Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty altus logistics việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.94 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CỦA CÔNG TY ALTUS LOGISTICS VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Phạm Ngọc Tính
Mã sinh viên: 1201016555
Lớp: K51D – A13
Khóa: K51
Người hướng dẫn khoa học: Th.s Hà Hiền Minh

TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2015
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
TP.HCM, ngày…tháng…năm 2015

ThS. Hà Hiền Minh


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
FCL
LCL
WTO
ASEAN
AEC
TPP
B/L
C/O
D/O
CIF
TNHH


Tiếng Anh
Full Container load
Less Container load
World Trade Organization
Association of South East Asian
Nations
Asean economic community
Trans-Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement
Bill of Lading
Certificate of Origin
Delivery order
Cost Insurance and Freight

Tiếng Việt
Nguyên container
Lẻ container
Tổ chức thương mại thế giới
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Cộng đồng kinh tế Asean
Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương
Vận đơn
Giấy chứng nhận xuất xứ
Lệnh giao hàng
Tiền hàng, bảo hiểm và cước
phí
Trách nhiệm hữu hạn



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT
1
2
3
4
5
6

Tên bảng/ sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Altus Logistics Việt Nam
Sơ đồ 2.1. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển tại Altus Logistics Việt Nam
Bảng 1.1. Doanh thu của công ty
Bảng 1.2. Tỷ suất chi phí của công ty
Bảng 1.3. Tỷ suất lợi nhuận của công ty
Bảng 1.4. Doanh thu từ vận tải hàng nhập khẩu

Trang
5
11
7
8
9
10


6

LỜI MỞ ĐẦU
Mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới là xu hướng tất yếu để phát triển của
mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong 15 năm trở lại đây, đặc
biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), thương mại
quốc tế của nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Cùng lúc đó,
Logistics cũng nhanh chóng phát triển trong vài thập niên gần đây, giúp con người
sử dụng tối ưu nhất các nguồn lực nhằm mang lại những sản phẩm, dịch vụ có chất
lương cao nhất với chi phí thấp nhất cho người tiêu dùng. Trong nhiều nội dung
quan trọng thì hoạt động tổ chức giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại
Công ty Altus Logistics Việt Nam cũng là một trong những nội dung quan trọng của
quản trị Logistics. Trong đó, hoạt động tổ chức giao nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển tại Công ty Altus Logistics Việt Nam hiện nay trở thành một hoạt động
không thể thiếu trong việc giao thương hàng hóa quốc tế.
Trong khoảng thời gian kiến tập 3 tuần tại công ty nhằm quan sát thực tiễn
quá trình và so sánh với lý thuyết được học tại trường về nghiệp vụ giao nhận hàng
nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, tìm hiểu và nghiên cứu tại phòng kinh doanh
- Công ty Altus Logistics Việt Nam, người viết báo cáo xin đưa ra bài thu hoạch với
đề tài: “Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty
Altus Logistics Việt Nam”. Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty Altus Logistics Việt Nam.
Chương 2: Nghiệp vụ tổ chức giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại
công ty Altus Logistics Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Altus Logistics Việt Nam.
Trong quá trình kiến tập và viết báo cáo, người viết đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ từ anh Võ Hoài Nam, bộ phận kinh doanh và cô Hà Hiền Minh, giảng
viên đại học Ngoại Thương cơ sở 2. Người viết xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến anh Nam và cô Hiền Minh, xin chúc hai người nhiều sức khỏe và thành công
trong công việc.
Mặc dù rất nỗ lực và cố gắng quan sát và học hỏi nhưng chắc chắn người

viết không thể tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung cũng như hình thức trình


7
bày, sự nhận xét và góp ý của quý công ty cũng như của giáo viên hướng dẫn sẽ là
sự giúp đỡ to lớn để người viết có thể hoàn thiện bài báo cáo hơn.
Sinh viên thực hiện
Phạm Ngọc Tính


8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN ALTUS
VIỆT NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Khái quát về công ty
-

Tên công ty: CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN ALTUS VIỆT NAM
Tên giao : ALTUS LOGISTICS VIETNAM ., LTD
Trụ sở
: 58 Đồng Khởi – Quận 1 – Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.8239200
Fax: 08.8239201
Email:
Website: www.altuslogistics.com
Phương châm: Tất cả vì khách hàng
Logo:

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Vào thời điểm Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh

nghiệp Việt Nam luôn bắt nhịp cùng với đất nước tiến hành đổi mới cung cách quản
lý, điều hành để đạt hiểu quả cao trong cơ chế thị trường hiện nay. Nhu cầu xuất
nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày một cao, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
đó, công ty Altus Việt nam được thành lập với đặc thù là doanh nghiệp làm dịch vụ
giao nhận và vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong và
ngoài nước có yêu cầu.
Ngày 17/07/1998 Công ty TNHH Tiệp Vận Altus Việt Nam được thành lập
với giấy phép đầu tư số 26/GP-HN do Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cấp và
có 1 chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự
1.2.1. Chức năng
Công ty là một doanh nghiệp loại hình trách nhiệm hữu hạn, thực hiện chế độ hoạch
toán độc lập trên cơ sở hoạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ tại công ty.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng theo đúng luật doanh
nghiệp.


