1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là một quốc gia còn non trẻ với
một Đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng nhân dân cách mạng Lào. Nhằm đưa đất nước đi
lên sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt với những hậu quả nặng nề, Đại hội lần
thứ IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào năm 1986, đã đề ra đường lối đổi mới toàn
diện đất nước, trong đó khâu then chốt là thực hiện mở cửa, điều chỉnh mạnh mẽ cơ
cấu nền kinh tế để từng bước đưa CHDCND Lào hội nhập với dòng chảy chung của
khu vực và thế giới. Trong những năm qua, CHDCND Lào đã rất tích cực theo đuổi
chủ trương hội nhập khu vực và toàn cầu, đẩy mạnh hợp tác với các nước bạn bè và
các đối tác chiến lược nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong
từng thời kỳ, trong đó, những dấu mốc hội nhập quan trọng cần phải kể đến đó là: gia
nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1997; gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) năm 2013 và gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) vào ngày 31/12/2015. Ngày nay, hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh
tế quốc tế nói riêng đã trở thành một xu hướng phát triển tất yếu, xuất phát từ sự phát
triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, từ những tác
động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, và từ xu hướng hòa bình,
hợp tác cùng phát triển trên thế giới. Có thể khẳng định, xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế đã và sẽ đem đến nhiều cơ hội song hành với nhiều thách thức cho quá trình phát
triển của một quốc gia còn non trẻ như CHDCND Lào trong thời gian tới.
Bên cạnh xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ là xu thế
đẩy mạnh cải cách và đổi mới nền kinh tế thế giới. Sự phát triển của khoa học công
nghệ đã thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu các ngành kinh tế của các
quốc gia theo hướng tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và
các ngành dịch vụ, đặc biệt là các ngành đem lại giá trị gia tăng cao như ngân hàng, tài
chính, bảo hiểm, logistics, công nghệ thông tin. Hiện nay, tại các quốc gia đã và đang
phát triển, tỷ trọng ngành dịch vụ đang ngày càng tăng lên, góp phần quan trọng quyết
định chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong xu thế đó, việc phát triển dịch vụ
tài chính ngân hàng, trong đó có dịch vụ tín dụng, là một định hướng đúng đắn, góp
phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của CHDCND Lào. Tuy nhiên, thực tế hiện
nay cho thấy, sự phát triển của dịch vụ tín dụng tại Lào còn rất hạn chế, biểu hiện ở
quy mô tín dụng còn nhỏ; đối tượng, phạm vi cung cấp dịch vụ còn hạn hẹp; phương
thức cung ứng dịch vụ còn đơn giản, đơn điệu; chất lượng, hiệu quả dịch vụ còn thấp...
2
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, những hạn chế này sẽ trở thành những thách thức
không nhỏ cho sự phát triển lĩnh vực dịch vụ tín dụng nói riêng và sự phát triển kinh tế
của CHDCND Lào nói chung.
Đối với mỗi quốc gia, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, sự quản lý vĩ mô
của Nhà nước là những yếu tố bên trong mang tính quyết định đối với sự phát triển
kinh tế đất nước nói chung và của mỗi ngành kinh tế nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh
hội nhập, mỗi quốc gia đều phải rất nỗ lực cải thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý để
đáp ứng yêu cầu hội nhập khi trở thành thành viên của các Hiệp định thương mại song
phương và đa phương trong khu vực và trên thế giới. Có thể khẳng định, lĩnh vực tín
dụng của CHDCND Lào trong thời gian qua chưa đạt được những bước phát triển lớn,
một phần cơ bản là do hệ thống chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại
Lào còn chưa hoàn thiện. Nhà nước Lào còn thiếu kinh nghiệm trong việc đưa ra
những chính sách hợp lý nhằm tạo nên những bước đột phá trên con đường phát triển
của lĩnh vực tín dụng trong nền kinh tế quốc dân.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào trong thời
gian tới, tận dụng được những cơ hội và hạn chế những thách thức mà hội nhập đem
lại, việc cải thiện và đổi mới hệ thống chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước trong
lĩnh vực tín dụng đang trở thành một yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Chính vì
vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng
ở CHDCND Lào đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Mục đích của Luận án:
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của Luận án là tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn
thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào, qua đó
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào trong
bối cảnh CHDCND Lào đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của Luận án là đề xuất hệ thống giải pháp nhằm
hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào, tập
trung vào dịch vụ tín dụng do các tổ chức tín dụng cung cấp, đến năm 2020. Hệ thống
chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào được Luận án
nghiên cứu với ba trụ cột cơ bản: chính sách Nhà nước về phát triển các tổ chức tín
dụng; chính sách Nhà nước về phát triển các chủ thể sử dụng dịch vụ tín dụng; và
chính sách Nhà nước về phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng.
3
Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án: Để đạt được mục đích của Luận án nêu
trên, Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách của Nhà nước về phát triển tín dụng
nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ tín dụng của nước CHDCND Lào.
- Phân tích thực trạng chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở
CHDCND Lào trong thời gian qua, trên cơ sở đó rút ra những điểm hợp lý, bất cập và
nguyên nhân.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển
dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu của Luận án:
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ
tín dụng và tiếp cận chủ yếu trên giác độ thương mại, bao gồm chính sách Nhà nước
về phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng, phát triển chủ thể cung ứng dịch vụ tín dụng
và phát triển chủ thể sử dụng dịch vụ tín dụng.
Chính sách tín dụng (CSTD) có nội dung rộng lớn, bao hàm cả CSTD của Ngân
hàng Nhà nước và CSTD của bản thân mỗi một tổ chức tín dụng (TCTD) hoặc các tổ
chức tài chính tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, đối tượng
nghiên cứu và giải quyết của Luận án là chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín
dụng do các TCTD cung cấp. Với dịch vụ tín dụng này, chủ thể cung ứng dịch vụ là
các tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp và thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng theo
quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng
phi ngân hàng (công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính; quỹ tín dụng; hợp tác xã
tín dụng... ); và khách hàng tiếp nhận dịch vụ là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
- xã hội và các cá nhân. Bên cạnh đó, khái niệm dịch vụ tín dụng trong Luận án này
không bao hàm nghĩa “Tín dụng chính sách” của Nhà nước, bởi tín dụng chính sách
chỉ là một loại tín dụng có tính chất ưu đãi cho một số đối tượng và chương trình kinh
tế - xã hội nhất định.
