực giao nhận hàng hóa Quốc tế, Công ty Cổ phần Hoàng Hà International
Logistics đã luôn nổ lực để trở thành đại lý hàng đầu của các hãng hàng không
Quốc tế như: Vietnam Airlines, Cathay Pacific Airway, Singrapore Airlines, China
airlines, Thai Airway, Asiana Airlines, Korean Air, Eva Air…., là thành viên của các
tổ chức: Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế (IATA), Liên đoàn quốc tế các hiệp
hội giao nhận (FIATA), Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), Hiệp hội
chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Với những gì đã nỗ lực đạt

được, đến nay Công ty Cổ phần Quốc tế Logistics Hoàng Hà đã trở thành một trong

3


những nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đầu trong nước.
Công ty Cổ phần Quốc tế Logistics Hoàng Hà đã kết hợp thực tế tại thị
trường Việt Nam và kiến thức chuyên nghiệp Quốc tế nhằm tạo ra những dịch vụ tốt
nhất nhằm đảm bảo tối ưu hóa hoạt động của mình. Công ty đã thiết lập hệ thống
kho cảng Quốc tế với đầy đủ thiết bị hỗ trợ như: xe đầu kéo, xe tải, xe nâng,
container…Kho lạnh của Công ty được thiết kế theo tiêu chuẩn HACCP/FDA
(USA). Ngoài ra, không thể không kể đến các dịch vụ hỗ trợ như: đóng kiện và
kiểm tra hàng hóa, đóng gói, dán nhãn, bao bì. Chất bảo quản thủy hải sản khô như:
đá khô không tan chảy có nhiệt độ - 40 độ C hoặc gel lạnh hoàn toàn được sản xuất
tại Công ty. Với những tiện ích trên, hàng nông, thủy hải sản của Việt Nam do
Hoàng Hà tiếp nhận sẽ có thêm sức mạnh đối với thị trường hàng hóa nước ngoài.
Phương hướng dịch vụ giao nhận của Công ty là “Chúng tôi luôn ở bên hàng hóa
của bạn”.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Hoàng Hà International Logistics
Tên giao dịch: Hoàng Hà International Logistics (HIL)
Tổng diện tích: 10.250m2 (bao gồm: văn phòng, khu chế xuất, nhà kho,…).
Điện thoại: (84.8)38155319.
Fax: (84.8) 38155320.
Website: .
Email:
Trụ sở chính tại TP.HCM: Số 22 Lô 3, đường 19/5A, Khu Công nghiệp Tân
Bình, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.


Điện thoại: (84.8) 38155319.




Fax: (84.8) 38155320.

Điạ chỉ giao dịch tại TP.HCM: 87 Thăng Long, Phường 4, Quận Tân Bình,
TP Hồ Chí Minh.


Điện thoại: (84.8) 39484696.



Fax: (84.8) 39484697.

Chi nhánh Hà Nội: 21 Núi Trúc, huyện Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.


Điện thoại: (84.4) 37260122.



Fax: (84.4) 37260144.
4


Chi nhánh Đà Nẵng: 267 Trần Phú, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.


Điện thoại: (84) 5113561561.




Fax: (84) 5113824602.

Chi nhánh Cần Thơ: số 40, đường A3, KDC Hưng Phú I, Quận Cái Răng,
TP Cần Thơ, Việt Nam.


Điện thoại: (84.0710) 6258539.



Fax: (84.0710) 6258545.

1.1.2. Quá trình phát triển
Bảng 1.1. Quá trình phát triển của công ty Hoàng Hà từ năm 1992 đến nay
Mốc thời
gian
Năm 1992

Sự kiện

• Thành lập công ty TNHH Thương mại Hoàng Hà Giấy phép
số 711/GP-UB TP.
Năm 1993
• Thành lập kho bảo quản và sơ chế hàng hóa XNK.
Năm 1994
• Phát triển ngành vận tải hàng không với nhiều hãng bay:
VietNam Airlines, TG, CX, SQ, BQ.

• Trở thành đại lý giao nhận Quốc tế.
Năm 1995
• Đại lý hàng đầu VietNam Airlines.
Năm 1996
• Lập xưởng bao bì và đội xe vận tải.
Năm 1997
• Lập văn phòng sân bay tại 63 Trường Sơn, Phường 2, Quận
Tân bình, TP. HCM.
Năm 1998
• Đại lý hàng đầu các hãng hàng không Quốc tế.
Năm 1999
• Thành viên IATA, FIATA, VIFFAS,…
• Thành lập văn phòng tại Hà Nội.
Năm 2000
• Thành lập văn phòng tại Đà Nẵng.
Năm 2001
• Lập trung tập Dịch vụ - giao nhận –thương mại tại 63
Trường Sơn, quận Tân Bình, TP. HCM.
Năm 2002
• Thiết lập mảng lưới giao nhận Quốc tế.
Năm 2003
• Lập xưởng đông lạnh.
Năm 2004
• Đại lý hàng đầu IATA tại Việt Nam.
Năm 2005
• Xây dựng tiêu chuẩn ISO: 9001-2000.
Năm 2006
• Chuyên nghiệp giao nhận hàng hóa Quốc tế Logistics.
Năm 2007
• Thiết lập hệ thống quản lý phân phối hàng hóa Quốc tế

