PHÂN BÓN HÓA HỌC
Chào các em, chắc các em cũng chờ lâu rồi phải ko, chị ko kể cho các em nghe một câu
chuyện thú vị được vì phần này nếu liên tưởng rất dễ nhầm lẫn do nhìu kiến thức liên kết lại mà
hình ảnh lại ko đủ vạn năng nên chị quyết định giúp các em học lý thuyết nhưng sáng tạo hơn, đỡ
mệt hơn thôi, nếu bạn nào đã có cách hay hơn thì các em ko cần thay đổi nhé !
Chúng ta bắt đầu ngay nhé!
Phân bón là gì? Tìm hiểu một xíu về khái niệm cho chắc kiến thức nhé: Trước hết hiểu đơn giản
nó là hóa chất chứa nhìu dinh dưỡng, bón cho cây để nâng cao năng suất. Nhớ mấy chữ in đậm
là đủ rồi. Giờ chúng ta tìm hiểu kỹ các loại phân bón nhé.
PHÂN ĐẠM
-Hãy liên hệ sinh một xíu nhé, muốn cây hấp thụ được thì khoáng chất phải ở dạng ion. Vậy giờ
suy nghĩ xem có bao nhiu ion có nito nhé, đơn giản chỉ có NH4+ và NO3- thôi đúng ko. Đó chính
là những ion mà phân đạm mang lại.
-Chúng ta có 2 ion, xem như 2 lá trên một nhánh cây chỉ cần có một trong 2 đứa thì sẽ có phân
đạm, z thì đạm 2 lá sẽ là NH4NO3 ,hai đứa này vẫn còn liên hệ nên phải nhớ đó nha.
-Công dụng của phân đạm là gì: Ba mẹ thường bảo mình phải ăn nhìu thịt, cá, trứng, sữa để khỏe
mạnh, mau lớn…. cây xanh cũng z, đạm sẽ giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhìu củ, quả, hạt.
-Phân loại: tưởng tượng là gia đình có 3 người gồm 2 chị lớn (NH4+ và NO3- ) và bé ure (NH2)2CO.
+Amoni: có NH4+ là được, một cô chị đanh đá, chua chát => tính chất của NH4+ là tạo ra môi
trường axit (chua) và thích hợp cho đất ít chua hoặc phải được khử chua trc nhé
+Nitrat: có NO3- là được, ko đanh đá như cô chị.
=>Cả hai cô đều khá mong manh, dễ bị tổn thương (tính chất hút nước và chảy rữa của 2 loại phân
này), các em hãy liên tưởng hình ảnh một cô gái đứng dưới trời mưa tầm tã nhìn rất đáng thương
(hút nước) và sau đó cô bị bệnh suy sụp cả tinh thần (chảy rữa), cả hai cô đều rất dễ yêu (tác dụng
nhanh với cây trồng) nhưng cũng rất dứt khoác để chia tay nếu bị ai đó lừa dối (bị rửa trôi nếu có
nước mưa)
+Cô em út ure được hai cô chị bảo vệ rất tốt và chăm sóc rất kỹ nên cô bé rất trắng và cũng rất
mềm yếu(ure là chất rắn màu trắng và tan tốt trong nước), cách nhớ công thức: màu trắng liên
tưởng đến đá vôi CaCO3 => có ion CO3- và giống chị hai nên có thêm NH4+ nhưng vì còn nhỏ nên
còn ko đầy đủ như cô chị liên tưởng (NH2)2CO
Phương trình điều chế: có NH3 và CO2 cũng rất dễ nhớ, hãy liên tưởng để nuôi tốt một đứa em
phải nuôi nấng dạy dỗ tới khi nó được 18-20 tuổi (điều kiện to 180-200oC) dưới áp lực cao(P cao).
Nếu được nuôi tốt thì dù tiếp xúc với nhìu tác nhân bên ngoài con bé sẽ ko dễ bị tổn thương và
có thể mạnh mẽ hơn,pt (NH2)2CO + 2H2O (NH4)2CO3. Cô em út này cực kì ko thích con voi
(liên tưởng vôi) nên ko để cô ấy thấy con voi được (ko bón ure chung với vôi).
PHÂN LÂN
-Hình ảnh con lân có một cái đầu lớn và chân người ở phía dưới liên tưởng hình ảnh của chữ Pphotpho, và nó có ion cơ bản nhất là PO43-.
-Công dụng của phân lân là gì: Hãy tưởng tượng con lân có một sức mạnh khủng khiếp (trong
thần thoại nha), cơ thể săn chắc và khỏe mạnh => liên tưởng đến tác dụng làm cho cành lá khỏe,
hạt chắc, củ quả to.
-Phân loại: tưởng tượng nhiệm vụ huấn luyện con lân gồm 3 bước: huấn luyện có hỗ trợ
(supephotphat đơn), huấn luyện ko có hỗ trợ (supephotphat kép) và huấn luyện trên mây (phân lân
nung chảy). Chị sẽ giải thích tại sao lại có chuyện vô lí như z nhé.
