MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRONG VIỆC BẢO QUẢN, CẢI TẠO
TRƯỜNG SỞ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một
vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Đảng và nhà nước ta luôn coi
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Nền giáo dục của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những tiến bộ và
cải cách vượt bậc so với thời điểm 10 năm về trước, song vẫn chưa đáp ứng được
đòi hỏi của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục luôn là mối quan tâm, trăn trở
không chỉ của các ban ngành có liên quan mà là của tòan xã hội. Bên cạnh các giải
pháp chiến lược như đổi mới công tác quản lý, đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp giáo dục, đổi mới chế độ thi cử, cách thức kiểm tra đánh giá thì việc
đầu tư thích đáng cơ sở vật chất cho trường học góp phần không nhỏ trong việc
giúp giáo viên và học sinh có điều kiện để đổi mới phương pháp giảng dạy và học
tập.
Trường sở là nơi in dấu những kỉ niệm đẹp nhất của đời học sinh, hình ảnh
mái trường mãi đọng lại trong tâm trí mỗi người. Có một ngôi trường xanh – sạch
– đẹp, đầy đủ các phòng chức năng và trang thiết bị phục vụ việc dạy và học là
nguyện vọng thiết tha của giáo viên và học sinh, là sự mong mỏi của các bậc phụ
huynh khi gửi con em vào học tại trường.
Trường sở là một trong các yếu tố cấu thành nên cơ sở vật chất- kĩ thuật, là
điều kiện đầu tiên để hình thành một nhà trường. Trường sở đủ và đúng quy cách
cho phép tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng để đào tạo một con người. Do
vậy việc bảo quản, cải tạo trường sở rất quan trọng vì nó là tài sản quý phục vụ cho
sự nghiệp giáo dục.
Đảng và nhà nước ta coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính
của đầu tư phát triển. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã dành phần kinh
phí không nhỏ để đầu tư cho giáo dục, trong đó có việc kiên cố hóa, hiện đại hóa
trường, lớp học.
Tại trường THPT Tam Hiệp, tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo
quản, cải tạo trường sở trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Hiện tại, Ban
lãnh đạo trường rất quan tâm đến việc bảo vệ, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa, xây
dựng thêm các phòng chức năng phục vụ cho việc dạy và học.
Với mong muốn góp phần tìm kiếm những biện pháp tối ưu để bảo quản, cải
tạo trường sở tôi đã làm sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp
quản lý trong việc bảo quản, cải tạo trường sở.
Trang 1
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
a) Các khái niệm liên quan đến đề tài
- Biện pháp: Là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể (theo Từ điển
Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng 1997).
- Quản lý: Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà
Nội xuất bản năm 1992, quản lý có nghĩa là:
+ Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.
+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.
Theo Henry Fayol: Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và
kiểm tra.
Theo F.Taylor: Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hòan thành công việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất.
Các tác giả Kast và Rosenweig thì cho rằng: Quản lý bao gồm việc điều hòa
các nguồn tài nguyên về người và vật chất để đạt tới mục đích.
Một cách khái quát: Quản lý là họat động, là tác động có định hướng, có chủ
đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
- Bảo quản: Là giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt.
- Cải tạo: Bằng phương pháp, cách làm để chất lượng được thay đổi căn
bản theo hướng tốt hơn.
- Trường sở: Trường sở là nơi tiến hành dạy học và giáo dục, đó là những
tòa nhà, sân chơi, vườn trường... và quang cảnh tự nhiên bao quanh trường.
b) Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng trong việc bảo quản, cải tạo trường sở
tại trường THPT Tam Hiệp năm học 2010-2011
b1)Về địa điểm:
Trường THPT Tam Hiệp nằm ở khu phố 4, đường Phạm Văn Thuận, phường
Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cổng chính giáp quốc lộ 15, ba
phía còn lại giáp nhà dân. Địa điểm của trường đạt các yêu cầu sau:
− Xây dựng ở vị trí trung tâm của khu dân cư.
− Thuận tiện cho việc đi lại của học sinh.