Như vậy, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chính sách Nhà nước ở tầm vĩ mô,
đóng vai trò là công cụ quản lý và điều hành hoạt động dịch vụ tín dụng trong nền kinh
tế quốc dân, mà không đi vào phân tích CSTD mang tính vi mô thuộc sách lược và
nghiệp vụ kinh doanh của mỗi TCTD. Về giác độ nghiên cứu, Luận án nghiên cứu
thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ
tín dụng đứng trên giác độ của các cơ quan Nhà nước ban hành chính sách phát triển
4
dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào hiện nay, bao gồm: Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước và các Bộ, ngành có liên quan.
Phạm vi nghiên cứu của Luận án:
Về không gian nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách Nhà
nước về phát triển dịch vụ tín dụng, tập trung vào dịch vụ tín dụng do các tổ chức tín
dụng cung cấp, tại CHDCND Lào.
Về thời gian nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng hệ thống
chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng và thực trạng phát triển dịch vụ tín
dụng tại CHDCND Lào trong giai đoạn 2000 - 2015 và định hướng giải pháp hoàn
thiện hệ thống chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào
đến năm 2020.
4. Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án
Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án được thể hiện trên các giác
độ sau:
Về phương diện lý luận, Luận án đã có đóng góp: Thứ nhất, đã tổng kết được
kinh nghiệm hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng ở Trung Quốc, Hàn
Quốc và Việt Nam, là những nước có điều kiện tương đồng với CHDCND Lào, qua
đó, đúc kết được những bài kinh nghiệm mới, tạo điều kiện cho việc phát triển dịch vụ
tín dụng ở CHDCND Lào. Thứ hai, hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận
cơ bản về dịch vụ tín dụng và chính sách của Nhà nước nhằm phát triển dịch vụ tín dụng,
làm rõ nội dung chính sách phát triển dịch vụ tín dụng trên ba trụ cột: Chính sách phát
triển các chủ thể cung cấp dịch vụ - các tổ chức tín dụng; chính sách phát triển các chủ thể
sử dụng dịch vụ - các khách hàng của các TCTD; chính sách phát triển các sản phẩm dịch
vụ tín dụng. Thứ ba, Luận án xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát
triển dịch vụ tín dụng cũng như hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện của
chính sách phát triển dịch vụ tín dụng, đồng thời, luận giải được các nhân tố ảnh hưởng
tới mức độ hoàn thiện của chính sách phát triển dịch vụ tín dụng.
Về phương diện thực tiễn, Luận án đã phân tích được thực trạng chính sách
phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào trên ba trụ cột: Chính sách phát triển
các chủ thể cung cấp dịch vụ - các tổ chức tín dụng; chính sách phát triển các chủ thể
sử dụng dịch vụ - các khách hàng của các TCTD; chính sách phát triển các sản phẩm
dịch vụ tín dụng, qua đó, khẳng định chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của
CHDCND Lào chưa hoàn thiện. Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến
chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào chưa hoàn thiện và định
hướng hoàn thiện chính sách, Luận án đã đề xuất được 10 nhóm giải pháp và 02 nhóm
5
kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào
đến năm 2020.
5. Ý nghĩa của Luận án
- Ý nghĩa về lý luận: Luận án tổng hợp được những vấn đề lý thuyết về chính
sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng.
- Ý nghĩa về thực tiễn: Luận án mô tả và phân tích thực trạng chính sách của
Nhà nước Lào đối với phát triển dịch vụ tín dụng, từ đó đề xuất được hệ thống giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học; là tài liệu
tham khảo trong hoạch định chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết
cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng
Chương 3: Thực trạng chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở
CHDCND Lào
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách Nhà nước về
phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Dịch vụ tín dụng là một trong những dịch vụ tài chính đặc thù và cũng là một
trong những dịch vụ tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Vì vậy, đã có nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến việc phát triển dịch vụ tín dụng trong từng
lĩnh vực cụ thể, trong đó đáng chú ý là một số công trình sau đây:
1.1.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam về dịch vụ tín dụng và chính sách Nhà
nước về phát triển dịch vụ tín dụng
1.1.1.1. Các nghiên cứu về dịch vụ tín dụng
Ở Việt Nam, trong khoảng 20 năm trở lại đây có những công trình nghiên cứu
về tín dụng như:
- “Những giải pháp chủ yếu để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân
hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh” Luận án tiến sĩ kinh tế Tài chính – Ngân hàng
của tác giả Nguyễn Thạc Hoát (1993), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án
trình bày các luận điểm khoa học về bản chất, vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị
trường, đánh giá tổng quát thực trạng thể chế và hoạt động tín dụng Ngân hàng trong
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
- “Tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thanh Đảo (1996), tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án trình bày về tín dụng ngân hàng và
vai trò của nó đối với việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, thực
trạng tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành
phần kinh tế Nhà nước.
- “Tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa
bàn Hà Nội” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Việt Trung (1996), tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án trình bày về vai trò của tín dụng
ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở lý
luận, Luận án đánh giá những tác động của hoạt động tín dụng ngân hàng trong vai trò
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó chỉ ra
7
những điểm còn hạn chế và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của hoạt động tín dụng
ngân hàng.
- “Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn Nghệ An theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Luận án tiến sĩ Kinh
tế của tác giả Hà Huy Hùng (2003), tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội. Luận án trình bày về vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng
trên địa bàn tỉnh Nghệ An và những đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ những đánh giá về thành tựu
đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng, Luận án đề xuất
những giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm nâng cao vai trò của hoạt
động này trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả.
- “Các giải pháp tín dụng tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên
địa bàn tỉnh Hà Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Bính (1995),
tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ
bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hệ thống hóa những vấn đề cơ
bản về tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng và vai trò của nó trong quá trình xây
dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng trên địa
bàn tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất những giải pháp tín dụng thích hợp nhằm thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- “Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng
thương mại Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Hồng Hạnh (1996),
tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng
của Ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó, đề
xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng
thương mại Việt Nam.
- “Các giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Nam hiện nay” Luận án
Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Dũng (2001), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội. Luận án trình bày cơ sở lý luận về bản chất, vai trò của tín dụng trong nền kinh tế
thị trường, đặc biệt chỉ rõ vai trò của hoạt động tín dụng trong vấn đề hỗ trợ cho người
nghèo trong xã hội. Từ đó, Luận án đề xuất một số giải pháp tín dụng nhằm hỗ trợ hiệu
quả cho người nghèo ở Việt Nam.
