Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Xuất khẩu nhân hạt điều tại công ty tnhh chế biến điều xuất khẩu lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.58 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***---------

THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
XUẤT KHẨU NHÂN HẠT ĐIỀU TẠI CÔNG TY
TNHH CHẾ BIẾN ĐIỀU XUẤT KHẨU LÂM ĐỒNG
Họ và tên sinh viên: Lê Thiện Khoa
Mã sinh viên: 1201016216
Lớp: K51C1-A10
Khóa: K51
Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Minh Hà

Mã THTTTN: 90


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2015



MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASEAN

Tên Tiếng Anh
Tên Tiếng Việt
Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông


Nations

B2B

Business to Business

EU
FOB
FTA
L/C
TNHH

Europe Union
Free On Board
Free Trade Agreement
Letter of credit

TPP
T/T
Vinacas
WTO

Trans-Pacific StrategicEconomic
Partnership Agreement
Telegraphic Transfer
Viet Nam Cashew
World Trade Organization

Nam Á
Doanh nghiệp


với

doanh

nghiệp
Liên minh Châu Âu
Giao lên tàu
Hiệp định tự do thương mại
Tín dụng chứng từ
Trách nhiệm hữu hạn
Hiệp định Đối tác Kinh tế
chiến lược xuyên Thái Bình
Dương
Chuyển tiền bằng điện
Hiệp hội điều Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT
1
2

3

Tên Bảng, Sơ đồ
Trang
Bảng 1.1. Tình hình nhân sự của Công ty TNHH chế biến điều

15
xuất khẩu Lâm Đồng
Bảng 1.2. Tình hình kinh doanh giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu
17
năm 2015
Bảng 1.. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sản phẩm
nhân hạt điều trên tổng doanh thu của Công ty giai đoạn 2013 – 6

19

tháng đầu năm 2015
Bảng 2.. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty TNHH chế biến
5

điều xuất khẩu Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm

23

2015
Bảng 2.. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH chế
6

biến điều xuất khẩu Lâm Đồng trong giai đoạn 2013 – 6 tháng

24

đầu năm 2015
Bảng 2.. Phương thức thanh toán của Công ty TNHH chế biến
7


điều xuất khẩu Lâm Đồng trong giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu

27

năm 2015
Bảng 2.. Phương thức kinh doanh xuất khẩu của Công ty TNHH
8

chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng trong giai đoạn 2013 – 6

28

tháng đầu năm 2015
Biểu đồ 2.. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
9

10
11

nhân hạt điều của Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm
Đồng giai đoạn 2013 - 6 tháng đầu năm 2015
Biểu đồ 2.. Biến động giá FOB của mặt hàng nhân hạt điều loại
W240
Sơ đồ 1.. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH chế biến
điều xuất khẩu Lâm Đồng

21

25
13




9
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tiễn toàn cầu hóa kinh tế đã đặt ra yêu cầu hết sức cơ bản cho mỗi quốc
gia, đó là đẩy mạnh hoạt động ngoại thương trên khắp các lĩnh vực, ngành nghề
khác nhau. Nó đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và
vượt qua được giới hạn về không gian lẫn thời gian. Phải thừa nhận rằng, xuất khẩu
đóng vai trò then chốt trong quá trình hội nhập kinh tế, và được xem như là hoạt
động cốt lõi của mỗi quốc gia. Trong đó, xuất khẩu nhân hạt điều được ví như là lợi
thế so sánh đồng thời cũng được xem như là hoạt động huyết mạch của nền kinh tế
Việt Nam. Trong những năm qua, Việt Nam luôn là một nước dẫn đầu trong những
quốc gia xuất khẩu nhân hạt điều lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền
kinh tế biến động đa chiều, đặc biệt khi nước ta đã chính thức kí kết Hiệp định Đối
tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đặt ra những thách thức không nhỏ
đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam nói chung và nhân hạt điều
nói riêng.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều trong
bối cảnh hiện nay, người viết đã chọn đề tài “Xuất khẩu nhân hạt điều tại Công ty
TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng” với mong muốn có được cái nhìn
tổng quan nhất về hoạt động xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều cũng như nhận thấy
những thuận lợi và khó khăn mà Công ty đạt được hay gặp phải trong giai đoạn
2013 – 6 tháng đầu năm 2015, từ đó đề ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển của Công
ty. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này gồm có ba
chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu
Lâm Đồng
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu nhân hạt điều tại Công ty TNHH chế biến
điều xuất khẩu Lâm Đồng

Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều của
Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng
Người viết xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Ngoại
Thương, Ban Giám đốc và thầy cô tại Cơ sở 2; Ban Giám đốc và Phòng Xuất nhập
khẩu của Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng; gia đình và bạn bè;


10
giáo viên hướng dẫn khoa học Nguyễn Thị Minh Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
người viết hoàn thành bài báo cáo này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng người viết cũng khó tránh khỏi nhiều
thiếu sót vì sự hạn chế về thời gian và kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế trong
lĩnh vực này.Vì vậy, người viết mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quí thầy
cô để hoàn thiện hơn đề tài của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2015
Sinh viên