− Mặt bằng khô ráo, thoáng mát, sạch đẹp.
− Có tường rào bao quanh (cao 2m) có cổng, biển trường đúng quy định.
Trang 2
Tuy nhiên vị trí này có nhược điểm là chưa tạo được không gian yên tĩnh cho
việc giảng dạy, học tập và sinh hoạt. Cổng trường đã xuống cấp, màu sơn bị rỉ làm
mất đi vẻ đẹp mỹ quan của trường.
b2)Về cấp công trình
Trường có 25 phòng học có thể tổ chức học hai buổi một ngày cho 13 lớp, 6
phòng chức năng, 1 phòng thí nghiệm Hóa-Sinh, 1 phòng thí nghiệm Lý-Công
nghệ, 2 phòng máy vi tính, 1 phòng bảo vệ, 1 phòng quản sinh, 1 phòng y tế. Các
phòng học và phòng chức năng được xây dựng kiên cố, đáp ứng tốt cho việc giảng
dạy, học tập và làm việc của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh. Phòng
bảo vệ, phòng quản sinh và phòng y tế được xây dựng năm 2004 từ nguồn kinh phí
hỗ trợ của Hội Cha Mẹ Học Sinh, chất lượng các phòng vẫn còn khá tốt, đảm bảo
điều kiện làm việc. Hiệu trưởng đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đã tích
cực vận động Hội Cha Mẹ Học Sinh tham gia đóng góp xây dựng trường.
b3)Về diện tích đất đai
Tổng diện tích toàn trường là 2933m2. Năm học 2010-2011 trường THPT
Tam Hiệp có 1432 học sinh. Như vậy số diện tích cho mỗi học sinh là gần 2,05m 2,
so với điều lệ trường THPT năm 2007 con số này thua xa yêu cầu phải đạt (ít nhất
6m2/ học sinh đối với đô thị). Diện tích của trường so với số học sinh hiện nay
không thể xây dựng thành trường chuẩn Quốc gia.
Tỉ lệ diện tích các khu so với tổng diện tích trường như sau:
Diện tích (m2)
Tỉ lệ %
2097
71,5
Sân chơi, bãi tập
527
18
Cây xanh
309
10,5
Khu vực
Các khối
trình
công
Tiêu chuẩn
14 đến 20%
Từ 25% trở lên
40 đến 45%
Qua bảng trên ta thấy:
− Diện tích xây dựng các khối công trình quá nhiều, gấp gần 3,5 lần so với
mức cao nhất cho phép.
− Diện tích sân chơi, bãi tập thiếu 7% so với mức thấp nhất phải đạt.
− Diện tích cây xanh thiếu nhiều (thiếu gần 3,8 lần so với mức thấp nhất phải
đạt).
Nguyên nhân trường trước đây là trường Trung Học Tư Thục Thăng Long do
ông Nguyễn Tiến Thành làm chủ, năm 1976 ông hiến trường cho nhà nước để
phục vụ cho việc học tập của con em người lao động nên quỹ đất eo hẹp. Qua thời
gian số lượng học sinh ngày càng tăng do đó nhà trường ưu tiên đất để xây dựng
các khối công trình phục vụ cho việc học tập của học sinh.
b4) Về các khối công trình
Trang 3
− Khối học tập:
Phòng học gồm hai dãy, dãy A có 14 phòng xây năm 1997, dãy B có 6 phòng
xây năm 2006. Trong mỗi phòng có lắp đặt các thiết bị: 3 bộ bóng đèn; 02 cái quạt
trần; 01 bảng viết màu xanh lá cây thẫm bằng phẳng không bóng nhẵn; 01cửa ra
vào gắn kính được đặt ở đầu lớp phía bảng viết; 04 cửa sổ gắn kính có rèm để che
nắng; 01 bộ bàn ghế giáo viên; 24 bộ bàn ghế học sinh với 2 chỗ ngồi (dãy B) và
12 bộ bàn ghế học sinh với 4 chỗ ngồi (dãy A). Có đầy đủ hệ thống điện, ảnh Bác,
cờ Tổ quốc bằng nhựa và khẩu hiệu trang trí. Phòng học được xây dựng kiên cố,
thoáng mát, đủ ánh sáng, đúng tiêu chuẩn quy định, có đủ bàn ghế học sinh phù
hợp với cấp học, bàn ghế của giáo viên, bảng viết đúng quy cách. Tuy nhiên bàn
ghế học sinh chưa đồng bộ và bàn ghế của giáo viên một số lớp đã bị gẫy, mục;
tường và trần của các lớp học đã ngả màu sơn, loang nổ.
Phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành: Có 2 phòng vi tính với 30
máy được nối mạng, phòng học bộ môn chưa có trang thiết bị nên hiệu quả của
việc truyền thụ kiến thức cho học sinh chưa cao, chưa phát huy hết điểm mạnh của
bộ môn. Phòng thí nghiệm rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng. Đồ dùng thí nghiệm
chưa đủ để thực hiện các tiết thực hành theo phân phối chương trình.
Đa số học sinh có ý thức giữ gìn tài sản của trường, lớp, giữ gìn vệ sinh lớp
học nhưng còn không ít học sinh hay vẽ, khắc chữ lên mặt bàn làm cho bàn học
sinh dơ bẩn, mau hư, lớp học không sạch sẽ. Ý thức của một số học sinh chưa cao
trong việc giữ gìn tài sản của nhà trường, giữ vệ sinh lớp học.
− Khối phục vụ học tập
Hội trường và cũng là phòng giáo viên được bố trí ở lầu 1 dãy A với diện tích
96m . Trong hội trường có trang bị 42 bàn đôi, 4 quạt trần, 12 đèn, hệ thống âm
thanh. Hội trường có sức chứa 84 người dùng để họp hội đồng, tổ chức các đại hội,
ngoại khóa của Đoàn thanh niên. Diện tích của hội trường quá nhỏ so với quy định
(Năm học 2010-2011 trường có 1432 học sinh với quy mô được tính bằng 30%
tổng số học sinh toàn trường và diện tích một chỗ là 0,6m 2 thì diện tích của hội
trường phải gần 257m2).
2
Thư viện nằm ở tầng trệt của dãy B với diện tích 96 m2. Trong thư viện có 4
tủ gỗ gắn kính, 2 kệ gỗ và 1 kệ sắt đựng sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, sách
pháp luật.10m2 của thư viện được dùng làm chỗ làm việc cho kế toán, thủ quỹ của
trường. Giáo viên và học sinh cùng đọc chung tại một bàn ovan với 20 chỗ ngồi.
Thư viện không có phòng đọc riêng cho giáo viên và học sinh. Mặt khác kế toán và
thủ quỹ làm việc trong thư viện cũng ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh của thư
viện. Số lượng đầu sách chưa đầy đủ để phục vụ cho công tác dạy và học.
Phòng hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nằm ở tầng trệt của dãy A với
diện tích 24m2. Đây cũng là nơi hội họp của Chi bộ và Công đoàn trường. Phòng
được trang bị 4 tủ sắt (1 tủ của Chi bộ, 1 tủ của Công đoàn, 2 tủ của Đoàn thanh
niên), 1 bàn ovan với 12 chỗ ngồi, tượng Bác, rèm, huy hiệu Đảng, huy hiệu tổ
quốc và 1 tivi 29 inch cùng với hệ thống âm thanh. Trong phòng Đoàn treo nhiều
Trang 4
giấy khen của các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Chi bộ, Đoàn thanh niên. Phòng
hoạt động Đoàn nhỏ so với quy định (0,03m 2/học sinh x1432 học sinh thì diện tích
của phòng phải là 42,96m2) nên không đủ chỗ khi họp bí thư của các lớp để triển
khai công việc. Mặt khác vì chung phòng với Chi bộ và Công đoàn nên việc treo
giấy khen và cờ lưu niệm cũng hạn chế, chưa thể hiện được hết thành tích của
Đoàn trường.
Trường chưa có phòng truyền thống nên học sinh chưa thấy hết được hoạt
động cũng như thành tích đạt được của nhà trường qua các năm.
− Khối hành chính- quản trị
Phòng Hiệu trưởng có diện tích 18m 2, phòng Phó hiệu trưởng có diện tích
12m2 nằm ở tầng trệt của dãy A.Trong phòng có 1 bộ bàn ghế tiếp khách, bàn ghế
làm việc, 2 đèn dài, 2 quạt trần, 2 tủ sắt, điện thoại cố định, máy vi tính nối mạng,
tivi 29 inch, máy in. Văn phòng nằm giữa phòng Hiệu trưởng và phòng Phó hiệu
trưởng có diện tích 12m2. Văn phòng được trang bị 1 tủ gỗ và 1 tủ sắt đựng hồ sơ,
bàn ghế làm việc, 5 ghế nhựa to gắn cố định, 2 đèn dài,1 quạt trần, điện thoại cố
định, 1 máy vi tính nối mạng, 1 máy in, 1 máy photocopy.
Phòng hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng và văn phòng đều đạt chuẩn quy
định, có các trang thiết bị làm việc đầy đủ và đúng quy cách.
Phòng y tế có diện tích 18m 2, nằm ở giữa dãy A và dãy B. Được trang bị 2
giường, 1 máy vi tính, tủ thuốc, máy đo huyết áp, cân. Phòng y tế đạt chuẩn quy
định, ở vị trí yên tĩnh và có lối ra thuận tiện với bên ngoài, đáp ứng được việc
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho giáo viên và học sinh.
Phòng bảo vệ có diện tích 10m2 được bố trí ngay cổng ra vào. Trong phòng có
1 điện thoại cố định, bàn ghế làm việc, 1 quạt treo tường và 1 đèn 1,2m. Phòng bảo
vệ đạt chuẩn, có đủ thiết bị làm việc.
− Khu sân chơi, bãi tập
Khu sân chơi có diện tích 527m2 được tráng bê tông bằng phẳng, thuận lợi cho
việc tập trung học sinh, các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như nơi vui chơi, giải
trí cho học sinh sau mỗi tiết học. Diện tích sân chơi nhỏ so với quy định (chiếm
18% tổng diện tích mặt bằng của trường, trong khi điều lệ quy định ít nhất là 25%),
do đó không thể chứa hết học sinh toàn trường (1432 em), hạn chế trong việc tổ
chức các buổi lễ, ngoại khóa. Sân chơi không có vườn hoa và ít bóng mát ảnh
hưởng đến sức khỏe của học sinh.
Trường chưa có bãi tập cho học sinh nên chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ
cho việc giảng dạy và học tập môn thể dục, giáo dục quốc phòng, luyện tập thể dục
thể thao. Những năm trước, trường có mượn sân bóng đá của phường Bình Đa làm
bãi tập cho học sinh của trường, sân này rộng rãi nhưng không có bóng mát nên rất
vất vả cho giáo viên và học sinh vào những ngày nắng nóng. Sau đó Hiệu trưởng
đã quyết định cho học sinh học thể dục và quốc phòng tại trường, điều này lại ảnh
hưởng nhiều đến các lớp học vì lúc nghỉ giải lao các em rất ồn ào.
Trang 5
− Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước
Mỗi tầng có 2 nhà vệ sinh học sinh dành riêng cho nam và nữ, nhà vệ sinh
giáo viên được bố trí ở phòng giáo viên. Các nhà vệ sinh của học sinh không có vòi
nước rửa tay và hay bị nghẹt. Do số lượng học sinh quá đông nên sau mỗi giờ ra
chơi, các lớp gần cầu thang bị ảnh hưởng bởi mùi hôi bay ra từ nhà vệ sinh. Ý thức
giữ vệ sinh chung của học sinh còn thấp.