+Supephotphat đơn: Khóa huấn luyện tại mỏ quặng photphorit (Ca3(PO4)2) có sự hỗ trợ => công
việc của con lân sẽ giảm bớt đi, tương tự với hàm lượng dinh dưỡng trong phân ko cao, có lẫn tạp
chất. Đây là những khóa huấn luyện rất gay gắt đòi hỏi sự mạnh mẽ, kiên cường (liên tưởng đến
các muối của Ca2+ các em nhé, đá rất cứng mà phải ko) nhưng cũng phải mềm dẻo (liên tưởng đến
muối Ca(H2PO4)2 dễ tan dễ hấp thụ hơn so với Ca3(PO4)2 là chất rắn) và nhờ sự hỗ trợ đắc lực của
một người bạn là CaSO4 mạnh mẽ (mạnh đến nỗi làm rắn cả đất ).
Phương trình điều chế: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 Ca(H2SO4)2 + CaSO4 (1)
+ Supephotphat kép: chương trình huấn luyện đặc biệt ko có sự hỗ trợ đòi hỏi khả năng chiến đấu
rất gay gắt cũng tại mỏ quặng photphorit. Ko có sự hỗ trợ có nghĩa là con lân phải tự mình hoàn
thành tất cả nên mức độ công việc phải làm sẽ rất cao (tương đương với hàm lượng dinh dưỡng
trong phân cao ).
Phương trình điều chế: trải qua 2 giai đoạn:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 H3PO4 + 3CaSO4 (2)
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 3Ca(H2SO4)2 (3)
Sự khác biệt giữa (1) và (2) cũng có thể liên tưởng dựa vào nội dung của câu chuyện: (1) mấy em
thấy là có sự hỗ trợ của Ca3(PO4)2, H2SO4, ta có cảm giác là họ đang trao đổi chuyển hóa sức
mạnh cho nhau, có sự kết hợp tạo CaSO4 nhưng vẫn có Ca(H2SO4)2 còn giữ lại một chút bản chất
giống ban đầu; (2) thì lại khác, Ca3(PO4)2 chiến đấu hết mình với H2SO4 để giành giựt SO42- nên
mới tạo H3PO4 và CaSO4. Đây chỉ là cách để phân biệt 2 pt, chị khuyên các em nên ôn lại và viết
lại các pt để hiểu rõ bản chất của vấn đề và nhớ lâu hơn .
+Phân lân nung chảy: Khóa huấn luyện trên mây diễn ra ở quặng Apatit (hoặc photphorit), nơi
đây có nhìu tảng đá hình mây (đá xà vân) MgSiO3 magie silicat=magie+silicat=mây+đá=đá hình
mây, khóa huấn luyện diễn ra bên trong một cái trụ đứng lớn và nhiệt độ lên đến 10000C, nhiệm
vụ của chú lân là bảo vệ mấy con cóc (than cốc) và nâng những tảng đá hình mây lên ra khỏi cái
trụ và đập vỡ nó (đọc sgk là rõ hết từng chi tiết nhé )
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, chú lân đã tự thưởng cho mình một cốc nước chanh mát lạnh
(chanh=> chua, phân lân nung chảy chỉ thích hợp cho đất chua thôi nhé)
Vậy chắc mấy em nắm được thành phần chính của phân lân nung chảy rồi phải ko, xâu chuỗi lại
nhé: Ca2+, Mg2+ và PO43-, SiO32-, ổn rồi đúng ko, tiếp tục nào.
PHÂN KALI
-Nghe tên thôi chắc cũng đoán ra loại phân này cung cấp nguyên tố kali dưới dạng K+ rồi đúng
ko?
-Công dụng của phân Kali là gì: Kali tưởng tượng hình ảnh cái ca (li, hũ, chum, vại,… bà con của
nó nữa) nhé, tưởng tượng là em có một cái ca vạn năng, em có thể đựng nước đá để uống lúc rồi
nóng, đựng nước nóng để pha café….và còn dùng để ngăn ko cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào
thức uống của mình (liên tưởng chống rét, chịu hạn, chống bệnh), ngoài ra bà con của nó còn giúp
đựng những loại thực phẩm như gạo (chất bột), đường (chất đường), rau củ quả (chất xơ),…
-Kali nó chỉ chơi chung với 2 người bạn khá phổ biến đó là Cl- và SO42-.
Và còn một loại phân kali có công thức cũng đáng lưu ý đó là tro thực vật K2CO3
PHÂN HỖN HỢP VÀ PHÂN PHỨC HỢP
-Phân hỗn hợp=trộn nhìu loại phân đơn lại, chứa đồng thời cả 3 ng tố N,P,K
Nitrophotka=nitro+phot+ka
Tưởng tượng: cô Nitro hay Nitrat (NO3-) ko thích anh photpho và thích anh Kali nên cô này đi
theo anh Kali luôn => KNO3, cô thấy có lỗi với anh nên đã nhờ một người chị của mình vào thế
đó là NH4+ nhưng anh photpho PO43- lại ko thích cô này nên đã giới thiệu cho một người em kế
mình là HPO42- => ta có (NH4)2HPO4 => nitrophotka hay NPK có KNO3 và (NH4)2HPO4.
-Phân phức hợp=hỗn hợp tạo ra đồng thời từ 1 tương tác hóa học
Amophot=amoni+photpho
Vì đây là một loại phân đặc biệt nên photpho ko tồn tại ở PO43- mà sẽ tồn tại 2 ion anh em sinh ba
của nó là HPO42- và H2PO4-, còn một đứa ko thể thiếu là NH4+ như vậy ta đã nắm được 2 loại muối
có trong amophot rồi đúng ko
Phân vi lượng thì có thể đọc qua sgk là có thể nhớ được ngay phải ko
Chúc các em học tốt