11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN
ĐIỀU XUẤT KHẨU LÂM ĐỒNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng được thành lập trên cơ sở
hợp nhất Nhà máy chế biến Điều Đa Huoai và Phân xưởng chế biến nhân điều Đạ
Lây, với công suất sản xuất trên 7000 tấn nguyên liệu mỗi năm đã đưa thương hiệu
Ladocashew đạt danh hiệu Doanh nghiệp Xuất khẩu uy tín liên tiếp từ năm 2004
đến năm 2012 do Bộ công thương xét chọn. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất
các mặt hàng thực phẩm, trong đó ngành hàng chủ lực là nhân điều chế biến xuất
khẩu, Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods) luôn ý thức được tầm
quan trọng của việc xây dựng uy tín doanh nghiệp và thương hiệu trên thị trường,

đặc biệt các thị trường xuất khẩu.
Đối với sản phẩm nhân điều, từ chỗ xuất khẩu qua đường tiểu ngạch và ủy
thác, đến nay, Ladofoods đã mở rộng quan hệ giao dịch xuất khẩu trực tiếp qua các
nước châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc….
Doanh nghiệp đã tạo được uy tín trong quan hệ thương mại với khách hàng nước
ngoài nên các đối tác đã đồng ý để nhà máy tự cấp chứng thư chất lượng, từ đó, đã
giảm được chi phí trong dịch vụ. Liên tục nhiều năm liền, Ladofoods được Bộ Công
thương công nhận “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”, được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chứng nhận “Sản phẩm nhân điều đạt tiêu chuẩn hàng nông lâm sản
Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại 2007”.
Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng ra đời nhằm chuyên môn
hóa hoạt động thương mại của Ladofoods Group trong việc tổ chức sản xuất và xuất
khẩu nhân hạt điều, được sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp giấy phép
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5801186041 ngày 25 tháng 12 năm 2012 và đi
vào hoạt động từ đó đến nay.
− Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công Ty TNHH Chế Biến Điều Xuất
Khẩu Lâm Đồng
− Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Lam Dong Cashew Processing and
Export Co. Ltd
− Tên giao dịch: LADOCASHEW


12
− Website: www.ladofoods.vn
− Email:
− Trụ sở chính: Tổ dân phố 2, Thị trấn Ma Đa Guôi, Huyện Đạ Huoai,
Lâm Đồng
− Điện thoại: (+84) 063 3874439
− Fax: (84) 063 3874439
− Mã số thuế: 5801186041

− Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, tình hình quản trị nhân sự
1.2.1. Chức năng
Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng là một doanh nghiệp
chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu nhân hạt điều sang nhiều thị trường trên thế
giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản… Bên cạnh việc thu mua, chế
biến và xuất khẩu mặt hàng trên, Công ty còn sản xuất và phân phối sản phẩm hạt
điều rang muối trong thị trường nội địa. Công ty còn thực hiện dịch vụ xuất nhập
khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp khác trong địa phương.
1.2.2. Nhiệm vụ
Công ty luôn đặt việc kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục
đích thành lập là nhiệm vụ tất yếu và ưu tiên hàng đầu của mình. Bên cạnh đó,
Công ty cũng tuân thủ đầy đủ các chính sách kinh tế do các cấp ban hành, tổ chức
các loại hình kinh doanh phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế; đồng thời,
Công ty luôn báo cáo đầy đủ, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Ngoài ra, Công ty còn dành sự quan tâm đến các vấn đề về thị trường quốc tế
như nghiên cứu, tổ chức thực hiện và giới thiệu các loại hình sản xuất kinh doanh
trong khuôn khổ pháp lý cho phép. Cùng với những nhiệm vụ trên, Công ty cũng
đặc biệt quan tâm đến những vấn đề về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và tài
sản quốc gia.
Trên hết, Công ty còn thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ
chính sách đảm bảo quyền lợi cho cán bộ và người lao động, chăm lo đời sống , đào
tạo bồi dưỡng nhân tài, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên
trong Công ty để đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao của công việc.


13
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty có dạng hình tháp, quản lý bộ máy theo cấu trúc
chức năng, phân chia hoạt động thành các phòng ban, mỗi phòng ban sẽ đảm nhiệm

một hoặc một số nhiệm vụ nhất định. Thông qua mô hình này, việc quản lý được
thực hiện một cách triệt để từ các cấp, các phòng ban nhằm tạo nên sự thống nhất và
sợi dây liên kết trong nội bộ Công ty.
Sơ đồ 1.. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu
Lâm Đồng
Phòng kế toán tài vụ
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kỹ thuật
Phòng quản lý sản xuất
Ban giám đốc
Ghi chú:

: Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ phối hợp

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình tổ chức nhân sự của Công ty TNHH
chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng)
Ban giám đốc: Trực tiếp tổ chức và điều hành các hoạt động của Công ty
theo các quy định của pháp luật; đồng thời xác định phương hướng, mục tiêu phát
triển của Công ty.
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ chứng từ, cập nhật sổ
sách chứng từ kế toán theo các quy định pháp luật, phản ánh chính xác các số liệu
về tình hình hoạt động của Công ty, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế và
các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Phòng xuất nhập khẩu: Đảm nhiệm thực hiện các hoạt động đối ngoại, phân
tích, mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm; tiếp nhận đơn đặt hàng, làm thủ tục
chứng từ với các thủ tục hợp lệ; làm việc với các cơ quan chức năng liên quan như
Hải Quan, Sở Công Thương, Trung tâm kiểm định chất lượng hàng hóa.
Phòng kỹ thuật: Quản lý vận hành, sửa chữa, bảo trì máy móc; ngoài ra còn

có nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản


14
xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các phương tiện kỹ thuật
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng quản lý sản xuất: Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Công
ty. Đảm nhận nhiệm vụ quản lý hoạt động của phân xưởng, chỉ đạo sản xuất trực
tiếp và bố trí công việc tại phân xưởng cho công nhân, đồng thời theo dõi nguyên
vật liệu đưa vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo sự phối hợp
nhịp nhàng và liên tục các quá trình vận hành của Công ty.
1.2.4. Tình hình quản trị nhân sự
Nhân lực là một yếu tố quan trọng, đóng vai trò chủ lực trong sự tồn tại và
phát triển của Công ty. Tình hình lao động tại Công ty TNHH chế biến điều xuất
khẩu Lâm Đồng trong được thể hiện qua bảng 1.1 dưới đây.
Từ bảng có thể thấy, tình hình nhân sự Công ty TNHH chế biến điều xuất
khẩu Lâm Đồng có biến động trong giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015. Do
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua không ngừng phát
triển và mở rộng nên tổng số lao động có xu hướng tăng qua các năm, từ 163 nhân
viên năm 2013 lên đến 210 nhân viên vào đầu năm 2015.
Về cơ cấu giới tính, do tính chất và đặc thù công việc yêu cầu sức khỏe
nhưng phải có một sự tỉ mĩ, khéo léo và cẩn thận để bóc vỏ từng hạt điều nên có sự
chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ lao động nam và nữ với số lượng lao động nữ gần gấp
3 lần số lượng lao động nam.
Tuy nhiên, xét dưới góc độ trình độ văn hóa, bảng 1.1 cũng cho thấy:
Nhóm lao động Đại học và trên Đại học chiếm tỷ trọng thấp hơn những
nhóm còn lại nhưng đây chính là lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý
và điều hành Công ty. Nhận thấy cần phải có những lao động có chuyên môn và
kiến thức nghiệp vụ cao trong tình hình ngày càng có nhiều đơn hàng với các đối
tác nước ngoài nên tỷ trọng nhóm lao động này có xu hướng tăng.

Tỷ trọng của nhóm lao động Cao đẳng và Trung cấp tăng mạnh từ 28,76%
năm 2013 đến 38,95% năm 2014 và ít biến động cho đến năm 2015, cụ thể năm
2015 nhóm này chỉ tăng thêm 5 lao động. Nguồn nhân lực của nhóm này chủ yếu
đến từ các trường Cao đẳng và Trung cấp nghề, được bổ sung vào làm việc tại các
phòng, ban, phân xưởng sản xuất của Công ty.


15
Bảng 1.. Tình hình nhân sự của Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu
Lâm Đồng
Đơn vị tính: người
2013
Chỉ tiêu
Giới
tính

Tuổi

Trình
độ

Loại
hợp
đồng

Năm
Nam
Nữ

Số

lượng
41
122

18-25

2014

6 tháng đầu
năm 2015
Số
%
lượng
55
26,19
155
73,81

25,15
74,85

Số
lượng
49
141

25,79
74,21

97


59,51

120

63,16

130

61,90

25-35

48

29,45

51

26,84

52

24,76

35 trở lên

18

11,04


19

10

28

13,34

Đại học,
trên Đại học

12

7,84

17

8,95

19

9,04

44

28,76

74


38,95

79

37,63

97

63,40

99

52,10

112

53,33

66

40,49

91

47,89

98

46,67


47

28,83

99

52,11

112

53,33

50

30,68

0

0

0

0

163

100

190


100

210

100

Cao đẳng,
Trung cấp
Lao động
phổ thông
Không xác định
thời gian
Thời hạn
1-3 năm
Thời hạn dưới 1
năm
Tổng

