Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THÓI QUEN SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN XÃ HỘI HỌC KHÓA 20 ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.53 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC

THỐNG KÊ XÃ HỘI
HỌC
BÁO CÁO ĐỀ TÀI THÓI QUEN SỬ DỤNG INTERNET
CỦA SINH VIÊN XÃ HỘI HỌC KHÓA 20 ĐẠI HỌC KHOA
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Giảng viên: Th.S Phạm Thị Thùy Trang
SVTH: Nguyễn Thụy Thanh Hiền
MSSV: 1456090039
Lớp: 2 – XHHK20

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2016


Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đóng vai trò và có sức ảnh hưởng vô
cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Không những mang lại
những tiện ích cho người dùng, công nghệ thông tin mang lại một khối lượng lớn việc
làm cho người lao động Việt Nam cùng như góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập việc kết nối con người với thế giới xung quanh
thông qua Internet lại càng được quan tâm hơn.
Chúng ta không thể phủ nhận những vai trò vô cùng quan trọng của Internet trong
cuộc sống thường nhật của con người như tìm kiếm thông tin, kinh doanh, quảng cáo,
học tập, giải trí,… Tuy vậy, việc kiểm soát bản thân để tối ưu hóa tiện ích của
Internet cho mỗi cá nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình sử dụng, các
nhóm khác nhau với mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau tạo ra sự khác nhau
trong thói quen sử dụng Internet. Thói quen này tạo thành bản sắc riêng của mỗi
nhóm, từ đó mà có cách nhìn khác nhau trong trong việc thực hiện truyền thông hay


khảo sát tới các đối tượng khác nhau.
Nghiên cứu chọn nhóm sinh viên để khảo sát, cụ thể là sinh viên khoa Xã hội học
khóa 20, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM để khảo sát bởi vì
sinh viên là tầng lớp tiếp cận nhiều, nhanh với Internet cũng là nhóm dễ dàng sử dụng
được các công dụng mới của Internet. Internet đặc biệt quan trọng với sinh viên trong
việc tìm kiếm thông tin, cập nhật tin tức hằng ngày để bổ sung kiến thức học tập,
nghiên cứu. Sinh viên cũng là đối tượng có nhiều thời gian rảnh để truy cập Internet
với các nhu cầu và mục đích khác nhau tạo thành thói quen của nhóm. Nghiên cứu
chọn nhóm sinh viên Xã hội học khóa 20 vì đây là sinh viên khối ngành xã hội, việc
tiếp cận Internet rất quan trọng với nhóm này trong công việc học tập, nghiên cứu
cũng như đời sống hiện tại.
Có nhiều yếu tố tạo nên thói quen sử dụng Internet ở các nhóm khác nhau, trong đó
có các yếu tố như nhu cầu sử dụng, mục đích sử dụng, chi phí bỏ ra, giới tính hay
thời gian sử dụng… Với mỗi nhóm lại có những đặc trưng riêng khác nhau tạo thành
thói quen riêng mang tính bản sắc cho mỗi nhóm. Như vậy, đâu là thói quen sử dụng
Internet của nhóm sinh viên khoa Xã hội học khóa 20? Đây là lý do mà nghiên cứu
chọn đề tài “Thói quen sử dụng Internet của sinh viên khoa Xã hội học Khóa 20, Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM”.
Nghiên cứu khảo sát 126 sinh viên khoa Xã hội học Khóa 20, với 26 sinh viên nam,
chiếm 20.6% và 100 sinh viên nữ, chiếm 79.4% để tìm hiểu thói quen sử dụng
Internet của nhóm sinh viên này.
Nghiên cứu chọn phân tích mối tương quan giữa mục đích sử dụng Internet với biến
giới tính và thời gian sử dụng Internet với biến giới tính để tìm hiểu thói quen sử
dụng Internet của nhóm sinh viên Xã hội học khóa 20 có bị ảnh hưởng bởi giới tính
hay không.
1. Sự khác biệt trong mục đích sử dụng Internet theo giới tính.