- “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Phạm Hoài
8
Bắc (2003), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu về vai trò của
tín dụng ngân hàng đối với sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại; đánh giá thực
trạng kinh tế trang trại và hoạt động tín dụng ngân hàng tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế
trang trại cũng như hỗ trợ sự phát triển kinh tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
- “Giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản
vùng đồng bằng sông Hồng” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Quốc Hùng
(2003), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu về vai trò và nội
dung của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản;
đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc phát triển doanh nghiệp
chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
của hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ cho sự phát triển các doanh nghiệp
chế biến nông sản.
- “Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển hoạt động xuất nhập khẩu
của Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Vũ Thị Nhài (2003), tại ĐH Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân
hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu và đề xuất các giải pháp tín dụng ngân hàng
nhằm góp phần phát triển xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
- “Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. HCM”
Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Trọng Huy (2013), tại Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh. Luận án khái quát và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng
ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm bản chất, đặc điểm và vai trò của tín
dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như vai trò và tầm quan trọng
của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. Trên cơ sở lý luận, Luận án đánh giá
thực trạng quy mô và chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các chi
nhánh NHNN&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2008 – 2012, từ
đó đề xuất giải pháp thiết thực nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng
của Agribank trên địa bàn TP.HCM đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, định hướng đến
năm 2020.
- “Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”
Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Kim Anh (2004), tại ĐH Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội. Luận án nghiên cứu về ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ tín dụng của
ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường; đánh giá thực trạng hoạt động tín
9
dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển
các nghiệp vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
- “Giải pháp tín dụng góp phần phát triển khai thác hải sản ở Việt Nam” Luận
án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Xuân Quang (2004), tại Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu vai trò của tín dụng đối với phát triển khai thác hải
sản, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp tín dụng góp phần phát triển khai
thác hải sản ở Việt Nam.
- “Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam”
Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Mậu Sơn (2006), tại Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội. Luận án trình bày vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sự
phát triển ngành vật liệu xây dựng; đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng
đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng Việt Nam, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành vật liệu xây
dựng Việt Nam.
- “Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Đặng Hà Giang (2010),
tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, đề xuất giải pháp góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- “Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp” Luận
án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Hà Kim Thanh (2012), tại trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh. Luận án nghiên cứu và xác định 6 nhân tố tác động đến xu
hướng cho vay mua nhà ở dành cho đối tượng có thu nhập trung bình và thấp bao
gồm: Chính sách ưu đãi đặc biệt của chính phủ; Các vấn đề về nguồn vốn; Các vấn đề
về tài sản đảm bảo; Các vấn đề giá trị của khoản vay; Các tác động từ cơ chế quản lý
hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước; Các yếu tố đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng. Luận án cũng xác định những vai trò của Chính phủ và đề xuất giải pháp
chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển tín dụng ngân hàng dành cho người
có thu thập trung bình và thấp vay vốn mua nhà.
- “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn
Thị Thu Đông (2012), tại ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn
10
đề lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại; Nghiên
cứu thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2010; Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập.
- “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” Luận
án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012), tại Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội. Luận án khái quát hoá những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro tín
dụng của ngân hàng thương mại; Đưa ra các mô hình có thể áp dụng để quản lý rủi ro
tín dụng của ngân hàng thương mại; Đánh giá và chỉ rõ những thành tựu và hạn chế
trong quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoan
2008 - 2011; Đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam, nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý rủi ro tín dụng của
ngân hàng này.
- “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn định” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả
Nguyễn Văn Lê (2014), tại Học viện Ngân hàng, Hà Nội. Luận án trình bày luận cứ
khoa học về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn; Phân tích thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến
nghị về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
trong điều kinh tế vĩ mô bất ổn.
Trong các công trình nghiên cứu về tín dụng được thực hiện tại Việt Nam, đã có
những công trình nghiên cứu về tín dụng tại nước CHDCND Lào, song số lượng còn
tương đối hạn chế. Một số công trình nghiên cứu có thể kể tên là:
- “Tín dụng đầu tư phát triển nền kinh tế Lào” Luận án tiến sĩ kinh tế của
nghiên cứu sinh Meemoua YONGMAMOUA (2003), tại Đại học Kinh tế quốc dân.
Luận án trình bày cơ sở lý luận về bản chất, vai trò của tín dụng trong nền kinh tế, đặc
biệt tập trung vào loại hình tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Luận án cũng
đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại của hoạt động tín dụng đầu tư
phát triển, qua đó đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng đầu tư phát triển, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Lào.
- “Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Lào” Luận án
Tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Diengkham SENGKEOMYSAY (2014), tại Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư
vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) Lào, trên các phương diện như: quy
11
trình thẩm định, nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định và những nhân tố ảnh
hưởng đến công tác thẩm định trong giai đoạn 2000-2011. Trên cơ sở đó, Luận án đề
xuất quan điểm và những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác thẩm định dự
án đầu tư đến năm 2020.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng
Các nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến chính sách Nhà nước về phát triển dịch
vụ tín dụng và các vấn đề liên quan tới dịch vụ tín dụng đến thời điểm hiện nay có thể
kể tên là:
- “Thể chế tín dụng với sự nghiệp tạo việc làm ở nông thôn Việt Nam giai đoạn
quá độ sang kinh tế thị trường ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần
Hữu Trung (1993), tại Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án hệ thống hóa những
tác động của tín dụng đối với sự nghiệp tạo việc làm ở nông thôn; Phân tích thực trạng
hoạt động tín dụng đối với sự nghiệp tạo việc làm ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ
đầu đổi mới; Đề xuất một số giải pháp nhằm hiệu lực hóa các thể chế tín dụng, góp
phần thúc đẩy sự nghiệp tạo việc làm ở nông thôn của Việt Nam trong những năm tới.
- “Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường nhằm góp phần đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả
Đào Minh Tú (2001), Học viện Ngân hàng, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề
lý luận về chính sách tín dụng trong nền kinh tế thị trường; đánh giá thực trạng chính
sách tín dụng ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; từ đó đề xuất giải pháp đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường, góp
phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- “Hoàn thiện cơ chế lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” Luận án
tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Dũng (2001), tại Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội. Luận án đã tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về lãi suất và thực trạng
điều hành và tổ chức thực hiện lãi suất ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở
đó, Luận án đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế lãi suất và hướng đến lãi suất
theo cơ chế thị trường ở Việt Nam.
