Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

skkn sử DỤNG DI sản văn hóa địa PHƯƠNG TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy – học TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.41 MB, 47 trang )

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Học và sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh đã và đang
trở thành mục tiêu quan trọng cần đạt tới của người học nói riêng và của các nhà
quản lý giáo dục nói chung. Chúng ta đang sống trong thời đại mới, thời đại của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của toàn
cầu hóa, nên việc thành thạo một ngoại ngữ càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Trong đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Vinh Hiển khẳng định Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 nhằm mục tiêu đến
năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có
đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập làm việc
trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế
mạnh của người Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Ngoài ra, ngày 16 tháng 1 năm 2013 Bộ giáo dục và Đào tạo đã có Công văn
liên ngành số 73/HD – BGD&ĐT – BVH – TT&DL giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ
thông các môn học: Lịch sử, Địa lý và Âm nhạc.
Là một giáo viên Tiếng Anh, Tôi thiết nghĩ để góp phần vào công cuộc đổi
mới toàn diện giáo dục, hướng tới đạt các mục tiêu nói trên thì việc sử dụng di sản,
đặc biệt là các di sản địa phương trong dạy học ở trường phổ thông có một ý nghĩa


1


vô cùng quan trọng. Việc sử dụng di sản trong dạy học không chỉ nên áp dụng đối
với môn Lịch sử, Địa lý hay Âm nhạc mà đối với bộ môn Tiếng Anh thì điều đó
càng cần thiết. Học ngoại ngữ điều quan trọng đó là cần có môi trường giao tiếp,
thực hành. Như vậy, việc sử dụng di sản trong dạy học môn Tiếng Anh như bắn
một mũi tên mà trúng được rất nhiều đích. Sử dụng di sản trong giảng dạy trên lớp,
đặc biệt là học tập tại di sản giúp cho học sinh có thể phát triển năng lực ngoại
ngữ, khẳ năng giao tiếp với người nước ngoài một cách thành thạo - đảm bảo mục
tiêu 2020. Thêm vào đó, sử dụng di sản văn hóa địa phương trong dạy học môn
Tiếng Anh nói riêng và các môn học khác nói chung khiến người giáo viên phải
không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không chỉ hiểu biết
về môn học của mình mà trước yêu cầu mới người giáo viên phải có những kiến
thức sâu rộng về cả các môn học khác. Người giáo viên phải tự trau dồi, tìm tòi để
có sự hiểu biết sâu rộng về di sản văn hóa nói chung, di sản Ninh Bình nói riêng để
giúp các em học sinh hiểu biết về vai trò cũng như giá trị của các di sản. Qua đó
giáo dục cho các em học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy các di sản, hình
thành và bồi dưỡng ở các em lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước,
góp phần vào sự phát triển của quê hương.
Qua thực tế giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em học
sinh về các di sản văn hóa ở quê hương Ninh Bình, Tôi thấy các hoạt động đó rất
thiết thực bởi qua đó các em học sinh hiểu biết hơn về quê hương Ninh Bình, về
con người, về thiên nhiên, về văn hóa – xã hội và các khía cạnh khác. Từ đó góp
phần vào việc hình thành đạo đức, tư tưởng, nghĩa vụ và tinh thần trách nhiệm của
bản thân đối với mảnh đất quê hương.
Xuất phát từ những lý do trên, để góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục,
đổi mới phương pháp dạy học trú trọng phát triển năng lực của người học, nâng
cao chất lượng giảng dạy, tôi đã chọn vấn đề “SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA
PHƯƠNG TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC TIẾNG ANH”

2. Cơ sở lý luận
2.1. Những vấn đề chung về di sản văn hóa
+ Khái niệm về di sản

2


Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần,
vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác.
+ Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của
cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế
thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là
bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai
trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu
và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản
địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam.
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống
mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa năm 2001 (có hiệu lực từ
01/01/2002), được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
+ Phân loại di sản
Di sản văn hóa Việt Nam được chia làm 2 loại: Di sản văn hóa vật thể và di
sản văn hóa phi vật thể.

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo
vật quốc gia.
Di sản văn hoa vật thể bao gồm:
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học.

3


Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên
hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có
giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,
khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm
tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình
thức khác.
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam
Ngữ văn dân gian, bao gồm: Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố,
truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt
khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết
Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu và

các hình thức trình diễn dân gian khác.
Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ
và các phong tục khác.
Lễ hội truyền thống
Nghề thủ công truyền thống
Tri thức dân gian
2.2. Ý nghĩa và phương thức tổ chức của việc sử dụng di sản trong hoạt
động dạy học, giáo dục ở trường phổ thông
Ý nghĩa: Di sản văn hóa dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử
dụng trong quá trình dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là
nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục.