Trong sự khác biệt giữa mục đích sử dụng Internet với giới tính ta nhóm các mục
đích sử dụng chung thuộc tính lại với nhau thành 4 nhóm với các đại diện:

Nhóm Mạng xã hội: Tham gia mạng xã hội, nhắn tin/liên lạc với bạn bè với đại
diện là tham gia mạng xã hội.
- Nhóm học tập/công việc: Xem tin tức/đọc báo, xem tài liệu/công việc, giao
dịch ngân hàng với đại diện là xem tin tức/đọc báo
- Nhóm giải trí: chơi game trực tuyến, nghe nhạc trực tuyến, xem phim, xem
thông tin mua sắm với đại diện là chơi game trực tuyến.
- Nhóm khác.
-

Với mỗi nhóm được phân chia, chọn đại diện để phân tích về sự khác biệt trỏng sử
dụng Internet với giới tính như sau:
a. Nhóm mạng xã hội

Tương quan giữa biến Tham gia mạng xã hội với Giới tính ta thấy rằng, Giới tính là
biến độc lập, trong khi đó Tham gia mạng xã hội và biến phụ thuộc. Từ đó trong so
sánh 126 sinh viên được khảo sát, ta thấy được có 117 sinh viên sử dụng Internet để
tham gia mạng xã hội, chiếm 92.9%, trong khi đó chỉ có 9 sinh viên không sử dụng
Internet để tham gia mạng xã hội, chiếm tỉ lệ 7.1%. Trong sự khác biệt về giới tính ta
thấy rằng:
Ở sinh viên nam, có 25 sinh viên chọn có tham gia mạng xã hội, chiếm 96.2%,
và chỉ 1 sinh viên không chọn, chiếm tỉ lệ 3.8%.
- Ở sinh viên nữ, 92 sinh viên chọn có tham gia mạng xã hội, chiếm tỉ lệ 92.0%,
8 sinh viên chọn không, chiếm tỉ lệ 8.0%.
-

Như vậy ta thấy rằng, sự chênh lệch trong tỉ lệ sinh viên nam và nữ sử dụng Internet
để tham gia mạng xã hội rất ít, chênh lệch 4.2%. Do ngày nay, mạng xã hội đóng vai
trò quan trọng và có thể nói là không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của các
bạn sinh viên. Đây vừa là kênh để cập nhật tin tức, vừa là nơi trao đổi học tập, liên
lạc với bạn bè, gia đình, thầy cô,… dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm. Vì vậy hầu hết

sinh viên đều chọn tham gia mạng xã hội để tối ưu hóa tiện ích mà công cụ này mang
lại.
b. Nhóm học tập

So sánh tương quan giữa Xem tin tức/đọc báo với Giới tính với biến độc lập là Giới
tính và biến phụ thuộc là Xem tin tức/đọc báo, ta thấy có 107 sinh viên chọn có xem
tin tức/đọc báo, chiếm 84.9%, 19 sinh viên chọn không, chiếm 15.1%. Tỉ lệ này cho
thấy sự chênh lệch giữa nhóm nam và nữ:
Ở nhóm nam, có 20 sinh viên chọn có xem tin tức/đọc báo, chiếm 76.9%, 6
sinh viên chọn không, chiếm 23.1%.
- Ở nhóm nữ, có 87 sinh viên chọn có xem tin tức/đọc báo, chiếm 87.0%, 13
sinh viên chọn không, chiếm tỉ lệ 13.0%.
-


Lý giải cho sự chênh lệch tỉ lệ có xem tin tức/đọc báo giữa nam và nữ là do đặc điểm
giới tính, giới nữ thường thích xem các tin tức, thông tin trên mạng nên truy cập vào
Internet để xem tin nhiều hơn nam giới. Điều này ảnh hưởng tới kết quả tương quan
giữa xem tin tức/đọc báo với giới tính.
c. Nhóm giải trí

Trong so sánh tương quan giữa biến Chơi game trực tuyến và Giới tính với Giới tính
là biến độc lập và Chơi game độc lập là biến phụ thuộc ta thấy tổng quát có 36 sinh
viên chọn có chơi game trực tuyến, chiếm 28.6%, 90 sinh viên chọn không, chiếm tỉ
lệ 71.4%. Trong tương quan, ta thấy:
Ở nhóm nam, 9 sinh viên chọn có chơi game trực tuyến, chiếm tỉ lệ 34.6%, 17
sinh viên chọn không, chiếm tỉ lệ 65.4%.
- Ở nhóm nữ, 27 sinh viên chọn có chơi game trực tuyến, chiếm tỉ lệ 28.6%, 73
sinh viên chọn không, chiếm tỉ lệ 73.0%.
-