- “Giải pháp xử lí nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại
Việt Nam” Kỷ yếu hội thảo khoa học, Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2003),
NXB Thống kê, Hà Nội. Kỷ yếu tập hợp 23 bài tham luận về chủ đề Giải pháp xử lý nợ
xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó bàn về các
vấn đề: Phân tích thực trạng nợ xấu, nguyên nhân phát sinh, các giải pháp, kiến nghị đối
12
với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng nhằm xử lý hiệu quả nợ xấu trong
tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- “Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ của
tác giả Nguyễn Bảo Ngọc (2005), tại ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án trình bày
những vấn đề lý luận về lãi suất và chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường; đánh
giá thực trạng chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ
chuyển đổi nền kinh tế, giai đoạn 1988 – 2004; qua đó đề xuất định hướng và giải
pháp hoàn thiện chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong những
năm tiếp theo.
- “Vai trò của nhà nước trong việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam”
Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Văn Thạch (2010). Nghiên cứu về vai trò của Nhà nước
trong phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Luận án
phân tích những hạn chế và bất cập của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý
nhà nước đối với thị trường tài chính ở Việt Nam; từ đó đề xuất giải pháp để xây dựng cơ
chế quản lý thông thoáng, luật pháp đồng bộ, liên kết chặt chẽ tạo điều kiện cho thị trường
tài chính Việt Nam phát triển ngày càng hoàn thiện.
- “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở
Việt Nam” Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Ngọc Lân (2011), Học viện Khoa học xã hội.
Luận án trình bày lý luận và một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với
hoạt động tín dụng ngân hàng; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
- “Quản lý Nhà nước về đa dạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” Luận án tiến sĩ kinh tế
của tác giả Hà Văn Dương (2013), tại Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương.
Luận án trình bày cơ sở lý luận về quản lý nhà nước (QLNN) về đa dạng hoá hoạt
động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP); đánh giá thực trạng
QLNN về đa dạng hoá hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2012; đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về đa dạng
hoá hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020.
- “Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” Luận án
tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Thị Lan Hương (2013), tại Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội. Luận án nghiên cứu lý luận cơ bản về chính sách tỷ giá và kinh nghiệm hoàn
thiện chính sách tỷ giá của một số quốc gia Châu Á; Đánh giá thực trạng chính sách tỷ
13
giá của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011; và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính
sách tỷ giá ở Việt Nam đến năm 2020.
Đề cập đến chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại nước
CHDCND Lào, trong thời gian qua có một số công trình sau:
- “Đổi mới hệ thống Ngân hàng Lào giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường”
Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Khăm Kình Phăn Tha Vông (2002), tại Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu cơ cấu mô hình tổ chức bộ máy và hoạt
động của hệ thống ngân hàng Lào; đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất một số
giải pháp để thúc đẩy tiến trình đổi mới hệ thống ngân hàng Lào.
- “Demand for money in Lao PDR and policy implications” Luận án tiến sĩ
kinh tế của tác giả Somphao Phaysith (2013), tại Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Luận án phân tích nhu cầu nắm giữ tiền của người dân Lào trong mối quan hệ với bốn
biến số kinh tế vĩ mô: Tổng sản phẩm quốc nội, Tỷ lệ lạm phát dự kiến, Tỷ giá hối
đoái và Lãi suất; và đề xuất các chính sách tài chính.
- “Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại CHDCND Lào” Luận án tiến sĩ kinh tế
của tác giả Thonmy Keokinnaly (2014), tại Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận
án đã trình bày một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng Nhà
nước; Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thị trường mở tại ngân hàng Nhà
nước Lào năm 2005-2012, từ đó đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn
thiện công cụ thị trường mở của ngân hàng Nhà nước Lào định hướng đến năm 2020.
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác về tín dụng và chính sách phát triển tín dụng.
1.1.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài về dịch vụ tín dụng và chính sách Nhà
nước về phát triển dịch vụ tín dụng
1.1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài về dịch vụ tín dụng
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ tín dụng trên nhiều
khía cạnh khác nhau. Trong các nghiên cứu đó, có những nghiên cứu đề cập đến các
loại hình sản phẩm tín dụng cụ thể; có những nghiên cứu đi vào việc phân tích các vấn
đề của tín dụng và đưa ra giải pháp; có những nghiên cứu mang tầm vĩ mô và cũng có
những nghiên cứu mang tính vi mô như:
- Nghiên cứu của Berger, Hunter và Timme (1993) – Một loại các nghiên cứu
thực tiễn ở châu Âu và Mỹ cũng chỉ ra rằng: Ngành ngân hàng có thể giảm bớt chi phí,
nâng cao lợi nhuận khoảng từ 20% đến 50% thông qua việc nâng cao hiệu quả các loại
hình dịch vụ được cung cấp. Trong đó có đề cập đến một số giải pháp phát triển dịch
vụ tín dụng.
14
- Bài viết nghiên cứu khoa học “Do banks diversify loan portfolios? A tentative
answer base on individual bank loan portfolios (Các ngân hàng có đa dạng hóa các
danh mục cho vay? Một câu trả lời dự kiến dựa trên danh mục cho vay cá nhân của các
ngân hàng)” của tác tác giả Andreas Kamp, (University Munster), Andreas Pfingsten
(University Munster) và Daniel Porath (University Bundesbank), (2005). Nghiên cứu
này làm rõ mức độ đa dạng hóa danh mục cho vay và phân tích những tác động hoạt
động cho vay tại các NHTM của Đức.
- Bài viết trích từ U.S. Bancorp (2008), với chủ đề “Credit Diversification (Đa
dạng hóa tín dụng)”. Bài viết nêu rõ đa dạng hóa tín dụng qua cung cấp một loạt các
sản phẩm cho vay truyền thống và các sản phẩm chuyên ngành như cho vay dựa trên
tài sản, cho thuê tài chính, tín dụng nông nghiệp, cho vay bán lẻ bao gồm thẻ tín dụng,
cho vay đối với sinh viên và cho vay tiêu dùng khác.
- Nghiên cứu của tác giả Santiago (2008), Tây Ban Nha đã nghiên cứu về tín dụng
ngân hàng, các khó khăn trong tiếp cận thị trường tài chính và hoạt động đầu tư của các
doanh nghiệp tại Tây Ban Nha. Tác giả cũng chỉ ra tín dụng Ngân hàng và tín dụng
thương mại là nguồn vốn chủ yếu đối với các doanh nghiệp tại Tây Ban Nha.
