Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

skkn một số bài tập phát triển sức mạnh cho môn nhảy cao đối với học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.1 KB, 6 trang )

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO
MÔN NHẢY CAO ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những vấn đề ảnh hưởng tích cực đến chất lượng giảng dạy
môn thể dục trong nhà trường phổ thông là việc nâng cao hiệu quả của một giờ
dạy trên lớp. Bên cạnh các yếu tố, đạo đức, tác phong, ý thức, kỹ thuật, tâm
lý.v.v. Thì thể lực là một trong nhân tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả
của các giờ học thể dục.
Thế nhưng hiện nay giờ thể dục trong trường phổ thông có lúc, có nơi
còn bị xem nhẹ. Giáo viên thể dục dạy còn sơ sài, nặng về giảng giải kỹ thuật,
chưa coi trọng đến sự phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt các tố chất có liên
quan đến chuyên môn của các môn thể thao để tiếp thu tốt kỹ thuật của môn
học và không ngừng nâng cao thành tích thể thao trong môn học đó. Nhảy cao
là môn thể thao với loại hình hoạt động phức tạp và có độ khó khác nhau ở mỗi
kiểu nhảy, đòi hỏi người tập phải có trình độ thể lực nhất định, đặc biệt là năng
lực sức mạnh cơ chân để đáp ứng được yêu cầu phát triển của quá trình tập
luyện nắm bắt kỹ thuật, hình thành kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn. Học sinh phải
có trình độ thể lực tương ứng trong từng học kỳ từng lớp học. Việc phát triển và
nâng cao bài tập sức mạnh cho học sinh ở mỗi giai đoạn là tiền đề cho việc tiếp
thu kỹ thuật, phát triển thành tích thể thao của giai đoạn đó.
Xuất phát từ mục đích to lớn của bài tập sức mạnh đối với rèn luyện thể
lực chung cho học sinh, đặc biệt đối với việc nâng cao hiệu quả cho môn học
nhảy cao. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp, kinh nghiệm trong
việc giảng dạy nội dung bài tập sức mạnh cho môn nhảy cao trong trường
THCS.
PHẦN II
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ CHUYÊN MÔN
Với nội dung bài tập mang nặng tính đặc trưng là rèn luyện sức mạnh
cho người tập, nên nếu tập ở hình thức tự tập thì không khó khăn lắm. Nhưng
tập theo quy định, có định lượng về cường độ, khối lượng do giáo viên biên


1


soạn hướng dẫn thì không phải dễ dàng để vượt qua được những bài tập bắt
buộc, tình trạng tâm lý của học sinh THCS rất ngại ngùng, sợ sệt, không đủ ý
chí vượt qua cường độ của bài tập, thông thường làm giảm kết quả của bài tập
dễ gây sự căng thẳng đau nhức các cơ bắp, đau nhức các cơ xương trong tập
luyện và kiểm tra.
Với thực tế hiện nay theo phân phối chương trình môn thể dục của Bộ
Giáo dục và Đào tạo nội dung các bài tập bổ trợ và phát triển sức mạnh cho
nhảy cao quá ít. Với quỹ thời gian đó thì học sinh chỉ đáp ứng yêu cầu được về
mặt thể lực cũng như xây dựng được kỹ năng động tác chưa đáp ứng được với
nhu cầu nâng cao thành tích thể thao và nâng cao sức khỏe cho học sinh. Do
vậy đòi hỏi phải có một phương pháp hết sức hợp lý để nâng cao hiệu quả của
bài tập phát triển sức mạnh là một yếu tố khách quan bằng nhiều hình thức lôi
kéo học sinh hứng thú vào tập luyện trên lớp và giao bài tập về nhà để học sinh
tự giác rèn luyện thêm là hết sức quan trọng và cần thiết.
* Về đối tượng:
Ở lứa tuổi học sinh PTCS các em có nhiều biến đổi sâu sắc về mặt sinh
lý, báo hiệu sự đang trưởng thành về mặt thể chất, nhưng sự biến đổi này lại
diễn ra một cách mạnh mẽ không cân đối.
Hệ cơ đang hoàn thiện và quá trình cốt hóa các xương vẫn đang tiếp tục.
ở lứa tuổi này cơ thể các em rất dễ bị uốn cong dễ bị lệch lạc khi đứng, khi
chơi, khi tập luyện không đúng tư thế và yêu cầu kỹ thuật.
Cùng với những đặc điểm về hình thái sinh lý nói trên ở lứa tuổi này quá
trình hưng phấn chiếm ưu thế, hưng phấn mang tính chất lan tỏa mạnh hơn gây
ra nhiều động tác phụ, sự phối hợp vận động thiếu ổn định chính xác. Về tâm lý
nổi bật ở lứa tuổi này là ý nghĩa hành động để chứng tỏ mình đang trở thành
người lớn.
Về hình thức biểu hiện đó là sự bột phát “hai mặt” mâu thuẫn không cân