Kết quả này cho thấy có sự khác biệt trong việc sử dụng Internet để giải trí, cụ thể là
chơi game trực tuyến ở nam và nữ. Lý giải cho sự chênh lệch là 6.0% giữa nam và nữ
là do mối quan tâm khác nhau và do đặc điểm tâm lí nam giới háo thắng hơn nữ,
game online kích thích tâm lí giành chiến thắng ở nam giới nhiều hơn nữ, tạo ra sự
tương quan giữa hai biến chơi game trực tuyến với giới tính
d. Nhóm khác

Tương quan giữa biến độc lập – Giới tính và biến phụ thuộc – Khác (Mục đích sử
dụng Internet). Tỉ lệ chênh lệch rõ nét với 0 sinh viên nam nào chọn Mục đích khác,
và 4.0% sinh viên nữ chọn có. Điều này có thể giải thích là do Internet có nhiều tiện
ích thu hút nữ giới hơn nam nên có tỉ lệ cao hơn nam giới.
2. Sự khác biệt trong thời gian sử dụng Internet của sinh viên khoa Xã hội

học khóa 20 theo giới tính
a. Thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày thường theo nhóm với Giới tính
Nhìn chung, thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày thường của sinh viên có sự
khác biệt nhau. Nhóm sinh viên sử dụng Internet từ 60 đến 120 phút và từ trên 120
phút đến 180 phút có tỉ lệ cao nhất và như nhau, 31.7%. Khoảng thời gian từ trên 180
phút đến 240 phút có 9 sinh viên chọn, chiếm tỉ lệ 20.6%. Thời gian từ trên 240 đến
300 phút và trên 360 phút có tỉ lệ như nhau, 7.1%. Thấp nhất là nhóm từ trên 300 đến
360 phút, 2 sinh viên chọn với tỉ lệ 1.6%.
Khảo sát 126 sinh viên khoa Xã hội học Khóa 20, với 26 nam và 100 nữ, ta thấy rằng,
có sự khác biệt rõ nét trong thời gian sử dụng Internet trung bình ngày thường của
sinh viên.
-

Nhóm từ 60 phút đến 120 phút, có 8 sinh viên nam lựa chọn, chiếm 30,8%,
trong khi đó, ở nhóm thời gian này có 32 nữ lựa chọn, chiếm tỉ lệ 32.0%. Như



vậy, tỉ lệ sử dụng Internet ở nam và nữ trong nhóm thời gian từ 60 đến 120
phút không có sự chênh lệch nhiều.
- Nhóm từ trên 120 phút đến 180 phút, có 5 sinh viên nam lựa chọn, chiếm
19.2%, trong khi đó có 35% nữ lựa chọn, chiếm 35.0%. Chênh lệch, 15.8%,
cho thấy tỉ lệ sinh viên nữ dành từ 2-3 tiếng/ngày cho Internet cao hơn nam
giới. Ngược lại, nhóm từ trên 180 đến 240 phút lại có tỉ lệ nam cao hơn nữ, với
nhóm nam là 26.9% và nhóm nữ là 19.0%, chênh lệch 10.6%.
- Khảo sát nhóm trên 240 phút lại thấy tỉ lệ nam giành thời gian truy cập Internet
luôn cao hơn nữ.
Kết quả cho thấy, nhóm nam luôn giành thời gian truy cập Internet cao hơn nhóm nữ
ở mức thời gian từ trên 180 phút do nhóm nam sử dụng Internet để giải trí, cụ thể là
chơi game và xem phim (cần nhiều thời gian) nhiều hơn hẳn nữ. Điều này có thể giải
thích là do nữ giới có nhiều mối quan tâm chi phối hơn là nam, nên thời gian sử dụng
Internet cũng hạn chế hơn nam.
Kiểm định T-test Thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày thường theo nhóm với
Giới tính, giả thiết “Có sự khác biệt giữa thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày
thường theo Giới tính”. Ta thấy số Sig = 0.285, tức là số Sig > 0.05, không có đủ
bằng chứng để kết luận giả thiết.
b. Thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày thứ bảy hoặc chủ nhật theo nhóm

với Giới tính.
Với biến Giới tính là biến độc lập và biến Thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày
thứ bảy hoặc chủ nhật theo nhóm là biến phụ thuộc ta thấy rõ sự khác biệt trong thời
gian sử dụng Internet trung bình/ngày thứ 7 hoặc chủ nhật như sau:
Trong khoảng thời gian từ 30 đến 120 phút, tỉ lệ sinh viên nam truy cập
Internet là 19.2%, cao hơn nữ là 13.0%, chênh lệch 5.8%.
- Khoảng thời gian từ trên 120 đến 210 phút và từ trên 210 đến 300 phút, tỉ lệ
sinh viên nữ truy cập Internet nhiều hơn nam, lần lượt với tỉ lệ là 21.0% và
43.0%, cao hơn so với nam lần lượt là 11.5% và 23.1%.