- Nghiên cứu của tác giả Brindusa (2008), nghiên cứu về “Credit risk in
financing SME in Romania (rủi ro tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Romania)”.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Andras Bethlendi (2009, tr.1-13) “Studies on the
Hungarian credit market, market trend, macroeconomic and financial stability
consequences” (Nghiên cứu về thị trường tín dụng Hung-ga-ry, xu hướng thị trường,
các hiệu quả ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính), Budapest University of Technology
and Economics. Luận án đánh giá hệ thống ngân hàng Hungary và thị trường tín dụng
đã thay đổi về cơ bản sau khi chuyển đổi sang hệ thống ngân hàng hai cấp từ giữa
những năm 1990. Hoạt động tín dụng đã mở rộng hơn cho các hộ gia đình và các
doanh nghiệp Hungary.
- Bài viết nghiên cứu khoa học “Diversification of Nigerian Agricultural Credit
and Rural Development Bank’s Credit for Agricultural Production: A Sub-Sectoral
Analysis” (Đa dạng hóa tín dụng nông nghiệp Ni-giê-ri-a và tín dụng Ngân hàng Phát
triển nông thôn cho sản xuất nông nghiệp: Phân tích tiểu ngành) của tác tác giả J.O.
Lawal và R.A. Sanusi (2011, tr.1-5). Nghiên cứu này xác định tín dụng nông nghiệp
đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và quá trình chuyển đổi kinh tế-xã
hội. Đánh giá sự đa dạng của cấp tín dụng cho nông dân từ tín dụng nông nghiệp.
15
Đồng thời phản ánh đa dạng hóa tín dụng nông nghiệp theo từng tiểu ngành trong
ngành nông nghiệp Ni-giê-ri-a.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Valeria Arina Balaceanu (2011) “Promoting
banking services and products” (Thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ ngân hàng), Romanian
Academy national institute of economic research “Costin C. Kiritescu”. Tóm tắt luận
án nêu phân tích các yếu tố của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, sự phát triển của
dịch vụ ngân hàng và thị trường sản phẩm ngân hàng, tình hình cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ ngân hàng ở Ru-ma-ni, các tác động của toàn cầu hóa đến các sản phẩm và
dịch vụ ngân hàng, mục tiêu và vai trò của việc thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ ngân
hàng,…Tác giả đã phân tích cho toàn bộ sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, đề xuất hình
thành chiến lược marketing và nêu ra quan điểm về đa dạng hóa các sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng.
- Bài viết nghiên cứu của Benjamin Böninghausen (Munich Graduate School of
Economics) và Matthias Köhler (Deutsche Bundesbank), (2012) “Diversification and
determinants of international credit portfolios: Evidence from German banks” (Đa
dạng hóa và yếu tố quyết định danh mục đầu tư tín dụng quốc tế: bằng chứng từ các
ngân hàng Đức). Kết quả nghiên cứu xác định các quy định pháp luật về ngân hàng là
yếu tố quyết định quan trọng của việc phân bổ tín dụng đa dạng danh mục của các
ngân hàng Đức.
1.1.2.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài về chính sách Nhà nước nhằm phát triển
dịch vụ tín dụng
Có rất ít các nghiên cứu về chính sách Nhà nước về phát triển tín dụng:
- Năm 1995, hai nhà nghiên cứu Kamisky và Reihart đã xác định một loạt các
nhân tố đằng sau những vụ đổ vỡ ngân hàng trên thế giới đó là: sự không ổn địch có
tính vĩ mô như sự thất thường của hoạt động thương mại; tính áp đặt trong chính sách
về tỷ giá và lãi suất; sự bùng nổ của hoạt động cho vay; sự sụt giảm tài sản; sự du nhập
vốn một cách ồ ạt; sự chuẩn bị chưa kỹ lưỡng để sẵn sàng tiến hành mở cửa và sự
không tuân thủ tính logic và trình tự của những cải cách hành chính.
- Sách của Jan Putnis tại Anh biên soạn (2010) “The Banking Regulation
Review” (Tổng quan quy định ngân hàng). Nghiên cứu nhiều cách tiếp cận khác nhau
mà các chính phủ và các cơ quan quản lý ngân hàng các nước đã điều phối hoạt động
ngân hàng, nêu lên các sáng kiến được thiết kế để ổn định, cải cách lĩnh vực ngân hàng
và đề cập đến QLNN về hoạt động ngân hàng nói chung.
- Bài viết nghiên cứu chính sách của Marvin Goodfriend, Carnegie Mellon
University and National Bureau of Economic Research Shadow (2010) “Clarifying
16
Central Bank Responsibilities for Monetary Policy, Credit Policy, and Financial
Stability“ (Làm rõ trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ, chính
sách tín dụng, và ổn định tài chính). Nội dung bài viết xem xét các lý do cho chính
sách tiền tệ độc lập, phác thảo các khía cạnh chính sách tín dụng và đề nghị làm rõ
ranh giới trách nhiệm cho mỗi chính sách. Chính sách tín dụng được đề cập trong bài
viết là chính sách tín dụng của ngân hàng Nhà nước trong chức năng điều tiết nhằm
duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô.
1.1.3. Kết luận về khoảng trống nghiên cứu
Qua tìm hiểu về các công trình nghiên cứu khoa học về dịch vụ tín dụng và
chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng, tác giả nhận thấy: Tính đến thời
điểm hiện tại, các nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài về dịch vụ tín dụng rất nhiều
và tương đối phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Việt Nam và nước
ngoài về chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng lại rất hạn chế, đặc biệt
trên giác độ kinh doanh thương mại. Khoảng trống nghiên cứu được thể hiện ở các câu
hỏi nghiên cứu sau:
- Mức độ phát triển dịch vụ tín dụng của một quốc gia được đánh giá qua những
chỉ tiêu nào?
- Chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng bao gồm những nội dung nào?
- Những cơ quan Nhà nước nào chịu trách nhiệm hoạch định và thực thi chính
sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng? Mối quan hệ giữa các cơ quan này trong
việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển dịch vụ tín dụng là như thế nào?
- Chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của một quốc gia như thế nào được coi
là hoàn thiện? Có thể đánh giá mức độ hoàn thiện của chính sách Nhà nước nhằm phát
triển dịch vụ tín dụng qua những tiêu chí nào?
- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chính sách phát triển
dịch vụ tín dụng của một quốc gia?