%

%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình nhân sự Công ty TNHH chế biến điều xuất
khẩu Lâm Đồng)
Lao động phổ thông là lực lượng chiếm tỷ trọng cao nhất của Công ty, đặc
biệt năm 2013, chiếm trên 63%. Nguyên nhân là trong thời gian đó Công ty đang
tiến hành mở rộng sản xuất với quy mô lớn, chưa cần đòi hỏi kĩ thuật phức tạp và
việc sản xuất chủ yếu do lao động phổ thông có sức khỏe tốt đảm nhận, chưa có nhu
cầu cần nhiều lao động trình độ cao. Năm 2014, tỷ trọng này giảm xuống còn
52,10%. Lý giải cho điều này là việc Công ty muốn phát triển mối quan hệ làm ăn

với nhiều đối tác lớn. Để đạt được điều đó thì cần có một đội ngũ lao động có trình
độ và chuyên môn cao để tăng sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của các đối tác. Khi tình hình kinh doanh đã tương đối ổn định và các đơn đặt hàng


16
đã bắt đầu tăng lên, Công ty quyết định thuê thêm lao động để có thể đáp ứng đúng
thời hạn các đơn hàng, đây cũng chính là lý do lực lượng lao động phổ thông tăng
nhẹ lên 53,33% vào năm 2015.
Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng đặc biệt chú trọng đến độ
tuổi của người lao động. Vì đặc thù tuyển dụng nhiều lao động nữ nên Công ty luôn
ưu tiên tuyển dụng những lao động còn trẻ. Điều đó được chứng minh khi số lượng
lao động trong độ tuổi từ 18-25 luôn chiếm một tỉ lệ rất cao: 59,51%; 63,16% và
61,90% lần lượt trong các năm 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015. Tuy trong 6
tháng đầu năm 2015 tỷ lệ lao động trẻ này có giảm so với năm 2014 nhưng mức
giảm vẫn không đáng kể. Từ phân tích trên có thể thấy được Công ty đã thu hút
được một lượng lớn lao động trẻ tuổi trong khu vực. Ngoài ra, lao động từ 35 tuổi
trở lên tuy chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong Công ty nhưng ta có thể thấy một sự gia
tăng khá lớn từ 19 người lên 28 người một mức tăng 3,34% trong 6 tháng đầu năm
2015 so với năm 2014. Giải thích cho điều này, sau những năm đầu thành lập Công
ty đang dần đi vào quá trình ổn định và phát triển, điều này đồng nghĩa Công ty
phải bổ sung cho mình những lao động chất lượng cao với nhiều kinh nghiệm để
tham gia vào đội ngũ điều hành Công ty.
Nhưng với tỷ lệ lao động nữ trong độ tuổi từ 18-25 chiếm đa số qua các năm,
Công ty luôn phải đối mặt với một vấn đề khó khăn đến từ việc hầu hết lao động nữ
trong độ tuổi này thường sinh con đầu lòng và được nghỉ ít nhất 6 tháng theo chính
sách thai sản. Điều đó đồng nghĩa với việc trong khoảng thời gian đó, Công ty sẽ
mất một lượng lớn lao động nữ và trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chế
biến và thực hiện các hợp đồng của Công ty. Từ đó, Công ty phải có những biện
pháp dự phòng để giải quyết vấn đề trên. Một trong những giải pháp đó chính là

việc kí kết nhiều loại hợp đồng khác nhau.
Về việc kí kết hợp đồng lao động, Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu
Lâm Đồng sử dụng 3 loại hợp đồng chính là hợp đồng không xác định thời hạn, hợp
đồng xác định thời hạn từ 1-3 năm và hợp đồng xác định thời hạn dưới một năm.
Trong đó, loại hợp đồng không xác định thời hạn thường được dành cho những lao
động có trình động chuyên môn cao và các hợp đồng xác định thời hạn dưới một
năm thường được kí kết với những lao động phổ thông phụ thuộc vào tình hình các


17
đơn hàng trong năm nhiều hay ít. Trong năm 2013, vì mới thành lập và chưa xác
định được chính xác những đơn đặt hàng trong năm nên Công ty phải thực hiện
những hợp đồng kì hạn dưới một năm và con số này chiếm đến 30,68%. Tuy nhiên,
trong giai đoạn năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, Công ty chỉ sử dụng hai loại
hợp đồng là hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng thời hạn xác định từ 13 năm vì các đơn hàng đã dần đi vào ổn đinh.
1.3. Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm
Đồng giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015
Tình hình kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng 1.2 dưới đây,
trong đó các chỉ tiêu được xem xét gồm có doanh thu, chi phí và lợi nhuận:
Bảng 1.. Tình hình kinh doanh giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015
Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