- Khoảng thời gian từ trên 300 phút, tỉ lệ sinh viên nam truy cập Internet luôn
cao hơn tỉ lệ sinh viên nữ, chênh lệch khoảng hơn 10.0%.
-

Như vậy nhìn chung, thời gian sinh viên nam truy sử dụng Internet trung bình/ngày
thứ 7 hoặc chủ nhật hầu hết luôn cao hơn nữ. Cho thấy nhu cầu truy cập Internet cao
của nhóm sinh viên nam để đạt được các mục đích truy cập Internet.
Kiểm định T-test Thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày thứ 7 hoặc chủ nhật
theo nhóm với Giới tính, giả thiết “Có sự khác biệt giữa thời gian sử dụng Internet
trung bình/ngày thứ 7 hoặc chủ nhật theo Giới tính”. Ta thấy cho ra kết quả số Sig =
0.038, tức là 0.038<0.05, khẳng định có sự khác biệt giữa thời gian sử dụng Internet
trung bình/ngày thứ 7 hoặc chủ nhật theo Giới tính. Như vậy, có thể kết luận rằng
thời gian sử dụng Internet giữa nam và nữ trung bình/ngày thứ 7 hoặc chủ nhật có sự


khác biệt. Sự khác biệt này tạo ra do mối quan tâm khác nhau và do đặc điểm giới
tính của nam và nữ quy định.
3. Kết luận

Kết quả khảo sát cho thấy phần nào thói quen của sinh viên Xã hội học K20 trong sử
dụng Interner. Đặc biệt là trong tương quan giữa mục đích sử dụng Internet, thời gian
sử dụng Internet trung bình ngày thường và ngày cuối tuần với biến giới tính.
Tuy nhiên do số lượng mẫu không đảm bảo, số lượng nam chưa đủ 30 nên kết quả
khảo sát chưa có mức độ tin cậy cao, gây khó khăn trong việc kết luận chung về thói
quen sử dụng Internet của sinh viên Xã hội học khóa 20.
Điểm tương đồng của bài phân tích với tài liệu tham khảo: Kết quả phân tích cho thấy
sinh viên nam có thời gian truy cập Internet trung bình/ngày thường cũng như ngày
cuối tuần cao hơn sinh viên nữ. Thời gian truy cập Internet trung bình ở nam và nữ
dao động ở con số từ 1.5 – 2.5 tiếng/ngày thường và từ 2 – 3 tiếng/ngày cuối tuần,
cho thấy thời gian sinh viên sử dụng Internet tương đối ổn định, đủ để đáp ứng các

nhu cầu hằng ngày là cập nhật, tìm kiếm thông tin, giải trí,…
Điểm khác biệt của bài phân tích với tài liệu tham khảo:
Mục đích truy cập Internet của sinh viên đa dạng hơn trong tài liệu tham khảo,
mở rộng nhiều hơn các mục đích của sinh viên khi truy cập Internet.
- Kết quả tương quan giữa thời gian sử dụng Internet trung bình cho thấy có sự
khác biệt trong thời gian sử dụng Internet trong giới tính ở nhóm nam và nhóm
nữ, tạo ra thói quen khác nhau giữa nhóm nam và nhóm nữ trong thời gian sử
dụng Internet.
-

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hành vi sử dụng mạng Internet của thanh thiếu niên tại Hà Nội, năm 2010,
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Trần Phương Thùy, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Internet: Mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc, năm 2013, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng internet của sinh viên, nhóm sinh viên lớp Công
nghiệp ở sinh viên Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Luận văn tốt nghiệp: Nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh, Đại học An Giang, Mai Thị Thúy Như.
Thực trạng sử dụng Internet và những tác động của Internet đến sinh viên
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Trần Minh Trí và Đỗ Minh Hoàng.
Mạng xã hội với sinh viên, Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị
Hồng Thái, năm 2015, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hội thảo khoa học “Nghiện Internet: Những thách thức mới trong xã hội hiện

đại”, nguồn: />


×