Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Khảo sát điều tra về việc sử dụng Internet trong sinh viên khu vực Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.76 KB, 19 trang )

[LOGO]
K46 Anh 4 Qun tr kinh doanh
Tiểu luận Marketing
Đánh giá, khảo sát, điều tra việc sử dụng dịch vụ
INTERNET TRONG SINH VIÊN KHU VựC hà NộI HIệN
NAY
Nhúm 15
Cỏc thnh viờn
Gi¸o viªn híng dÉn: NguyÔn HuyÒn Minh
Mục lục
I. Phần I: Internet ở Việt Nam.......................................................2
A. Giới thiệu về Internet 2
1. Quá trình phát triển của Internet..........................................................2
2. Tình hình tổng quan thông tin..............................................................6
a) C ơ sở hạ tầng, thiết bị ............................................................6
b) Các nhà cung cấp hiện nay....................................................7
c) Mức độ (tỷ lệ) kết nối.............................................................8
d) Các gói sản phẩm t ươ ng ứng từng đối t ư ợng khách hàng. ....9
B. Sinh viên với Internet hiện nay 11
II. Phần II: Kết quả khảo sát, điều tra sinh viên tại Hà Nội....13
A. Mục đích và ph ươ ng pháp 13
1. Mục đích............................................................................................13
2. Ph ươ ng pháp ......................................................................................14
B. Nội dung điều tra 14
1. Nội dung survey.................................................................................14
2. Thông tin thu thập..............................................................................16
3. Kết quả điều tra, khảo sát...................................................................17
a) Nhận biết của sinh viên........................................................17
b) Việc sử dụng của sinh viên...................................................19
c) Mức độ ư u thích của sinh viên .............................................21
C. Nhà cung cấp dịch vụ Internet đ ư ợc tin dùng nhất đối với


sinh viên Việt Nam tại Hà Nội 22
III. Phần III: Nhận định, đề xuất của nhóm nghiên cứu..........25
I. Phần I: Internet ở Việt Nam
A. Giới thiệu về Internet
1. Quá trình phát triển của Internet
Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Internet là một
hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng
máy tính được liên kết với nhau.
Dịch vụ Internet ở VN được Nhà nước cho phép thực hiện từ ngày 5/3/1997.
Nhưng phải đến 19/11/1997, "cánh cổng" mở ra với thế giới mới chính thức
khai trương, sau 8 tháng chuẩn bị.
Những ngày tháng đầu tiên...
Hạ tầng ban đầu ấy có tốc độ 64Kbps khi kết nối quốc tế, dung lượng chỉ đủ
cho khoảng 300 người sử dụng. Khách hàng đầu tiên là những cán bộ cao cấp
của các cơ quan ban ngành, sử dụng với mục đích là giới thiệu với các cấp
lãnh đạo cao hơn để vận động “mở cửa” cho Internet.
Đến năm 2000, cả nước có trên 85.000 người sử dụng (tương đương 1 người
dùng/1.000 dân) với khoảng 700.000 máy tính cá nhân (1 máy/100 dân) và cứ
10 PC thì có một máy kết nối Internet.
Năm 2002, để tạo động lực cạnh tranh, nhà nước không còn cho phép VNPT
độc quyền khai thác hạ tầng kỹ thuật và cho phép thành lập các IXP khác. Quy
định này đã làm thị trường Internet Việt Nam có sự đột phá mới. Giá cước
ngày càng rẻ. Thủ tục ngày càng đơn giản. Từ một nhà IXP và bốn ISP thuở
ban đầu tăng lên thành 4 IXP và 8 ISP. “Thời sơ khai” của Internet Việt Nam
chỉ có các dịch vụ cơ bản: thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu, truyền dữ liệu,
truy nhập từ xa. Thì nay, các loại hình dịch vụ đã rất đa dạng và phong phú.
Năm 2003, với các quyết định cho giảm cước truy cập sử dụng Internet ngang
với các quốc gia trong khu vực, thậm chí có khung cước còn rẻ hơn, đồng thời
cho phép các doanh nghiệp tự mình áp dụng các chính sách quản lý và ấn định
mức cước, số khách hàng thuê bao của các ISP tăng đột biến. VNPT tăng