Logistics.
Năm 2008
• Trở thành Công ty Cổ phần Hoàng Hà International
Logistics.
Năm 2009
• Đạt danh hiệu Thương Hiệu Mạnh Việt Nam
Năm 2011
• Thành lập văn phòng tại Cần Thơ.
(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự Công ty Hoàng Hà International Logistics)
5


1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hành chính
1.2.1. Chức năng
Chức năng chính của Công ty Cổ phần Hoàng Hà International Logistics là
mua bán, cung ứng, XNK hàng thủy hải sản, nông sản, hàng phi mậu dịch, dịch vụ
thương mại. Đồng thời, Công ty Cổ phần Hoàng Hà International Logistics cũng là
đại lý ký gởi hàng không, hoạt động kinh doanh trong linh vực chủ yếu sau:
 Thương mại và xuất khẩu hàng động vật sống, hàng thủy sản, hàng rau quả
tươi, hàng nguy hiểm và hàng siêu trường, siêu trọng.
 Đại lý ký gởi đường hàng không.
 Dịch vụ đại lý tàu biển.
 Dịch vụ đường bộ.
 Dịch vụ cho thuê kho bãi.
 Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK.
 Dịch vụ kê khai Hải quan.
 Dịch vụ bảo quản, đóng gói, dán nhãn, đóng kiện, kiểm đếm hàng hóa, cung

cấp đá Gel (Gel – Ice) với công dụng: đặc biệt thích hợp cho bảo quản hải sản tươi
sống và rau củ quả tươi, bảo quản tân dược. Ngoài ra, Gel còn có công dụng khác

như: chườm nóng lạnh khi bị sốt cao, giữ lạnh thực phẩm trong các tuyến du lịch
với ưu điểm gọn nhẹ, dễ sử dụng.Cung cấp đá khô (Dry – Ice). Năng suất đông lạnh
ở 0oC của đá khô là 152Kcal/kg gấp đôi năng suất lạnh của một khối nước đá có
cùng trọng lượng và gấp 3 lần khối nước đá có cùng thể tích. Khí CO 2, không màu,
không mùi, có khả năng ngăn chặn sự biến màu, oxy hóa, sự thối rửa rau quả do
nấm mốc, vi khuẩn gây ra.
Ngoài ra, công ty còn có chức năng:
 Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường nhằm duy trì sự
tồn tại và phát triển của Công ty.
 Quản lý nguồn tài chính, sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở tiết
kiệm chi phí quản lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

6


1.2.2. Nhiệm vụ
Công ty thực hiện việc mua hàng thủy sản, trái cây rau củ quả ở các tỉnh, sử
dụng hiệu quả tiềm nắng địa phương, với độ xe tải giúp Công ty vận chuyển hàng
hóa ở các nơi về kho sơ chế và bảo quản hàng nông thủy sản tươi sống.
 Thiết lập các thủ tục, chứng từ XNK giao nhận và vận chuyển hàng hóa
(kiểm dịch, kiểm định, chứng từ xuất xứ,…)
 Tiếp nhận, giám sát, chuyển giao hàng hóa XNK tại các cửa khẩu.
 Thực hiện các chứng từ thương mại phục vụ hàng hóa XNK: hóa đơn

thương mại (Invoice), phiếu đóng gói (Packing List).
 Thực hiện các thủ tục, chứng từ vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường
biển, đường hàng không, đường bộ.
 Thực hiện thủ tục khai hải quan hàng hóa XNK (Chức năng là đại lý khai
thuê hải quan)
 Cập nhật, phổ biến các chính sách chủ trương pháp luật liên quan đến hàng

hóa XNK.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Hoàng Hà

(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự Công ty Hoàng Hà International Logistics)
7


1.2.3.1. Cơ cấu tổ chức
• Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, nơi tập trung

những cổ đông và thông qua ý kiến của cổ đông quyết định chính sách của Công ty.
Đại hội đồng cổ đông thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập và quy định
nơi tổ chức thực hiện liên quan đến việc quyết định những chính sách định hướng
của công ty.
• Giám đốc: Đảm nhiệm các chức năng hoạch định như xác định mục tiêu của

công ty, xây dựng các chiến lược tổng thể, thiết lập các kế hoạch hội nhập và phối
hợp các hoạt động tổ chức, chịu trách nhiệm về mặt thủ tục giấy tờ, giấy phép kinh
doanh, kí kết các hợp đồng.
• Các phó giám đốc: Phụ trách công tác quản trị trực tiếp các phòng ban trong

công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ công tác được giao.
• Phòng kinh doanh XNK (phòng nghiệp vụ thực tập):