4


Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúp cho quá trình học
tập của các em học sinh trở nên hấp dẫn hơn, các em cảm thấy hứng thú học tập và
hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức
cho các em. Có thể khẳng định rằng di sản là một nguồn nhận thức, một phương
tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vai trò và ý
nghĩa của việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông thể hiện cụ thể ở
những mặt sau:
• Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh
• Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức
• Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh
• Phát triển trí tuệ của học sinh
• Giáo dục nhân cách học sinh
• Góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh như kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng hợp tác,
kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đặt mục

tiêu, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin…
• Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một
cách hợp lí
Phương thức tổ chức:
• Lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động
giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa).
• Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và
hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn
hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo
dục tại di tích.
• Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp:
 Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường;

5


 Dạy học tại nơi có di sản văn hóa;
 Tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa;
 Dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện…
• Lựa chọn những phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, khai thác
các giá trị của di sản văn hóa.
• Phổ biến, hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu sử dụng di sản trong dạy học ở
trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.
3. Cơ sở thực tiễn
3.1. Thuận lợi
Từ năm 2013 Bộ GD&ĐT đã có công văn liên ngành số 73/HD-/BGD&ĐTBVH-TT&DL giữa bộ GD&ĐT, Bộ văn hóa thể thao và du lịch về sử dụng di sản
trong dạy học ở phổ thông các môn Lịch sử, Địa lý và Âm nhạc. Vì vậy sử dụng di
sản trong giảng dạy môn Tiếng Anh nói riêng và các môn học khác nói chung đã

và đang trở thành xu hướng chung trong công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục nên
nhận được sự ủng hộ và quan tâm từ tất cả các cấp, các ban ngành, cũng như các tổ
chức xã hội, các bậc phụ huynh và các em học sinh.
Trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, xây dựng trường học điển
hình về dạy học ngoại ngữ nên cơ sở vật chất trong trường học đã được tăng cường
rõ rệt như trang bị phòng học tiếng với đầy đủ các trang thiết bị như bàn ghế mới
dễ cơ động trong quá trình hoạt động cặp nhóm, bảng phụ, máy tính, máy chiếu, hệ
thống loa đài, máy quay chất lượng cao.
Trong những năm gần đây, Ninh Bình trở thành một trong những điểm thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước lớn nhất khu vực. Đặc biệt sự kiện quần thể
danh thắng Tràng An đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và
văn hóa thế giới khiến cho ngành du lịch Ninh Bình ngày càng phát triển. Đây
chính là cơ hội, là môi trường thuận lợi cho việc phát triển năng lực ngoại ngữ ở
các em học sinh.

6


Ngoài ra, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin nên tất cả mọi
người đều có thể tiếp cận với nhiều nguồn tri thức trong đó có những tri thức về di
sản, qua đó mở rộng hiểu biết của bản thân về các di sản.
3.2. Khó khăn
Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa nhận thức rõ ràng về chủ trương đổi mới của
Bộ GD&ĐT về việc sử dụng di sản trong dạy học dẫn đến sự không đồng bộ trong
giảng dạy hoặc áp dụng vào bài dạy một cách khiên cưỡng kém hiệu quả. Thậm
chí, có một số giáo viên có tư tưởng ngại đổi mới, thụ động trong việc nghiên cứu,
thiết kế nội dung và tiến trình sử dung di sản trong dạy học.
Kinh phí cũng như thời gian để tổ chức các buổi ngoại khóa học tập trong và
ngoại nhà trường về di sản còn nhiều hạn chế.
Một bộ phận không nhỏ học sinh và phụ huynh còn có quan điểm thực dụng, chỉ

tập trung vào học các môn thi xét tuyển đại học, ít đầu tư công sức cho việc học
ngoại ngữ.

7


PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải pháp cũ thường làm
Trước đây theo phương pháp giảng dạy truyền thống lấy hoạt động dạy làm
trung tâm, dạy học hướng đến nội dung, giáo viên giữ vai trò trung tâm, là người
truyền thụ kiến thức; còn học trò là người thụ động tiếp thu kiến thức theo sự giảng
dạy của giáo viên. Hơn thế nữa, hầu như các giáo viên chỉ tập trung vào giảng dạy
những kỹ năng đọc, viết mà ít quan tâm chú trọng tới kỹ năng nghe, nói – kỹ năng
thiết thực cho cuộc sống, cho tương lai của các em học sinh sau này.
1.1. Ưu điểm
Đối với giáo viên: Với phương pháp giảng dạy trên thì giáo viên không phải
mất quá nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu, sưu tầm tư liệu phục vụ cho bài
giảng. Hầu hết giáo viên chỉ cần truyền tải nội dung trong sách giáo khoa, không
phải tìm hiểu các kiến thức ở các môn học khác để tìm ra mối liên hệ giữa chúng.
Đối với học sinh: Học theo phương pháp trên thì học sinh cũng không đòi
hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức vào việc tìm hiểu bài học; các em tiếp thu
kiến thức trọng tâm một cách dễ dàng thuận lợi cho việc làm bài thi vì được giáo
viên truyền dạy chi tiết. Các em chỉ tập trung vào những thông tin đã có sẵn trong
sách giáo khoa mà không tìm hiểu thêm các kiến thức liên môn khác.
1.2. Nhược điểm:
Dạy và học theo phương pháp trên, học sinh không phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của bản thân bởi lẽ các em chỉ nghe và làm theo những gì
mà giáo viên hướng dẫn.
Hơn nữa, việc học ngoại ngữ mà chỉ nghe truyền thụ một chiều thì học sinh
có thể nắm được đầy đủ kiến thức nhưng không sâu, không có sự đa dạng, không

có sự mở rộng và liên hệ thực tế, do vậy dẫn đến tình trạng học sinh học xong quên
luôn.
Theo phương pháp cũ thì học sinh học ngoại ngữ chỉ có thể đáp ứng được
những bài kiểm tra lý thuyết trên giấy, nhưng khi ra thực tiễn thì lại không đáp ứng
được. Học ngoại ngữ nhưng lại không có môi trường giao tiếp thường xuyên, ít có
cơ hội thực hành kỹ năng nghe nói tương tác nên các em rất nhút nhát, không tự tin