Hệ thống nước sinh hoạt chính (nước uống, nước sử dụng) được lấy từ nguồn
nước của công ty cấp nước thành phố Biên Hòa. Nước thải sinh hoạt thoát chung
với nước mưa bằng mương xây gạch có đan đậy.
− Khu để xe
Nhà để xe giáo viên có diện tích 60m2, nhà để xe học sinh có diện tích 102m 2.
Tất cả đều có mái che, nền bằng xi măng. Nhà để xe giáo viên gần cổng trường rất
thuận tiện cho giáo viên, phụ huynh, khách đến liên hệ công tác và không gây lộn
xộn ở sân trường trong giờ học của học sinh. Nhà để xe học sinh nhỏ, phải để cả
ngoài sân trường nên ảnh hưởng đến mĩ quan của trường và không có bạt che nên
làm xe học sinh mau hư.
b5) Về các yêu cầu khác
* Về chiếu sáng
Các loại phòng học đều được chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Hướng chiếu sáng
chính cho các phòng học là hướng Nam và Đông Nam, từ phía tay trái của học
sinh.
* Về phòng cháy chữa cháy
Cửa của các phòng ở gần lối ra và cầu thang, bề rộng hành lang và cầu thang
phù hợp với số người sử dụng và dễ dàng lưu thông khi có sự cố. Trường có trang
bị bình CO2 để chữa cháy, tuy nhiên không có hầm chứa nước và máy bơm chuyên
dụng.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Từ thực trạng quản lý của hiệu trưởng trong việc bảo quản, cải tạo trường sở
tại trường THPT Tam Hiệp năm học 2010-201, tôi đề xuất một số biện pháp quản
lý trong việc bảo quản, cải tạo trường sở như sau:
a) Nhiệm vụ của Hiệu trưởng
− Phải nhận thức được công tác bảo quản, cải tạo trường sở là nhiệm vụ
không thể thiếu của mình, từ đó lôi cuốn mọi người cùng tham gia.
− Có tầm nhìn chiến lược, có khả năng dự đoán tốt để lên kế hoạch cụ thể,
chính xác cho công tác bảo quản, cải tạo trường sở.
− Có tâm huyết hết lòng vì sự nghiệp chung, mua trang thiết bị cần thiết,
chất lượng, giá hợp lý, không tham ô, lãng phí trong việc bảo quản, cải tạo
trường sở.
− Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học có sẵn một cách khoa học,
đúng quy định, không để hư hao mất mát. Phân công tập thể quản lý, giám
Trang 6
sát, cá nhân phụ trách rõ ràng, phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với
năng lực và vai trò của từng người. Gắn quyền lợi khi sử dụng và trách
nhiệm nếu hư hao hoặc để xảy ra mất mát do ý muốn chủ quan của người
sử dụng phải có đền bù thích đáng.
− Luôn chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên, kịp thời sự thực hiện của các thành
viên. Lấy việc bảo trì, bảo dưỡng định kì cơ sở vật chất làm đầu, không
chờ đến khi hư hỏng mới sửa chữa.
− Đưa công tác bảo quản cơ sở vật chất vào diện thi đua, hàng tuần, hàng
tháng có nhắc nhở, hàng năm bình xét khen thưởng kịp thời.
− Nâng cao ý thức bảo vệ trường lớp, bảo quản tài sản của nhà trường, giữ
gìn môi trường sư phạm Xanh – Sạch – Đẹp cho tất cả các thành viên
trong trường.
− Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự hỗ trợ của hội cha mẹ
học sinh, các cấp chính quyền địa phương và phát huy tốt vai trò của các
thành viên trong nhà trường trong công tác bảo quản, cải tạo trường sở.
−Thường xuyên tiến hành việc thu thập và phân tích thông tin trong lĩnh vực
phát triển công nghệ dạy học, nhằm phát hiện tìm ra các loại cơ sở vật chất
kỹ thuật mới để thay thế dần những cơ sở vật chất kỹ thuật cũ đã lỗi thời,
lạc hậu.
