Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Kỹ thuật sấy lúa, ngô, đậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA ĐÀ NẴNG

KHOA HÓA
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC
PHẨM

Nhóm s3


Semina
Kỹ thuật sấy lúa, ngô, đậu
Nội dung chính:
1.
Mục đích của quá trình sấy
2.
Đặc điểm sấy các loại hạt
3.
Tính chất sấy lúa, ngô, đậu
4.
Phương pháp sấy lúa, ngô, đậu
5.
Các thiết bị sấy lúa, ngô, đậu
6.
Kết luận


1.Mục đích của quá trình sấy








Hạt mới thu hoạch thường có độ ẩm cao,trung bình 20-22%.
Những hạt ẩm,nếu không sấy kịp thời có thể bị thâm, thối,
chua thậm chí hỏng hoàn toàn.
Một số hạt như vừng, đỗ tương…phải phơi sấy tới độ khô nhất
định mới tách , lấy hạt ra khỏi vỏ thuận lợi.
Vậy sấy nhằm mục đích:
Làm hạt đạt được độ ẩm an toàn trước khi đưa vào kho bảo
quản.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tiếp theo.


2.Đặc điểm sấy các loại hạt
2.1 Khả năng thu nhận hơi nước và các khí của hạt:
 Hạt có cấu trúc vật thể keo-mao quản-xốp, do đó nó
có tính chất thu nhận hơi và khí.Hiện tượng này bao
gồm nhiều quá trình:
• Hấp phụ
• Hấp thụ
• Ngưng tụ mao quản
• Hấp thụ hóa học
 Hạt có một hệ thống mao quản lớn bé xen lẫn nhau.
 Hạt có bề mặt hoạt động của hạt và khối hạt rất lớn.


2.Đặc điểm sấy các loại hạt
2.2 Quá trình hấp thụ của hạt và khối hạt:

 Sự khuếch tán bên ngoài
 Sự khuếch tán bên trong
 Sự ngưng tụ hơi nước trong mao quản
 Sự xâm nhập của nước ngưng tụ vào bên trong hạt
 Sự xâm nhập của hơi từ khoảng không giữa các hạt vào hạt riêng lẻ
 Sự vận chuyển ẩm qua thành tế bào vào bên trong hạt và tạo liên
kết với chất keo trong hạt
 Vận tốc khuếch tán bên ngoài phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và
tốc độ của hơi xung quanh hạt
 Vận tốc khuếch tán bên trong phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất hơi
và thành phần hóa học, cấu trúc của hạt


2.Đặc điểm sấy các loại hạt
2.3 Độ ẩm trong hạt
 Ẩm được chia làm hai loại:
• Ẩm có thể tách được
• Ẩm không thể tách được
 Giá trị độ ẩm phụ thuộc vào tính chất của hạt và
dạng liên kết ẩm
 Các loại hạt khác nhau thì độ ẩm khác nhau
• Ví dụ: ở 25C: lúa mạch 36,5%, lúa mì 22,5%,thóc
38%.
 Hạt được sấy khô chỉ đến độ ẩm cân bằng hoặc độ
ẩm cuối tương ứng với độ ẩm cuối


2.Đặc điểm sấy các loại hạt
2.4 Quá trình bay hơi của ẩm từ hạt:
 Ẩm tập trung ở bề mặt hạt thì bốc hơi rất nhanh, thường là ẩm

dính ướt và ẩm mao quản
 Ẩm liên kết lý hóa học thì quá trình bay hơi khó khăn hơn
 Vận tốc vận chuyển ẩm phụ thuộc vào độ chênh lệch ẩm và
khả năng dẫn ẩm của hạt
 Vận tốc bốc hơi ẩm liên kết cơ học lớn hơn vận tốc ẩm liên kết
lí hóa học


3. Tính chất sấy lúa, ngô, đậu
3.1 Lúa mì:
 Yêu cầu: Đảm bảo số lượng
và chất lượng của gluten
 Đặc điểm: nhiệt độ sấy cho
phép ≤ 500C


3. Tính chất sấy lúa, ngô, đậu
3.2 Lúa, ngô:
 Nhiệt độ sấy phụ thuộc vào mục đích
sử dụng của hạt:
• Hạt làm thức ăn gia súc, tomax là 74oC
• Hạt để người tiêu thụ, tomax là 57oC
• Hạt để xay xát và chế biến, tomax là
60oC
• Hạt làm giống và làm bia, tomax là
43oC
 Trong quá trình sấy phải điều chỉnh
nhiệt độ tác nhân sấy phù hợp
 Độ ẩm kết thúc quá trình sấy là 13-15
%



3. Tính chất sấy lúa, ngô, đậu
3.3 Các hạt họ đậu:
 Các hạt họ đậu thường chứa:
 Protein 25%
 Tinh bột 46-52%
 Lipit 2-3%
 Khi nhiệt độ sấy đạt 28-30oC hạt bắt đầu nứt vỏ, nhăn
nheo, làm phá hủy khả năng nảy mầm của hạt, hàm
lượng protein bắt đầu giảm.
 Thường sấy hai hay nhiều giai đoạn để giữ chất lượng
sản phẩm và nâng cao năng suất của máy


4. Phương pháp sấy lúa, ngô, đậu
4.1 Hong gió tự nhiên:
 Ứng dụng: Hạt mới thu hoạch có độ ẩm cao,hạt bị mưa và khối
lượng không lớn.
 Thực hiện: Trải thành lớp mỏng, có thể xếp nhiều tầng đặt trên
giá hong và đảm bảo thoáng gió.
4.2 Hong gió nhân tạo:
 Về nguyên tắc giống hong gió tự nhiên nhưng không khí bị
cưỡng bức thổi qua hạt nhờ quạt hút và đẩy.
 Tốc độ bay hơi nước lớn hơn hong gió tự nhiên.
 Ưu điểm: Thời gian làm các hạt khô nhanh hơn hong gió tự
nhiên
 Nhược điểm: Tốn nhiên liệu so với hong gió tự nhiên