258%, SPT - 255%, NetNam - 227%, Viettel - 184% và FPT - 174%.
ADSL- cuộc “cách mạng” trong công nghệ!
Không thể không nhắc đến một công nghệ mà chính nó đã làm thị trường
Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ, đó là: ADSL, ra đời vào cuối năm
2003 với nhà cung cấp đầu tiên là FPT (dù rằng VNPT giới thiệu thí điểm
công nghệ này trước).
Tháng 5/2003, dịch vụ Internet băng thông rộng, gọi tắt là ADSL, được chính
thức tung ra thị trường cũng ngay từ buổi ban đầu dịch vụ này luôn trong tình
trạng cung không đủ cầu. Các nhà cung cấp lắp đặt cáp tới đâu, khách hàng
đăng ký tới đó. Có nhiều khu vực, dù chưa có cáp nhưng đã có khách hàng
đăng ký “chờ”. Sau năm tháng triển khai, số khách thuê bao dịch vụ ADSL
của VNPT và FPT đã đạt đến gần 20.000, và sau một năm, số khách thuê bao
đã tăng lên đến 71.000. Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam
(VNNIC), tính đến hết tháng 3/2009, cả nước đã có 21,1 triệu người sử dụng
Internet, chiếm gần 25% dân số của cả nước, dự báo sẽ có khả năng tăng lên
36% vào năm 2012. Tỷ lệ kết nối trong giáo dục đào tạo đạt 100% các trường
ĐH và 94% các trường THPT.
Ban đầu, dịch vụ này chỉ được cung cấp cho người sử dụng tại Hà Nội và
TP.HCM. Đến nay, ADSL đã phủ khắp 64 tỉnh thành, từ đô thị cho đến các
vùng nông thôn với các nhà cung cấp VNPT, Viettel và EVN. Netnam, SPT và
FPT chỉ triển khai dịch vụ tại Hà Nội và TP.HCM. Chính nhờ công nghệ băng
thông rộng ADSL ra đời mà dịch vụ nội dung trên môi trường mạng cũng
phong phú hơn thuở ban đầu rất nhiều. Nhiều dịch vụ cao cấp hơn như VoIP,
Wi-Fi, các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng (chat, trò chơi trực tuyến, blog...)
ngày càng nhộn nhịp. Nhưng quan trọng hơn là khi băng thông lớn, tốc độ
truy cập nhanh, Internet Việt Nam đã có sự phát triển đột biến. Bên cạnh các
tờ báo điện tử lớn như VietNamNet, VnExpress,... các trang web thông tin của
các báo, DN và cá nhân đều phát triển rất mạnh. Đây không chỉ là nơi cung
cấp thông tin cho người đọc mà còn là nơi trao đổi kinh nghiệm về nhiều lĩnh
vực trong cuộc sống của con người trong môi trường ảo.

Kết nối với thế giới
Khi mới kết nối, hạ tầng Internet Việt Nam chỉ có cổng kết nối đi Mỹ và Úc
với băng thông nhỏ, mức dự phòng thấp. Tháng 5/2005, hạ tầng Internet Việt
Nam kết nối với quốc tế đã phát triển đa hướng. Hướng đi quốc tế lên đến 12
hướng qua tám quốc gia và lãnh thổ có lưu lượng trao đổi Internet lớn gồm
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và
Malaysia.
Việt Nam hiện nay có hai tuyến cáp quang biển là TVH và SMW3. Tuyến cáp
quang TVH được đưa vào khai thác từ năm 1995, kết nối với Thái Lan và
Hồng Kông để từ đó kết nối tiếp với hơn 30 hướng trên thế giới. Dung lượng
mỗi hướng là 560Mbps, sử dụng công nghệ PDH. Ngoài chức năng chuyển tải
thông tin, hệ thống TVH còn đảm đương nhiệm vụ phục hồi cho hệ thống
SMW3. Tuyến cáp quang SMW3 được đưa vào khai thác từ năm 1999, nối
liền Việt Nam với 35 điểm cập bờ trên thế giới, sử dụng công nghệ WDM,
khai thác 16 bước sóng với tốc độ 2.5Gbps trên mỗi bước sóng. Tuyến cáp
quang SMW3 có trạm cập bờ Đà Nẵng nối một bước sóng với Trung Quốc,
một bước sóng với Hồng Kông và hai bước sóng với Singapore.
Vẫn còn những điểm yếu
Theo nhiều chuyên gia của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), mặc dù
các ISP, IXP được cấp phát địa chỉ IP đủ cho mọi yêu cầu phát triển, nhưng
khả năng hoạch định của họ để sử dụng hợp lý địa chỉ vẫn còn ở mức hạn chế.
Hiện nay chỉ có ba trong số các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng định tuyến
động để thực hiện định tuyến, các ISP còn lại vẫn sử dụng định tuyến tĩnh
thông qua một nhà cung cấp nên không bảo đảm khả năng phòng chống lỗi.
• Chưa quản lý tốt tài nguyên, chưa áp dụng công nghệ IP thế hệ mới
(IPv6). Hiện nay chỉ có VNPT nhưng cũng chưa sử dụng rộng rãi.
• Nguồn nhân lực cho các DN khai thác Internet khan hiếm
• Chưa tìm ra cách để quản lý nội dung thông tin trên mạng(hiện tượng
blog, tung tin và hình ảnh phản cảm lên mạng
• Chưa ngăn chặn được những hành vi kinh doanh lậu thẻ điện thoại

Internet trả trước, khai thác trái phép hạ tầng Internet với mục đích ăn
cắp cước viễn thông…
Sau nhiều năm, dịch vụ Internet không chỉ có mặt ở các đô thị mà đã lan tỏa
rộng khắp 64 tỉnh thành, từ những khu dân cư đông đúc đến các bản làng xa
xôi, tốc độ truy cập Internet tại Việt Nam tăng hơn 7.500 lần; giá truy cập rẻ
nhất trong khu vực và trên thế giới, lượng thuê bao đã đạt con số hơn 21,1
triệu...Đây là một bước nhảy ngoạn mục của Internet Việt Nam. Tuy nhiên,
vấn đề chất lượng; hạ tầng mạng; dịch vụ công ích đang cần một lời giải cho
đáp số chất lượng - bền vững. Tin rằng, Internet Việt Nam sẽ còn phát triển
khi nhà nước, doanh nghiệp và người dân cùng hợp sức để phát triển dịch vụ
này. Tương lai của Internet Việt Nam còn ở phía trước...
2. Tình hình tổng quan thông tin
a) Cơ sở hạ tầng, thiết bị
Dù dịch vụ Internet chính thức khai trương vào cuối năm 1997 nhưng từ đầu
năm 1996, hạ tầng mạng Internet đã được xây dựng. Ban đầu, hạ tầng Internet
Việt Nam chỉ là một hệ thống thiết bị nhỏ, được một đối tác của Tổng công ty
Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT) lúc bấy giờ (nay là Tập đoàn Bưu
chính-Viễn thông Việt Nam) “tặng” thêm một dự án tổng đài dữ liệu. Đến năm
2002, sau khi việc độc quyền trong cung cấp dịch vụ hạ tầng kết nối Internet
không còn tồn tại các nhà cung cấp dịch vụ (IXP) ra đời, thị trường Internet
Việt Nam mới thực sự sôi động và mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Cùng
với các quyết định giảm giá truy cập chất lượng băng truyền được cải thiện,
nhất là với sự ra đời của dịch vụ đòn bẩy ADSL, Internet ngày càng trở nên
phổ biến.
Cho đến nay, trên thị trường có 4 IXP, 16ISP, ba tờ báo điện tử (VietNamNet,
VnExpress và VnMedia) và 15 OSP cùng hàng nghìn trang tin điện tử khác
đang tham gia hoạt động. Thống kê cho thấy số lượng tên miền đăng ký.vn là
104.431, tên miền cao cấp chung .com, .net, .org là 10.500. Với vai trò điều
phối, tháng 10/2003, Bộ Bưu chính-Viễn thông (nay là Bộ Thông tin-Truyền
thông) đã tạo sự thống nhất giữa các IXP trong vấn đề kết nối Internet trong

nước bằng việc thành lập hệ thống VNIX - hệ thống mạng trung chuyển lưu
lượng Internet quốc gia. VNIX đã góp phần làm giảm sự quá tải, tăng băng
thông Internet trong nước, tránh lãng phí thuê kênh Internet quốc tế
Không chỉ dừng lại ở bốn dịch vụ: thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu, truyền
tệp dữ liệu, truy nhập từ xa, Internet Việt Nam hiện đã trở nên đa dạng về hình
thức và số lượng. ADSL, VoIP, Wifi, Internet công cộng và các dịch vụ gia
tăng trên mạng khác như Video, forum, chat, games online... trăm hoa đua nở.
Một vấn đề khác mà các doanh nghiệp cũng đang tìm lời giải, đó chính là sự
hợp tác trong xây dựng, phát triển hạ tầng. Thực tế, Việt Nam đã có lúc tưởng
như bị cô lập với thế giới khi các tuyến cáp bị đứt do động đất và con người
xâm hại. Nguy cơ này đã khiến các doanh nghiệp ngồi lại với nhau và bàn
chuyện chủ động trong hạ tầng mạng. Nhờ đó, cả VDC, Viettel, EVN Telecom
và FPT đều đã bắt tay vào xây dựng nhiều tuyến cáp hoạt động và dự phòng.
Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam còn đang ấp ủ giấc mơ Việt Nam sẽ trở
thành trung tâm kết nối của khu vực.
b) Các nhà cung cấp hiện nay
Đến nay, sau hơn mười năm hoạt động, Internet Việt Nam đã có 16 ISP.
Nhưng theo các cơ quan chức năng, chỉ có 3 ISP thực sự chiếm được thị
trường,chiếm 95% thị phần đó là VNPT, FPT vàViettel.

×