−Khai thác và tiếp cận luồng thông tin trong công tác quản lý cơ sở vật chất
kỹ thuật từ đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh của trường và từ xã hội, các
tổ chức đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng... nhằm phát hiện
được những khe hở, thiếu sót để có các biện pháp khắc phục, điều chỉnh
kịp thời và ra các quyết định quản lý chính xác, hợp lý.
−Nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc sử dụng 3Đ: đúng lúc, đúng chỗ và đủ
cường độ.
−Quản lý trường sở theo quan điểm tổng hợp, thống nhất trên 3 mặt: sử dụng,
bảo quản và sửa chữa có hiệu quả các khối công trình, đất đai, phòng ốc và
tất cả các trang thiết bị khác đúng quy định, đúng công năng, không sử
dụng vào mục đích cá nhân tư lợi.
−Lập kế hoạch cải tạo các công trình đang xuống cấp: tường và trần của các
phòng học, nhà vệ sinh học sinh, cổng trường. Trang bị đồng bộ bàn ghế
học sinh, thay mới bàn ghế của giáo viên.
−Hợp đồng địa điểm thích hợp làm chỗ học thể dục và quốc phòng cho học
sinh.
−Yêu cầu người giữ xe phải có bạt để che xe học sinh để ngoài trời.
−Để nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị dạy học cho giáo viên, hiệu
trưởng cần:
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường.
+ Cử giáo viên phụ trách thiết bị, phòng thí nghiệm đi học tập, tham quan,
dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học.
Trang 7
− Tổng diện tích đất của trường là rất thấp so với chuẩn nên hiệu trưởng cần
tham mưu với các cấp chính quyền và ngành để có thêm đất xây dựng phòng
truyền thống, bãi tập, sân chơi cho học sinh
− Xây dựng hồ sơ quản lý trường sở đối với từng bộ phận, từng đơn vị trong
trường. Từng học kỳ, tháng, tuần có kế hoạch cụ thể, thích hợp.
−
Thiết lập các loại hồ sơ, sổ sách, ghi chép cụ thể, rõ ràng nhằm theo
dõi tình hình sử dụng các loại tài sản hiện có của nhà trường cũng như kiểm
tra được việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.
−
Thường xuyên cập nhật hồ sơ sổ sách về quản lý cơ sở vật chất để có
những sửa chữa kịp thời, đồng thời làm tốt công tác dự đoán, chuẩn bị mua
sắm cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy và học tập.
− Thành lập lực lượng kiểm tra cơ sở vật chất, tiến hành kiểm tra thường
xuyên, định kì(chuẩn bị bước vào năm học, kết thúc học kỳ I, cuối năm học),
đột xuất và tự kiểm tra nhằm đánh giá mức độ đều đặn, nề nếp ổn định của
việc sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật để kịp thời uốn nắn sửa chữa những
mặt còn hạn chế, phát hiện những hư hỏng để cải tạo, sửa chữa ngay và rút
ra những kinh nghiệm trong việc sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật.
− Đầu năm học có sự kiểm kê thực trạng các phòng học, lập biên bản bàn giao
cơ sở vật chất trong phòng học cho các lớp để các lớp có trách nhiệm bảo
quản tài sản trong phòng học của lớp mình.
− Tiến hành kiểm kê tài sản vào ngày 31/12 hàng năm. Sau khi kiểm kê tài
sản, hiệu trưởng tổng hợp các số liệu cùng ban kiểm tra bàn bạc thống nhất
xem cái gì cần sửa chữa, cái gì cần thay mới (ghi cụ thể trong biên bản),
đồng thời trong cuộc họp hội đồng sư phạm, hiệu trưởng rút kinh nghiệm
trong việc sử dụng, bảo quản tài sản của nhà trường.
− Thường xuyên nhắc nhở mọi người nêu cao tinh thần làm chủ, có ý thức bảo
quản tài sản chung, ý thức phòng cháy chữa cháy.
− Khen thưởng và biểu dương kịp thời các thành viên trong nhà trường, cha
mẹ học sinh, các nhà hảo tâm, các lực lượng xã hội đã có đóng góp tích cực
trong việc bảo quản, cải tạo trường sở.
− Chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất tổ chức xây dựng cảnh
quan môi trường sư phạm Xanh – Sạch – Đẹp.
− Thường xuyên cho xử lý mùi bằng hóa chất, dọn dẹp sạch sẽ nhà vệ sinh của
học sinh để không còn hiện tượng bay mùi cũng như đảm bảo sức khoẻ cho
học sinh.
− Chỉ đạo bộ phận lao công đặt trong mỗi lớp một sọt rác bằng nhựa nhằm giữ
gìn vệ sinh lớp học.
− Đưa việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất vào thành tiêu chí đánh giá thi
đua của giáo viên và học sinh.
− Tiến hành tập dợt phòng cháy chữa cháy, trang bị thêm bình chữa cháy và
các thiết bị chữa cháy cục bộ (nhờ công an phòng cháy chữa cháy thành phố
Biên Hòa thẩm định, tư vấn, lắp đặt). Xây hầm chứa nước và trang bị máy
bơm chuyên dụng để chuẩn bị cho công tác phòng cháy chữa cháy.
Trang 8
b) Nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên
− Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và học
sinh lớp mình phụ trách vệ sinh lớp học một tháng một lần bao gồm các
công việc: lau cửa kính, quạt trần, dùng giấy nhám chà sạch các chữ viết,
hình vẽ chỗ mình ngồi, cạo sigum trong phòng học và ngoài hành lang của
lớp.
− Trong các buổi lên lớp giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có trách
nhiệm nhắc nhở giáo dục học sinh ý thức bảo quản tài sản của lớp, tắt đèn,
quạt trước khi ra khỏi lớp, ý thức bảo vệ trường lớp, giữ gìn vệ sinh chung
để trường lớp luôn sạch, đẹp.
− Giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh trong lớp chịu trách nhiệm bảo quản tài
sản trong phòng học lớp mình, nếu có hư hỏng về bàn, ghế, rèm cửa, đèn,
quạt... thì lớp trưởng báo cáo cho phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất
biết để có kế hoạch sửa chữa hoặc thay mới kịp thời.
− Kế toán cập nhật đầy đủ các số liệu về trường sở, quản lý tài sản bằng hồ sơ
sổ sách kết hợp với kiểm tra định kì (đầu năm, giữa năm, cuối năm) nhằm
báo cáo cho hiệu trưởng số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản
cố định hiện có trong nhà trường, công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa
chữa tài sản của trường.
− Bảo vệ quán triệt cam kết về bảo vệ tài sản của nhà trường, chịu trách nhiệm
theo dõi chung, kịp thời báo cáo với Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật
chất về những trục trặc, hư hỏng để có kế hoạch sửa chữa.
− Lao công thường xuyên tăng cường công tác vệ sinh hàng ngày, công tác
tưới, tôn tạo hệ thống cây xanh trong khuôn viên trường, đảm bảo trường
lớp luôn sạch sẽ, các nhà vệ sinh không bị bay mùi.
− Quản sinh hàng ngày đều có kiểm tra từng phòng học vào đầu và cuối mỗi
buổi học để ghi nhận tình hình cơ sở vật chất, vần đề vệ sinh của các lớp học
nhằm có sự điều chỉnh kịp thời.
c) Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường
− Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, các công
ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn, các mạnh thường quân cùng tham gia bảo
quản, cải tạo trường sở.
− Phối hợp với Công đoàn đưa việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất vào
thành 01 tiêu chí thi đua của giáo viên.
− Phối hợp với Công đoàn tổ chức cuộc thi làm đồ dùng dạy học trong cán bộ,
giáo viên nhằm chọn ra những đồ dùng dạy học có chất lượng, hiệu quả cao
đồng thời tạo ra được nhiều mô hình, tranh ảnh.... giúp nâng cao chất lượng
giảng dạy.
− Thường xuyên phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua những
buổi chào cờ, hoạt động ngoại khoá, thực hiện công trình thanh niên, các
buổi lao động vệ sinh toàn trường nhằm giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ
trường lớp, giữ gìn vệ sinh chung, xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp.
Trang 9
− Phối hợp với Đoàn thanh niên đưa việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất
của các lớp vào thành 01 tiêu chí thi đua từng tuần của các lớp.
− Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức cho học sinh tặng lại sách cũ cho thư
viện vào cuối các năm học.
− Tích cực vận động Hội cha mẹ học sinh, các công ty xí nghiệp đóng trên địa
bàn, các mạnh thường quân ủng hộ cây xanh, hoa kiểng và một số trang thiết
bị, sách cho nhà trường để phục vụ tốt hơn cho việc giáo dục học sinh.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tại đơn vị trong năm học 20112012 đã thu được một số kết quả sau:
Trường đã quản lý và bảo quản tốt cơ sở vật chất, giảm thiểu chi phí sửa chữa.
Trường lớp khang trang, sạch đẹp hơn nhờ tất cả các thành viên trong trường đã
nâng cao ý thức bảo vệ trường lớp, bảo quản tài sản của nhà trường, giữ gìn môi
trường sư phạm Xanh – Sạch – Đẹp.
Với sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh, nhà trường đã tiến hành sơn lại trần và
tường các phòng học, làm cho lớp học sạch sẽ và sáng hơn tạo điều kiện thuận lợi
để học sinh học tập. Bàn ghế học sinh đã được trang bị đồng bộ, bàn ghế giáo viên
được thay mới.
Trường có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách ghi chép cụ thể, rõ ràng tình hình sử
dụng các loại tài sản hiện có của nhà trường và việc sử dụng đồ dùng dạy học của
giáo viên.
Công Đoàn và Đoàn thanh niên đã đưa việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất
của các lớp vào thành 01 tiêu chí thi đua, điều đó đã làm tăng tinh thần trách nhiệm
của mỗi cá nhân trong việc bảo quản trường sở. Những trục trặc, hư hỏng ở các lớp
đều được sửa chữa kịp thời để phục vụ tốt cho việc học của học sinh.
Nhà trường đã thuê câu lạc bộ thể dục thể thao của trường cao đẳng nghề Đồng
Nai làm chỗ để học thể dục, giáo dục quốc phòng cho học sinh.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với trường THPT Tam Hiệp
−
Lập kế hoạch cải tạo các công trình đang xuống cấp: nhà vệ sinh
học sinh, cổng trường, xây dựng hầm chứa nước và máy bơm chuyên
dụng.
−
Tham mưu với cấp trên và chính quyền địa phương để mở rộng
diện tích của trường.
2. Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Nai
−
Thường xuyên kiểm tra để có phương án đầu tư cho việc nâng cấp, cải
tạo các trường cũ.
−
Đặt vấn đề với thành phố Biên Hòa theo hướng mở rộng diện tích đất
cho trường để xây dựng các hạng mục còn thiếu: phòng truyền thống, bãi
tập, sân chơi cho học sinh, …nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học
tập được tốt hơn.
−
Trang bị thêm sách, thiết bị dạy học cho các trường.
3. Đối với chính quyền địa phương
Trang 10
−
−
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Tạo điều kiện về đất đai để trường có thể mở rộng diện tích.
Lực lượng công an và dân phòng của phường có sự hỗ trợ kịp thời
trong việc bảo vệ trường sở.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị quyết 14 ngày 11/01/1979 của Bộ Chính Trị về cải cách giáo dục.
Văn kiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng về giáo dục và
đào tạo.
Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông.
Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng chính phủ về
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Luật giáo dục – năm 2005.
Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày
02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quyết định 27/2001/QĐ-BGD&ĐT về quy chế công nhận trường trung
học đạt chuẩn quốc gia.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3978-84: tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ
thông.
Chuyên đề “Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phổ thông” của
thầy Trần Quốc Bảo- Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí
Minh.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Hòang Mai Lan
Trang 11
Trang 12