đối trong toàn bộ hoạt động tâm lý. Vì thế các em biểu hiện khá rõ tính mục
đích, tính độc lập dũng cảm kiên cường. Hứng thú đối với một môn thể thao
nào đó đều kèm theo nhu cầu về rèn luyện ý chí lòng dũng cảm nên các em
thường thích tập các động tác khó, coi nhẹ động tác dễ. Mặc dù các động tác đó
rất có tác dụng lớn đến việc hình thành kỹ năng để hoàn thiện sớm kỹ thuật của
môn học và tác dụng tích cực đến cơ thể. Nhưng trong quá trình tìm hiểu các

2


phẩm chất ý chí và rèn luyện chúng. Các em lại bộc lộ nhược điểm ấu trĩ hình
thức chủ nghĩa, cực đoan, chóng chán.
Do đó trong quá trình tập luyện cần phát huy tính tự giác tích cực của các
em, tránh tập quá sức, liều lĩnh bồng bột và thiếu bền bỉ ở lứa tuổi này.
Hơn thế nữa về mặt chru quan trong những năm gần đây, ở hầu hết các
nhà trường THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang phát triển mạnh mẽ phong
trào trang phục đồng phục khi đến lớp. Đây là một nét đẹp học đường. Song đối
với việc gây cảm giác thoải mái trong giờ học thể dục lại là một trở ngại không
nhỏ đối với các em. Để hoàn thành được nhiệm vụ, nâng cao được chất lượng
giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo trong quá trình giảng
dạy và lên lớp.
PHẦN III
SOẠN THẢO BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Ở phần này tôi chỉ muốn đề cập đến một số ý tưởng về soạn thảo các bài
tập ứng dụng cho các em vào buổi tự tập ở nhà, để các em chuẩn bị cho bài tập
trên lớp và một vài ý tưởng đổi mới phương pháp giảng dạy bài tập phát triển
sức mạnh bằng phương pháp trò chơi trong tập luyện.
Bao gồm các nhóm:
1- Bài tập mang tính rèn luyện để phát triển sức mạnh chung.
2- Bài tập phát triển sức mạnh bột phát 2 chi dưới.

3- Bài tập quay vòng, lặp lại.
4- Bài tập phát triển sức mạnh thông qua các bài tập dẫn dắt, bổ trợ và
trò chơi phát triển thể lực có chủ đích.
5- Bài tập phát triển sức mạnh cho nhảy cao có sự điều chỉnh điểm rơi
vào cuối kỳ tập luyện để chuẩn bị kiểm tra và thi.
6- Các tài liệu chuyên môn hoặc viết thu hoạch về môn học.
PHẦN IV
QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY

3


- Để thực sự nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy, phát huy khả
năng phát triển sức mạnh cho môn nhảy cao, tôi mạnh dạn đưa ra một số hình
thức giảng dạy luyện tập riêng như sau:
* Liên tục kiểm tra các chỉ số sinh lý cần thiết để buộc học sinh chú ý
đến tập luyện và đề phòng một số trường hợp không mạnh dạn nói đến bệnh tật
và hướng dẫn học sinh tự kiểm tra và theo dõi sức khỏe.
* Liên tục thay đổi hình thức rèn luyện thể lực bằng việc áp dụng các trò
chơi ngắn, hợp lý để lôi cuốn sự hấp dẫn của học sinh vào luyện tập, thậm chí
đưa ngay trò chơi vào phần khởi động của tiết học để gây hứng thú đối với các
em ngay từ những phút đầu của tiết học.
Ví dụ: Cho các em khởi động chung bằng trò chơi người thừa thứ 3, sau
đó mới tiến hành tập các bài tập bổ trợ sức mạnh 2 chân bằng các bài tập bật
nhảy, nhảy đổi chân, lò cò tăng tốc bằng chân thuận, dậm nhảy đánh đầu chạm
đích trò chơi nhảy nhựa, chạy thoi tiếp sức, lò cò tiếp sức, thi nhảy dây theo
nhóm.v.v.
Liên tục thay đổi các hình thức bài tập bằng việc áp dụng các trò chơi,
tạo cho học sinh không thấy được độ lớn của cường độ, và khối lượng của bài
tập mà luôn luôn có tâm lý hào hứng thi đua muốn dành chiến thắng cho bản