8


khi được yêu cầu trình bày về một vấn đề nào đó bằng Tiếng Anh vì tâm lý sợ sai,
sợ các bạn cười... Đấy chính là một trong những lý do vì sao mà sinh viên tốt
nghiệp trường đại học với bằng giỏi nhưng lại không thể xin được một công việc
tốt bởi lẽ trình độ giao tiếp Tiếng Anh không đạt yêu cầu.
2. Giải pháp mới cải tiến
Từ khi ra trường với kinh nghiệm còn non nớt, chỉ giảng dạy theo phương
pháp cũ, chính bản thân Tôi cũng thấy thật nhàm chán, các em học sinh uể oải,
không hứng thú trong học tập, học Tiếng Anh trở thành nỗi sợ đối với các em học
sinh. Từ đó Tôi luôn băn khoăn, đau đáu nuôi một suy nghĩ là phải tìm ra một cách
nào đó để có thể giúp cho cac em học sinh học tập Tiếng Anh hiệu quả hơn, làm
thế nào để các em học sinh hứng thú hơn trong học tập, có thể phát huy được hết
khả năng của mình, làm thể nào để biến sự thiếu tự tin khi học môn Tiếng Anh trở
thành niềm đam mê ở các em học sinh… Và khi Tôi được đi tham dự các lớp tập
huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy, được tiếp cận với chủ trương đề án ngoại
ngữ 2020, vận dụng kiến thức liên môn, được đọc những văn bản tài liệu về sử
dụng di sản trong giảng dạy ở các trường phổ thông…, Tôi đã ngộ ra rằng con
đường mà Tôi đang đi tìm bấy lâu nay để dẫn dắt các em học sinh đạt tới mục tiêu
chính là đây – di sản văn hóa địa phương với chất lượng giảng dạy môn Tiếng
Anh.
Trong thực tế các kiến thức, kỹ năng vốn có mối liên hệ chặt chẽ, không

tách rời nên việc sử dụng di sản văn hóa địa phương trong dạy học môn Tiếng Anh
sẽ góp phần khắc phục những nhược điểm của phương pháp dạy học khép kín tách
biệt nhà trường với thế giới bên ngoài.
Trong quá trình đứng lớp trực tiếp giảng dạy, Tôi thấy rằng việc sử dụng di
sản văn hóa địa phương vào dạy học môn Tiếng Anh là rất cần thiết bởi những
hiệu quả to lớn mà nó mang lại cho người học cũng như người dạy. Kết hợp với
phương pháp dạy học tích hợp liên môn, như tích hợp giữa môn Tiếng Anh, Địa lý,
Lịch Sử…để phát triển năng lực tự học, tự trải nghiệm, khám phá tri thức của học
sinh để các em vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế. Đồng thời thông qua đó,
giúp các em học sinh có một cái nhìn toàn diện hơn, am hiểu hơn về quê hương,

9


nơi các em đã sinh ra và lớn lên, từ đó định hướng giúp các em nhận ra vai trò của
người con quê hương Ninh Bình phải làm gì để góp phần vào sự giàu mạnh của
quê hương. Chính vì vậy Tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện một số giải
pháp như đưa di sản vào việc dạy học ở trên lớp, tổ chức các buổi trao đổi thảo
luận bằng Tiếng Anh về di sản, sử dụng di sản trong các buổi ngoại khóa Tiếng
Anh hay tổ chức thăm quan học tập tại di sản. Trong quá trình tổ chức các hình
thức học tập trên thì Tôi thấy việc sử dụng di sản trong hoạt động ngoại khóa tại
nhà trường kết hợp với thăm quan học tập tại di sản mang lại hiệu quả cao nhất.
Để có hiệu quả cao thì giáo viên cần phải nghiên cứu thật kỹ các di sản văn
hóa địa phương (cả văn hóa vật thế và văn hóa phi vật thể), phải hiểu được các
khái niệm và cách nhận dạng các di sản văn hóa đó. Đồng thời cần phải tiến hành
nghiên cứu, tìm hiểu về di sản trong thực tế, giáo viên có thể kết hợp với cán bộ
văn hóa tổ chức nghiên cứu thực tế, khảo sát (tiền trạm) tại nơi có di sản.
Khi tiến hành hoạt động ngoại khóa cần thực hiện qua các giai đoạn: Giai
đoạn chuẩn bị; Giai đoạn tổ chức tại trường; Giai đoạn tổ chức học tập tại di sản.
Hay nói cách khác chúng ta nên tuân theo các bước sau:

Bước 1: Lập kế hoạch chi tiết cho buổi ngoại khóa
Bước 2: Xây dựng chương trình của buổi ngoại khóa
Bước 3: Tập dượt, đánh giá và hoàn thiện
Bước 4: Tiến hành tổ chức chính thức tại trường
Bước 5: Rút kinh nghiệm, sẵn sàng cho chuyến đi thực tế
Bước 6: Tiến hành tổ chức thăm quan học tập tại di sản
Bước 7: Tổng kết rút kinh nghiệm chung
Trong quá trình tổ chức thì Tôi thấy dạy học theo phương pháp trên có
những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Đối với giáo viên: Các buổi ngoại khóa có sử dụng di sản trong và ngoài
nhà trường đã thu được kết quả cao. Giáo viên có ý thức nghiên cứu, tìm tòi tài
liệu, chuẩn bị công phu khi được giao nhiệm vụ. Tạo điệu kiện tốt xây dựng mối
quan hệ thân thiết giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên có một cái nhìn