9
Chức năng chủ yếu của công ty là:
- Làm dịch vụ giao nhận hàng hoá XNK cho các doanh nghiệp của Việt Nam
hoặc dự án lớn như: Công ty dầu khí BP, dự án đường dẫn khí Nam Sơn,...
- Làm thủ tục XNK hành lý cá nhân cho các khách hàng nước ngoài vào Việt
Nam công tác hoặc định cư,...
- Vận tải hàng hoá bằng đường biển và hàng không.
- Thời gian qua công ty không ngừng mở rộng, tìm kiếm các đối tác làm dịch
vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá, máy móc thiệt bị cho các dự án và các khách
hàng có yêu cầu về XNK.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng và thực hiện các dịch vụ giao nhận hàng hoá, máy móc thiết bị
cho các đơn vị XNK và tổ chức vận chuyển chúng từ Việt Nam đi các nước và

ngược lại theo đúng pháp luật.
- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm thực hiện kinh doanh có
hiệu quả cao.
- Quản lý và sử dụng đồng vốn kinh doanh đúng chế độ của nhà nước có
hiệu quả, tự tạo nguồn vốn với các hình thức thích hợp, bảo đảm tự trang trải về mặt
tài chính, kinh doanh có lãi.
- Chấp hành đầy đủ các chính sách chế độ và pháp luật của nhà nước phù
hợp với luật doanh nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết hợp đồng kinh tế với khách hàng và phục vụ
khách hàng chi đáo, nhiệt tình, đúng trách nhiệm.
-Quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên, thường xuyên tổ chức huấn
luyện nghiệp vụ và nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn cho nhân viên.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Chức năng và nhiệm vụ của một số bộ phận quan trọng:
Ban giám đốc:
Chịu trách nhiệm toàn diện, là người trực tiếp chỉ đạo các Phòng. Chịu
trách nhiệm chung về tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty. Chỉ đạo thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn. Tổ chức nguồn nhân lực
cho phù hợp nhiệm vụ kinh doanh từng thời kỳ.


10
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Altus Logistics Việt Nam.
GIÁM ĐỐC
Phòng dầu khí
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính nhân sự
Phòng dự án
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng kế toán

Phòng Phục vụ hành lý cá nhân
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Phòng kế toán:
− Giúp giám đốc quản lý vốn của công ty:
− Thường kỳ phản ánh mọi hoạt động thu chi và công nợ của công ty
một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác.
− Kịp thời phân tích hoạt động kinh doanh của công ty, lưu trữ - cập
nhật sổ sách chứng từ nhanh chóng giúp Giám đốc nắm tình hình tài
chình của công ty. Theo dõi giá cả thị trường để có đơn giá phù hợp
từng thời kỳ.
− Thực hiện hoạch toán kinh tế tài chính theo đúng luật pháp nhà nước.
Phòng kinh doanh: Thay Giám đốc điều hành trực tiếp các hoạt động
kinh doanh của công ty như:
− Quan hệ với chủ hàng làm các hợp đồng kinh tế. Sau khi có hợp đồng
thì làm các chứng từ cho các lô hàng Xuất khẩu và Nhập khẩu.
− Liên lạc với các đại lý nước ngoài để theo dõi tình trạng các lô hàng
xuất khẩu. Đối với nhập khẩu thì phải thường xuyên cập nhật và
thông báo với đại lý và khách hàng về từng lô hàng đã được nhập.
− Giúp Giám đốc kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch. Xây
dựng các đề án phát triển kinh doanh cho công ty từng thời kỳ.
Phòng dự án:


11
− Tham gia đấu thầu vận chuyển máy móc, thiết bị và vật tư cho các dự
án của nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Khi trúng thầu thì
tổ chức thực hiện vận chuyển máy móc, thiết bị cho công trình.
− Nghiệp vụ nhập khẩu từng lô hàng cũng tương tự như phòng kinh
doanh. Thực chất đây cũng là một phòng kinh doanh một loại hàng
hoá đặc biệt.

Phòng dịch vụ khách hàng:
− Giúp Giám đốc tìm kiếm khách hàng, tiếp thị và quảng cáo cho công
ty.
− Cung cấp thông tin và liên lạc với các hãng tàu, các đại lý để báo cước
vận chuyển, lấy booking cho khách hàng.
Phòng hành chính nhân sự:
− Làm công tác hành chính quản trị cho công ty như lưu trữ, văn thư,
mua sắm và cung cấp văn phòng phẩm và các thiết bị làm việc cho
cán bộ công nhân viên của công ty, trực tổng đài điện thoại, làm công
tác tiếp tân…
− Giúp Giám đốc làm các hợp đồng tuyển dụng và thực hiện quyền lợi
cho cán bộ công nhân viên trong công ty theo đúng luật pháp của nhà
nước.
− Phục vụ các hội nghị hoặc họp trong công ty…
Phòng dầu khí:
− Chịu trách nhiệm về mảng hàng dầu khí, chuyên làm dịch vụ thủ tục
Hải quan và vận chuyển hàng hoá XNK cho công ty dầu khí BP và
các công ty dầu khí khác.
− Ngoài ra còn hỗ trợ cho các phòng khác về mặt nghiệp vụ XNK.
− Phòng thường xuyên huấn luyện nghiệp vụ XNK và trau dồi kiến thức
cho nhân viên văn phòng.
Phòng dịch vụ và hành lý cá nhân:
− Chuyên làm dịch vụ hải quan phục vụ cho các cá nhân người nước
ngoài công tác hoặc định cư tại các nước.
− Làm dịch vụ vận chuyển và đóng gói hành lý cá nhân hoặc công ty
cho khác hàng có nhu cầu di chuyển toàn bộ hàng hoá.


12
− Ngoài ra, phòng còn làm thủ tục cho các loại hàng thương mại khác.

Phòng cũng thường xuyên trau dồi kiến thức, nghiệp vụ cho nhân
viên.
1.2.4. Tình hình nhân sự
Công ty có tất cả gồm 94 nhân viên trong đó có 4 người nước ngoài và 90
nhân viên người Việt Nam. Công ty đang tiến hành tuyển thêm nhân sự cho các
phòng.
1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
trong giai đoạn 2012 – 2014
Về mặt doanh thu
Từ khi thành lập công ty đến nay, công ty đã không ngừng lớn mạnh về cả
doanh số lẫn mặt hàng. Chỉ tính từ năm 2011 đến nay doanh thu đã tăng rõ rệt. Cụ
thể dựa vào bảng
Bảng 1.1. Doanh thu của công ty
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Năm
XK
NK

2011
48.197.433
7.012.257

2012
59.173.451
8.073.244

2013
66.797.229
9.772.796


6 tháng 2014
42.109.572
6.318.440

(Nguồn: Phóng kế toán)
Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu hàng XK lớn hơn hàng NK trên 7.5 lần.
Nguyên nhân do công ty tiếp thị với nhiều doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu
nhiều và thuận lợi hơn. Hy vọng tình hình sẽ cải thiện khi công ty đã mở thêm
phòng kinh doanh theo dự án.
Doanh thu mỗi năm một tăng, năm sau cao hơn năm trước từ 8-11%. Điều
này cho thấy công ty đang có những bước phát triển rất vững chắc. Nhất là khi Việt
Nam gia nhập WTO thì nhu cầu NK và NK hàng hóa, máy móc - thiết bị ngày càng
cao.
Về mặt chi phí
Dựa vào bảng tỷ suất chi phí ta nhận thấy xét chi phí bỏ ra để có được 1 tỷ
đồng doanh thu và 1 tỷ đồng lợi nhuận của công ty là chưa hiệu quả, mặc dù năm
2012 và năm 2013 có tiến triển tốt hơn.


13
Xét chi phí bỏ ra để có được doanh thu trên từng loại doanh thu thì nhận thấy
chi phí hoạt động để tạo ra doanh thu bán hàng là hiệu quả nhất, còn chi phí bỏ ra
để có doanh thu tài chính thì quá thấp và không hiệu quả, có thể nói là công ty
không hề có doanh thu trên hoạt động tài chính.
Bảng 1.2 Tỷ suất chi phí của công ty
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu

2011


2012

2013

I. Tỷ suất chi phí toàn công ty
Chi phí / Doanh thu
0.14 0.09 0.07
Chi phí / Lợi nhuận
0.20 0.18 0.22
II. Tỷ suất chi phí trên từng loại doanh thu
Chi phí / Doanh thu bán
1.20 1.35 0.96
hàng
22.3 35.2 34.6
Chi phí / Doanh thu tài
chính
0
6
3
Chi phí / Thu nhập khác
III. Tỷ suất chi phí trên từng lợi nhuận
Chi phí / Lợi nhuận bán
5.24 2.35 3.80
hàng
Chi phí / Lợi nhuận tài

So sánh

So sánh


2012/2011

2013/2012

(0.16)
(0.02)

(0.02)
0.04

0.15

(0.39)

12.96

(0.63)

(2.89)

1.45

chính
Chi phí / Lợi nhuận
khác
Xét chi phí bỏ ra để có được lợi nhuận trên từng khoản mục lợi nhuận thì
thấy công ty hoàn toàn chỉ thu được lợi nhuận từ hoạt động bán hàng (nhưng mức
lợi nhuận đạt được là còn rất thấp so với chi phí bỏ ra, cụ thể là năm 2011 chi phí bỏ
ra là 5.24 đồng mới thu được 1.45 đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích tỷ suất chi
phí thì nhận ra từ năm 2012 đến 2013, công ty hoạt động khả quan hơn so với 2011.

Tuy nhiên chi phí bỏ ra vẫn còn là quá lớn so với lợi nhuận và doanh thu đạt được.
Công ty làm dịch vụ xuất nhập khẩu cho các công ty khác nên vấn đề về chi
phí mà công ty dùng cho hoạt động là rất nhiều khoản.
Các khoản chi phí của công ty như chi phí vận tải, bốc dỡ, chi phí bảo quản
hàng, chi phí quản lý kho, chi phí cho nhân viên, chi phí về thuế….


14
Các chi phí liên quan đến thủ tục kinh doanh thương mại: giám định, thủ tục
hải quan XNK, các chi phí liên quan đến giao dịch thương mại, chi phí xúc tiến
thương mại, tiếp thị, chi phí đóng gói bao bì….
Về lợi nhuận
Bảng 1.3 Tỷ suất lợi nhuận của công ty
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

Tỷ suất lợi nhuận toàn công ty
0.71
0.49
0.34
Lợi nhuận / Doanh thu
4.78
5.51
4.46

Lợi nhuận / Chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên từng loại doanh thu
Lợi nhuận / Doanh thu
hoạt động bán hàng
Lợi nhuận / Doanh thu tài
chính
Lợi nhuận / Thu nhập khác

0.71

0.49

0.34

-

-

-

So sánh

So sánh

2012/2011

2013/2012

(0.22)
0.73


(0.15)
(0.32)

-

-

Phân tích Bảng tỷ suất lợi nhuận cho thấy lợi nhuận thu trên 1 đồng doanh
thu của toàn công ty vào năm 2012 và năm 2013 có tiến triển tốt hơn năm 2011,
nhưng mức lợi nhuận thu được trên 1 đồng chi phí bỏ ra cũng tương đương như vậy.
So sánh mức lợi nhuận thu được trên 1 đồng doanh thu năm 2012 giảm 0.22 đồng
so với năm 2011, lợi nhuận có đạt được trong năm 2012 và 2013 nhưng mức lợi
nhuận như vậy là còn rất thấp. Và lợi nhuận của công ty chủ yếu vẫn từ hoạt động
bán hàng (doanh thu hoạt động bán hàng ), còn doanh thu tài chính và thu nhập
khác là không có.
Lợi nhuận của công ty được đánh giá qua kết quả hoạt động của công ty sau
mỗi kỳ kinh doanh, công ty hoạt động kinh doanh rất nhiều lĩnh vực, vì vậy việc
xác định lợi nhuận cũng phải xét nhiều nguồn. Như công ty chuyên làm dịch vụ thủ
tục Hải quan cho các doanh nghiệp xuất nhập và lợi nhuận này được xác định dựa
trên khoản chênh lệch giữa doanh thu thu được từ hoạt động cung cấp dịch vụ trừ đi
các khoản chi phí có liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ đó.
1.4. Vai trò của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển đối với sự phát triển của công ty.


15
Hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu để gia công như các phụ liệu cho
may mặc , hàng điện tử , gỗ..v.v… và các thiết bị máy móc phục vụ cho các dự án
mở rộng nhà máy của các công ty.

Bảng 1.4 Doanh thu từ vận tải hàng nhập khẩu
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Mặt hàng
May mặc
Thiết bị
Gỗ
Điện tử

2011

2012

2013

2.171.835
2.203.318
1.246.647
235.896

2.555.100
2.592.139
1.446.643
277.525

2.839.000
2.945.613
1.647.914
308.361

6 tháng 2014

1.594.944
1.636.452
915.508
171.312

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy doanh thu hàng nhập khẩu bằng đường biển
tăng đều qua các năm nhưng số lượng các mặt hàng vẫn tăng không nhiều. Công ty
chỉ làm những mặt hàng chủ lực chưa phát triển thêm các mặt hàng mới.
Hàng xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng do các doanh nghiệp làm hàng xuất
khẩu như : gốm sứ , đồ gỗ cao cấp , tranh sơn mài , hàng may mặc và hàng thuỷ hải
sản..v.v..
Doanh thu từ nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển chiếm
hơn 80% doanh thu từ nghiệp vụ nhập khẩu của công ty và chiếm hơn 10% trong
tổng doanh thu của công ty, và tỷ lệ này không ngừng tăng lên hàng năm, chứng tỏ
nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển đóng góp vai trò quan trọng
trong sự phát triển của công ty.
CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY ALTUS LOGISTICS VIỆT NAM
2.1. Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu
bằng container đường biển
Sơ đồ 2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Altus
Logistics Việt Nam
Khách Hàng
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính nhân sự


16
Phòng phục vụ hành lý cá nhân
Phòng dầu khí

Phòng kế toán
Khách Hàng
3
3
4
2
1
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
1. Phòng kinh Doanh: Nhạn chứng từ của lô hàng từ khách hàng
2. Phòng hành chính – nhân sự: Tiếp nhận và chuyển giao cho bộ phận dầu
khí (hoặc bộ phận hành lý cá nhân – hàng cá nhân)
3. Phòng dầu khí: Bố trí người phụ trách làm các thủ tục cho lô hàng.
3. Phòng dịch vụ hành lý cá nhân: Bố trí người phụ trách lô hàng để làm thủ
tục – hàng cá nhân.
4. Phòng kế toán: Nhận chứng từ đã hoành thành thủ tục – Quyết toán chi
phí lô hàng – Bàn giao chứng từ cho khách hàng.
2.1.1. Quy trình nhập khẩu hàng FCL công ty Altus Logistics Việt Nam
- Hàng hóa: Thịt bò Úc đông lạnh.
- Xuất xứ: Australia.
- Mã HS: 02023000
- Cửa nhập khẩu: Cảng Tân Cảng – Cát Lái.
- PTVC: Tàu biển – container 20’ RF
- Hàng hóa kiểm dịch do Cục Thú Y – Cơ Quan Thú Y Vùng VI quẩn lý
- Tổ chức NK: CN Cty CP TMDV CỔNG VÀNG (TP.HÀ NỘI).
- DV Giao nhận: ALTUS LOGISTICS VIỆT NAM
2.1.1.1 Bộ hồ sơ hải quan
2.1.1.1.1 Bắt buộc
1. Tờ khải hải quan (Original)
2. Tờ khai nhánh (Original)



17
3. Hợp đồng – sales contract (Copy)
4. Hóa đơn thương mại – commercial invoice (Original)
5. Phiếu đóng gói – packing list (Original)
6. Vận đơn – B/L (Copy)
7. Hóa đơn cước vận chuyển – F (Original)
8. Giấy giới thiệu (Original)
9. Giấy nộp thuế (Copy)
10. Giấy phép kinh doanh – nếu lần đầu tiên nhập khẩu (Copy)
Một số loại chứng từ khác: Certificate of Origin, C/O form…
2.1.1.1.2 Bổ sung mặt hàng
1. Giấy phép nhập khẩu (Copy)
2. Giấy đăng kí kiểm dịch (Copy)
3. Giấy chứng nhận kiểm dịch (Original)
2.1.1.2 Chuẩn bị chứng từ
2.1.1.2.1 Chuẩn bị chứng từ nhập khẩu
- Bộ chứng từ mà nhân viên chứng từ chuẩn bị để nhân viên giao nhận đi làm thủ
tục hải quan như sau:
1. Tờ khai hải quan NK (chưa thông quan – in từ hệ thống – 1 bản)
2. Thông báo hàng đến – Notice Arrival (1 Copy)
3. Bill of Lading (1 Original, 2 Copy)
4. Commercial Invoice (1 Original, 2 Copy)
5. Packing list (1 Original, 2 Copy)
6. Sales contract (2 Copy)
7. C/O form AANZ (1 Original)
8. Giấy nộp thuế (3 Original)
9. Giấy đăng kí kiểm dịch (3 Original)
10. Giấy phép nhập khẩu (1 Original, 2 Copy)
11. Chứng thư kiểm dịch nước ngoài (1 Original)

12. HACCP (1 Copy)
13. Hợp đồng thuê kho (1 Copy)
14. Giấy chứng nhận kho đạt tiêu chuẩn (1 Copy)


18
- Nhân viên chứng từ sẽ nhận tất cả chứng từ trên từ công ty khách hàng (trừ tờ
khai), có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ phải khớp nhau.
2.1.1.3 Trước khi tàu đến
- Nhân viên chứng từ kiểm tra tất cả chứng từ được fax đến trước đó
- Chuẩn bị chứng từ đăng ký kiểm dịch:
1. Giấy đăng ký kiểm dịch (3 Original)
2. Giấy phép nhập khẩu (1 Original, 2 Copy)
3. Contract (1 Copy)
4. Invoice (1 Copy)
5. P/L (1 Copy)
6. B/L (1 Copy)
7. HACCP (1 Copy)
8. Chứng từ kiểm dịch đầu nước ngoài – đợi bản chính
- Lập phương án giao nhận hàng: Chuẩn bị kho bài, phương tiên công nhân, bốc
xếp.
- Đợi và nhận thông báo hàng đến.
2.1.1.4 Khi tàu đến
- Nhân viên giao nhận tất cả chứng từ gốc của khách hàng gửi. Trong đóo ó Thông
báo hàng đến của hãng tàu. Kiểm tra các thông tin và tính toán chi phí mà rên
Arrival – NOA thông báo.
- Ứng tiền kế toán để làm thủ tục cho lô hàng.
- Mang bộ hồ sơ lên hãng tàu để lấy D/) – Lệnh giao hàng
Bộ hồ sơ gồm: Notice of arrical, B/L bản chính, giấy giới thiệu.
-


Nhân viên giao nhận bốc số thứ tự và đợi số.
Khi đến số của mình nhân viên giao nhận nộp bộ hồ sơ cho nhân viên hãng
tàu. Nhận lại lệnh, kiểm ta các thông tin dựa vào bill, tên tàu, chuyến,…ngày
hết hạn của lệnh. Nhân viên giao nhận sẽ dự kiến ngày hoàn tất thủ tục hải
quan để lấy hàng ra khỏi cảng và gia hạn lệnh. Thường sẽ gia hạn dư ra một
ngày để có thể xử lý sự cố nếu không kịp lấy hàng. Hỏi rõ Phí chạy điện.

Gia hạn lệnh:
-

Nhân viên giao nhận dự kiến ngày sẽ lấy hàng ra khỏi kho bãi cảng và gia
hạn thêm thời gian lấy hàng, hay còn gọi là gia hạn lệnh.


19
-

-

Hàng của công ty được hãng tàu miễn phí thời gian là 5 ngày. Nhân viên
giao hàng nhận dự kiến ngày lấy hàng và gia hạn hết ngày 01/07/2015.
Hãng tàu xuất hóa đơn cho các phí như sau: (đã được thông báo trên NOA)
+ Hóa đơn xếp dỡ tại cảng (THC)
+ Hóa đơn chứng từ (DO)
+ Hóa đơn lưu container.
Nhân viên giao nhận kiểm tra hóa đơn: tên công ty, địa chỉ, mã số thuế.
(Kiểm tra kĩ các thông tin trên vì nếu sơ sót thì rất khó khan cho việc thanh

-


toán và quyết toán thuế sau này của công ty)
Ký nhận hóa đơn, đóng tiền và nhận lại bộ lệnh (3 tờ).
Công ty nhận hàng theo “hàng giao thẳng” nên nhân viên giao nhận phải làm
giấy mượn container –cược cont. Trường hợp phương án nhận hàng là “hàng
rút ruột” thì không cần phải làm giấy mượn container.

Cược container
-

Hàng của công ty là “hàng giao thẳng”, có nghĩa là công ty sẽ mang
container của hàng tuầ về kho riêng để xuống hàng và công ty phải cuộc một
số tiền để hãng tàu cho phép mang container về kho. Hãng tàu yêu cầu công
ty trả container rỗng về bãi theo quy định của hãng tàu qua giấy hạ rỗng mà

-

hãng tàu cấp phát.
Sau khi trả container rỗng về bãi theo đúng quy định thì công ty mang giấy
xác nhận hạ rỗng của bãi, biên nhận cược do hãng tàu phát hành lên hãng tàu
để nhận lại cược. Hãng tàu sẽ dựa vào các ghi chú trên Giấy xác nhận hạ

-

rộng tính các chi phí như vệ sinh, lủng nóc, móp vách…(nếu có).
Hãng tàu xuất hóa đơn các chi phí nói trên, trừ ra dựa trên số tiền đã cược và
trả lại dư cho công ty hoặc thu thêm nếu chi phí nhiều hơn số tiền cược ban

-


đầu.
Nhân viên giao nhận kiểm tra hóa đơn, ký nhậ. Nhận lại hóa đươn và tiền
thừa.
2.1.1.5 Kiểm tra chứng từ
- Nhân viên giao nhận kiểm tra đối chiếu chứng từ xem xét sự phù
hợp, thống nhất giữa hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, hợp đồng, giấy
chứng nhận xuất xứ, chứng thư kiểm dịch đầu nước ngoài ngoài về số lượng,
ký mã hiệu, xuất xứ, trị giá để lên tờ khai cho chính xác đúng với mặt hàng,
đúng thuế suất ưu đãi công ty khách hàng.
2.1.1.6 Thủ tục Hải quan tại cửa khẩu


20
- Vào văn phòng đội thủ tục hàng hóa nhập khẩu. Nhân viên giao nhận
(NVGN) nộp bộ chứng từ cho CCHQ.
- NVGN nhờ CCHQ tiếp nhận tờ khai, kiểm tra hồ sơ và đống dấu
trên tờ khai, đồng ý cho phép lấy mẫu – Hàng hóa mẫu kiểm dịch cơ quan
thú Y vùng VI.
- Mang tờ khai đã đóng dấu của CCHQ đến văn phòng HQGS bãi để
đăng ký lấy mẫu tại cảng. HQGS xác nhận và ký tên trên tờ khai sau đó trả
lại cho NVGN.
- NVGN tiếp tục lên Khu thủ tục – Thương vụ cảng để dò tìm vị trí
container của mình bằng cách nhập số container dựa trên D/O.
- Container: NYKU 7541986, vị trí: L25-440101. Tầng 1.
- Kiểm tra vị trí container xong NVGN đến khu container bãi lạnh để
viết phiếu cắt seal.
- Tại đây NVGN sẽ xin và điền vào phiế yêu cầu cắt/bấm seal
container. Sau khi điền đầy đủ thông tin thì nạp lại các chứng từ sau: phiếu
yêu cầu cắt/bấm seal container, D/O bản chính, tờ khai đã được đóng dấu.
- Nhân viên điều độ sẽ kiểm tra trên hệ thống sau đó xác nhận và đóng

giáp lai trên các chứng từ trên, xác nhận cắt seal lấy mẫu, trả lại chứng từ.
- NVFN tím tới vị trí container đã tra ban đầu. Nạp các chứng từ trên
cho điều độ tại Bãi lạnh. Nhân viên điều đồ kiểm tra số container và số seal
đúng như trên chứng từ thì tiền hành cắt seal.
- Sau khi kiểm tra tình trạng hàng hóa thoe như hồ sơ đã đăng ký
trước đó thì cán bộ thú y lấy mẫu tùy ý thùng carton hoặc bao ni-lon. Công
ty Cổng Vàng lấy mẫu 3 thùng, các mẫu được mang về văn phòng thì nghiệm
thực hiện các công tác kiểm dịch. Cán bộ thú ý sau khi lấy mẫu xong sẽ làm
biên bản lấy mẫu tại cảng gồm 2 biên lai. NVGN ký nhận và nhận lại 1 biên
lai.
2.1.1.7 thủ tục nhận hàng tại cảng
2.1.1.7.1 Đóng tiền thương vụ – In phiếu EIR
- Tại thương vụ Cảng Cát Lái, NVGN bốc số thứ tự và đợi đến số.
- NVGN nộp D/O – 1 bản chính cho Thương vụ cảng để thương vụ
phát hành phiếu EIR (phiếu giao nhận container) và hóa đơn Phí giao hàng
(phí nâng).
- Sauk hi đã đóng tiền và nhận lại hóa đơn cùng phiếu EIR thì NVGN
mang đến khu vuecj HQGS để thanh lý cổng.
2.1.1.7.2 Thanh lý cổng


21
- Hồ sơ thanh lý bao gồm: Tờ khai chính đã thông quna, list container,
phiếu EIR, tờ khai photo, B/L phot, 1 D/O bản chính.
- NVGN nộp bộ hồ sơ vào cho CCHQ. Hải quan sau khi kiểm tra các
thông tin trên chứng từ sẽ nhập máy số container, đóng dấu “Hàng đã qua
khu vực giám sát” tren tờ khai đồng thời ký tên đóng dấu trên phiếu EIR và
tờ khai và trả lại cho NVGN.
2.1.1.7.3 Giao Phiếu cho người vận chuyển để lấy hàng
- NVGN sau khi thanh lý xong liên lạc với nhà xe để gửi phiếu EIR

và giấy hạ rỗng, POD (bằng chứng giao hàng) để lái xe lấy hàng kéo về kho
cho công ty khách hàng.
- Nhà xe điều xe và tiến hành cho xe vào cảng làm các thủ tục để lấy
hàng ra, sau đó liên lạc với người nhận hàng đã thể hiện trên POD để giao
hàng.
-

2.1.1.8 Giao hàng cho công ty khách hàng.
Sau khi lấy hàng và chở đến kho mà khách hàng yêu cầu. Các nhân viên của
họ xuống hàng và kiểm đếm số lượng, sau đó ký nhận hàng trên 2 POD mà
NVGN đã chuẩn bị, mỗi bên giữ một bản. Yêu cầu nhân viên kho ghi rõ tình

-

trạng hàng hóa.
Vì lấy mẫu kiểm dịch 3 thùng nên trên POD sẽ thiển hiện thiếu 3 thùng hàng.
Giao hàng xong tài xế sẽ vận chuyển container rỗng mang trả về bãi (ICD
PHUC LONG 3) mà hãng tàu yêu cầu. Kết thúc quá trình giao hàng.

2.1.1.9 Trả rỗng – đóng tiền vệ sinh, sửa chữa – nhận cược
Trả rỗng
-

Khi đã mang container đến bãi để hạ rỗng – ICD Phuc Long 3 thì tài xế giao
giấy hạ rỗng mà hãng tàu cấp nộp cho điều độ bãi. Điều độ xuất hóa đơn dựa
trên Mã số thuế đã được cung cấp trên Giấy hạ rỗng – phí hạ container. Tài
xế đóng tiền, nhận hóa đơn và cho xe vào khu vực hạ container rỗng để của
của cảng, hạ container xuống bãi. Điều độ kiểm tra tình trạng container sau
đó in phiếu giao nhận container xác nhận đã hạ rỗng. Container hàng của
công ty Cổng Vàng phải vệ sinh và đóng tiền tại bãi. Tài xế đóng tiền vệ sinh,


-

nhận hóa đơn, phiếu xác nhận hạ rỗng và cho xe về.
Một số bất cập phát sinh trong quá trình hạ rỗng như điều đọ bãi có ghi chú
lên trên Phiếu xác nhận hạ rỗng như: Lủng nóc. Điều này hoàn toàn không
phải lỗi của bên giao nhận. Thực tế cho thấy khi cẩu giao hàng tại cảng


22
không chụp chính xác các vị trí móc để cẩu lên mà bị lệch thì gây lủng nóc
cho container hàng mà tài xế không hề để ý. Sau này khi tài xế đi hạ
container rỗng thì điều độ của bãi phát hiện ra và quy trách nhiệm về cho nhà
xe. Nhà xe hoàn toàn không có lỗi những với những ghi chú dã thể hiện trên
phiếu thì hãng tàu cứ tính chi phí cho khách hàng. Điều này là một trong

-

những bất cập phổ biến hiện nay.
Nhận cược
NVGN sau khi nhận được phiếu xác nhận hạ rỗng từ tài xế, hóa đơn va thanh

-

toán cước vận chuyển thì hoàn tất hồ sơ để nhận lại cược.
Tại hàng tàu NVGN nộp Biên nhận cược đã cước lúc đi lấy D/O và phiếu

-

xác nhận hạ rỗng.

Nhân viên hãng tàu sau khi kiểm tra các chứng từ sẽ đóng dấu đồng ý trả
cược trên Biên nhận cược. NVGN ghi đã nhận lại cược, ký ghi rõ họ tên, số
điện thoại và nhận lại tiền.
2.1.1.10 Thanh toán phí dịch vụ – Bàn giao chứng từ
- Sau khi hoàn tất tất cả các quy trình trên thì NVGN sẽ bàn giao tất
cả các chứng từ cũng như hồ sơ gốc, hóa đơn chuyển sang cho phóng kế toán
và liệt kê các chi phí đã chi cho lô hàng, trả lại tiền dư nếu chi ít hơn lúc ban
đầu đã ứng hoặc ngược lại.
- Bộ phận kế toán kiểm tra lại các chứng từu, chi phí và lên Biên bản
bàn giao chứng từ thiể hiện các chứng từ sẽ trả và chi phí của lô hàng. Sau
đó cho người đi giao trả chứng từ lại cho bên công ty Cổng Vàng và nhận
tiền. Kết thúc quy trình giao nhận của một lô hàng.

2.1.2. Quy trình nhập khẩu hàng LCL công ty Altus Logistics Việt Nam
- Quy trình nhập khẩu hàng lẻ cũng giống như nhận hàng nguyên
container nhưng có những điểm khác biệt sau:
Bảng 2.1 So sánh cơ bảng hàng FCL và LCL

Dỡ hàng
khỏi container

Địa điểm
kiểm hóa

Hàng
FLC
Người
nhận hàng

Tiại bãi


Hàng
LCL
Người
gom
hàng
(Người chuyên
chở hoặc giao
nhận)
Tại kho


23
List
container
Thời
gian lấy hàng

Có

Không

Sauk hi
tàu đến

Sau
ngày tàu đến
1-2 ngày
Không


Demmur

Có

Gia hạn

Có

Không

Có

Không

age
lệnh
Cược
container
Giấy
nhận hàng
PTVC

Phiếu
EIR
Xe đầu

Phiếu
xuất kho (4 lai)
Xe tải


kéo
Trả rỗng
& nhận cược

Có

Không
(Nguồn: Người viết tự tổng hợp)

2.2. Nhận xét chung
2.2.1. Điểm mạnh
Thứ nhất, trên lý thuyết việc giao nhận hàng hóa chủ yếu thực hiện trên vận
đơn gốc, tuy nhiên như ta thấy ở quy trình trên, việc trao đổi chứng từ lại chủ yếu là
vận đơn surrender. Việc làm này, sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho Đại
lý Vận tải cũng như với doanh nghiệp.
Thứ hai, trên lý thuyết thì việc làm thủ tục Hải quan là do người gửi hàng
đảm trách. Nhưng trên thực tế công việc này có thể do nhân viên của Altus
Logistics làm. Việc này được làm theo yêu cầu của khách hàng (người nhận hàng
nhập khẩu), và khách hàng sẽ phải trả thêm một khoản phí cho người giao nhận.
Tuy có những điểm khác biệt như trên nhưng trong quá trình làm việc vẫn luôn
có sự kết hợp hài hòa giữa thực tế và lý thuyết mà không tạo ra những khác biệt rõ
rệt. Nên về căn bản thì quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container
đường biển tại Altus Logistics Việt Nam không khác gì nhiều so với lý thuyết, chỉ
đơn thuần là sự hoàn thiện và cắt giảm một số khâu cho phù hợp.
Để thực hiện được quy trình là một sự kết hợp hết sức nhịp nhàng giữa các
phòng ban của công ty, đặc biệt là toàn thể đội ngủ nhân viên. Với quy trình này đã
giúp cho Altus đạt được kết quả kinh doanh khá tốt như hiện nay. Nhìn chung, quy