- Các phương pháp nào có thể sử dụng để đánh giá mức độ phát triển dịch vụ
tín dụng cũng như đánh giá mức độ hoàn thiện chính sách của Nhà nước về phát triển
dịch vụ tín dụng?
- Những hạn chế và nguyên nhân nào dẫn đến hạn chế trong chính sách phát
triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào?
- Làm thế nào để hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào?
Với khoảng trống nghiên cứu như vậy, đề tài “Chính sách phát triển dịch vụ
tín dụng ở CHDCND Lào đến năm 2020” là đề tài nghiên cứu có nhiều điểm mới về
17
nội dung. Kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không trùng lặp với các công trình và
bài viết đã công bố.
1.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu về mức độ phát triển của dịch vụ tín dụng và mức
độ hoàn thiện chính sách Nhà nước về chính sách phát triển dịch vụ tín dụng
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu
kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng với quy trình nghiên cứu
được thực hiện thông qua các bước ở sơ đồ phân tích dưới đây. Tuy nhiên, phương
pháp nghiên cứu định tính vẫn là phương pháp chủ yếu:
Từ những nghiên cứu
về tín dụng và các
nghiên cứu liên quan
Từ những nghiên cứu
về chính sách Nhà nước
về phát triển dịch vụ
tín dụng
(1) Xác định vấn đề nghiên cứu
(2) Tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng và các chỉ
tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện của chính sách
Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng
(3) Nghiên cứu khám phá
bằng phương pháp định tính
(4) Nghiên cứu chính thức
và kiểm định bằng phương
pháp định lượng
(5) Thực trạng chính sách Nhà nước
về phát triển dịch vụ tín dụng
Kết quả đạt được
Hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế
(6) Giải pháp, Kiến nghị dựa trên kết
quả nghiên cứu
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu
18
Phương pháp nghiên cứu định tính: được sử dụng để tìm hiểu sâu về nội dung
chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng. Thông qua việc sử dụng các
phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể, phù hợp nhằm tìm hiểu về khái niệm, nội
dung chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng; phát hiện, xác định các tiêu
chí đánh giá mức độ hoàn thiện của chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín
dụng. Dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp cùng những đánh giá của chuyên gia để xây
dựng cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng theo các tiêu chí cụ thể, xác định
nguyên nhân và các yếu tố tác động đến chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín
dụng ở CHDCND Lào.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thông qua thu thập thông tin, tài liệu từ
Ngân hàng Nhà nước Lào, các bộ ban ngành ở CHDCND Lào qua các năm, nghiên
cứu sách, văn bản pháp luật, báo chí, internet, thông tin thống kê để đánh giá sự phát
triển dịch vụ tín dụng theo thời gian căn cứ trên hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ
phát triển của dịch vụ tín dụng.
Các phương pháp nghiên cứu trên được thể hiện cụ thể như sau:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luật duy vật lịch sử và
phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của Lào
được thực hiện một cách đồng bộ, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ
thể. Các chính sách chủ yếu được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về
không gian và thời gian và được đặt trong bối cảnh chung của toàn bộ quá trình cải
cách mở cửa kinh tế ở CHDCND Lào.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này
dùng để so sánh, đối chiếu sự vận dụng và kết quả đạt được của chính sách phát triển
dịch vụ tín dụng của Lào trong từng giai đoạn, đồng thời so sánh, đối chiếu với thực
tiễn vận dụng chính sách ở các nước khác từ đó đưa ra những phân tích và kết luận
xác đáng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản
về dịch vụ tín dụng và phân tích từng mảng chính sách, Luận án tổng hợp các kết quả
nghiên cứu cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn ở Lào để đưa ra những đánh giá
chung có tính khái quát về toàn bộ hệ thống chính sách của Nhà nước về phát triển
dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào.
19
- Phương pháp mô hình hóa: tác giả sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ
hơn những phân tích định tính bằng việc lập các bảng và hình làm các vấn đề trở nên
dễ hiểu hơn, tăng tính thuyết phục và giá trị của các lập luận.
- Phương pháp mô tả, phân tích: Từ thông tin, số liệu thực tế, Luận án tiến hành
mô tả, phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ
tín dụng, từ đó có những so sánh xác đáng về nội dung nghiên cứu và tổng hợp đánh
giá thực trạng và tìm nguyên nhân của các hạn chế cần khắc phục đối với chính sách
Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào.
- Phương pháp logic biện chứng: Nhằm nghiên cứu sự phát triển của dịch vụ tín
dụng một cách logic từ lý thuyết đến thực tế.
- Phương pháp chuyên gia: Tiếp xúc trực tiếp các chuyên gia, nhà khoa học,
nhà quản lý ngân hàng qua đó phỏng vấn, thu thập thông tin, tài liệu và nhận được các
ý kiến đóng góp quan trọng về chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở
CHDCND Lào. Bên cạnh đó, thu thập ý kiến chuyên gia thông qua các bài phát biểu
chính thức của các cán bộ quản lý Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Lào, Bộ
Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… cũng như các cán bộ cao cấp trong lĩnh vực
ngân hàng.
1.2.2. Dữ liệu nghiên cứu về mức độ phát triển của dịch vụ tín dụng và mức
độ hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng
Dữ liệu nghiên cứu được sử dụng trong Luận án chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ
cấp được thu thập từ các nguồn chính thức như Cục thống kê, UN Comtrade, World
Bank, ADB, IMF, các báo cáo thường niên, báo cáo định kỳ của các bộ ngành có liên
quan, các nghị định, Quyết định của Chính phủ, các văn bản pháp quy, định hướng
phát triển của Ngân hàng Nhà nước Lào, các tạp chí, các số liệu từ các đề tài được
công bố...
Bên cạnh đó, là những ý kiến đánh giá từ các chuyên gia được thu thập qua quá
trình tiếp xúc trực tiếp với các chuyên gia, nhà quản lý ngân hàng; và qua các bài phát
biểu chính thức của các cán bộ quản lý Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Lào, Bộ
Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… cũng như các cán bộ cao cấp trong lĩnh vực
ngân hàng tại các Hội nghị.