Năm

2013


2014

6 tháng
đầu năm
2015

Tốc độ tăng
trưởng
2014/2013

Tốc độ tăng
trưởng 6 tháng
đầu năm
2015/2014

+/-

%

+/-

%

Doanh thu

164.315

197.014

126.089


32.699

19,9

27.582

28

Chi phí

148.476

175.944

113.660

27.468

18,5

25.688

29,2

Lợi nhuận

15.839

21.070


12.429

5.231

33,0

1.894

17,9

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng)
Doanh thu
Nhìn chung doanh thu của Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm
Đồng có xu hướng tăng đều và khá ổn định trong giai đoạn từ năm 2013 đến hết
quý II năm 2015:
Trong năm 2013, doanh thu của công ty đạt mức trên 160 tỷ đồng. Đến năm
2014 doanh thu của Công ty tăng hơn 32 tỷ đồng đạt mức trên 197 tỷ đồng, với mức
tăng 19,9% so với năm 2013. Đà tăng trưởng của doanh thu tiếp tục xuất hiện trong


18
nửa đầu năm 2015 với mức tăng hơn 27 tỷ đồng tương đương 28% so với cùng kì
năm 2014, đạt đoanh thu hơn 126 tỷ đồng chỉ sau sáu tháng đầu năm.
Sở dĩ có một mức doanh thu khổng lồ như thế dù Công ty chỉ mới thành lập
từ năm 2012 là vì Công ty không hề bắt đầu bằng con số 0 mà tách ra từ Tổng Công
ty Ladofoods nên Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng vẫn tiếp tục
giữ được những đối tác cũ, nhân công cũng như đội ngũ quản lí trước đó. Từ nền
tảng đó, Công ty tiếp tục thuê thêm nhân công, đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật,

kho bãi… Ngoài ra, tình hình xuất khẩu điều của cả Việt Nam nhìn chung là rất khả
quan trong nhưng năm qua vì kể từ khi chúng ta vươn lên vị trí số một trong những
nước xuất khẩu điều thế giới thì tăng trưởng kim ngạch hằng năm luôn đạt hai chữ
số. Thị trường nước ngoài hiện giờ cũng đang có nhu cầu về hạt điều rất cao và luôn
ưa thích hạt điều từ Việt Nam. Trong cái bức tranh sáng sủa ấy của cả ngành điều
Việt Nam thì Công ty phần nhiều cũng hưởng lợi và đạt được những thành công
đáng kể.
Chi phí
Chi phí của Công ty có sự thay đổi qua ba năm. Năm 2014, chi phí của Công
ty là 175.944 triệu đồng, tức đã tăng 18,5% so với năm 2013, do sự tăng giá xăng
dầu trong năm 2014, làm ảnh hưởng đáng kể đến chi phí vận tải. Ngoài ra, chi phí
thuê thêm nhiều nhân công và mua thêm cũng như cải tiến máy móc thiết bị, kho
bãi cũng đã góp một phần lớn vào sự gia tăng chi phí. Đến nửa đầu năm 2015, chi
phí tiếp tục tăng và đạt mức trên 113 tỷ với mức tăng 29,2% so với cùng kì năm
ngoái. Một mức tăng đáng báo động. Lý giải cho mức tăng chi phí đáng lo ngại này
trong 6 tháng đầu năm 2015 là chi phí đầu vào nguyên nguyện bị đội giá cao lên rất
nhiều. Nguyên nhân là do một đợt thời tiết bất thường đầu năm nay ở khu vực canh
tác điều là Tây Nguyên và Đông Nam bộ đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất cây
điều, khiến cho giá điều thô bị tăng lên.
Lợi nhuận
Lợi nhuận năm đầu tiên sau khi tách khỏi tổng công ty Ladofoods của Công
ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng đạt gần 16 tỷ đồng. Đến năm 2014
mức lợi nhuận ấy đạt 21 tỷ đồng với mức tăng 33%. Nhưng đầu năm 2015 theo báo
cáo của Công ty thì mức lợi nhuận chỉ đạt trên 12 tỷ đồng tăng 17,9% so với cùng


19
kì năm 2014, một mức tăng khá thấp chỉ bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận của năm 2014 so với năm 2013. Mặc dù doanh thu nửa đầu năm 2015 vẫn
tăng mạnh nhưng chính vì tỷ trọng chi phí tăng vượt cả doanh thu đã khiến cho lợi

nhuận giảm mạnh. Để khắc phục được điều này trong nửa còn lại của năm nay,
Công ty cần phải cân nhắc để khắc phục sự tăng giá thành của đầu vào nguyên liệu
chế biến.
1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều đối với Công ty
TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng
Vai trò của hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều được thể hiện tại bảng 1.3 sau:
Bảng 1.. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều
trên tổng doanh thu của Công ty giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2013
Chỉ tiêu
Giá trị

Tỷ trọng
(%)

6 tháng đầu năm

Năm 2014
Giá trị

Tỷ trọng
(%)