•Tổ Sale: trực tiếp liên hệ khách hàng, theo dõi, chăm sóc khách hàng lớn
và thường xuyên, đồng thời tiếp nhận các khách hàng mới. Lấy thông tin cần
thiết từ khách hàng và trả chứng từ sau khi hoàn tất dịch vụ.
•Tổ Booking: tiếp nhận thông tin từ lô hàng, liên hệ với hãng tàu hoặc hãng
hàng không để đặt chỗ cho hàng hóa.

•Tổ Bill: Chịu trách nhiệm lập AWB, B/L, khai quan điện tử, xin cấp các
chứng thư và giấy chứng nhận.
•Tổ Customs: Làm việc tại TCS, cảng biển, thực hiện công tác Hải quan
kiểm hóa.
•Tổ Handling: làm việc tại kho bãi, cảng biển, có nhiệm vụ trực tiếp tiếp
nhận hàng hóa từ khách hàng, cân đo, sắp xếp hàng vào kho.
• Phòng hành chính: quản lí tài sản công ty, cung cấp trang thiết bị cho các

phòng ban, tuyển nhân sự, quản lí nhân sự.
• Phòng kế toán: theo dõi và cân đối nguồn vốn, hạch toán cho bộ phận kinh

doanh, quản lí các hoạt động thu chi từ kết quả hoạt động và cung ứng dịch vụ giao
nhận vận tải, lập báo cáo tài chính.
• Phòng thông tin và phát triển kinh doanh: Lưu trữ hồ sơ bằng máy vi tính

thực hiện vi tính hóa các bộ phận khác như: bộ phân thu mua, bộ phân xuất khẩu,
8


bộ phận vật tư.
• Bộ phận dịch vụ giao nhận:
Tổ chức xếp hàng: chuẩn bị hàng chu đáo trước khi xếp hàng ra cảng;
Tổ làm thủ tục hàng không: Làm thủ tục cân hàng;
Tổ làm thủ tục kiểm dịch động vật: liên hệ với Cơ quan kiểm dịch để làm thủ
tục, lấy giấy chứng nhận do Cơ quan kiểm dịch cấp.
Tổ làm thủ tục Hải quan: liên hệ với Cơ quan Hải quan để kiểm hóa lô hàng,
xuất trình mọi giấy tờ liên quan.
• Xưởng sản xuất bao bì: Theo kế hoạch của việc xuất khẩu hàng hóa, xưởng

có trách nhiệm sản xuất bao bì như: thùng xốp, thùng carton,.. đểđóng gói cho hàng

xuất khẩu theo kích thước của từng loại hàng và chịu được sự va chạm, nhằm tránh
cho hàng tươi sống bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Thực hiện sản xuất bao
bì theo đơn đặt hàng các đơn vị kinh doanh khác, sản xuất, bảo đảm các yêu cầu
đóng gói hàng thủy hải sản một cách nhanh chóng, phục vụ cho việc sản xuất kinh
doanh xuất khẩu của Công ty, cũng như đáp ứng tốt nhu cầu về bao bì.
• Đội xe tải: Trách nhiệm là bảo quản tốt việc vận chuyển hàng thủy sản và

rau quả tươi sống, đồng thời phải đảm bảo được tiến độ giao hàng nhanh chóng và
kịp thời từ nơi mua hàng đến kho sơ chế bảo quản cũng như vận chuyển hàng ra sân
bay.

9


1.2.3.2. Tình hình nhân sự
Bảng 1.2. Tình hình nhân sự của công ty Hoàng Hà International Logistics
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Số
lượng


%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Giới
tính

Nam

82


54,7

86

57

90

66,2

85

60,7

88

66,7

Nữ

68

45,3

65

43

46


33,8

55

39,3

44

33,3

Tuổi
tác

>30

112

74,7

115

76,2

110

80,8

114

81,4


111

84,1

<30

38

25,3

36

23,8

26

19,2

26

18,6

21

15,9

43

28,7


43

28,5

43

31,6

43

30,7

42

31,8

52

34,7

52

34,4

44

32,4

49


35

42

31,8

ĐH

53

35,3

54

35,8

47

34,6

46

32,9

46

34,9

CH


2

1,3

2

1,3

2

1,4

2

1,4

2

1,5

Trình THPT
độ


Tổng

150

151


136

140

132

(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự Công ty Hoàng Hà International Logistics)
Giai đoạn năm 2010 – 2014, tình hình nhân sự ở công ty tương đối ổn định, có xu
hướng giảm nhẹ liên quan đến việc cắt giảm một số hoạt động kinh doanh tại Khu Công
Nghiệp. Công ty có một cơ cấu nhân sự già, hơn 74% công nhân viên có độ tuổi trên

ba mươi. Được thành lập cách nay hơn 20 năm, những nhân sự gắn bó với công ty
từ những ngày đầu tiên, nay trở thành các trưởng bộ phận quản lí công ty. Trong khi
đó, những nhân viên thừa hành đựợc tuyển mới qua từng thời kì. Sự phối hợp giữa
kinh nghiệm và sự năng động là chính sách nhân sự của công ty. Đối với cơ cấu về
mặt giới tính, số lượng công nhân viên nam chiếm từ 55% đến 66%, công ty không
phân biệt giới tính trong tuyển dụng, chỉ dựa vào yêu cầu công việc để lựa chọn ứng
viên phù hợp. Về trình độ học vấn, những nhân viên làm việc tại khối văn phòng ít
nhất phải tốt nghiệp Cao đẳng, riêng công nhân làm việc tại khu công nghiệp và
cảng hàng không chỉ yêu cầu tốt nghiệp THPT trở lên.
Nhìn chung, Công ty có một tình hình nhân sự ổn định về cơ cấu giới tính,
độ tuổi, và trình độ học vấn. Điều này giúp việc quản trị diễn ra thông suốt. Với hơn
116 công nhân viên giai đoạn 2010 - 2014, khối lượng công việc cho từng nhân viên
không quá tải, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu công việc hàng ngày. Chính sách
chung của Công ty giai đoạn này là xây dựng bộ máy tinh gọn nhưng hiệu quả.
10


CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT

KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
2.1. Sơ đồ qui trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
Sơ đồ 2.1. Qui trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

3
Booking Staff
Customer
9

1

Airlines

2
Sale Staff

5

6

8

Handling

4 Document Staff
7

Custom

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Hoàng Hà International Logistics)

2.2. Quy trình thực tế
Bước 1: Khách hàng liên lạc với nhân viên Sale
Khách hàng (cá nhân hoặc công ty xuất khẩu) gọi điện thoại hoặc gửi mail
cho nhân viên kinh doanh-Sale để cung cấp thông tin về hàng hóa như: tên hàng, số
lượng, trọng lượng, thể tích của hàng hóa, địa điểm đến của hàng hóa (khách có thể
chọn hãng bay), ngày khách gửi hàng, tên người gửi hàng, người nhận hàng và một
số yêu cầu đặc biệt, nếu có.
Bước 2: Nhân viên Sale cung cấp thông tin cho nhân viên Booking
Nhân viên Sale cung cấp thông tin về hàng hóa như: tên hàng, khối lượng
hàng hóa, địa điểm nhận hàng, ngày hàng được xuất khẩu và có thể có hãng bay mà
khách yêu cầu.
Tên hàng: tùy theo tính chất hàng hóa mà có giá cước khác nhau, ví dụ hàng
khô- hàng thông thường (General Cargo) như quần áo, giày dép, đồ gia dụng có giá
cước thấp hơn các hàng hóa khác, hàng dễ hư hỏng (Perishable Cargo) như trái cây
tươi, cá sống, cá tươi ướp đá có giá cước cao hơn hàng hóa thông thường, hoặc các
hàng hóa đặc biệt khác như động vật sống (chó mèo), hàng quan tài (tro cốt), hàng
sách báo cho người mù sẽ được áp dụng theo giá quy định trong IATA Tact Rate và
Tact Rule.

11


Địa điểm hàng đến: Khoảng cách vận tải càng xa thì cước vận tải càng cao.
Khối lượng hàng: Cước vận chuyển hàng hóa được tính là giá theo số lượng
(Quantity Rate), hàng hóa càng nhiều thì cước vận tải càng thấp, có các mức giá
Min, Normal, Q45, Q100, Q300, Q500 và Q1000.
Ngày xuất hàng: Nhân viên Booking sẽ tiến hành kiểm tra lịch bay và các
chuyến nối nếu có để thông báo cho nhân viên Sale.
Hãng bay: Tùy vào tính chất hãng bay về chất lượng dịch vụ, chuyến nối
(nếu có, đối với hàng dễ hư hỏng đi xa), cước vận tải hoặc mối quan hệ của công ty

