Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

SKKN sử DỤNG DI sản văn hóa NINH BÌNH TRONG dạy học môn GIÁO dục CÔNG dân cấp THCS NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực của học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 84 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA NINH BÌNH
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THCS
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH”
II. Nhóm tác giả sáng kiến kinh nghiệm:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Minh
Chức vụ: Trưởng phòng
Đơn vị: Phòng GD&ĐT huyện Hoa Lư - Ninh Bình
Địa chỉ: Ninh Mỹ-Hoa Lư
Hộp thư điện tử:
Số điện thoại: 0916864474
- Họ và tên: Nguyễn Minh Khuê
Chức vụ: Cán bộ
Đơn vị: Phòng GD&ĐT huyện Hoa Lư - Ninh Bình
Địa chỉ: Phường Ninh Sơn-TP Ninh Bình
Hộp thư điện tử:
Số điện thoại: 0978253688
- Họ và tên: Trịnh Hồng Lịch
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Ninh Hải - Hoa Lư - Ninh Bình
Địa chỉ: Ninh Sơn- TP Ninh Bình
Hộp thư điện tử:
Số điện thoại: 0983695881
III. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Khi nhân loại bước vào thế kỷ 21, xu hướng toàn cầu hoá và cách mạng
công nghệ thì “một trong những chìa khoá để vượt qua những thách thức của thế
kỷ mới là giáo dục”. Định hướng về giáo dục của UNESCO gồm 4 trụ cột đó là: “
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Hoà
cùng xu thế chung của thế giới, Giáo dục Việt nam cũng đang đổi mới một cách


toàn diện. Nghị quyết trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức
của người học ; Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức , kỹ năng, phát triển năng lực.”.
Chính vì vậy, người giáo viên sẽ có một vai trò, vị trí mới. Muốn thực hiện
tốt vai trò mới của mình thì người giáo viên phải tự học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Một trong những
1


phương pháp dạy học hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong cải cách giáo dục đó
là sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông. Điều đó không chỉ đòi hỏi
người giáo viên giảng dạy bộ môn nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình
giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức về di sản để giúp học
sinh có những hiểu biết về những giá trị của di sản, qua đó giáo dục ý thức giữ gìn,
bảo vệ các di sản, đồng thời, góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy
học, thực hiện đa dạng hóa các hình thức dạy học trong môn Giáo dục Công dân.
Là người quản lý chỉ đạo chuyên môn cấp THCS, giáo viên dạy môn Giáo
dục công dân ở trường THCS, chúng tôi luôn suy nghĩ, trăn trở trước mỗi bài dạy.
Ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, mỗi bài dạy cần sử
dụng di sản như thế nào, đặc biệt là những di sản văn hóa của Ninh Bình, để làm
sao có thể thực hiện tốt mục tiêu của giờ dạy, giúp học sinh có thêm những hiểu
biết của mình về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Ninh Bình nói riêng,
có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức. Đồng thời giáo dục
học sinh những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào, tình yêu quê hương
đất nước. Giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ
năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào đời sống thực tế của
học sinh.

Qua thực tế quá trình dạy học, nhất là khi dạy các bài có tính thực tiễn trong
SGK môn GDCD và một số tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương,
chúng tôi thấy rằng việc sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong một số tiết học
môn GDCD và một số tiết thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương Ninh Bình
nhằm phát triển năng lực học sinh là hết sức cần thiết, giúp học sinh hiểu rộng hơn
về quê hương Ninh Bình, hiểu về lịch sử, thiên nhiên, văn hóa, các vấn đề về khoa
học, xã hội của tỉnh ta. Từ đó giáo dục học sinh lòng tự hào, yêu mến quê hương,
thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân phải làm gì để đóng góp công sức
xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp.
Xuất phát từ những lý do trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học,
chúng tôi đã chọn vấn đề: “Sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong dạy môn
Giáo dục Công dân nhằm phát triển năng lực của học sinh” làm đề tài sáng kiến
kinh nghiệm của mình.
Sáng kiến góp một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao hiệu quả việc
dạy học theo di sản môn GDCD đối với các trường THCS trong toàn huyện, giúp
cho việc nghiên cứu lí luận vào thực tiễn mà còn có khả năng vận dụng vào thực
tiễn giảng dạy của giáo viên trong quá trình công tác. Hy vọng kết quả nghiên cứu
cũng sẽ là một tài liệu để các đồng nghiệp tham khảo, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học trong các tiết thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương Ninh
Bình.
2. Cơ sở lý luận
Khái niệm về di sản văn hóa:
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần,
2


vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác.
Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam:

Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của
cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế
thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là
bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai
trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và
kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa
lâu đời của các dân tộc Việt Nam.
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống
mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa năm 2001 (có hiệu lực từ
01/01/2002), được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Phân loại di sản:
Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể và
di sản văn hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo
vật quốc gia.
Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học.
- Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên
hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có
giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,

khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm
tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
3


thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình
thức khác.
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;
Ngữ văn dân gian, bao gồm: Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố,
truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt
khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;
Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các
hình thức trình diễn dân gian khác;
Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và
các phong tục khác;
Lễ hội truyền thống;
Nghề thủ công truyền thống;
Tri thức dân gian.
Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của
cộng đồng các dân tộc anh em. Trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, các di sản
được kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay tạo nên bức tranh văn
hoá đa dạng.
Mục đích của nền giáo dục của chúng ta luôn hướng tới việc phát triển toàn
diện cho HS vì vậy những hiểu biết về di sản văn hóa sẽ làm dầy thêm vồn kiến
thức của các em và đặc biệt giúp HS phát triển về trí tuệ. Khi cho HS tiếp cận với

di sản đúng mục đích, với phương pháp dạy học phù hợp và sự hướng dẫn chi tiết
mang tính định hướng, kích thích tư duy, GV sẽ giúp HS phát triển khả năng quan
sát, khả năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát
triển trí tuệ của các em.
Di sản văn hóa chính là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống
động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên nó
có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách
của HS. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản và chuyển giao cho
HS để các em cũng nhận thức được những giá trị đó thì GV sẽ giúp HS nhận thức
thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em có cơ sở giải thích một cách khoa học
các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản, giúp học sinh có khả năng ứng xử phù
hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống.
Trong quá trình học tập với di sản, HS được rèn luyện cách trình bày, diễn đạt
suy nghĩ, quan điểm, mong muốn, cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viết
một cách phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và văn hóa giao tiếp. Đồng thời các em
cũng biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan

4


điểm. Kỹ năng này giúp HS có mối quan hệ tích cực với nguời khác, đồng thời biết
cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới.
Làm việc với di sản, HS có được môi trường giao tiếp cởi mở với bạn bè
không chỉ trong phạm vi lớp học mà cả với những đối tượng khác mà các em gặp
gỡ. Trong quá trình tiếp cận với di sản, GV lưu ý cách thức giao tiếp phù hợp cũng
chính là góp phần phát triển ở các em một loại kỹ năng sống cần thiết.
Trong quá trình dạy học thông qua việc tiếp cận di sản, GV không chỉ thuyết
trình về các hiện tượng, sự vật mà cần tìm hiểu, hướng dẫn HS tự quan sát, thu
thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý các thông tin. Qua đó các em sẽ có

những kiến thức về di sản và có thể trình bày lại những hiểu biết của cá nhân mình
hoặc của nhóm mà mình đã thu lượm được.
Đối với giáo viên , để làm cho hoạt động phong phú và hiệu quả, GV có thể
phát động, hướng dẫn các em tổ chức triển lãm những hiện vật, bài viết giới thiệu
về di sản do các em sưu tầm được.
Môi trường làm việc thay đổi đòi hỏi GV phải có phương pháp dạy học, cách
thức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập thể HS được lôi cuốn vào công việc tìm
hiểu, nghiên cứu di sản; đòi hỏi từng HS phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác
với bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển: “Nhà trường phổ thông vừa có
trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hoá, vừa có
trách nhiệm sử dụng di sản văn hoá để dạy học. Việc sử dụng di sản văn hoá để
dạy học sẽ mang lại những kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục
kiến thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của HS đối với di sản văn hoá”.
Thực tế, các hoạt động gắn kết giữa di sản, bảo tàng với hoạt động giáo dục
bấy lâu đã được triển khai thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, đặc
biệt là qua phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được
triển khai rộng rãi vài năm nay... Song theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá
trị di sản văn hóa thuộc Hội Di sản văn hóa, công tác giáo dục di sản trong nhà
trường còn nhỏ lẻ, chưa được tiến hành một cách bài bản và thường xuyên. Còn
phong trào Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực mặc dù có những kết
quả tích cực, nhưng nó chỉ mang tính phong trào, chưa thực sự đi vào đời sống
giáo dục...
Mới đây nhất, Bộ GD - ĐT được sự hỗ trợ của UNESCO Hà Nội đã biên soạn
cuốn tài liệu “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông”. Phần nội dung
của tài liệu là thiết kế bài học (giáo án) sử dụng di sản trong dạy học theo cấp
THCS và THPT của các môn lịch sử, địa lý, âm nhạc.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong dạy môn
Giáo dục Công dân nhằm phát triển năng lực của học sinh” hy vọng góp phần

nâng cao hiệu quả của việc sử dụng di sản trong giảng dạy nói chung và trong dạy
môn GDCD nói riêng.
3. Cơ sở thực tiễn.
3.1. Thuận lợi:
5


Sử dụng di sản trong dạy học đang là xu thế chung của giáo dục Việt Nam
nên được sự ủng hộ từ các cấp: Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và các
tổ chức xã hội, phụ huynh, học sinh…
Chương trình môn Giáo dục công dân nói chung và chương trình thực hành
ngoại khoá các vấn đề địa phương Ninh Bình nói riêng có nhiều bài, nhiều nội
dung phù hợp với việc sử dụng di sản làm phương tiện dạy học.
Trước đây hoạt động gắn kết giữa di sản, bảo tàng với hoạt động giáo dục
bấy lâu đã được triển khai thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, đặc
biệt là qua phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới, tạo điều kiện cho việc thực hiện các
phương pháp mới, tạo hứng thú cho học sinh như: phòng CNTT, Máy chiếu, bảng
phụ, cách bố trí bàn ghế, chỗ ngồi cho học sinh…
Trong những năm học qua, phòng GD&ĐT Hoa đã chỉ đạo các trường
THCS trong địa bàn huyện thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Học sinh trong toàn huyện đã được tìm hiểu, chăm sóc,
bảo vệ một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. Coi trọng bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền học tập nâng cao nhận thức cho giáo
viên về dạy học gắn kết với di sản. Thường xuyên tổ chức hoạt động chuyên đề,
các tiết dạy có sử dụng di sản trong những đợt hội giảng. Tổ chức các tiết học thực
địa, hoạt động ngoại khóa, tham gia đầy đủ các cuộc thi do Sở GD&ĐT Ninh Bình
tổ chức, đặc biệt là cuộc thi: “Em yêu Lịch sử Việt Nam” với ý thức nghiêm túc và
tinh thần trách nhiệm cao.
Xã hội hiện nay với sự đa dạng về các kênh thông tin tạo điều kiện cho con

người (giáo viên và học sinh) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn kiến thức về di sản
từ nhiều phương tiện khác nhau từ đó mở rộng nâng cao hiểu biết về di sản.
3.2. Khó khăn
Ở một số nhà trường, vẫn còn có những cán bộ quản lý chưa thật quan tâm
thường xuyên đến vấn đề này, giao khoán cho toàn bộ giáo viên; một số giáo viên
còn thụ động trong việc nghiên cứu, thiết kế nội dung và tiến trình sử dụng di sản
trong dạy học, chưa thật chủ động trong việc sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về di sản để
sử dụng trong dạy học. Việc hiểu và sử dụng di sản trong dạy học ở giáo viên còn
chưa thống nhất; một số giáo viên chưa vận dụng thành thục tiến trình sư phạm của
bài giảng sử dụng di sản trong dạy học dẫn đến việc áp dụng khiên cưỡng, thiếu
hiệu quả.
Việc xây dựng nguồn tài liệu giới thiệu về các di sản còn thiếu do đó giáo
viên gặp khó khăn về nội dung các di sản có liên quan đến bài học. Bên cạnh đó,
còn gặp một số khó khăn nữa liên quan đến vấn đề kinh phí và thời gian.
Học sinh ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu, học tập bộ môn (bộ môn
khoa học xã hội) do lối sống thực dụng như hiện nay, do áp lực thi cử, áp lực từ
phía gia đình.

6


Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp với một số phương
pháp dạy học tích hợp như số học sinh trên một lớp đông, không gian lớp học còn
hẹp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn sơ sài, thời gian tiết học còn hạn chế...
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Giải pháp cũ thường làm.
Trước đây, theo phương pháp dạy học truyền thống, hoạt động “dạy” là
trung tâm, dạy học hướng đến nội dung, giáo viên giữ vai trò là người truyền thụ
kiến thức, học trò là người thụ động tiếp thu kiến thức theo sự giảng giải của giáo
viên. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bị hạn chế rất nhiều. Trong

môn Giáo dục công dân, lối dạy học cũ chủ yếu là phương pháp thuyết trình, đàm
thoại, giảng giải, giáo viên đọc, học sinh nghe rồi ghi chép...Dạy học môn GDCD
trước đây thường thiên về giải thích cho học sinh hiểu khái niệm, các giá trị và
chuẩn mực, sau đó buộc các em phải chấp nhận. Cụ thể là: đối với các bài học
thuộc chuẩn mực đạo đức thì giáo viên yêu cầu học sinh trình bày khái niệm đã có
sẵn trong sách giáo khoa, sau đó giáo viên lấy ví dụ minh họa rồi học sinh có thể
dựa vào đó lấy thêm ví dụ. Trên cở sở tìm hiểu đó, học sinh áp dụng vào làm bài
tập liên quan. Còn đối với các bài học thuộc quy phạm pháp luật, thông thường
trước đây giáo viên thường dựa chủ yếu vào các qui định có sẵn trong sách giáo
khoa để phổ biến cho học sinh. Ngoài ra giáo viên có thể phân tích, giải thích tại
sao lại phải qui định như vậy. Tuy nhiên, bài học chỉ dừng lại ở mức hiểu những
qui định trong một phạm vi nhất định chứ không có nhiều liên hệ thực tế.
Trong các tiết dạy GDCD ở trường THCS nói chung đã có sử dụng di sản.
Tuy nhiên, số bài có sử dụng di sản còn ít, nặng tính lí thuyết trong các bài dạy,
kiến thức về di sản còn chung chung, mang tính hình thức, sơ sài, ít kiến thức thực
tế. Phần bài tập chủ yếu là nhận biết, chưa tập trung phát triển năng lực của học
sinh.Vì vậy việc sử dụng di sản trong dạy học môn GDCD chưa đạt kết quả cao.
Ví dụ: Khi dạy bài 15: “Bảo vệ di sản văn hóa”- GDCD lớp 7. Giáo viên
mới chỉ đơn thuần cho học sinh nắm được:
Kiến thức:
-Nêu được thế nào là di sản văn hóa.
-Kể được tên một số di sản văn hóa của nước ta.
-Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa.
-Kể được những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
Kĩ năng:
-Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu
tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết
để xử lí.
-Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa phù hợp với
lứa tuổi.

Thái độ:
Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
7


Với các tiết thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương Ninh Bình, người
giáo viên mới chỉ cung cấp những kiến thức về văn hoá, lịch sử, con người Ninh
Bình ở các bài riêng biệt. Giáo viên có tích hợp nhưng nội dung tích hợp còn hạn
chế và chủ yếu là tích hợp “đơn môn”
Ví dụ khi dạy bài: “Thiên nhiên Ninh Bình”- GDCD địa phương lớp 6. GV
chỉ cần cung cấp đủ cho học sinh các kiến thức cơ bản, trọng tâm sau:
Sự tươi đẹp, đa dạng của cảnh quan thiên và bản sắc văn hóa Ninh Bình.
Sự đoàn kết giữa các dân tộc, giữa đồng bào tôn giáo và không theo tôn giáo.
Những tiềm năng phát triển của quê hương: vị trí địa lý, rừng biển, công
nghiệp, du lịch và dịch vụ.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giúp học sinh thấy được những nguy cơ mà
tỉnh ta đang phải đối mặt như vấn đề môi trường bị ô nhiễm (đặc biệt là ô nhiễm
nguồn nước và không khí...); cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; nạn khai thác gỗ trái
phép, săn bắt động vật quý hiếm; ...
Từ đó học sinh thấy yêu quê hương và ý thức được trách nhiệm của mình
trong việc bảo vệ, gìn giữ những nét đẹp của quê hương Ninh Bình.
Nhưng học sinh mới chỉ nắm được kiến thức cơ bản, chưa có sự liên hệ kiến
thức thực tế và chưa phát huy hết năng lực của người học. Nếu học sinh được học
tại di sản thì học sinh sẽ hiểu kiến thức sâu rộng hơn, học sinh sẽ học tập tích cực,
sáng tạo hơn.
Qua thực tế các tiết dạy GDCD nói chung và các tiết có sử dụng di sản làm
phương tiện dạy học, tôi nhận thấy dạy học trước đây có ưu điểm, nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
Kiến thức giáo viên cung cấp cho học sinh đầy đủ, đơn giản nên học sinh dễ
nắm kiến thức trọng tâm của bài.

Đối với giáo viên: Dạy theo phương pháp này khiến cho giáo viên đỡ tốn
thời gian, công sức tìm hiểu để soạn giáo án, thiết kế bài giảng, sưu tầm tư liệu
phục vụ bài giảng. Bởi lẽ, chỉ cần dựa chủ yếu vào sách giáo khoa, sách giáo viên
là đã đảm bảo được nội dung kiến thức, không phải tìm hiểu kiến thức ở các môn
học khác để tìm ra mối liên hệ giữa chúng.
Đối với học sinh: Việc học theo phương pháp này không đòi hỏi học sinh
phải chuẩn bị, tìm hiểu nhiều về các kiến thức, vấn đề có liên quan đến nội dung
bài học. Bởi lẽ nội dung bài học chủ yếu là dựa vào cái đã có sẵn, câu hỏi trong bài
học cũng đơn giản, thường là học gì, hỏi nấy. Thậm chí, khi kiểm tra cũng chỉ dập
khuôn trong những vấn đề đã học, trong bộ đề cương giáo viên đã hướng dẫn sẵn
cho học sinh. Chính vì thế kiến thức của môn GDCD đối với học sinh là rất đơn
giản, nhẹ nhàng, các em chỉ coi đây là môn phụ, không phải quan tâm, dành nhiều
thời gian học.
* Nhược điểm:
Kiến thức mà học sinh nắm được đầy đủ nhưng không sâu, không có sự đa
dạng, không có sự mở rộng và liên hệ thực tế nhiều.
Dạy học sử dụng di sản trước đây chủ yếu cho học sinh tìm hiểu nội dung,
không quan tâm đến hình thành năng lực gì cho học sinh nên việc giáo dục các em
8


hiểu biết sâu sắc về giá trị của di sản , giáo dục các em ý thức giữ gìn, bảo vệ các
di sản chưa cao.
Đặc biệt đối với các tiết học thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương
Ninh Bình nếu chỉ dạy theo kiến thức SGK thì học sinh sẽ dễ nhàm chán vì kiến
thức đã có ở các bài GDCD chính khoá, giờ chỉ áp dụng vào địa phương Ninh
Bình. Không phát huy hết được năng lực sáng tạo, tích cực chủ động của người
học.
2. Giải pháp mới cải tiến.
Sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong dạy học môn GDCD góp phần xóa

bỏ được lối dạy học khép kín tách biệt nhà trường với thế giới bên ngoài, cô lập
kiến thức, kỹ năng vốn có liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau.
Trong quá trình chỉ đạo và trực tiếp giảng dạy chúng tôi thấy cần phải sử
dụng di sản văn hóa Ninh Bình một cách có hiệu quả. Kết hợp với phương pháp
dạy học tích hợp, như tích hợp với các môn: văn học, lịch sử, địa lý, sinh học, âm
nhạc, mỹ thuật.... nhằm phát triển các năng lực tự học, tự trải nghiệm và khám phá
kiến thức của học sinh giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề
thực tế. Đồng thời, giúp học sinh hiểu rộng hơn về quê hương Ninh Bình, hiểu về
lịch sử, thiên nhiên, văn hóa, các vấn đề về khoa học, xã hội của tỉnh ta. Từ đó giáo
dục học sinh lòng tự hào, yêu mến quê hương, thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của
bản thân phải làm gì để đóng góp công sức xây dựng quê hương Ninh Bình ngày
càng giàu đẹp. Vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu, thực hiện theo một số giải pháp
sau.
2.1. Quá trình và giải pháp thực hiện.
2.1.1. Tìm hiểu tổng quan về di sản văn hóa Ninh Bình
Lịch sử - Địa lý
Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông
Hồng và Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam, phía đông giáp Nam
Định qua sông Đáy, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam giáp biển (vịnh Bắc
Bộ). Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía
nam.
Ninh Bình xưa thuộc bộ Quân Ninh, nước Văn Lang. Qua thời thuộc Hán,
Lương, vùng đất này thuộc Giao Chỉ, thời thuộc Đường, bắt đầu hình thànhTrường
Châu. Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng
đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An.
Năm 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, Ninh Bình nằm trong phủ
Trường An, sau đổi là châu Đại Hoàng vào cuối thế kỷ 12. Đời nhà Trần đổi thành
lộ, rồi lại đổi thành trấn Thiên Quan. Đời Lê Thái Tông, Ninh Bình sáp nhập
vào Thanh Hóa; đời vua Lê Thánh Tông trở thành thủ phủ trấn trấn Sơn Nam xong
rồi lại thuộc về Thanh Hóa cho tới đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Thời nhà

Nguyễn, địa bàn Ninh Bình là 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan.
Năm 1831, Ninh Bình trở thành một trong số 13 tỉnh ở Bắc Kỳ với 6
huyện Yên Khánh, Nho Quan, Kim Sơn, Gia Khánh, Gia Viễn và Yên Mô,
9


thuộc Liên khu 3. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Ninh Bình hợp nhất với các
tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 12 tháng
8 năm 1991.
Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao
gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía tây bắc có đỉnh Mây
Bạc với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình. Vùng đồng bằng ven biển ở
phía đông nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là
vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng
đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi
trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven
biển Kim Sơn. Ninh Bình có bờ biển dài 18 km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm
được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã
được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện 2 đảo
thuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ.
Văn hóa
Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh
Bìnhtương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu
thổ sông Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất
sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các
động vật trên cạn ở núi Ba (Tam Điệp) thuộc nền văn hóa Tràng Ansơ kỳ đồ đá
cũ; động Người Xưa (Cúc Phương) và một số hang động ở Tam Điệp, Nho
Quan có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình. Sau thời kỳ văn hoá
Hoà Bình, vùng đồng bằng ven biển Ninh Bình là nơi định cư của con người thời

đại đồ đá mới Việt Nam. Di chỉ Đồng Vườn (Yên Mô) đã được định niên đại muộn
hơn di chỉ Gò Trũng. Cư dân cổ di chỉ Đồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ di
chỉ Mán Bạc (Yên Thành, Yên Mô) ở giai đoạn văn hoá đồ đồng từ cuối Phùng
Nguyên đến đầu Đồng Đậu.
Vùng đất Ninh Bình là kinh đô Hoa Lư của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất
gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý với các dấu
ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình
định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng
kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong
các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông. Đây còn là vùng đất chiến lược
để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn với phòng tuyến Tam Điệp, là căn cứ
để nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông vớihành cung Vũ Lâm, đất
dựng nghiệp của nhà Hậu Trần với đế đô ở Yên Mô...
Thế kỷ XVI - XVII, đạo Thiên Chúa được truyền vào Ninh Bình, dần dần
hình thành trung tâm Thiên Chúa Giáo Phát Diệm, nay là giáo phận Phát Diệm đặt
tại Kim Sơn với 60% tổng số giáo dân toàn tỉnh. Bên cạnh văn hoá của cư dân Việt
cổ, Ninh Bình còn có "văn hoá mới" của cư dân ven biển. Dấu ấn về biển tiến còn
10


in đậm trên đất Ninh Bình. Những địa danh cửa biển như: Phúc Thành, Đại An,
Con Mèo Yên Mô, cửa Càn, cửa biển Thần Phù cùng với các con đê lịch sử như đê
Hồng Đức, đê Hồng Lĩnh, đê Đường Quan, đê Hồng Ân, đê Hoành Trực, đê Văn
Hải, đê Bình Minh I, đê Bình Minh II... Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn tiến
ra biển mỗi năm gần 100 m. Ninh Bình là một tỉnh mở rộng không gian văn hoá
Việt xuống biển Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hoá từ Bắc vào
Nam, từ biển vào. Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng nổi bật như nghề đánh bắt
cá biển, nuôi tôm sú, tôm rảo, nuôi cua... Nếp sống của cư dân lấn biển mang tính
chất động trong vùng văn hoá môi trường đất mở.
Danh thắng

Dãy núi đá vôi ngập nước tạo ra nhiều hang động kỳ thú như: Tam
Cốc, Bích Động, động Vân Trình, động Tiên, động Thiên Hà, Tràng An, động Mã
Tiên...Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động", Địch Lộng là
"Nam thiên đệ tam động". Ở phía nam thành phố Ninh Bình có một quả núi giống
hình một người thiếu nữ nằm ngửa nhìn trời gọi là núi Ngọc Mỹ Nhân. Một yếu tố
khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong
phú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặc
khách khi qua vùng sơn thanh thuỷ tú này. Các đế vương, công hầu, khanh tướng,
danh nhân văn hoá lớn như Trương Hán Siêu, Trần Thái Tông, Lê Thánh
Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Xuân Quỳnh về đây, xếp gương, đề
bút, sông núi hoá thành thi ca. Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của
các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phương, được nhân dân tiếp
thụ, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình.
Danh nhân
Vùng đất Ninh Bình còn là quê hương của nhiều danh nhân đất Việt tiêu
biểu như: Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Trương Hán Siêu, Lý Quốc Sư, Vũ Duy Thanh,
Lương Văn Tụy, Ninh Tốn, Nguyễn Bặc, Đinh Điền...
Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình gắn liền với tín ngưỡng
của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần thông qua các đền thờ Vua (đặc biệt
là các Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Thái Tông, Quang
Trung và Triệu Quang Phục với số lượng vài chục đền thờ mỗi vị); thờ Thánh
(Nguyễn Minh Không và các tổ nghề); thờ Thần (phổ biến là các vị thần Thiên
Tôn, thần Cao Sơn và thần Quý Minh trong không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn).
Một số di tích tiêu biểu:
Di tích lịch sử văn hóa
Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư được công nhận là di tích quốc
gia đặc biệt quan trọng với 47 di tích trong đó nổi bật là: Đền Vua Đinh Tiên
Hoàng, lăng mộ Vua Đinh, đền thờ và lăng mộ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng
niệm Vua Lý Thái Tổ, đền thờ Công chúa Phất Kim, đền thờ thần Quý Minh, phủ


11


Khống, phủ Đột, động Hoa Lư, núi Mã Yên, bia Câu Dền, sông Sào Khê, phủ
Đông Vương, phủ Vườn Thiên, hệ thống chùa cổ Hoa Lư...
Khu di tích lịch sử phòng tuyến Tam Điệp gắn liền với triều đại Tây Sơn có
các địa danh đèo Ba Dội, Kẽm Đó, lũy Quang Trung, núi Cắm Gươm, núi Cắm
Cờ, núi Chong Đèn, núi Hầu Vua, Vương Ngự, đền Dâu, đền Quán Cháo, luỹ
Quèn Thờ, đền Quèn Thờ, động Trà Tu, hồ Yên Thắng, hồ Mừng,hồ Đoòng Đèn.
Hệ thống các di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở Nho Quan, Gia Viễn, Hoa
Lư nằm ở phía bắc tỉnh, gắn với các giai thoại tuổi thơ và sự nghiệp lên ngôi, lập
đô kinh đô Hoa Lư của Vua.
Hệ thống các đền thờ Vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư, Tp Ninh Bình, Yên Mô,
Kim Sơn phía nam tỉnh, gắn với sự kiện lập đô và những dòng sông nơi Vua đánh
giặc đi qua.
Hệ thống các đền thờ Vua Triệu Quang Phục ở Yên Khánh, Kim Sơn, Yên
Mô gắn với sự kiện Vua tự vẫn ở cửa biển những vẫn hiển linh giúp đỡ nhân dân.
Hệ thống các đền thờ danh nhân khác: Trương Hán Siêu, Nguyễn Công
Trứ, đền Thái Vi, cửa Thần Phù,, v.v.
Di tích lịch sử cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi Non
Nước, di tích chiến dịch Hà Nam Ninh.v.v.
Di tích kiến trúc nghệ thuật
Đền Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền Vua Lê Đại Hành là những công trình
kiến trúc nổi tiếng với nghệ thuật trạm khắc đá.
Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính mới với 5 toà lớn hội tụ nhiều kỷ
lục châu Á và Việt Nam dọc theo sườn núi.
Quần thể nhà thờ Phát Diệm với 9 nhà thờ có kiến trúc độc đáo kết hợp hài
hoà giữa truyền thống và hiện đại được ví như kinh đô công giáo của Việt Nam, là
kỳ quan thiên chúa giáo hấp dẫn ở Ninh Bình.
Di tích tâm linh nho giáo: chùa Bích Động, chùa Nhất Trụ, chùa Đồng

Đắc, chùa Địch Lộng, chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, chùa Kim Ngân, chùa
Duyên Ninh, chùa Non Nước v.v.
Quần thể kiến trúc nhà cổ Cố Viên Lầu với nhiều ngôi nhà cổ đặc trưng ở
đồng bằng Bắc Bộ.
Di tích thắng cảnh
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động với nhiều tuyến du thuyền trên sông và
các điểm hang động, di tích lịch sử như Tam Cốc, chùa Bích Động, đền Thái
Vi, động Thiên Hà...
Khu du lịch sinh thái Tràng An với hệ thống rừng đặc dụng trên núi đá vôi,
các hang động và hệ thống hồ, đầm.
Các ngọn núi, hang động đẹp: núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước, núi Kỳ
Lân, động Địch Lộng, động Vân Trình, động Thiên Hà, động Mã Tiên, động Bích

12


Động, động Tam Giao, động Vái Giời, động Trà Tu, động Thiên Tôn, động Tiên,
hang Sinh Dược, hang Múa...
Các di tích khảo cổ
Ninh Bình là địa bàn có nhiều di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ văn hóa
Tràng An, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút và Đông Sơn:
Di tích núi Ba (Bắc Sơn - Tam Điệp) là nơi xuất lộ những khối trầm tích cổ
sinh cách đây khoảng 30.000 năm thuộc nền văn hóa Tràng An cùng một số hang
động có dấu ấn của cư dân văn hóa Hòa Bình cách ngày nay trên dưới 10.000 năm.
Di tích Thung Lang (Nam Sơn - Tam Điệp) tại đây đã tìm thấy răng người
Homo Erectus cách đây khoảng 30.000 năm thuộc nền văn hóa Tràng An cùng một
số dấu ấn cho thấy có sự xuất hiện của cư dân văn hóa Hòa Bình cách đây trên
dưới 10.000 năm.
Di tích hang Đắng hay còn gọi là động Người Xưa thuộc vườn quốc gia Cúc
Phương nơi đây là một di chỉ cư trú thuộc giai đoạn văn hóa Hòa Bìnhcách đây từ

7.000 đến 8.000 năm.
Di tích hang Đáo (Đông Sơn - Tam Điệp) nơi đây có tìm thấy những công
cụ đồ đá của cư dân văn hóa Hòa Bình.
Di tích hang Yên Ngựa (Trung Sơn - Tam Điệp) xuất lộ dấu ấn cư dân văn
hóa Hòa Bình.
Di tích động Mã Tiên xuất lộ tầng vỏ nhuyễn thể cùng công cụ cuội
thuộc Văn hóa Hòa Bình.
Di tích hang Bói thuộc khu hang động Tràng An nằm giáp ranh giữa hai
xã Trường Yên và Gia Sinh nơi đây có dấu ấn của cư dân cổ văn hóa Tràng
Ansống cách đây từ 5.000 năm đến 30.000 năm.
Di tích hang Bụt (Lạc Vân - Nho Quan) là địa điểm cư trú của con người cổ
sống cách đây từ 2.000 đến 10.000 năm.
Di tích hang Dẹ (Nam Sơn - Tam Điệp) có dấu ấn của cư dân văn hóa Hòa
Bình ở giai đoạn sớm trên 10.000 năm.
Di tích núi hang Sáo (Quang Sơn - Tam Điệp) với nhiều hang động và mái
đá có dấu ấn của cư dân văn hóa Hòa Bình và cư dân văn hóa Đa Bút sống cách
ngày nay từ 5.000 đến 10.000 năm.
Di tích Mái đá Thung Bình (Gia Sinh - Gia Viễn) xuất lộ dấu tích cư dân
văn hóa Hòa Bình.
Cụm di tích hang ốc; Núi ốp (Yên Sơn - Tam Điệp) xuất lộ dấu ấn cư dân
văn hóa Đa Bút và cư dân văn hóa Đông Sơn.
Cụm di tích hang Mo; hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ Trong;
mái đá Thung Bình (hang động Tràng An) có dấu ấn văn hóa Hòa Bình, văn hóa
Tràng An và văn hóa Đa Bút.
Di tích hang Khỉ (Đông Sơn - Tam Điệp) xuất lộ một số mảnh gốm cùng vỏ
nhuyễn thể trên bề mặt nơi đây có dấu ấn văn hóa Đa Bút.

13



Di tích Đồng Vườn (Yên Thành - Yên Mô) là một di chỉ thuộc thời đại văn
hóa Đa Bút. Đây là di chỉ cư trú ngoài trời ở Ninh Bình.
Di tích hang Chợ Ghềnh hay còn gọi là hang Núi Một (Bắc Sơn - Tam Điệp)
thuộc nền văn hóa Đông Sơn cách đây từ 2.000 đến 3.000 năm.
Di tích núi Hai (Bắc Sơn - Tam Điệp) xuất lộ rất nhiều gốm và xương động
vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 3.000 năm.
Di tích Mán Bạc (Yên Thành - Yên Mô) là một làng của người cổ sống cách
đây từ 3.000 đến 4.000 năm thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên. Nơi đây con lưu
giữ được nhiều di cốt của tiền nhân còn nguyên vẹn được các nhà nhân chủng học
hết sức chú ý.
Di tích mái đá Hang Chợ (Ninh Hải - Hoa Lư) thuộc quần thể hang động
Tràng An có tầng văn hóa Hòa Bình cách đây trên 10.000 năm.
Di sản thế giới
Quần thể danh thắng Tràng An là một địa danh du lịch tổng hợp gồm các di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận ở Ninh Bình,
Việt Nam. Nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp
hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu
du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư... Liên kết giữa các
khu du lịch này là khu rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi và hệ thống sông, hồ,
đầm với diện tích khoảng 12.000 ha.
Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở khu vực ranh giới giữa huyện Hoa
Lư với các huyện Gia Viễn, Nho Quan, thành phố Tam Điệp và thành phố Ninh
Bình. Về mặt hành chính, Tràng An nằm trên 12 xã: Trường Yên, Ninh Hải, Ninh
Hòa, Ninh Xuân, Ninh Vân (Hoa Lư); Ninh Nhất, phường Tân Thành (Tp Ninh
Bình); Gia Sinh (Gia Viễn); Yên Bình, Yên Sơn (Tam Điệp) và Sơn Hà, Sơn Lai,
(Nho Quan) nhưng Tràng An không bao trùm hoàn toàn lên 1 xã nào.
Vùng lõi Tràng An có diện tích hơn 4.000 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của
danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong quy hoạch khu du lịch Tràng
An với diện tích 12.000 ha. Quần thể danh thắng Tràng An nằm gần các quốc lộ
1A, QL38B, QL12B và trong tứ giác nước được giới hạn bởi các sông:sông Hoàng

Long ở phía Bắc; sông Chanh ở phía Đông; sông Hệ ở phía Nam và sông Bến
Đang ở phía Tây.
Lễ hội – Làng nghề.
Ninh Bình là vùng đất phong phú các lễ hội văn hóa đặc sắc như Lễ hội cố
đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội đền Thái
Vi... Các lễ hội khác: Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê, lễ hội Yên Cư, hội thôn Tập
Minh, lễ hội động Hoa Lư, đền Thánh Nguyễn, đền Dâu, hội vật Yên Vệ, lễ hội
đền Trần Ninh Bình... Ninh Bình là đất tổ của nghệ thuật hát Chèo, là quê hương
các làn điệu hát xẩm, ca trù và của nhiều làng nghề truyền thống như nghề điêu

14


khắc đá Ninh Vân - Hệ Dưỡng, Xuân Vũ, nghề mộc Phúc Lộc, nghề thêu ren Văn
Lâm, nghề chiếu cói ở Kim Sơn...
Theo thống kê, Ninh Bình có 443 lễ hội truyền thống, trong đó quản lý cấp
tỉnh 2 lễ hội, cấp huyện 13 lễ hội, cấp xã 428 lễ hội. Các lễ hội văn hóa ở Ninh
Bình chủ yếu diễn ra ở mùa xuân, trừ số ít các lễ hội tưởng niệm ngày mất của các
vị danh nhân.
Di tích cấp quốc gia
Núi Non Nước - Thanh Bình - Tp Ninh Bình
Núi Cánh Diều - Thanh Bình - Tp Ninh Bình
Quần thể hang động Tràng An - Tp Ninh Bình, Hoa Lư, Gia Viễn
Chùa A Nậu - phường Ninh Khánh - Tp Ninh Bình
Chùa Đẩu Long - Tân Thành - Tp Ninh Bình
Động Thiên Tôn - Thiên Tôn - Hoa Lư
Khu vực núi đá Trường Yên và đền Đinh - Lê
Hang Muối - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Hang Quàn - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Núi Chùa Am - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư

Chùa Trung Trữ - xã Ninh Giang - Hoa Lư
Đền Cả La Mai - xã Ninh Giang - Hoa Lư
Chùa Phong Phú - xã Ninh Giang - Hoa Lư
Đền Đông Hội - xã Ninh An - Hoa Lư
Nhà thờ họ Đào - xã Ninh An - Hoa Lư
Tam Cốc - xã Ninh Hải - huyện Hoa Lư
Đền Thái Vi - xã Ninh Hải - Hoa Lư
Động và chùa Bích Động - Ninh Hải - Hoa Lư
Đền Kê Thượng, Kê Hạ, Miếu Sơn - Ninh Vân - Hoa Lư
Chùa và động Bàn Long - Ninh Xuân - huyện Hoa Lư
Chùa và động Hoa Sơn - Ninh Hoà - Hoa Lư
Đình Ngô Khê Hạ - xã Ninh Hoà - huyện Hoa Lư
Chùa Nhất Trụ - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Động Am Tiên - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Đình Yên Trạch - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Chùa Kim Ngân - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Phủ Đông Vương - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Phủ Vườn Thiên - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư
Đền thờ Công chúa Phất Kim - Trường Yên - Hoa Lư
Bia Cửa Đông - Trường Yên - huyện Hoa Lư
Lăng vua Đinh và lăng vua Lê - Trường Yên - Hoa Lư
Đền Thánh Nguyễn - Gia Tiến, Gia Thắng - Gia Viễn

15


Chùa và động Địch Lộng - Gia Thanh - Gia Viễn
Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh - Gia Phương - Gia Viễn
Động Hoa Lư - xã Gia Hưng - huyện Gia Viễn
Núi chùa Bái Đính - xã Gia Sinh - huyện Gia Viễn

Đình Trùng Hạ - xã Gia Tân - huyện Gia Viễn
Đình Trùng Thượng - xã Gia Tân - huyện Gia Viễn
Chùa Lỗi Sơn - xã Gia Phong - huyện Gia Viễn
Chùa Lạc Khoái - Gia Lạc - Gia Viễn
Nhà thờ và mộ Nguyễn Bặc - Gia Phương - Gia Viễn
Nhà thờ Đinh Huy Đạo - xã Gia Phong - huyện Gia Viễn
Khu vực núi Kiếp Lĩnh - xã Gia Tiến - huyện Gia Viễn
Đình Vân Thị - xã Gia Tân - huyện Gia Viễn
Những địa điểm của khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu
Dốc Giang - xã Phú Long - huyện Nho Quan
Thung Lóng - xã Phú Long - huyện Nho Quan
Khu Trũng, Đồng Báng - xã Sơn Lai - huyện Nho Quan
Đền Sầy - xã Sơn Thành - huyện Nho Quan
Đình Mỹ Hạ - xã Gia Thuỷ - huyện Nho Quan
Đình Ác - xã Sơn Thành - huyện Nho Quan
Phòng tuyến Tam Điệp - Tam Điệp
Đền Năn - xã Yên Thắng - huyện Yên Mô
Đền Bình Hải - xã Yên Nhân - huyện Yên Mô
Nhà thờ Vũ Phạm Khải, đền họ Vũ - Yên Mạc - Yên Mô
Đền thờ Ninh Tốn - xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô
Đền, chùa Khương Dụ - xã Yên Phong - huyện Yên Mô
Đền Quảng Phúc - xã Yên Phong - huyện Yên Mô
Đền La - xã Yên Thành - huyện Yên Mô
Chùa Tháp - xã Khánh Thịnh - huyện Yên Mô
Đình Phù Sa - xã Yên Lâm - huyện Yên Mô
Đền Trung Lận Khê - xã Khánh Thượng - Yên Mô
Đền thờ Thái Phó - Lê Niệm - Yên Mạc - Yên Mô
Nhà thờ và mộ Vũ Duy Thanh - Khánh Hải - Yên Khánh
Đền Văn Giáp - xã Khánh An - huyện Yên Khánh
Đền Thượng, chùa Phúc Long - Khánh Phú - Yên Khánh

Đình thôn Đỗ - xã Khánh Nhạc - huyện Yên Khánh
Đền chùa thôn Năm - xã Khánh Tiên - huyện Yên Khánh
Chùa Dầu - xã Khánh Hoà - huyện Yên Khánh
Đền Kiến Ốc - xã Khánh Trung - huyện Yên Khánh
Đền Tiên Viên, chùa Kim Rong - Khánh Lợi - Yên Khánh
Chùa Phúc Nhạc - xã Khánh Nhạc - huyện Yên Khánh
16


Đền Tam Thánh và chùa Yên Lữ - Khánh An - Yên Khánh
Đền thờ Nguyễn Công Trứ - Quang Thiện - Kim Sơn
Nhà thờ đá Phát Diệm - Lưu Phương - Kim Sơn
Đình Thượng Kiệm - xã Thượng Kiệm - Kim Sơn
Đền Chất Thành - xã Chất Bình - Kim Sơn
Di tích cấp tỉnh
Ninh Bình hiện có 210 di tích cấp tỉnh. Dưới đây là danh sách chưa đầy đủ
các di tích cấp tỉnh ở Ninh Bình:
Thành phố Ninh Bình
1. Đình Cam Giá- xã Ninh Khánh.
2. Đền Đồng Bến- phường Đông Thành.
3. Đền thờ Quý Minh Đại Vương và hang Đền - xã Ninh Nhất.
4. Đền Thượng- Thôn Thiện Trạo- phường Ninh Sơn.
5. Nhà thờ quận công Phạm Đức Thành - phường Nam Bình.
6. Đền làng Phương Đình - phường Ninh Sơn.
7. Nhà thờ Nguyễn Tử Tương- thôn Đề Lộc, xã Ninh Nhất.
8. Nhà thờ Lê Đạo Trung- phố Phúc Lộc, phường Ninh Phong.
9. Đền thờ Đức Thánh Trần- tại thôn Hoàng Sơn, xã Ninh Tiến.
10. chùa Yên Khoái - thôn Yên Khoái -xã Ninh Phúc.
Huyện Hoa Lư
1. Đình Các - xã Ninh Hải.

2. Đền làng La Phù - xã Ninh Khang.
3. Đền làng Đa Giá - thị trấn Thiên Tôn.
4. Đình làng Yên Thành - xã Trường Yên.
5. Đình Sen thôn Hành Cung - xã Ninh Thắng.
6. Đền và miếu làng Bãi Trữ- xã Ninh Giang.
7. Đền và chùa Khả Lương - xã Ninh Thắng.
Huyện Gia Viễn
1. Đình và chùa Giá Thượng - xã Gia Hoà.
2. Chùa Phúc Hưng và núi Hang Toàn - xã Gia Minh.
3. Chùa Hưng Quốc - xã Gia Hưng.
4. Chùa Linh Viên - xã Gia Hưng.

17


5. Đình Đông Khê- xã Gia Trung.
6. Đình, đền chùa Tập Ninh - xã Gia Vân.
7. Đền Thượng - xã Gia Phú.
8. Đình Núi Thiệu, xã Gia Tân.
9. Đền làng Đoan Bình- xã Gia Phú.
10. Đình Trai- xã Gia Hưng.
11. Đền và chùa Me - thị trấn Me.
12. Đền Vò làng Lỗi Sơn - xã Gia Phong.
13. Đình làng Đồng Xuân- xã Gia Xuân.
14. Đình và chùa Liên Huy- xã Gia Thịnh.
15. Đình Kính Chúc - xã Gia Phú.
16. Đình thôn Ngô Đồng - xã Gia Phú.
17. Nhà thờ Lê Khả Lãng- xã Gia Vân.
18. Đình Vũ Nhì làng Vũ Nhì - xã Gia Trấn.
19. Miếu Quan Nghè- tại xã Gia Tân.

Huyện Nho Quan
1. Đền làng Kho- xã Phú Lộc.
2. Đình Mống - xã Yên Quang.
3. Đình Lá - xã Yên Quang.
4. Chùa Duy Khánh - xã Thanh Lạc.
5. Đình làng Bái Ngọc - xã Phú Lộc.
6. Phủ Đồi Ngang - xã Phú Long.
7. Đình và chùa làng Chàng- xã Sơn Lai.
8. Đình Hương Thịnh, làng Chạ- xã Phú Lộc.
9. Đền Thượng, đền Hạ thôn Thái Sơn- xã Sơn Lai.
10. Đình Tân Phong, thôn Sào Thượng - xã Lạng Phong.
11. Đình làng Vạn Sào - xã Lạng Phong.
12. Đình, phủ và chùa làng Đồi- xã Quỳnh Lưu.
13. Đình và chùa làng Quỳnh- xã Quỳnh Lưu.
14. Đình Hàng Xã- xã Thanh Lạc.
Thành phố Tam Điệp

18


1. Đền Dâu, phường Nam Sơn.
2. Đền Quán Cháo, phường Bắc Sơn.
3. Đình làng Quang Hiển, phường Yên Bình.
4. Chùa Quang Sơn, xã Quang Sơn.
5. Đền Mẫu Thượng, xã Quang Sơn.
6. Đền Thượng, phường Trung Sơn.
Huyện Yên Mô
1. Đình làng Nộn Khê - xã Yên Từ.
2. Đền Phụng Ban- xã Yên Hưng.
3. Đền Trung Thạch Lỗi- xã Khánh Dương.

4. Đền làng Yên Mô Càn- xã Yên Mạc.
5. Đền Ninh Thượng- xã Yên Thịnh.
6. Đình Thượng làng Yên Tế- xã Yên Đồng.
7. Cụm di tích Đền Vua Đôi thôn Cổ Đà- xã Yên Phú.
8. Đền và chùa Hoàng Kim- xã Yên Phong.
9. Đền Vân Mộng- xã Yên Phong.
10. Đình làng Trinh Nữ- xã Yên Hoà.
11. Chùa Hang làng Phượng Trì - xã Yên Mạc.
12. Miếu Quảng Từ - xã Yên Từ.
13. Đình Trung Sơn - xã Mai Sơn.
14. Chùa Cổ Linh thôn Yên Liêu Thượng- xã Khánh Thịnh.
15. Đình làng Tiên Hưng - xã Yên Phú.
16. Đền Thượng Tịch Toàn - xã Khánh Thượng.
17. Đình Lôi Thanh - xã Khánh Thượng.
18. Đền núi Ngự Hầu - xã Yên Thắng.
19. Đền thờ Trần Nhật Duật - xã Yên Thắng.
20. Đền Nhân Phẩm - xã Yên Lâm.
21. Đình Hậu Thôn - xã Yên Thái.
Huyện Yên Khánh
1. Đền Đôi – xã Khánh Thuỷ.
2. Đền Đông Bình Hoà- xã Khánh Hồng.

19


3. Đền Duyên Phúc - xã Khánh Hồng.
4. Đền và chùa thôn Tân- xã Khánh Hội.
5. Đền Quyết Trung- xã Khánh Trung.
6. Đền Thánh Tứ- xã Khánh Mậu.
7. Đền Lưu Mỹ- xã Khánh Vân.

8. Đình Tiên Tiến- xã Khánh Tiên.
9. Đền Thánh Cả và đền Đức Ba- xã Khánh An.
10. Nhà thờ và mộ Bùi Thiện Tính- xã Khánh Cư.
11. Đền Đông Thổ Mật- xã Khánh Hồng.
12. Nhà thờ Đỗ Thế Diệu- xã Khánh Hồng.
13. Đền thôn Ba- xã Khánh Hồng.
14. Đền thôn Đồng- xã Khánh Nhạc.
15. Đền thôn Lê- xã Khánh Phú.
16. Đền thờ Phạm Văn Ngoạn- xã Khánh Cường.
17. Đền thôn Phạm- xã Khánh Nhạc.
18. Nhà thờ Thiên Hộ Giản- xã Khánh Thiện.
19. Đền Thánh Cả, làng Yên Cư- xã Khánh Cư.
20. Đình làng Xuân Dương- xã Khánh Cư.
21. Nhà thờ tiến sỹ Đinh Đình Thụy, thôn Yên Khê Thượng, xã Khánh Cư.
22. Đền thờ Triệu Việt Vương, thôn Khu Đông, thị trấn Yên Ninh.
23. Đền Nội- thị trấn Yên Ninh.
24. Nhà thờ Nguyễn Văn Đức- thôn Phú Sơn, xã Khánh Phú.
25. Đình làng Thượng và chùa Đống Tháp- xã Khánh Lợi
Huyện Kim Sơn
1. Miếu Thủ Trung- xã Kim Chính.
2. Đền Trì Chính- xã Kim Chính.
3. Nhà thờ Vũ Văn Kế- xã Như Hoà.
4. Đền Hành Khiển - xã Như Hoà.
5. Đền, chùa Tuy Định- xã Định Hoá.
6. Đền làng Yên Thổ- xã Định Hoá.
7. Đền Lưu Phương- xã Lưu Phương.

20



8. Miếu Tuần Lễ- xã Như Hoà.
9. Đền Như Độ - xã Như Hoà.
10. Đền Hoàng Kim thôn Thủ Trung- xã Kim Chính.
11. Đền làng Kiến Thái - xã Kim Chính.
12. Đình Thượng làng Tuy Lộc- xã Yên Lộc.
13. Đình làng Yên Lâm- xã Lai Thành.
14. Đình Thượng làng Tự Tân, xã Tân Thành.
2.1.2 .Sưu tầm tư liệu về một số di sản văn hóa nổi tiếng của Ninh Bình.
2.1.2.1.Di tích lịch sử văn hóa
Quần thể danh thắng Tràng An là một địa danh du lịch tổng hợp gồm các
di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận ở Ninh Bình.
Trước đó, nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng
di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du
lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư... Liên kết giữa các khu
vực này là hệ sinh thái rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi, đất ngập nước và hệ
thống sông, hồ, đầm với diện tích 12.252 ha.
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy
ban Di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế
giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam khi đáp ứng cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa
và thiên nhiên Tràng An hiện cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ở
khu vực Đông Nam Á. Trong quy hoạch phát triển du lịch tại Việt Nam, Tràng An
cũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.
Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở khu vực ranh giới giữa huyện Hoa
Lư với các huyệnGia Viễn, Nho Quan, thành phố Tam Điệp và thành phố Ninh
Bình. Về mặt hành chính, vùng lõi Tràng An nằm trên 12 xã: Trường Yên, Ninh
Hải, Ninh Hòa, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Thắng (Hoa Lư); Ninh Nhất, Ninh
Tiến (Tp Ninh Bình); Gia Sinh (Gia Viễn); Yên Sơn (Tam Điệp) và Sơn Hà, Sơn
Lai, (Nho Quan); vùng đệm Tràng An nằm trên 20 xã, cũng gồm 12 xã trên và 8
xã: Ninh Giang, Ninh Mỹ, Ninh An, Gia Trung, Gia Tiến, Quỳnh Lưu, Tân Bình,
Ninh Phong.

Vùng lõi Tràng An không bao trùm hoàn toàn lên 1 xã nào. Theo quy
hoạch thành phố Ninh Bình thì tương lai danh thắng Tràng An sẽ thuộc về thành
phố này.
Ranh giới
Vùng lõi Tràng An có diện tích hơn 6.172 ha, chủ yếu thuộc 2 xã Trường
Yên và Ninh Hải (huyện Hoa Lư), là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng
bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong quy hoạch khu du lịch Tràng An với diện tích
12.252 ha.
21


Vẻ đẹp nổi bật toàn cầu
Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ
nhất trên thế giới. Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ
cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền
nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới
1 km. Vẻ hài hòa của đá, sông nước, rừng cây và bầu trời ở Tràng An tạo nên một
thế giới tự nhiên sống động đầy quyến rũ. Đó là nơi rất đặc biệt, nơi văn hóa tiếp
xúc với kỳ quan, bí ẩn và vẻ hùng vĩ của thế giới tự nhiên, và văn hóa cũng bị biến
đổi bởi chính những điều đó.
Tràng An có thiên nhiên tươi đẹp với những ngọn núi, hang động huyền bí,
sông nước thanh tĩnh, những di tích linh thiêng và những hệ động, thực vật phong
phú, quý hiếm. Khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư điển hình là một
vùng cát-tơ đá vôi trồi lên giữa vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng
của Miền Bắc Việt Nam. Vùng đá vôi nổi lên này nằm xen kẽ với hàng loạt các
khe suối có nước thường xuyên và các thung lũng ngập nước theo mùa. Độ cao
tuyệt đối của vùng từ 10 đến 281 m. Thảm thực vật tự nhiên ở Hoa Lư là rừng trên
núi đá vôi và rừng thường xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa các
vùng đá vôi. Có khá nhiều hang động đẹp ở khu vực như: động Thiên Hà, động
Vái Giời, động Tiên Cá, động Ba Cô, động Tiên, động Thủy Cung, hang Bụt, hang

Sinh Dược... cùng với rừng núi và sông nước tạo nên những tuyến du lịch nổi tiếng
như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động. Có những con sông chảy qua vùng Tam
Cốc và Tràng An để du khách có thể đi thăm khu vực này bằng thuyền.
Kiến tạo địa chất độc đáo
Tràng An minh chứng cho các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa
karst trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm. Sự đa dạng địa chất địa mạo hiện diện
tại Quần thể danh thắng Tràng An là kết quả từ các hoạt động địa chất liên tục qua
hàng trăm triệu năm từ kỷ Trias đến Đệ Tứ. Trong suốt chính thời gian này, sự sụp
đổ địa mạo và phân chia cao các khối núi Karst đá vôi trầm tích khổng lồ đã sảy ra
ở đây. Chính những sự kiện địa chất này đã tạo ra những vùng núi hoang sơ và
quyến rũ, các thung lũng trầm tích và các hố sụt mà cùng nhau dã có được kết quả
trong sự đa dạng biểu mẫu, đại chất địa mạo, hang động và các hệ thống nước của
Quần thể danh thắng Tràng An.
Tràng An có ý nghĩa lớn về khoa học là trong một cảnh quan, có mặt các
dạng chuyển tiếp giữa núi đá vôi hình nón nối với nhau qua các đỉnh sắc cạnh và
núi đá vôi dạng tháp cổ điển đứng rời rạc trên các đồng bằng bồi tích, mỗi dạng địa
hình đại diện cho các giai đoạn khác nhau trong quá trình tiến hóa địa mạo đang
diễn ra trong chu trình xâm thực karst. Một loạt ngấn xâm thực tìm thấy trên vách
đá, có liên quan đến các hang động, sàn ngấn sóng, trầm tích bãi biển và vỏ nhuyễn
thể biển, hé lộ bằng chứng của các đợt biển tiến trước đây. Cùng với việc dịch
chuyển nâng lên của khối núi, những đặc điểm này có thể quan sát ở độ cao
khoảng 50m trên mực nước biển hiện tại. Có ít cảnh quan trên thế giới và không có
22


khu vực karst nào tương ứng có thể cho những bằng chứng dao động mực nước
biển diễn ra qua một giai đoạn địa chất dài và rõ ràng như ở Tràng An.
Môi trường sống của người tiền sử.
Tràng An là địa điểm nổi bật trong khu vực Đông Nam Á và có ý nghĩa trên
phạm vi thế giới cho thấy cách mà người tiền sử tác động qua lại với cảnh quan tự

nhiên và thích ứng với biến đổi to lớn về môi trường trải dài ít nhất 30.000 năm.
Trên 30 di tích khảo cổ học thời tiền sử, chủ yếu thuộc nền văn hóa Tràng
An đã được phát hiện trong Quần thể danh thắng Tràng An. Kết quả nghiên cứu
cho thấy cách người tiền sử thích nghi với biến cố lớn về môi trường, cảnh quan. ít
nhất là từ khoảng 23.000 năm đến nay, một số nền văn hóa tiền sử đã tiến hóa liên
tục ở khu vực này, từ thời đồ đá cũ qua thời đại Đá mới đến thời đại đồ Sắt và đồ
Đồng như các nền văn hóa Tràng An, Hòa Bình, Đa Bút. Trong khoảng thời gian
đó, khu vực này cũng đã trải qua một số lần dao động mực nước biển đáng kể.
Trong điều kiện tự nhiên đặc biệt, hầu như chỉ có đá vôi là chất liệu đá duy nhất,
người Tràng An đã biết sử dụng nó làm công cụ lao động ít nhất cho đến cách ngày
nay khoảng 3.000 năm, trong quá trình đó đã nhận biết được rằng đá vôi đô-lô-mít
thuộc loại chất liệu tốt nhất có thể có. Đồng thời với giai đoạn biển tiến lớn nhất
cuối cùng (khoảng 7.000-4.000 năm trước) người tiền sử Tràng An đã biết tới nghệ
thuật làm đồ gốm. Những chứng cứ sớm nhất được cho là tương đương với gốm
Đa Bút (6.000 năm trước), nhưng thực tế đã được làm ra ở đây sớm hơn nhiều
(khoảng 9.000 năm trước) và tiến hóa liên tục qua thời đại Kim khí đến tận sau
này. Việc sử dụng đồ gốm từ sớm và liên tục ở Tràng An chứng tỏ rằng một trung
tâm gốm sứ rất khác biệt so với nhiều trung tâm gốm sứ khác ở Việt Nam đã từng
tồn tại ở đây. TS. Masanari Nishimura (Nhật Bản) qua nghiên cứu khảo cổ học tiền
sử Quần thể danh thắng Tràng An đã khẳng định: Cách đây 5.000-6.000 năm
trước, có một trận động đất lớn ở Tràng An và người Việt cổ ở Tràng An đã trải
qua nhiều sự biến đổi của thiên nhiên để thích ứng và phát triển cho đến ngày nay,
tạo nên một giá trị về một nền văn hóa Tràng An.
Lịch sử văn hóa lâu dài gắn bó chặt chẽ với quá trình tiến hóa địa chất của
sơn khối núi đá vôi Tràng An vào giai đoạn cuối Pleitocene và Holocene. Tràng
Anlà di sản văn hóa thế giới lâu dài và duy nhất về con người và ứng xử của con
người đối với những thách thức, biến đổi và cơ hội qua hàng chục nghìn năm, đang
mang lại các cách tiếp cận tiên phong trong việc tìm hiểu quá trình cư trú của con
người và các chiến lược mới mà từ đó có thể áp dụng cho các mô hình kinh tế hiện
đại, với mục đích tăng cường khả năng thích ứng trước những biến đổi môi trường

sắp xảy ra trong thế giới ngày nay.
Kinh đô Hoa Lư của người Việt cổ
Đến thế kỷ X ở thung lũng mở Hoa Lư, người Tràng An đã không ngừng
phát triển bản sắc văn hóa của họ trong sự hòa hợp, chặt chẽ với cảnh quan thiên
nhiên. Vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân đã xây
dựng Kinh đô Hoa Lư ở đây bằng cách đắp thành, nối liền những ngọn núi, khép
23


kín thung lũng đá vôi để phục hưng văn hóa, lập nên ba triều đại đầu tiên của nền
phong kiến độc lập Việt Nam: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý với các dấu ấn lịch
sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà
Nội.
Đến thế kỷ XIII triều đại nhà Trần lại chọn vùng núi Tràng An để xây
dựng hành cung Vũ Lâm với vai trò là một căn cứ quân sự để củng cố lực lượng
góp phần chiến thắng quân Nguyên - Mông và là nơi các vua Trần xuất gia tu
hành, mở mang phật giáo.
Khu rừng môi trường Hoa Lư ngày nay có hàng loạt các giá trị lịch sử, văn
hoá và du lịch. Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư hiện nay còn rất nhiều công
trình kiến trúc đình, đền, chùa, phủ như: đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê
Đại Hành, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, chùa
Kim Ngân, chùa Duyên Ninh, phủ Chợ, động Am Tiên, đình Yên Trạch, chùa Bà
Ngô, động Liên Hoa, đền Trần, phủ Khống, phủ Đột, chùa Bái Đính, động Thiên
Tôn, động Hoa Lư, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh...
Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá
vôi Trường Yênthuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đây là một di
tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc - Bích Động đã
được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Chùa Bích Động nguyên có tên "Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng"- nghĩa là ngôi chùa
bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc, năm 1774 chúa

Trịnh Sâm tới đây mới đổi tên là chùa Bích Động.[1][2]
Chùa Bích Động là một kiểu chùa trong hang động rất phổ biến ở Ninh
Bình, những ngôi chùa khác tiêu biểu như chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùa
Cánh Diều, chùa Kỳ Lân, chùa Hoa Sơn, chùa Hang,... Động Xanh (Bích Động) là
một trong những thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị
động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam.
Đền Thái Vi

Đền Thái Vi với nghệ thuật chạm khắc đá

24


Đền Thái Vi là một ngôi đền nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa
Lư tỉnh Ninh Bình. Đây là một nơi thờ các vua đầu nhà Trần như Trần Thái
Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các tướng Trần Hưng
Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên, là những người đã lập ra hành
cung Vũ Lâm, một cứ địa trong kháng chiến chống Nguyên Mông.
Trước đền có giếng ngọc xây bằng đá xanh. Sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn.
Phía ngoài của Nghi môn, hai bên có đặt hai con ngựa bằng đá xanh nguyên khối.
Qua Nghi Môn có gác chuông làm bằng gỗ lim, các mái lợp ngói mũi hài. Ở đây
treo một quả chuông đúc từ năm Chính Hoà thứ 19. Đối diện với gác chuông theo
đường chính đạo là tháp bia và ba tấm bia dựng hai bên. Tháp bia bốn mặt ghi
công đức những người có công cúng tiến xây dựng đền. Đường chính đạo và sân
rồng đều lát đá xanh. Sân rồng rộng khoảng 40m2. Hai bên sân rồng là hai dãy nhà
Vọng - nơi xưa kia các cụ bàn việc tế lễ. Từ sân rồng bước theo các bậc đá có độ
cao 1,2m là đến Ngũ đại môn (5 cửa lớn) có 6 hàng cột đá tròn song song đều được
chạm khắc nổi long vương chầu vào chính diện. Mặt ngoài các cột đá đều chạm
khắc các câu đối bằng chữ Hán. Các xà hiên cũng làm bằng đá, chạm khắc lưỡng
long chầu nguyệt.

Qua 5 cửa lớn là đến 5 gian Bái Đường uy nghi, cũng có 6 cột đá vuông
chạm khắc các câu đối ở mặt ngoài, các mặt khác chạm khắc nổi: long, ly, quy,
phượng, cá chép hoá long. Tiếp theo là ba gian Trung Đường với hai hàng cột đá
tròn, mỗi hàng 4 cột, đều được chạm khắc nổi long vân. Ở đây đặt nhang án đá.
Hai bên có đôi hạc gỗ cao hơn 2 mét và hai bộ chấp kích thờ sơn son thiếp vàng.
Qua Trung Đường vào năm gian Chính Tẩm cũng có 8 cột đá tròn được chạm khắc
nổi: cầm, kỳ, thi, hoạ. Di tích am Thái Vi hiện còn đến nay là một khu đất rộng
khoảng sáu sào, xung quanh có lũy đất, ở giữa là ngôi đền.
Trong Cung khám của Chính Tẩm ở giữa là tượng thờ Trần Thái Tông, Trần
Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các tướng Trần Hưng Đạo,Trần
Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên. Như thế đền Thái Vi thờ 4 đời vua nhà
Trần. Hai bên tả hữu là hai tượng kim đồng ngọc nữ đứng hầu nhà vua. Tại khu di
tích đền Thái Vi còn một am nhỏ là nơi vua Trần Thái Tông đã cho lập lên và ở đó
tu hành trong thời gian cuối đời.
Cố đô Hoa Lư
Là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng đồng thời là 1 trong 4 vùng
lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An. Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến
sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và
khởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử Việt
Nam. Xưa nơi đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập
quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánhTống dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời
kinh đô từHoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô.
Các triều vua Lý, Trần, Lê,Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng
25


×