thân và cho nhóm, đội của mình tham gia. Từ đó mà giờ học đạt hiệu quả cao
về yêu cầu cường độ và khối lượng giáo án đề ra. Học sinh luôn có ý thức tự
giác phấn đấu và chú ý vươn lên trong các tiết học tiếp theo.
Song song với việc kiểm tra các chỉ số sinh lý, tôi luôn chú trọng đến
việc thường xuyên kiểm tra các tố chất thể lực sau một chu kỳ ngắn như cuối
nội dung, cuối chương, hoặc chu kỳ hàng tháng.
Ví dụ:
- Kiểm tra bật xạ tại chỗ tính thành tích bằng cm.
- Kiểm tra bật cao tại chỗ tính bằng cm.
- Kiểm tra kỹ thuật chạy đạp sau.
- Chạy nâng cao đùi.
- Chạy 30 m tốc độ cao tính thời gian.
Các bài tập cuối chương tăng nhanh lượng vận động. Sau đó xen kẽ các
bài tập nhẹ nhàng để điều chỉnh.
4


Mỗi buổi tập nên có ít phút để nói về kinh nghiệm luyện tập theo nội
dung môn học, hoặc những gương tập luyện thành tích thi đấu trong nước và
quốc tế, để gây kích thích hưng phấn cho các em tập luyện. Đặc biệt chú ý đến
các gương VĐV tiêu biểu trong tỉnh ở địa phương mình cụ thể nếu có.
Hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu, hoặc có thể thay thế việc sưu tầm
tài liệu chuyên môn bằng viết thu hoạch qua bài tập hay một đợt luyện tập do cá
nhân tự kiểm tra đánh giá.
PHẦN V
KIỂM TRA KHẢO SÁT VÀ KẾT THÚC
Tôi nhận thấy nên chia ra nhiều phần kiểm tra nhỏ khi kết thúc, như vậy
vừa có tác dụng kích thích vừa có tác dụng đôn đốc học sinh học tập. Vì vậy
không nhất thiết phải lấy điểm toàn bộ những lần kiểm tra. Thông thường tôi
thường dùng nội dung kiểm tra bằng các bài tập bật cao tại chỗ, bật xa tại chỗ,

nhảy dây tính số lần trong 30 giây, sau khi đã được tập luyện và giao bài tập về
nhà, cũng có thể khuyến khích các em thể lực yếu bằng cách sưu tầm tài liệu
chuyên môn, viết thu hoạch.
Việc kiểm tra kết thúc nội dung nhảy cao theo tôi xu hướng nên thiên về
thành tích bằng (cm), và căn cứ vào thang điểm mà sách giáo khoa hướng dẫn
đề ra cho phù hợp.

PHẦN IV
NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ KINH NGHIỆM
A- Đánh giá:
Thông qua việc thực hiện giảng dạy chương trình bài tập phát triển sức
mạnh cho nhảy cao đối với học sinh THCS trong những năm gần đây, tôi nhận
thấy do áp dụng phương thức và hình thức giảng dạy nêu trên, tôi đã hướng cho
học sinh không ngừng có ý thức trong giờ học mà còn hình thành thói quen rèn
luyện ở nhà cho học sinh để nâng cao sức khỏe tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ
học tập.

5


Kết quả 100% học sinh đạt yêu cầu môn học trong đó tỷ lệ khá giỏi
chiếm từ 65-70%.
- Luyện tập bài tập sức mạnh cho môn nhảy cao không còn sự căng thẳng
đau nhức cơ bắp, mỏi mệt các khớp, các dây chằng đã tạo được niềm tin vào
phương pháp tập luyện để các em rèn luyện sức mạnh ngay cả sau khi kết thúc
nội dung học tập môn học.
- Qua sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến chuyên môn và các bài tập
thu hoạch làm các em hiểu và nhận thức thêm nhiều về môn học, đồng thời giáo
viên cũng có thêm nhiều tài liệu qúy giúp ích cho chuyên môn.
- Từ những kết quả và đánh giá trên, tôi xin được tổng kết bằng những

kinh nghiệm sau đây:
1- Phải nghiên cứu chương trình đối tượng kỹ đề ra nội dung phong phú
sát với đối tượng trên tinh thần cơ bản mà sách giáo khoa hướng dẫn đề ra.
2- Tích cực đôn đốc động viên học sinh học tập có nhiều biện pháp nội
dung kiểm tra hợp lý.
3- Tạo điều kiện tối đa cho học sinh giỏi phát huy hết khả năng cũng
chính là để lôi cuốn các em khác. Mặt khác đối với các em học sinh yếu phải có
giải pháp nâng đỡ bằng các hình thức kiểm tra hợp lý.
Tôi đã trình bày tất cả những ý tưởng, những điều mình đã và đang làm,
đồng thời cũng mạnh dạn nêu lên những kinh nghiệm mà bản thân thu được
trong quá trình giảng dạy như trình bày trên.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung củaa người khác
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Đường

6



×