Giá trị

2015
Tỷ trọng
(%)


Doanh thu
xuất khẩu nhân
hạt điều
Tổng
doanh thu

151.581

92,25

181,154

91,95

115.371

91,5

164.315

100

197.014

100

126.089

100


(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng)
Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng là công ty chuyên về sản
xuất chế biến và xuất khẩu nhân hạt điều sang thị trường quốc tế. Vì thế hoạt động
xuất khẩu nhân hạt điều sang các thị trường như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan… là
hoạt động chính mang lại nguồn doanh thu lớn nhất cho Công ty.
Bảng 1. cho thấy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều chiếm tỷ
trọng rất cao trong tổng nguồn doanh thu của Công ty TNHH chế biến điều xuất
khẩu Lâm Đồng. Trong giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015, doanh thu từ hoạt
động xuất khẩu nhân hạt điều rất ổn định và duy trì trên mức 90%. Điều này chứng
tỏ rằng tỷ trọng doanh thu của hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều có thể tăng, giảm


20
qua các năm nhưng về cơ bản, hoạt động này luôn là một phần vô cùng quan trọng
trong hoạt động của Công ty. Chính vì lẽ đó mà hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều
ở Công ty luôn đóng một vai trò không thể thay thế được.
1.5. Công việc thực tập tại Công ty
Thời gian thực tập của người viết được tiến hành từ ngày 21/09/2015 đến
ngày 29/11/2015 tại phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu của Công ty, cụ thể như sau:
Ngày 21 tháng 9, người viết được đưa đi tham quan các phòng, ban để nắm
rõ chức năng, nhiệm vụ các phòng ban cũng như các hoạt động cụ thể của Công ty.
Từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 9, người viết thực hiện các nghiệp vụ văn phòng như
scan, fax, photo và ghi chép các chứng từ, tờ khai phát sinh trong giai đoạn thực tập
vào cơ sở dữ liệu của Công ty để lưu trữ, trong thời gian này, người viết cũng được
quan sát quá trình soạn thảo hợp đồng mua bán một cách hoàn chỉnh. Từ ngày 28
tháng 9 đến nay, người viết thực tập tại phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu, tại đây
người viết được hướng dẫn cụ thể và được quan sát cách khai báo hải quan cho
hàng xuất khẩu, cách lập C/O, mang tờ khai xuất khẩu đi gửi hải quan và nhập
thông tin tờ khai để nộp cho bộ phận kế toán.

Qua các công việc được giao trong quá trình thực tập tại Công ty, người viết
có cơ hội được cọ xát thực tế và hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu của Công ty, từ
đó giúp vận dụng kiến thức ở trường một cách hiệu quả hơn và có thể đưa ra những
đánh giá khách quan nhất để phục vụ cho bài báo cáo thực tập này.


21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NHÂN HẠT ĐIỀU TẠI
CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN ĐIỀU XUẤT KHẨU LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN
2013 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015
1.6. Thực trạng xuất khẩu nhân hạt điều tại Công ty TNHH chế biến điều xuất
khẩu Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015
1.6.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều của Công
ty trong ba năm qua được thể hiện chi tiết qua biểu đồ 2.1 dưới đây:
Biểu đồ 2.. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều
của Công ty TNHH chế biến điều xuất khẩu Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 6
tháng đầu năm 2015
Đơn vị tính: USD, %
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH chế biến điều
xuất khẩu Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 6 tháng đầu năm 2015)
Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy, trong giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015,
kim ngạch xuất khẩu của Công ty có xu hướng tăng qua các năm.
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt ở mức tương đối cao,
khoảng 6.767.009 USD. Sau hơn một năm kể từ khi chính thức mang một cái tên
riêng và tách ra khỏi công ty mẹ là Ladofoods, Công ty đã có những chuyển mình
mạnh mẽ, từng bước xâm nhập thị trường nước ngoài và chiếm một chỗ đứng khá
vững chắc trong thị trường xuất khẩu nhân hạt điều nhờ việc hoạch định chiến lược
rõ rệt và thực hiện theo một trình tự hợp lý và hiệu quả.
Năm 2014 chứng kiến một sự bước đột phá lớn trong kim ngạch xuất khẩu

nhân hạt điều của Công ty khi kim ngạch xuất khẩu ước tính khoảng 8.087.232
USD, tăng 19,51% so với năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng nhanh
chóng kim ngạch xuất khẩu là do nhu cầu của đối tác nước ngoài gia tăng và đặc
biệt là nhờ nỗ lực của Công ty trong khẩu tổ chức sản xuất.
Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều vẫn giữ đà tăng
trưởng cao, với mức kim ngạch xuất khẩu tăng 27,73% so với cùng kì năm 2014,
đạt mức 5.150.491 USD. Có được thành tựu này là trong khoảng thời gian này,