10


tổng thể hơn khi đánh giá học sinh. Giáo viên không chỉ đánh giá học sinh qua các
bài tập trên giấy mà còn đánh giá học sinh qua các hoạt động tập thể, qua mối quan
hệ với bạn bè, thầy cô, với gia đình.
Ngoài ra, sau khi tiến hành giải pháp trên thì Trường đã tổ chức chuyên đề và đã
nhận được sự đánh giá cao từ các ban ngành và các đồng nghiệp trường bạn.
Đối với học sinh: Các em học sinh rất hứng thú trong học tập, tham gia các
buổi tập luyện rất sôi nổi và nhiệt tình. Học sinh có cơ hội để giao lưu học tập, có
cơ hội để rèn luyện và thể hiện khẳ năng của bản thân. Các em thấy giờ học Tiếng
Anh trở nên cuốn hút hơn, ý nghĩa hơn và từ đó đặt ra mục tiêu học tập môn Tiếng
Anh tốt hơn. Thông qua những giờ ngoại khóa, kỹ năng nghe nói của các em học
sinh có sự tiến bộ rõ rệt, các em tự tin hơn rất nhiều. Hơn nữa, sử dụng di sản trong
hoạt động ngoại khóa trong nhà trường kết hợp với thăm quan học tập tại di sản

còn làm cho các em thấy tự hào và yêu quê hương, đất nước hơn. Tự hào và trân
trọng những giá trị lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình hơn.
Nhược điểm:
Khi dạy học có sử dụng di sản đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời
gian hơn để nghiên cứu tìm hiểu các nội dung liên quan tới di sản. Các khâu tiến
hành một hoạt động, một bài dạy hay một chương trình phức tạp, công phu hơn
nhiều so với giải pháp cũ, do vậy một vấn đề đặt ra là người giáo viên phải không
ngừng tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
3. Ví dụ minh họa sử dụng di sản văn hóa địa phương trong giảng dạy môn
Tiếng Anh ở trường phổ thông
3.1. Tìm hiểu tổng quan về di sản văn hóa Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều danh
hiệu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới do UNESCO công nhận. Địa
danh này nằm ở vị trí cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ sông Hồng và miền
Bắc, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với vùng đất là kinh đô của Việt
Nam thế kỷ X, sở hữu hơn 1.500 di tích các loại (Phụ lục 1). Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định Ninh
Bình là một trung tâm du lịch cấp quốc gia.

11


Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan các
điểm du lịch Việt Nam, theo đó dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An của
Ninh Bình đón hơn 5 triệu lượt khách, bỏ xa các địa danh tiếp theo là vịnh Hạ
Long đón trên 2,5 triệu lượt khách, cố đô Huế đứng thứ ba với hơn 2 triệu lượt
khách, phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách; Vườn quốc gia Phong Nha
- Kẻ Bàng đón khoảng 740.000 lượt khách
3.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong nhà trường kết hợp với thăm quan
học tập tại di sản

Học ngoại ngữ thông qua những hoạt động ngoại khóa gắn liền với các di
sản là một trong những cách hiệu quả nhất đối với việc phát triển năng lực ngoại
ngữ ở học sinh, đặc biệt là năng lực thực hành tiếng. Trước tiên là môi trường học
ngoại ngữ. Nhìn chung, học sinh ít có cơ hội được thực hành ngoại ngữ ngoài xã
hội, do đó các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm vững và sử dụng ngôn
ngữ. Khi ra ngoài thực tế, nhiều học sinh cảm thấy bỡ ngỡ và không biết nói gì
trước những tình huống cụ thể như đi mua sắm, đi thăm quan…. .Hơn nữa, tổ chức
hoạt động ngoại khóa gắn với di sản còn tạo được hứng thú học tập cho người học,
giúp các em phát triển toàn diện vì các em sẽ có cơ hội để trình bày những vấn đề
mà các em quan tâm thích thú qua các hoạt động như tranh luận, thuyết trình hoặc
phát triển được khả năng sáng tạo, tìm tòi của mình qua các hoạt động như diễn
kịch, đố vui, thuyết trình…
Trong năm học vừa qua, trên cơ sở những ý tưởng Tôi đã trình bày ở trên,
cùng với sự giúp đỡ ủng hộ của các đồng nghiệp, đã tổ chức thành công chương
trình ngoại khóa với chủ đề Ninh Bình – Quê hương của những danh lam thắng
cảnh và những địa danh lịch sử”. Để thực hiện thành công chương trình trên, thì
Tôi đã lên kế hoạch và thực hiện chi tiết như sau:
Giai Đoạn 1: Chuẩn Bị
- Tham khảo ý kiến của BGH nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn, các
giáo viên giàu kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường bạn, xin
ý kiến đóng góp của cấp trên, trên cơ sở đó nghiên cứu và lên kế hoạch chi tiết cho

12


hoạt động ngoại khóa (về chủ đề, mục tiêu, thời gian, địa điểm, đối tượng tham
gia, thành phần khách mời…)
- Được sự phê duyệt của BGH nhà trường, tuyên truyền rộng rãi tới tất cả
các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh khối 10, những học sinh lớp khối A1,
khối D và những học sinh có niềm đam mê Tiếng Anh của khối 11 và 12 dưới hình

thức một trang quảng cáo về chương trình ngoại khóa trước khi diễn ra chính thức
2 tuần, để các em có thời gian suy nghĩ, chuẩn bị kiến thức và đăng ký tham gia.
(Phụ lục 2)
- Giới thiệu tới tất cả các em học sinh những tài liệu cũng như những trang
mạng đáng tin cậy để các em có thể tham khảo như cuốn Lịch Sử Địa Phương,
Địa Lý Địa Phương hoặc trang Wikipedia về du lịch Ninh Bình
- Trên cơ sở học sinh đăng ký, lập danh sách tất cả các em học sinh theo
từng khối, lớp để tổ chức vòng thi sơ loại
- Biên soạn bộ đề nói : gồm 5 chủ đề nói xoay quanh chủ đề đã đưa ra (Phụ
lục 3)
- Lập danh sách giám thị, giám khảo: 2 giám thị trong phòng thi trước khi
nói, 1 giám thị trong phòng chuẩn bị trước khi nói, 5 giám khảo và 1 giám thị trong
phòng sau khi nói
- Lên biểu điểm chi tiết cho phần thi nói
- Thông báo cho học sinh biết về qui trình tham gia vòng thi sơ loại:
+ Tập trung tại phòng chờ trước khi nói, nghe gọi tên sang phòng chuẩn bị
trước khi nói, nghe gọi tên sang phòng thi nói và sau khi nói xong di chuyển sang
phòng chờ sau khi nói
+ Mỗi học sinh sẽ bốc thăm một chủ đề nói, chuẩn bị trong vòng 5 phút và
nói trong thời gian 3 phút, sau đó trả lời một số câu hỏi từ ban giám khảo.
+ Tổng hợp kết quả và lựa chọn ra 40 em học sinh có kết quả cao nhất để
thành lập 4 đội chơi chính thức
Giai Đoạn 2: Tổ chức vòng thi sơ loại và thành lập đội chơi
- Tiến hành thi sơ loại theo như kế hoạch: cho học sinh bốc thăm chủ đề,
chuẩn bị trong 5 phút và nói trong 3 phút và trả lời câu hỏi từ ban giám khảo.

13


Nhìn chung các em học sinh rất háo hức hăng hái và thi với tinh thần trách

nhiệm với mong muốn được lọt vào đội chơi chính thức.

Hình ảnh học sinh bốc thăm và chuẩn bị bài trong phòng chuẩn bị trước khi nói
Hình ảnh giám khảo và học sinh trong vòng thi sơ loại
- Sau khi tổ chức xong vòng thi sơ loại, tiến hành tổng hợp kết quả, xem xét
lựa chọn những em học sinh có điểm số cao nhất, lấy theo độ dốc từ cao xuống đủ
40 em.
- Thông báo rộng rãi danh sách chính thức những học sinh lọt vào danh sách
đội chơi chính thức trong cuộc thi. Tiến hành bốc thăm để chia ra 4 đội chơi với
mỗi đội gồm 10 em. Đồng thời đặt tên 4 đội chơi: SPRING, SUMMER,
AUTUMN, WINTER.
- Thông báo các đội chơi các phần thi của cuộc thi: Chào Hỏi; Hiểu Biết;
Ai Xứng Đáng
+ Phần Chào Hỏi: Mỗi đội chơi sẽ xây dựng một vở kịch để diễn trong thời
gian 15-20 phút, yêu cầu vở kịch đó phải mang ý nghĩa giáo dục và pha yếu tố hài
hước.

14


+ Phần thi Hiểu Biết: Có 10 bức tranh bí mật về các địa danh lịch sử hoặc
thắng cảnh tại Ninh Bình. Mỗi bức tranh sẽ có 3 gợi ý và nhiệm vụ của các đội là
dựa vào những gợi ý đó và đoán xem đó là danh lam thắng cảnh nào hoặc địa danh
lịch sử nào (Phụ lục 4)
+ Phần thi Ai Xứng Đáng: Các đội sẽ đóng vai là những hướng dẫn viên
du lịch giới thiệu cho khách nước ngoài về 1 trong 4 địa danh: Cố Đô Hoa Lư, Nhà
thờ đá Phát Diệm, Khu du lịch sinh thái Tràng An và Tam Cốc Bích Động, đồng
thời sẽ trả lời các câu hỏi từ phía ban giám khảo của cuộc thi. Đồng thời thông báo
cho học sinh về tiêu chí chấm phần thi trên. (Phụ lục 5)
- Tập hợp các đội chơi, phân công giáo viên hướng dẫn các đội chơi: Mỗi

đội cử một nhóm trưởng, một nhóm phó.
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các đội chơi sẽ lên kế hoạch tập luyện,
chuẩn bị kiến thức để tham gia cuộc thi
- Để đảm bảo chương trình chính thức diễn ra theo kế hoạch thì chúng tôi đã
tiến hành chạy thử chương trình vào 2 ngày – bước này rất quan trọng vì đây chính
là thời điểm để chúng ta khắc phục những mặt hạn chế để làm cho buổi ngoại khóa
thành công.
- Song song với việc tập luyện của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên
thì Tôi đã chủ động đi tiền trạm, liên hệ du lịch cho học sinh, liên hệ xe du lịch đưa
đón, nhà ăn sau thăm quan học tập. Để giáo viên cũng như học sinh hiểu rõ về qui
trình cũng như là những thông tin cần có khi giới thiệu cho khách du lịch về địa
điểm trên thì Tôi đã đóng vai là khách và thuê một hướng dẫn viên (người Việt)
dẫn và quay lại. Sau đó về hướng dẫn học sinh để các em có thể hình dung ra
chương trình thực tế mà các em sẽ thực hiện.