4. Phương pháp sấy lúa, ngô, đậu
4.3 Phơi và sấy bằng năng lượng mặt trời:
 Lợi dụng nhiệt của ánh nắng mặt trời để làm khô hạt (phơi
nắng)
 Thúc đẩy quá trình chín sinh lý của hạt bằng bức xạ mặt trời.
 Ưu điểm:
• Không tốn kém về nhiên liệu, tiêu diệt được một số nấm mốc,
côn trùng.
 Nhược điểm:
• Không chủ động, phụ thuộc vào thời tiết. Tốn nhiều công lao
động và không cơ giới hóa được. Hạt dễ bị nhiễm bẩn, bị ẩm
khi gặp mưa.


4. Phương pháp sấy lúa, ngô, đậu
4.4 Sấy đối lưu:
 Ưu điểm:
• Tốc độ nhanh, năng suất lớn, chất lượng hạt đồng đều và bảo
đảm.
• Sử dụng khói lò để tăng hiệu suất sử dụng nhiệt
 Nhược điểm:
• Nhiên liệu đốt khói lò thường có lưu huỳnh, tạo ra khí độc khi
cháy
 Sấy đối lưu có nhiều kiểu: sấy liên tục, sấy gián đoạn, sấy tĩnh,
hạt ở dạng tầng sôi......
 Một số thiết bị sấy thường được sử dụng để sấy hạt: sấy băng
tải, sấy thùng, sấy thùng quay, sấy tầng sôi....


5. Các thiết bị sấy lúa, ngô, đậu

5.1 Phơi nắng( không có thiết bị ):


5. Các thiết bị sấy lúa, ngô, đậu
5.2 Sấy bằng năng lượng mặt trời: năng lượng mặt trời được thu
nhận để làm nóng không khí


5. Các thiết bị sấy lúa, ngô, đậu


5. Các thiết bị sấy lúa, ngô, đậu

5.3 Hệ thống sấy đối lưu:


5. Các thiết bị sấy lúa, ngô, đậu
5.4 Sấy kiểu băng tải:
 Điều kiện sấy được kiểm soát tốt và năng suất cao
 Sấy liên tục


5. Các thiết bị sấy lúa, ngô, đậu
5.5 Sấy thùng:
Chủ yếu để sấy kết thúc sau
khi sản phẩm được sấy trước
bằng các thiết bị sấy khác
 Thông số kỹ thuật máy:
• Năng suất máy 55-60 Kg/h
• Lưu lượng gió 1030014000m/h

• Công suất quạt 5.5 Kw
• Áp lực gió 1300-960 Pa


5. Các thiết bị sấy lúa, ngô, đậu
5.6 Máy sấy tháp Westrup:
 Thông số kỹ thuật máy:
• Năng suất: 2-3 tấn/h
• Công suất động cơ: 7.5kw
• Nhiên liệu: dầu diezen
• Có thể liên hợp được với các
dây chuyền chế biến, sản xuất
lúa, ngô giống, năng suất
2- 3 tấn/h.


5. Các thiết bị sấy lúa, ngô, đậu
5.7 Máy sấy rung tầng sôi:
 Năng suất của máy rất cao,
thiết kế chế tạo theo yêu cầu
(từ nhỏ cho tới vài tấn sản
phẩm/giờ).
 Nguồn nhiệt dùng cho hệ
thống tương thích với lò than
gián tiếp, trực tiếp hoặc hơi
nóng từ lò hơi đưa vào bộ trao
đổi nhiệt gián tiếp..
 Làm việc liên tục, sản phẩm
được xáo trộn mạnh nên độ
ẩm đồng nhất



5. Các thiết bị sấy lúa, ngô, đậu
5.8 Máy sấy tĩnh vĩ ngang:
 Máy sấy gồm 4 phần chính: Quạt, động cơ, lò đốt và buồng sấy.
 Có 2 loại máy sấy tĩnh vĩ ngang: Loại 4 tấn/mẻ và loại 8 tấn/mẻ
 Có thể sấy tối đa:2T, 4T, 8T


5. Các thiết bị sấy lúa, ngô, đậu
5.9 Một số thiết bị phụ dùng trong máy sấy: Quạt, lò đốt....

Đặc điểm quạt sấy:
 Là kiểu quạt sấy được sử dụng rộng
rãi nhất hiện nay
 Có thể ứng dụng để sấy có thể sấy
được nhiều loại nông sản: ngô hạt, ngô
bắp, ngô thương phẩm, thóc…
 Độ bền cơ của thiết bị rất cao do
quạt chạy với tốc độ nhỏ
 Cho phép tăng chiều dầy của lớp hạt
trên sàn sấy do quạt có áp lực gió cao
hơn các loại quạt hướng trục khác
 Quạt được truyền động gián tiếp qua
bộ truyền đai, gối trục đặt ngoài nên
thuận tiện trong việc bảo dưỡng và sửa
chữa.


6. Kết luận





Sấy, phơi là quá trình cần thiết phải thực hiện trước khi đưa
hạt vào bảo quản
Tuỳ từng loại hạt mà chọn phương pháp, thiết bị phù hợp để
đạt được chất lượng hạt và hiệu quả kinh tế cao nhất



×