22
Công ty đã bước đầu tổ chức việc áp dụng những kỹ thuật mới vào trong khâu sản
xuất và quá trình đồng bộ.
1.6.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty trong giai đoạn 2013
- 6 tháng đầu năm 2015 được thể hiện chi tiết qua bảng 2.2 dưới đây.
Mặt hàng nhân hạt điều xuất khẩu có tất cả 6 dòng sản phẩm khác nhau,
được chia thành 3 nhóm chính dựa theo dựa theo màu sắc, độ sấy, kích cỡ hạt và độ
vỡ hạt… phù hợp với nhiều thị trường, sở thích và nhu cầu khác nhau. Nhóm 1 bao
gồm các loại nhân W, đây là dòng sản phẩm nhân nguyên trắng, cũng là nhân có
chất lượng cao nhất trong tất cả các loại. Nhân màu trắng đồng nhất, có thể trắng
ngà, ngà nhạt, vàng nhạt hay xám tro nhạt. Tất cả các hạt phải còn nguyên vẹn
không vỡ. Nhóm 2 bao gồm các loại nhân SW, đây là dòng sản phẩm nhân nguyên
vàng. Đặc điểm nhận biết là nhân có màu vàng, nâu nhạt hay xám tro do quá nhiệt
trong quá trình chao dầu hay sấy chứ không phải màu vàng tự nhiên như nhân nhóm
1. Và cuối cùng nhóm 3 bao gồm hai loại nhân WB và WS. Loại nhân này là những
hạt không còn nguyên vẹn mà đã bị vỡ. Cụ thể đối với WB là nhân vỡ ngang trắng
có đặc điểm là vỡ ngang có màu sắc như nhân nguyên trắng, còn đối với WS là
nhân vỡ dọc trắng có đặc điểm là vỡ dọc có màu sắc như nhân nguyên trắng.
Trong ba nhóm sản phẩm kể trên thì nhóm nhân W là sản phẩm chủ lực của
Công ty, trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm luôn chiếm

một tỷ trọng cao và đều tăng trưởng qua các năm, cụ thể tỷ trọng tăng từ 61,42%
năm 2013 lên thành 62,98% trong 6 tháng đầu năm 2015. Sỡ dĩ mặt hàng này chiếm
tỉ trọng cao và liên tục tăng là do đây là loại nhân chất lượng nhất trong các loại
nhân hạt điều nên được người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài yêu thích và có nhu
cầu cao. Trong nhóm nhân W đó Công ty có 3 loại sản phẩm là W240, W320,
W450. Khác nhau giữa 3 loại nhân này nằm ở số lượng nhân trong một kí. Cụ thể
loại W240 có 485-530 nhân/kg, loại W320 có 660-705 nhân/kg và loại W450 có
880-990 nhân/kg. Trong 3 loại trên thì tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của loại nhân
W240 luôn cao nhất trong suốt giai đoạn 2013 - 6 tháng đầu năm 2015 vì tuy cũng
là nhân nguyên trắng nhưng kích cỡ hạt của W240 lại lớn hơn hai loại còn lại nên
chất lượng cũng cao hơn và được yêu thích sử dụng hơn.


23
Bảng 2.. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty TNHH chế biến điều xuất
khẩu Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015
Đơn vị tính: %
Mặt hàng
W240 (Nhân nguyên trắng
485-530 nhân/ kg)
W320 (Nhân nguyên trắng
660-705 nhân/ kg)
W450 (Nhân nguyên trắng
770-880 nhân/ kg)
SW240 (Nhân nguyên vàng
485-530 nhân/ kg)
SW320 (Nhân nguyên vàng
660-705 nhân/ kg)
WB/WS (Nhân vỡ ngang


6 tháng đầu

Năm 2013

Năm 2014

21,39

21,78

22,00

20,31

20,66

20,77

19,72

20,07

20,21

14,78

14,92

15,46


14,23

14,44

14,67

9,57

8,13

6,89

100

100

100

trắng/ Nhân vỡ ngang vàng)
Tổng cộng

năm 2015

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH chế biến điều
xuất khẩu Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015)
Nhóm nhân SW nhìn chung trong giai đoạn 2013 - 6 tháng đầu năm 2015
không có nhiều biến động, duy trì ở một mức tỷ trọng khoảng 29-30%. Vì đây là
nhóm nhân bị lỗi trong quá trình chao dầu hay sấy dẫn đến chất lượng hạt bị giảm
xuống. Điều đó khiến cho Công ty khó xuất khẩu được qua các thị trường khó tính
như Hoa Kì và châu Âu nên hầu như chỉ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và

các thị trường dễ tính khác.
Nhóm nhân WB/WS là nhóm nhân điều kém chất lượng nhất trong các sản
phẩm xuất khẩu của Công ty. Vì thế nhóm này chiếm một tỉ trong rất nhỏ và đang
có xu hướng giảm dần từ 9,57% năm 2013 xuống còn 6,89% trong 6 tháng đầu năm
2015. Xu hướng ấy cũng cho thấy Công ty đang từng bước giảm các loại hạt bị vỡ
trong quá trình chế biến từ đó nâng cao chất lượng cũng như cải thiện mức giá nhân
hạt điều.
1.6.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu


24
Cơ cấu doanh thu đạt được theo thị trường xuất khẩu trong ba năm qua được
thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH chế biến điều xuất
khẩu Lâm Đồng trong giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015
Đơn vị tính: %
Thị trường

Năm 2013

Năm 2014

Trung Quốc
Hoa kì
Hà Lan
Khác
Tổng cộng

43,16
22,78

10,63
23,43
100

44,12
22,08
10,21
23,59
100

6 tháng đầu
năm 2015
42,58
24,52
10,45
22,45
100

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH chế biến điều
xuất khẩu Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015)
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu nhân hạt điều của Công ty phổ biến ở các
nước châu Á và Hoa Kì, một số ít ở châu Âu. Trung Quốc là quốc gia có tỷ trọng
nhập khẩu dẫn đầu trong giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2014, tỷ trọng này luôn
chiếm gần ½ tỷ trọng chung. Năm 2013, thị trường Trung Quốc chiếm 43,16%, sau
đó tiếp tục tăng nhẹ và đạt được 47,12% năm 2014, đưa Trung Quốc trở thành thị
trường xuất khẩu chủ lực của Công ty. Sở dĩ như vậy là do các đối tác Trung Quốc
xưa nay đã là bạn hàng quen thuộc của Công ty và trên hết là yêu cầu về chất lượng
từ phía Trung Quốc không quá khắc khe vì thế Công ty luôn tăng cường xúc tiến
quan hệ hợp tác với các đối tác thân thiết cũ cũng như tìm kiếm được nhiều đối tác
Trung Quốc mới tiềm năng, nên kim ngạch xuất khẩu qua thị trường nước này có

nhiều chuyển biến rất tích cực. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2015, đã có một sự
sụt giảm đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều qua thị trường này vì về
lâu về dài Công ty đang muốn dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường tuy rất lớn
này nhưng giá cả lại rất hay bị chèn ép.
Thị trường Hoa Kỳ có tỷ trọng trung bình và ổn định chiếm khoảng 1/5 tỷ
trọng chung trong giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2015. Mức dao động qua các
năm không lớn chứng tỏ tính chất bền vững của thị trường này. Điều nhân là một
sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được xếp thứ hai trong số các hạt có dầu chỉ
sau hạnh nhân về mức độ ngon và bổ dưỡng. Vì quan tâm đến đề bổ dưỡng như vậy,


25
nên nhân hạt điều luôn được đánh giá khá cao ở Hoa Kì, đặc biệt nhân hạt điều rất
được người Hoa Kì ưu chuộng sử dụng trong các dịp lễ tết. Tuy Hoa Kì là một thị
trường tiềm năng nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường đó của Công ty vẫn
chưa cao, một phần do Công ty vẫn ưu tiên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
nhưng phần lớn là do sản phẩm nhân hạt điều của Công ty chưa hoàn toàn đáp ứng
được những tiêu chuẩn khắc khe của Hoa Kì. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu của năm
2015 tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kì của Công ty có tăng nhẹ lên mức
24,52% so với tỷ trọng 22,08% của cùng kì năm 2014. Điều này chứng tỏ Công ty
đang từng bước chú ý và hướng tới thị trường này để giảm dần sự phụ thuộc vào thị
trường Trung Quốc.
Đứng thứ ba trong tỉ trọng tiêu thụ sản phẩm nhân hạt điều của Công ty là thị
trường Hà Lan. Trong giai đoạn vừa qua lượng tiêu thụ nhân hạt điều ở thị trường
Hà Lan có biến động nhưng chỉ một mức nhỏ và đều dao động ở mức khoảng trên
10%. Thị trường Hà Lan nói riêng và châu Âu nói chung có những nét tương đồng
lớn với thị trường Hoa Kì. Vậy nên Công ty cũng đang có những kế hoạch để phát
triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để hướng đến thị trường này nhằm
nâng tỉ trọng kim ngạch lên con số gần 20% trong thời gian sắp tới.
Ngoài ba thị trường chủ lực trên, Công ty còn xuất khẩu sang các thị trường

khác như Úc, Ca-na-đa, Nhật Bản, Nga, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a,... tuy nhiên kim
ngạch chưa đáng kể vì chủ yếu là các đối tác mới nên các đơn đặt hàng có giá trị
nhỏ. Tỷ trọng của nhóm này có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012 – 2014 (giảm
23,43% năm 2013 xuống còn 22,45% trong 6 tháng đầu năm 2015).
1.6.4. Giá cả xuất khẩu
Biến động giá cả xuất khẩu đối với mặt hàng điều được thể hiện tại biểu đồ
2.2. Điều loại W240 là mặt hàng chủ lực của Công ty được lấy làm ví dụ cho mục
này. Trong đó, giá cả của đối thủ được lấy từ Công ty cổ phần chế biến hàng xuất
khẩu Long An (Lafooco); giá cả xuất khẩu của thế giới được người viết tham khảo
từ hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS). Giá báo của Công ty và đối thủ là giá FOB
cảng Cát Lái.
Biểu đồ 2.. Biến động giá FOB của mặt hàng nhân hạt điều loại W240
Đơn vị tính: USD/kg


×