15


Hình ảnh giáo viên đi tiền trạm
Giai Đoạn 3: Tổ Chức Cuộc Thi Chính Thức Tại Trường
Sau 2 tuần luyện tập và chuẩn bị, các đội chơi bước vào cuộc thi chính thức
được tổ chức tại nhà thi đấu của trường. Để đảm bảo cuộc thi diễn ra theo đúng kế
hoạch và thành công, công tác chuẩn bị bao gồm trang trí hội trường, bố trí sân
khấu,sắp xếp vị trị khách mời, ban giám khảo, các đội chơi và khán giả cùng với
máy chiếu và hệ thống âm thanh đã được tiến hành từ chiều hôm trước.
Thành phần tham dự bao gồm:
+ Đại biểu khách mời: BGH nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn và các thầy
cô giáo dạy bộ môn Tiếng Anh.
+ Ban giám khảo: 2 giám khảo là giáo viên người Việt và 2 giáo viên nước
ngoài được mời từ trung tâm Smartlearn

+ Bốn đội chơi: Spring, Summer, Autumn, Winter
+ Dẫn chương trình: hai học sinh của khối lớp 12, mục đích huy động tối đa
sự tham gia của các em học sinh
+ Khán giả: Tất cả các học sinh đam mê môn tiếng anh từ các khối lớp trong
trường.
Trong cuộc thi, các đội chơi phải trải qua 3 phần thi:
Phần thi thứ nhất: GREETING (Chào Hỏi)
Phần thi Chào Hỏi như đã trình bày ở trên

16


Một số hình ảnh kịch của học sinh
Kết thúc phần thi thứ nhất là một số tiết mục văn nghệ do các em học sinh biểu
diễn để khuấy động không khí buổi ngoại khóa, đồng thời là để thời gian cho các
thành viên của đội chơi ổn định vị trí hoặc thay trang phục để chuẩn bị cho phần
thi tiếp theo.
Phần thi thứ hai: KNOWLEDGE (Hiểu Biết)
Mục đích: kiểm tra kiến thức, sự am hiểu của các em học sinh về các di sản văn
hóa của quê hương Ninh Bình. Đồng thời qua đó giúp cho các em nhận thức sâu
sắc hơn về giá trị của các di sản trên, hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát
huy các giá trị di sản quê hương.
Nội dung của phần thi: Gồm 10 bức
tranh bí mật về các địa danh lịch sử
hoặc thắng cảnh tại Ninh Bình. Mỗi
bức tranh sẽ có 3 gợi ý từ khó đến dễ

và nhiệm vụ của các đội là dựa vào những gợi ý đó và đoán xem đó là danh lam
thắng cảnh nào hoặc địa danh lịch sử nào, nếu đội nào trả lời đúng ở gợi ý đầu tiên
sẽ đạt được 10 điểm, đúng ở gợi ý thứ 2 sẽ được 8 điểm, đúng ở gợi ý thứ 3 sẽ

được 6 điểm, nếu không trả lời được sẽ dành quyền trả lời cho khán giả.
- Kết thúc phần thi thứ 2 là phần thi Dành Cho Khán Giả: Mở Tranh (nội
dung: Về di tích lịch sử đền thờ và mộ danh nhân Vũ Duy Thanh – tại xã
Khánh Hải – Huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình) (Phụ lục 6). Đây là địa
danh nằm trong khu vực địa bàn các em học sinh học tập – huyện Yên Khánh, tuy

17


nhiên không phải em nào cũng biết vai trò cũng như công lao to lớn của Ông đối
với đất Nước.
Được tuyên truyền về chủ đề của buổi ngoại khóa nên hầu hết các em học sinh
trong trường mặc dù không được lọt vào danh sách đội chơi chính thức nhưng tất
cả em cũng đã đến tham gia đông đủ, nhất là trong phần thi Dành Cho Khán Giả,
rất nhiều em đã giành được quà từ chương trình.

Một số hình ảnh khán giả trả lời câu hỏ
Phần thi thứ 3: GOOD TOUR GUIDES (Hướng Dẫn Viên Giỏi)
Các đội sẽ phải đóng vai là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho khách nước
ngoài về một trong bốn địa danh du lịch nổi tiếng ở Ninh Binh thông qua màn ảnh
nhỏ (máy chiếu) trên cơ sở những tư liệu mà các em đã chuẩn bị
+ Đội SPRING: giới thiệu về Cố Đô Hoa Lư.
+ Đội SUMMER : Giớ thiệu về Nhà Thờ Đá Phát Diệm
+ Đội AUTUMN: Giới thiệu về Danh Thắng Tràng An
+ Đội WINTER: giới thiệu về Chùa Bái Đính

18


Hình ảnh đại diện 4 đội chơi tham gia thi Hướng Dẫn Viên Giỏi

Kết thúc các phần thi, Ban tổ chức thông
báo kết quả từ ban giám khảo, tặng hoa
cho các đội chơi và thông báo chương
trình tiếp theo: Các đội chơi sẽ tiếp tục
cuộc thi tại khu di sản Cố Đô Hoa Lư,
đóng vai là các hướng dẫn viên du lịch
thực sự và giải thưởng chính thức sẽ
được trao tại đây. Ban tổ chức thông báo thời gian, địa điểm tập trung, phân công
giáo viên phụ trách từng khu vực để đưa đón các em đảm bảo an toàn. Để chuyến
đi ngoại khóa tại di sản diễn ra tốt đẹp thì các em học sinh sẽ có một ngày nghỉ
ngơi, đồng thời đây cũng là thời gian để các em chuẩn bị mọi mặt về quân tư trang
cũng như những kiến thức cần thiết về di sản cố đô Hoa Lư.
Giai Đoạn 4: Tổ Chức Học Tập Tại Di Sản Đinh – Lê, Cố Đô Hoa Lư
Theo thời gian đã thông báo trước, chúng tôi đã tiến hành đưa đón các em
học sinh thăm quan học tập tại di sản cố đô Hoa Lư.
Đến đây Tôi đã 4 đội tập trung, phất cờ diễu hành về trước cổng đền vua
Đinh để nghe hướng dẫn.
Giới thiệu 4 vị khách du lịch (là giáo viên giảng dạy tại trung tâm
Smartlearn) với 4 đội chơi và sẽ đồng hành với 4 đội trong chuyến thăm quan: Cô
Karen sẽ cùng đội Winter, Thầy Garvin sẽ đồng hành cùng đội Autumn, Cô Hậu sẽ
đồng hành cùng đội Spring và Cô Quỳnh sẽ cùng đội Summer. Bốn vị khách du
lịch trên đồng thời cũng là những vị giám khảo sẽ đánh giá kết quả trải nghiệm của
các đội chơi trong giai đoạn cuối cùng của cuộc thi Ninh Bình – Quê Hương Của
Những Danh Lam Thắng Cảnh Và Những Địa Danh Lịch Sử.
Để tránh tình trạng chồng chéo giữa các đội chơi khi dẫn đoàn du lịch thăm
quan tại di sản Đinh – Lê thì chúng tôi đã phân công 4 đội chơi xuất phát từ 4 vị trí
khác nhau như sau:

19



+ Đội Autumn: Sẽ dẫn khách từ phía trong đền vua Đinh =>Long Sàng 1 =>
Hàng cây Kim Giao, gian thờ Phụ Mẫu của vua Đinh => Long Sàng 2 => Hồ bán
nguyệt => ra cổng chính, giới thiệu dãy núi Mã Yên =>Đài tưởng niệm vua Lý
Thái Tổ => đền vua Lê => khu khảo cổ => ra vị trí tập trung ban đầu.
+ Đội Winter: Sẽ dẫn khách từ Cổng đền vua Đinh => hồ bán nguyệt, Long
Sàng 1 => Hàng cây Kim Giao => Gian thờ Phụ Mẫu của vua Đinh => Long Sàng
2 => giới thiệu vào trong đền => ra cổng chính giới thiệu về dãy núi Mã Yên
=>Đài tưởng niệm vua Lý Thái Tổ => đền vua Lê => khu khảo cổ => ra vị trí tập
trung ban đầu.
+ Đội Summer: Sẽ dẫn khách từ cổng ngoài đền vua Đinh, giới thiệu về dãy
núi Mã Yên => đài tưởng niệm vua Lý Thái Tổ => Đền vua Lê => Khu khảo cổ =>
đền vua Đinh => hồ bán nguyệt, Long Sàng 1 => Hàng cây Kim Giao => Gian thờ
Phụ Mẫu của vua Đinh => Long Sàng 2 => giới thiệu vào trong đền => ra vị trí tập
trung ban đầu
+ Đội Spring: Sẽ dẫn khách từ khu vực đền vua Lê => khu khảo cổ => đài
tưởng niệm vua Lý Thái Tổ => Dãy núi Mã Yên => vào đền vua Đinh => => hồ
bán nguyệt, Long Sàng 1 => Hàng cây Kim Giao => Gian thờ Phụ Mẫu của vua
Đinh => Long Sàng 2 => giới thiệu vào trong đền => ra vị trí tập trung ban đầu.
Bốn đội thực hiện việc dẫn khách thăm quan các địa điểm quanh khu vực di
sản Cố Đô Hoa Lư trong thời gian 30-45 phút, sau đó sẽ tập trung tại vị trí ban đầu.
Đồng thời, tại khu du lịch đền vua Đinh – vua Lê có rất nhiều khách du lịch
nước ngoài nên chúng tôi khuyến khích tất cả các em học sinh trong đoàn sử dụng
vốn Tiếng Anh của mình để mời gọi các du khách nước ngoài tại khu du lịch tham
gia cùng với đoàn của mình. Và nếu đội nào mời gọi được nhiều khách du lịch
tham gia sẽ được cộng thêm điểm vào kết quả cuối cùng của mình.

20



Một số hình ảnh tại di sản cố đô Hoa Lư
Sau khi các đội thực hành việc dẫn khách du lịch xong, tập trung tại vị trí
ban đầu nghe phổ biến chương trình tiếp theo. Các em có thời gian thăm quan tự
do, có thể thăm quan mộ vua Đinh, vua Lê, các em có thể lên thắp hương để thể
hiện lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những vị vua đã có công lao to lớn với
quê hương đất nước. Đồng thời, tiến hành phỏng vấn các vị khách du lịch về khẳ
năng làm hướng dẫn viên du lịch của học sinh trong đoàn, tổng hợp kết quả từ các
thành viên trong ban giám khảo để đưa ra kết quả cuối cùng. Qua trao đổi với một
số anh chị làm việc tại sở du lịch có mặt trong đoàn thăm quan và các thầy cô giáo
làm việc tại trung tâm Smartlearn thì tất cả đều đánh giá rất cao về năng lực của
các em học sinh, các em rất tự tin, khẳ năng nói Tiếng Anh cũng như sự am hiểu
lịch sử về di sản của các em học sinh.

Hình ảnh phỏng vấn các vị khách du
lịch được thực hiện bởi các em học sinh
Tập trung nhận xét và trao giải:
Kết quả:
Đội Autumn: Đạt giải Nhất
Đội Winter: Đạt giải Nhì
Đội Summer: Đạt giải Ba
Đội Spring: Đạt giải Khuyến Khích
4. Hiệu quả đem lại
+ Hiệu quả về mặt kinh tế:
21


Với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, cùng với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin – mạng Internet, việc sử dụng di sản trong dạy học ngoại ngữ mang
lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho cả người dạy lẫn người học. Đặc biệt đối với người
học – các em học sinh, các em không phải mất hàng triệu, thậm chí chục triệu đồng

để đi tới các trung tâm Anh ngữ với mục đích được giao tiếp trực tiếp với người
nước ngoài, từ đó cải thiện năng lực giao tiếp Tiếng Anh của mình. Di sản không ở
đâu xa, di sản ở quanh chúng ta, ngay tại nơi chúng ta sống, đấy chính là kho tri
thức vô giá, là môi trường giao tiếp ngoại ngữ tiềm năng cho mỗi chúng ta.
+ Hiệu quả về mặt xã hội:
Sử dụng di sản trong dạy học Tiếng Anh mang không chỉ mang lại hiệu quả
về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội. Việc sử dụng Tiếng Anh để nói về di sản
giúp cho kỹ năng nghe nói của các em có sự chuyển biến rõ rệt. Qua hoạt động dạy
học ấy, người học có cơ hội thể hiện sự sáng tạo của bản thân, hình thành kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, kỹ năng khai thác và sử
dụng công nghệ thông tin trong thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo…
Ngoài ra cả người dạy và người học đều am hiểu hơn về giá trị của các di sản địa
phương, từ đó giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ những di sản của quê hương. Sử
dụng di sản để nâng cao hiệu quả dạy học ngoại ngữ, đồng thời khi chất lượng dạy
học ngoại ngữ được nâng cao, tình yêu quê hương đất nước được bồi dưỡng thì sẽ
góp phần quảng bá di sản địa phương tới bạn bè trong và ngoài nước, góp phần
phát triển ngành du lịch Tỉnh nhà.
5. Điều kiện và khả năng áp dụng
Sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình vào việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng
môn Tiếng Anh hoàn toàn có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường THPT khi du
lịch Ninh Bình đang ngày càng phát triển, các tổ chức xã hội, của các bậc phụ
huynh ngày càng quan tâm tới việc học ngoại ngữ của con em mình. Đây chính là
cơ hội tốt để chúng ta thực hiện xã hội hóa giáo dục góp phần vào việc đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục, hướng tới đạt mục tiêu của đề án ngoại ngữ 2020 của Bộ
GD&ĐT.

22


Tuy nhiên để đề tài trên được thực hiện một cách hiệu quả thì đòi hỏi có sự đầu

tư công phu của người dạy, sự tích cực của người học và sự quan tâm, liên kết chặt
chẽ giữa các cấp, các ban, ngành trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra sử dụng di
sản trong dạy học cần phải được tiến hành thường xuyên, tổ chức ngoại khóa thăm
quan học tập tại di sản nên tổ chức ít nhất 2 lần trên một học kỳ để hình thành thói
quen học tập với di sản ở cả thầy và trò.

23


PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
Việc sử dụng di sản trong giảng dạy các môn khoa học xã hội nói chung và
môn Tiếng Anh nói riêng ở nhà trường phổ thông hiện nay sẽ góp phần bồi dưỡng,
khắc sâu kiến thức, các kỹ năng thực hành và thông qua đó sẽ giáo dục tư tưởng,
đạo đức học sinh.
Di sản văn hóa chính là một trong những phương tiện dạy học đa dạng, sống
động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên nó
có khả năng tác động mạnh mẽ, tích cực tới nhân cách của học sinh. Các hoạt động
học tập, ngoại khóa gắn liền với các di sản giúp cho các em học sinh có được môi
trường học tập môn Tiêng Anh tốt hơn, phát triển toàn diện hơn.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng việc đưa di sản vào giảng
dạy bộ môn Tiếng Anh có điểm thuận lợi tại địa phương chúng ta sinh sống có rất
nhiều các di sản từ cấp Quốc tế đến địa phương nhưng điểm khó khăn khi thực
hiện đó là vấn đề kinh phí và thời gian. Bản thân giáo viên cũng chưa có điều kiện
để đến tìm hiểu ngay tại các di sản. Thêm vào đó, học sinh ít đầu tư thời gian vào
việc học ngoại ngữ một cách nghiêm túc do lối sống thực dụng như hiện nay, do áp
lực thi cử, áp lực từ phía gia đình. Vì vậy việc sử dụng di sản trong việc nâng cao
chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nói riêng và các bộ môn khác nói chung
thì đòi hỏi có sự phối kết hợp giữa Sở Giáo dục Đào tạo với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du Lịch, giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, sự quan tâm hỗ trợ từ Ban
giám hiệu, sự nỗ lực nghiên cứu của giáo viên và thái độ học tập tích cực của các

em học sinh.
Trong những năm học tới, tôi dự định cùng với các đồng nghiệp trong nhóm
Tiếng Anh sẽ tiếp áp dụng sáng kiến này cho các khối lớp vào những ngày nghỉ
dài, phấn đấu tổ chức ít nhất hai lần trong một năm học. Mặc dù trong quá trình
làm sáng kiến trên chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, song tôi hy vọng sáng kiến
này sẽ giúp ích được một phần nào đó cho các thầy cô giáo Tiếng Anh nâng cao
hiệu quả dạy và học. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các ban,
ngành, các thầy cô giáo và các em học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

24


Xác nhận của cơ quan, đơn vị

Tác giả sáng kiến

25


×