24

trình mà công ty đang thực hiện không khác nhiều so với các công ty giao nhận
khác, nhưng điều khác biệt ở đây là chất lượng dịch vụ và uy tín của công ty.
2.2.2. Điểm yếu
- Hàng của công ty phải kiểm tra lấy mẫu và đợi kết quả do đó sẽ phát sinh
thêm phí lưu bãi rất nhiều. Chưa kể là container lạnh, thêm vào phí chạy điện…
Công ty nên làm công văn mang hàng về bảo quản và Biên bản bàn giao để mang
hàng về kho bảo quản khi đó sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí của khách hàng.
- Hàng về mà chứng từ chưa về thì công ty nên chủ động làm văn xin nợ nếu
xét thấy cần thiết và tính chắc chắn chính xác của bộ chứng từ bản chính. (Ví dụ:
thường khi đăng ký kiểm dịch thì phải có chứng thư kiểm dịch đầu nước ngoài bản
gốc thì mới đăng ký được và lấy mẫu. Nếu hàng về mà vẫn chưa có chứng từ thì
nên làm công văn xin nợ để cán bộ thú y cho phép đăng ký và lấy mẫu. Thời gian
chờ kết quả là 7 ngày nên trong thời gian này chúng ta có thể bổ sung được. Tiết
kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.)
- Công ty nên cho thêm một bộ phận chứng thư riêng biệt với bộ phận giao
nhận. Trường hợp nếu như khi NVGN đang làm việc ngoài công ty mà chứng từ có
trục trặc thì văn phòng vẫn còn người điều chỉnh. Như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều. (Ví
dụ: trường hợp NVGN mở tờ khai tại cảng và Hải quan kiểm tra chứng từ lại thấy
sai năm hợp đồng (2015 mà lại khai là 2016, điều này vô lý), không nằm trong danh
sách hủy tờ khai, có thể truyền sửa. Việc chạy về công ty để điều chỉnh rồi chạy
xuống cảng lại rất mất thời gian. Nhiều công ty ở xa thì có thể mấy một ngày. Nếu
có bộ phận chứng từ thì chỉ cần gọi điện và chỉnh sửa, làm như vậy công việc sẽ
trơn tru và nhanh chóng hơn.
- Đối với hàng FCL, phiếu EIR là rất quan trọng bởi vì không có phiếu EIR
không thể lấy hàng ra khỏi cảng được, nhưng có khi có phiếu cũng không lấy hàng
được. (Ví dụ: Nhiều NVGN khi đóng tiền in phiếu EIR tại thương vụ lại không
kiểm tra ngày hết hạn. Lệnh gia hạn đến hết ngày 15/o7/2015 nhưng trên phiểu EIR
là 5:59:00 ngày 15/07/2015. Đúng ra sẽ là 23:59:00 ngày 15/07/2015 mới chính
xác. Tối tài xế mang xe vào cảng lấy hàng thì không lấy được và gọi diện cho
NVGN vì phiếu đã hết hạn. Tài xế thường không có kiến thức về ngành nên sẽ bỏ

về. Hôm sau NVGN xuống lại thương vụ để kiểm tra, nhưng chỉnh lại cũng không


25
lấy được hàng vì đã quá ngày, phải gia hạn lại lệnh và tốn thêm chi phí. Điều này là
lỗi ở cảng nhưng khách hàng vẫn phải chịu. Khuyên rằng nên kiểm tra kĩ phiếu EIR
trước khi giao cho tài xế.
- Hiện nay công ty đang thiếu nhân viên chứng từ nên nhân viên giao nhận
phải đảm trách luôn khâu chứng từ, nhiều khi gây khó khan cho công việc giao
nhận trong việc sắp xếp thời gian.
- Phân bố nhân sự chưa thực sự phù hợp, chẳng hạn, Phòng kế toán đa số là
nữ gây khó khăn cho việc đi lại lấy chứng tờ, thường là nhờ NVGN.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH NGHIỆP VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI ALTUS
LOGISTICS VIỆT NAM
3.1. Triển vọng phát triển của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển trong giao đoạn 2015-2030.
3.1.1. Cơ hội
Với hơn 80% khối lượng hoàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận
chuyển bằng đường biển thông qua các cảng trong toàn quốc. Theo số liệu thống kê,
tốc độc tăng trường GDP quý 1 năm 2015 đạt mức 6,03% so với cùng kì năm trước.
Đây là quý 1 có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Tình hình kinh tế
tiếp tục ổn định, tổng cầu trong nền kinh tế phục hồi và cung ứng hàng hóa trong
nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng tốt, đây là yếu tố hỗ trợ chính cho hoạt động
xuất nhập khẩu. Sản lượng vận tải biển tăng bình quân 11%/năm trong thực tế, cao
hơn mức đề ra (10%), sản lượng hàng thông qua cảng tăng bình quân 17%/năm, cao
hơn 2 lần mức đề ra. Dự kiến trong những năm tới, khối lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu nói chung và khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng
sẽ tăng đáng kể. Đây là điều kiện thuận lợi lớn cho Altus Logistics Việt Nam, một

công ty chuyên về lĩnh vực giao nhận vận tải.
Nhu cầu vận tải container đang trở nên thịnh hành, hiện nay hơn 85% thị
phần vận chuyển container do các hãng tàu lớn nắm giữ, còn ở Việt Nam, các hãng


×