với hãng bay mà nhân viên Sale có thể cân nhắc, lựa chọn để tư vấn cho khách gửi
hàng, hoặc khách hàng có thể chỉ định hãng bay mà họ muốn gửi hàng.
Bước 3: Nhân viên Booking liên lạc với hãng bay
Nhân viên Booking sau khi nhận được quyết định lựa chọn hãng bay từ nhân
viên Sale, sẽ liên hệ với hãng bay để xin chỗ và giá cước cho lô hàng. Sau đó, hãng
bay tiếp nhận thông tin và phản hồi về chỗ và giá cước cho nhân viên Booking, nếu
lô hàng được hãng bay tiếp nhận thì hãng bay sẽ gửi cho nhân viên booking một xác
nhận đặt chỗ (Booking Confirmation), đây được coi là một bằng chứng pháp lý để
ràng buộc trách nhiệm của hãng bay với công ty và khách hàng về việc chuyên chở
hàng hóa.
Bước 4: Nhân viên Booking gửi thông báo của hãng bay đến nhân viên Sale về việc
có đặt được chỗ cho lô hàng hay không.
Bước 5: Nhân viên Sale liên lạc với khách hàng
Nhân viên Sale gửi thông báo về việc đặt chỗ cho hàng hóa đến khách hàng,
để khách hàng chuẩn bị chứng từ và hàng hóa.
Khách hàng cung cấp các thông tin của hàng hóa kèm với bộ chứng từ bao
gồm: Invoice, Packing List, Commercial Contract (nếu là hàng mậu dịch), khách
hàng cung cấp thêm các chứng thư như: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (đối
với hàng hóa trái cây, rau củ quả), Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (đối với
hàng hóa thủy hải sản), Giấy chứng nhận hun trùng (đối với hàng hóa là gỗ, hoặc có
thành phần gỗ), Giấy chứng nhận xuất xứ (trong trường hợp người nhận hàng yêu
cầu để được giảm thuế ở đầu nhập khẩu), Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (Hnagf
hóa là thực phẩm), Sổ khám bệnh (Nếu là chó, mèo, thú cưng), Giấy xác nhận của

12


lãnh sự quán (Quan tài, tro cốt của người chết) và một số chứng thư khác trong một
số trường hợp đặc biệt. Các chứng thư này có thể do công ty đi xin cho khách hàng
và được tính vào phí dịch vụ.

Lưu ý, đối với những lô hàng trái cây, rau củ đi sang thị trường Mỹ (đa số
hàng hóa trái cây tươi được vận chuyển bởi công ty đều xuất khẩu sang thị trường
này), bên cạnh những chứng từ trên, khách hàng còn phải cung cấp thêm các chứng
thư: Giấy chứng nhận chiếu xạ (do nhà máy chiếu xạ cấp) và Giấy chứng nhận kiểm
dịch Mỹ (do cơ quan USDA-APHIS cấp).
Điều kiện để công ty xuất khẩu có thể đưa sản phẩm trái cây tươi của mình
vào thị trường Mỹ:
– Công ty xuất khẩu hoặc người đại diện xuất khẩu hàng hóa phải có mã số
FDA, đăng kí trên website của FDA và cập nhật các sản phẩm kinh doanh
của mình mỗi năm một lần. Cơ quan Quản lí thực phẩm và dược phẩm
của Mỹ FDA sẽ tiến hành kiểm tra định kì về việc đảm bảo chất lượng
sản phẩm đầu vào và vệ sinh phân xưởng trong quá trình sơ chế, đóng gói
sản phẩm.
– Hàng hóa phải được đóng gói tại cơ sở đóng gói đạt tiêu chuẩn của Cục
Kiểm dịch thực vật Việt Nam và Cục Quản lí chất lượng nông lâm thủy
sản Hoa Kỳ trực thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ APHIS-USDA Hiện
nay, Việt Nam có 19 cơ sở đóng gói đạt chất lượng và được cấp mã số
nhà máy đóng gói (PHC: Packing House Code), Công ty Hoàng Hà có
mã số 019.
– Hàng hóa trái cây tươi phải được chiếu xạ để diệt côn trùng và phải có
giấy chứng nhận chiếu xạ (IRRADIATION CERTIFICATE) cấp bởi nhà
máy chiếu xạ. Ở Việt Nam, có hai nhà máy chiếu xạ là Sơn Sơn và An
Phú, tất cả sản phẩm trái cây muốn xuất sang thị trường Mỹ đều phải
được chiếu xạ ở hai nhà máy này.
– Hàng hóa phải là hàng hóa được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ và được
thu mua tại những vùng trồng được cơ quan APHIS-USDA chấp nhận và
cấp mã số vùng trồng. Hiện nay, Mỹ cho phép Việt Nam xuất khẩu vào
nước mình bốn loại quả: thanh long, chôm chôm, nhãn và vải.
13