20
Kết luận Chương 1
Như vậy trong Chương 1 của Luận án, tác giả đã tìm hiểu và chỉ ra những
công trình nghiên cứu khoa học liên quan; đánh giá và tìm ra khoảng trống nghiên
cứu của Luận án; từ đó khẳng định đề tài Luận án “Chính sách Nhà nước về phát
triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào” là đề tài nghiên cứu khoa học có tính mới
về cả hình thức và nội dung, đồng thời tạo cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Bên
cạnh đó, trong Chương 1, tác giả cũng chỉ ra phương pháp nghiên cứu đề tài Luận án
là phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, tuy
nhiên, nghiên cứu định tính là phương pháp chủ yếu. Luận án cũng nêu cụ thể các
phương pháp trong quá trình nghiên cứu các nội dung của đề tài. Thêm vào đó,
Chương 1 của Luận án cũng diễn giải các nguồn dữ liệu làm cơ sở thông tin cho việc
nghiên cứu. Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn chính thống và tin cậy. Các vấn
đề nghiên cứu trong Chương 1 là cơ sở và định hướng để triển khai nội dung nghiên
cứu ở các chương tiếp theo.
21
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC
VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG
2.1. Dịch vụ tín dụng và phát triển dịch vụ tín dụng
2.1.1. Dịch vụ tín dụng
2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ tín dụng
Khái niệm dịch vụ tín dụng
Trong vòng hai, ba thập kỷ vừa qua, các nhà kinh tế hoặc các nhà hoạch định
chính sách đã ngày càng thừa nhận và chú ý tầm quan trọng của các ngành dịch vụ,
một phần là do dịch vụ ngày càng liên kết chặt chẽ với hàng hóa để đảm bảo hàng hóa
duy trì khả năng cạnh tranh của mình. Ngày nay, chúng ta biết đến rất nhiều loại hình
dịch vụ trong nhiều lĩnh vực với nhiều cấp độ khác nhau.
Kotler (2003, tr. 522-523) định nghĩa “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà
một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở
hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm
vật chất”.Với định nghĩa này, Philip Kotler đã chỉ ra một đặc điểm cơ bản của dịch vụ,
đó là tính vô hình. Điều này có nghĩa rằng, khách hàng sẽ không thể cảm nhận được
dịch vụ trước khi chúng được cung ứng và tiếp nhận. Thêm vào đó, Philip Kotler cũng
khẳng định hàng hóa được các công ty chào bán trên thị trường có thể trải ra từ một
phía là hàng hóa thuần túy đến phía bên kia là dịch vụ thuần túy, bao gồm: Hàng hóa
hữu hình thuần túy; Hàng hóa hữu hình có kèm theo dịch vụ; Hàng hỗn hợp; Dịch vụ
chính có kèm theo hàng hóa và dịch vụ phụ; và Dịch vụ thuần túy.
Theo định nghĩa của TS. Smerchai (2006, tr.1-7) “Dịch vụ là một trong hoạt
động sinh lời chủ yếu trong nền kinh tế thị trường hoặc sự vui lòng mà những người
bán hàng thực hiện để trao đổi các sản phẩm của mình”.
Về khái niệm tín dụng, đây là một thuật ngữ xuất phát từ chữ latin là
Creditium (tiếng anh gọi là Credit), có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Hiện nay, có
nhiều quan niệm về tín dụng, tiêu biểu là:
Theo Từ điển Tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên (2003, tr. 994) “Tín dụng
là sự vay mượn tiền mặt và vật tư, hàng hóa”.
Theo GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2013, tr. 87) “Tín dụng là quan hệ giữa các
bên về việc vay mượn một tài sản, gồm tài sản thực, tài sản tài chính hay uy tín”. Quan
22
hệ tín dụng đã được hình thành và ra đời từ rất lâu, thậm chí ngay sau khi chế độ công
xã nguyên thủy tan rã. Khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất xuất hiện, cũng là lúc xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa, làm phát sinh quan
hệ vay mượn bằng hiện vật (hàng hóa). Khi nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ phát triển,
tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ là chủ yếu. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, quan hệ tín dụng cũng ngày càng phát triển lên với
nhiều hình thức tín dụng mới tiên tiến hơn, đồng thời vai trò của hoạt động tín dụng
cũng ngày càng được khẳng định.
Theo TS. Lê Thẩm Dương (2006) “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền
hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay và bên đi vay trong đó bên cho vay chuyển giao tài
sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay
có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán” .
Từ các quan điểm trên có thể thấy rằng, về mặt bản chất, tín dụng là một mối
quan hệ giữa bên cho vay và bên đi vay với đối tượng được vay mượn là tiền tệ, hàng
hóa hay uy tín. Mối quan hệ này được cấu thành bởi các hành vi cơ bản là:
- Bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay một lượng tài sản nhất định;
- Bên đi vay được sử dụng tạm thời lượng giá trị tài sản đó trong một thời gian
nhất định;
- Bên đi vay phải hoàn trả vô điều kiện cho bên đi vay sau khi hết thời hạn sử
dụng theo thoả thuận. Thông thường giá trị được hoàn trả lớn hơn giá trị lúc cho vay,
phần lớn hơn này gọi là lợi tức.
Từ khái niệm “dịch vụ” và khái niệm “tín dụng” đã được làm rõ ở trên, khái
niệm “dịch vụ tín dụng” có thể được hiểu là sản phẩm vô hình được bên cho vay cung
cấp cho bên đi vay dưới hình thức bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử
dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn
trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ tín dụng rất phong phú và đa dạng với sự
tham gia của nhiều chủ thể, bao gồm:
- Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với doanh nghiệp,
các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng Nhà nước được thực hiện nhằm
hỗ trợ cho các ngành, khu vực kinh tế kém phát triển, xóa đói giảm nghèo, phát triển
các ngành kinh tế mũi nhọn và là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết vĩ
mô nền kinh tế. Tín dụng Nhà nước có chủ thể cấp tín dụng là Nhà nước; chủ yếu là
23
loại hình tín dụng trực tiếp, không thông qua tổ chức trung gian. Các hình thức của tín
dụng Nhà nước bao gồm: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng và các loại
bảo lãnh khác.
- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình
thức mua bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Hành vi mua bán chịu hàng hóa được xem là
hình thức tín dụng, trong đó, doanh nghiệp bán chuyển giao cho doanh nghiệp mua
quyền sử dụng vốn (dưới dạng hàng hóa) tạm thời trong một thời gian nhất định, và
khi đến thời hạn đã được thỏa thuận, doanh nghiệp mua phải hoàn lại vốn cho doanh
nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu. Tín dụng thương
mại có chủ thể cấp tín dụng là doanh nghiệp và đối tượng vay mượn là hàng hóa. Khối
lượng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối lượng hàng hóa được
đưa ra mua bán chịu. Cơ sở pháp lý xác định quan hệ tín dụng thương mại là giấy nhận
nợ, được gọi là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là thương phiếu. Thương phiếu là
chứng chỉ có giá ghi nhận yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện
một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.
- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng, trong đó
chủ yếu là các ngân hàng thương mại, với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã
hội và các cá nhân trong xã hội. Hình thức cấp tín dụng ngân hàng là việc thỏa thuận
để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tài sản hoặc cam kết cho phép sử dụng một
khoản tài sản theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho
thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
- Tín dụng quốc tế: Là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể kinh tế của một quốc
gia với các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Chủ thể cấp
tín dụng là Chính phủ, cơ quan nhà nước, ngân hàng quốc tế, tổ chức quốc tế, doanh
nghiệp và cá nhân. Đối tượng của tín dụng quốc tế có thể là hàng hóa hoặc tiền tệ. Tín
dụng quốc tế có thể chịu rủi ro do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối
đoái quốc tế.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, đối tượng tín dụng được nghiên cứu là
tín dụng ngân hàng, không bao gồm tín dụng thương mại, tín dụng Nhà nước và tín
dụng quốc tế. Với tín dụng ngân hàng, chủ thể cung ứng dịch vụ là các tổ chức tín
dụng được thành lập hợp pháp và thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng theo quy định của
Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
(công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính; quỹ tín dụng; hợp tác xã tín dụng... ); và
khách hàng tiếp nhận dịch vụ là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các
cá nhân trong xã hội.
24
Đặc điểm của dịch vụ tín dụng:
Trước tiên, dịch vụ tín dụng là một loại hình dịch vụ - những sản phẩm không
tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, nhằm
thỏa mãn đầy đủ, kịp thời, thuận tiện, văn minh các nhu cầu của sản xuất và đời sống
xã hội. Do đó, nó sẽ mang những đặc điểm cơ bản của sản phẩm dịch vụ, bao gồm:
- Tính vô hình: Dịch vụ không có hình thái vật chất cụ thể. Khách hàng có thể
bỏ tiền mua dịch vụ song thường không có một biểu hiện vật chất cụ thể nào cho dịch
vụ đó. Bên cạnh đó, dịch vụ không thể đo lường được bằng các phương pháp đo lường
thông thường về thể tích, trọng lượng; chất lượng dịch vụ cũng không thể xác định
trực tiếp thông qua những chỉ tiêu định lượng.
- Tính không tách rời giữa cung ứng và tiêu dùng dịch vụ: Trong nền kinh tế
thị trường, sản xuất hàng hoá tách khỏi lưu thông và tiêu dùng, nên hàng hoá có thể
được lưu kho để dự trữ và vận chuyển đi nơi khác theo cung, cầu của thị trường. Còn
đối với sản phẩm dịch vụ, dịch vụ được cung ứng và tiêu dùng đồng thời, và quá trình
này chỉ được hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng. Nếu chưa
có khách hàng, chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ.
- Tính không đồng nhất: Chất lượng dịch vụ thường không đồng nhất và dao
động trong một biên độ rất rộng, tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ, bao gồm người
cung ứng, người tiếp nhận dịch vụ, thời gian, địa điểm cung ứng phục vụ.
- Tính không lưu giữ được: Do quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ diễn
ra đồng thời nên dịch vụ không thể được sản xuất hàng loạt và lưu giữ trong kho sau
đó mới tiêu dùng. Trong cung ứng dịch vụ không có khái niệm tồn kho hoặc dự trữ sản
phẩm dịch vụ.
Bên cạnh đó, dịch vụ tín dụng còn có những đặc điểm riêng của nó, cụ thể là:
Thứ nhất, Tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin
Đây là đặc điểm quan trọng nhất trong các đặc điểm của dịch vụ tín dụng. Các
tổ chức chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng
mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; còn người đi
vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay.
Khi đưa ra quyết định cấp tín dụng, các tổ chức tín dụng thường sắp xếp thứ tự ưu tiên
của các tiêu chí như sau: (i) Tín nhiệm (uy tín, thiện chí) của người đi vay; (ii) Tính
khả thi của dự án (phương án kinh doanh); (iii) Bảo đảm tiền vay.
25
Thứ hai, Tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính
hoàn trả
Đối với tín dụng ngân hàng, ngân hàng là một trung gian tài chính “đi vay để
cho vay” nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho
ngân hàng hoàn trả vốn huy động. Để xác định thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng
phải căn cứ vào tính chất thời hạn nguồn vốn của mình và quá trình luân chuyển vốn
của đối tượng vay.
Nếu ngân hàng có nguồn vốn dài hạn, ổn định thì có thể cấp được nhiều tín
dụng dài hạn; ngược lại, nếu nguồn vốn không ổn định và kỳ hạn ngắn, mà cấp nhiều
tín dụng dài hạn thì sẽ gặp rủi ro thanh khoản. Mặt khác, thời hạn cho vay phải phù
hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì người vay mới có điều kiện trả
nợ đúng hạn. Nếu ngân hàng xác định thời hạn vay nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn
của đối tượng vay thì khách hàng không có đủ nguồn để trả nợ khi đến hạn, gây khó
khăn cho khách hàng. Ngược lại, nếu thời hạn cho vay lớn hơn chu kỳ luân chuyển
vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiềm ẩn
rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Việc hoàn trả nợ vay thể hiện giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín
dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất kinh doanh, trở về hình
thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay.
Thứ ba, Tín dụng phải dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện và dựa
trên nguyên tắc “Hoàn trả cả gốc và lãi”
Quá trình vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như:
Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, Hợp đồng bảo lãnh... trong đó bên đi vay (bên
bảo lãnh) phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho tổ chức cấp tín dụng khi
đến hạn. Bên cạnh đó, giá trị hoàn trả của tín dụng phải lớn hơn giá trị lúc cho vay.
Điều này nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả cho tổ chức cấp
tín dụng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay. Khoản lãi phải bù
đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản ánh bản chất hoạt động kinh
doanh của tổ chức cấp tín dụng.
Thứ tư, Tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao
Do luôn tồn tại thông tin bất cân xứng, dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro
đạo đức, việc đánh giá độ an toàn của hồ sơ vay vốn là rất khó. Bên cạnh đó, việc thu
hồi tín dụng không chỉ phụ thuộc vào khách hàng mà còn phụ thuộc vào môi trường
kinh doanh ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất,