Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Truyện ngắn đỗ bích thuý từ góc nhìn văn hoá (LV01783)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.69 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐINH LỆ GIANG

TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐINH LỆ GIANG

TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Đức Phương

HÀ NỘI, 2015



LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Đoàn Đức Phương.
Đã tận tình giúp đỡ từ định hướng đến hướng dẫn khoa học để tôi có thể hoàn
thiện đề tài nghiên cứu trong luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, dìu dắt tôi suốt quá trình học tập, nghiên
cứu tại đây.
Cảm ơn nhà văn Đỗ Bích Thúy đã chia sẻ những thông tin quý giá giúp
tôi hiểu hơn sáng tác của chị và có tình cảm sâu sắc với mảnh đất và con
người Tây Bắc, để hiểu hơn về văn hóa vùng cao khi nghiên cứu sáng tác của
chị bằng phương pháp tiếp cận văn hóa học.
Cảm ơn BGH, Tổ Văn Trường THPT Ba Vì đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cảm ơn gia đình, người thân và bè bạn đã luôn động viên giúp tôi vượt
mọi trở ngại, hoàn thành đề tài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội - 2015
Tác giả

Đinh Lệ Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:

Đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện và được sự
hướng dẫn, định hướng khoa học của PGS. TS Đoàn Đức Phương.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có dựa trên một số kết quả nghiên

cứu của các công trình khác nhưng luôn đảm bảo yêu cầu về trích dẫn tài liệu
theo quy định.
Những kết quả đạt được trình bày trong luận văn đã trải qua quá trình
tìm hiểu, nghiên cứu với các phương pháp khoa học được sử dụng trong
nghiên cứu văn học. Tôi cũng đã áp dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học
để có cái nhìn bao quát, có cách đánh giá khách quan và đảm bảo tính khoa
học, tính trách nhiệm trong phát biểu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Đinh Lệ Giang


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 3
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 9
NỘI DUNG .............................................................................................................. 10
Chương 1: VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA ĐỖ BÍCH THÚY ...................................................................................................... 10

1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và văn học ............................................... 10
1.1.1. Sự ảnh hưởng chi phối của văn hóa và văn học ................................................ 10
1.1.2. Phương pháp tiếp cận văn hóa học ................................................................... 18
1.2. Sáng tác của Đỗ Bích Thúy................................................................................. 21

1.2.1. Hành trình sáng tác .......................................................................................... 21
1.2.2. Quan điểm nghệ thuật ..................................................................................... 26
Chương 2: BẢN SẮC VĂN HÓA TÂY BẮC TRONG NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN
ĐỖ BÍCH THÚY ............................................................................................................... 33

2.1.

Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc .................................................................... 33

2.1.1. Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội ............................................................................ 34
2.1.2. Thiên nhiên lãng mạn, mơ mộng ..................................................................... 39
2.2.

Đời sống vùng cao Tây Bắc ............................................................................ 43

2.2.1. Đời sống sinh hoạt vật chất ............................................................................. 44
2.2.2. Đời sống văn hóa tinh thần ............................................................................. 48
2.3.

Con người vùng cao Tây Bắc .......................................................................... 52

2.3.1. Những người đàn ông vùng cao ...................................................................... 53
2.3.2. Người phụ nữ Tây Bắc.................................................................................... 59


Chương 3: BẢN SẮC VĂN HÓA TÂY BẮC TRONG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN
TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY...................................................................................69

3.1.


Ngôn ngữ và giọng điệu .................................................................................. 69

3.1.1. Ngôn ngữ đặc trưng của văn hóa Tây Bắc ....................................................... 70
3.1.2. Giọng điệu trữ tình.......................................................................................... 79
3.2.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật....................................................... 88

3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .......................................................... 89
3.2.2. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật .............................................................. 96
3.3.

Thời gian không gian nghệ thuật .................................................................... 104

3.3.1. Thời gian nghệ thuật ..................................................................................... 105
3.3.2. Không gian nghệ thuật ................................................................................... 111
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 116
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 120


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa và văn học có mối quan hệ hữu cơ không tách rời, văn hóa chi phối
đến mọi mặt đời sống văn học nhưng chính văn học cũng góp phần làm nên các giá
trị văn hóa tinh thần. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người
trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh
động nhất. Để có được những thành quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của
toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và
sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường

tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn
học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật.
Văn học biểu hiện văn hóa nên trong các tác phẩm văn học, người đọc thấy
được diện mạo của nền văn hóa một cộng đồng, một quốc gia, dân tộc trong từng
thời kì lịch sử. Đó là những giá trị văn hóa cộng đồng, đời sống tinh thần của nhân
dân được thể hiện trong các câu ca dao, tục ngữ, dân ca, các truyện thần thoại, ngụ
ngôn, cổ tích… Đó là những nét đẹp văn hóa một thời còn vang bóng trong các sáng
tác của Nguyễn Tuân: uống trà, thưởng hoa, thả thơ, chơi chữ… Đó là những tín
ngưỡng, phong tục trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh:
đạo Mẫu và tín ngưỡng phồn thực, tục thờ Thần Chó đá, Thần Cây đa, Thần Thành
hoàng, cách lên đồng, hát chầu văn, tục kết chạ, ma chay, cưới hỏi…
Văn hoá tác động đến văn học từ hoạt động sáng tạo của nhà văn cho đến
hoạt động tiếp nhận của người đọc. Không gian văn hoá chi phối cách xử lý đề tài,
thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình
sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp
nhận.
Do đó, việc nghiên cứu văn học không thể tách rời các vấn đề văn hóa và
tiếp cận tác văn học dưới góc nhìn văn hóa học luôn là một hướng đi đúng đắn, một
xu hướng nghiên cứu khoa học.


2

Đỗ Bích Thúy là một trong những cây bút nữ xuất sắc nhất văn học Việt
Nam đương đại. Cùng với các cây bút nữ: Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ
Hoàng Diệu, Di Li, Thuận… Đỗ Bích Thúy có thể coi như một “đặc sản” văn học
của vùng cực bắc Tổ quốc, góp một giọng điệu mới mẻ, vừa trẻ trung mà vừa đằm
thắm cho văn học Việt Nam hiện đại. Bắt đầu xuất hiện với chùm truyện ngắn đoạt
giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1999, đến nay,
Đỗ Bích Thúy đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong lòng bạn đọc.

Mặc dù thành công với nhiều thể loại như: truyện vừa Người đàn bà miền
núi (2007), tản văn Trên căn gác áp mái (2011), tiểu thuyết Dưới bóng cây sồi
(2005), Cửa hiệu giặt là (đoạt giải Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2013-2014), tiểu
thuyết lịch sử Cánh chim kiêu hãnh (2013)… kịch bản sân khấu Cô gái xinh đẹp,
Quá khứ đòi nợ, Diễm 500 đô… nhưng có thể nói, thành công nhất trong sáng tác
của Đỗ Bích Thúy là thể loại truyện ngắn, những tác phẩm viết về con người và
mảnh đất nơi chị sinh ra. Truyện ngắn của chị mang người đọc đến với mảnh đất Hà
Giang, với hương vị của núi rừng; của con suối chảy ra từ khe đá lạnh; của mây trời
đặc sánh “như một bầy trăn trắng đang quấn quyện vào nhau”; của mùi ngải đắng,
mần tang; của những nét ăn, nét ở, phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ,
thuần phác; của ánh trăng “cứ rọi vào nhà cả đêm, trăng đi một vòng cửa trước ra
cửa sau”; của những trái tim con gái vật vã, cháy bùng tiếng khèn gọi tình dưới
thung xa; của bếp lửa nhà sàn và tiếng mõ trâu gõ vào khuya khoắt… Tìm hiểu,
nghiên cứu truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy là tìm hiểu những nét riêng trong văn
hóa của vùng cao Tây Bắc.
Nghiên cứu truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy từ góc độ văn hóa là việc làm
thiết thực, giúp người đọc thấy được rõ hơn những tín hiệu văn hóa đặc trưng của
vùng núi cao “đỉnh trời” trong sáng tác của chị và hiểu rõ thêm mối quan hệ hai
chiều giữa văn hóa và văn học. Đồng thời cũng là một dịp để chúng tôi hiểu kĩ, hiểu
sâu hơn những khía cạnh lí thuyết về phương pháp nghiên cứu văn hóa học, đồng
thời rèn luyện, nâng cao kĩ năng vận dụng những tri thức lý luận trong nghiên cứu
văn học.


3

2. Lịch sử vấn đề
Trong phạm vi đề tài luận văn này, chúng tôi xuất phát từ mối quan hệ hữu
cơ giữa văn hóa và văn học để đi sâu khảo sát truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, tìm
hiểu và đánh giá những giá trị nội dung và các yếu tố nghệ thuật tác phẩm của chị

dưới góc nhìn văn hóa.
Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa học đã là điều tất yếu nên xu hướng
chung đó đã được thể hiện đậm chất và rõ nét trong những công trình nghiên cứu
văn học từ xưa đến nay. Tìm hiểu và đánh giá về nội dung tác phẩm hay những giá
trị nghệ thuật, những đóng góp của Đỗ Bích Thúy với nền văn học đương đại, hay
nhìn nhận, đánh giá những điều đó dưới góc độ văn hóa đã có không ít công trình
nghiên cứu, báo cáo khoa học.... Sau đây, chúng tôi xin liệt kê những công trình, bài
báo nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài ở các phương diện sau:
Lịch sử nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa:
Có thể khẳng định rằng, trước một xu hướng rộng lớn và chung nhất trong
phương pháp nghiên cứu văn học từ xưa đến nay thì thật khó để liệt kê đầy đủ
những công trình nghiên cứu văn học trên góc nhìn văn hóa, chúng tôi chỉ xin liệt
kê những biểu hiện tiêu biểu trong xu hướng nghiên cứu chung đó và gần gũi nhất
với nội dung đề tài đang nghiên cứu.
Có thể thấy rằng, trên thế giới, ngay từ thế kỉ XIX, trường phái văn hóa –
lịch sử và triết học thực chứng ở Pháp đã vừa ảnh hưởng sâu sắc, vừa chi phối nhiều
mặt đến khuynh hướng chung trong vấn đề nghiên cứu văn học. Chủng tộc, địa
điểm và thời điểm là những yếu tố cơ bản, chi phối sâu sắc đến sáng tác của nhà văn
H.Taine, người đứng đầu của trường phái này đã khẳng định, đại ý: mọi nhà văn,
mọi tác phẩm đều chịu ảnh hưởng của ba yếu tố này!
Sang thế kỉ XX, người ta chủ trương rằng: Văn hóa là một hệ thống kí hiệu
và nghiên cứu văn học là nghiên cứu biểu tượng của nó. Trong rất nhiều xu hướng
nghiên cứu thì xu hướng đó đã nổi bật lên và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Trên thế giới, người ta chú ý đến tính chất hóa trang, ngôn ngữ diễn
xướng, môi trường văn hóa của tác phẩm văn học… như một yếu tố quan trọng thì


4

ở Việt Nam, việc gắn với môi trường phát sinh, tồn tại và phát triển của tác phẩm

văn học đã có không ít những công trình đề cập đến như các công trình nghiên cứu
văn học dân gian và các tác giả nổi bật trong văn học trung đại. Có thể kể đến hàng
loạt những công trình, vừa ảnh hưởng của tư tưởng của H.Taine, vừa mang tư tưởng
mới của thế kỉ XX và vừa cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc cũng như sự phá cách,
mang đậm nét riêng, dấu ấn cá nhân của tác giả như: Thi nhân Việt Nam (Hoài
Thanh – Hoài Chân, Nhà in Nguyễn Đức Phiên, 1942); Quan niệm con người trong
sáng tác Nguyễn Khuyến, trong sách Nguyễn Khuyến, đời và thơ (Trần Đình Sử,
NXB Giáo dục Hà Nội – 1995); Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam (thời kì cổ - cận đại)
(Nguyễn Huệ Chi, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội – 1983), Suy nghĩ về phong cách
lớn và phân kì lịch sử văn học Việt Nam (Đỗ Đức Hiểu, Tạp chí Văn học, số 3 –
1985), Văn học trung đại Việt Nam – quan niệm con người và tiến trình phát triển
(Nguyễn Hữu Sơn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – 1995), Nhà Nho tài tử và văn
học Việt Nam (Trần Ngọc Vương, NXB Giáo dục, Hà Nội – 1995), Vấn đề “ngã”
và “phi ngã” trong văn học Việt Nam trung cận đại (Nguyễn Đình Chú, Tạp chí
Văn học, số 5 – 1999)…
Những năm cuối của thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, rất nhiều những xu hướng
nghiên cứu văn học nổi lên và đã có một thời, giới nghiên cứu cũng như độc giả đã
thực sự bị “nhiễu loạn” vì điều đó. Tuy nhiên, những giá trị thực, những hướng đi
đúng thì tự thân đã khẳng định được vị thế của mình. Nghiên cứu văn học từ góc
nhìn văn hóa vẫn là một hướng đi đúng, khoa học và sâu sắc. Đã có không ít những
công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học cho thấy rõ điều đó như: Nguyễn Bính –
hành trình sáng tạo thi ca (Đoàn Đức Phương, Nxb Giáo dục, 2005); Văn hoá nghệ
thuật dưới góc nhìn xã hội học (Đoàn Đức Phương, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số
10/2005); Con người nhân văn trong thơ ca Việt Nam (Đoàn Thị Thu Vân, NXB
Giáo dục, Hà Nội – 2007), Trào lưu trữ tình trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII –
đầu thế kỉ XIX và dấu vết ảnh hưởng của sách “Thế thuyết tân ngữ” (Trần Nho
Thìn, Nghiên cứu Văn học, số 12 – 2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc
nhìn văn hóa (Trần Nho Thìn, NXB Giáo dục Hà Nội – 2008)…



5

Như vậy, có thể khẳng định rằng: Nghiên cứu những vấn đề văn học từ góc
nhìn văn hóa đã và vẫn là một hướng đi đúng đắn, khoa học. Văn hóa và văn học
không thể tách rời và không thể nhìn nhận, đánh giá hay nghiên cứu về một tác giả,
tác phẩm văn học một cách đầy đủ, chính xác lại không gắn với các yếu tố văn hóa
nảy sinh, hình thành, tồn tại và phát triển của một phong cách nghệ thuật hay một
tác phẩm cụ thể.
Lịch sử nghiên cứu về tác phẩm của Đỗ Bích Thúy từ góc nhìn văn hóa
Trong lời mở đầu giới thiệu tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ
Bích Thúy, nhà phê bình Lê Thành Nghị đã viết: "Những khát vọng về hạnh phúc,
những tâm sự cháy bỏng về lẽ sống, ý thức về những ngày hiện tại ở một vùng độc
đáo, đầy kỷ niệm, đã tạo ra trong ngòi bút của Đỗ Bích Thúy niềm xúc động chân
thành, chảy dạt dào trên trang viết" [37;tr.3]. Phải chăng vì thế mà khi nhìn nhận,
đánh giá về tác phẩm của chị, các nhà nghiên cứu luôn đứng ở góc nhìn văn hóa để
thấy được chiều sâu văn hóa trong mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật, mỗi cảnh huống,
hay hình ảnh, ngôn ngữ… của quê hương Hà Giang được tái hiện lại. Có thể thấy
một điều rằng, không ít nhà nghiên cứu đã tiếp cận tác phẩm của Đỗ Bích Thúy
dưới nhiều góc độ khác nhau, ở nhiều khía cạnh nội dung và nghệ thuật. Như:
Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía bắc qua các tác phẩm của Cao Duy
Sơn, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Minh Trường, Luận văn Th.s ĐH
KHXH & NV HN, 2009); Tiếp cận sáng tác của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư
từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Dương Thị Kim Thoa, Luận văn Th.s ĐH
KHXH& NV- HN, 2008); Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy
(Ngô Thị Yên, Luận văn Thạc sĩ Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
2011); Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ thể loại (Nguyễn Thị Thu, Luận
văn thạc sĩ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2012)…
Trên báo Văn nghệ trẻ, số ra ngày 11/3/2001, Điệp Anh có bài Gặp hai nữ
thủ khoa truyện ngắn trẻ đã nhận xét: “Thế mạnh của Đỗ Bích Thúy là đời sống của
người dân Tây Bắc, với những không gian vừa quen vừa lạ, những phong tục tập

quán đặc thù khiến người đọc luôn cảm thấy tò mò và bị cuốn hút (…) Trong truyện


6

ngắn của Đỗ Bích Thúy, không gian Tây Bắc hiện lên đậm nét, để lại dư vị khó
quên trong lòng độc giả.” [2; tr.3]
Trong bài viết Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và
Nguyễn Ngọc Tư đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội (661) tháng 1/2007, tác giả
Phạm Thùy Dương cho rằng truyện ngắn Đỗ Bích Thúy luôn có cái nhìn nhân ái về
con người. Tác giả thấy rõ trong truyện ngắn của chị “đằng sau cuộc sống, khí chất
của con người mỗi vùng đất là tình cảm cảm thương sâu sắc của nhà văn tới những
con người bất hạnh.” [8; tr.102]
Nhà văn Trung Trung Đỉnh trong bài viết Đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy in
trên báo Văn nghệ số 5, ra ngày 3/2/2007 cảm nhận khá sâu sắc về văn phong Đỗ
Bích Thúy: “Đỗ Bích Thúy có khả năng viết truyện về cảnh sinh hoạt truyền thống
của con người miền cao một cách tài tình. Không truyện nào là không kể về cách
sống, lối sinh hoạt, nết ăn ở và cả quang cảnh sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán.
Truyện nào cũng hay cũng mới, cũng lạ mặc dù các tác giả không hề cố ý đưa vào
chi tiết lạ. Thế mà đọc đến đâu ta cũng sững sờ và bị chinh phục bởi những chi tiết
rất đặc sắc chỉ người miền cao mới có.” [14; tr.58]
Nhà văn Lê Thành Nghị trong bài báo Từ truyện ngắn của một người viết trẻ
đăng trên báo Văn nghệ trẻ (số 3/2005), đã có cảm nhận tinh tế của mình: “Chúng ta
sẽ bước vào một không gian lạ, không gian có núi cao, trời rộng của vùng núi phía
Bắc, nơi từ đó nhìn xuống, dòng sông Nho Quế chỉ còn bé như sợi chỉ dưới chân
núi Mã Pí Lèng. Một không gian đầy hoa lá rừng, có tiếng gà gáy tách te trong bụi
rậm, có những dòng suối trong suốt với những viên cuội đỏ, có những chàng trai
thổi sáo theo sau các cô gái khoác quẩy tấu xuống chợ; những nồi thắng cố nghi
ngút khói trong phiên chợ vùng cao đầy màu sắc; những đêm trăng sóng sánh huyền
ảo, những cụm mần tang mọc trong thung lũng; tiếng đàn môi réo rắt sau bờ rào đá;

lễ hội gầu tào với điệu hát gầu Plềnh mê đắm của các cô gái, chàng trai người Mông
trên đỉnh núi…”.
Ngoài ra, trên các trang báo điện tử, Đỗ Bích Thúy cũng được nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình và độc giả quan tâm với nhiều bài viết trên nhiều trang báo.


7

Tác giả Hà Anh với bài viết Đỗ Bích Thúy: nếu làm độc giả thất vọng tôi thà chịu
cũ được đăng tải trên trang ngày 25/12/2005. Tác giả
Dương Bình Nguyên có bài viết Nhà văn Đỗ Bích Thúy: viết vì nhu cầu nội tâm
trên trang 21/6/2006 và bài viết Nhà văn Đỗ Bích Thúy –
sự mềm mại quyết liệt trên trang . Trên trang phongdiep.net
có bài viết Đỗ Bích Thúy – tôi đã không nghĩ rằng người phụ nữ có thể hi sinh
nhiều đến thế, ngày 23/1/2009. Tại địa chỉ ra ngày
23/11/2009 có bài Đường đến với văn chương của một người viết trẻ của tác giả Lê
Hương Thủy… Đỗ Bích Thúy vùng với những tác phẩm của mình đã tạo được
những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Những công trình, bài viết đó đã tiếp cận và nghiên cứu tác phẩm của nhà
văn dưới góc độ văn hóa, tuy nhiên, để nhìn nhận và nghiên cứu một cách sâu sắc
và chuyên biệt ở góc nhìn văn hóa thì qua sự khảo sát của chúng tôi, chưa có một
công trình nào thực hiện. Từ đó thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài luận văn này.
3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn chúng tôi là truyện ngắn của Đỗ
Bích Thúy cụ thể là những biểu hiện văn hóa Tây Bắc trong tác phẩm ở cả phương
diện nội dung và nghệ thuật.
Mục đích nghiên cứu đề tài này chúng tôi hướng tới việc tìm hiểu, khảo sát
mối quan hệ giữa văn học và văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy. Thông qua
tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, hiểu hơn về văn hóa Tây Bắc và từ các tín hiệu văn
hóa để tìm hiểu sâu hơn, đánh giá chính xác hơn về truyện ngắn của chị.

Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài luận văn chúng tôi chỉ tập trung vào
nghiên cứu một số truyện ngắn trong các tập: Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (NXB
CAND, Hà Nội, 2005); Mèo đen (NXB Thời đại, 2011); Đàn bà đẹp (NXB Văn
học, 2013), và một số truyện ngắn đăng trên các báo, tạp chí và trang cá nhân của
chị.


8

4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài luận văn này chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp tiếp cận văn hóa học
Sử dụng phương pháp này, trước hết chúng tôi xem xét những ảnh hưởng
của các yếu tố văn hóa của vùng đất có ảnh hưởng đến các yếu tố nội dung và nghệ
thuật của truyện ngắn Đỗ Bích Thúy. Đồng thời cũng lý giải những tín hiệu văn hóa
có trong truyện ngắn của chị.
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích là thao tác nhằm chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa trong
tác phẩm của chị. Còn thao tác tổng hợp nhằm khái quát lên những đặc điểm nổi
bật.
Phương pháp so sánh, đối chiếu
- So sánh đồng đại: So sánh với các tác giả, tác phẩm cùng thời để thấy
những nét tương đồng và khác biệt trong nội dung, đề tài, tư tưởng thẩm mỹ, nghệ
thuật thể hiện của các nhà văn, những nét giống và khác nhau trong việc phản ánh
hiện thực đời sống.
- So sánh lịch đại: So sánh đối tượng với các tác phẩm trước để thấy được sự
tiếp nối và đổi mới của Đỗ Bích Thúy trong việc thể hiện con người, cuộc sống
vùng cao Tây Bắc.
Phương pháp nghiên cứu tác giả:

Sử dụng phương pháp này, chúng tôi nghiên cứu để thấy phong cách nghệ
thuật của Đỗ Bích Thúy, những yếu tố văn hóa nào đã ảnh hưởng đến phong cách
nghệ thuật, thấy được ý nghĩa, giá trị, những mối quan hệ liên quan đến phong cách
nghệ thuật nhà văn.
5. Đóng góp của luận văn
Đóng góp về mặt lý luận: Thông qua việc khảo sát truyện ngắn của Đỗ Bích
Thúy từ góc nhìn văn hóa, luận văn góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý thuyết


9

liên quan đến phương pháp văn hóa học trong việc tiếp cận tác giả và tác phẩm văn
học.
Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần đi sâu tìm hiểu những đặc
điểm văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, tiếp cận tác phẩm của chị từ góc
nhìn văn hóa. Công trình sẽ góp phần trong việc nghiên cứu văn học bằng phương
pháp tiếp cận văn hóa học.
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vấn đề tiếp cận văn hóa học và hành trình sáng tác của Đỗ
Bích Thúy
Chương 2: Bản sắc văn hóa Tây Bắc trong nội dung truyện ngắn Đỗ
Bích Thúy
Chương 3: Bản sắc văn hóa Tây Bắc trong nghệ thuật thể hiện truyện
ngắn Đỗ Bích Thúy


10

Chương 1

VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA ĐỖ BÍCH THÚY
1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và văn học
1.1.1 Sự ảnh hưởng, chi phối của văn hóa và văn học
Quá trình phát triển của nhân loại, cải tạo tự nhiên, cải tạo đời sống của cá
nhân và của cả cộng đồng xã hội vừa dựa trên những quy luật chung của thế giới tự
nhiên, vừa xây dựng những quy luật riêng của thế giới loài người là một quá trình
sáng tạo văn hóa. Trong sự sáng tạo và phát triển văn hóa này, chủ thể là con người,
khách thể là tự nhiên, mà văn hóa là sự thống nhất của các mặt đối lập con người và
tự nhiên, giữa khách thể và chủ thể. Cái gọi là “tự nhiên” ở đây, không chỉ nói về
giới tự nhiên tồn tại bên ngoài và đối lập với bản thân con người, mà còn là bản
năng con người, các tính chất của thân thể con người, tính tự nhiên nội tại. Xuất
phát điểm của văn hóa là dựa vào hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến đến
cải tạo con người. Con người sáng tạo văn hóa, đồng thời văn hóa cũng sáng tạo
con người. Do vậy, hàm nghĩa thực chất của văn hóa là “người hóa”, là quá trình
chủ thể con người thông qua hoạt động thực tiễn, thích ứng, lợi dụng, cải tạo khách
thể giới tự nhiên mà dần dần hình thành quan niệm giá trị của mình.
Văn hóa nghĩa rộng là chỉ tất cả của cải vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo nên. Nó nói lên sự khác biệt về bản chất giữa con người và động vật nói
chung, giữa xã hội loài người và giới tự nhiên, nói lên phương thức sinh tồn đặc biệt
của con người cao hơn giới tự nhiên. Do nội hàm phong phú của nó mà có những
phân loại rất khác nhau. Có khi văn hóa được phân thành hai loại văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần; có khi văn hóa được phân thành ba loại: văn hóa vật chất, văn
hóa chế độ, văn hóa tư tưởng; cũng có khi văn hóa được phân thành năm loại: văn
hóa mang tính sinh sản, văn hóa mang tính đời sống, văn hóa mang tính giao tế, văn
hóa mang tính chế độ, và văn hóa mang tính quan niệm.
Văn hóa nghĩa hẹp chủ yếu bao gồm văn hóa chế độ và văn hóa tư tưởng mà
con người sáng tạo ra. Trong nhiều sách viết rằng văn hóa theo nghĩa hẹp chỉ thiên



11

về mặt văn hóa tư tưởng. Nó loại trừ xã hội loài người – bộ phận hoạt động sáng tạo
vật chất và kết quả của hoạt động sáng tạo vật chất trong đời sống lịch sử, nó
chuyên về hoạt động sáng tạo tinh thần và kết quả của hoạt động sáng tạo tinh thần.
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm phong phú được nhiều nhà khoa
học tìm tòi nghiên cứu. Đã có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, mỗi học giả
đều dựa trên những cứ liệu riêng, góc độ riêng và vấn đề mình nghiên cứu mà đưa
ra.
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa
rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm
lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [75; tr.13]. Theo định nghĩa này thì văn
hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống
con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví,
định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng
tạo của con người.
F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và
những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người
vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên
của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính
các thành viên này với nhau” [76; tr.149]. Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa
cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con
người.
Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là
“Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên
những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn
hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi
tiếp theo” [77; tr.357]…
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho

rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và


12

phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [32, tr.431].
Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và
phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ
Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống
con người.
Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng
phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có
liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người
làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo
đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên
ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức
chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [74; tr. 22]. Theo định nghĩa này
thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ
tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.
Dưới đây, chúng tôi xin trích dẫn khái niệm của UNESSCO về văn hóa trong
bản tuyên bố những chính sách về văn hóa trong Hội nghị quốc tế tổ chức từ 26
tháng 7 đến 6 tháng 8 năm 1982 tại Mêhicô:
- Văn hóa là tổng thể các nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và
xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.
- Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín
ngưỡng. Văn hóa làm cho con người có khả năng suy xét về bản thân. Chính văn
hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có

óc phê phán và dấn thân một cách có đao lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự
thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành
đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý


13

nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội
bản thân.
Như vậy, tựu chung lại thì văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người
sáng tạo ra trong quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân, xây dựng những giá trị
quy chuẩn chung cho cả xã hội. Ngược lại, văn hóa cũng góp phần cải tạo con
người, định hình các giá trị, định hướng lối sống, cách cảm, cách nghĩ và chi phối
cả những hoạt động đời sống mọi mặt của con người trong đời sống, xã hội.
Giữa văn hóa và văn học có mối quan hệ hữu cơ không tách rời. Văn học
nằm trong văn hóa và chịu sự tác động chi phối của toàn bộ nền văn hóa một dân
tộc và nền văn hóa đó luôn mang tính lịch sử, thời đại nhất định. Nói cách khác, văn
học nằm trong văn hóa và phản ánh, thể hiện những đặc điểm, giá trị văn hóa của
một cộng đồng, dân tộc, một thời kì, giai đoạn lịch sử. Cho nên, có thể nói rằng, văn
học là biểu hiện của văn hóa, là tấm gương phản ánh văn hóa, tái hiện lại những lớp
văn hóa vốn ẩn chìm trong chiều dài thời gian, chiều rộng không gian. Văn hóa đa
sắc màu bao nhiêu thì văn học cũng phong phú, đa dạng bấy nhiêu.
Thông qua văn học hay có thể nói văn học mang đến cho người đọc những
hiểu biết về các nền văn hóa, tiếp cận với các giá trị văn hóa của các quốc gia, dân
tộc, các vùng đất trên khắp thế giới. Những vùng đất phủ đầy băng tuyết, những
nhóm người mạo hiểm kéo nhau đi tìm vàng, họ chống chọi với thú dữ, những đàn
sói hung dữ và thuần hóa nó, thậm chí gắn bó ân tình với nó... được hiện lên trong
các tác phẩm của Jack London. Vùng sông Đông đầy êm đềm thơ mộng, những con
người cá tính mạnh mẽ, khao khát tự do, khao khát yêu... hiện lên đầy đủ, chân thực
trong Sông Đông êm đềm, Thảo nguyên xanh hay Truyện sông Đông của

Sholokhov... Hay với văn học Việt Nam, người đọc được thưởng thức những đặc
sản văn hóa vùng đất Nam Bộ trong các sáng tác của Sơn Nam, Nguyễn Quang
Sáng, Nguyễn Ngọc Tư... thì Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Duy lại cho ta cảm
nhận được nét nghĩ, cách cảm và cả tâm hồn đằm thắm, sâu sắc của vùng văn hóa
Trung Bộ; Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam... đưa ta về vùng đồng bằng Bắc
Bộ và Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy lại đưa ta lên với vùng đất có những con người


14

mang trong mình hơi thở của núi rừng, của suối lũ mưa nguồn Tây Bắc.... Không
chỉ mỗi quốc gia, dân tộc mà ngay cả mỗi vùng lãnh thổ, miền quê cũng mang trong
mình những đặc điểm văn hóa khó trộn lẫn, phải chăng đó là cái “hồn đất” ngấm
vào mỗi con người để toát lên thành những nét văn hóa riêng. Văn học như cỗ máy
kì diệu, đưa người đọc vượt không gian để được biết đến những vùng miền văn hóa
khắp nơi trên thế giới để ngấm cái “hồn đất” ấy.
Văn học còn đưa người đọc vượt thời gian để trở về với quá khứ xa ngái, để
thấy và hiểu được cả một thời kì văn hóa, xã hội của nhân loại. Illiade và Odyssée
hai bản trường ca bất hủ của Homere không chỉ đưa người đọc về quá khứ xa xôi
của nước Hy Lạp để biết về cuộc chiến thành Troie mà ở phương diện nào đó còn
cho thấy sự phát triển đi lên của nền văn hóa lục địa già, sự văn minh của con người
nơi đó. Nếu Illiade ca ngợi sức mạnh thể lực của con người thì Odyssée ca ngợi vẻ
đẹp trí tuệ và phải chăng sức mạnh vô bờ, vẻ đẹp rực rỡ nhất của con người chính là
trí tuệ. Lev Tolstoi không chỉ cho người đọc được thấy con người Nga kiên cường,
nhân hậu trong cuộc kháng chiến vệ quốc mà đó còn là sự trưởng thành, quá trình
thức tỉnh của cả một thế hệ trẻ nước Nga hay châu Âu khi đó đang mất phương
hướng, đang thần thánh hóa Napoléon. Ca dao, tục ngữ, truyện cổ Việt Nam cho
thấy những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước, nền sản xuất phụ thuộc vào thiên
nhiên và còn thấy được mối quan hệ xã hội, những mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp
bị trị với giai cấp thống trị. Văn học thời Trần cho ta thấy khí thế hào sảng của một

thời “Hào khí Đông A”. Hoàng Lê nhất thống chí đưa người đọc trở lại lịch sử của
những năm thế kỉ XVIII, để thấy được những bức chân dung lịch sử, để thấy được
cái ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo đến nền văn hóa, xã hội nước ta khi đó. Văn
học trong thời kì hai cuộc chiến tranh cho người đọc thấy hết được chủ nghĩa anh
hùng cách mạng sôi sục mọi nơi trên Tổ quốc, lòng yêu nước, lòng căm thù giặc
cháy bỏng như thế nào trong lòng mỗi người dân, đủ mọi tầng lớp.
Văn học có thể mang đến được cho người đọc những hiểu biết văn hóa đó
chính là do sự ảnh hưởng chi phối sâu sắc, tác động đến chiều sâu, đặc biệt đến cả
tâm thức sáng tạo của nhà nghệ sĩ bởi văn hóa. Vậy nên, văn hóa không chỉ thể


15

hiện, hiện diện trên bề mặt các sáng tác văn học. Điều này rất dễ hiểu, bởi phản ánh
hiện thực xã hội, đời sống văn hóa nhưng văn học không đơn giản là chiếc gương
phản chiếu những hình ảnh trần trụi mà được phản ánh qua lăng kính cá nhân của
người sáng tác, mỗi người nghệ sĩ lại chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những đặc điểm
văn hóa của cộng đồng, dân tộc trong thời kì lịch sử đó. Không cần bàn cãi, chúng
ta luôn phải công nhận sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo đến văn hóa, xã hội và
chính trị nước ta suốt thời kì phong kiến, điều đó ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý sáng
tạo của nhà văn. Vậy nên, trong sáng tác của nhà thơ xứ Đồng Nai – Nguyễn Đình
Chiểu, mặc dù triều đình nhà Nguyễn đã mục ruỗng, hèn nhát đầu hàng kẻ thù xâm
lược... và ông đứng về phía nhân dân, ca ngợi những người anh hùng của nhân dân,
những người nông dân đánh giặc nhưng đâu đó, tư tưởng “trung quân” vẫn còn, ông
vẫn mong chờ một bậc “minh quân thánh đế” (Chừng nào thánh đế soi ân thấu/ Một
trận mưa nhuần rửa núi sông – Xúc cảnh). Thế nên, dù mỉa mai, chua xót thốt lên
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng/ Nỡ để dân đen mắc nạn này” – (Chạy giặc), và
ca ngợi những người nông dân nghĩa sĩ dám xả thân vì nghĩa lớn thì ông vẫn viết
“Sống thờ vua, thác cũng thờ vua/ Lời dụ dạy đã rành rành một chữ ấm đủ đền ơn
đó” – (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Và cái “ngất ngưởng” tưởng coi trời bằng vung,

coi mình là hơn hết thảy thì trong Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ vẫn đinh
ninh “nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”... Như vậy, văn học có thể được coi là
biểu hiện của tâm thức văn hóa dân tộc. Các hiện tượng văn học thường ẩn chứa
trong nó những yếu tố văn hóa bền vững, hiện diện trên bề mặt của hiện thực đời
sống hoặc trong sâu thẳm tâm thức văn hóa của con người.
Sáng tác văn học chính là một hành vi văn hóa cao đẹp của người nghệ sĩ.
Trong đó, nhà văn sẽ phải chọn lọc các cách xử lý mối quan hệ phức tạp của con
người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình... bằng những tâm thức văn hóa
của chính mình. Vậy nên, chưa người Việt nào lại chê chị Dậu trong tác phẩm Tắt
đèn của Ngô Tất Tố, hay đem so sánh với Fantine trong Những người khốn khổ để
phê phán như Trần Đăng Khoa trong cuốn Chân dung và Đối thoại. Chị Dậu buộc
phải bán con để chuộc chồng bởi cái quan niệm văn hóa đã ăn sâu và trong tiềm


16

thức của người Việt chúng ta hàng bao nhiêu thế kỷ mà không dễ gì lý giải nổi. Cái
tư tưởng “xuất giá tòng phu” của Nho giáo chi phối hành động của chị hay cái quan
niệm rất thuần Việt “giàu bán chó, khó bán con”, và cái chuyện “bán vợ, đợ con” đã
có một thời như là phổ biến, điều bình thường trong xã hội đã khiến chị hành xử
như thế? Nhưng rõ ràng, cách hành xử của chị Dậu và Fantine khác nhau hay của
hai nhà văn: Ngô Tất Tố và V.Hugo khác nhau thể hiện những đặc trưng khác nhau
của hai nền văn hóa. Và nếu so sánh chị Dậu với hàng loạt các nhân vật nữ khác
trong văn học Việt Nam người đọc mới thấy hết những giá trị văn hóa đã lắng đọng
lại thành một hệ thống chuẩn mực cho người phụ nữ Việt Nam qua nhiều thời kì
lịch sử.
Như vậy, văn hóa tác động sâu sắc đến văn học thông qua sự cảm nhận, thẩm
thấu những giá trị văn hóa của người nghệ sĩ sáng tác. Do đó, bên trong cá tính sáng
tạo nghệ thuật, những nét đặc trưng rất riêng của mỗi người cầm bút thì trong cách
xử lý các tình huống, lựa chọn các tình tiết và lớn hơn là xây dựng các hình tượng

nghệ thuật, tư tưởng thẩm mỹ... đều thể hiện những đặc trưng văn hóa của cộng
đồng dân tộc trong thời kì lịch sử đó.
Chịu ảnh hưởng chi phối của văn hóa nhưng chính văn học cũng có tác động
trở lại đối với nền văn hóa. Văn học được ví như chiếc lưới lọc lại những giá trị văn
hóa của xã hội, lọc lại và có thể nâng nó lên một tầm cao mới, làm giàu, làm đẹp
hơn cho những giá trị văn hóa. Lối sống nhân nghĩa, thủy chung của cha ông ta từ
ngàn đời đã được tích lũy, lưu giữ lại bởi ca dao, dân ca, những câu chuyện cổ... và
nó đã ngấm vào máu thịt của mỗi con người Việt Nam để trở thành những giá trị
gọi là truyền thống văn hóa. Đó là lòng biết ơn trân trọng những người đi trước như
“ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đó là yêu thương đùm bọc lẫn nhau bởi chúng ta là
“đồng bào” cùng sinh ra trong một bọc trứng, vậy phải biết “lá lành đùm lá rách”,
đó là tinh thần quật cường thể hiện lòng yêu nước sâu sắc mỗi khi có giặc ngoại
xâm... Như vậy, “những tác phẩm văn học góp phần làm rõ vẻ đẹp của văn hóa dân
tộc, nhấn mạnh và làm sâu đậm thêm những nét đẹp văn hóa đó, làm mới thêm
những nét văn hóa dân tộc dựa trên chính những nét mới mẻ của chất liệu hiện thực


17

và sự mới mẻ trong cách nhìn, cách chiêm ngưỡng về hiện thực”. [45; tr.23]. Nói
cách khác, văn học chính là một bộ phận quan trong, thiết yếu của nền văn hóa.
“Nếu coi văn chương Việt Nam là một trong những bộ môn chính yếu của nghệ
thuật, là một hiện tượng văn hóa xã hội có giá trị cao. Nếu gạt các tác phẩm văn học
ra khỏi di sản văn hóa dân tộc thì một số nền văn hóa trong đó có Việt Nam trở nên
trống rỗng” [32; tr.124].
Chọn lọc những giá trị văn hóa và bảo vệ nó, đấu tranh loại bỏ những hành
vi, biểu hiện phi văn hóa, phản văn hóa cũng chính là vai trò, tác dụng của văn học
đối với văn hóa. Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà
văn hoá lớn. Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản
văn hoá, đồng thời khẳng định những giá trị văn hoá dân tộc, nhân bản và khai

phóng. Dù là phản ứng trước những làn sóng văn hoá tiêu cực hay cổ vũ cho sự tiếp
biến văn hoá, giới trí thức sáng tác tinh hoa bao giờ cũng là những người tiên phong
mở ra hướng mới của văn hoá dân tộc. Nói như học giả Đinh Gia Trinh trong Lời
phi lộ đăng trên Văn học tạp chí số 1 năm 1932 thì: “Muốn giữ cho cái quốc hồn
của mình đừng siêu lạc, cái quốc túy của mình khỏi thất tán, cái quốc hoa của mình
ngày một thêm rực rỡ tốt tươi thì thế nào cũng phải trau chuốt, sửa sang, sắp đặt,
gom góp, chỉnh đốn thứ tiếng nói ấy thành văn thành vẻ, thành riêng hẳn, là đặc sản
của dân tộc mình mới được”. Trau chuốt, sửa sang, sắp đặt, gom góp, chỉnh đốn...
vốn ngôn ngữ của dân tộc thì người đóng vai trò to lớn chính là đội ngũ những
người nghệ sĩ sáng tạo văn học. Giữ cho cái quốc hồn, quốc túy, quốc hoa.. đó
chính là những giá trị văn hóa.
Không chỉ là một thành tố của văn hóa, một phương tiện lưu giữ các giá trị
văn hóa mà văn học còn góp phần làm giàu hơn cho nền văn hóa ở khả năng sản
sinh ra các giá trị văn hóa mới, các giá trị tinh thần mới và ở các nhà văn, nhà thơ
lớn, tư tưởng ấy còn có khả năng vượt qua các giới hạn thời gian và không gian.
Hình tượng nhân vật Jeann Val Jean trong Những người khốn khổ quả thực đã lay
động không ít thế hệ độc giả và “lẽ sống tình thương” là tư tưởng văn hóa, nhân
văn cho mọi con người, mọi thời đại. Tinh thần Thơ mới mang đến cho con người ý


18

thức về tự do, về khát vọng hạnh phúc cá nhân, làm thay đổi cách nghĩ, cách sống
của con người trở nên tích cực hơn, nhân văn hơn... Nhưng cũng có thể nói, tư
tưởng của Thơ mới, tinh thần đó đã được xuất hiện trong sáng tác thơ ca của
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ... Nghĩa là chính các nhà nghệ sĩ
vĩ đại của dân tộc đã không cần đến luồng gió mới của phương Tây, của châu Âu
mà đã tự bản thân mình sáng tạo ra cái giá trị văn hóa đầy nhân văn, nhân bản ấy.
Văn học thực sự đã đi vào đời sống văn hóa, đó là sự đóng góp dễ nhận thấy
thông qua nhiều cách thức diễn đạt của văn học đã trở thành lời nói quen thuộc của

nhân dân, nhiều hình tượng văn học đã đi vào đời sống xã hội trở nên gần gũi, thân
thuộc với nhân dân. Người Việt ta sử dụng ca dao, tục ngữ, những câu Kiều trong
lời ăn tiếng nói hàng ngày đã trở thành một nét đẹp văn hóa rất riêng. Trong xã hội
những hình tượng như Sở Khanh, Tú Bà, chị Dậu, Chí Phèo, Thị Nở... đã trở thành
những danh từ chung để chỉ một lớp người, loại người, kiểu người.
Như vậy, giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ, hai chiều. Văn
hóa tác động đến mọi mặt giá trị của nền văn học, chi phối chủ đề, đề tài, tư tưởng
thẩm mỹ, cách xây dựng các hình tượng nghệ thuật của người sáng tác. Ngược lại,
văn học cũng có tác động trở lại đối với nền văn hóa. Không chỉ là thành tố quan
trọng của nền văn hóa, góp phần lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa mà văn học còn
sáng tạo, đóng góp thêm các giá trị văn hóa mới.
1.1.2 Phương pháp tiếp cận văn hóa học
Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết nên việc tìm hiểu
văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng. Cùng với
những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học…, cách tiếp cận
văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật
với hệ thống các tín hiệu, các giá trị văn hoá được bao hàm bên trong nó. Những
yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn
ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức
của tác phẩm. Hơn thế, không chỉ dừng lại ở một cách tiếp cận, cách nhìn nhận và


19

đánh giá văn học mà thực sự đó là một phương pháp nghiên cứu văn học, phương
pháp tiếp cận văn hóa học.
Văn học không phải là tấm gương phản ánh đơn thuần những gì cuộc sống
xã hội đang diễn ra mà được phản chiếu qua lăng kính của văn hóa, qua cách nhìn
nhận thể hiện tâm thức văn hóa của nhà văn. Do đó, trong tác phẩm ngôn từ, từ hình
tượng nghệ thuật, mỗi phương thức thể hiện đến cách lựa chọn sự việc, tình tiết,

ngôn ngữ nhân vật... đều thể hiện những đặc trưng văn hóa. Người ta gọi đó là quá
trình thẩm thấu và truyền đi của văn học và văn hóa, và quá trình đó diễn ra theo cả
hai chiều: lịch đại và đồng đại. Một mặt, những giá trị từ nguồn văn hoá truyền
thống thẩm thấu, chảy trong mạch ngầm của nó và thấm vào thế giới hình tượng và
ngôn từ của tác phẩm mà đôi khi chủ thể sáng tạo không ý thức một cách tự giác.
Mặt khác, những giá trị văn hoá mới hình thành vào lúc đương thời không thôi cám
dỗ, kêu gọi, thách thức, đòi hỏi nhà văn phải trả lời, trực tiếp hay gián tiếp, bằng
ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Đặng Thai Mai trong cuốn Văn học
khái luận đã cho rằng: “Giữa các cơ cấu hyền diệu của văn hóa vẫn có những sợi
dây liên lạc bất di bất dịch, để hỗn hợp những ảnh hưởng của thổ nghi, khí hậu, trú
trạch dân cư và thần thánh của giống người thành một khối cố định mà trí tính có
thể nhận thấy rõ là dính líu chặt chẽ với nhau... Vậy nên lịch sử là một tập “dư địa
chí” hay đi, thì văn học có thể xem như một pho “dân sinh trí” biết nói và biết mơ
mộng”. Vậy nên, đó là cơ sở quan trọng để chúng ta tin rằng, không thể xem xét,
đánh giá đầy đủ mọi phương diện, giá trị, tư tưởng của một tác phẩm văn học nếu
không đặt nó trong mối tương quan với văn hóa.
Văn hóa là một hệ thống tổng thể bao gồm nhiều thành tố tạo thành thì văn
học là một thành tố quan trọng và như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, giữa văn hóa
và văn học có mối quan hệ hữu cơ không tách rời. Vậy phương pháp tiếp cận văn
hóa học được hiểu là phương pháp nghiên cứu văn học dựa trên mối quan hệ hữu cơ
đó và xem xét, nghiên cứu văn học trong một hệ thống tổng thể các giá trị văn hóa.
Nói như M.Bakhtin thì: “Cần phải nghiên cứu văn học và tác phẩm văn học như
những hệ thống chỉnh thể ở hai cấp liên đới. Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm gia


×