Bước 6: Nhân viên Sale liên lạc với bộ phận chứng từ
Nhân viên Sale cung cấp thông tin về hàng hóa, người gửi, người nhận, cảng
đi, cảng đến, hãng hàng không, ngày gửi hàng và số lượng hàng cho nhân viên
chứng từ để lập AWB hoặc đến hãng bay lập AWB.
Nhân viên Sale cung cấp các thông tin về chứng thư cần xin của lô hàng
trong trường hợp khách hàng không cung cấp hoặc không tự xin các chứng thư này
được.
Bao gồm:
– Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi cơ quan Kiểm dịch
thực vật.
– Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật được cấp bởi Cơ quan Quản lí chất
lượng nông lâm và thủy sản NAFIQAD.
– Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Mỹ do cơ quan APHIS-USDA
tại Việt Nam cấp (đối với hàng hóa là trái cây xuất khẩu vào Mỹ).
– Giấy chứng nhận hun trùng do cơ sở hun trùng cung cấp.
Dựa trên thông tin mà nhân viên Sale cung cấp, Tổ Hải quan sẽ tiến hành
Khai hải quan điện tử cho lô hàng, sau đó in ra và giao cho nhân viên làm thủ tục
Hải quan ở sân bay.
Bước 7: Khách hàng đem hàng hóa ra cảng sân bay
Khách hàng vận chuyển hàng ra cảng hàng không để nhân viên handling tiếp
nhận, và làm các thủ tục thông quan cho hàng hóa. Trong trường hợp, khách hàng
đóng hàng, sơ chế tại cơ sở của công ty, khách hàng sẽ vận chuyển đến cơ sở đóng
gói tại Khu Công Nghiệp Tân Bình, sau đó sẽ được xe tải của công ty đưa đến cảng
sân bay. Phí đóng gói sẽ được tính thêm vào phí dịch vụ.
Đối với những lô hàng trái cây đi Mỹ, Nhân viên Sale sẽ liên hệ Booking để
mượn container (AKE) để đóng hàng trước một ngày, sau đó vận chuyển đến nhà
máy chiếu xạ. Cuối cùng hàng hóa được vận chuyển đến cảng hàng không để hãng
bay tiếp nhận và cân hàng hóa, sau khi cân hàng, nhân viên tiếp nhận sẽ cấp cho
nhân viên xếp dỡ hàng hóa một phiếu hướng dẫn gửi hàng để nhân viên chứng từ

căn cứ vào đó lập AWB.

14


Bước 8: Nhân viên chứng từ liên lạc với nhân viên hiện trường
Sau khi nhận bộ chứng từ và chứng thư từ nhân viên Sale, nhân viên chứng
từ mang bộ hồ sơ đến cảng hàng không để hàng hóa được tiếp nhận, chất xếp vào
kho bãi và làm thủ tục thông quan.
Bước 9: Nhân viên Sale liên lạc khách hàng
Sau khi hàng hóa được thông quan và được hãng bay tiếp nhận, hàng hóa
được đưa qua máy soi chiếu an ninh và được đưa lên phương tiện vận tải.
Nhân viên Sale Scan bộ chứng từ đầy đủ kèm theo biên nhận của hãng bay
(AWB) gửi mail cho khách hàng, đồng thời thông báo cho khách hàng về tình trạng
chuyến bay và hướng dẫn khách hàng tracing hàng hóa trên mạng. Nhân viên Sale
và nhân viên chăm sóc khách hàng liên tục theo dõi chuyến bay và chuyến nối (nếu
có) để kịp thời thông báo cho khách hàng trong trường hợp có phát sinh.
2.3. Nhận xét qui trình
2.3.1. Điểm mạnh
Công ty Cổ phần Hoàng Hà International Logistics đặt văn phòng trụ sở
gần sân bay và gần chi cục Hải quan hàng không đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho
nhân viên khai báo Hải quan và tổ giao nhận về xuất khẩu hàng không rất nhiều, đã
tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại rất lớn.
Các cán bộ đầu ngành của Công ty có mối quan hệ rất tốt với các hãng hàng
không lớn và có sự hợp tác lâu dài, chặt chẽ với nhau và cùng đưa ngành xuất khẩu
hàng không ngày càng phát triển.
Khách hàng luôn thanh toán phí dịch vụ đúng hạn và đầy đủ như đã ký kết
trong hợp đồng giao nhận. Ngoài ra, Công ty luôn được các ngân hàng và các hàng
hàng không lớn tín nhiệm vì tính chính xác và đúng hạn trong thanh toán.
Tạo được hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng, chữ tín trong kinh doanh,

đã giúp Công ty giữ chân được nhiều khách hàng cũ và lôi kéo thêm nhiều khách
hàng mới, tiềm năng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa XNK
nên tạo được chữ tín trong kinh doanh cũng như kinh nghiệm trong ngành
Forwarder.

15


2.3.2. Hạn chế
Nhìn chung, bên cạnh những mặt thuận lợi, những thành quả khách quan đã
đạt được thì hoạt động giao nhận của Công ty vẫn còn một số khó khăn như:
Chính phủ đang tạo điều kiện cho ngành nghề giao nhận XNK . Do vậy,
mảng dịch vụ giao nhận vận tải trong nước ngày càng được mở rộng, phát triển
mạnh, sức ép từ đối thủ cạnh tranh mang lại là rất lớn.
Công tác marketing vẫn chưa được Công ty chú trọng nhiều, do đó việc tìm
kiếm thị trường mới, khách hàng mới vẫn còn thụ động.
Nhìn chung cơ chế quản lí hàng hóa XNK của nhà nước ta trong nhiều năm
qua đã có nhiều cải tiến, thúc đẩy cho hoạt động ngoại thương phát triển. Tuy nhiên,
rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp mắc phải là thủ tục hành chính còn quá rườm
rà, phức tạp, nhiều công đoạn, trong khi các cán bộ đội ngũ công nhân viên chức có
năng lực và đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ hầu như không nhiều. Điều đó hình
thành nên tâm lý “người cần ta chứ ta không cần người” tồn tại trong nhiều cán bộ
công chức. Do đó, dịch vụ giao nhận vận tải của Công ty cũng chịu sự ảnh hưởng
không hề nhỏ, dẫn đến chất lượng dịch vụ không hề cao.
Thói quen đòi tiền bồi dưỡng đã ăn sâu vào tư tưởng của cán bộ công nhân
viên chức Hải quan dẫn đến một điều khó tránh khỏi là hàng năm, Công ty phải chi
ra một khoản tiền bồi dưỡng không nhỏ.
Các chứng từ hàng không cần phải hết sức chính xác và không được có một
chút sai sót nào. Tuy nhiên cũng do tính chất gấp rút và trình độ chuyên nghiệp còn
hạn chế, đôi khi có những sai sót trong khâu lên tờ khai hải quan.

Chuyến bay bị trễ hoặc bị trì hoãn: Đây là vấn đề xảy ra khá thường xuyên,
do máy bay thường bị phụ thuộc vào thời tiết, khi gặp rủi ro trên thì nhân viên giao
nhận phải báo ngay cho khách hàng biết để có hướng giải quyết kịp thời.
Việc xác định trách nhiệm do hàng hóa bị đổ vỡ trong vận chuyển hàng
không tương đối khó khăn vì lô hàng phải qua nhiều khâu, nhiều cảng hàng không,
khi hàng phải qua các nước Châu Âu, Châu Mỹ.

16


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Triển vọng của công ty
3.1.1. Cơ hội
Tuy vận tải hàng không chỉ chiếm thị phần khiếm tốn (chưa tới 1%) trong
tổng lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam, nhưng lại chiếm tới 25% giá trị kim
ngạch XK. Năm 2014, tổng lượng vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không
chiếm khoảng 741.000 tấn tăng 18,5% so với năm 2013. Trong đó vận chuyển hàng
hóa quốc tế chiếm 587.000 tấn, tăng 19,6%, vận chuyển nội địa đạt 154.000 tấn,
tăng 14,5%. Trong giai đoạn 2005-2014, tăng trưởng của vận chuyển hàng không
đạt mức trung bình 13,8%.
Được đánh giá là một trong những thị trường châu Á có mức tăng trưởng về
vận tải hàng không nhanh nhất thế giới, thị trường vận tải hàng không Việt Nam
được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Trong đó, Bắc Mỹ,
EU tiếp tục là thị trường hàng đầu. Dự báo trong giai đoạn 2015 -2020 sẽ đạt mức
tăng trưởng từ 11% đến 13%.
Ngành vận tải hàng không Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển. Bên
cạnh cơ hội lớn từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC), ngành giao nhận vận tải hàng không còn được hưởng lợi từ các
chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng của ngành này. Bên cạnh đó,
cơ sở hạ tầng, kho bãi, cảng hàng không cũng đã được được đổi mới, xây dựng

thêm tại cả trung tâm lớn của cả nước là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM. Cùng với đó,
các cơ sở cung cấp các dịch vụ mặt đất cũng được đầu tư mạnh.
3.1.2. Thách thức
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, ngành giao nhận vận tải hàng không Việt Nam
cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức do tăng trưởng GDP của Việt Nam
đang có xu hướng chậm lại. Khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn tiếp diễn chưa được
khôi phục hoàn toàn ở các thị trường lớn như Mỹ, EU. Đồng thời, giá xăng dầu dao
động ở biên độ lớn, thị trường phụ thuộc theo mùa cũng mang đến những bất ổn cho
thị trường vận tải hàng không.

17


Ngoài ra, tuy các hãng hàng không nội địa tuy đã có mức tăng trưởng nhanh
nhưng vẫn thấp hơn các hãng hàng không quốc tế. Đồng thời việc vận chuyển chủ
yếu mới chỉ tập trung vào hành khách chưa có đội bay chuyên dụng vận tải hàng
hóa. Ngoài ra, ngành giao nhận vận tải hàng không Việt Nam đang phải đối mặt với
áp lực thiếu hụt đội ngũ lao động chất lượng cao
Việt Nam là thị trường đứng thứ 3 trên thế giới về vận tải hàng không. Tính
đến năm 2015, ngành hàng không Việt Nam đã thu hút 50 hãng hàng không thế giới
đến từ 25 quốc gia đến khai thác các chuyến bay. Trong giai đoạn 2011-2014, tổng
sản lượng vận chuyển hành khách của hàng không Việt Nam ở mức 12%/năm, tổng
lượng vận chuyển hàng hóa đạt mức tăng trưởng 12,6%năm. Trong giai đoạn 20012014, mức tăng trưởng của ngành này cũng đạt mức 14,5% đối với vận chuyển
hành khách và 13,5% năm đối với vận chuyển hàng hóa.
Măc dù vậy, sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam mới chỉ dừng lại
ở sự phát triển riêng lẻ đối với từng hãng hàng không, từng cảng hàng không chưa
thể hiện được vai trò kết nối giữa hãng hàng không, DN giao nhận và khách hàng.
Đặc biệt là vai trò của chuỗi logistics. Bên cạnh đó, việc kết nối sản xuất với tiêu
dùng, kết nối các phương tiện vận tải, đặc biệt là kết nối chất xám, nguồn nhân lực
cũng là điểm yếu của ngành giao nhận vận chuyển hàng không Việt Nam từ trước

đến nay./.
3.2. Định hướng phát triển của công ty
Khi Việt Nam gia nhập WTO và APEC, bắt đầu tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, dịch vụ giao nhận quốc tế logistics bắt đầu đóng vai trò quan trọng và trở
thành then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của các doanh nghiên Việt
Nam . Vì vậy, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giũa các doanh nghiệp , đòi hỏi
Công Ty Cổ Phần Hoàng Hà International Logistics dự định sẽ mở rộng thị trường
mới như Nga, Ai Cập.. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hàng hóa ngày càng tăng,
Công ty dự định mở thêm chi nhánh, thông qua việc giữ chân thiên tài, và thu hút
thêm nhân viên.

18


Mục tiêu mà Công Ty Cổ Phần Hoàng Hà International Logistics đặt lên
hàng đầu không phải là lợi nhuận, mà là sự tiện ích, lợi ích nhất dành cho khách
hàng với phương châm “Chúng tôi luôn đồng hành cùng các bạn”.
Với tiêu chí “Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất” Công Ty Cổ Phần
Hoàng Hà International Logistics nỗ lực kết hợp thực tế tại thị trường Việt Nam và
kiến thức chuyên nghiệp của quốc tế nhằm tạo ra sản phẩm dịch vụ ưu việt. Đáp
ứng ngày càng tốt hơn, thỏa mãn tối đa nhu cầu về dịch vụ giao nhận của khách
hàng.
Đầu tư thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Mở thêm các loại hình kinh doanh nhằm tiêm kiếm thêm nguồn lợi nhuận
mới.
3.3. Giải pháp
3.3.1. Giải pháp của công ty
Tái cấu trúc về quản lí, đồng thời thay đổi định hướng chiến lược kinh
doanh của Công ty theo hướng toàn cầu hóa sản phẩm và thị trường.
Thường xuyên quan tâm tới việc đào tạo cán bộ có kỹ năng chuyên môn

sâu, nhằm trang bị kiến thức cho cán bộ am hiểu về phương cách điều hành và quản
lý hoạt động của Công ty sao cho thật sự hiệu quả phù hợp với nền kinh tế Quốc tế,
kích thích tinh thần sáng tạo, tích cực trong công việc của cán bộ, công nhân viên
bằng các hình thức khuyến khích về vật chất và tinh thần.
Xây dựng tốt mối quan hệ giữa quản lý và người lao động, luôn tôn trọng
và khuyến khích khả năng tự chủ, sáng tạo của cán bộ công nhân viên tạo ra sức
mạnh tổng hợp phát huy tối đa hiệu quả cho Công ty.
Lập chiến lược xây dựng marketing cho thật hiệu quả, duy trì tốt mối quan
hệ với khách hàng truyền thống, có kế hoạch tập trung nghiên cứu, khảo sát thị
trường mới, đánh mạnh vào những thị trường có tiềm năng, có lợi thế cho Doanh
nghiệp, nhằm lựa chọn được cho mình những thị trường ổn định và vững chắc, để

19


×